Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN VÀ CÔNG DỤNG THUỐC, HÓA CHẤT SỬ DỤNG TRONG NUÔI CÁ TRA TẠI TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.55 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA THỦY SẢN
---oOo---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN VÀ CÔNG
DỤNG THUỐC, HÓA CHẤT SỬ DỤNG
TRONG NUÔI CÁ TRA TẠI
TỈNH BẾN TRE

Ngành
: Nuôi Trồng Thủy Sản
Khóa
: 2003 - 2007
Sinh viên thực hiện: Võ Văn Thiên

Thành Phố Hồ Chí Minh
Năm 2007


ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN VÀ CÔNG DỤNG THUỐC, HÓA
CHẤT SỬ DỤNG TRONG NUÔI CÁ TRA TẠI
TỈNH BẾN TRE

Thực hiện bởi
VÕ VĂN THIÊN

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN HỮU THỊNH



Thành Phố Hồ Chí Minh
Năm 2007


TÓM TẮT
Đề tài “Điều tra thành phần và công dụng thuốc, hóa chất sử dụng trong nuôi cá
tra tại tỉnh Bến Tre” được tiến hành từ tháng 03/2007 đến tháng 08/2007 tại các
vùng nuôi cá tra và các địa lý trong tỉnh Bến Tre.
Qua điều tra chúng tôi thu thập được tổng cộng 191 nhãn thuốc, hóa chất sử
dụng trong nuôi cá tra. Thuốc, hóa chất hiện nay phong phú về nhãn hiệu nhưng
thường giống nhau về hoạt chất và công dụng.
Trong 191 nhãn thuốc, hóa chất thì có 135 nhãn (70,68%) là thuốc có ghi rõ
thành phần và hàm lượng, còn lại là 56 nhãn (29,32%) là thuốc ghi thành phần
nhưng không ghi hàm lượng hoạt chất trong thuốc.
Sau khi điều tra phân loại phân loại thuốc, hóa chất theo thành phần hoạt
chất có trong thuốc chúng tôi chia các loại thuốc, hóa chất điều tra được thành 5
nhóm lớn: nhóm các chất dinh dưỡng bổ sung vào thức ăn chiếm 48,69% (93:191),
nhóm kháng sinh chiếm 22,5% (43:191), nhóm hóa chất sát khuẩn chiếm 15,71%
(30:191), nhóm xử lý môi trường nước probiotic, zeolite, Ca chiếm 9,95% (19:191),
nhóm trị giun sán chiếm tỷ lệ khá thấp 3,14% (6:191).
Đối với thuốc kháng sinh trong nuôi cá tra chúng tôi phân loại nhóm này
theo hoạt chất và mục đích sử dụng. Phân loại theo hoạt chất gồm nhóm chỉ có
kháng sinh chiếm 53,49% (23:43), nhóm kháng sinh kết hợp với vitamin chiếm
34,88% (15:43) và nhóm kháng sinh kết hợp với chất tăng cường chức năng chiếm
11,63% (5:43). Trong 23 nhãn thuốc, nhóm chỉ dùng một loại kháng sinh 39,13%
(9:23), nhóm dùng nhiều loại kháng sinh kết hợp chiếm 60,87% (14:23). Phân loại
theo mục đích sử dụng gồm có nhóm vừa phòng vừa trị bệnh chiếm 65,12% (28:43)
nhóm trị bệnh chiếm 34,88% (15:43).
Qua tính toán dựa trên bảng hướng dẫn thức ăn cho 1.000 con cá tra của

công ty C.P chúng tôi thấy liều kháng sinh của các loại thuốc của mỗi công ty có sự
khác nhau rõ rệt. Liều dùng kháng sinh trong thuốc của các công ty cao hơn liều
được hướng dẫn dùng cho động vật thủy sản nước ngọt từ 1 đến 5 lần.

