Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP TRỪ CỎ BẰNG HÓA CHẤT TRÊN RUỘNG ĐẬU PHỌNG (LẠC) TẠI VÙNG ĐẤT XÁM TRẢNG BÀNG TÂY NINH VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
FG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP TRỪ CỎ BẰNG HÓA CHẤT TRÊN
RUỘNG ĐẬU PHỌNG (LẠC) TẠI VÙNG ĐẤT XÁM TRẢNG
BÀNG TÂY NINH VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 -2009

GVHD
SVTH
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:

NGUYỄN HỮU TRÚC
NGUYỄN THÀNH NAM
2003 – 2008
Nông Học

TP.HCM, năm 2009


NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP TRỪ CỎ BẰNG HÓA CHẤT TRÊN RUỘNG


LẠC TẠI VÙNG ĐẤT XÁM TRẢNG BÀNG TÂY NINH
VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 -2009

Tác giả

NGUYỄN THÀNH NAM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành nông học

Giáo viên hướng dẫn :
Thầy NGUYỄN HỮU TRÚC

Tháng 01/ 2010
i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành biết ơn:
Thầy giáo Nguyễn Hữu Trúc giảng viên khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm
đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa Nông học và các thầy, cô giáo trường đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn
Viện Ngiên Cứu Dầu Thực Vật.
Ban giám đốc trung tâm thực nghiệm Trảng Bảng cùng các anh, chị cán bộ kĩ
thuật, kĩ thuật viên đã tạo thuận lợi về mọi mặt, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện thí
nghiệm trên đồng ruộng.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình thực hiện đề tài này không thể

tránh khỏi những những thiếu sót, rất mong nhận được sự thong cảm và những đóng góp
ý kiến của quý thày, cô, các cơ quan chức năng, cộng sự và bạn bè để tôi rút ra được
những bài học quý báu và có thêm kinh nghiệm trong học tập và công tác của mình trong
thời gian tiếp theo.
Một lần nữa xin chân thành cảm ỏn !

Nguyễn Thành Nam

ii


TÓM TẮT
NGUYỄN THÀNH NAM , SINH VIÊN LỚP TC03NH , ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TP. HỒ CHÍ MINH , THÁNG 3/2009. NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP TRỪ CỎ BẰNG
HÓA CHẤT TRÊN RUỘNG LẠC TẠI VÙNG ĐẤT XÁM TRẢNG BÀNG TÂY
NINH VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 -2009”
Giảng viên hướng dẫn : Thầy NGUYỄN HỮU TRÚC
Đề tài thực hiện biện pháp trừ cỏ bằng hoá chất cho cây lạc, với một số thuốc trừ cỏ
thuộc nhóm thuốc tiền nảy mầm, hậu nảy mầm và sự kết hợp của hai nhóm thuốc này,
nhằm tìm ra loại thuốc có hiệu lực trừ cỏ cao và an toàn với cây lạc, song song đề tài cũng
so sánh hiệu quả kinh tế của các hoá chất này, nhằm giúp người nông dân trồng lạc lựa
chọn được loại thuốc phù hợp.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, đơn yếu tố với 3 lần lặp lại,
gồm 7 nghiệm thức:
NT1: Làm cỏ tay.
NT2: Sử lý thuốc trừ cỏ Dual720EC + Supertagar5EC.
NT3: Sử lý thuốc trừ cỏ Dual720EC.
NT4: Sử lý thuốc trừ cỏ Lasso48EC.
NT5: Sử lý thuốc trừ cỏ Supertagar5EC.
NT5: Sử lý thuốc trừ cỏ Nabu12.5EC .

NT7: Đối chứng không làm cỏ tay, không sử dụng thuốc trừ cỏ.
Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20m2 ; tổng diện tích lô thí nghiệm với 3 lần lặp lại là
585m2 .
Thời gian thí nghiệm 25/11/2008 – 30/2/2009
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
+ Các loại thuốc trừ cỏ Dual và Lasso, thuộc nhóm thuốc tiền nảy mầm có tác dụng
trừ tốt các loại cỏ thuốc nhóm hoà bản, cói lác và lá rộng trên ruộng lạc, làm giảm mật số
và khối lượng chất khô của ba nhóm cỏ so với đối chứng, không khác biệt so với NT làm
cỏ bằng tay.
iii


+ Các loại thuốc trừ cỏ thuộc nhóm hậu nảy mầm như Supertagar và Nabu diệt trừ cỏ
không cao, hiệu quả kinh tế thấp so với nhóm thuốc tiền nảy mầm (trên chân ruộng mà
áp lực cỏ dại quá lớn, đặc biệt là cỏ cói lác và lá rộng thuộc địa bàn thí nghiệm).
+ Kết hợp hai loại thuốc trừ cỏ Dual + Supertagar , cho thấy hiệu quả trừ cỏ chỉ
tương đương với nhóm thuộc tiền nảy mầm.
+ Tất cả các loại thuốc đều không gây độc hại cho cây lạc, không ảnh hưởng đến tỷ lệ
nảy mầm và sinh trưởng phát triển của cây.
+ Hiệu quả kinh tế của nghiệm thức sử dụng nhóm thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm là cao
nhất, theo sau là nhóm thuốc hậu nảy mầm; làm cỏ tay tuy cho tổng thu cao nhất, nhưng
do chi phí công làm cỏ cao, nên đạt lợi nhuận thấp hơn so với sử dụng thuốc trừ cỏ.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa


i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

V

Danh sách các hình

Vii

Danh sách các bảng

Viii

Các chữ viết tắt

x

Chương 1. GIỚI THIỆU

1


1.1. Đặt vấn đề

1

1.2 Mục đích và yêu cầu của thí nghiệm

2

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Những hiểu biết chung về cỏ dại

