Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ CỬU LONG THUỘC CÔNG TY MEKONG AUTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ZZZ‘YYY

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO
TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ CỬU
LONG THUỘC CÔNG TY MEKONG AUTO

SINH VIÊN THỰC HIỆN: VÕ THANH TỊNH
NGÀNH
: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
KHOÁ

: 2005-2009

- 07/2009i


XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ CỬU LONG THUỘC
CÔNG TY MEKONG AUTO

Tác giả

VÕ THANH TỊNH

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Kỹ Thuật môi trường



Giáo viên hướng dẫn
ThS. Vũ Thị Hồng Thuỷ

- 07/2009-

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp - thử thách cuối cùng của thời sinh viên, em
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Em xin chân thành
cảm ơn:
Cô Vũ Thị Hồng Thủy đã quan tâm và tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Các thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí
Minh đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và tận tình giúp đỡ em trong 4
năm học vừa qua.
Ban giám đốc và toàn thể nhân viên Nhà máy ô tô Cửu Long đã nhiệt tình giúp đỡ
và cung cấp những tài liệu cần thiết giúp em hoàn thành khóa luận này.
Cám ơn cha mẹ, anh chị em trong gia đình luôn là nguồn động viên, là điểm tựa
vững chắc, đã hỗ trợ và tạo nghị lực cho con trong suốt thời gian học tập.
Các bạn lớp DH05MT đã luôn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, là nguồn
động viên rất lớn để tôi hoàn thành khóa luận.

SV Võ Thanh Tịnh

i



TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Trong bối cảnh đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi
các cơ quan, đơn vị, tổ chức doanh nghiệp... phải tăng cường áp dụng những tiến bộ
khoa học và công nghệ, nhất là những công nghệ quản lý tiên tiến để nâng cao chất
lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh đồng thời đi đôi với việc bảo vệ môi trường
đã thúc đẩy các doanh nghiệp, cơ quan,.. áp dụng một số tiêu chuẩn quốc tế như: ISO
9000, ISO 14000, HACCD,…
Năm 1996, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã triển khai xây dựng bộ tiêu
chuẩn về quản lý môi trường, trong đó có tiêu chuẩn ISO 14001. Chỉ trong một thập
kỷ, ISO 14001 đã trở thành chuẩn mực quốc tế về hệ thống quản lý môi trường, được
áp dụng ở 138 quốc gia và hoàn toàn hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu.
Để tìm hiểu việc thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho một doanh
nghiệp cụ thể nhằm cải thiện môi trường một cách hiệu quả, tôi quyết định thực hiện
khoá luận : “Xây dựng hệ hống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
140001:2004 tại Nhà máy ô tô Cửu Long”, khoá luận gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu: giới thiệu mục đích và phạm vi nghiên cứu, nội dung và phương
pháp nghiên cứu, giới hạn của đề tài.
Chương 2: Tổng quan tài liệu : giới thiệu sơ lược về tiêu chuẩn 14000 và 14001: sự
ra đời, nội dung, cấu trúc và mục đích của tiêu chuẩn . Lợi ích thu được khi áp dụng
tiêu chuẩn. Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trên Thế Giới và tại Việt Nam,
những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
Chương 3: Tổng quan về Nhà máy ô tô Cửu Long: giới thiệu những thông tin cơ
bản về nhà máy, quy trình sản xuất và những vấn đề môi trường phát sinh tại Nhà máy
ô tô Cửu Long.
Chương 4: Xây dựng hệ hống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004 tại Nhà máy ô tô Cửu Long: hướng dẫn các bước xây dựng HTQLMT
theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Nhà máy ô tô Cửu Long.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: đưa ra các kết luận và kiến nghị về việc thực hiện
việc bảo vệ môi trường tại Nhà máy ô tô Cửu Long.


iii


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................... 1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: ............................................................................... 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................ 2
1.6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: ................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
2.1. HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14000..... 3
2.1.1. Sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 14000 ............................................................. 3
2.1.2. Định nghĩa về hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management
Systems - EMS)....................................................................................................... 4
2.1.3. Cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 14000............................................................... 4
2.1.4. Mục đích của tiêu chuẩn ISO 14000 ............................................................. 4
2.2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001..... 5
2.2.1. Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001.............................................................. 5
2.2.2. Phạm vi áp dụng............................................................................................ 5
2.2.3. Lợi ích của chứng nhận ISO 14001 .............................................................. 6
2.2.4. Hiệu quả đầu tư vào ISO 14001 phụ thuộc vào các điều kiện ...................... 7
2.3. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004.................................. 7
2.3.1. Trên Thế giới................................................................................................. 7
2.3.2. Tại Việt Nam................................................................................................. 8
2.4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG TIÊU
CHUẨN ISO 14001:2004 ........................................................................................... 9
2.4.1. Những thuận lợi............................................................................................. 9
2.4.2. Những khó khăn .......................................................................................... 10

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY Ô TÔ CỬU LONG .......................... 11
iv


