Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.09 KB, 47 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

---ZY---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty Cổ Phần Dệt Gia
Dụng Phong Phú

SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN XUÂN DIỆU
NGÀNH
: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
KHÓA
: 30

- 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

---ZY---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Thiết kế hệ thống xử lý bụi dệt tại Nhà máy Dệt – Công ty Cổ Phần Dệt Gia
Dụng Phong Phú

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 1

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 2



SINH VIÊN THỰC HIỆN
MSSV: 04127011

KS. HUỲNH NGỌC ANH TUẤN

KS. LÊ THỊ LAN THẢO

NGUYỄN XUÂN DIỆU

- 2008 -


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
*****************

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
=== o0o ===

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
KHOA:
CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
NGÀNH:
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
HỌ VÀ TÊN SV: NGUYỄN XUÂN DIỆU
MSSV: 04127011
KHÓA HỌC:

2004-2008
1. Tên đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty Cổ phần Dệt Gia
Dụng Phong Phú.
2. Nội dung KLTN:
- Thu thập các số liệu để thiết kế hệ thống xử lý bụi dệt.
- Đề xuất công nghệ xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty Cổ phần Dệt Gia Dụng
Phong Phú.
- Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty Cổ phần Dệt Gia
Dụng Phong Phú.
- Trình bày thuyết minh tính toán.
- Trình bày bản vẽ thiết kế.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: 30/04/2008 Kết thúc: 11/07/2008
4. Họ tên Giáo viên hướng dẫn 1: KS. Lê Thị Lan Thảo
5. Họ tên Giáo viên hướng dẫn 2: KS. Huỳnh Ngọc Anh Tuấn
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.

Ngày…..tháng…..năm 2008
Ban chủ nhiệm Khoa

Ngày…..tháng…..năm 2008
Giáo viên hướng dẫn 1

Ngày…..tháng…..năm 2008
Giáo viên hướng dẫn 2

Ths. Nguyễn Vinh Quy

KS. Lê Thị Lan Thảo

KS. Huỳnh Ngọc Anh Tuấn



Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú

LỜI CẢM ƠN
#"
Trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM tôi đã tích lũy
được rất nhiều kiến thức bổ ích làm hành trang bước vào đời. Để có được ngày hôm nay, với
tất cả tấm lòng của người trò tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
− Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
học tập và thực hành.
− Quí thầy cô Khoa CNMT đã tận tình dạy bảo, truyền đạt kiến thức rất bổ ích cho tôi
trong thời gian học tập tại trường.
− Thầy Huỳnh Ngọc Anh Tuấn, đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tâp, tham gia
đợt thực tập tốt nghiệp này.
− Giám đốc các Nhà máy Dệt, Nhuộm, May và Anh Tuấn trợ lí Giám đốc nhà máy
Nhuộm, Anh Thanh ở Nhà máy Dệt cùng các anh chị ở các phòng ban đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tại Công ty.
− Ba mẹ, anh chị và các bạn sinh viên khóa 30 đã tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong
suốt quá trình học tập
Một lần nữa tôi xin gới lời cảm ơn chân thành và kính chúc tất cả Sức khỏe – Hạnh
phúc – Thành đạt.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30 - 06 - 2008
Sinh viên: Nguyễn Xuân Diệu

SVTH: Nguyễn Xuân Diệu

- -

1



Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Với mục tiêu tìm hiểu các vấn đề môi trường và các biện pháp xử lý ô nhiễm môi
trường trong Ngành Dệt Nhuộm. Đề tài đã khái quát sơ qua những vấn đề ô nhiễm của ngành.
Nhưng vì thời gian có hạn nên đề tài chỉ xoay quanh việc tính toán thiết kế các đường ống,
thiết bị xử lý. Nên không có điều kiện đi sâu vào những khía cạnh môi trường cụ thể. Nội
dung chính của đề tài gồm các vấn đề sau:
-

Giới thiệu Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú.
Hiện trạng môi trường và các biện pháp xử lý.
Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi.
Thiết kế hệ thống xử lý bụi dệt.

Phương án thiết kế:
- Sử dụng thiết bị lọc túi vải thông qua hệ thống hút bằng quạt để xử lý bụi tại
Nhà máy Dệt.
- Kết quả thiết kế đạt tiêu chuẩn TCVN 5937-2005

SVTH: Nguyễn Xuân Diệu

- -

2


Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 2.1 TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA SẢN PHẨM KHĂN BÔNG CỦA CÔNG TY CP DỆT GIA DỤNG
PHONG PHÚ TỪ 2002 – 2006------------------------------------------------------------------------------------ 3
BẢNG 2.2 NGUỒN HÓA CHẤT, NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO------------------------------------------------------ 8
BẢNG 2.3 CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ------------------------------------- 8
BẢNG 3.1 KẾT QUẢ ĐO NỒNG ĐỘ KHÍ THẢI TẠI NGUỒN THẢI --------------------------------------------- 12
BẢNG 3.2 KẾT QUẢ ĐO NỒNG ĐỘ KHÍ THẢI PHÁT TÁN TẠI KHU VỰC XUNG QUANH NHÀ MÁY12
BẢNG 3.3 THÔNG SỐ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI--------------------------------------------- 13
BẢNG 4.1 THỐNG KÊ LƯU LƯỢNG, ĐƯỜNG KÍNH, VẬN TỐC CỦA TUYẾN ỐNG HỆ THỐNG 1 VÀ
HỆ THỐNG 3 -------------------------------------------------------------------------------------------------------- 21
BẢNG 4.2 CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT MÁY NÉN KHÍ GIS (HỆ THỐNG 1 VÀ 3) ------------------------- 24
BẢNG 4.3 MỐI LIÊN HỆ GIỮA LƯU LƯỢNG VÀ ÁP SUẤT (HỆ THỐNG 1 VÀ 3) -------------------------- 25
BẢNG 4.4 THÔNG SỐ KỸ THUẬT QUẠT KIỂU “∏ 8-18” NO11 (HỆ THỐNG 1 VÀ 3) ---------------------- 25
BẢNG 4.5 THỐNG KÊ LƯU LƯỢNG, ĐƯỜNG KÍNH, VẬN TỐC CỦA TUYẾN ỐNG HỆ THỐNG 2----- 26
BẢNG 4.6 CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT MÁY NÉN KHÍ GIS (HỆ THỐNG 2)--------------------------------- 29
BẢNG 4.7 MỐI LIÊN HỆ GIỮA LƯU LƯỢNG VÀ ÁP SUẤT (HỆ THỐNG 2)---------------------------------- 30
BẢNG 4.8 THÔNG SỐ KỸ THUẬT QUẠT KIỂU “∏ 8-18” NO11 (HỆ THỐNG 2) ----------------------------- 30
BẢNG 4.9 ỐNG NỐI VÀ PHỤ TÙNG NỐI ỐNG HỆ THỐNG 1 ---------------------------------------------------- 31
BẢNG 4.10 THIẾT BỊ LỌC BỤI VÀ QUẠT HÚT HỆ THỐNG 1 --------------------------------------------------- 31
BẢNG 4.11 ỐNG NỐI VÀ PHỤ TÙNG NỐI ỐNG HỆ THỐNG 2--------------------------------------------------- 32
BẢNG 4.12 THIẾT BỊ LỌC BỤI VÀ QUẠT HÚT HỆ THỐNG 2 --------------------------------------------------- 32
BẢNG 4.13 ỐNG NỐI VÀ PHỤ TÙNG NỐI ỐNG HỆ THỐNG 3--------------------------------------------------- 32
BẢNG 4.14 THIẾT BỊ LỌC BỤI VÀ QUẠT HÚT HỆ THỐNG 3 --------------------------------------------------- 33

DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH 2.1 CÔNG NGHỆ DỆT NHUỘM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ--------- 5
HÌNH 2.2 CÔNG NGHỆ NHUỘM KHĂN TẠI CÔNG TY CP DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ --------------- 6
HÌNH 2.2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT KHĂN TẠI NHÀ MÁY MAY ------------------------------------------------ 7
HÌNH 3.1 SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ HƠI ---------------------------------------- 11

HÌNH 3.2 SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI------------------------------------------------ 14
HÌNH 4.1 CÁC DẠNG BUỒNG LẮNG BỤI ---------------------------------------------------------------------------- 17
HÌNH 4.2 THIẾT BỊ LỌC BỤI CYCLON VÀ THIẾT BỊ LỌC BỤI QUÁN TÍNH -------------------------------- 18
HÌNH 4.3 SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ BỤI -------------------------------------------------------- 19
HÌNH 4.4 NGUYÊN LÝ CHU TRÌNH LỌC VÀ RUNG GIŨ BỤI--------------------------------------------------- 20

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP
TSCĐ
TCVN
COD
BOD
SS
TSS
SVTH
KCS
TCKT
HDCV

SVTH: Nguyễn Xuân Diệu

Cổ phần
Tài sản cố định
Tiêu chuẩn Việt Nam
Nhu cầu oxy hóa học
Nhu cầu oxy sinh hóa
Hàm lượng chất lơ lửng
Tổng chất rắn lơ lửng
Sinh viên thực hiện
Kiểm soát chất lượng sản phẩm

Tiêu chuẩn kỹ thuật
Hướng dẫn công việc

- -

3


Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú

CHƯƠNG 1 – MỞ ĐẦU
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Công nghiệp ngày càng phát triển đồng nghĩa với số lượng các khu công nghiệp, khu
chế xuất ngày càng tăng thì lượng khí thải, nước thải được phát thải ra càng nhiều. Do đó vấn
đề bảo vệ môi trường sống hiện nay càng được đặc biệt quan tâm hơn.
Việc xây dựng hệ thống thu gom và xử lý bụi trong công nghiệp là một trong các vấn
đề kỹ thuật cần thiết và bắt buộc, nhằm bảo vệ môi trường trong sạch, điều kiện làm việc cho
người lao động và bảo vệ môi trường sống nói chung được tốt hơn.
Vì vậy khóa luận đã tính toán thiết kế hệ thống xử lý bụi cho hệ thống máy dệt khăn
tại Nhà máy Dệt – Cty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú, đảm bảo khí thải ra môi trường đạt tiêu
chuẩn môi trường cho phép.
1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất và các vấn đề môi trường ngành dệt
may tại công ty.

- Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú.
1.3

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Thu thập số liệu tại Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú
- Lấy số liệu thiết kế hệ thống xử lý bụi dệt tại Nhà máy Dệt
- Thời gian nghiên cứu từ 03/2008 – 06/2008
1.4
1.5

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu tổng quan công nghệ sản xuất khăn bông.
Nghiên cứu dây chuyền sản xuất của công ty.
Tìm hiểu hiện trạng môi trường tại môi trường công ty.
Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt.
Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Giảm lượng bụi phát tán ra môi trường xung quanh và trong môi trường làm việc của
công nhân viên tại khu vực sản xuất. Cải thiện đáng kể môi trường làm việc cho công nhân,
tạo môi trường làm việc thông thoáng, đảm bảo năng suất làm việc tốt nhất. Vì vậy tôi thiết kế
hệ thống xử lý bụi cho Nhà máy Dệt – Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú.

SVTH: Nguyễn Xuân Diệu

- -

4



Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú

CHƯƠNG 2 - GIỚI THIỆU CÔNG TY CP DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ
2.1
2.1.1

THÔNG TIN VỀ CÔNG TY
Tên, địa chỉ của công ty

-

Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ
Tên giao dịch quốc tế: PHONG PHU HOME TEXTILES JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: PPH JSC
Trụ sở: Khu phố 3- Đường Tăng Nhơn Phú- Phường Tăng Nhơn Phú B- Quận 9- Thành
phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: (84-8) 8963533 ---------------------------------------------- Fax:(84-8) 8966088

2.1.2

Lịch sử hình thành

Hệ thống sản xuất khăn của Tổng Công ty Phong Phú là một đơn vị thành viên thuộc
Tổng Công ty Phong Phú. Được thành lập từ năm 1966, đến năm 2007 Hệ thống sản xuất
khăn của Tổng Công ty Phong Phú chuyển thành Công ty Cổ phần Dệt Gia Dụng Phong Phú.
Các Nhà máy trực thuộc Hệ thống sản xuất Khăn:
2.1.3

Nhà máy Dệt Khăn
Nhà máy dệt Hải Vân (Đà Nẵng)

Nhà máy Nhuộm
Nhà máy May Khăn.
Ngành nghề kinh doanh

Sản xuất và kinh doanh khăn, vải, chỉ khâu, chỉ thêu, may quần áo, bao bì, nguyên phụ
liệu ngành dệt may. Mua bán bông, xơ, sợi, hóa chất, thuốc nhuộm, máy móc, thiết bị và phụ
tùng ngành dệt may.
2.1.4

Sản phẩm kinh doanh chủ yếu và quy mô sản xuất

Sản xuất và kinh doanh khăn, các sản phẩm từ khăn như: áo choàng tắm, drap trải
giường, vật dụng trong nhà bếp và nhà vệ sinh,.v.v..
Năng lực sản xuất của Công ty Cổ phần dệt gia dụng Phong Phú là 5.800 tấn/năm.
2.1.5

Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Hiện nay sản phẩm chính của Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú chủ yếu
được xuất khẩu sang Nhật, Mỹ, EU và một phần tiêu thụ tại thị trường trong nước thông qua
hai kênh phân phối :
- Thông qua các nhà phân phối lớn, các siêu thị như Metro, Coop Mart,.v..
- Phân phối lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua siêu thị khăn Mollis tại Thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
2.1.6

Nguồn nhân lực
Tổng số lao động là: 1.474 người (tính từ thời điểm 31/12/2006)
Trong đó:


- Lao động hợp đồng không xác định thời hạn: 1.120 người
- Lao động hợp đồng từ 01 đến 03 năm: 311 người
- Lao động khác (mùa vụ): 43 người

SVTH: Nguyễn Xuân Diệu

- -

5


Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú

Phân loại theo trình độ chuyên môn:
- Lao động trình độ đại học, trên đại học: 50 người
- Lao động trình độ trung cấp: 114 người
- Lao động kỹ thuật: 112 người
2.1.7 Cơ sở vật chất của công ty
Diện tích đất đai nhà xưởng:
-

Diện tích nhà xưởng đang sử dụng: 22.242 m2
Diện tích nhà xưởng không cần dùng: Không có
Diện tích đất đang quản lý: 22.242 m2 (Phương thức thuê đất)
Tổng giá trị tài sản cố định đang dùng: Nguyên giá 88.926.349.914 đồng, giá trị còn lại
44.110.940.096 đồng.
Trong đó:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: Nguyên giá 24.276.031.277 đồng, giá trị còn lại: 13.924.578.195
đồng.

- Máy móc thiết bị: Nguyên giá 63.936.824.559 đồng, giá trị còn lại 29.731.437.396
đồng.
- Phương tiện vận tải: Nguyên giá 713.494.078 đồng ; giá trị còn lại 454.924.505 đồng.
(Theo Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa thời điểm 01/01/2007).

2.1.8

Tình hình sản xuất của công ty

Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú có được thuận lợi chung của Tổng Công ty
Phong Phú là luôn nhận được những hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi từ phía Ban lãnh đạo
Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Bộ Công nghiệp và các cấp chính quyền địa phương. Dưới sự
điều hành của ban giám đốc thuộc Tổng Công ty Phong Phú, công ty đã nắm bắt kịp thời tình
hình thị trường nên có những quyết sách phù hợp với thị trường nhằm đảm bảo sự tăng trưởng
trong thời gian qua. Đến nay công ty là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành
dệt may Việt Nam về sản xuất khăn bông và các sản phẩm từ khăn bông.
Bảng 2.1 Tốc độ phát triển của sản phẩm khăn bông của Công ty CP Dệt Gia Dụng
Phong Phú từ 2002 – 2006.
2002

2003

2004

2005

2006

Tốc độ phát
triển b/q năm


4.725,0

4.859,6

5.482,0

6.002,0

6.705,0

10,8

ĐVT
Tấn

Nguồn: Tổng Công ty Phong Phú, tháng 07/2007

Sản phẩm khăn thương hiệu Mollis đã được người tiêu dùng chấp nhận. Tổng Công ty
Phong Phú đã có chú trọng việc phát triển thương hiệu bằng nhiều hình thức như: quảng cáo,
tài trợ và xây dựng các trung tâm tiêu thụ ở ba miền.
2.2

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT GIA
DỤNG PHONG PHÚ

2.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất khăn
Các bước trong quy trình công nghệ
Gồm có ba công đoạn chính: dệt, nhuộm, may.


SVTH: Nguyễn Xuân Diệu

- -

6


Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú

ƒ Dệt tại Nhà máy Dệt của công ty
Nguyên liệu đầu vào là các thoi sợi được đưa qua máy canh thành trục sợi. Sau đó trục
sợi được đưa qua máy hồ, tại đây sợi dệt được gia cố để tăng độ bền chắt. Sau đó trục hồ được
đưa vào máy dệt, dệt thành khăn theo kích thước và khổ yêu cầu. Dệt xong được đem qua nhà
máy nhuộm và may thành phẩm.
ƒ Nhuộm tại Nhà máy Nhuộm
- Chuẩn bị nhuộm: Khăn mộc đã được dệt được phân loại theo từng mẻ nhuộm trước
khi cho vào máy nhuộm. Khối lượng khăn từng mẻ được tính trên cơ sở công suất của
máy nhuộm.
- Giặt tẩy: Khăn mộc đã chuẩn bị sẵn cho từng mẻ nhuộm được đưa vào máy giặt để tẩy
và giặt trước khi nhuộm. Cùng lúc với việc đưa nguyên liệu nhuộm vào máy giặt - tẩy,
một lượng nước sạch dùng để giặt, tẩy được đưa vào. Nước sau khi giặt tẩy được xả bỏ
ra hệ thống thoát nước chung của nhà máy.
- Công đoạn nhuộm: Khăn đã được giặt - tẩy được nhuộm với lượng thuốc nhất định
theo yêu cầu về màu sắc của khách hàng (theo từng đơn đặt hàng). Hóa chất đã chuẩn bị
sẵn được đưa vào cùng với lượng nước sạch để nhuộm. Nước sau khi nhuộm cũng được
xả bỏ thẳng ra hệ thống thoát nước của phân xưởng.
- Giặt xả: khăn sau khi nhuộm xong được giặt xả nguội bằng nước sạch, nước sau khi xả
cũng được xả bỏ mà không tái sử dụng. Tất cả các công đoạn giặt tẩy, nhuộm và giặt xả
đều được thực hiện trên cùng một máy nhuộm.
- Công đoạn hoàn tất: Sau công đoạn nhuộm, khăn đã nhuộm còn phải qua công đoạn

sấy khô, đóng gói và nhập kho. Giai đoạn sấy, ở công đoạn này khăn được gia nhiệt.
Nhiệt được cung cấp từ lò hơi. Chất thải trong giai đoạn này là nước giải nhiệt dùng để
làm mát máy.
ƒ May tại Nhà máy May
Khăn sau công đoạn nhuộm được chuyển tiếp tới công đoạn may thành phẩm ở Nhà
máy May của công ty.

