Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Bảo vệ môi trường biển tại khu sinh thái biển cồn đen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.86 KB, 31 trang )

ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

MÔN : QUẢN LÍ DỰ ÁN
Đề xuất dự án
Bảo vệ môi trường biển tại khu sinh thái biển Cồn Đen

Nhóm 3:
Đặng Thị Thương Huyền
Hà Thị Huynh
Sùng Thị Lía
Phạm Thi Lệ
Nguyễn Nhật Lệ

Hà Nội, 2018


MỤC LỤC
A.Địa điểm, thời gian..............................................................................................
2
B.Khâu chuẩn bị thực hiện......................................................................................
2
C.Cách thức tổ chức................................................................................................
2
D.Thực hiện nội dung..............................................................................................
3
1.Mở đầu..................................................................................................................
3
2.Khai trương...........................................................................................................
7
2.1.Cuộc họp..........................................................................................................
7


2.2.Tổ chức khai trương........................................................................................
7
3.Thực hiện..............................................................................................................
14
3.1. Nội quy thực hiện...........................................................................................
14
3.2. Tiếp nhận thông tin quản lí dự án...................................................................
15
3.3. Kế hoạch phòng chống rủi ro.........................................................................
16
3.4.Kiểm tra, giám sát dự án..................................................................................
16
1


3.5.Hoạt động tài chính.........................................................................................
17
3.6.Các phương pháp thực hiện.............................................................................
18
4.Kết thúc................................................................................................................
23
Đánh giá và kết thúc................................................................................................
25
Một số hình ảnh.......................................................................................................
26
Tài liệu tham khảo...................................................................................................
29

A. Địa điểm, thời gian
-Kế hoạch dự án sẽ được diễn ra tại biển Cồn Đen, xã Thái Đô, huyện Thái

Thụy, tỉnh Thái Bình.
-Thời gian: ngày 02/05/2018
B. Khâu chuẩn bị thực hiện
CHUẨN BỊ
1. Ý tưởng , kết quả điều tra thăm dò.
2


2. Xin chủ trương thực hiện
3. Lựa chọn địa điểm
4. Lựa chọn nhà tài trợ
5. Lập quy hoạch chi tiết
6. Phê duyệt kế hoạch hoạch chi tiết
7. Lập dự án tài trợ
8. Xin thoả thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật ( điện, cấp , thoát nước, viễn thông…)
9. Lập kế hoạch thực hiện dự án
10. Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường
11. Phê duyệt dự án
12. Xin ưu đãi đầu tư ( nếu đầu tư và lĩnh vực hoặc địa bàn được ưu đãI đầu tư)
C. Cách thức tổ chức
Thực hiện theo quý: 3 tháng/lần
GIAI ĐOẠN I. CHUẨN BỊ DỰ ÁN
1. Nghiên cứu về sự cần thiết phải thực hiện dự án
2. Xin giới thiệu địa điểm
3. Tiến hành tiếp xúc thăm dò
4. Đề xuất dự án
GIAI ĐOẠN II. THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Truyền thông đến với đối tượng cần thực hiện trong dự án
2. Xin giấy để thực hiện dự án từ các lãnh đạo
3. Kiểm tra và giám sát dự án

D. Thực hiện nội dung
1. Mở đầu
Hàng ngày có hàng tấn rác thải chưa được xử lý đổ ra biển, người dân sống
ven biển cũng lấy bờ biển làm nơi đổ rác. Hành động thiếu ý thức của người dân
3