3

2.1.1 Khái niệm về cỏ dại

3

2.1.2 Những đặc điểm chung về cỏ dại

3

2.1.3 Tác hại của cỏ dại gây nên cho cây trồng

4

2.2 Biện pháp phòng trừ cỏ dại


5

Chương 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

11

3.1 Điều kiện thí nghiệm

11

3.1.1 Địa điểm thực hiện

11

3.1.1.2 Thời gian

11

3.1.1.3 Vật liệu thí nghiệm

11

3.1.1.4 Điều kiện đất đai thí nghiệm

11

3.1.1.5 Đặc điểm lí hoá tính của đất làm thí nghiệm

12


3.1.1.6 Điều kiện khí hậu, thời tiết trong quá trình thí nghiệm

13

v


3.2 Phương pháp thí nghiệm

14

3.2.1 Các nghiệm thức thí nghiệm

14

3.2.3 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thí nghiệm

16

3.2.3.1 Thuận lợi

16

3.2.3.2 Khó khăn

16

3.3 Quản lý và chăm sóc

16


3.3.1 Bón phân

16

3.3.2 Phương pháp canh tác

17

3.3.2.1 Làm đất

17

3.3.2.2 Thử sức nẩy mầm

17

3.3.2.3 Chuẩn bị giống

17

3.3.2.4 Phương pháp xử lý thuốc

17

3.4 Các chỉ tiêu theo dõi

18

3.4.1 Trên cỏ dại


18

3.4.2 Mật số từng nhóm cỏ (cây/m2) lúc 28, 35, 42 và 56 NSKG

18

3.4.3 Mật số từng loài cỏ (cây/m2) giai đoạn 56 NSKG

18

3.4.4 Hiệu quả kinh tế các nghiệm thức

22

3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu

22
23

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thành phần, mật số và mức độ phổ biến của cỏ dại trên ruộng đậu 23
phọng
4.1.2 Đặc điểm hình thái của các loài cỏ có trong khu thí nghiệm

14

4.2 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số (cây/m2) và khối lượng chất 28
khô (g/m2) của cỏ dại trong thí nghiệm

4.2.1 Ảnh hưởng của thuốc đến mật số (cây/m2) và tỉ lệ (%) từng nhóm 28
cỏ ở 28 NSKG trên ruộng đậu phọng
4.2.2 Ảnh hưởng của thuốc đến mật số (cây/m2) và tỉ lệ (%) từng
nhóm cỏ ở 35 NSKG của giống đậu phọng VD2

vi

30


4.2.3 Ảnh hưởng của thuốc đến mật số (cây/m2) và tỉ lệ (%) từng

31

nhóm cỏ ở 42 NSKG
4.2.4 Ảnh hưởng của thuốc đến mật số (cây/m2) và khối lượng chất

33

khô (g/m2) của từng loại cỏ ở 56 NSKG
4.2.5 Hiệu lực diệt cỏ của các loại thuốc hoá học trên ruộng đậu phọng 37
56 NSKG
4.3 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến sinh trưởng – phát triển và năng suất 39
của đậu phọng
4.3.1 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến thời gian sinh trưởng và phát

40

triển của giống đậu phọng VD2
4.3.2 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến đặc tính sinh trưởng của giống


42

đậu phọng VD2
4.3.3 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến các yếu tố cấu thành năng suất

43

giống đậu phọng VD2
4.3.3.1 Ảnh hưởng độc hại của thuốc đối với sinh trưởng của giống đậu

43

phọng VD2 ở các giai đoạn sau xử lý thuốc
4.3.3.2 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến các yếu tố cấu thành năng suất 44
và năng suất của giống đậu phọng VD2
4.4 Năng suất và hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các loại thuốc trừ cỏ 48
cho đậu phọng vụ đông xuân 2008 – 2009
4.4.1 Năng suất thực tế

48

4.4.2 Hiệu quả kinh tế

49

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

51


5.1 Kết luận

51

5.2 Đề nghị

51

CHƯƠNG 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

53

PHỤ LỤC

-

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
TÊN HÌNH – SƠ ĐỒ

Trang

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

15

Hình 4.1 Đặc điểm hình thái của cỏ rau mương và cỏ chổi


25

Hình 4.2 Đặc điểm hình thái của lồng vực cạn và mền trầu

26

Hình 4.3 Đặc điểm hình thái của u du và cỏ gấu

27

DANH SÁCH CÁC BẢNG
TÊN BẢNG

Trang

Bảng 4.1 Thành phần, mật số và mức độ phổ biến của cỏ dại trên khu thí

24

nghiệm tại ruộng đậu phọng vùng đất xám Trảng Bàng Tây Ninh
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của thuốc đến mật số (cây/m2) và tỉ lệ (%) từng

28

nhóm cỏ ở 28 NSKG trên ruộng đậu phọng
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của thuốc đến mật số (cây/m2) và tỉ lệ (%) từng

30

nhóm cỏ ở 35 NSKG

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của thuốc đến mật số (cây/m2) và tỉ lệ (%) từng

32

nhóm cỏ ở 42 NSKG
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của thuốc đến mật số (cây/m2) và khối lượng chất

33

khô (g/m2) từng nhóm cỏ ở 56 NSKG
Bảng 4.5 a Ảnh hưởng của thuốc đến mật số từng loại trong nhóm cỏ lá

34

rộng (cây/m2) cỏ ở 56 NSKG
Bảng 4.5 b Ảnh hưởng của thuốc đến mật số từng loại trong nhóm cỏ