SVTH: Nguyễn Xuân Diệu

- -

7


Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú

Sợi

Canh + Trục
canh

Nước hồ

Hồ, xâu xo

Trục dệt + dệt

Chất thải lỏng

Bụi


Khăn mộc
Nước, HCTN, hồ mềm
Khí thải
Nước, than đá

Nhuộm

Nồi hơi
Căng sấy

Chất thải lỏng

Nước ngưng, nhiệt dư
Hơi nước

Khăn bán thành
phẩm
Khí thải
Nước, than đá

Lò nhiệt
May

Đóng gói và
nhập kho

Vải, sợi vụn
Hình 2.1 Công nghệ dệt nhuộm khăn tại Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú


SVTH: Nguyễn Xuân Diệu

- -

8


Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú

Khăn mộc

Nước sạch, hóa chất

Nấu máy

Chất thải lỏng

Nước sạch, hóa chất
Hơi nước

Giặt tẩy

Chất thải lỏng

Nước sạch, NaOH

Giảm trọng

Chất thải lỏng


Nhuộm

Chất thải lỏng

Giặt xả

Chất thải lỏng

Nước sạch, hóa chất

Nước sạch

Sấy (hơi nhiệt)
Khí thải
Nước, than đá `

Nồi hơi
Hoàn tất

Khí thải
Nước, than đá

Nước ngưng nhiệt

Lò nhiệt
Kiểm cuộn

Nước ngưng nhiệt

Đóng gói và

nhập kho

Vải, sợi vụn

Hình 2.2 Công nghệ nhuộm khăn tại Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú

SVTH: Nguyễn Xuân Diệu

- -

9


Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Cơng ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú

Nhận khăn từ
N/M Nhuộm

Chỉ nhận khăn sau khi được KCS
Công ty xác nhận “Đạt chất lượng”

Cắt dọc

Thợ cắt dọc: Thực hiện đúng theo
TCKT & HDCV

May biên

Thợ may biên: Thực hiện đúng theo
TCKT & HDCV


Cắt ngang

Thợ cắt ngang: Thực hiện đúng theo
TCKT & HDCV

May ngang

Thợ may ngang: Thực hiện đúng theo
TCKT & HDCV

Kiểm khăn

Thợ kiểm: Thực hiện đúng theo TCKT
& HDCV

Đóng bộ

Thợ đóng bộ: Thực hiện đúng theo
TCKT & HDCV hoặc mẫu đối

KCS phúc
tra

KCS Công ty: Phúc tra tất cả các SP
trước khi Dò kim - Đóng

Dò kim-Đóng thùng

Công nhân: Thực hiện đúng theo

TCKT & HDCV

Giao kho

Hình 2.3 Quy trình sản xuất khăn tại nhà máy may

SVTH: Nguyễn Xn Diệu

- -

10


Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú

2.2.2 Các hóa chất, nguyên nhiên liệu được lưu trữ, sử dụng
Bảng 2.2 Nguồn hóa chất, nguyên liệu đầu vào
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Nguyên liệu/Hóa chất
Sợi dệt khăn
Soude lỏng 36o bé

Hydrosulfite Natri
Sulfate Natri
Carbonat Natri
Thuốc nhuộm các loại
Các chất phụ trợ
Nguyên liệu hồ: PVA (polyvinyl Alcohol), tinh
bột mì, nguyên liệu tổng hợp M20, Sáp

Đơn vị
Tấn
Kg
kg
Kg
Kg
Kg
Kg

Khối lượng
176
76.800
647
26.222
5.206
350
10.210

-

-


Nguồn: Phongphucorp.com

Nhiên liệu sử dụng cho quá trình hoạt động sản xuất là than đá với lượng dùng hàng
ngày là 27 tấn/ngày.
2.2.3 Các thiết bị chính sử dụng trong quy trình công nghệ
Bảng 2.3 Các thiết bị sử dụng trong quy trình công nghệ
Nhà máy

Thiết bị chính
Máy canh
Nhà máy Máy hồ
dệt Khăn Máy dệt khí
Máy dệt kiếm
Máy nấu tẩy liên tục
Máy nhuộm
Nhà máy
nhuộm

Máy nhuộm cao áp
Máy vắt ly tâm
Máy xén khăn
Máy hồ căng sấy
Máy sấy
Máy sấy không sức căng

Nhãn hiệu
Hacoba, Benninger, Kawamoto
Sucker Muller, Westpoint
Tsudakoma
Saurer, Hiraiwa,

China
Dong-A, NOSEDA, HERTORNG, Winch,
CPB,MCS
THIES
Đài Loan
Đài Loan, Ý
TEXTIMA
Tumbler
China
Nguồn: Phongphucorp.com

SVTH: Nguyễn Xuân Diệu

- -

11


Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú

CHƯƠNG 3 – HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG
3.1

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

3.1.1 Môi trường không khí
3.1.1.1 Khí thải
Khí thải sinh ra từ quá trình hoạt động sản xuất của Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong
Phú chủ yếu từ việc đốt than đá phục vụ cho lò hơi. Lò hơi là nguồn cung cấp nhiệt cho các

thiết bị công nghệ qua môi chất dẫn nhiệt là hơi nước cao áp.
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là do các sản phẩm cháy của
loại nhiên liệu đốt này. Trong thành phần của than đá, ngoài thành phần chính là các
hydrocacbon (CxHy), còn có các hợp chất của oxy, lưu huỳnh và nitơ. Khi đốt cháy, loại nhiên
liệu này có phát sinh các sản phẩm cháy chủ yếu là hơi nước, bụi khói, CO, CO2 và một lượng
nhỏ các khí CxHy, NOx, SOx, Aldehyde, trong đó các tác nhân cần kiểm soát là: Bụi, CO, CO2
và NO2. Các loại khí thải này đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức
khỏe cộng đồng, công trình và động thực vật, còn mức độ tác động của chúng đến môi trường
thì lại phụ thuộc nhiều vào nồng độ và tải lượng của chúng được thải vào khí quyển, cũng như
phụ thuộc nhiều vào các điều kiện vi khí hậu tại khu vực đang xét (tốc độ gió, nhiệt độ, chế độ
mưa…)
Hiện tại Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú sử dụng 5 lò hơi, trong đó có 2 lò có
công suất 7,5 tấn hơi, 3 lò có công suất 5 tấn hơi. Các lò hơi và lò nhiệt đều có thiết bị xử lý
bụi khói và dập CO dựa theo nguyên lí hấp thụ bằng dung dịch chất lỏng. Ống khói hiện hữu
có độ cao khoảng 15m.
3.1.1.2 Bụi
Bụi phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng
Phong Phú chủ yếu từ các máy dệt tại Nhà máy Dệt Khăn.
Nồng độ bụi tại Nhà máy Dệt Khăn là 7,5g/m3.
3.1.1.3 Tiếng ồn
Tiếng ồn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính giác con người, khi tiếp xúc với mức ồn
có cường độ cao thường xuyên, người tiếp xúc sẽ bị điếc. Thông thường trong các xí nghiệp
công nghiệp, công nhân làm việc trong các phân xưởng phát sinh tiếng ồn hay mắc bệnh điếc
nghề nghiệp.
Đặc biệt trong Nhà máy Dệt, hầu hết các máy dệt trong thiết bị công nghệ này đều có
mức ồn cao.
3.1.1.4 Nhiệt
Quá trình hoạt động của Công ty Cổ Phần Dệt Gia Dụng Phong Phú, đặc biệt tại khu
vực lò hơi tạo ra nhiệt độ cao. Tổng các nhiệt lượng này toả vào không gian nhà xưởng rất lớn
làm nhiệt độ bên trong nhà xưởng tăng cao (chưa kể đến ảnh hưởng của điều kiện khí hậu