3.1. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY Ô TÔ CỬU LONG ............................................ 11
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .............................................. 11
3.1.2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của công ty........................................ 12
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH ................................................................ 13
3.3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ CỬU LONG ..................... 14
3.3.1. Sơ đồ dây chuyền sản xuất của Nhà máy ô tô Cửu Long ........................... 14
3.3.2. Nguyên - nhiên liệu, máy móc – thiết bị..................................................... 15
3.4. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM CHÍNH ........................................................... 15
3.4.1. Nước thải..................................................................................................... 15
3.4.2. Các chất ô nhiễm không khí........................................................................ 18
3.4.3. Chất thải rắn ................................................................................................ 19
3.4.4. Nhiệt độ và tiếng ồn, rung........................................................................... 20
3.4.5. Khả năng cháy nổ và các sự cố khác........................................................... 20
3.5. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI NHÀ
MÁY.......................................................................................................................... 20
3.5.1. Đối với nước thải......................................................................................... 20
3.5.2. Các biện pháp khống chế ô nhiễm không khí ............................................. 21
3.5.3. Quản lý chất thải rắn ................................................................................... 22
3.5.4. Khống chế ô nhiễm nhiệt ............................................................................ 23
3.5.5. An toàn lao động ......................................................................................... 23
3.5.6. Phòng chống cháy nổ .................................................................................. 24
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14001:2004 NHÀ MÁY Ô TÔ CỬU LONG ...................................... 26
4.1. XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HTQLMT VÀ THÀNH LẬP BAN ISO ............ 26
4.1.1. Xác định phạm vi của HTQLMT ................................................................ 26
4.1.2. Thành lập ban ISO môi trường.................................................................... 26

4.2. CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG ......................................................................... 26
4.2.1. Sự cam kết của ban lãnh đạo....................................................................... 26
4.2.2. Thực hiện CSMT......................................................................................... 27
4.2.3. Kiểm tra chính sách..................................................................................... 28
v


4.3. LẬP KẾ HOẠCH............................................................................................... 28
4.3.1. Xác định các khía cạnh môi trường............................................................. 28
4.3.2. Yêu cầu về pháp luật và yêu cầu khác ........................................................ 30
4.3.3. Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình .............................................................. 31
4.4. THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH ........................................................................ 33
4.4.1. Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn ............................................ 33
4.4.2. Năng lực đào tạo và nhận thức.................................................................... 35
4.4.3. Trao đổi thông tin........................................................................................ 38
4.4.4. Tài liệu......................................................................................................... 40
4.4.5. Kiểm soát tài liệu ........................................................................................ 41
4.4.6. Kiểm soát điều hành.................................................................................... 43
4.4.7. Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp .......................... 45
4.5. KIỂM TRA......................................................................................................... 47
4.5.1. Giám sát và đo lường .................................................................................. 47
4.5.2. Đánh giá sự tuân thủ.................................................................................... 49
4.5.3. Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa......... 50
4.5.4. Kiểm soát hồ sơ........................................................................................... 52
4.5.5. Đánh giá nội bộ ........................................................................................... 53
4.6. XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO ........................................................................... 55
4.6.1. Chuẩn bị tổng hợp hồ sơ báo cáo ................................................................ 55
4.6.2. Tiến hành cuộc họp và đề xuất biện pháp khắc phục.................................. 56
4.6.3. Lưu hồ sơ..................................................................................................... 56
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ ................................................................... 57

5.1. KẾT LUẬN: ....................................................................................................... 57
5.2. KIẾN NGHỊ: ...................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 58
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình hệ thống quản lý môi trường của tiêu chuẩn ISO 14001 .................5
Hình 2.2. Biểu đồ tổng số chứng chỉ ISO 14001 tại một số nước trên Thế giới ............8
Hình 2.3. Biểu đồ tổng chứng chỉ ISO 14001 tại Việt Nam (12/2007)..........................9
Hình 3.1. Sơ đồ dây chuyền sản xuất của nhà máy ô tô Cửu Long..............................14
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình sơn tĩnh điện........................................................................16
Hình 3.3. Sơ đồ nguyên tắc hệ thống thoát nước của nhà máy Auto Cửu Long ..........20
Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của nhà máy.............................................21
Hình 3.5. Sơ đồ nguyên tắc thu gom khí thải trong xưởng sản xuất ............................22
Hình 3.7. Qui trình thu gom rác tại nhà máy ................................................................23
Hình 4.1. Lưu đồ yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác.............................................30
Hình 4.2. Lưu đồ mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường.................................31
Hình 4.3. Cơ cấu quản lý môi trường tại nhà máy ô tô Cửu Long ...............................35
Hình 4.4. Lưu đồ năng lực đào tạo và nhận thức..........................................................35
Hình 4.5. Lưu đồ trao đổi thông tin ..............................................................................38
Hình 4.6. Lưu đồ kiểm soát tài liệu ..............................................................................41
Hình 4.7. Lưu đồ quy trình kiểm soát điều hành tại nhà máy ô tô Cửu Long..............43
Hình 4.8. Lưu đồ sự chuẩn bị sẵn sàng ứng cứu với tình trạng khẩn cấp ....................45
Hình 4.9. Lưu đồ giám sát và đo lường ........................................................................47
Hình 4.10. Lưu đồ sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa..............50
Hình 4.11. Lưu đồ kiểm soát hồ sơ...............................................................................52
Hình 4.12. Lưu đồ đánh giá nội bộ ...............................................................................53

Hình 4.13. Lưu đồ xem xét của lãnh đạo......................................................................55

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình xử lý chất thải của nhà máy trong năm 2008...............................20
Bảng 4.1: Phân công trách nhiệm trong việc thực hiện KSĐH ....................................44

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TC 207

Uỷ ban kỹ thuật 207

ISO

Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế

HTQLMT/EMS

Hệ thống quản lí môi trường

HTQLCL

Hệ thống quản lí chất lượng

TGĐ

Tổng giám đốc


ĐDLĐ

Đại diện lãnh đạo.