35

hoà bản (cây/m2) cỏ ở 56 NSKG
Bảng 4.5 c Ảnh hưởng của thuốc đến mật số từng loại trong nhóm cỏ cói 36
lác (cây/m2) cỏ ở 56 NSKG
Bảng 4.6 Hiệu lực trừ một số nhóm cỏ chính trên ruộng đậu phọng 56 38
NSKG
viii


Bảng 4.7 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến thời gian sinh trưởng và phát 41
triển của giống đậu phọng VD2
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến đặc tính sinh trưởng của giống 42

đậu phọng VD2
Bảng 4.9 Ảnh hưởng độc hại của thuốc đối với sinh trưởng của giống 44
đậu phọng VD2 ở các giai đoạn sau xử lý thuốc
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến các yếu tố cấu thành năng 46
suất của giống đậu phọng VD2
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến các yếu tố cấu thành năng 46
suất và năng suất
Bảng 4.12 Hiệu quả kinh tế của các loại thuốc trừ cỏ

48

Bảng 4.13 Giá công lao động, vật tư nông nghiệp, giá nông sản và các 50
chi phí cần thiết trong cùng thời điểm thực hiện đề tài

ix


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt………………………... Viết đầy đủ
ĐBSCL

Đồng bằng song Cửu Long

Dual…………………………..

Dual 720 EC

Lasso…………………………

Lasso 48 EC


Nabu………………

Nabu 12,5 E

NSKG………………………… Ngày sau khi gieo
NTDC………………………… Nghiệm thức đối chứng
Super Targa…………………... Super Targa 5 EC

x


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Bên cạnh sâu bệnh hại, cỏ dại là một loại dịch hại quan trọng, nguyên nhân chính làm
giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng. Thuật ngữ “cỏ dại” phần nào đã phản ánh
được tác hại và sự khác nhau giữa cỏ dại với cây trồng.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm cỏ dại, tuy nhiên đều có một điểm
chung nhất đó là dựa trên cơ sở lợi ích của con người. Buchholt (1967) đã đưa ra một khái
niệm tổng quát nhất về cỏ dại, đó là loại thực vật phát triển không đúng chỗ, ở những nơi
mà con người không mong muốn và làm tổn hại tới lợi ích của con người”. Từ xa xưa con
người đã biết bảo vệ cây trồng trong đó biện pháp nhổ cỏ tay được coi là biện pháp sơ
khai nhất. Từ cuối thế kỷ thứ 19 cho tới khoảng 40 năm đầu của thế kỷ 20, người ta sử
dụng các hóa chất vô cơ để trừ cỏ. Cho đến năm 1941, khi 2,4 D - hoá chất trừ cỏ hữu cơ
biệt tính đầu tiên ra đời đã mở ra một thời kỳ mới - thời kỳ của thuốc trừ cỏ hữu cơ tổng
hợp, và quản lý cỏ dại bằng hóa chất đã phát triển mạnh mẽ và thay thế dần biện pháp làm
cỏ tay. Cho tới hiện nay theo yêu cầu của thực tiễn sản xuất, đã có hàng vạn hóa chất trừ
cỏ mới ra mang lại hiệu quả trừ cỏ cao.
Trong các loại cây trồng thì đậu phọng thuộc nhóm bị thiệt hại do cỏ dại cạnh tranh

mạnh nhất, do bởi đặc tính đất đai luôn đủ ẩm, nhưng không ngập nước trên ruộng đậu
phọng đã làm cho hạt cỏ có đủ ôxy để nẩy mầm và phát triển. Đầu tư chi phí phòng trừ cỏ
dại trên ruộng đậu phọng chiếm trung bình từ 1-3 triệu đồng/ha trong tổng chi phí sản
xuất. Sử dụng biện pháp trừ cỏ bằng tay trong giai đoạn hiện nay với giá nhân công lao
động ngày quá cao đã làm gia tăng giá thành sản xuất, người nông dân vì thế không dám
mở rộng diện tích trồng đậu phọng, hoặc nếu như không áp dụng bất cứ biện pháp phòng
trừ cỏ dại nào đôi khi đậu phọng bị thất thu hoàn toàn.

1


Sử dụng hóa chất trừ cỏ hiện nay là biện pháp khá phổ biến không những áp dụng
trên cây đậu phọng mà còn nhiều cây trồng khác. Với ưu điểm rẻ tiền, hiệu quả trừ cỏ
nhanh, có thể khống chế cỏ dại trên diện tích lớn, biện pháp hóa học đã ngày càng chiếm
ưu thế. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất người nông dân sử dụng còn thiếu kỹ thuật như
chưa chọn được loại thuốc trừ cỏ phù hợp, thời gian sử dụng thuốc và phương pháp phun
xịt chưa đúng cách, điều này đã dẫn đến làm giảm hiệu lực của thuốc, ảnh hưởng đến sinh
trưởng và năng suất của cây đậu phọng. Xuất phát từ những vấn đề nói trên, được sự cho
phép của khoa nông học trường đại học Nông Lâm TPHCM và sự giúp đỡ của Trung tâm
thực nghiệm Trảng Bàng (Viện Nghiên cứu dầu thực vật) chúng tôi thực hiện đề tài “
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP TRỪ CỎ BẰNG HÓA CHẤT TRÊN RUỘNG ĐẬU
PHỌNG (LẠC) TẠI VÙNG ĐẤT XÁM TRẢNG BÀNG TÂY NINH VỤ ĐÔNG
XUÂN 2008 -2009”
1.2 Mục đích và yêu cầu của thí nghiệm
* Mục đích
Nghiên cứu biện pháp trừ cỏ bằng hoá chất trên ruộng đậu phọng (lạc) tại vùng đất
xám Tây Ninh vụ đông xuân 2008 – 2009.
* Yêu cầu
+ Xác định thành phần và mật số của các loại cỏ dại hiện diện rên ruộng trồng đậu
phọng tại vùng đất xám Tây Ninh vụ đông xuân 2008 – 2009.

