Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

KHẢO SÁT TỶ LỆ BẢO HỘ SAU TIÊM PHÒNG VACCINE CÚM GIA CẦM Ở MỘT SỐ TRẠI GÀ TRỨNG THƯƠNG PHẨM VÀ TRẠI GÀ THỊT TẠI HUYỆN BẾN CÁT – TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.94 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TỶ LỆ BẢO HỘ SAU TIÊM PHÒNG
VACCINE CÚM GIA CẦM Ở MỘT SỐ TRẠI GÀ
TRỨNG THƯƠNG PHẨM VÀ TRẠI GÀ THỊT TẠI
HUYỆN BẾN CÁT – TỈNH BÌNH DƯƠNG

Sinh viên thực tâp: Nguyễn Văn Thanh
Lớp

: TY 03BD

Ngành

: Bác sĩ thú y

Khóa

: 2003 - 2008

Tháng 02 năm 2010


KHẢO SÁT TỶ LỆ BẢO HỘ SAU TIÊM PHÒNG
VACCINE CÚM GIA CẦM Ở MỘT SỐ TRẠI GÀ ĐẺ
TRỨNG THƯƠNG PHẨM VÀ TRẠI GÀ THỊT TẠI
HUYỆN BÊN CÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG



Tác giả

NGUYỄN VĂN THANH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng bác sĩ ngành thú y

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN THỊ THU NĂM
ThS. LƯU ĐÌNH LỆ THÚY

Tháng 02 năm 2010
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN VĂN THANH
Tên luận văn: “KHẢO SÁT TỶ LỆ BẢO HỘ SAU TIÊM PHÒNG
VACCINE CÚM GIA CẦM Ở MỘT SỐ TRẠI GÀ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG
PHẨM VÀ TRẠI GÀ THỊT TẠI HUYỆN BÊN CÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG”
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi ngày 04/02/2010

Giáo viên hướng dẫn

ThS. NGUYỄN THỊ THU NĂM

ii



LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành báo cáo này, với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gởi đến:
-

Gia đình: Má, Ba – Mẹ, các anh chị em đã hết lòng động viên tôi trong suốt thời
gian học khóa học này.

-

Bà Xã, người luôn quan tâm, động viên cả về vật chất và tinh thần giúp tôi hoàn
thành khóa học và đề tài báo cáo này.

-

Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Thị Thu Năm, cô đã
tân tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện
đề tài này.

-

Chân thành cảm ơn:
 Ban Giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
 Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng quý thầy cô đã truyền đạt kiến
thức giúp tôi trong suốt quá trình học.
 Ban Giám hiệu, Khoa Nông nghiệp trường Trung Cấp Nông Lâm Bình
Dương.
 Ban lảnh đạo Chi cục thú y, Trạm Chẩn đoán – Xét nghiệm, Phòng dịch tể
chi cục thú y Bình Dương.
 Trạm thú y huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương


-

Cám ơn các bạn trong và ngoài lớp TY 03 BD đã cùng nhau hổ trợ, động viên
nhau trong suốt thời gian học tập và thực hiện hiện đề tài này.

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
ĐỀ TÀI:“KHẢO SÁT TỶ LỆ BẢO HỘ SAU TIÊM PHÒNG VACCINE CÚM
GIA CẦM Ở MỘT SỐ TRẠI GÀ TRỨNG THƯƠNG PHẨM VÀ TRẠI GÀ
THỊT TẠI HUYỆN BẾN CÁT TỈNH BÌNH DƯƠNG”.
Qua xét nghiệm 1320 mẫu huyết thanh, 900 mẫu huyết thanh gà thịt và 420
mẫu huyết thanh gà trứng thương phẩm tại 9 xã thuộc huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương
tại Trạm Chẩn đoán – Xét nghiệm Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương bằng kỹ thuật ngăn
trở ngưng kết hồng cầu HI (Hemagglutination Inhibition) để khảo sát tỷ lệ bảo hộ trên
đàn gà chống lại virus cúm gia cầm Subtype H5, chúng tôi có kết quả sau:
(1) Tỷ lệ mẫu bảo hộ chống lại virus cúm gia cầm trên gà thịt
-

Số mẫu bảo hộ chống lại virus cúm gia cầm là 718 mẫu.

-

Tỷ lệ mẫu bảo hộ chống lại virus cúm gia cầm trên đàn gà là 79,78%,

cao hơn tỷ lệ mà Cục thú y yêu cầu (≥ 70%).
-

Tỷ lệ mẫu bảo hộ giữa các trại gà ở các xã khác biệt rất có ý nghĩa, 2 xã


có tỷ lệ bảo hộ cao trên dàn gà là xã Lai Uyên (95%) và xã Trừ Văn Thố (91,67%), 1
xã có tỷ lệ mẫu bảo hộ thấp không đạt bảo hộ là xã Tân Định (56,67%), các xã còn lại
có tỷ lệ mẫu vừa đủ bảo hộ (> 70%).
(2) Tỷ lệ mẫu bảo hộ trên gà trứng thương phẩm
-

Số mẫu bảo hộ chống lại virus cúm gia cầm là 415 mẫu

-

Tỷ lệ bảo hộ chống lại virus cúm gia cầm là 98,75%

-

Tỷ lệ mẫu bảo hộ giữa các trại gà ở các xã khác biệt không có ý nghĩa, 5

xã có tỷ lệ bảo hộ trên đàn gà là 100%, 3 xã còn lại có tỷ lệ mẫu bảo hộ trên đàn gà là
96,67%
(3) Tỷ lệ mẫu bảo hộ giữa gà trứng thương phẩm và gà thịt
-

