Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

TÌM HIỂU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP Ở CÁC KHU VỰC TRỰC THUỘC BAN QUẢN LÝ RỪNG TÀ NUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.62 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG VIỆC
PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP Ở CÁC
KHU VỰC TRỰC THUỘC BAN QUẢN LÝ RỪNG TÀ NUNG

Họ và tên sinh viên: TRẦN HOÀNG ANH
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2005-2009

Tháng 07 năm 2009


TÌM HIỂU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC
MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP Ở CÁC KHU VỰC TRỰC THUỘC
BAN QUẢN LÝ RỪNG TÀ NUNG

Tác giả

TRẦN HOÀNG ANH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. PHẠM TRỊNH HÙNG

Tháng 07 năm 2009



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của các thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp trường Đại
Học Nông Lâm - Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, đối với thầy Phạm Trịnh Hùng, giảng viên chính bộ môn Lâm nghiệp
xã hội, khoa Lâm nghiệp, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, tôi xin
bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy - người đã trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh và tất cả các thầy cô đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban quản lý rừng Tà Nung và chủ các mô hình nông lâm
kết hợp ở 3 khu vực phường 5, phường 7 và xã Tà Nung đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt thời gian thu thập số liệu.
Cám ơn tập thể lớp Lâm Nghiệp 31 và các bạn thân đã cùng tôi chia sẻ mọi
niềm vui, nỗi buồn trong suốt quá trình sinh hoạt và học tập.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình luôn sát cánh, chia sẻ,
cổ vũ và giúp đỡ tôi có được như ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn
Sinh viên
Trần Hoàng Anh

i



TÓM TẮT
Đề tài: “ Tìm hiểu kiến thức bản địa trong việc phát triển các mô hình nông lâm
kết hợp ở các khu vực trực thuộc ban quản lý rừng Tà Nung, Đà Lạt, Lâm Đồng ”.
Thời gian thực hiện từ tháng 2/2009 đến tháng 7/2009 tại tỉnh Lâm Đồng và thành phố
Hồ Chí Minh.
Kết quả thu được:
1. Tìm hiểu và tổng hợp được hệ thống các kiến thức bản địa của người dân
trong việc lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi, tập quán canh tác cũng như cách thức bố
trí mô hình trong 5 mô hình sau:
(1). Canh tác rẫy (trên đất dốc) của người K’ho, Chill ở khu vực xã Tà Nung.
(2). Mô hình vườn hộ : cà phê – cây ăn trái – cây nông nghiệp.
(3). Mô hình vườn – ao – chuồng.
(4). Mô hình cà phê dưới giàn chanh dây ở xã Tà Nung.
(5). Mô hình cà phê – thông của người Lạt ở khu vực phường 5.
2. Tìm hiểu được những khó khăn, thuận lợi cũng như cách giải quyết khó khăn
của người dân trong quá trình hình thành và phát triển các mô hình nông lâm kết hợp
trên.
3.Tìm hiểu và tổng hợp được các kiến thức của người dân trong việc phòng
chống xói mòn đất.

ii


MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i
TÓM TẮT ............................................................................................................... ii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... vi

DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................... vii
Chương 1....................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................1
1.2. Mục đích – Mục tiêu .............................................................................................2
1.2.1. Mục đích............................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu.............................................................................................................2
1.3. Phạm vi và giới hạn của đề tài...............................................................................2
Chương 2....................................................................................................................4
TỔNG QUAN ............................................................................................................4
2.1. Thực trạng phát triển nông lâm kết hợp ở vùng cao Việt Nam...............................4
2.1.1. Khái niệm về nông lâm kết hợp..........................................................................4
2.1.2. Thực trạng phát triển nông lâm kết hợp ở vùng cao Việt Nam............................5
2.2. Kiến thức bản địa trong việc phát triển các mô hình NLKH ở Việt Nam. ..............6
2.2.1. Kiến thức bản địa. ..............................................................................................6
2.2.2. Mối liên hệ giữa phát triển với kiến thức bản địa................................................7
2.2.3. Thực trạng các nghiên cứu kiến thức bản địa về NLKH ở Việt Nam. .................8
Chương 3.................................................................................................................. 11
ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 11
3.1. Cơ sở để lựa chọn địa điểm nghiên cứu...............................................................11
3.2.Giới thiệu địa điểm nghiên cứu. ...........................................................................11
3.2.1. Xã Tà Nung .....................................................................................................11
3.2.2. Phường 5 và phường 7. ....................................................................................12
3.2.3. Vài nét về đặc điểm của các thành phần dân tộc hiện đang cư trú tại địa điểm
nghiên cứu. ................................................................................................................13
iii


3.3. Nhận xét về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội.................................................13
Chương 4..................................................................................................................14