+ Xác định hiệu lực của một số thuốc trừ cỏ trên ruộng đậu phọng.
+ Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đối với sinh trưởng và năng suất đậu phọng.
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng hoá chất diệt cỏ trên ruộng đậu phọng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Cỏ dại cạnh tranh với cây trồng về dinh dưỡng, ánh sáng và khoảng không gian để
sống, chất lượng nông sản cũng bị giảm sút bởi sự lẫn tạp của hạt cỏ trong hạt cây trồng,
sự lẫn lộn hạt, thân, lá cỏ do bị đứt đoạn trong các sản phẩm nông nghiệp đặc biệt trong
các loại nông sản hạt nhỏ như lúa, mè.. Cỏ dại còn là nơi trú ngụ của nhiều loại dịch hại
như sâu bệnh và chuột.
Khác với một số loại dịch hại gây hại cho cây trồng, cỏ dại không bùng phát thành
dịch, mức độ gây hại từ từ trong thời gian dài khiến cho con người chủ quan và chỉ khi
phát triển thành dịch làm giảm năng suất nghiêm trọng thì chúng mới được để ý tới và khi
đó chi phí quản lý cỏ dại là rất lớn.
2.1 Những hiểu biết chung về cỏ dại
2.1.1 Khái niệm về cỏ dại
Có nhiều quan điểm khác nhau về cỏ dại, tuy nhiên tất cả các quan điểm đều thống
nhất về cỏ dại là những thực vật có thể cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng và khoảng không
gian sống với cây trồng, làm giảm năng suất và chất lượng. Cỏ dại là loại loại thực vật
phát triển ngoài ý muốn của con người tốn kém trong chi phí sản xuất.
2.1.2 Những đặc điểm chung về cỏ dại
Có nhiều cách phân loại cỏ dại, dựa vào đặc điểm hình thái, người ta có thể phân
thành nhóm cỏ hòa bản, nhóm lá rộng và nhóm cói lác. Dựa vào thời gian sinh trưởng, có
thể phân loại cỏ dại thành cỏ hằng niên và cỏ đa niên. Ngoài ra, người ta có thể phân loại
cỏ dại dựa theo hình thức sinh sản (dinh dưỡng, sinh thực) v.v.
Đặc điểm chung nhất của cỏ dại là sinh trưởng – phát triển mạnh và có thể cạnh tranh

dinh dưỡng, ánh sang đối với cây trồng.

3


2.1.3 Tác hại của cỏ dại gây nên cho cây trồng
Bên cạnh sâu bệnh hại cỏ dại là kẻ thù thường xuyên và nguy hiểm đối với cây
trồng, theo tài liệu điều tra của FAO (tổ chức lương nông thế giới) thì thiệt hại gây ra
hàng năm trên thế giới do cỏ dại gây ra có thể nuôi sống một nghìn triệu người. Vì vậy
việc phòng trừ cỏ dại trở thành vấn đề kĩ thuật cấp bách và quan trọng để bảo vệ cây
trồng, nâng cao năng suất và phẩm chất nông sản. Theo USDA, Econ Statis (1981 -trích
theo Phạm Thị Phương Lan, 2005) trung bình sản lượng cây trồng trên thế giới bị thất
thoát do cỏ dại trực tiếp hay gián tiếp gây ra vào khoảng 15% tổng chi phí sản xuất hàng
năm, ước tính vào khoảng 60 triệu tấn/năm (tính trong giai đoạn 1977 đến 1979). Tuỳ vào
từng điều kiện canh tác và cây trồng cụ thể mà sự thất thoát năng suất cây trồng do không
kiểm soát được cỏ dại biến thiên từ 40 – 100% (Moody, 1997- trích theo Phạm Thị
Phương Lan, 2005) và ở Việt Nam từ 16 -96% (Võ Mai, 1997).
● Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sang và khoảng không gian để sống với cây
trồng:
Từ xa xưa Ông bà ta đã có câu “công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn’. Thật
vậy, do tốc độ sinh trưởng phát triển mạnh, với mật số cao nên cỏ dại có khả năng cạnh
tranh dinh dưỡng, ánh áng vớp cây trồng rất mạnh mẽ. Thân lá cỏ dại mọc cao có thể lấn
át cây trồng. Bộ rễ khoẻ, ăn sâu trong đất hút nước, dinh dưỡng khóang làm cho cây trồng
phát triển kém, còi cọc, thậm chí không cho thu hoạch.
Cỏ dại còn làm giảm chất lượng nông sản. Hạt cỏ dại lẫn trong hạt cây trồng làm
giảm phẩm chất hạt, như hạt cỏ lồng vực lẫn trong lúa, hạt cỏ lẫn trong hạt mè. Khi thu
hoạch thân, lá cỏ đứt đoạn lẫn trong nông sản làm giảm chất lượng nông sản. v.v
● Cỏ dại tiết ra những chất độc gây hại cho cây trồng
Bộ rễ của cỏ dại trong quá trình sống có thể tiết ra những chất độc gây hại cho cây
trồng (quan hệ đối kháng). Kết quả nghiên cứu khi tướí cho lúa mì, cây lanh và cây cải

bằng nước chiết xuất từ rễ hoặc từ đất có sự hiện diện của rễ cây mỹ nhân (Papaver
rchoes L.), cây tử kinh (Lepidium draba L.) hoặc từ một số loại cỏ khác thì hạt các cây
trồng trên bị giảm tỷ lệ nẩy mầm ( Phùng Đăng Chinh. 1978).