Tỷ lệ mẫu bảo hộ giữa gà thịt và gà trứng thương phẩm là khác biệt rất

có ý nghĩa.

iv


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa ......................................................................................................................i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn…………………………………………………………….ii

Lời cảm tạ.................................................................................................................. iii
Tóm tắt khóa luận .......................................................................................................iv
Mục lục .......................................................................................................................v
Chữ viết tắt ...............................................................................................................viii
Danh sách các bảng ....................................................................................................ix
Danh sách các hình ......................................................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................1

1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU .....................................................................................2
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu..............................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1. LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH BỆNH CÚM GIA CẤM ............................................3
2.1.1. Lịch sử bệnh ......................................................................................................3
2.1.2. Tình hình bệnh cúm gia cầm ..............................................................................4
2.2. CĂN BỆNH HỌC.................................................................................................8
2.2.1. Phân loại ............................................................................................................8
2.2.2. Hình thái và cấu trúc vi rut cúm .........................................................................8
2.2.3. Thành phần hoá học. ........................................................................................10
2.2.4. Đặc điểm nuôi cấy ...........................................................................................10
2.2.5. Sức đề kháng đối với tác nhân vật lý, hoá học..................................................11
2.2.6. Sự xâm nhập và tái bản của virus cúm vào tế bào vật chủ ................................11
2.2.7. Cấu trúc kháng nguyên và tính sinh miễn dịch .................................................12

2.3. DỊCH TẾ HỌC ...................................................................................................13
2.3.1. Loài nhạy cảm..................................................................................................13
v


2.3.2. Đường xâm nhập và phương thức truyền lây mầm bệnh...................................13
2.4 TRIỆU CHỨNG BỆNH TÍCH.............................................................................16
2.4.1. Triệu chứng......................................................................................................16
2.4.2. Bệnh tích........................................................................................................ 168
2.5. CHẨN ĐOÁN ....................................................................................................18
2.5.1. Chẩn đoán lâm sàng .........................................................................................19
2.5.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm...................................................................19
2.6. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH ......................................................20
2.6.1. Nguyên lý phòng bệnh cúm gia cầm ................................................................20
2.6.1. Các biện pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm ................................................21
2.6.2. Phòng bằng vaccine và những yếu tố ảnh hưởng đáp ứng miễn dịch ................22
2.7. ĐIỀU TRỊ BỆNH CÚM GIA CẦM ....................................................................26
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................29
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ..............................................................................29
3.1.1. Thời gian..........................................................................................................29
3.1.2. Địa điểm khảo sát.............................................................................................29
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................29
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................................29
3.4.THIẾT BỊ - DỤNG CỤ.......................................................................................29
3.5. KÍT XÉT NGHIỆM ...........................................................................................30
3.6. HÓA CHẤT........................................................................................................30
3.7. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ............................................................................30
3.7.1. Cách bố trí lấy mẫu huyết thanh gà ..................................................................30
3.7.2. Cách lấy mẫu huyết thanh trên gà.....................................................................31
3.7.3. Địa điểm xét nghiệm ........................................................................................32

3.8. PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM .......................................................................32
3.8.1. Phương pháp HA - HI phát hiện kháng thể cúm gia cầm ........................................32
3.8.2. Tiến hành phản ứng HI..........................................................................................33
3.8.3.Kết luận về mẫu xét nghiệm:.............................................................................35
3.9. CHỈ TIÊU THEO DÕI........................................................................................35
3.10. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU .....................................35
vi


Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................37
4.1 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI HUYỆN BẾN CÁT.....37
4.1.1. Chăn nuôi hộ gia đình qui mô nhỏ lẻ................................................................37
4.1.2. Chăn nuôi tập trung qui mô trang trại ...............................................................38
4.2. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TIÊM PHÒNG VACCINE CÚM GIA CẦM QUÝ
I/2009 ĐỐI VỚI CÁC HỘ GIA ĐÌNH NHỎ LẺ .......................................................41
4.3. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TIÊM PHÒNG VACCINE CÚM GIA CẦM ĐỐI VỚI
TRANG TRẠI ...........................................................................................................43
4.4. KHẢO SÁT HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ SAU TIÊM PHÒNG VACCINE CÚM
GIA CẦM Ở GÀ TRỨNG THƯƠNG PHẨM VÀ GÀ THỊT ....................................43
4.4.1. Khảo sát tỷ lệ bảo hộ của đàn gà thịt tại huyện Bến Cát. ..................................43
4.4.2. Khảo sát tỷ lệ bảo hộ giữa các đàn gà thịt tại các xã huyện Bến Cát. ................45
4.4.3. Khảo sát tỷ lệ bảo hộ của đàn gà trứng thương phẩm tại huyện Bến Cát...........48
4.4.4. Khảo sát tỷ lệ mẫu bảo hộ của đàn gà trứng thương phẩm tại các xã. ...............49
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................52
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................52
5.2. ĐỀ NGHỊ............................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................54

vii



CHỮ VIẾT TẮT
AGP :

Agar Gel Precipitation

AI :

Avian Influenza

CEF:

Chicken Embryo Fibroblast

DIVA :

Differenciating Infected from Vaccinated Animals

ELISA :

Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay

EDTA:

Ethylen Diamine Tetra Acetat.