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 14
4.1. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................14
4.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................14
4.2.1. Nội dung 1: Các mô hình NLKH hiện có ở khu vực nghiên cứu.......................14
4.2.2. Nội dung 2: Các kiến thức, kỹ thuật bản dịa của người dân trong quá trình hình
thành và phát triển các mô hình NLKH hiện có ở địa phương. ...................................15
4.2.3. Nội dung 3: Những khó khăn và thử thách trong việc phát triển các mô hình
NLKH mà người dân gặp phải. ..................................................................................16
4.2.4. Nội dung 4: Tổng hợp các kiến thức bản địa của người dân trong việc hình thành
và phát triển các mô hình NLKH. ..............................................................................17
Chương 5.................................................................................................................. 18
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................................. 18
5.1.Các mô hình nông lâm kết hợp hiện có ở địa phương:..........................................18
5.2. Các kiến thức, kỹ thuật bản địa của người dân trong quá trình hình thành và phát
triển các mô hình NLKH hiện có ở địa phương..........................................................18
5.2.1. Canh tác rẫy (trên đất dốc) của người K’ho, Chill ở khu vực xã Tà Nung.........18
5.2.2. Vườn hộ: cà phê – cây ăn trái – cây nông nghiệp .............................................26
5.2.2.1. Cây cà phê ....................................................................................................27
5.2.2.2. Cây ăn trái.....................................................................................................31
a. Cây hồng................................................................................................................31
b. Bơ..........................................................................................................................32
c. Cây chuối...............................................................................................................33
d. Các cây khác..........................................................................................................33
2.2.3. Hoa màu...........................................................................................................34
5.2.3. Mô hình vườn – ao – chuồng............................................................................36
5.2.3.1. Ao .................................................................................................................37
5.2.3.2. Chuồng .........................................................................................................37
5.2.4. Mô hình Cà phê dưới giàn Chanh dây ở xã Tà Nung. .......................................38
5.2.5. Mô hình Cà phê – Thông của người Lạch ở khu vực phường 5. .......................42
iv



5.4. Tổng hợp các KTBĐ của người dân trong việc phát triển các mô hình NLKH. ...44
Chương 6.................................................................................................................. 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 48
6.1. Kết luận ..............................................................................................................48
6.2. Kiến nghị ............................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 50

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 5.1: Phân loại hệ thống cây trồng trên hệ thống canh tác rẫy của người K’ho và
người Chill ở khu vực xã Tà Nung ............................................................................19
Bảng 5.2: Các giống lúa bản địa của người K’ho và người Chill .............................. 20
Bảng 5.3: Ưu và nhược điểm của giống cà phê Rô và cà phê Moca .......................... 21
Bảng 5.4: Các giống bắp bản địa của người Chill. .................................................... 24
Bảng 5.5: Cơ cấu cây trồng trong mô hình vườn hộ ................................................ 27

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 5.1: Sơ đồ mô hình canh tác rẫy của người K’ho và người Chill ở khu vực xã Tà
Nung ......................................................................................................................... 25
Hình 5.2: Mô hình canh tác rẫy của người K’ho ở khu vực xã Tà Nung.................... 25
Hình 5.3: Ươm cây cà phê ....................................................................................... 29
Hình 5.4: Hệ thống mương thoát nước ..................................................................... 30
Hình 5.5: Bậc thang trồng cà phê ở khu vưc phường 7. ............................................ 31

Hình 5.6: Sơ đồ mô hình vườn hộ ở khu vực phường 5 và phường 7......................... 35
Hình 5.7: Mô hình vườn hộ ở xã Tà Nung ................................................................ 36
Hình 5.8: Mô hình vườn hộ ở khu vực phường 7 ...................................................... 36
Hình 5.9: Mô hình vườn ao chuồng ở khu vực phường 5 ......................................... 38
Hình 5.10: Sơ đồ mô hình cà phê – chanh dây ở khu vực xã Tà Nung ...................... 41
Hình 5.11: Mô hình cà phê – chanh dây ở khu vực xã Tà Nung ............................... 41
Hình 5.12: Mô hình cà phê xen thông của người Lạch ở khu vực phường 5 (cà phê
Moca được 3 tuổi)...................................................................................................... 44

vii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Đặt vấn đề
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các tập quán canh tác nông lâm kết
hợp (NLKH) đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời, như các hệ thống rừng và lúa trồng theo
bậc thang được áp dụng một số nơi ở vùng Tây Bắc, hệ thống canh tác nương rẫy
truyền thống của các đồng bào dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở nhiều vùng
địa lý sinh thái trên cả nước [1]. Chính vì vậy mà hệ thống kiến thức và kỹ thuật bản
địa về NLKH của dân tộc ta cũng như phạm vi ảnh hưởng của nó đến việc phát triển
các mô hình NLKH là rất lớn.
Trong vài thập niên gần đây, Đảng và Nhà nuớc ta đã đặc biệt quan tâm và thúc
đẩy sự phát triển các hệ thống canh tác nông lâm nghiệp của đất nước theo hướng
NLKH. Nghị quyết đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ V năm 1981 có nêu: “ sử
dụng đất đai nhất quyết phải theo phương thức nông lâm kết hợp ”. Điều này cho thấy
Nhà nước và nhân dân ta đã nhận thức được vai trò cực kỳ quan trọng của các phương
thức NLKH trong việc duy trì sự ổn định cho các hệ thống sản xuất nông lâm nghiệp
cả về năng suất và môi trường, đóng góp to lớn vào quá trình phát triển bền vững của
đất nước. Từ đó, nhiều mô hình NLKH mới đã được thiết kế và áp dụng trên quy mô