EMR

Đại diện lãnh đạo về môi trường

CTMT

Chương trình môi trường

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

CTR

Chất thải rắn

CTNH

Chất thải nguy hại

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoat

CTRNH


Chất thải rắn nguy hại

CSMT

Chính sách môi trường

KPH

Không phù hợp

HĐKPPN

Hành động khắc phục phòng ngừa

KCMT

Khía cạnh môi trường

KCMTĐK

Khía cạnh môi trường đáng kể

KSĐH

Kiểm soát điều hành

MSDS

Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất.


NVL

Nguyên vật liệu

Phòng TN&MT

Phòng tài nguyên và môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TL

Tài liệu

YCPL

Yêu cầu pháp luật
viii


CHƯƠNG 1:
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành
sản xuất công nghiệp đã làm cho thế giới biến đổi rõ rệt. Các nhà máy, các khu công
nghiệp, nông nghiệp, trại chăn nuôi tập trung hình thành, các dạng giao thông khác
nhau ồ ạt phát triển. Tất cả sự phát triển này đều tạo ra các chất ô nhiễm khác nhau,

làm cho tình trạng môi trường ngày một xấu đi. Vì vậy việc bảo vệ môi trường khỏi
các chất ô nhiễm đã trở thành một trong các vấn đề cấp thiết được đặt lên hàng đầu.
Với xu thế hội nhập thế giới hiện nay, các tổ chức thuộc mọi loại hình ngày càng
quan tâm đến việc bảo vệ môi trường thông qua những hoạt động ngăn ngừa, giảm
thiểu và kiểm soát các tác động đến môi trường đối với các sản phẩm, dịch vụ và hoạt
động của mình để phù hợp với chính sách, với pháp luật và yêu cầu các bên hữu quan.
Qua quá trình thực tập tốt nghiệp tại nhà máy ô tô Cửu Long thuộc công ty
Mekong Auto, tôi nhận thấy: nhà máy đã và đang áp dụng các biện pháp QLMT trong
hoạt động sản xuất nhưng vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục, hoàn thiện. Đồng
thời, lãnh đạo nhà máy rất quan tâm về vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường do hoạt
động sản xuất của nhà máy gây ra nhằm quản lý và cải thiện hiện trạng môi trường tại
nhà máy ngày càng tốt hơn.
Nhận thức được điều đó, tôi đã quyết định thực hiện Khóa luận tốt nghiệp: “Xây
dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 tại nhà máy ô tô Cửu
Long thuộc Công ty Mekong Auto” với mục đích áp dụng các kiến thức đã học ở
nhà trường vào một doanh nghiệp cụ thể.

1


1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

™ Đánh giá hiện trạng môi trường của Nhà máy ô tô Cửu Long.
™ Nghiên cứu các giải pháp quản lý môi trường một cách có hệ thống theo tiêu
chuẩn ISO 14001:2004 đối với Nhà máy ô tô Cửu Long.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

™ Địa điểm: nhà máy ô tô Cửu Long trực thuộc Công ty Mekong Auto.
™ Thời gian thực hiện: từ 01/04/2008 đến 30/06/2008.
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


™ Nghiên cứu các yêu cầu và khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 vào
kiểm soát ô nhiễm môi trường tại nhà máy ô tô Cửu Long.
™ Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy.
™ Nhận dạng các khía cạnh môi trường phát sinh trong quá trình sản xuất và xác
định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa tại nhà máy.
™ Xây dựng các văn bản hướng dẫn vận hành và áp dụng hệ thống quản lý môi
trường theo ISO 14001:2004 tại nhà máy.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

™ Khảo sát thực tế tại nhà máy ô tô Cửu Long trong quá trình xây dựng tiêu
chuẩn.
™ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp tại nhà máy.
™ Tham khảo và tổng hợp tài liệu liên quan đến ISO 14001:2004.
™ Phương pháp thống kê số liệu.
™ Phương pháp tổng hợp báo cáo.
1.6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:

Đề tài mới chỉ xây dựng HTQLMT cho nhà máy ô tô Cửu Long trên lý thuyết
chứ chưa triển khai ra thực tế nên các mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình môi trường chưa
tính toán được chi phí thực hiện, cũng như chưa đánh giá được hiệu quả áp dụng của
các kế hoạch được nêu trong đề tài.