FAO :

Food and Agriculture Organization


GMT :

Geometric Mean Titre

HA :

Haemagglutination

HI :

Haemagglutination Inhibition

HPAL :

Highly Pathogenic Avian Influenza

IFT :

Immunofluorescent Test

LPAI :

Low Pathogenic Avian Influenza

MDCK:

Madin Dardy Canine Kidney

MG:


Medica Geometrica

NA :

Neuraminidase

OIE :

Office Interntional des Epizooties

PBS :

Phosphate Buffer Saline

PCR :

Polymerase Chain Reaction

RBC:

Red Blood Cell

RDE:

Receptor Destroying Enzyme

RT-PCR:

Reverse Transcriptase – Polymerase Chain Reaction


WHO :

World Health Organization

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diễn biến dịch cúm gia cầm từ đầu năm 2009 tại Việtnam............................7
Bảng 2.2. Chức năng của 8 phân đoạn gen của virus cúm gia cầm .............................10
Bảng 2.3 Các phân type H và N của virus cúm A.......................................................12
Bảng 3.1: Bố trí lấy mẫu huyết thanh cho xét nghiệm. ...............................................30
Bảng 3.2: Quy trình tiêm phòng vaccine cúm gia cầm tại các trại. .............................30
Bảng 4.1: Khảo sát tình hình chăn nuôi gà vịt hộ gia đình, nhỏ lẻ ..............................37
Bảng 4.2: Khảo sát tình hình chăn nuôi gà thịt qui mô trại .........................................38
Bảng 4.4: Kết quả tiêm phòng cúm gia cầm đợt I năm 2009 ......................................42
Bảng 4.5.Tỷ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể đủ bảo hộ trên gà thịt..........................44
Bảng 4.6: Hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng vaccine cúm gia cầm trên đàn gà thịt...45
Bảng 4.7: Hiệu giá kháng thể trên đàn gà đẻ trứng thương phẩm. ..............................48
Bảng 4.8: Hiệu giá kháng thể đủ khả năng bảo hộ trên đàn gà đẻ theo các xã............50

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Bản đồ các quốc gia xảy ra dịch cúm A/H5N1tính đến 15/09/2008. ..............4
Hình 2.2 Bản đồ dịch cúm gia cầm tại Việt nam tính đến 14/04/2008 .........................6
Hình 2.3 Cấu tạo virus cúm gia cầm. ...........................................................................9

Hình 2.4 Sự xâm nhập và các bước tái bản của viurs cúm..........................................12
Hình 2.5 Mối quan hệ lây nhiễm của virus cúm gia cầm ............................................14
Hình 2.6: Phương thức truyền lây của virus cúm gia cầm ..........................................15
Hình 2.7: Triệu chứng gà mắc bệnh cúm. ................................................................................... 17
Hình 2.8: Xuất huyết màng ngoài tim. ........................................................................................ 18
Hình 2.9: Hoại tử điểm trên tụy tạng. .......................................................................................... 18
Hình 2.10: Xuất huyết cơ đùi. ...................................................................................................... 18
Hình 2.11: Xuất huyết dạ dày tuyến...........................................................................18
Hình 2.12: Nguyên lý phòng bệnh cúm gia cầm.........................................................21
Hình 3.1: Lấy mẫu máu từ tĩnh mạch cánh.................................................................31
Hình 3.2: Thực hiện phản ứng HI tại Trạm Chẩn đoán – Xét nghiệm.........................34
Hình 3.3: Kết quả xét nghiêm phản ứng HI................................................................35
Hình 4.1: Chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình......................................................................38
Hình 4.2: Trại gà thịt (trại lạnh) tại xã Tân Định ........................................................39
Hình 4.3: Trại gà thịt nuôi dưới nền...........................................................................40
Hình 4.4: Trại gà thịt nuôi trên sàn.............................................................................40
Hình 4.5: Trại gà trứng thương phẩm.........................................................................41
Hình 4.6: Kết quả xét nghiệm tại Trạm Chẩn đoán – Xét nghiệm ..............................43
Hình 4.7: Trại gà thịt chuồng lạnh, với qui mô > 15.000 con .....................................47
Hình 4.8: Trại gà thịt được đầu tư đơn giản................................................................48
Hình 4.9: Trại gà trứng thương phẩm tại xã Long Nguyên .........................................49
Hình 4.10: Trại gà trứng thương phẩm.......................................................................50

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm do virus thuộc họ

Orthomyxoviridae, giống Influenzavirus A, subtype H5N1, gây bệnh trên gia cầm như
gà vịt, chim, vịt trời, le le …) và kể cả người. Bệnh nằm trong danh sách bảng A của tổ
chức dịch tễ thế giới OIE. Số lượng gia cầm bị chết ở nước ta từ cuối năm 2003 đến
đầu năm 2004 đã lên đến hơn 40 triệu con (Nguyễn Tiến Dũng và ctv, 2004), gây thiệt
hại nặng nề về kinh tế và quan trọng hơn là nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
Chính phủ Việt Nam đã chi hàng chục tỷ đồng cho công tác phòng và chống
dịch. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mà vai trò chính là Cục Thú y Việt
Nam đã dùng mọi cách nhằm khống chế dịch bệnh cúm A (H5N1), trong đó biện pháp
sử dụng vaccine đã được chú ý áp dụng điển hình là “Dự án sử dụng vaccine nhằm
khống chế và thanh toán bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao giai đoạn I từ năm 20052006, giai đoạn II từ năm 2007-2008 và giai đoạn III từ năm 2009-2010”.
Tuy nhiên, dù đã tiến hành triển khai tiêm phòng vaccine trên toàn quốc nhưng
một số địa phương vẫn còn xảy ra dịch. Vì thế ngày 13 tháng 06 năm
2007, Cục trưởng Cục thú y đã ký ban hành văn bản số 850/TY-DT về việc chủ động
giám sát hiệu quả sử dụng vaccine phòng bệnh cúm gia cầm tại các địa phương với
những nội dung cụ thể như:
Giám sát, đánh giá hiệu quả của chiến dịch tiêm phòng vaccine tại các địa
phương dựa trên:
+ Tỷ lệ gia cầm được tiêm phòng vaccine của các địa phương.
+ Mức độ đáp ứng miễn dịch (tỷ lệ đạt mức bảo hộ) của gia cầm được tiêm phòng.
+ Xác định nguyên nhân gây ra kết quả đáp ứng miễn dịch thấp và có kế hoạch
khắc phục, tiêm phòng bổ sung ngay cho đàn gia cầm được kiểm tra giám sát.