toàn đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh sự thành công cũng không ít các mô hình đã và
hiện đang bị thất bại, chủ yếu do bởi khả năng chấp nhận của người nông dân và điều
này dường như phù hợp với nhận định của Louise, 1996 [2] rằng “ Cách tiếp cận về
khoa học và công nghệ không đủ để đáp ứng những quan niệm phức tạp và đa dạng
của nông dân cũng như những thách thức về xã hội, kinh tế, chính trị và môi trường
mà ngày nay chúng ta đang phải đương đầu. ”. Việc phát triển các mô hình theo
hướng áp đặt, không có sự tham gia của người dân thường không có tính khả thi về
kinh tế và khó chấp nhận về văn hóa, do đó dễ bị người dân địa phương từ chối [3].
Trong khi đó, hệ thống kiến thức và kỹ thuật bản địa về NLKH của người dân ta được
xem là phong phú, như vậy chúng ta có thể vận dụng một cách triệt để những khía
1


cạnh tích cực của chúng làm cơ sở cho việc phối hợp các kiến thức bản địa với các kỹ
thuật canh tác mới, nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ các mô hình NLKH vừa có
hiệu quả cao vừa được sự chấp nhận của đông đảo người dân, đặc biệt là có tính bền
vững cao trong tương lai. Thực tế, nhiều kỹ thuật NLKH bản địa vẫn đưa lại hiệu quả
cao, được thử thách qua nhiều thế hệ, có sẵn ở địa phương, rẻ tiền và phù hợp về văn
hóa, xã hội [4].
Từ ý tưởng đó, chúng tôi nhận thấy cần tìm hiểu và hệ thống hóa lại các kiến thức
bản địa về NLKH với đề tài: “Tìm hiểu kiến thức bản địa trong việc phát triển các
mô hình nông lâm kết hợp ở các khu vực trực thuộc ban quản lý rừng Tà Nung, Đà
Lạt, Lâm Đồng”. Địa điểm nghiên cứu này mang những đặc điểm điển hình cho vùng
cao của Việt Nam.
1.2. Mục đích – Mục tiêu
1.2.1. Mục đích
Kiến thức bản địa là một nguồn lực đặc biệt quý giá đối với quá trình phát triển
bền vững và xóa đói giảm nghèo. Khái niệm kiến thức bản địa bao hàm rất nhiều lĩnh
vực liên quan đến sản xuất nông lâm nghiệp, quản lý tài nguyên và quản lý cộng đồng.
Trong đề tài này, tôi chỉ tìm hiểu được khía cạnh kiến thức bản địa trong quá trình phát

triển các mô hình NLKH ở các khu vực trực thuộc ban quản lý rừng Tà Nung, thành
phố Đà Lạt, Lâm Đồng.
1.2.2. Mục tiêu
- Xác định các loại mô hình NLKH nào đang hiện hữu tại khu vực nghiên cứu.
- Tìm hiểu kiến thức bản địa của người dân trên cơ cấu các loại cây trồng, vật
nuôi, tập quán canh tác, cách thức bố trí trong các mô hình NLKH đã được xác định.
- Xác định những khó khăn và thử thách trong việc hình thành và phát triển các
mô hình NLKH mà người dân gặp phải.
- Tổng hợp các kiến thức bản địa của người dân trong việc phát triển các mô
hình NLKH.
1.3. Phạm vi và giới hạn của đề tài
Do hạn chế về thời gian nên đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu vào một số kiến
thức bản địa liên quan đến cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tập quán canh tác, cách thức bố
trí trong các mô hình NLKH của người dân. Những kiến thức về phân công lao động
2


liên quan đến vấn đề giới trong quá trình canh tác các mô hình NLKH, quan niệm về
các nguồn tài sản chung của cộng đồng, những thỏa thuận truyền thống liên quan đến
quyền sở hữu đất canh tác NLKH, kiến thức về thị trường các sản phẩm NLKH của
người dân địa phương chưa được nghiên cứu đề cập đến.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Thực trạng phát triển nông lâm kết hợp ở vùng cao Việt Nam.
2.1.1. Khái niệm về nông lâm kết hợp.
- NLKH là một lĩnh vực khoa học mới đã được đề xuất vào thập niên 1960 bởi