trong khu vực) ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và năng suất lao động.
Nhiệt thoát ra từ khâu nấu, tẩy ở Nhà máy Nhuộm; sự truyền nhiệt qua thành lò hơi, hệ
thống ống dẫn hơi, thành thiết bị của các máy móc sử dụng nhiệt.
Nhiệt độ cao gây nên những biến đổi về sinh lí cơ thể như đổ mồ hôi kèm theo mất
một số muối khoáng như các ion K, Na, Ca, I, Fe và một số chất dinh dưỡng khác. Nhiệt độ
cao làm cho cơ tim phải làm việc nhiều, hoạt động của các cơ quan tăng, gây chứng say nóng,
co giật và nặng hơn là choáng.
SVTH: Nguyễn Xuân Diệu

- -

12


Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú

3.1.2 Nước thải
Nguồn nước thải sản xuất chủ yếu sinh ra từ khâu nhuộm vải. Đặc tính của loại nước
thải này là chứa nhiều hóa chất sử dụng để giặt tẩy và các loại hóa chất nhuộm bị tẩy phai ra
từ sản phẩm cần giặt, nguồn chất hữu cơ là tinh bột hồ vải bị tẩy ra. Như vậy nguồn nước thải
này có tính chất là có nồng độ COD và BOD tương đối cao. Ngoài ra nguồn nước thải này có
nhiệt độ khá cao từ 50-600C
Nước thải sinh hoạt: nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên
trong công ty.
Hiện tại công ty đã có hệ thống xử lý nước thải (do Công ty TNHH ROASTAL ECO
INDUSTRIES thiết kế)
3.1.3 Chất thải rắn
3.1.3.1

Chất thải rắn sản xuất


- Bao gồm các loại bao bì, giấy gói hư, mụn vải, rẻo vải và các sản phẩm không đạt yêu
cầu (khăn hư).
- Ngoài ra còn có xỉ than (từ lò hơi), thùng hóa chất, sắt, thép. Máy móc, thiết bị hư
hỏng…
- Tất cả chất thải rắn đều được phân loại trước khi đưa ra bãi tập trung của công ty.
3.1.3.2

Chất thải rắn sinh hoạt

- Rác thải từ nhà ăn như thức ăn thừa, thức ăn loại bỏ, bao bì…ước tính khoảng 500
kg/ngày.
- Rác thải văn phòng phẩm như giấy loại bỏ, bao bì…ước tính khoảng 50 kg/ngày.
3.1.4 Nguy cơ cháy nổ
Các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất và các sản phẩm
thành phẩm của ba nhà máy rất dễ bắt lửa và gây ra cháy, nổ. Bản chất các quá trình có khả
năng gây ra cháy, nổ có thể được chia thành 3 nhóm chính:
- Nhóm 1: Những nguyên vật liệu dễ cháy, dễ bị bắt lửa như: khăn, sợi, vải,...
- Nhóm 2: Lửa cháy do các thiết bị điện.
- Nhóm 3: Nổ, cháy do sự tích tụ bụi trong nhà xưởng (đặc biệt là các kho chứa) đến
nhiệt độ nguy hiểm.
Các nguyên nhân dẫn đến cháy, nổ có thể do:
- Vứt tàn thuốc hay những nguồn lửa khác vào khu vực khăn và sợi.
- Tồn trữ các loại rác rưởi, bụi và các chất thải rắn có nguồn gốc từ cellulose trong khu
vực sản xuất, đặc biệt là ở các khu vực có lửa.
- Sự cố về các thiết bị điện: dây trần, dây điện, động cơ, quạt... bị quá tải trong quá trình
vạn hành, phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy.
- Tàng trữ và vận chuyển thành phẩm không đúng cách.
3.2 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CP
DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ

3.2.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi và tiếng ồn
Công ty đã trồng vành đai cây xanh xung quanh và luôn có kế hoạch trồng thêm cây
xanh nhằm giảm thiểu lượng bụi phát tán ra không khí tại khu vực.

SVTH: Nguyễn Xuân Diệu

- -

13


Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú

Công ty đã có biện pháp cách ly tiếng ồn trong nhà máy với khu vực xung quanh bằng
hệ thống tường, cửa cách âm. Có chế độ mở cửa theo mùa, theo ngày để tạo không khí thông
thoáng trong nhà máy, một phần tận dụng ánh sáng tự nhiên.
Công ty đã trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ lao động: nút chống ồn, khẩu trang cho
công nhân làm việc tại khu vực có độ ồn và nồng độ bụi cao.
Tại Nhà máy Dệt đã có hệ thống hút bụi phát sinh từ máy dệt. Nhưng hiệu quả chưa
cao.
3.2.2 Biện pháp giảm thiểu tác động của khí thải lò hơi
Hiện nay trong quá trình hoạt động, Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú sử dụng 2
lò hơi có công suất 7,5 tấn hơi/h và 3 lò hơi có công suất 5 tấn hơi/h. Các lò hơi này sử dụng
than đá làm nhiên liệu đốt. Với lượng than đá sử dụng cho cả 5 lò khoảng 700 tấn/tháng.
Hiện nay cả 05 lò hơi đều có lắp thiết bị xử lý khói bụi hoàn chỉnh. Theo sơ đồ công
nghệ ở Hình 2.5
Khói thải từ lò hơi có chứa khá nhiều bụi và khí thải sinh ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu
than đá dạng SO2, CO, NOx….Nhờ sức hút của quạt cao áp, dòng khí thải có lẫn bụi bẩn sẽ
được xử lí tại cyclon lọc bụi ly tâm, dòng khí có chứa bụi sẽ được đi vào cyclon theo phương
tiếp tuyến với phần thân hình trụ của cyclon, dòng khí có chứa bụi sẽ chuyển động xoáy trong

cyclon với vận tốc cao. Trong quá trình chuyển động xoáy trong cyclon, các hạt bụi có trong
dòng khí sẽ chịu tác dụng của lực ly tâm, làm cho chúng bị văng ra, va đập vào phần vách
hình trụ của cyclon, mất động năng, chúng sẽ rớt xuống phễu hình nón của cyclon. Từ đó bụi
sẽ bị tách ra khỏi dòng khí. Khí thải sạch được chuyển tiếp sang công đoạn xử lí tiếp theo.