4


● Cỏ dại là ký chủ của sâu bệnh
Cỏ dại do mọc lẫn hoặc xen trong ruộng cây trồng, cỏ dại mọc trên bờ ruộng, nên
là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu, bệnh đa kí chủ. Đặc biệt một số loại sâu hại
nghiêm trọng như sâu ăn tạp, sâu xanh, sâu xám, bệnh khô vằn, bệnh đốm nâu v.v Một
vài cỏ dại thuộc họ cải mọc hoang (Cruciferae), Là ký chủ của nguồn bệnh sưng rễ bắp
cải (Plasmodiophora brassicae), cỏ cối xay (Abutilon indicum), thuộc họ bông mang bệnh
giác ban bông (Xanthomonas malvaramaseum), cỏ lồng vực là ký chủ của sâu sám (
Agrotis ypsilon), bọ xít đen (Scotinophora lurida. Burn) hại lúa đẻ trứng trên cỏ lồng vực
(Nguyễn Thư 1969 – trích theo Phùng Đăng Chinh, 1978), bọ rầy xanh đuôi đen mang
virus gây bệnh vàng lụi cho lúa trong những điều kiện nhất định, thường ẩn náu sống trên
cỏ dại (Đường Hồng Dật 1968 – trích theo Phùng Đăng Chinh, 1978).
2.2 Biện pháp phòng trừ cỏ dại
Có nhiều biện pháp quản lý cỏ dại, mỗi biện pháp đều có những ưu nhược điểm. Hệ
thống các biện pháp quản lí cỏ dại tổng hợp đó là sự kết hợp nhiều biện pháp từ khi gieo
trồng cho tới khi thu hoạch có tác dụng hạn chế cỏ dại, cân bằng hệ sinh thái đồng
ruộng.Có thể chia các biện pháp quản lý cỏ dại thành một số biện pháp chính như sau:
● Biện pháp ngăn ngừa
Nguồn hạt cỏ ban đầu rất quan trọng trong việc xâm nhiễm cỏ dại trên đồng ruộng.
Nguồn hạt cỏ tồn tại và bảo tồn sức sống trong đất rất lâu và có thể lan truyền bằng nhiều
cách: qua hạt giống, cây con, hom giống, qua nước, động vật và nhiều hoạt động khác của
con người vv. Để ngăn ngừa cỏ dại xâm nhập vào đồng ruộng cần cần chú trọng việc trừ
cỏ trước hoặc ngay sau khi chúng ra hoa kết quả trên đồng ruộng, có kế hoạt kiểm định cỏ
dại trong hạt giống cây trồng (Dương Văn Chín, 2002; Võ Mai, 1997).

● Làm đất để phòng trừ cỏ dại
Làm đất bao gồm làm đất trước khi gieo trồng, cày lật và xới xáo cho cỏ dại đứt thân
rễ và chết, làm đất như xới xáo, vun gốc trong thời kì cây đang sinh trưởng phát triển,
phát huy hiệu lực của phân bón, làm đất nhử cỏ mọc…Làm đất với các công cụ cũng như
các phương pháp làm đất khác nhau có hai mục đích là tạo môi trường sạch cỏ trước khi
gieo trồng, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Đây được coi là biện
5


pháp kinh tế góp phần kiểm soát cỏ dại (Dương Văn Chín. 1999).
● Quản lý nước
Hầu hết các hạt cỏ dại không nảy mầm ở điều kiện ngập nước do thiếu oxy, trên
ruộng cây trồng cạn do đất vừa đủ ẩm mà lại không bị ngập nước nên rất thuận lợi cho sự
nảy mầm và phát triển của cỏ dại. Tưới nước sớm trước khi gieo trồng, làm đất kỹ theo
sau kiểu ngập nước cho hạt cỏ tập trung trên mặt ruộng sau đó rút nước để cho mọc thành
thảm cỏ và cuối cùng có thể sử dụng các loại thuốc trừ cỏ không chọn lọc, hoặc xới đất
diệt cỏ, đây cũng là biện pháp làm giảm quỹ hạt cỏ trong đất (Phùng Đăng Chinh, 1978).
● Luân canh, xen canh, tăng vụ
Luân canh làm thay đổi điều kiện sống của cỏ dại. Luân canh giữa các cây trồng có
các chu kỳ sống và điều kiện sống khác nhau làm thay đổi quần thể cỏ dại trên ruộng. Các
cây trồng cạn như bắp, đậu nành, đậu phộng, đậu xanh v.v.luân canh với lúa có tác dụng
làm giảm thiểu mật số và quần thể các loại cỏ chịu nước trong ruộng lúa (Takahashi,
1986-trích theo Nguyễn Công Thành,1996). Ngoài ra luân canh còn có tác dụng tạo thế
cân bằng dinh dưỡng trên đồng ruộng, nâng cao độ phì nhiêu đất đai, tạo điều kiện cho
cây trồng phát triển tốt cạnh tranh được với cỏ dại.
Xen canh và tăng vụ làm tăng diện tích lá của cây trồng, hạn chế khoảng cách không
gian và thời gian làm cho cỏ dại không có điều kiện phát triển được.
● Che phủ mặt đất
Che phủ mặt đất có tác dụng hạn chế ánh sáng, hạn chế hạt, mầm, chồi cây cỏ không
đủ ánh sáng để phát triển, có nhiều cách, dùng vật liệu che phủ như dùng thân lá và tàn dư