ii


ABSTRACT
The study “Investigation into ingredients and uses of some medicine and
chemical for raising Tra catfish in Ben Tre province” was carried out from March
to August in 2007, at raising Tra catfish areas and medicine agencies in Ben Tre
province.
Through the investigation, we have collected total 191 commercial brands of
medicine and chemical for raising Tra catfish. At present, medicine and chemical
are found abundant in brands but similar in active ingredients and usage.
In all 191 brands, there are 135 (70,68%) that have been clearly noted with
ingredients and their contents, and 56 (29,32%) clearly with ingredients but absence
contents.
After the survey, we have classified these medicine and chemical into five
groups according to their active ingredients, that include: nutrition suplementary
into feed group in oder to enhance metabolism and resistance abilities of fish,
makes up 48,69% (93:191); antibiotic group, makes up 22,5% (43:191); antiseptic
group, makes up 15,71% (30:191); water treatment group (probiotic, zeolite, Ca),
makes up 9,95% (19:191); anthelmintic group, makes up 3,14% (6:191).
With antibiotic group, we continued to classify according to active
ingredients and use purpose. Active ingredients classification includes only
antibiotic group, occupies 53,49% (23:43); antibiotic combine with vitamin group,
occupyes 34,88% (15:43) and antibiotic combine with function enhancement
chemical group, occupies 11,63% (5:43). In 23 brands of only antibiotic group
consists of two small groups; there are group contains one kind of antibiotic, makes

up 39,13% (9:23) and group contains many kinds of antibiotic, makes up 60,87%
(14:23). Use purpose classification includes both disease prevention and disease
treatment group, occupies 65,12% (28:43), and specialized in disease treatment
group occupies 34,88% (15:43).
After calculating based on the feed guide table for 1000 Tra catfish of C.P
group, we found that antibiotic doses of these medicine and chemical of each
company are different clearly. The doses are once to fivefold higher than the doses
allowed to use in freshwater aquatic animal.

iii


CẢM TẠ
Tác giả xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm
TP. HCM, quý thầy cô khoa thủy sản đã tận tâm tận lực truyền đạt những kiếm thức
khoa học trong những năm qua.
Lòng biết ơn sâu sắc xin giử đến:
Thầy Nguyễn Hữu Thịnh
Các anh Nguyên, Phát, chị Hằng chủ các đại lý thuôc thú y, thủy sản
đã tận tình cung cấp những thông tin và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Ngoài ra tôi xin cám ơn gia đình và các bạn trong lớp đã hỗ trợ và tạo điều
kiện giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như về mặt kiến thức nên luận văn này
khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của Quý
Thầy Cô và các bạn.

iv



MỤC LỤC
Đề Mục

Trang

Trang tựa
Tóm tắt ...............................................................................................................iii
Abstract ..............................................................................................................iv
Cảm tạ .................................................................................................................v
Mục lục...............................................................................................................vi
Danh sách bảng ................................................................................................viii
Danh sách đồ thị.................................................................................................ix
I. GIỚI THIỆU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .....................................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài...............................................................................................2
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................3
2.1 Sử Dụng Kháng Sinh Trong Nuôi Cá Tra.....................................................3
2.1.1 Khái quát về kháng sinh.............................................................................3
2.1.2 Phân loại kháng sinh ..................................................................................3
2.1.3 Cơ chế tác động của kháng sinh.................................................................6
2.1.4 Phối hợp kháng sinh để điều trị..................................................................8
2.1.5 Phổ khuẩn của kháng sinh..........................................................................8
2.1.6 Sức đề kháng của vi trùng đối với kháng sinh ...........................................9
2.1.7 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt lực của kháng sinh .......................................10
2.1.8 Nguyên tắc dùng kháng sinh trong điều trị bệnh cá.................................11
2.1.9 Các loại kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.........12
2.2 Thuốc Khử Trùng........................................................................................15
2.2.1 Một số khái niệm......................................................................................15
2.2.2 Cơ chế tác động........................................................................................15
2.2.3 Mục đích sử dụng trong thủy sản.............................................................15