Khói lò hơi

Ống dẫn

Cyclon lọc bụi ly
tâm

Bunke chứa bụi

Quạt hút cao áp

Bao chứa

Thiết bị lọc ướt

Ống khói thải cao
15m
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý khí thải lò hơi
SVTH: Nguyễn Xuân Diệu

- -

14



Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú

Khí thải sau khi được xử lí tại cyclon ly tâm, phần lớn lượng bụi có trong khí thải đã
được tách ra khỏi dòng khí. Tuy nhiên đối với lượng bụi có kích thước nhỏ và khí thải như
SO2, NOx… thì cyclon không có tác dụng xử lí chúng. Nhằm mục đích tăng cường khả năng
xử lí đối với bụi tinh và các khí thải, mà đặc biệt là SO2, khí thải được xử lí tiếp bậc 2 tại thiết
bị hấp thụ dạng rửa khí rỗng. Bằng cách khí thải sau khi xử lí qua cyclon ly tâm, trên đường
đẩy khí ra ống khói, thì tại trên đường ống ngang, dung dịch hấp thụ dạng kiềm được phun
vào dòng khí thải. Khí thải trước khi đi vào ống khói đi ra ngoài sẽ tiếp xúc trực tiếp với dung
dịch hấp thụ được phun sương. Bụi tinh và một phần các khí SO2, NOx sẽ được tách ra khỏi
dòng khí thải. Khí thải sau xử lí đã sạch được thải qua ống thải khí cao 15m ra ngoài khí
quyển, nhờ khả năng phát tán của gió làm pha loãng để xử lí hoàn toàn phần còn lại của chất ô
nhiễm.
Bảng 3.1 Kết quả đo nồng độ khí thải tại nguồn thải
Chỉ tiêu
Nguồn thải

Nhiệt
độ

Bụi

CO

SO2

NO2

mg/Nm3


mg/Nm3

mg/Nm3

mg/Nm3

1,00

64,7

84,3

0,19

45,6

51,8

62

208

45

48,2

1,25

72


83,0

0,21

56,9

71

85

268

78

52,4

400

1000

1500

1000

1. Lò hơi số 1 - (nhiên liệu than)
Trong ống khói lò hơi – lấy mẫu
trên đường thoát khói (lò hơi đang
hoạt động)
2. Lò hơi số 2 - (nhiên liệu than)
Trong ống khói lò hơi – lấy mẫu

trên đường thoát khói (lò hơi đang
hoạt động)
3. Lò hơi số 3 - (nhiên liệu than)
Trong ống khói lò hơi – lấy mẫu
trên đường thoát khói (lò hơi đang
hoạt động)
4. Lò hơi số 4 - (nhiên liệu than)
Trong ống khói lò hơi – lấy mẫu
trên đường thoát khói (lò hơi đang
hoạt động)
TCVN 5939-2005 (cột A)

0

C

-

Nguồn: Phân viện Khoa học Bảo hộ Lao Động, tháng07/2007

Bảng 3.2 Kết quả đo nồng độ khí thải phát tán tại khu vực xung quanh nhà máy
Chỉ tiêu
Điểm đo
Khu vực xung quanh – tại khu

Bụi

Độ ồn

mg/m3


dbA

CO

SO2

mg/m3 mg/m3

NO2
mg/m3

0,28

62,3– 73,7(*)

1,8

0,14

0,35

0,3

50÷70(**)

30

0,35


0,2

vực văn phòng công ty.
TCVN 5937-2005

Nguồn: Phân viện Khoa học Bảo hộ Lao Động, tháng 07/2007

Ghi chú:
- (*) Độ ồn: khi đo đạc có ảnh hưởng cộng hưởng của độ ồn do các phương tiện giao
thông.
15

SVTH: Nguyễn Xuân Diệu

- -


Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú

- TCVN 5937-2005: Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng không khí xung quanh (trung
bình trong một giờ)
- (**) TCVN 5949-1998: Tiêu chuẩn Việt Nam về tiếng ồn ở các khu vực sản xuất xen kẽ
với khu vực dân cư trong ngày.
Nhận xét: So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5937-2005 và
TCVN 5949-1998: các chỉ tiêu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.
3.2.3 Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải
ƒ Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt
Quí 4 năm 2006 Tổng công ty Phong Phú đã tiến hành xây dựng phương án xử lí nước
thải cho nguồn nước thải sản xuất sinh ra trong quá trình hoạt động sản xuất của công ty, có
công suất xử lí 4.080 m3/ngày đêm (công trình này do Nhà máy Nhuộm - Công ty CP Dệt Gia

Dụng Phong Phú quản lí). Đến nay trạm xử lí nước thải đã được xây dựng xong và đang trong
quá trình hoạt động. Công nghệ xử lí nước thải sản xuất của công ty là công nghệ hóa học
keo tụ, tạo bông kết hợp với công nghệ sinh học sử dụng bùn hoạt tính nhằm đảm bảo hiệu
quả xử lí các chất ô nhiễm với tải lượng cao chứa trong nước thải như: BOD, COD, SS, kim
loại màu….
Nước thải đổ vào hệ thống xử lí là hỗn hợp của nước thải của quá trình nhuộm khăn,
nước thải từ quá trình nhuộm Indigo và nước thải sinh hoạt của công nhân viên trong công ty
(khoảng 1.464 người)
Bảng 3.3 Thông số thiết kế hệ thống xử lí nước thải.
Thông số
pH
Tổng chất rắn lơ lửng TSS
COD
BOD5
Độ màu
Nhiệt độ

Đơn
vị

Giá trị

mg/l
mg/l
mg/l
Pt-Co
0
C

12 - 13

250
750
350
500
50 -60

Tiêu chuẩn nước thải
công nghiệp loại B
(TCVN 5945-2005)
5,5 - 9
100
100
50
50
40

Nguồn: Hệ thống xử ly nước thải Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú.

Quy trình công nghệ xử lí nước thải được xây dựng như Hình 2.6

SVTH: Nguyễn Xuân Diệu

- -

16


Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú

Nước thải thô


Song chắn rác
Acid
Tháp giải nhiệt

Hố bơm hiện hữu

Hợp chất URE
(DAP)

Bể sục khí sinh
học hiệu quả cao

Bể lắng tấm
nghiêng I

Hợp chất phèn
Nhôm + NaOH

Bể keo tụ
Bể chứa bùn

Hợp chất Polyme

Bể tạo bông

Bể lắng tấm
nghiêng II

Bể chứa nước sau

xử lí

Máy ép bùn

Bùn đem xả bỏ
Đường bùn

Xả vào cống thoát
nước của nhà máy

Đường nước

Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải.
ƒ Đối với nước mưa chảy tràn
Công ty đã xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng. Hệ thống thoát nước mưa được
xây dựng dọc hai bên đường giao thông nội bộ, bố trí các hố ga có song chắn rác, nước mưa
lắng lọc tự nhiên và có các giếng kiểm tra. Các hố ga sẽ được định kì nạo vét để loại bỏ những
rác rưỡi, cặn lắng. Bùn thải được xử lí theo chôn lấp hợp vệ sinh.