2


CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14000


2.1.1. Sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 14000
™ Trong những năm 60 và đầu những năm 70 của thế kỷ XX, người ta nhận thấy
rằng ô nhiễm môi trường do hoạt động của con người đã trở thành một vấn đề
nghiêm trọng và cần phải có một biện pháp quản lý thích hợp.
™ Năm 1991, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) cùng với hội đồng quốc tế về
kỹ thuật mạ thiết lập nên nhóm tư vấn chiến lược về môi trường (SAGE) với sự
tham dự của 25 nước. ISO đã cam kết thiết lập tiêu chuẩn quản lý môi trường
quốc tế tại hội nghị thượng đỉnh tại Rio de Janeiro năm 1992.
™ Năm 1992, ISO thành lập Uỷ ban kỹ thuật 207 (TC 207) là cơ quan sẽ chịu
trách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý môi trường quốc tế và các công cụ cần
thiết để thực hiện hệ thống này.
™ Tại cuộc họp đầu tiên của TC 207, 22 quốc gia với tổng số 50 đại biểu đã tham
dự vào việc xây dựng tiêu chuẩn. TC 207 thiết lập 2 tiểu ban để xây dựng các
tiêu chuẩn môi trường. Tiểu ban SC1 viết ISO 14001 và ISO 14004, chủ yếu
dựa trên tiêu chuẩn BS 7750 và các đóng góp quan trọng của một số quốc gia,
đặc biệt là Hoa Kỳ. Tiểu ban SC2 viết tiêu chuẩn ISO 14010, 14011 và 14012.
™ Bộ tiêu chuẩn chính thức ban hành vào tháng 9/1996 và được điều chỉnh, cập
nhật vào tháng 11/2004.

3


2.1.2. Định nghĩa về hệ thống quản lý môi trường (Environmental
Management Systems - EMS)
Tiêu chuẩn ISO 14000 đã đưa ra định nghĩa về HTQLMT như sau: là một phần
của hệ thống quản lý chung bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế hoạch, trách
nhiệm, quy tắc, thủ tục, quá trình và nguồn lực để xây dựng và thực hiện, xem xét và
duy trì chính sách môi trường. Theo ISO, hệ thống quản lý môi trường có thể xây dựng
chính sách môi trường, nhưng bản thân chính sách môi trường lại là điểm trọng tâm
của HTQLMT. Nếu như theo định nghĩa thì vào thời điểm thiết lập chính sách môi

trường, có thể chưa có hệ thống quản lý môi trường, nhưng khi đã có hệ thống quản lý
môi trường thì chắc chắn là phải có chính sách môi trường.
2.1.3. Cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 14000
ISO 14000 là một bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường, do tổ chức quốc tế
về tiêu chuẩn hóa (ISO) ban hành. Trong đó gồm:
™ Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management Systems - EMS).
™ Kiểm tra môi trường (Environmental Auditing - EA).
™ Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (Environmental Performance - EPE).
™ Ghi nhãn môi trường (Environmental Labeling - EL).
™ Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Life Cycle Assessment - LCA).
™ Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm (Environmental
aspects in Product Standards).
2.1.4. Mục đích của tiêu chuẩn ISO 14000
Mục đích tổng thể của ISO 14000 là hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường và kiểm
soát ô nhiễm đáp ứng với yêu cầu phát triển của kinh tế xã hội.
Mục đích cơ bản của ISO 14000 là hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các
ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức.
Hơn nữa, tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường
của mình đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu
khác. Tiêu chuẩn này cung cấp cho tổ chức "các yếu tố của một HTQLMT có hiệu
quả", các yếu tố này phụ thuộc vào đặc thù của tổ chức và các yêu cầu về pháp luật
trong phạm vi hoạt động của tổ chức.

4


2.2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001

2.2.1. Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001
Tiêu chuẩn này dựa trên phương pháp luận là Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm

tra – Hành động khắc phục (Plan – Do – Check – Act/PDCA). PDCA có thể được mô
tả tóm tắt như sau :

Hình 2.1. Mô hình hệ thống quản lý môi trường của tiêu chuẩn ISO 14001
¾

Lập kế hoạch (Plan – P): thiết lập các mục tiêu và các quá trình cần thiết để
đạt được các kết quả phù hợp với chính sách môi trường của tổ chức.

¾

Thực hiện (Do – D): thực hiện các quá trình.

¾

Kiểm tra (Check – C): giám sát và đo lường các quá trình dựa trên chính
sách môi trường, mục tiêu, chỉ tiêu, các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu
khác, báo cáo kết quả.

¾

Hành động (Act – A): thực hiện các hành động để cải tiến liên tục hiệu quả
hoạt động của hệ thống quản lý môi trường.

ISO 14001 là tiêu chuẩn nằm trong tiêu chuẩn ISO 14000 qui định các yêu cầu
đối với một hệ thống quản lý môi trường. Các yếu tố của hệ thống được chi tiết hoá
thành văn bản. Nó là cơ sở để cơ quan chứng nhận đánh giá và cấp giấy chứng nhận
cho cơ sở có hệ thống quản lý môi trường phù hợp với ISO 14001.
2.2.2. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho bất cứ tổ chức nào mong muốn:

¾

Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường.

¾

Tự đảm bảo sự phù hợp của mình với chính sách môi trường đã công bố.