King (1969).
- Hội thảo về quản lý tài nguyên vùng cao được tổ chức tại Trung tâm quốc tế
tái thiết nông thôn (IRR) từ ngày 29 tháng 8 đến 9 tháng 9 năm 1994 có đề cập đến
khái niệm NLKH như sau: “ Nông lâm kết hợp là việc trồng và quản lý cây (lâu năm)
có chủ đích với hoa màu và / hoặc vật nuôi trong các hệ thống bền vững về mặt sinh
thái, xã hội và kinh tế ”. Hoặc, một cách đơn giãn hơn: “ Nông lâm kết hợp là việc
trồng và sử dụng cây lâu năm trong hệ thống nông trại ” [3]
- Vào năm 1997, Trung tâm quốc tế nghiên cứu về NLKH (ICRAF) đã xem xét
lại khái niệm NLKH và phát triển nó rộng hơn như là một hệ thống sử dụng đất giới
hạn trong nông trại. Ngày nay nó được định nghĩa như là một hệ thống quản lý tài
nguyên đặt cơ sở trên đặc tính sinh thái và năng động nhờ vào sự phối hợp cây trồng
lâu năm vào nông trại hay đồng cỏ để làm đa dạng và bền vững sự sản xuất cho gia
tăng các lợi ích về xã hội, kinh tế và môi trường của các mức độ nông trại khác nhau
từ kinh tế hộ nhỏ đến “ kinh tế trang trại ”. Một cách đơn giãn hơn, nông lâm kết hợp
là trồng cây trên nông trại. [5]
 Tóm lại, một hệ thống NLKH có các đặc điểm sau đây: một hệ thống
được xây dựng trên quan điểm sinh thái trong đó có kết hợp nhiều loại cây và vật nuôi
trên một đơn vị diện tích theo không gian hoặc thời gian, trong đó có ít nhất 1 loài cây
lâu năm, chúng có mối tác động qua lại lẫn nhau và tạo ra nhiều sản phẩm. Trong đề
tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm NLKH theo quan điểm của Hội thảo
về quản lý tài nguyên vùng cao được tổ chức tại Trung tâm quốc tế tái thiết nông thôn
(IRR) từ ngày 29 tháng 8 đến 9 tháng 9 năm 1994.

4


2.1.2. Thực trạng phát triển nông lâm kết hợp ở vùng cao Việt Nam.
- NLKH là một phương án sử dụng đất bền vững đặc biệt thích ứng và thiết yếu
cho việc quản lý vùng cao, nơi có các giới hạn lớn về điều kiện lý hóa tính đất.
- Các mô hình NLKH vùng cao ở Việt Nam bao gồm: [1]

 Trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày với cây rừng trong giai đoạn
rừng trồng chưa khép tán.
 Trồng xen cây lương thực, thực phẩm, dược liệu dưới tán rừng.
 Trồng xen cây nông nghiệp ở cả 2 giai đoạn của rừng trồng: Khi rừng
chưa khép tán: trồng xen lúa nương, sắn, lạc…Khi rừng trồng đã khép tán: trồng xen
sa nhân dưới tán rừng.
 Trồng và kinh doanh các cây công nghiệp lâu năm với cây rừng (cà
phê, cao su, ca cao…)
 Trồng và kinh doanh “ rừng lương thực, thực phẩm” (rừng dẻ, rừng
sến mật, rừng dừa, rừng điều…)
 Vườn quả, vườn rừng và rừng vườn (Táo + lạc + đậu tương ; Vải thiều
+ dong riềng; Mít + chè, dứa;…)
 Chăn nuôi trâu bò, chăn thả luân phiên dưới tán rừng trồng (bạch đàn
+ keo lá tràm + cỏ Panggola )
- Ở vùng đất dốc, người ta thường chia các hệ thống NLKH ra thành 2 nhóm
chính. [6]
 Nhóm 1. Các hệ thống NLKH truyền thống gồm có: hệ thống bỏ hóa /
nương rẫy cải tiến; hệ thống rừng và ruộng bậc thang; hệ canh tác nương rẫy tổng hợp;
vườn nhà truyền thống; vườn rừng; vườn cây công nghiệp; vườn cây ăn quả; hệ thống
vườn ao chuồng; Rừng- vườn – ao – chuồng; hệ thống rừng – hoa màu – lúa nước.
 Nhóm 2. Các hệ thống NLKH cải tiến gồm có: hệ thống canh tác xen
theo băng; trồng cây ranh giới / hàng rào xanh; hệ thống đai phòng hộ chắn gió; hệ
thống Taungya.
- Hiện nay, sự phát triển của các mô hình NLKH ở vùng cao được Nhà nước
cũng như nhân dân ta đặc biệt quan tâm. Nhiều kỹ thuật NLKH cải tiến được quảng bá
rộng rãi nhưng người dân vẫn áp dụng một cách thụ động, đa số tính chấp nhận của