1


Xuất phát từ vấn đề đó được sự phân công của Khoa Chăn nuôi thú y, Bộ môn
Vi sinh truyền nhiễm Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn
của ThS. Nguyễn Thị Thu Năm cùng với sự chấp thuận của Trạm Chẩn Đoán – Xét
nghiệm thú y trực thuộc Chi cục thú y tỉnh Bình Dương do ThS. Lưu Đình Lệ Thúy
phụ trách, nay chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát tỷ lệ bảo hộ sau tiêm

phòng vaccine cúm gia cầm ở một số trại gà trứng thương phẩm và trại gà thịt tại
huyện Bến Cát – tỉnh Bình Dương”.
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
-

Đánh giá tỷ lệ bảo hộ cá thể và bảo hộ đàn gà sau tiêm phòng vaccine cúm

gia cầm subtype H5.
-

Giám sát chính xác, hữu hiệu chất lượng và hiệu quả của chương trình tiêm

phòng vaccine phòng bệnh cúm gia cầm subtype H5
1.2.2. Yêu cầu
Thu thập mẫu huyết thanh gà đã tiêm phòng ở trại gà trứng thương phẩm và trại
gà thịt trên 15 xã – thị trấn thuộc huyện Bến Cát gởi về Trạm Chẩn đoán – Xét nghiệm
Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương.
Thực hiện kỹ thuật ngăn trở ngưng kết hồng cầu HI (Hemagglutination
Inhibition) để phát hiện kháng thể chống virut cúm Subtype H5.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
Cúm gia cầm (Avian influenza) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của mọi loài
chim, kể cả gia cầm và thủy cầm, do các phân type khác nhau thuộc nhóm virus cúm A
(Infuenzavirus A) họ Orthomyxoviridae gây nên.
Những loài chim di cư cũng mang mầm bệnh và thường không biểu hiện triệu

chứng lâm sàng và bệnh tích do chúng có sức đề kháng tự nhiên. Những loài thủy cầm
mang mầm bệnh, cho dù là biến chủng có độc lực thấp, vẫn là nguồn tàng trữ và trở
nên mối nguy hiểm lan truyền cho các loài gia cầm khác (Lê Thanh Hoà, 2004).
2.1. LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH BỆNH CÚM GIA CẤM
2.1.1. Lịch sử bệnh
Năm 1878, ở Ý bệnh cúm gia cầm đầu tiên được Perroncito mô tả như là bệnh
dịch tả gia cầm. Khi đó bệnh bị nhầm lẫn với dạng nhiễm trùng huyết cấp tính của
bệnh tụ huyết trùng gia cầm.
Hai năm sau: Năm 1880, Rivolto và Delprato đã phân biệt hai bệnh này dựa
vào đặc điểm lâm sàng và bệnh lý học.
Năm 1901, Centanni và Savonuzzi đã chứng minh bệnh do “virus có thể qua
lọc” gây ra và năm 1955 virus được giám định là virus cúm, cùng type A với cúm ở
người, ngựa và heo (Trần Thanh Phong, 1996).
Năm 1981, hội nghị quốc tế đầu tiên về bệnh cúm gia cầm ở Besltaville (Mỹ) đã
lấy tên là bệnh cúm truyền nhiễm cao ở gia cầm HPAI (Highly Pathogentic Avian
Influenza) để chỉ các virus type A có độc lực mạnh, lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao.
Bên cạnh đó, virus cúm gia cầm độc lực thấp LPAI (Low Pathogentic Avian
Influenza) cũng được định danh vào năm 1960 (Lê Văn Năm, 2004).

3


2.1.2. Tình hình bệnh cúm gia cầm
 Theo tài liệu tổng hợp của Phạm Sỹ Lăng (2005).
Bệnh cúm gia cầm phân bố ở nhiều nước, đặc biệt ở các nước nuôi gà công
nghiệp phát triển. Hoà Kỳ, Anh, Pháp, Úc, Hà Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Ban
Nha, Braxin.
Năm 1983 – 1984, dịch cúm đã xảy ra ở gà, gà tây do chủng vius H5N2 tại:
Virginia, Pensylvamia và New – Jersey làm chết 10 triệu con gà làm thiệt hại 60 triệu
USD do gà chết và chi phí tiêu độc. Chính phủ Hoa Kỳ đã chi 349 triệu USD để hỗ trợ

các chủ trang trại tiêu hủy đàn gà.
Từ 10/2003 – 4/2005, dịch cúm gia cầm đã bùng phát ở một số nước: Thái Lan,
Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng
Kông, Pakistan. Có khoảng 120 triệu gà phải tiêu hủy, gây thiệt hại hàng chục tỷ USD.
Có 29 người chết do mắc bệnh cúm gia cầm, trong đó có 25 người Việt Nam.
Từ 01/2006 đến nay dịch cúm gia cầm đã bùng phát hầu hết các nước trên thế
giới như: Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung
Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Pakistan, Israel, Thổ Nhi Kỳ, Rumani, Bungari, Hy lạp,
Ý, Pháp, Áo, Thụy Sĩ, Nigeria, Ấn Độ, Iraq….(thống kê theo OIE năn 2008).