SVTH: Nguyễn Xuân Diệu

- -

17


Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú

3.2.4 Biện pháp giảm ảnh hưởng của chất thải rắn
Hàng ngày đều có công nhân quét dọn vệ sinh tại khu vực phát sinh. Tất cả chất thải

rắn đều được phân loại trước khi đem ra bãi tập trung rác của công ty.
3.2.5 Biện pháp giảm ảnh hưởng của nhiệt
Công ty đã xây dựng nhà xưởng có chế độ thông gió tự nhiên: nhà xưởng cao thoáng
tận dụng nguồn gió tự nhiên.
Đã lắp đặt hệ thống quạt làm mát, có khu vực điều không, hệ thống phun sương tại
khu vực Nhà máy Dệt. Đảm bảo độ ẩm 70 – 80, nhiệt độ 300C.
3.2.6 Phương án phòng chống sự cố
Trong quá trình hoạt động của công ty có thể xảy ra các sự cố như cháy nổ, tai nạn lao
động....Để phòng chống các sự cố có thể xảy ra, công ty đã thực hiện các biện pháp sau:
- Ban hành nội qui phòng chống cháy nổ tại công ty.
- Trang bị các phương tiện và thiết bị phòng chống cháy nổ tại khu vực quản lí như bình
khí CO2, họng lấy nước và các thiết bị cứu hỏa khác.
- Thường xuyên tập huấn công tác phòng chữa cháy cho công nhân viên làm việc tại công
ty.
- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng phòng chữa cháy tại địa phương để kịp thời ứng cứu
khi có sự cố xảy ra.
- Tuân thủ các quy định an toàn trong quá trình sử dụng điện và vận hành phương tiện
thiết bị tại công ty.
- Thường xuyên kiểm tra sự ổn định của máy móc, thiết bị cũng như chế độ vận hành của
hệ thống xử lí nước thải và khí thải nhằm tránh các sự cố ô nhiễm xảy ra gây ô nhiễm
nghiêm trọng cho môi trường khu vực.
3.3 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG
TY CP DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ
3.3.1 Biện pháp quản lý
- Nghiên cứu, hoàn thiện ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật, lao động, tiêu hao
nguyên nhiên vật liệu đồng thời có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, nghiêm ngặt việc
tổ chức thực hiện.
- Tăng cường nhận thức cho công nhân về vệ sinh môi trường và an toàn lao động. Như
dạy cho công nhân làm thế nào để phát hiện ra sự rò rỉ, chảy tràn và thất thoát nguyên
vật liệu, làm thế nào để tiết kiệm tối đa lượng nước và hóa chất trong quá trình

nhuộm… Cổ vũ và khuyến khích sự hiểu biết của các nhân viên về những hậu quả của
việc thất thoát hay rò rỉ nguyên vật liệu hay vấn đề ô nhiễm môi trường như hiện nay.
3.3.2 Biện pháp kỹ thuật
- Nhà máy đã có hệ thống hút bụi nhưng hiệu quả còn chưa cao. Cần củng cố lại hệ thống
hút bụi tại khu vực sản xuất của nhà máy. Đặt biệt tại khu vực Nhà máy Dệt.
- Tiếng ồn tại Nhà máy Dệt còn rất cao, phải thường xuyên bảo trì máy móc như cho dầu
bôi trơn và thay những chi tiết hỏng của máy móc thiết bị để chống ồn.
- Vì đặc trưng của ngành Nhuộm là nhiệt độ khá cao, cho nên tại khu vực các máy tại nhà
máy cần tăng cường đặt thêm quạt thông gió.
- Nước thải nhà máy nhuộm có pH = 12-13, pH cao. Khói thải lò hơi có tính acid do
trong khí thải lò hơi có một lượng lớn khí CO2, SO2, NO2. Nghiên cứu sử dụng khói thải
lò hơi vào hệ thống xử lí nước thải. Đưa khói thải lò hơi vào nước thải, trung hòa nước
18

SVTH: Nguyễn Xuân Diệu

- -


Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú

thải về giá trị pH = 7-9. Tiết kiệm được một lượng lớn Acid sử dụng để trung hòa nước
thải như hiện nay.
- Tận dụng nhiệt thừa của khói thải lò hơi: nhiệt thải từ lò hơi là nguồn nhiệt có thể tận
dụng hữu ích và có thể thu hồi được đáng kể. Tiết kiệm đáng kể nhiên liệu sử dụng.
Việc giảm sử dụng nhiên liệu cũng đồng nghĩa với việc giảm phát thải khí gây ô nhiễm
môi trường như CO, H2S, SO2… Hơn nữa cũng giảm phát thải CO2 đây là loại khí gây
hiệu ứng nhà kính. Sử dụng nhiệt thải để làm nóng nước cấp trước khi cấp cho lò.

SVTH: Nguyễn Xuân Diệu


- -

19


Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú

CHƯƠNG 4 – XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ BỤI
4.1

LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ

4.1.1 Các phương pháp lọc bụi hiện nay
Lọc bụi là thành phần không thể thiếu trong dây truyền sản xuất công nghiệp. Hiện
nay có nhiều phương pháp lọc bụi cho các dây truyền sản xuất, nhưng cần phải tính đến nhiều
yếu tố khi lựa chọn thiết bị lọc bụi cho một đối tượng công nghiệp cụ thể nào đó. Khi lựa
chọn các phương pháp và thiết bị để làm sạch khí, ngoài kích thước của bụi phụ thuộc vào
điều kiện hình thành của nó, cần tính đến các tính chất khác của bụi như: nhiệt độ khí thải,
nồng độ bụi ban đầu, điều kiện vận hành, vấn đề tái sử dụng bụi nguyên liệu v.v...Dưới đây là
một số thiết bị lọc bụi phổ biến hiện nay.
4.1.1.1 Lọc bụi theo phương pháp trọng lực
a. Nguyên lý hoạt động: Các hạt bụi đều có khối lượng, dưới tác dụng của trọng lực các
hạt có xu hướng chuyển động từ trên xuống (đáy của thiết bị lọc bụi). Tuy nhiên đối với
các hạt nhỏ ngoài tác dụng của trọng lực còn có lực chuyển động của dòng khí và lực
ma sát của môi trường.
b. Phạm vi áp dụng
- Buồng lắng bụi hoạt động có hiệu quả đối với các hạt có kích thước > 50 μm, còn các
hạt bụi có kích thước < 5μm thì khả năng thu hồi bằng không.
- Được sử dụng như cấp lọc thô trước các thiết bị lọc tinh.