5



cộng đồng dân cư về các kỹ thuật và mô hình mới rất thấp. Điều này dẫn đến việc phát
triển NLKH ở vùng cao còn rất nhiều hạn chế.
2.2. Kiến thức bản địa trong việc phát triển các mô hình NLKH ở Việt Nam.
2.2.1. Kiến thức bản địa.
- Kiến thức bản địa được định nghĩa theo nhiều cách.
- Kiến thức bản địa thường được định nghĩa trái lập với kiến thức “khoa học”,
“hiện đại”, “quốc tế”, hay “phương tây”. [4]
- Kiến thức bản địa còn được gọi là kiến thức truyền thống hay kiến thức địa
phương. [2]
- Khái niệm kiến thức bản địa hay kiến thức địa phương dùng để chỉ những
thành phần kiến thức hoàn thiện được duy trì, phát triển trong một thời gian dài với sự
tương tác qua lại rất gần gũi giữa con người với môi trường tự nhiên. Tập hợp những
hiểu biết, kiến thức và ý nghĩa này là một phần của tổng hòa văn hoá bao gồm cả hệ
thống ngôn ngữ, cách định danh và phân loại, phương thức sử dụng tài nguyên, các lễ
nghi, giá trị tinh thần và thế giới quan. [7]
- Kiến thức bản địa là một hệ thống kiến thức của một dân tộc bản địa hoặc một
cộng đồng tại một khuc vực địa lý nhất định, nó được hình thành từ quá trình lao động
sản xuất, được tích lũy và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, nó tồn tại cùng với
sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng. [8]


Những định nghĩa trên muốn nói đến tín ngưỡng, phong tục và truyền

thống của các cộng đồng địa phương, đặc biệt là các nhóm dân tộc thiểu số, chúng
phản ánh kiến thức đặc trưng của một số cộng đồng. Tuy nhiên, rất khó để tách biệt
kiến thức bản địa với các loại kiến thức khác. Vào năm 1995, Agrawal đã có một bài
thảo luận sắc sảo về vấn đề này, rằng: kiến thức bản địa có thể coi là kiến thức hiện đại
trong điều kiện người ta sửa đổi chúng cho phù hợp với hoàn cảnh hiện đại, có thể coi
là kiến thức khoa học khi nó dựa trên các kinh nghiệm hiện trường và cũng có thể coi
là kiến thức quốc tế vì nó xuất phát từ các cộng đồng trên toàn thế giới. Mặt trái của

việc tách biệt kiến thức truyền thống đó là người ta coi kiến thức truyền thống như là
đã quá lâu rồi và rất lạc hậu, chỉ nên để cất giữ. Nhưng ở đây, chúng tôi coi kiến thức
bản địa là những cái gì được lưu truyền, chúng tồn tại qua lời nói và hành động mỗi
ngày của người dân. Như vậy, chúng tôi không những mong muốn sẽ khám phá được
6


những kiến thức bí ẩn mà quan trọng hơn, chúng tôi cố gắng tập trung vào những gì
người dân biết, người dân làm hàng ngày. Chúng tôi nhận thấy rằng tìm hiểu kiến thức
bản địa theo kiểu này thì kết quả thu được sẽ có hiệu quả cao hơn.
2.2.2. Mối liên hệ giữa phát triển với kiến thức bản địa.
- Sau một công trình nghiên cứu kiến thức bản địa ở châu Phi, O.D.Atteh
(1992) đã coi kiến thức bản địa là chìa khóa cho sự phát triển ở cấp địa phương. [2]
- Hội thảo về quản lý tài nguyên vùng cao được tổ chức tại Trung tâm quốc tế
tái thiết nông thôn (1994) đã khẳng định: kiến thức bản địa là một tài nguyên có giá trị
để đưa vào các hoạt động phát triển. Nó có thể bằng hay hơn cách làm mới được giới
thiệu bởi người chuyên gia bên ngoài địa phương. Các nỗ lực phát triển phải được xây
dựng dựa trên kiến thức của cộng đồng dân cư tại chổ.
- Vai trò của kiến thức bản địa trong phát triển được khẳng định như sau:
Kiến thức bản địa:
 Căn bản cho đặc điểm tự khẳng định và tự tin của cộng đồng.
 Tăng cường sự tham gia của người dân và tiến trình gia tăng năng lực.
 Đảm bảo sự sống động và bền vững.
 Khuyến khích áp dụng các kỹ thuật phù hợp.
 Bảo đảm cho các phương án có kinh tế hiệu quả.
 Cung cấp cơ hội để hiểu biết và giúp thiết kế các kế hoạch phát triển phù
hợp. [3]
- Kiến thức bản địa đóng vai trò quan trọng trong việc trợ giúp các dự án phát
triển. Các dự án phát triển thông thường hay đưa vào cộng động các tiến bộ kỹ thuật
với những khó khăn trở ngại mà bỏ qua những gì người dân địa phương đã biết về các

khó khăn và cách mà họ giải quyết chúng. Những nỗ lực của người dân địa phương
đáng được coi trọng vì chúng có thể:
 Được thông tin tốt hơn về đặc thù của địa phương.
 Được thử nghiệm rộng rãi, vì các giải pháp của họ thông thường đã trải
qua một quá trình thử nghiệm và rút kinh nghiệm.