cây trồng để che phủ. Dùng thảm thực vật là các cây phân xanh, các vật liệu nhân tạo như
màng phủ nông nghiệp cũng đều có tác dụng hạn chế cỏ dại rất tốt (Dương Văn Chín,
2002), tuy nhiên cũng có những nghiêm cứu cho thấy sử dụng các vật liệu che phủ thường
hạn chế sự trao đổi khí trong đất, phần nào hạn chế tới sự phát triển của vi sinh vật đất.
Sử dụng màng phủ nông nghiệp với cây đậu phọng cần chú ý chọn vật liệu mỏng, có
cấu tạo đặc biệt không ảnh hưỏng đến sự đâm tia và hình thành quả dưới đất.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, nông dân canh tác đậu phộng thường dùng các loại rơm
rạ che phủ sau khi trồng đã làm hạn chế cỏ dại một cách rõ rệt, ngoài ra còn giảm được
6


chi phí tưới nước.
● Các biện pháp khác
Nhổ cỏ bằng tay là biện pháp đơn giản dễ thực hiện, có thể áp dụng trong mọi giai
đoạn phát triển của cây trồng, và đã sử dụng từ rất lâu đời, hiện nay ở một số nước đang
phát triển nhổ cỏ bằng tay vẫn được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế
ngày càng phát triển, giá nhân công lao động ngày một tăng, nhổ cỏ bằng tay được coi là
biện pháp kém hiệu quả nhất (Dương Văn Chín).
Ngoài ra thì cắt cỏ, đốt và khè lửa có tác dụng tiêu diệt cỏ rất tốt tuy nhiên đó là một
biện pháp cực kì nguy hiểm, đặc biệt là những vùng rừng núi rễ gây nên cháy rừng.
● Kiểm soát cỏ dại bằng biện pháp sinh môi và sinh học
Các biện pháp sinh môi và sinh học là việc xác lập mật độ khoảng cách cây con hợp
lý, phát triển một cách đồng đều với sức khoẻ tốt và có thể cạnh tranh với cỏ dại một cách
tốt nhất. Theo Estorninos và Moody (1983) thì khi mật độ cây trồng cao có thể cạnh tranh
với cỏ dại tốt hơn, mật độ cao của cây trồng làm giảm rõ rệt khả năng tích luỹ chất khô
của cỏ. Trong trường hợp không kiểm soát được cỏ dại, Walia (1988) cho rằng nên áp
dụng gieo trồng với mật độ dày hơn (Trích theo Dương Văn Chín. 2002).
Sử dụng các giống cây trồng có khả năng cạnh tranh với cỏ như các giống thuộc loại
hình lá rũ thân cao ( Võ Mai, 1997), sử dụng giống cây trồng kháng cỏ dại kết hợp với kĩ
thuật canh tác khác. Giống đậu phọng thuộc loại thân bò hoặc nửa bò có thể hạn chế và

lấn át cỏ dại tốt hơn.
● Biện pháp sinh học
Biện pháp trừ cỏ sinh học là biện pháp quản lý cỏ dại tiên tiến nhất, góp phần bảo vệ
môi trường sinh thái và sức khoẻ con người, khắc phục tính kháng thuốc của cỏ dại. Có
nhiều các loại sinh vật đã được nghiên cứu và ứng dụng để tiêu diệt cỏ dại như côn trùng,
ốc, cḠmối, vịt đàn, vi sinh vật …Loại côn trùng được sử dụng thành công là bọ ăn rau
dền, ngài ký sinh trên rau riếp và bọ ăn lục bình. Bọ ăn lục bình được nhập khẩu từ một số
nước như Miến Điện hay Thái Lan, Nhật Bản, trong đó có Việt Nam (Võ Mai,1997).
Vi sinh vật được coi là tác nhân sinh học quan trọng trong phòng trừ cỏ dại, sử dụng
vi sinh vật phòng trừ cỏ dại theo hai cách đó là sử dụng trực tiếp vi sinh vật như nấm và vi
7


khuẩn để trừ cỏ và khai thác các độc tố trong vi sinh sinh vật giống như một loại thuốc trừ
cỏ sinh học.
● Biện pháp hoá học
Một đặc điểm nổi bật trong nền nông nghiệp thế giới là trải qua hơn ba mươi năm gần
đây, việc nghiên cứu vào ứng dụng biện pháp hoá học để phòng trừ cỏ dại cho các loại
cây trồng đã được phát triển với tốc độ vô cùng nhanh chóng. Lượng thuốc trừ cỏ sử dụng
trong nông nghiệp gia tăng không ngừng: nếu như năm 1971 toàn thế giới đã sử dụng một
lượng thuốc trừ cỏ trị giá 1.131 triệu dollars, thì chỉ ba năm sau (1974) con số đó đã tăng
lên gấp hai lần tức là 2.190 triệu dollars (Menhicop N.N,1976- trích theo Phùng Đăng
Chinh, 1978).
Thuốc trừ cỏ được coi là biện pháp kinh tế rẻ tiền và hiệu quả trừ cỏ cao và nhanh
chóng. Trong thời gian từ 1980 – 1993 tại Nhật chi phí gia tăng cho thuốc trừ cỏ từ 248
triệu dollars - 569 triệu dollars (Võ Mai,1997).
Ở Việt Nam tỉ lệ hoá chất trừ cỏ so với các loại nông dược là 2,4% vào những năm
1986 cho đến năm 1994 tỉ lệ này gia tăng 30,8% (Dương Văn Chín, 1997). Để trừ cỏ cho
đậu phộng ở Trà Vinh trung bình có đến 80% hộ nông dân sử dụng thuốc trừ cỏ hai lần
40%, sử dụng một lần trong một vụ (Nguyễn Bảo Vệ, 1999 – Trích theo Phạm Thị