2.2.4 Các loại thuốc khử trùng thường gặp.......................................................16
2.3 Probiotic ......................................................................................................18
2.3.1 Định nghĩa................................................................................................18
2.3.2 Cơ chế tác động của probiotics ................................................................19
2.3.3 Đặc điểm của một số vi khuẩn dùng làm probiotic..................................19
2.4 Men Tiêu Hóa Thức Ăn ..............................................................................20
2.4.1 Mục tiêu của việc sử dụng men tiêu hóa trong thức ăn ...........................20
2.4.2 Các loại men tiêu hóa thức ăn ..................................................................20
2.5 Các Bệnh Thường Gặp Trên Cá Tra Và Cách Phòng Trị ...........................21
2.5.1 Bệnh nhiễm khuẩn....................................................................................21
2.5.2 Bệnh do ký sinh trùng ..............................................................................22

v


III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................25
3.1 Phương Pháp Điều Tra................................................................................25
3.2 Phương Pháp Thu Thập Số Liệu .................................................................25
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu...................................................................25
3.2.2 Nội Dung Số Liệu Thu Thập....................................................................25
3.3 Xử Lý Số Liệu.............................................................................................25
3.4 Phương Pháp Phân Tích Số Liệu ................................................................26
IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN..........................................................................27
4.1 Thương Hiệu và Công Dụng Của Thuốc, Hóa Chất Trong Nuôi Cá Tra ...27
4.2 Phân Loại Thuốc, Hóa Chất Theo Thành Phần Có Trong Thuốc...............28
4.2.1 Nhóm kháng sinh .....................................................................................30
4.2.2 Nhóm các chất dinh dưỡng, probiotic, chất tăng sức đề kháng, tăng
cường chức năng bổ sung vào thức ăn.....................................................37
4.2.3 Nhóm chất trị giun sán .............................................................................38
4.2.4 Nhóm sát khuẩn xử lý nước .....................................................................38

4.2.5 Nhóm sản phẩm có xử lý môi trường probiotic, Ca, Zeolite ...................39
V KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ................................................................................40
5.1 Kết Luận......................................................................................................40
5.2 Đề Nghị .......................................................................................................41
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................42
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Trang
Bảng 2.1 Phổ khuẩn của một số kháng sinh .......................................................9
Bảng 2.2 Danh mục kháng sinh được nghiên cứu sử dụng trong thủy sản
ở Mỹ ..................................................................................................12
Bảng 2.3 Danh mục kháng sinh đang được phép sử dụng trong thủy sản
ở Nhật ................................................................................................13
Bảng 2.4 Danh mục kháng sinh cấm sử dụng, kinh doanh thủy sản ................14
Bảng 2.5 Bổ sung nhóm kháng sinh Fluoroquinolones cấm sử dụng trong
kinh doanh thủy sản...........................................................................14
Bảng 2.6 Hợp chất chlorine thường dùng .........................................................16
Bảng 2.7 Áp dụng KMnO4 vào trong thủy sản .................................................17
Bảng 4.1 Số lượng và tỷ lệ nhãn thuốc, hóa chất của mỗi công ty ...................27
Bảng 4.2 Thành phần kháng sinh được phân loại .............................................31
Bảng 4.3 Liều kháng sinh oxolinic acid của thuốc Bio – Oxonic (Bio) ...........34
Bảng 4.4 Liều kháng sinh erythromycin của thuốc Bio – ery Plus (Bio) .........35
Bảng 4.5 So sánh liều oxolinic acid dùng cho cá
giữa ba nhãn thuốc của ba công ty Bio - Oxonic (Bio),
Ultra-septic-01 (RTD),Olinic 200 (Sando) ........................................35

Bảng 4.6 So sánh liều Florphenicol dùng cho cá
giữa ba nhãn thuốc của ba công ty Bio - floxy (Bio),
Vime - fenfish (Vemedim), Nova - flor 800 (Anova) ........................36

vii


DANH SÁCH ĐỒ THỊ
Đồ thị

Trang

Đồ thị 4.1 Tỷ lệ phần trăm nhóm thuốc hóa chất phân loại theo hoạt chất ......29
Đồ thị 4.2 Tỷ lệ phân nhóm nhóm thuốc kháng sinh 30

viii


1

I. GIỚI THIỆU
1.1

Đặt Vấn Đề

Trong những năm qua, thủy sản đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển
mạnh mẽ và góp phần rất lớn vào mức tăng trưởng thủy sản trong cả nước. Điểm
nổi bật trong sự phát triển của đồng bằng sông Cửu Long những năm gần đây là
tốc độ phát triển rất nhanh của nghề nuôi cá tra, nhất là trong thời gian gần đây
giá cá tra liên tục tăng cao nên diên tích mặt nước ngày được mở rộng. Điều này