¾

Chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn này bằng một trong những cách:
• Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này.
5


• Được xác nhận sự phù hợp về hệ thống quản lý môi trường của mình
bởi các bên có liên quan đến tổ chức (như khách hàng…).
• Được tổ chức bên ngoài xác nhận sự tự công bố.
• Được một tổ chức bên ngoài chứng nhận phù hợp về hệ thống quản
lý môi trường của mình.
Tất cả các yêu cầu trong tiêu chuẩn này có thể tích hợp vào bất kỳ hệ thống
quản lý môi trường nào. Mức độ áp dụng phụ thuộc vào các yếu tố như chính sách môi
trường của tổ chức, bản chất của các hoạt động, sản phẩm và các dịch vụ của tổ chức,
vị trí của tổ chức…
2.2.3. Lợi ích của chứng nhận ISO 14001
Những lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 bao gồm:
¾ Về mặt thị trường:
• Nâng cao uy tín và hình ảnh của tổ chức với khách hàng, cơ quan
pháp luật và người dân.
• Nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

• Tạo nhiều cơ hội trên con đường tiếp cận với thị trường quốc tế.
¾ Về mặt kinh tế:
• Giảm thiểu chi phí sản xuất do sử dụng tiết kiệm và nâng cao hiệu
suất sử dụng nguyên – nhiên liệu và năng lượng đầu vào.
• Giảm thiểu lượng chất thải tạo ra và chi phí xử lý.
• Tránh các chi phí phạt do vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường.
• Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro hoặc tai nạn xảy ra.
• Giảm thiểu chi phí về phúc lợi liên quan đến bệnh nghề nghiệp.
• Tạo ra các khoản thu từ chương trình này (bán phế liệu – phế phẩm).
¾ Về mặt pháp lý:
• Cải thiện trình độ hiểu biết và ý thức tuân thủ các yêu cầu pháp luật
của mọi thành viên hoạt động cho tổ chức.
• Giảm áp lực từ các cơ quan chức năng.
¾ Về mặt quản lý nhân sự:
• Nâng cao ý thức của mỗi nhân viên trong lợi ích chung của tổ chức.
6


• Môi trường làm việc tốt tạo sự cống hiến hết mình vì tổ chức.
¾ Về mặt quản lý rủi ro:
• Nâng cao việc phòng ngừa và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra.
• Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm.
• Dễ dàng trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.
2.2.4. Hiệu quả đầu tư vào ISO 14001 phụ thuộc vào các điều kiện
¾ Trạng thái và mức độ phức tạp của hệ thống quản lý hiện thời.
¾ Vai trò của môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh có tính đến yếu tố
thời gian: trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
¾ Số lượng và chất lượng nguồn lực có thể khai thác ở bên trong lẫn bên ngoài.
¾ Mức độ sẵn sàng áp dụng, chẳng hạn như kinh nghiệm quản lý môi trường.
¾ Kiến thức, trình độ, khả năng của nhân sự có trách nhiệm và mối quan hệ của

họ với nhân sự ở các bộ phận khác.
¾ Sự mong đợi của các bên hữu quan tới hệ thống EMS.
¾ Điều kiện pháp lý hiện thời.
2.3. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004

2.3.1. Trên Thế giới
Ngày 23-11-2007, ISO đã chính thức công bố kết quả khảo sát về số chứng chỉ
trên toàn cầu tính đến hết tháng 12/2006. Kết quả cho thấy tổng số chứng chỉ ISO
9001 và ISO 14001 tăng 16%.

7


Hình 2.2. Biểu đồ tổng số chứng chỉ ISO 14001 tại một số nước trên Thế giới
(12/2006)
(nguồn: />Và theo kết quả điều tra mới đây của ISO, tính đến thời điểm 31/12/2007 thì số
chứng chỉ ISO 14001:2004 trên toàn thế giới đã tăng lên 154.572 chứng chỉ, tăng so
với thời điểm 31/12/2006 là 25.541 chứng chỉ - Mức tăng cao nhất trong vài năm gần
đây. Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Ban Nha vẫn là ba quốc gia duy trì được ở 4 vị trí
dẫn đầu. Tuy nhiên, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia dẫn đầu
về chứng chỉ ISO 14001:2004 với 30.489 chứng chỉ được cấp.(nguồn:
/>2.3.2. Tại Việt Nam
Cũng theo kết quả khảo sát tại thời điểm cuối tháng 12/2007, Việt Nam có sự
tăng trưởng mạnh về số chứng chỉ ISO 14001. Tuy nhiên so với mặt bằng chung thì số
chứng chỉ ISO 14001 của nước ta vẫn còn thấp. Theo chiến lược bảo vệ môi trường
quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đặt mục tiêu: "đến năm 2010,
50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi
trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”, và "định hướng tới năm 2020, 80% các cơ sở sản
xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ
ISO 14001”.