c. Thiết bị áp dụng: Buồng lắng bụi.
a
c

Buồng có vách ngăn

Buồng nhiều tầng

Hình 4.1. Các dạng buồng lắng bụi
4.1.1.2 Lọc bụi theo phương pháp ly tâm, cyclon, lá xách, lọc bụi theo quán tính
a. Nguyên lý hoạt động: Khi đột ngột thay đổi hướng chuyển động của dòng khí, các hạt
bụi dưới tác dụng của lực quán tính tiếp tục chuyển động theo hướng cũ và tách ra khỏi
dòng khí, rơi vào bình chứa.
b. Phạm vi áp dụng: Dùng để tách các hạt bụi có kích thước > 10μm.
c. Thiết bị áp dụng: Cyclon, lá xách

SVTH: Nguyễn Xuân Diệu

- -

20


Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú

Khí buïi
Khí saïch

Khí baån


K hí

Khí saïch
B u ïi

Buïi

Khí buïi

Cyclon chùm
Thiết bị lắng quán tính
Thiết bị lá xách
Hình 4.2. Thiết bị lọc bụi cyclon và thiết bị lọc bụi quán tính
4.1.1.3 Lọc bụi theo phương pháp ẩm
a. Nguyên lý hoạt động
Khi các hạt bụi tiếp xúc với bề mặt dịch thể (giọt dịch thể) các hạt bụi sẽ bám dính
trên bề mặt đó, dựa trên nguyên tắc đó có thể tách các hạt bụi ra khỏi dòng khí. Sự tiếp xúc
giữa các hạt bụi với bề mặt dịch thể có thể xảy ra nếu lực tác dụng lên hạt bụi theo hướng đến
bề mặt dịch thể. Các lực đó gồm: lực va đập phân tử, trọng lực, lực ly tâm (lực quán tính).
b. Phạm vi áp dụng:
- Các hạt bụi có kích thước > 3÷5μm.
- Cần lọc sạch bụi mịn với hiệu suất tương đối cao.
- Kết hợp giữa lọc bụi và khử khí độc hại trong phạm vi có thể, nhất là các khí, hơi cháy
có mặt trong khí thải.
- Kết hợp làm nguội khí thải.
- Độ ẩm cao trong khí thải khi ra khỏi thiết bị lọc không gây ảnh hưởng gì đáng kể đối
với thiết bị cũng như các quá trình công nghệ liên quan.
c. Thiết bị áp dụng: Tháp rửa khí rỗng, các tháp rửa khí có lớp đệm, các thiết bị thu bụi
theo phương pháp sủi bọt…
4.1.1.4 Lọc bụi qua lớp vải xốp

a. Nguyên lý hoạt động: Quá trình lọc bụi trên vải lọc xảy ra theo 3 giai đoạn
+ Giai đoạn 1: khi vải lọc còn sạch, các hạt bụi lắng trên các lớp xơ nằm trên bề mặt sợi
và giữa các sợi. Ở giai đoạn này, hiệu suất lọc bụi còn thấp.
+ Giai đoạn 2: khi đã có một lớp bụi bám trên bề mặt vải, lớp bụi này trở thành môi
trường lọc bụi thứ 2. Hiệu suất lọc bụi ở giai đoạn này rất cao.
+ Giai đoạn 3: sau một thời gian làm việc, lớp bụi bám trên vải sẽ dày lên làm tăng trở lực
của thiết bị, vì vậy phải làm sạch vải lọc. Sau khi làm sạch vải lọc vẫn còn một lượng
lớn bụi nằm giữa các xơ, cho nên trong giai đoạn 3 này hiệu suất lọc vẫn còn cao.
b. Phạm vi áp dụng: Nồng độ bụi ban đầu <20g/m3, cần đạt hiệu quả lọc cao hoặc rất cao,
cần thu hồi bụi có giá trị ở trạng thái khô, lưu lượng khí thải cần lọc không quá lớn,
nhiệt độ khí thải tương đối thấp nhưng phải cao hơn nhiệt độ điểm sương.
4.1.1.5 Lọc bụi trong thiết bị lọc bụi điện
a. Nguyên lý hoạt động

SVTH: Nguyễn Xuân Diệu

- -

21


Thiết kế hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy Dệt – Công ty CP Dệt Gia Dụng Phong Phú

Khí chứa bụi được dẫn qua điện trường có điện thế cao. Dưới tác dụng của điện trường
khí bị ion hóa. Các ion tạo thành bám trên các hạt bụi và tích điện cho chúng. Các hạt sau khi
tích điện được qua một điện trường, chúng sẽ bị hút về các cực khác dấu.
b. Phạm vi áp dụng
-

Thu hồi bụi có kích thước bất kỳ.

Cần lọc bụi tinh với hiệu quả lọc bụi cao.
Lưu lượng khí thải cần lọc lớn.
Cần thu hồi bụi có giá trị.

c. Thiết bị áp dụng: Có thể được chia thành nhiều loại:
- Theo bố trí các vùng nạp điện và lắng bụi mà thiết bị lọc bụi điện được chia thành 2
loại: một vùng và hai vùng.
- Theo chiều chuyển động của dòng khí bụi, thiết bị lọc bụi điện được chia ra: loại thẳng
đứng và loại nằm ngang.
- Theo hình dạng của điện cực lắng của thiết bị lọc bụi điện được chia ra: loại phiến, ống
trụ, loại sáu cạnh.
- Theo số lượng điện trường nối tiếp của thiết bị lọc bụi điện mà có các loại: một điện
trường, nhiều điện trường.
- Theo các ngăn thiết bị đặt song song được chia ra: loại một ngăn và nhiều ngăn.
4.1.2

Đề xuất phương án xử lý

4.1.2.1 Đặc điểm nguồn ô nhiễm
Nguồn ô nhiễm chủ yếu là bụi phát sinh tại những máy dệt khăn. Nguồn bụi có đặc
điểm:
- Bụi ngành dệt có kích thước
cỡ hạt nhỏ (5-75μm).
- Bụi dạng lơ lửng.
- Hàm lượng bụi 7,5 g/m3.
- Nhiệt độ trung bình 300C

Bụi

Chụp hút


4.1.2.2 Phương án xử lý bụi
Dựa vào đặc điểm nguồn ô
nhiễm, ta sử dụng thiết bị lọc túi
vải để xử lý. Phương án xử lý được
đề xuất như Hình 4.3

Đường ống hút

Lọc túi vải

Thu bụi

Quạt

Ống khói
Hình 4.3. Sơ đồ công nghệ phương án xử lý bụi

SVTH: Nguyễn Xuân Diệu

- -

22


×