đã gây rất nhiều khó khăn cho các nhà quản lý về vấn đề môi trường, sinh thái,
dịch bệnh…
Xu thế hiện nay cho thấy vì mục tiêu lợi nhuận, các vùng nuôi cá tra phát
triển mạnh mẽ với phương pháp, quy trình, kỹ thuật nuôi cá mỗi nơi mỗi khác
nhau dẫn đến năng suất, sản lượng, chất lượng cá tra cũng không giống nhau,
hiệu quả kinh tế chưa cao. Mặt khác ý thức bảo vệ môi trường trong quy trình
nuôi còn hạn chế nên cùng với sự phát triển của nghề nuôi cá tra kéo theo sự mất
cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện phát triển, lây lan mạnh
các dịch bệnh đối với các vùng nuôi cá tra, gây tổn thất, thiệt hại nặng nề đối với
người nuôi cá tra.
Do đó trong những năm vừa qua đã có rất nhiều những nghiên cứu đưa ra
phương thức, quy trình nuôi cá tra thích hợp, bền vững nhằm để giảm thiểu tối đa
những rủi ro do dịch bệnh gây ra. Trong đó phải một yếu tố có tác động tích cực
nhất là thuốc, hóa chất dùng trong việc phòng trị bệnh cá. Nhưng việc lạm dụng
thuốc, hóa chất trong nuôi cá sẽ có tác động ngược lại, ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái và chất lượng cá tra nuôi. Xuất phát từ thực tế đó, được sự phân
công của Khoa Thủy sản trường Đại học Nông Lâm _Thành Phố Hồ Chí Minh,
tôi thực hiện đề tài:
“Điều tra thành phần và công dụng thuốc, hóa chất sử dụng trong nuôi
cá tra tại tỉnh Bến Tre”


2

.2

Mục Tiêu Đề Tài

Tìm hiểu về thành phần và công dụng của các loại thuốc hóa chất sử dụng
trong nuôi cá tra.

Phân loại các loại thuốc hóa chất sử dụng theo những nhóm lớn:
Phân loại theo kháng sinh
Nhóm xử lý môi trường:
Phân loại theo nhóm sát khuẩn và nhóm cải tạo môi trường nước probiotic,
zeolite, Ca.
Nhóm bổ sung dinh dưỡng, tăng cường chuyển hóa, tăng sức đề kháng vào
thức ăn:
Nhóm có vitamin, acid amin, khoáng, chất tăng cường chuyển hóa, nhóm có
probiotic và nhóm có enzym, nhóm có chất kích thích miễn dịch.
Đánh giá hiện tượng sử dụng kháng sinh của người nuôi cá, phỏng vấn nhanh
các đại lý bán thuốc hóa chất sử dụng trong nuôi cá.
So sánh liều kháng sinh sử dụng trong thủy sản với kháng sinh sử dụng cho
người, dùng trong thú y và so sánh giữa các công ty sản xuất thuốc kháng sinh với
nhau.


3

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Sử Dụng Kháng Sinh Trong Nuôi Cá Tra

2.1.1 Khái quát về kháng sinh
Kháng sinh là một nhóm hóa chất hữu cơ phức tạp đầu tiên do vi sinh vật
sinh ra trong quá trình tăng trưởng vả với một lượng nhỏ có tác dụng gây hại đến
những sinh vật khác. Một số vi khuẩn, vi nấm có khả năng tạo ra kháng sinh. Những
kháng sinh này ngăn chặn sự sinh trưởng của một số vi khuẩn, virus, nấm bệnh và
cả trên một số ký sinh trùng.
Hiện nay người ta đã biết thành phần, công dụng hóa học của nhiều loại