Vùng dịch cúm xảy ra trên gia cầm
Vùng dịch cúm xảy ra trên chim hoang dã
Hình 2.1 Bản đồ các quốc gia xảy ra dịch cúm A/H5N1tính đến 15/09/2008.
Nguồn: www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDeta...
4


 Tình hình nhiễm cúm gia cầm ở Việt Nam từ 2004 đến 2008
Dịch cúm gia cầm A/H5N1 bùng phát tại Việt Nam vào cuối tháng 12/2003 ở các
tỉnh phía Bắc, sau đó đã nhanh chóng lan tới hầu hết các tỉnh/thành trong cả nước chỉ
trong một thời gian ngắn. Đây là lần đầu tiên dịch cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra tại Việt
Nam, có tới hàng chục triệu gia cầm bị tiêu hủy, gây thiệt hại nặng nền tới nền kinh tế
quốc dân. Tính đến nay (tháng 06/2009), dịch cúm gia cầm liên tục tái bùng phát hàng
năm tại nhiều địa phương trong cả nước, có thể phân chia thành các đợt dịch lớn như sau:
- Đợt dịch thứ nhất từ tháng 12/2003 và 30/03/2004, dịch cúm xảy ra ở các tỉnh
Hà Tây, Long An và Tiền Giang. Dịch bệnh lây lan rất nhanh, chỉ trong vòng hai tháng
đã xuất hiện ở 57/64 tỉnh thành trong cả nước. Tổng số gà và thủy cầm mắc bệnh, chết
và tiêu hủy hơn 43,9 triệu con, chiếm 17% tổng đàn gia cầm. Trong đó, gà chiếm 30,4
triệu con, thủy cầm 13,5 triệu con. Ngoài ra, có ít nhất 14,8 triệu chim cút và các loại
khác bị chết hoặc tiêu hủy. Đặc biệt, có 3 người được xác định nhiễm virus cúm

A/H5N1 và cả 3 đã tử vong trong đợt dịch này ().
- Đợt dịch thứ 2 từ tháng 4 đến tháng 11/2004: dịch bệnh tái phát tại 17 tỉnh, thời
gian cao điểm nhất là trong tháng 7, sau đó giảm dần đến tháng 11/2004 chỉ còn một
điểm phát dịch. Tổng số gia cầm tiêu hủy được thống kê trong vụ dịch này là 84.078
con. Trong đó, có gần 56.000 gà; 8.132 vịt; và 19.950 chim cút. Và đã có tới 27 người
mắc bệnh virus cúm A/H5N1, trong đó có 9 ca tử vong ().
- Đợt 3 từ tháng 12/2004 cho đến tháng 15/12/2005: dịch cúm gà xảy ra trên 36
tỉnh thành trong cả nước. Số gia cầm bị tiêu hủy được Cục thú y thống kê là 1,846 triệu
con (gồm 470.000 gà, 825.000 thủy cầm và 551.000 chim cút). Vào những tháng cuối
năm 2005, dịch cúm gà xảy ra trong tháng 10/2005 lan nhanh trong gần 40 tỉnh thành
và giảm dần trong tháng 12/2005 ().
- Sau một năm (2006), do áp dụng chương trình tiêm phòng vaccine rộng rãi cho
các đàn gia cầm trong cả nước, cùng với các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt,
dịch cúm gia cầm A/H5N1 không xảy ra ở Việt Nam. Mặc dù vậy, đến 06/12/2006
dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã tái bùng phát ở Cà Mau, sau đó lan sang các tỉnh Bạc
Liêu, Hậu Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ ().
- Trong năm 2007, theo báo cáo của Cục thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn) đến ngày 10/06/2007 dịch đã xảy ra trên 16 tỉnh, thành phố (Nghệ An,
5


Quảng Ninh, Cần Thơ, Sơn La, Nam Định, Đồng Tháp, Hải Phòng, Bắc Giang, Ninh
Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Quảng Nam, Hưng Yên, Thái Bình và Phú Thọ),
và chỉ được khống chế hoàn toàn vào 8/2007.
- Trong năm 2008, dịch bệnh lại tiếp tục tái bùng phát ở một số tỉnh phía Bắc vào
tháng 3/2008. Cho đến tháng 6/2008, dịch cúm gia cầm A/H5N1 về cơ bản đã được
khống chế trên toàn quốc ().
Nguồn: ( />
Hình 2.2 Bản đồ dịch cúm gia cầm tại Việt nam tính đến 14/04/2008
/>info&id=212)

Từ đầu năm 2009 đến ngày 30/06/2009, theo số liệu thống kê của Cục thú y
Việt Nan cả nước có 16 tỉnh thành báo cáo nhiễm cúm A/H5N1 trên nhiều tỉnh thành.