đã góp phần làm môi trường biển bị ô nhiễm hơn. Vấn đề được đặt ra đối với
các cấp lãnh đạo và những người là chuyên môn, phải làm thế nào để nâng cao
được ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, nơi họ đang trực tiếp
sống và mưu sinh.
Như chúng ta đã biết thì hiện nay tình trạng ô nhiễm đang diễn ra khắp nơi
như ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất và cũng không nằm ngoài sự ô nhiễm đó
chính là ô nhiễm môi trường biển.
Mục tiêu thực hiện dự án đó là Bảo vệ môi trường, vì môi trường biển là vấn
đề sống còn và cấp bách vì môi trường ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc đến đời sống,
sản xuất, sự phát triển tồn tại của người dân cũng như sự phát triển du lịch. Để
thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, xem kinh tế biển là mũi nhọn,chúng ta
cần coi trọng công tác bảo vệ môi trường biển ở một tầm nhìn mới, vì đầu tư cho
môi trường chính là đầu tư cho tương lai.
Trong bối cảnh toàn cầu hiện nay tình trạng ô nhiễm nước lục địa và đại dương
đang gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tốc độ ô nhiễm nước phản ánh một cách
chân thực tôc độ phát triển kinh tế của các quốc gia. Xã hội càng phát triển thì
xuất hiện càng nhiều nguy cơ. Ta có thế kể ra 1 vài ví dụ:
Ở Mỹ tình trạng thảm thương do ô nhiễm nước cũng xảy ra ở bờ phía đông,
cũng như nhiều vùng khác.
Như ở Anh, đầu thế kỉ 19, sông Tamise rất sạch. Đến giữa thế kỉ 20 nó trở thành
ống cống lộ thiên. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta
đưa ra các biện pháp bao vệ nghiêm ngặt.
Ở Việt Nam, biển đóng vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa đối với

các quốc gia có biển. Bảo vệ biển cũng là bảo vệ lợi ích quốc gia. Kinh tế biển
đang giữ vai trò mũi nhọn trong Chiến lược biển Việt Nam từ nay đến năm
4


2020. Nhiều độc giả chia sẻ, đồng thời bày tỏ sự bất bình, phẫn nộ: “Người nhặt
thì ít mà khách ý thức kém thì không xuể, thùng rác cách chục mét nhưng chân
không muốn bước, tay không muốn cầm thì thử hỏi sao rác không ngập? Ý thức
thế này hỏi ở đâu ra môi trường nước sạch”, “người nào đi biển cũng mang theo
cả đống đồ ăn rồi về chả thấy đồ đâu, hóa ra gửi hết ở biển rồi”; “Phải nói ý thức
quá kém, cứ bảo tôi không thích nước bị ô nhiễm, muốn du lịch ở những nơi
sạch, biển đẹp”…
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và
nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô
nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các
hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay.
Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn
nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở
nên trầm trọng hơn.
Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải,
xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công
nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động.
Dù ai cũng biết biển không phải là nơi chứa rác, thế nhưng hằng ngày biển
vẫn đang phải “gồng mình” hứng chịu vô vàn loại rác thải do con người trút bỏ
từ sự vô ý thức, bất chấp nhiều biển báo nhắc nhở giữ vệ sinh chung, cấm vứt
rác nơi công cộng... Khi biển không thể tiêu hủy được rác, sóng biển không đủ
sức mang rác đi nơi khác thì bãi biển đã phải trở thành bãi chứa rác “bất đắc dĩ”.
Điều này đã và đang đặt ra nguy cơ lớn về tình trạng ô nhiễm môi trường biển,
mà một trong các nguyên nhân là hành vi tùy tiện của chính con người.

- Quá trình đô thị hóa là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường.

5


- Mất đi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp thay vào đó là những hình ảnh ngập đấy
rác thải, chất thải ở các bãi biển
- Làm mất đi nơi cư trú tự nhiên của các loài động vật biển. Suy giảm nguồn lợi
thủy sản
- Giảm lượng khách du lịch đến vui chơi nghỉ dưỡng tại các bãi biển
- Cư dân ven biển hải sống trong môi trường bị ô nhiễm
Tuy nhiên, kinh phí đầu tư bảo vệ môi trường biển rất hạn chế. Kinh phí sự
nghiệp môi trường của địa phương hàng năm tập trung phần lớn vào giải quyết
các vấn đề môi trường trên đất liền. Các hoạt động điều tra phát thải ra môi
trường biển, hoạt động thanh tra, kiểm tra trong khu vực biển cũng chưa triển
khai có kế hoạch do lực lượng còn giàn trải tập trung vào các hoạt động trong
đất liền và cơ chế, thể chế, nguồn lực thực hiện điều tra, thanh tra, kiểm tra tại
các khu vực biển còn hạn chế.
Mục đích của dự án này nhằm tìm hiểu về vấn đề tài nguyên, môi trường biển
đang đối mặt hiện nay và tổng kết một số hướng giải pháp cụ thể đang được áp
dụng tại nhiều nước nhằm hướng đến quản lý bền vững tài nguyên và bảo vệ
môi trường biển tại khu sinh thái biển Cồn Vành.
NỘI DUNG DỰ ÁN
Mô tả dự án:
Đây là dự án tuyên truyền, vận động, bảo vệ môi trường tại biển Cồn Đen Thái
bình được đặt ra để tuyên truyền cho mọi người sống xung quanh vùng biển biết
bảo vệ môi trường trường biển để phát triển du lịch biển tại đây. Bởi lẽ:
+ Thực trạng 80% môi trường biển đang bị ô nhiễm nên cần phải có những biện
pháp để bảo vệ biển không bị ô nhiễm.
+ Sau khi có những biện pháp bảo vệ môi trường biển, môi Trường biển sẽ được