kháng sinh thông dụng. Một số lớn kháng sinh được sản xuất từ dịch cây vi nấm
hoặc vi khuẩn, một số khác được tổng hợp hoặc bán tổng hợp nhân tạo.
chloramphenicol (cloroxit) là loại kháng sinh đầu tiên được sản xuất bằng tổng hợp
nhân tạo (tuy nhiên chất này đã bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản),
ampicilline, cloxacilline bán tổng hợp từ nhân gốc penicilline (võ Văn Ninh, 2001).
2.1.2 Phân loại kháng sinh
a/ Nhóm quinolones: Gồm các kháng sinh chính (Samuelsen et al., 1994):
Acid oxolinic (thế hệ I)
Flumequin thế hệ I) (hiện nay đã bị cấm)
Ciprofloxacin (thế hệ II)
Norfloxacin (thế hệ II) (hiện nay đã bị cấm)
Enrofloxacin (thế hệ II) (hiện nay đã bị cấm)
Ofloxacin (thế hệ II) (hiện nay đã bi cấm)
Marbfloxacin (thế hệ II)
Quinolone là loại kháng sinh có nhiều thế hệ (4 thế hệ), phổ kháng khuẩn khá
rộng, gồm: Staphylococus, Ganococus, Meningococus, Streptococus, Pseudomonas
và các vi khuẩn đường ruột (E.coli, Salmonella, Enterobacter, Serratia). Thuốc có
tác dụng tốt khi được hấp thu qua đường uống, đặc trị các bệnh đường ruột, nhiễm
trùng toàn thân.
Quinolone thế hệ II dễ gây chọn lọc ra chủng vi khuẩn đề kháng, nên sử dụng
phối hợp với các kháng sinh khác.


4

b/ Nhóm β-lactamine: Gồm các loại kháng sinh chính (Nguyễn Như Pho,
2004):
Penicilline nhóm G:
Benzathine penicilline
Potassium penicilline

Sodium penicilline
Procain penicilline
Penicilline V (phenoxymethylpenicilline)
Penicilline nhóm M:
Meticilline
Oxacilline
Cloxacilline
Penicilline nhóm A:
Ampicilline
Amoxilline
Methampicilline
Hetacilline
β-lactanime là loại kháng sinh có phổ khuẩn rộng, tác dụng lên cầu khẩn
Gram dương (Staphylococus, Streptococus, Pneumonococus), cầu khuẩn Gram âm
(Meningococus, Gonococus).
β-lactamine có tác dụng chữa trị nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng máu,
nhiễm trùng toàn thân, các bệnh về tiêu hóa và trị các bệnh do Streptococus,
Clostridium.
c/ Nhóm aminoside: Gồm các kháng sinh chính (Nguyễn Như Pho, 2004):
Streptomycin
Gentamycin
Kanamycin
Neomycin
Tobramycin
Spectinomycin
Streptomycin tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn Gram âm như: Vibriosis,
Leptosp.irosis, Salmonella, Mycobacteria, Pasterurella, chuyên trị viêm ruột, nhiễm
trùng máu toàn thân. Thường dùng streptomycin kết hợp với các loại kháng sinh
khác để tăng hoạt lực của thuốc.
Neomycin, framicretin, paromomycin có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng

trên cả vi khuẩn Gram dương (Staphylococus) và vi khuân Gram âm (Enterobacter,
Pseudomonas, Aerobacter, Mycobacterium tuberculosis).