Phương Lan , 2005). Ở những nước có trình độ kĩ thuật canh tác càng cao, dùng nhiều
phân hoá học và các phương tiện khác để nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng thì
chính những nước này lại là những nước đã và đang đẩy mạnh sử dụng hoá chất trừ cỏ
cho cây trồng (Xtônôp L.d. và Izvekôva L.M. 1972- trích theo Phùng Đăng Chinh. 1978).
Trước kia thế giới người ta đã sử dụng trên 150 hoạt chất để trừ cỏ dại. Nhiều chế
phẩm thuốc trừ cỏ đã thoả mãn được phần nào những đòi hỏi của người sử dụng: diệt
được nhiều loại cỏ và an toàn đối với cây trồng ít độc đối với người và gia súc và những
sinh vật có ích khác, dễ sử dụng, rễ bảo quản ..vv. Nhờ dùng thuốc trừ cỏ mà công làm cỏ
trên ruộng lúa 1 ha ở Nhật đã giảm được từ 506 giờ xuống dưới 100 giờ (Phùng Đăng
Chinh, 1978). Đối với những nhà nghiên cứu quản lí cỏ dại, ngoài việc nghiên cứu hoàn
thiện hơn kĩ thuật sử dụng thuốc trừ cỏ, thì việc tìm ra loại thuốc có hiệu quả để có thể chỉ
sử dụng một lượng thuốc thấp nhất mà vẫn có có hiệu trừ cỏ cao là rất quan trọng. Có
8


nhiều hóa chất có thể phòng trừ cỏ dại. Dựa vào đặc tính, thành phần hóa học mà người ta
có thể có nhiều cách phân loại. Dưới đây là một số cách phân loại chính:
● Nhóm thuốc trừ cỏ có tác dụng chọn lọc
Có tác dụng trừ cỏ chọn lọc, tức là chỉ có hiệu lực trừ cỏ cao đối với một số loại
hoặc với một số nhóm cỏ nhất định mà không ảnh hưởng đến cây trồng, hoặc nhóm hay
loài cỏ káhc, ví dụ như hoạt chất Lactofen chỉ có hiệu lực trừ cỏ lá rộng còn Fenoxapropp-ethyl trừ cỏ hoà bản tốt.Trong nhóm biệt tính, người ta còn phân thành nhóm biệt tính
phổ rộng, trừ được nhiều loại cỏ hoặc nhóm cỏ khác nhau, đại diện cho nhóm này phần
lớn là các loại thuốc tiền nảy mầm như Pretilachlor, Osadiazo, Alachlor có thể trừ được
ba nhóm cỏ hoà bản, cói lác và lá rộng và nhóm biệt tính phổ hẹp chỉ hiệu quả cao với
một vài nhóm cỏ nhất định.
● Nhóm thuốc trừ cỏ có tác dụng không chọn lọc
Còn gọi là thuốc khai hoang: sử dụng để trừ tất cả các loại cỏ, thực vật khác kể cả cây
trồng, các loại thuốc này sử dụng chủ yếu trước khi gieo trồng, hoặc dùng để trừ cỏ ở
những nơi không trồng trọt, trừ cỏ trên ruộng cây lâu năm v.v. Đại diện là nhóm thuốc
này là loại thuốc có tên hoạt chất Glyphosate, Paraquat…

Ngoài ra thuốc trừ cỏ còn phân chia theo loại thuốc áp dụng trong đất, thuốc phun
qua lá, thuốc xúc tác, thuốc lưu dẫn, thuốc tồn lưu và không tồn lưu. Phân chia theo cấu
trúc phân tử hoá học, dựa vào đặc điểm này có thể chia thuốc trừ cỏ thành 13 nhóm khác
nhau (Dương Văn Chín, 2002).
Hiện nay trên thị trường nước ta rất nhiều loại hoá chất trừ cỏ được giới thiệu tuy
nhiên tập trung nhiều trên cây lúa, trên cây trồng cạn số lượng rất ít, mặc dù vậy cỏ dại
phát triển trên cây trồng cạn và đặc biệt là cây đậu phộng lại khá nhiều. Do vậy để
giúp người nông dân trồng đậu phộng có thể giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là giảm
chi phí quản lí cỏ dại; Đề tài “NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP TRỪ CỎ BẰNG HÓA
CHẤT TRÊN RUỘNG ĐẬU PHỌNG (LẠC) TẠI VÙNG ĐẤT XÁM TRẢNG
BÀNG TÂY NINH VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 -2009”.

9


Chương 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện thí nghiệm
3.1.1 Địa điểm thực hiện:
Trại Thực nghiệm Giống Trảng Bàng (Viện Nghiên cứu dầu thực vật), xã Đôn
Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
3.1.1.2 Thời gian
Thời gian tiến hành thí nghiệm: trong vụ Đông Xuân 2008-2009 (từ tháng 25/11/ 2008
đến tháng 30/2/2009).
3.1.1.3 Vật liệu thí nghiệm
Thí nghiệm sử dụng giống đậu phọng VD2 (dòng OPI 9404) được chọn tạo từ năm
1994 (từ tổ hợp lai Lỳ Đức Hoà x USA 54) theo phương pháp phả hệ. Trong đó giống Lỳ
(giống địa phương Đức Hoà) được chọn làm mẹ và giống USA54 của viện ICRISAT được
chọn làm bố. VD2 do Viện Nghiên cứu dầu thực vật lai tạo.
+ Một số loại hóa chất trừ cỏ tiền nảy mầm và hậu nảy mầm được sử dụng phổ biến

trong sản xuất tại địa phương (bảng 3.3. Nghiệm thức thí nghiệm)..
+ Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo của bộ NN& PTNT.
+ Các vật liệu cần thiết cho thí nghiệm khác.
Các biện pháp kỹ thuật canh tác
* Mật độ trồng đậu phọng: Mật độ được trồng đậu phọng trong thí nghiệm là 20 x 20 (cây
cách cây là 20cm, hàng cách hàng 20cm, mỗi hốc 1 cây).
3.1.1.4 Điều kiện đất đai thí nghiệm
Đất thí nghiệm có địa hình cao, đồng đều về dinh dưỡng, cỏ dại và các điều kiện
khác, thuận lợi tưới tiêu nước trong suốt vụ, đại diện cho vùng đất xám bạc màu tại huyện
Trảng Bàng, Tây Ninh.