cải thiện nhanh chóng và thu hút lượng khách du lịch đông đến với biển và làm
cho các khu kinh doanh,dịch vụ:nhà hàng, khách sạn.. Thu được nhiều lợi nhuận
cùng với đó cuộc sống của người dân cũng được nâng cao.
6


+ Đây là một dự án có thể thu hút được nhiều như tài trợ tiềm năng đầu tư vào
biển như:các công ty bia hoặc Nước uống có thể đầu tư vào đây để thu lợi
nhuận, các công ty chuyên tổ chức sự kiện, khách sạn...
+ Vấn đề cấp thiết đang được đặt ra
-Môi trường bị ô nhiễm sẽ không thu hút được khách du lịch biển đến thăm quan
nghỉ dưỡng. Làm giảm đi sự tin tưởng
-Ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe của những người dân đang sinh sống xung
quanh đó
-Môi trường biển bị ô nhiễm cách hoạt động để phát triển du lịch sử bị ngừng
trệ, các hoạt động kinh doanh,dịch vụ sẽ không đi vào hoạt động để có lợi nhuận
chi trả cho các nhà đâu tư và các nhân viên.
* Giải pháp
- Địa điểm :tại bãi biển Cồn Đen - Thái Bình (xã Thái Đô- thuộc huyện Thái
Thụy -tỉnh Thái Bình )
- Số người hưởng lợi từ dự án :
+ Người dân địa phương có một môi trường sống và đặc biệt là môi trường biển
xanh sạch đẹp, môi trường biển xanh sạch đẹp giúp cho sức khỏe của nhân dân
đảm bảo và tốt hơn, điều kiện kinh tế phát triển hơn khi môi trường biển được
làm sạch, họ có thể sản xuất chăn nuôi, đánh bắt nhiều hải sản, môi trường sinh
thái biển được cân bằng giúp cho nguồn hải sản tăng lên, phong phú hơn
+ Các tổ chức, doanh nghiệp, hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng, dịch vụ
quanh bãi biển Cồn Đen bởi lẽ bãi biển trở nên xanh -sạch -đẹp kéo theo đó sẽ
thu hút về một lượng khách tahm quan rất lớn, là nguồn lợi vô cùng lớn đối với
họ

+ Du khách được thưởng thức, trải nghiệm, tham quan, trong một môi trường
sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh từ nước, không khí đến ăn uống ,nghỉ ngơi

7


- Được điều hành tại huyện Thái Thụy- tỉnh Thái Bình với phương pháp tuyên
truyền và vận động
- Thời gian: 1 năm
- Người thực hiện: chính quyền địa phương, người dân, du khách, doanh nghiệp
hộ kinh doanh.
- Vốn: Ngân sách địa phương, huy động vốn từ cộng đồng, kêu gọi tài trợ từ các
hộ kinh doanh, các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Tổ chức chuyên môn
+ Tên tổ chức: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Bình
Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thái Bình
2. Khai trương
2.1. Cuộc họp
+ Truyền thông đến với tất cả mọi người dân tại tỉnh Thái Bình trên kênh TB-TV
và một số tỉnh lân cận, trên fanpage của đài truyền hình tỉnh.
+ Xin thẩm định của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Bình.
+ Xin giấy tổ chức từ Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh, địa phương ( địa điểm
huyện Thái Thụy, Thái Bình).
+ Kế hoạch cụ thể lên sở, ngày giờ tổ chức.
2.2. Tổ chức khai trương
Điều tra:
Tình hình môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng tại khu vực biển
Cồn Đen, Thái Bình đang dần đi xuống, ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường của
người dân địa phương chưa được cao. Dự án Tuyên truyền, bảo vệ môi trường
biển Cồn Đen Thái Bình, có mục đích, nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng dân