8


Số tổ chức

400

358

350
300
250

189

200
150
100
50
0

2

3

30

33


43

76

106

127

1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Năm

Hình 2.3. Biểu đồ tổng chứng chỉ ISO 14001 tại Việt Nam (12/2007)
2.4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG TIÊU

CHUẨN ISO 14001:2004
2.4.1. Những thuận lợi
2.4.1.1. Về phía tổ chức
¾ Việc áp dụng ISO 14001 có thể mang lại rất nhiều lợi ích như đã trình bày ở
trên. Do đó, thúc đẩy các doanh nghiệp tự nguyện tham gia HTQLMT này.
¾ Được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các tổ chức quốc tế.
2.4.1.2. Đối với sự phát triển thương mại của đất nước
¾ Áp lực lớn đối với các công ty tại các nước đang phát triển là thực hiện các yêu
cầu từ phía khách hàng mà đặc biệt là khách hàng ở nước phát triển hoặc các tổ
chức quốc tế. Vì vậy chứng chỉ ISO 14001 chắc chắn trở thành biện pháp đáp
ứng nhu cầu khách hàng và tham gia vào thương mại quốc tế chứ không phải
chỉ là một yếu tố của lợi thế cạnh tranh ở thị trường trong nước.
¾ Tiêu chuẩn tạo điều kiện thuận lợi cho phép ngành công nghiệp và các cơ quan
kiểm toán trên toàn thế giới có chung ngôn ngữ và phạm vi trong việc đánh giá
các hệ thống quản lý môi trường. Ngoài ra, việc tập hợp các tiêu chuẩn môi

trường có thể giúp tránh được việc đăng ký, thanh tra, cấp chứng chỉ nhiều lần,
tránh những yêu cầu mâu thuẫn của các tiêu chuẩn quốc gia khác nhau và do đó
giảm được các chi phí tuân thủ theo các tiêu chuẩn.
9


2.4.2. Những khó khăn
2.4.2.1. Thiếu cơ sở hạ tầng
¾ Nhiều nước đang phát triển không có hoặc có rất ít các cơ quan cấp chứng chỉ
để đánh giá việc tuân thủ theo các đòi hỏi của tiêu chuẩn.
¾ Mặc khác, ở Việt Nam chưa có cơ chế quản lý chất lượng chuyên môn các dịch
vụ tư vấn hay đánh giá hợp chuẩn, điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh
không lành mạnh giữa các cơ quan này với nhau như: phá giá, chạy đua theo số
lượng chứ không theo chất lượng. Chính những điều này đã gây cản trở cho quá
trình xây dựng HTQLMT của các doanh nghiệp, đồng thời còn dẫn đến tình
trạng chất lượng tư vấn kém.
2.4.2.2. Các chi phí cho sự tuân thủ các tiêu chuẩn
¾ Tại hầu hết các nước đang phát triển do thiếu hụt các nguồn lực tại chỗ và cơ sở
hạ tầng đánh giá sự tuân thủ, các tổ chức có thể bị buộc phải thuê các nhà tư
vấn nước ngoài có trình độ chuyên môn cần thiết để tiến hành đào tạo, xây dựng
và kiểm toán hệ thống quản lý môi trường. Tất cả những việc này làm tăng chi
phí cho việc xây dựng HTQLMT.
¾ Chi phí cao cho thực hiện một hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 sẽ
là một hàng rào cản trở đối với các công ty tại các nước đang phát triển, đặc
biệt là đối với các công ty quy mô vừa và nhỏ.
2.4.2.3. Vấn đề nhận thức
Đối với doanh nghiệp: nhận thức về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 ở
các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Trong số các doanh nghiệp được cấp
chứng chỉ ISO 14001 đang hoạt động ở Việt Nam hầu như rơi vào các tổ chức có
100% vốn nước ngoài.

Việc thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của HTQLMT và hiệu lực kiểm soát kết
quả thực hiện môi trường từ các cơ quan quản lý nhà nước chưa đủ mạnh là một
trong những nguyên nhân hạn chế việc áp dụng ISO 14001 của các doanh nghiệp
trong nước.

10


CHƯƠNG 3:
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY Ô TÔ CỬU LONG
3.1. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY Ô TÔ CỬU LONG

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Mekong Auto được thành lập năm 1991, theo Giấy phép đầu tư số
208/GP, công ty đã phải đương đầu với hàng loạt khó khăn và mang một sứ mạng to
lớn khi thành lập Nhà máy Ô tô Cửu Long - Nhà máy sản xuất ô tô đầu tiên tại Việt
Nam. Công ty Mekong Auto đã đưa ra thị trường sản phẩm đầu tiên lắp ráp tại Nhà
máy Ô tô Cửu Long vào ngày 20/5/1992.
¾ Tổng vốn đầu tư: 35.995.000 USD.
¾ Vốn pháp định: 20.000.000 USD.
¾ Các bên liên doanh và tỉ lệ ghóp vốn:
• Saeilo Machinery Japan Inc (Nhật): 51%
• Sae Young International Inc (Hàn quốc): 19%
• Veam (Việt Nam): 18%
• Sakyno (Việt Nam): 12%
¾ Lao động: khoảng 200 người
Công ty Mekong Auto là liên doanh đầu tiên chuyên sản xuất và lắp ráp ô tô tại
Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam đứng tên trong 36 nước (ở thời điểm năm 1992) có
ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo ô tô trên toàn thế giới.
Công ty Mekong Auto đã khánh thành Nhà máy Ô tô Cửu Long vào năm 1992

và đã đưa ra thị trường sản phẩm MEKONG STARS- 4WD, loại xe đầu tiên được sản
xuất tại Việt Nam.