10


3.1.1.5 Đặc điểm lí hoá tính của đất làm thí nghiệm
Đặc tính dinh dưỡng đất thí nghiệm:
Đất có thành phần cơ giới nhẹ, loại đất xám bạc màu, nghèo dinh dưỡng, hàm lượng
N, P và K tổng số rất thấp, nghèo mùn và các nguyên tố vi lượng Ca++,, Mg++ thấp, đất
chua pH (H2O): 4,21 (bảng 3.1).
Bảng 3.1 Đặc điểm đất đai tại điểm nghiên cứu
Các chỉ tiêu phântích

Kết quả

pH (H2O)

4,21 – chua vừa (4,5 – 5)

N tổng số (%)


0,041 – Nghèo (<,01)

Lân tổng số (%)

0,039 – Nghèo (<0,06)

Ka li tổng số (%)

0,012 – Nghèo (<0,1)

N dễ tiêu (mg/100g)

2,32 – Trung bình <2-6)

P dễ tiêu (mg/100g)

13,76 – Giàu (>15)

K dễ tiêu (mg/100g)

2,88 – Nghèo (<4)

C /N (%)

11,95 - Rất nghèo

2+

(meq/100g)


0,394 - Thấp (<2)

Mg 2+ (meq/100g)

0,082 – Thấp (<1)

Cl- (mg/100g)

1,73

SO4 2+ (mg/100g)

1,16

Ca

Sa cấu

Cát (%)

67,8

Sét (%)

6,1

Thịt (%)

26,1


Phương pháp phân tích
TCVN 5979-1995
TCVN 6445-2000
TCVN 6445-2000
AOAC 2000

AOAC 2000
TCVN 6656-2000
AOAC 2000

Nguồn: Viện NC Dầu thực Vật, phân tích tại Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường & tài
nguyên, trường ĐH Nông Lâm-TPHCM (2008)

3.1.1.6 Điều kiện khí hậu , thời tiết trong quá trình thí nghiệm
Điều kiện thời tiết, khí hậu được khảo sát từ tháng 11/2008 đến tháng 2/2009 được
trình bày ở bảng 3.2

11


Bảng 3.2 Diễn biến thời tiết, khí hậu trong thơi gian thực hiện thí nghiệm tại điểm
nghiên cứu
Chỉ tiêu

Diễn biến thời tiết khí hậu trong thời gian làm thí nghiệm
Tháng 1

Tháng 2

Tháng 10


Tháng 11

Tháng 12

Nhiệt độ (oC)

26,3

27,5

27,0

26,4

26,3

Độ ẩm (%)

78,0

71,0

88,0

84,0

85,0

Lượng mưa (mm)


7,0

1,0

383,2

270,5

41,0

Giờ nắng /ngày

7,96

8,44

5,79

6,24

6,31

Nguồn: Viện NC Dầu thực Vật thu thập tại Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, khu vực

Tây Ninh, trạm Dầu tiếng
Qua bảng 3.2 Nhìn chung trong thời gian thực hiện thí nghiệm mùa mưa kết thúc
muộn, tháng 11 lượng mưa vẫn khá cao 270,0 mm, giảm dần 41 mm vào tháng 12 và cho
tới tháng 1 và tháng 2 lượng mưa còn là rất ít , đặc biệt là tập trung thành những trận mưa
lớn làm ảnh hưởng đến quá trình làm đất và thời gian xuống giống. Tuy nhiên do điều kiện

đất đai là đất xám bạc màu, khả năng giữ nước kém nên luôn phải bổ sung tưới cho đậu
phọng.
3.2 Phương pháp thí nghiệm
+ Kiểu bố trí: Thí nghiệm 1 yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn
ngẫu nhiên (RCBD).
+ Số lần lặp lại (khối): 3
+ Số nghiệm thức: 7 (bảng 3.3)
+ Diện tích ô thí nghiệm là: 20 m2

12


3.2.1 Các nghiệm thức thí nghiệm
Bảng 3.3. Nghiệm thức thí nghiệm
TT

Nghiệm thức

Hóa chất

Liều lượng

(tên hoạt chất)

(g, ml/ha)

Ngày áp

Ghi chú


dụng

Nhóm

(NSKG)

thuốc

1

Nhổ cỏ tay 2 lần

-

0

20 & 35

-

2

Dual và Super
Targa

Metolachlor+Quinzalo
fop-P-ethyl

1400 và 120


14 và 1

-

3

Dual 720 EC

Metolachlor

1400

2

Tiền nẩy
mầm

4

Lasso 48 EC

Alachlor

4000

2

Tiền nẩy
mầm


5

Super Targa 5
EC

Quinzalofop-P-ethyl

1000

14

Hậu nẩy
mầm

6

Nabu 12,5 EC

Sethoxydim

100

14

Hậu nẩy
mầm

7

Đối chứng


-

0

-

-

Ghi chú: NSKG ngày sau khi gieo

13


3.2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Khối 1
1

3

6

1m

Khối 2

Khối 3

3


4

6

5

2

3
0,5 m

4

4

7

5

7

2

2

5

6

7


1

1

Khoảng cách tối thiểu giữa các khối là 1,0 m và giữa các ô trong 1 khối là 0,5 m
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
14


×