cư sống trên địa bàn, huy động sự vào cuộc của chính quyền, các ban ngành và

8


các đối tượng dân cư trong công tác cải tạo tình hình môi trường, chung tay gìn
giữ và bảo vệ môi trường biển nói riêng, môi trường nói chung.
Để thực hiện dự án đi đến thành công rất mong sự chung tay đặc biệt của những
người trong cuộc, đó là cán bộ công nhân viên tại khu sinh thái biển Cồn Đen
bên cạnh đó là người dân địa phương. Cần nâng cao ý thức để có thể tiếp tục
phát triển du lịch

9


*Sơ đồ bộ máy quản lí

Giám đốc ban quản lí dự án
Phó giám đốc ban quản lí dự án

Trưởng bộ phận kế hoạch-kĩ thuật
Trưởng bộ phận tài chính kế toán

Bộ phận kế hoạch-kĩ thuật

Bộ phận tài chính-kế toán
Bộ phận hành chính tổ chức

Chuyên gia tư vấn


Chủ nhiệm

Tình nguyện viên
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong ban quản lí dự án:
10


Giám đốc :Là người chỉ huy cao nhất trong quá trình giám sát việc thực hiện dự
án. Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về chất lượng của dự án. Thường xuyên
kiểm tra đôn đốc nhà đầu tư thực hiện dự án để đảm bảo chất lượng và tiến độ
của dự án.
Phó giám đốc:Là người thay mặt giám đốc ban quan lý giải quyết việc khi giám
đốc đi vắng. là người trực tiếp quản lý giám sát tiến độ thực hiện và chất lượng
của dự án.
Bộ phận kĩ thuật :Tư vấn cho giám đốc và phó giám đốc về kĩ thuật dự án trong
quá trình giám sát.
Bộ phận tài chính kế toán :Thực hiện việc quyết toán tổng chi phí về toàn bộ
cơ sở vật chất, vật dụng trong dự án. Kiểm tra giám sát chi phí thức hiện dự án
đảm bảo không có gian lận trong hoạt động tài chính.
Bộ phận hành chính tổ chức :Thực hiện chức năng hành chính bao gồm các
giấy tờ xin cấp phép. Giám sát các tổ chức cá nhân tham gia thực hiện dự án.
Chủ nhiệm:Thực hiện nhiệm vụ rà soát các vấn đề trong dự án, những sai sót
hoặc nhầm lẫn theo các quý có trong kế hoạch
Yêu cầu đối với các vị trí trong ban quản lý
Đối với giám đốc:
- Quốc tịch: Việt Nam
- Giới tính: nam
- Trình độ học vấn: Đại học và trên đại học
11



- Chuyên môn: kinh nghiệm làm việc từ 2 năm trở lên, thành thạo đồ họa, giao
tiếp tiến anh tốt
- Trình độ chính trị: trung cấp hoặc cao cấp lý luận chính trị
Đối với phó giám đốc:
- Quốc tịch : Việt Nam
- Giới tính : nam
- Trình độ học vấn: đại học và trên đại học
- Chuyên môn: kinh nghiệm làm việc từ 2 năm trở lên. Có kĩ năng giao tiếp, khả
năng làm việc độc lập
Đối với các trưởng bộ phận:
Tốt nghiệp đại họccó kĩ năng giao tiếp trình bày, đàm phán… khả năng làm việc
theo nhóm, có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên, chuyên môn và sức khỏe theo yêu
cầu củ công việc cụ thể
Đối với nhân viên các bộ phận:
Kĩ năng giao tiếp tốt đặc biệt là thuyết trình tốt, khả năng làm việc phải chủ
động sáng tạo, thành thạo phần mềm văn phòng, để cập nhật tình hình
Có trình độ chuyên môn trong các lĩnh vực và công việc cụ thể
Chế độ làm việc
Giờ làm việc hành chính theo quy định của luật lao động 8h/ngày. Nghỉ thứ 7,
chủ nhật và các ngày lễ tết theo quy định. Có chế độ nghỉ phép theo định kì và
khối lượng công việc đã hoàn thành.
Chức vụ
Giám đốc
Phó giám đốc
Trưởng bộ phận
Chủ nhiệm
Nhân viên