11


3.1.2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của công ty
3.1.2.1. Loại hình sản xuất chính
Công ty nhập hàng linh kiện rời (CKD: Completely Knock Down), chuyên lắp
ráp, kinh doanh các loại xe ô tô và công tác bảo hành, bảo trì sau bán hàng, cụ thể:
¾ Cung cấp xe hiện đại đáp ứng yêu cầu của người sử dụng Việt Nam.
¾ Cung cấp tới khách hàng những dịch vụ hậu mãi cũng như linh kiện, phụ tùng
thay thế thông qua hệ thống đại lý sửa chữa và bảo hành trên toàn quốc.
¾ Áp dụng nhiều hơn nữa những đặc quyền cho khách hàng, tạo nhiều điều kiện
cho khách hàng sở hữu các xe của Mekong Auto thông qua các chính sách áp
dụng trong việc chuyển đổi xe cũ và các chính sách hỗ trợ tài chính khác.
3.1.2.2. Vị trí hoạt động của nhà máy:
Địa điểm hoạt động của nhà máy Auto Cửu Long được đặt tại 507 An Dương
Vương, phường An Lạc A, Quận Bình Tân, TP.HCM.
¾ Mặt trước tiếp giáp đường An Dương Vương
¾ Bên trái giáp nhà dân
¾ Bên phải giáp đường số 1
¾ Phía sau giáp nhà dân
Phụ lục 3.1: Mặt bằng tổng thể của nhà máy ô tô Cửu Long
3.1.2.3. Hiện trạng nhà máy
Toàn bộ cơ sở của nhà máy có tổng diện tích khoảng 32.000 m2, với các phòng
chức năng như sau:
¾ Văn phòng: khu A
¾ Dịch vụ bảo trì sửa chữa: khu D,E
¾ Xưởng lắp ráp sản xuất xe: khu B,C,F

3.1.2.4. Nguồn cung cấp nước, nhu cầu dùng nước
™ Nguồn nước: nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất tại nhà máy là
nguồn nước thủy cục. Tuy nhiên, nhà máy cũng trang bị thêm một giếng ngầm
để dự phòng. Chất lượng nước ngầm nhìn chung tại đây khá tốt, ngoại trừ giá trị
pH hơi thấp nhưng có thể cải thiện qua quá trình xử lý.
12


™ Nhu cầu dùng nước: khoảng 30 – 40 m3/ngày.
3.1.2.5. Nguồn điện, nhu cầu điện
™ Nguồn điện: nguồn điện sử dụng cho hoạt động của nhà máy được cung cấp từ
mạng lưới điện quốc gia. Bên cạnh đó nhà máy có trang bị 3 máy phát điện dự
phòng (2 máy với công suất là 69 kVA và một máy với công suất là 115 kVA).
™ Nhu cầu điện: tổng nhu cầu điện của nhà máy khoảng 200.000 kWh/tháng.
3.1.2.6. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu
™ Nhu cầu nguyên liệu: nguyên liệu, phụ liệu, hóa chất sử dụng trong hoạt động
của nhà máy chủ yếu gồm: dung môi, dầu DO, nước, bột sơn, hóa chất, khí…
™ Nhu cầu nhiên liệu: ngoài nhu cầu năng lượng là điện năng, bên cạnh đó nhà
máy còn dùng dầu DO cho lò hơi, ló sấy, máy phát điện dự phòng…
3.1.2.7. Tình hình hoạt động của công ty trong những năm vừa qua
Công suất thiết kế của nhà máy là 5000 xe/năm nhưng thực tế chỉ sản xuất 1000
xe/năm.
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

Phụ lục 3.2: Sơ đồ tổ chức của Công ty Mekong Auto

13


3.3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ CỬU LONG


3.3.1. Sơ đồ dây chuyền sản xuất của Nhà máy ô tô Cửu Long
Hàng nhập về
Xưởng hàn/ráp thùng

Ồn

Xưởng sơn

Nước thải, khí thải, bụi sơn, mùi

Xưởng lắp ráp
Xưởng kiểm tra
Đạt

Sửa chữa
Không đạt

Kho thành phẩm
Sàn rửa máy móc

Nước thải nhiễm dầu

Khách hàng

Xưởng bảo trì
và sửa chữa

Tổ cơ


Chất thải rắn

Tổ điện

Chất thải rắn

Tổ gò hàn

Chất thải rắn

Tổ sơn

Nước thải, khí thải

Hình 3.1. Sơ đồ dây chuyền sản xuất của nhà máy ô tô Cửu Long
Thuyết minh dây chuyền sản xuất :
Nguyên liệu được nhập về dưới dạng hàng rời và nhập kho. Đầu tiên tại dây
chuyền Body, các linh kiện được hàn điện hoặc hàn bấm để tạo được thùng xe. Thùng
xe sau đó được đẩy vào phòng tẩy dầu bằng dung môi (xylen) để loại bỏ dầu mỡ bám
trên thùng xe, chuyển qua dây chuyền sơn ED. Kết thúc dây chuyền Body.
Tại dây chuyền ED, thùng xe sẽ được nhúng trình tự vào 10 hồ có chức năng
khác nhau. Kết thúc dây chuyền sơn ED, thùng xe được đẩy vào lò sấy 1.
Sau khi ra khỏi lò sấy 1, thùng xe được chà nhám, dán lớp cách nhiệt rồi vào lò
sấy số 2. Sau khi sấy xong xe được bắn nhựa gầm và chuyển vào phòng sơn lót. Tiếp
14