6


 Diễn biến dịch cúm gia cầm từ đầu năm 2009 tại Việt Nam
STT Thời gian

Tình hình nhiễm cúm A/H5N1 trên toàn quốc

01

01/01/09

Cả nước có Tỉnh Thái Nguyên chưa qua 21 ngày.

02

15/01/09

Cả nước có 2 tỉnh Thái Nguyên và Thanh Hóa chưa qua 21 ngày.

03

30/01/09

Cả nước còn tỉnh Cà Mau có dịch Cúm gia cầm chưa qua 21
ngày.


04

14/02/09

Cả nước có 7 tỉnh có dịch cúm chưa qua 21 ngày: Cà Mau, Sóc
Trăng, Nghệ An, Hậu Giang, Quảng Ninh, Quảng Trị và Bắc
Ninh.

05

28/02/09

Cả nước có 7 tỉnh có dịch Cúm gia cầm chưa qua 21 ngày: Bắc
Ninh, Ninh Bình, Khánh Hòa, Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang,
Quảng Ninh, Bạc Liêu và Điện Biên.

06

24/04/09

Cả nước có tỉnh Quảng Ngãi có dịch Cúm gia cầm chưa qua 21
ngày.

07

01/05/09

Cả nước có 2 tỉnh còn dịch cúm chưa qua 21 ngày là Thanh Hóa
và Quảng Ngãi.


08

15/05/09

Cả nước có 3 tỉnh còn dịch cúm: Thanh Hóa, Đồng Tháp, Vĩnh
Long.

09

01/06/09

Cả nước còn 02 tỉnh là Đồng Tháp(20 ngày) và Vĩnh Long (18
ngày) có dịch Cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.

10

30/06/09

Cả nước còn tỉnh Quảng Ninh (10 ngày) có dịch Cúm gia cầm
chưa qua 21 ngày.

Bảng 2.1 Diễn biến dịch cúm gia cầm từ đầu năm 2009 tại Việtnam
()
 Tình hình nhiễm cúm gia cầm tại Bình Dương
Trong tháng 2 trên địa bàn ấp 2 xã Thới Hòa đã có 01 hộ chăn nuôi 700 con vịt
thịt chưa tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm. Từ ngày 6/02 đến ngày 16/02/2009 số vịt
trên đã chết rải rác khoảng 625 con. Chi cục thú y đã phối hợp với Trạm thú y Bến Cát,
chính quyền địa phương kiểm tra, mổ khám và lấy mẫu bệnh phẩm gởi xét nghiệm
cúm gia cầm. Kết quả có 03 mẫu dương tính với cúm gia cầm subtype H5. Trước tình
7



hình đó, Chi cục Thú y chỉ đạo Trạm Thú y huyện Bến Cát tiêu hủy toàn số vịt còn lại,
phun xịt khử trùng liên tục 10 ngày xung quanh khu vực hộ nuôi và tiến hành tiêm
phòng lại cho toàn đàn gia cầm của xã Thới Hòa. Sau đó, không phát hiện thêm gia
cầm ốm chết trong khu vực ổ dịch. ( Theo Sở NN & PTNT Việt Nam)
Thiệt hại do dịch cúm gia cầm
 Kinh tế: Gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi cũng như người kinh
doanh sản phẩm gia cầm. Bệnh cúm kéo dài chính phủ phải nỗ lực để dập tắt dịch
bệnh, đồng thời phải chi một khoảng chi phí rất lớn để giúp người dân giảm bớt thiệt
hại khi tiêu huỷ gia cầm bệnh. Ở nước ta, qua 3 đợt dịch (từ tháng 12/2003 – 5/2005)
đã gây thiệt hại về kinh tế khoảng 3.500 tỷ đồng (Phạm Sỹ Lăng, 2005).
Theo ước tính của Ngân hàng thế giới (World Bank) thiệt hại kinh tế do dịch
cúm gia cầm gây ra cho các nước vào khảng 2000 tỷ USD một năm.
 Xã hội: Người lao động trong ngành chăn nuôi bị mất việc, làm cho cuộc
sống trở nên khó khăn hơn. Một số trường hợp virus đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe
cộng đồng. Theo báo cáo của WHO, tổng số trường hợp nhiễm cúm gia cầm A phân
tuýp H5 ở người từ tháng 12/2003 đến 16/03/2009 là 411 ca, trong đó có 256 ca tử
vong (theo />2.2. CĂN BỆNH HỌC
2.2.1. Phân loại
Theo Nguyễn Thị Phước Ninh (2007), virus cúm gà thuộc:
- Họ Orthomyxoviridae, là virus có RNA 1 sợi, có vỏ bọc (trên vỏ bọc có 2
gai HA và NA).
- Giống Influenzavirus A, có 3 type A, B và C. Virus cúm type A bao gồm
các virus cúm ở người và tất cả các virus cúm trong thú y: virus cúm gia cầm, virus
cúm heo và virus cúm ngựa. Ngược lại, virus cúm type B và type C có khả năng gây
bệnh thấp.
2.2.2. Hình thái và cấu trúc virus cúm
- Virus cúm gia cầm có cấu hình bầu dục hay có thể dạng sợi nhỏ, đường kính từ
80 - 120nm, nucleocapside hình xoắn ốc.