Lương( triệu đồng/tháng)

11
8
6
4
2,5 đến 3

Thành phần tham gia

12


Bộ, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Bình

Bộ, Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Bình

Cán bộ công nhân viên tại khu sinh thái biển Cồn Đen

Chính quyền và nhân dân địa phương xã Thái Đô,
huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
Thời gian: 02/05/2018
*Sơ đồ quản lí và tiến trình dự án
Lãnh đạo giao
tiếp thúc đẩy

Quản trị

Hoạch định

Thực hiện


Kiểm tra

Kết quả

Giám sát

-Thực hiện: các hoạt động cần triển khai trong dự án theo tiến trình
13


-Quản trị: cách thức lập kế hoạch, tổ chức và quản lí, giám sát phát triển dự án
-Hoạch định: đưa ra những phương hướng, cách đi cũng như cách giải quyết dự
án
-Kiểm tra: rà soát nhìn lại cách thức hoạt động của dự án
-Lãnh đạo giao tiếp thúc đẩy: cấp quản lí sẽ thông qua một hoạt động để phát
triển trong dự án
-Kết quả dự án: Điểm mạnh, điểm yếu của dự án
*Biểu đồ GRANTT của dự án
Hoạt động
Thời gian hoàn thành
1. Kêu gọi tuyên truyền, vận
động người dân trong tỉnh Bắt đầu từ 02/11/2017- 02/04/2018
trên các phương tiện truyền
thông, fanpage
2. Gửi thư đến các địa bàn Bắt đầu từ 02/01/2018- 02/03/2018
trong tỉnh
3. Xin giấy tổ chức để thực
hiện dự án từ sở tài nguyên Bắt đầu 1/10/2017- 28/10/2017
và môi trường tỉnh Thái Bình
4. Xin giấy tổ chức từ sở văn

hóa và thể thao và du lịch tại Bắt đầu 15/10/2017- 30/10/2017
tỉnh Thái Bình
5. Gửi thư đến các nhà tài trợ
6. Tuyển tình nguyện viên
7. Chuẩn bị cơ sở vật chất
Để thực hiện dự án,

Bắt đầu 02/11/2017- 02/03/2018
Bắt đầu 02/11/2017- 02/03/2018
Bắt đầu 02/01/2018- 15/03/2018
cần có sự liên kết giữa các hoạt động với nhau. Đó là cần

phải tuyên truyền phổ biến tới người dân để thấy rõ sự tương tác trong sự tiếp
nhận của họ ra sao thì mới có kế hoạch dự án. Đó là sự phê duyệt từ Sở tài
nguyên môi trường, Sở văn hóa thể thao và du lịch của tỉnh thì mới bắt đầu thực
hiện dự án được

14


3. Thực hiện
3.1.Nội quy thực hiện
* Quy định chung
Quy định cụ thể về việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi
trường theo kế hoạch. Nhằm mục tiêu phát triển bền vững, đáp ứng thực tiễn và
nhu cầu quy hoạch và bảo vệ môi trường.
Nội dung chính của dự án bảo vệ môi trường gồm: diễn biến, mục tiêu quản lý
môi trường;Thực trạng phát thải khí và chất lượng môi trường không khí; mục
tiêu và giải pháp quy hoạch đối với các hoạt động phát triển có nguồn phát thải
khí lớn; Thực trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường; mục tiêu và các giải pháp