7


 Phù hợp về tính xã hội và văn hóa vì các giải pháp đó bắt nguồn từ
cộng đồng.
 Gần gũi và mang tính “ sở hữu ” hơn của người dân địa phương, điều
đó là hiển nhiên vì đó là những giải pháp do họ đề ra. [9]
 Tóm lại, kiến thức bản địa phải được coi như là một tài nguyên quý giá
và quan trọng của đất nước. Học hỏi kiến thức bản địa là việc làm rất có ích để có thể
tích lũy được các giải pháp thực tiễn, phù hợp với phong tục và tập quán của từng
cộng đồng, là cơ sở cho việc phối hợp nhưng ưu điểm của kiến thức bản địa với các
mặt mạnh của khoa học kỹ thuật mới. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra được những dự án
phát triển thành công về mọi mặt.
2.2.3. Thực trạng các nghiên cứu kiến thức bản địa về NLKH ở Việt Nam.
- Ở Việt Nam còn rất ít những nghiên cứu thực nghiệm về kiến thức bản địa về

NLKH ở Việt Nam. Các tài liệu phổ biến từ trước đến nay là các nghiên cứu, đánh giá
kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên
thiên nhiên đã được TS. Hoàng Xuân Tý và các cộng tác viên thực hiện trong khuôn
khổ dự án “Đánh giá kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc trong nông nghiệp và
quản lý tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam” do Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc
tế Canada (IDRC) và quỹ FORD (Foundation) tài trợ (1997-1999), kết quả nghiên cứu
đã được xuất bản thành ấn phẩm do nhà xuất bản Nông nghiệp in ấn (Hà Nội 1998).
Và một số các nghiên cứu do Đậu Quốc Anh viết về các hệ thống nông nghiệp ở Cao

Bằng (Đậu Quốc Anh, 1998). Các nghiên cứu này đã khám phá và ghi nhận lại những
mặt mạnh, tích cực của kiến thức bản địa trong NLKH, đặc biệt là những thông tin về
hệ thống kiến thức của các đồng bào dân tộc ít người, ví dụ như sau:
 Kiến thức về phân loại, đánh giá, chọn lựa, sử dụng đất đai và chọn thời
điểm gieo trồng dựa vào các hiện tượng của thiên nhiên, ví dụ như đồng bào Thái đen
và Mông ở Sơn La cho rằng cây cứt lợn (Ageratum conyzoides) chỉ thị cho đất giàu
mùn, nhẹ; cỏ tranh (Imperata cylendrica) chỉ thị cho đất bạc màu tầng mặt, khô; hay
người Cơ Tu ở vùng Tây Thừa Thiên Huế cho rằng cây cà tiếc rang chỉ thị cho loại đất
phù hợp với việc trồng cam, quýt…
8


 Kiến thức về phục hồi tính chất đất như kỹ thuật bỏ hoang đất, trồng các
loài cây bản địa có tính chất cải tạo đất…
 Kiến thức về trồng xen như hệ thống xen canh gối vụ trên nương rẫy,
phối hợp trồng cây theo từng tầng….
 Châm ngôn về kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp.
 Kiến thức về chống xói mòn như hệ thống bờ cản xói mòn luân phiên, kỹ
thuật trồng băng xanh…
 Kiến thức về làm ruộng bậc thang.
 Kỹ thuật chăn thả gia súc, làm sạch nguồn nước trong ao.
 Các luật tục và tín ngưỡng và vấn đề giới ảnh hưởng đến việc phát triển
NLKH của người dân.
- Các nghiên cứu trong nước về những mô hình NLKH của người dân đạt hiệu
quả cao cũng đem lại nhiều nguồn kiến thức phong phú và mới mẽ về NLKH như
nghiên cứu mô hình nông lâm kết hợp VAC của gia đình ông Lê Ngọc Sơn tại ấp Bình
Đức, xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương do Đặng Hải Phương và các
cộng tác viên – trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh (2006); báo cáo về mô
hình nông lâm kết hợp trên đất đồi rừng của gia đình chị Trương Thị Mòi dân tộc Sán
Dìu, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc do Trung tâm khuyến nông khuyến

ngư Quốc gia thực hiện (2008)… Các nghiên cứu mới này đặc biệt nhấn mạnh những
sáng tạo của người dân trong việc phối hợp giữa kiến thức địa phương với kiến thức từ
bên ngoài du nhập vào.
- Phần lớn các nhà nghiên cứu về kiến thức bản địa ở Việt Nam đều sử dụng các
phương pháp điều tra nhanh nông thôn để thu thập và phân tích kiến thức bản địa được
áp dụng vào các hệ thống canh tác, các phương pháp điều tra nhanh nông thôn sẽ đáp
ứng được cả khía cạnh kỹ thuật lẫn kinh tế xã hội. Trong cuốn sổ tay lưu giữ và sử
dụng kiến thức bản địa có hướng dẫn các phương pháp thu thập kiến thức bản địa về
NLKH cũng như các câu hỏi dùng để phỏng vấn người dân. Chúng tôi nhận thấy rằng
quá trình phỏng vấn để thu được thông tin của các hộ dân là rất khó khăn, đôi khi các
hộ không hiểu hết ý nghĩa của câu hỏi nên có thể dẫn đến thu thập thông tin sai, cho
9