- Bề mặt được bao bọc bởi hai loại glycoprotein (dài 10 - 14nm, đường kính 4 6nm) gồm Haemagglutinin (H hoặc HA) và Neuraminidase (N hoặc NA). Vai trò của
8


H là giúp virus gắn lên thể thụ cảm trên tế bào vật chủ, còn N có chức năng là một
enzyme phá huỷ thành tế bào động vật giúp phóng thích virus đã nhân lên từ tế bào bị
nhiễm (Lê Thanh Hòa, 2005)

Hình 2.3 Cấu tạo virus cúm gia cầm.
( />
9


Bảng 2.2. Chức năng của 8 phân đoạn gen của virus cúm gia cầm
Phân đoạn gen

Phân

đoạn

Phân tử lượng

Số acid amin

(1000 Da)

(acid amin)

1 87


759

đoạn

2 84

757

đoạn

3 83

716

Tiểu đơn vị enzyme polymerase
hoạt động tổng hợp RNA virus.

(PA)
Phân

Tiểu đơn vị xúc tác enzyme
polymerase.

(PB2)
Phân

Tiểu đơn vị enzyme polymerase,
hoạt tính enzyme endonuclease

(PB1)

Phân

Vai trò sinh học

đoạn

4 63

566

Haemagglutinin: Kết bám lên thụ
thể tế bào cà làm tan màng tế bào

(HA)

enzyme
Phân

đoạn

5 56

498

Nucleocapside: Liên kết RNA vi
rus

(NP)

tạo


phức

hợp

ribonucleprotein (RNP).
Phân

đoạn

6 50

454

Neuraminidase: Thủy phân thụ
thể khi hạt virus chui ra khỏi tế

(NA)

bào, giải phóng hạt virus.
Phân

(M1)

28

252

Protein khung


đoạn 7

(M2)

11

97

Kênh ion

Phân

(NS1) 27

230

Protein không cấu trúc 1, ức chế
đáp ứng với interferon.

đoạn 8
(NS2) 14

121

Protein Không cấu trúc 2, tham
gia trong việc bài xuất phức hợp
RNP ra ngoài nhân.

2.2.3. Thành phần hoá học.
Thành phần virion bao gồm: 0,8 – 1% RNA, 5 – 8% carbohydrate, 20% lipid và

70% protein. Vỏ bọc có bản chất là lipid (Trần Thanh Phong, 1996).
2.2.4. Đặc điểm nuôi cấy
Virus cúm phát triển tốt trong xoang niệu mô của phôi gà 9 – 11 ngày tuổi,
đường tiêm xoang niệu mô gây bệnh tích tế bào, gây chết phôi, sung huyết ở các mô
10


đặc biệt là da và cơ. Virus cúm nhân lên giới hạn ở một số môi trường tế bào như
nguyên sợi bào phôi gà CEF (Chicken Embryo Fibroblast) và đặc tính tạo Plaque trên
môi trường tế bào có thể sử dụng dòng tế bào thận chó MDCK (Madin Darby Canine
Kidney) khi có trypsin (Trần Thanh Phong, 2001).
2.2.5. Sức đề kháng đối với tác nhân vật lý, hoá học
Virus cúm A tương đối nhạy cảm với các tác nhân bất hoạt vật lí hay hóa học.
Các hạt virus tồn tại thích hợp trong khoảng pH từ 6,5 đến 7,9. Ở pH quá acid hay quá
kiềm, khả năng lây nhiễm của virus bị giảm mạnh (Fang và ctv, 2008). Lớp vỏ ngoài
của virus bản chất là lớp lipid kép, có nguồn gốc từ màng tế bào nhiễm, dễ bị phá hủy
bởi các dung môi hòa tan lipid, chất tẩy rửa và các chất sát trùng: formaldehyde,
phenol, β-propiolacton, sodium hypochloride, acid loãng và hydroxylamine. Virus bị
bất hoạt dưới ánh sáng trực tiếp sau 40 giờ, tồn tại được 15 ngày ánh sáng thường, tia
tử ngoại bất hoạt được virus nhưng không phá hủy được kháng nguyên của virus. Tuy
nhiên, virus cúm A dễ dàng bị tiêu diệt hoàn toàn ở 100oC và ở 60oC/30 phút, tồn tại ít
nhất 3 tháng ở nhiệt độ thấp (trong phân gia cầm), và tới hàng năm ở nhiệt độ bảo quản
(−70oC). Trong phủ tạng gia cầm (40oC), virus tồn tại 25 - 30 ngày, nhưng chỉ tồn tại 7
- 8 ngày ở nhiệt độ cơ thể người (37oC); trong nước, virus có thể sống tới 4 ngày ở
nhiệt độ 30oC (Murphy, Webster, 1996; Webster, 1998).
2.2.6. Sự xâm nhập và tái bản của virus cúm vào tế bào vật chủ
- Đầu tiên thông qua vai trò của glycoprotein hemagglutinin, virus cúm bám
dính vào các receptor bên ngoài kết dính vào màng tế bào và chui vào bên trong của tế
bào cảm thụ. Các tế bào biểu mô của đường hô hấp và phổi là các tế bào chịu tác động
tấn công đầu tiên của virus.