phòng ngừa suy thoái, ô nhiễm môi trường, cách phục hồi; v.v… Quy hoạch bảo
vệ môi trường được lập ở 02 cấp độ là cấp địa phương và cấp tỉnh.
*Quy định khoa học
Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường, dự án phải tiến hành
tham vấn UBND, tỉnh và tổ chức thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân
cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án; nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến khách
quan, kiến nghị hợp lý của các đối tượng liên quan được tham vấn để hạn chế
thấp nhất tác động bất lợi của dự án đến môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học
và sức khỏe cộng đồng. Với những quy định về việc tham vấn cộng đồng dân cư
tại khu sinh thái biển Cồn Đen cần tác động trực tiếp bởi dự án hy vọng việc
thực hiện dự án sẽ nhận được sự đồng thuận cao hơn và tiếp cận dần với tham
vấn trong đánh giá tác động môi trường của các nước tiên tiến.

15


Để Nghị định này được thực thi hiệu quả và có tính khả thi cao trong thực tiễn,
Bộ Tài nguyên & Môi trường đang khẩn trương hoàn thiện Thông tư quy định
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo
vệ môi trường; Thông tư hướng dẫn về Quy hoạch bảo vệ môi trường và Thông
tư quy định về chứng chỉ tư vấn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường.
3.2. Tiếp nhận thông tin, quản lí dự án
Tập trung giải quyết ba vấn đề chính:
Một là, lập, vận hành đường dây nóng (gồm số điện thoại và địa chỉ thư điện tử)
để tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, du khách,cá nhân
về vấn đề ô nhiễm môi trường, hoạt động thông suốt, liên tục 24/24 giờ trong
ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ được chấn chỉnh, thiết
lập và đặt tại Sở TN&MT.
Hai là, xây dựng, ban hành, thực hiện quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và

phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân
Ba là, xây dựng, vận hành phần mềm trực tuyến tiếp nhận, xử lý thông tin phản
ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về vi phạm pháp luật tài nguyên và môi
trường
Để tổ chức triển khai thác cũng như thực hiện các nội dung trên, chỉ thị đã quy
định trách nhiệm, thời hạn hoàn thành cụ thể đối với các đơn vị liên quan trực
thuộc Bộ TN&MT, Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3.3. Kế hoạch phòng chống rủi ro
16


Cần xác định rõ vấn đề
Đóng khung vấn đề  Phát triển mô hình nhận hức  Kế hoạch hóa đánh giá rủi
ro  Sàng lọc và ưu tiên rủi ro cần đánh giá
Cách thức giải quyết
Trình bày rõ vấn đề  Nhận dạng nguyên nhân  Đánh giá rủi ro  Đánh giá xác
xuất có thể xảy ra tiếp  Đặc tính và cách thức thay thế rủi ro
3.4. Kiểm tra, giám sát dự án
Kiểm tra chất lượng
Thứ nhất, tiếp tục duy trì vận hành liên tục, hiệu quả hệ thống xử lý khí thải,
nước thải trong suốt quá trình hoạt động;
Thứ hai, sớm ban hành quy trình gắn với trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, nhân
viên trong quá trình vận hành hệ thống xử lý toàn bộ các chất thải;
Thứ ba, xây dựng và phê duyệt các định mức vật tư, hóa chất, năng lượng,
nước…, quản lý hệ thống định mức này theo các tiêu chuẩn ISO và công khai để
cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ;
Thứ tư, khu sinh thái cần sớm có biện pháp xử lý triệt để mùi hôi tại các khu
vực có khả năng phát sinh trong quá trình thực hiện dự án;
Thứ năm, cần công khai kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm thu gom, xử lý
chất thải.

17


3.5.Hoạt động tài chính
Dự trù kinh phí: 610.000.000đ
Thời gian thực hiện dự án: Từ 02/05/2018 đến 02/05/2019
Kinh phí được chia cho 2 mảng chính: Trang thiết bị và nhân sự
*Trang thiết bị
ST