tục qua lò sấy số 3, qua phòng sơn màu, vào lò sấy số 4, kiểm tra chất lượng sơn và
chuyển qua công đoạn làm bóng. Kết thúc dây chuyền sơn.
Thùng xe đã được làm bóng sẽ chuyển qua dây chuyền ráp sacxy để lắp ráp tất

cả các chi tiết, bộ phận thành xe hoàn chỉnh và chuyển qua dây chuyền kiểm tra.
Tại dây chuyền kiểm tra sẽ kiểm các tiêu chí như: khói thải, vỏ xe, độ hãm
phanh…Nếu đạt là thành phẩm, không đạt thì sẽ quay trở lại dây chuyền sacxy.
3.3.2. Nguyên - nhiên liệu, máy móc – thiết bị
Phụ lục 3.3:Bảng nhu cầu nguyên-nhiên liệu và hóa chất.
Phụ lục 3.4: Bảng danh sách máy móc thiết bị.
3.4. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM CHÍNH

Do đặc tính của nhà máy là hoạt động lắp ráp kinh doanh các loại xe ô tô, phục
vụ các dịch vụ bảo hành, bảo trì sau bán hàng nên các nguồn gây ô nhiễm môi trường
và các sự cố có thể phát sinh bao gồm:
3.4.1. Nước thải
3.4.1.1. Nước thải sinh hoạt
™ Nước thải sinh hoạt của nhà máy chủ yếu là nước thải từ hoạt động nấu ăn, vệ
sinh, tắm rửa của cán bộ, công nhân viên nhà máy…được xả ra từ khu nhà hành
chính, nhà ăn tập thể…
™ Lượng nước thải sinh hoạt được tính như sau: lượng nước sinh hoạt chủ yếu
dùng trong nhu cầu tắm rửa, vệ sinh của khoảng 200 nhân viên lao động trực
tiếp và gián tiếp tại nhà máy. Lấy tiêu chuẩn khoảng 25 lít/người/ngày theo quy
định 20 TCN 33-85 của Bộ xây dựng. Do vậy lượng nước thải sinh hoạt của
nhà máy được tính như sau:
QshVS = (200 người*25 lít/ng.ngđ)/1000 = 5 m3/ngày
™ Đặc trưng nước thải sinh hoạt như sau:
¾ BOD5:

100 – 120 mg/l

¾ COD:

120 – 140 mg/l


¾ SS:

200 – 220 mg/l

¾ pH:

6,5 – 8,5 mg/l

¾ E.coli:

10 – 100 MNP/100 ml
15


3.4.1.2. Nước thải là nước mưa
Chủ yếu là nước mưa chảy tràn từ mái nhà, chảy tràn trên bề mặt đường nội bộ
gây ngập lụt, nguồn nước thải này ít gây ô nhiễm và gián đoạn chỉ có trong mùa mưa.
3.4.1.3. Nước thải sản xuất
™ Nước thải sản xuất từ hoạt động của nhà máy chủ yếu từ:
¾ Nước thải từ dây chuyền sơn, bảo trì...
¾ Nước thải từ sàn rửa thiết bị, máy móc...
™ Đặc thù của nước thải này bao gồm các thành phần: SS, pH, COD, P, kim loại
nặng, hàm lượng dầu mỡ khoáng. Cụ thể như sau:
¾ BOD5:

266 mg/l

¾ COD:


680 mg/l

¾ SS:

360 mg/l

¾ pH:

5,5 – 9,0 mg/l

¾ E.coli:

34000 MNP/100 ml

™ Lưu lượng nước thải tổng cộng khoảng 20 – 30 m3/ngày
¾ Dây chuyền xưởng sơn
• Dây chuyền sơn tĩnh điện
Xử lý trước khi sơn

Bồn 1

Bồn 2

Bồn 3

Bồn 4

Bồn 5

Sơn tĩnh điện


Bồn 10

Bồn 9

Bồn 8, Sơn tĩnh điện

Bồn 7

Bồn 6

Hình 3.2. Sơ đồ quy trình sơn tĩnh điện
Nước thải từ các bồn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10 trong dây chuyền sơn tĩnh điện, tổng
lượng khoảng 10 m3/ ngày.
9 Bồn 1 & 2: nước trong hai bồn này có chứa dung dịch kiềm 3% (silicat
cacbonat, photphat) dùng để tẩy sạch dầu nhớt trên bề mặt của thân xe
(tại bồn này xảy ra phản ứng xà phòng hóa). Nước trong hai bồn này
16


×