- Trong tế bào cảm thụ, virus cúm dựa vào sự tổng hợp protein, ARN của tế bào
cảm thụ để tổng hợp và nhân lên các protein, ARN của mình. Đây là giai đoạn virus
dễ bị biến thể nhất. Thông thường độc tính của virus sau biến thể cao hơn nhiều lần so
với nguyên thể.
- Sau cùng, thông qua vai trò của glycoprotein neuraminidase các virus cúm
mới được hình thành sẽ phóng thích ra khỏi tế bào đã nhiễm để xâm nhập vào các tế
bào khác của cơ thể. Như vậy, virus cúm chỉ có thể nhân lên ở tế bào sống (tế bào đang
hoạt động và tổng hợp protein, ARN).
11


Phóng thích
Nhân lên

Kết dính vào
màng tế bào

Tích hợp

Chui vào trong tế bào

Hình 2.4 Sự xâm nhập và các bước tái bản của viurs cúm
(www.ykhoanet.com/binhluan/nguyendinhnguyen/09...)
2.2.7. Cấu trúc kháng nguyên và tính sinh miễn dịch
2.2.7.1. Cấu trúc kháng nguyên
Dựa trên đặc tính kháng nguyên của nucleoprotein và kháng nguyên khung (M),
các type A, B và C được xác định và phân biệt bằng phản ứng kết tủa khuếch tán trên
thạch. Type A lại được chia thành nhiều phân type dựa trên bản chất kháng nguyên của
hồng cầu ngưng kết tố H (Trần Tấn Thành, 2004 – trích Ngô Thị Kim Châu, 2007).
Theo Nguyễn Thị Phước Ninh (2007) các kháng nguyên được phân chia theo

bảng 2.4 như sau.
Bảng 2.3. Các phân type H và N của virus cúm A
Đối tượng

Người

Ngựa

Heo

Gia cầm

H

1, 2, 3

3, 7

1, 3

1, ……...., 16

N

1, 2, 3

7, 8

1, 2


1, ……..…, 9

Kháng nguyên

2.2.7.2. Tính sinh miễn dịch
Theo Lê Thanh Hoà (2004), kháng thể đặc hiệu được cơ thể sinh ra chính là
kháng thể kháng HA của virus đương nhiễm, nhưng thông thường động vật hoặc người
chết rất nhanh trước khi hệ miễn dịch sản sinh kháng thể. Kháng thể kháng HA bao
12


gồm IgM, IgA và IgG. Kháng thể kháng HA có vai trò trung hoà virus và xuất hiện
trong vòng 2 tuần sau khi tiêm vaccine. Sự phát triển của kháng thể kháng HA thì song
song với sự xuất hiện của kháng thể ức chế ngưng kết hồng cầu. Chuẩn độ hiệu giá
kháng thể cao nhất ở tuần thứ 4 – 7 sau khi nhiễm.
Kháng thể kháng NA không trung hoà virus nhưng thay vào đó nó ức chế sự
nhân lên của virus, kết quả là làm giảm lượng virus nhân lên và giảm triệu chứng lâm
sàng của bệnh.
Kháng thể kháng protein M2 của virus cúm cũng có vai trò tương tự như kháng
thể kháng NA nhưng nó bị mất đi nhanh chóng. Do vậy kháng thể kháng protein M2
không có vai trò quan trọng trong miễn dịch bảo vệ tế bào vật chủ chống lại virus cúm.
Phản ứng niêm mạc chống lại virus cúm: dịch nhầy bao phủ trên bề mặt biểu
mô có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập vào thụ thể acid sialic. Do đó, acid sialic có
trong dịch nhầy sẽ cạnh tranh với thụ thể acid sialic của tế bào và làm giảm mức độ
xâm nhiễm của virus.
2.3. DỊCH TẾ HỌC
2.3.1. Loài nhạy cảm
 Trong tự nhiên
- Các loài gia cầm: Gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu, bồ câu, chim cút… đều
nhiễm virus, phát hiện và chết.

- Các loài chim hoang và hoang nhiễm virus cúm nhưng không rõ triệu chứng
lâm sàng, là vật tàng trữ và gieo rắt mầm bệnh.
 Trong phòng thí nghiệm
Có thể gây bệnh cho gà, gà tây, vịt và chuột (Trần Thanh Phong, 1996).
2.3.2. Đường xâm nhập và phương thức truyền lây mầm bệnh.
Virus cúm gia cầm được bài thải qua đường hô hấp, đường niêm mạc, trong
phân (1 gram phân có thể chứa tới 107 virus gây nhiễm) và trong trứng được đẻ ra sau
khi nhiễm virus 3 đến 4 ngày (Laval, 2005).

13


Hình 2.5 Mối quan hệ lây nhiễm của virus cúm gia cầm
( />Mầm bệnh xâm nhập vào gia cầm theo hai đường: đường hô hấp do không khí
có mầm bệnh và đường tiêu hoá do thức ăn, nước uống có mầm bệnh (Phạm Sỹ Lăng,
2005).
Sự lây nhiễm virus giữa các loài chim xảy ra thông qua sự tiếp xúc trực tiếp
hoặc gián tiếp với thú bệnh hoặc với môi trường đã bị nhiễm virus. Các loài chim
hoang hay bị lây nhiễm qua đường tiêu hoá do tiếp xúc với nước nhiễm virus.
Virus nhân lên so với số lượng lớn trong đường tiêu hoá của chúng, nhưng
thường không có dấu hiệu lâm sàng. Do vậy, virus sẽ được bài thải qua phân với nồng
độ cao, làm ô nhiễm môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lây lan. Mặt
khác virus có thể tồn tại hơn 3 tháng trong nước ngọt có độ kiềm nhẹ và ở nhiệt độ vừa
phải. Vì vậy, loài chim hoang dã thường là mối đe hoạ nguy hiểm, chúng là nguồn lưu
trữ mầm bệnh.

14



×