Nội dung

Giá tiền

T
1
2

Thùng rác
100.000đ/cái
Vật dụng thu 60.000đ/chổi

Số lượng

Thành tiền

200
100

=20.000.000

=10.000.000

500
20
50
50
200
800m

=5.000.000
=15.000.000
=50.000.000
=25.000.000
=10.000.000
=50.000.000

gom rác( chổi, 40.000đ/gầu hót
3
4
5
6
7
8

gầu hót)
Cây con
Bang rôn
Ghế đá
Ô che
Bóng đèn

Dây điện

10.000đ/cây
300.000đ/cái
1.000.000đ/cái
500.000đ/cái
50.000đ/cái
62.500đ/1m

Tổng thành tiền: 175.000.000

*Nhân sự
ST

Nội dung

Giá tiền

Số lượng

T
1
2

Lao công
3.500.000đ/người/tháng
Tuyên truyền 1.000.000đ/tháng

20 người
=70.000.000đ

5 người * =250.000.000

3

viên
Dựng

50 ngày
48 ngày

4

khấu
Nước

sân 1.500.000đ/ngày
uống, 20.000đ/người

Thành tiền

đ
=75.000.000đ

5 người * =5.000.000đ
18


5

hoa quả

Tiền ăn tuyên 40.000đ/người

50 ngày
5 người *

=10.000.000đ

6

truyền viên
Tiền
quà

50 ngày
50 ngày

=25.000.000đ

dành

cho

người

giao

lưu

Tổng thành tiền: 435.000.000đ
3.6.Các phương pháp thực hiện

* Xác định đối tượng tuyên truyền
Phân loại các đối tượng tuyên truyền như: học sinh, sinh viên, dân cư địa
phương.
Tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho từng đối tượng.
Bàn bạc, thảo luận nhằm đạt được sự đồng thuận từ cộng đồng.
* Xác định nội dung tuyên truyền
Tuyên truyền về thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay:
+ Ô nhiễm môi trường đất
+ Ô nhiễm môi trường nước
+ Ô nhiễm môi trường không khí.

19


Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người
dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành
các xung đột xã hội gay gắt.
Để ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm môi
trường biển, cán bộ cũng cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau
đây:
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó
những chế tài xử phạt phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi
phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý môi trường trong kế
hoạch sự án cần đạt các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ
nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.
Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi
trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát
môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những
hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao

năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi
trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt
động đó.
Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cần hệ thống thu gom,
xử lí nước thải , phân tích môi trường tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt
động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải,
rác thải .

20


Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác
động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn
tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay
không cấp giấy phép đầu tư.
Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã
hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật
bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong
việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người
nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên
- con người - xã hội.
* Cách thức tổ chức tuyên truyền
Xây dựng các buổi tọa đàm tại trường học cho đối tượng học sinh, sinh viên
Tập huấn tọa đàm cho dân cư địa phương tại nhà văn hóa địa phương
Trong thời gian qua, hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về
bảo vệ môi trường đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm và đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của người dân và cộng
đồng về bảo vệ môi trường. Các sự kiện lớn về môi trường như Giờ Trái đất,
Ngày Trái đất (22/4), Ngày Môi trường thế giới (5/6); Ngày quốc tế Đa dạng
sinh học (22/5), Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn... được phát động ở cả

Trung ương và địa phương.
Bên cạnh đó, nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng
đồng cũng được tổ chức thông qua các tư liệu, tranh ảnh, chiến dịch truyền
thông đại chúng, phương tiện truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình),
các cuộc thi sáng tác, viết, vẽ, tìm hiểu pháp luật về môi trường, các cuộc vận
21


động quần chúng tham gia bảo vệ môi trường... các phong trào, hoạt động có ý
nghĩa về bảo vệ môi trường đã được tổ chức, huy động đông đảo nhân dân tham
gia như: Cuộc thi Sáng tác ảnh về môi trường; Ngày hội tái chế chất thải hưởng
ứng Giờ Trái đất năm ,Hội thi tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường và
thu gom, phân loại chất thải …
Để trang bị cho cộng đồng những kỹ năng hành động bảo vệ môi trường hiệu
quả, nhiều chương trình giáo dục bao gồm cả chính khóa và ngoại khóa đã được
triển khai tới các cấp học trong hệ thống giáo dục. Trong đó, những tài liệu, ấn
phẩm, sách giáo khoa, sách tham khảo về bảo vệ môi trường đã được biên soạn
và phát hành .
Nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về
BVMT cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp:
Tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, ngành, đoàn thể và tổ
chức chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường.
Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi
trường thông qua các phương tiện thông tin và truyền thông cũng như hoạt động
giáo dục pháp luật về môi trường.
Hình thành các loại hình tổ chức đánh giá, tư vấn, giám định, công nhận,
chứng nhận về bảo vệ môi trường; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham
gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ
khác. Phát triển các phong trào quần chúng, vận động nhân dân tích cực tham
gia bảo vệ môi trường. Phát hiện và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến

trong hoạt động bảo vệ môi trường; gắn nội dung bảo vệ môi trường với phong
trào Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường.
Các cơ quan truyền thông đại chúng phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý
nhà nước về môi trường và các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng chuyên mục,
chuyên đề, phóng sự về môi trường; đa dạng hóa hình thức và nội dung truyền
22


thông môi trường; đưa tin chính xác, thường xuyên và kịp thời; phát hiện và
kiên quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
*Hợp tác
+ Chính quyền địa phương tại nơi xây dựng dự án.
Để xây dựng một dự án phát triển du lịch, đầu tiên cần có sự ủng hộ và hợp tác
của chính quyền địa phương cũng như các ban, ngành.
Kết hợp với phòng văn hóa huyện lên kế hoạch về hình thức du lịch địa phương,
kết hợp tham quan và trải nghiệm những nét đặc sắc trong văn hóa địa phương.
+ Công ti du lịch tại Thái Bình.
Công ty TNHH TM Và DL Hoàng Gia Việt Nam. Được hình thành và đi vào
hoạt động được gần 10 năm. Đến này đã trở thành 1 trong những công ty du lich
tại Thái Bình có uy tín, được sở VH - TT và DL cấp giấy chứng nhận.
Hoang Gia Travel là một trong những đơn vị tiên phong triển khai các sản
phẩm du lịch mới, tuyến điểm mới với giá thành hấp dẫn, cạnh tranh hơn nữa.
Song song với đóluôn lắng nghe nhu cầu du lịch của du khách để không ngừng
đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng.
Chính vì lý do đó để có thể phát triển du lịch, hoàn thành các mục tiêu đặt ra
của dự án cần hợp tác với một công ty du lịch có kinh nghiệp và khả năng như
Hoang Gia Travel.
+ Hợp tác với nhà hàng trong khu vực biển Cồn Đen Thái Bình.

23



Ngoài du lịch, ngắm cảnh, trải nghiệm dịch vụ thì ẩm thực cũng là một phần
quan trọng. Kết hợp với một nhà hàng hoặc chuỗi nhà hàng mang đến cho du
khách những món ăn là đặc sản của vùng miền, vừa đáp ứng nhu cầu thưởng
thức ẩm thực của du khách vừa để quảng bá hình ảnh cho địa phương. Cũng là
để đêm đến cho thực khách 1 địa chỉ ăn uống uy tín, chất lượng.
+ Hợp tác với công ty vệ sinh môi trường
Du lịch phát triển, du khách đến tham quan đông cũng đồng nghĩa với việc
lượng rác thải cũng tăng lên. Để đảm bảo cho khu đôndu lịch xanh, sạch đẹp,
tránh tình trạng ô nhiễm cần có một công ty vệ sinh môi trường thực hiện việc
thu gom rác thải và chăm sóc cho cây cối, cảnh quang khu du lịch.
+ Hợp tác với 1 số khách sạn, công ty du lịch khác: Khách sạn Sông Trà, Công
ty Du lịch Ánh Dương

4.Kết thúc
Đánh giá và tổng kết
Cuộc họp tổng kết sao cho phù hợp, thiết thực, hiệu quả là điều cần phải bàn.
Bởi trên thực tế, có không ít cuộc họp tổng kết được tổ chức theo “phong trào”,
hình thức, chiếu lệ, chủ yếu chỉ để thông qua các báo cáo, gây lãng phí thời gian.
Cần phải thấy rõ được hiệu quả trong các hoạt động được thực hiện trong kế
hoạch.
Để cuộc họp tổng kết thực sự mang lại hiệu quả, thiết nghĩ, việc tổng kết cần
được tiến hành nghiêm túc, trang trọng, thực chất trên tinh thần của sự chủ động.
24


×