nên chúng tôi cho rằng giải pháp tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của người dân trước
khi hỏi.
 Tóm lại
- Ngày nay khi chúng ta nhận thức được giá trị của kiến thức bản địa, đặc biệt là
khả năng đóng góp của nó vào quá trình phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo thì
cũng là lúc những kiến thức này đang dần bị mai một theo thời gian.
- Phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng cao có vai trò to lớn không chỉ cho
người dân vùng cao, mà còn có ý nghĩa quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của vùng đồng bằng, của cả nước. Có nhiều biện pháp phát triển nông lâm
nghiệp bền vững, trong đó có biện pháp canh tác NLKH là biện pháp rất cần được
quan tâm, cả về mặt các mô hình phát triển cũng như vấn đề thị trường của các sản
phẩm nông lâm kết hợp.
- Các kỹ thuật NLKH được giới thiệu từ bên ngoài có 2 rủi ro như sau:
+ Chúng có thể không được người dân chấp nhận về các mặt xã hội và kinh tế.
+ Chúng không đậm nét về sinh thái và môi trường
- Chúng tôi sẽ kết hợp 3 vấn đề trên lại làm cơ sở cho tính cấp thiết và ứng dụng
cho đề tài nghiên cứu của mình. Đề tài nghiên cứu sẽ chú trọng tìm hiểu những kiến

thức và kỹ thuật được người dân áp dụng khi phát triển các mô hình NLKH của họ.

10


Chương 3
ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở để lựa chọn địa điểm nghiên cứu.
Việc lựa chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt khi
làm luận văn tốt nghiệp. Những chỉ tiêu được cân nhắc khi lựa chọn địa điểm nghiên
cứu là:
- Địa điểm nghiên cứu phải có tính đa dạng về các hệ thống NLKH
- Cộng đồng tại địa điểm nghiên cứu phải đa dạng về thành phần, mỗi thành
phần dân cư có tập quán canh tác khác nhau.
- Địa điểm nghiên cứu có nhiều chương trình, chính sách nhà nước về khuyến
khích NLKH đang thực hiện.
- Được sự hợp tác của cộng đồng và sự đồng ý của chính quyền địa phương.
Với những lý do trên, các khu vực trực thuộc ban quản lý rừng Tà Nung, thành
phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng là nơi rất thích hợp để chúng tôi thực hiện đề tài.
3.2.Giới thiệu địa điểm nghiên cứu.
Được sự chỉ dẫn của ban quản lý rừng Tà Nung, chúng tôi đã nắm bắt được
những phần đất nào trực thuộc ban quản lý mà hiện tại người dân đang canh tác,
những phần đất này nằm trên địa phận của 3 khu vực là xã Tà Nung, phường 5 và
phường 7 thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Những thông tin sơ bộ thu thập được về 3 khu
vực này sẽ được trình bày tóm tắt như sau.
3.2.1. Xã Tà Nung
Xã Tà Nung nằm ở phía Tây thành phố Đà Lạt (phía bắc giáp phường 5, phía
nam giáp huyện Lâm Hà, phía đông giáp phuờng 4, phía tây giáp huyện Lâm Hà), cách
trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 19 km với diện tích tự nhiên 4.581,64 ha. Dân số
4.200 người, trong đó đồng bào dân tộc là 2.042 người chiếm 51,17 %. Nền kinh tế

chủ yếu là nông nghiệp, chiếm 89 %; công nghiệp và dịch vụ chỉ chiếm khoảng 11%.
Thu nhập bình quân đầu người còn thấp (7 triệu đồng/ người năm 2008) so với mức
thu nhập bình quân đầu người trên toàn thành phố. Do cách không xa trung tâm thành
11


phố Đà Lạt và thị trấn Nam Ban – Lâm Hà, nên điều kiện cơ sở hạ tầng về giao thông
được cải thiện và nâng cấp.
Về địa hình: địa hình có dạng lòng chảo và thấp từ Bắc xuống Nam, có độ cao
thấp nhất là 955 m và cao nhất là 1.520 m so với mực nước biển. Địa hình chủ yếu là
đồi núi. Phần diện tích đồng bằng chiếm khoảng 9% diện tích tự nhiên. Địa hình thung
lũng thấp bao gồm các dãi đất phân bố dọc theo các suối chỉ chiếm khoảng 4,2 %.


Về khí hậu: nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng bị chi

phối bởi độ cao và địa hình nên khí hậu quanh năm mát, lượng mưa tương đối lớn,
lượng bốc hơi thấp do địa hình thung lũng, lòng chảo, hầu như không có bão.


Về tài nguyên:

Tài nguyên rừng: toàn xã diện tích rừng hiện có 2788.33 ha. Tong đó, rừng tự
nhiên là 2001.66 ha và rừng trồng là 786.7 ha. Độ che phủ của rừng đạt 60.85%.
Tài nguyên nước: xã có nhiều suối hồ như hồ Cam ly Thượng với diện tích 39.9
ha, hồ Bà Đảm 3 ha, suối nước Trong, Kim Cút. Với trữ lượng nước tương đối lớn
phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Tài nguyên đất: đất ở đây chủ yếu thuộc nhóm đất Feralit. Năm 2008, đất sản
xuất nông nghiệp trên toàn xã 964,02 ha; đất trồng cây lâu năm là 783 ha; đất có mặt
nước nuôi trồng thủy sản 3,55 ha.

3.2.2. Phường 5 và phường 7.
Đặc điểm của phường 5 và phường 7 tương đối giống nhau, đều là phường nữa
đô thị, nữa vùng ven, nằm ở phía Tây thành phố Đà Lạt, ngăn cách với xã Tà Nung
qua đèo Tà Nung. Tổng diện tích đất tự nhiên của phường 5 và phường 7 lần lượt là
3.500 ha, 2780 ha. Dân số ở phường 5 là 8.120 người, ở phường 7 là 7.910 người. Nền
kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Cở sở hạ tầng của 2 phường hiện đang được đầu tư
xây dựng rất nhiều.
 Về địa hình: nằm ở độ cao cao hơn so với xã Tà Nung.
 Về khí hậu: mang đặc trưng của vùng chuyển tiếp từ khí hậu của vùng
núi cao, mát lạnh quanh năm xuống vùng khí hậu nhiệt đới ẩm thấp nằm sâu trong nội
địa. Nhiệt độ ở 2 khu vực này thấp hơn so với xã Tà Nung.

12


 Về tài nguyên:
Tài nguyên rừng: toàn phường 5 có 2.809,81 ha rừng, trong đó rừng
trồng là 2.583,53 ha; toàn phường 7 có 1.171,43 ha rừng.
Tài nguyên đất: đất ở đây chủ yếu thuộc nhóm đất Feralit có mùn. Năm
2008, phường 5 có diện tích đất sản xuất là 483,1 ha. Trong đó diện tích rau là 218 ha;
hoa các loại là 102 ha; diện tích các cây khác là 163,1 ha. Phường 7 có diện tích đất
trồng rau là 898 ha, diện tích gieo trồng 2.050 ha, hoa các loại 50 ha; dâu tây 50 ha;
cây công nghiệp cà phê giữ diện tích 125 ha.
3.2.3. Vài nét về đặc điểm của các thành phần dân tộc hiện đang cư trú tại địa
điểm nghiên cứu.
Các thành phần dân tộc hiện đang cư trú tại xã Tà Nung, phường 5 và phường 7
chủ yếu là Kinh, K’ho, Chill, Lạch và Churu.
Các cộng đồng dân tộc K’ho, Chill, Lạch và Churu này trước đây vốn theo tín
ngưỡng dân gian có tính chất đa thần và bái vật, trong đó nét nổi bật là việc thờ thần
rừng (Yang- bri). Trong khoảng 1960- 1970, đại bộ phận người Chill đã chuyển sang

Tin lành và người K’ho và Churu theo thiên chúa giáo La Mã. Các tập tục cổ xưa của
người bản xứ như ca múa tế thần hầu như đã bị mai một, ảnh hưởng văn hóa của người
Kinh bao phủ cả cách ăn, cách mặc, nơi ở và các sinh hoạt khác. Ngày lễ hội lớn nhất
trong cộng đồng không phải là Tết Nguyên Đán mà là lễ Giáng Sinh, kế đến một số hộ
nếu có điều kiện sẽ ăn Tết nguyên đán giống người Kinh. Hiện tại không còn tình
trạng du canh du cư như trước đây. Đa số đồng bào dân tộc rất tin tưởng vào sự lãnh
đạo của Đảng và sự đổi mới của Nhà nước.
3.3. Nhận xét về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội.
Địa điểm nghiên cứu mang những đặc tính tiêu biểu của vùng cao Việt nam cả
về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội. Nhìn chung phương thức canh tác
nông lâm kết hợp nơi đây khá phát triển. Yếu tố khí hậu và địa hình là 2 yếu tố ảnh
hưởng nhiều nhất đến việc phát triển các hệ thống canh tác nông lâm kết hợp ở đây,
điển hình là hiện tượng đất xói mòn vào mùa mưa và tình trạng thiếu nước vào mùa
khô trong những năm gần đây. Ngoài ra, xét về cơ sở vật chất hạ tầng thì còn chưa
theo kịp nhịp độ phát triển của thành phố, người dân nơi đây vẫn còn nhiều hộ nghèo,
không đủ vốn mua giống cây trồng.
13


×