5

d/ Nhóm macrolide: Gồm các loại kháng sinh chính (Nguyễn Như Pho,
2004):
Erythromycin (erycin)
Tylosin (tylan)
Tiamuline
Spiramycin (rovanmycin)
Josamycin (josacin)
Kitasamycin
Lincomycin
Tylosin hấp thụ tốt qua đường tiêm và uống, phân bố rộng khắp cơ thể, bài
tiết chủ yếu qua mật và thận. Chỉ định trị bệnh nhiễm trùng toàn thân do vi trùng G+,
liều dùng là 700 - 800 ppm.
Tiamutilin chiết từ nấm Pleurotus mutilis, thường sử dụng dạng Fumarate tan
hoàn toàn trong nước. Chỉ định trị các bệnh nhiễm trùng toàn thân do vi trùng G+
trên cá tôm, liều dùng 400 - 500 ppm.
Spiramycin kháng sinh có nguồn gốc từ nấm Streptomyces ambofacient, dạng
bột trắng, vị đắng, ít tan trong nước, hấp thu qua đường tiêu hóa và tiêm chích, chỉ
định trị các bệnh nhiễm trùng G+, liều sử dụng 1 triệu UI/kg thức ăn cho cá.
e/ Nhóm tetracyclin (Smith, 1996)
Oxytetracyclin
Chlortetracyclin
Tetracyclin base
Doxycyclin
Tetracylin kháng sinh chiết từ nấm Streptomyces rimosus, dạng bột màu vàng

nhạt, tan trong nước, hấp thu tốt qua đường uống và tiêm chích, chỉ định các bệnh
nhiễm trùng đường ruột, xoang bụng, nhiễm trùng cơ, phụ bộ.
Doxycylin: 95% dùng trị nhiễm trùng toàn thân, liều 300 - 400 ppm.
Tetracylin base: 60% dùng trị nhiễm trùng toàn thân, liều 600 - 700 ppm.
Oxytetracylin: 60% dùng trị nhiễm trùng toàn thân, liều 600 - 700 ppm.
Chlortetrtacylin: 30% dùng trị nhiễm trùng đường ruột, liều 600 - 700 ppm.
f/ Nhóm polypeptides (Nguyễn Như Pho, 2004)
Colistin sulfate/ polymycine


6

Bacitracine
Coloistin: kháng sinh chiết từ Aerobacillus colitinus. Dạng bột trắng, tan tốt
trong nước, bền ở trạng thái khô và dung dịch không hấp thu qua đường tiêu hóa,
chỉ định trị viêm ruột, liều dùng 150 ppm trong thức ăn.
g/ Nhóm Sulfamide (Capone, et al.,1996)
Sulfadimidin
Sụlfadimethoxin
Sulfadimerazin
Sulfamethoxazol
Sulfamethoxipyrymidin
Sulfacloropyrydazin
Sulfadiazin
Tác động: chỉ tác động tĩnh khuẩn nên hệ miễn dịch giữ vai trò chủ yếu trong
việc loại trừ tận gốc sự nhiễm trùng. Có hiệu quả cao trong giai đoạn đầu của nhiễm
trùng cấp tính, chỉ định trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn G - , G+, cấp qua đường
ăn, liều dùng 700 ppm sulfa + 150 Trimethoprim.
h/ Nhóm phenicol (Nguyễn Như Pho, 2004)
Chloramphenicol (hiện đã bị cấm)

Thiamphenicol
Florphenicol
Thiamphenicol: phổ kháng khuẩn G - , G+, chỉ định trong hầu hết các bệnh
nhiễm trùng của tôm, cá, liều dùng 1.000 - 1.200 ppm.
Florphenicol: phổ kháng khuẩn G - , G+, chỉ định hầu hết các bệnh nhiễm
trùng của tôm, cá, liều dùng 800 - 900 ppm.
2.1.3 Cơ chế tác động của kháng sinh (Nguyễn Như Pho, 2004)
a/ Tác động lên thành tế bào vi khuẩn
Thành tế bào vi khuẩn có cấu tạo từ chất peptidoglycan gồm nhiều dây thẳng
dọc và những đoạn ngang pentapeptid. Peptidoglycan gồm nhiều phân tử đường
mang amin: N-acetyl-glucosamine và N-acetyl-muramic (chỉ có ở vi khuẩn)
Tiến trình hình thành peptidoglycan bắt đầu bằng sự chuyển đổi L.Alanin
thành D. Alanin. Sau đó 2 D.Alanin kết hợp với nhau. Tiếp đến 2D.Alanin nối với 3
acid amin khác và 1 đường N-acetyl muramic acid để tạo thành pentapeptid.


7

pentapeptid kết hợp với isoprenyl phosphate rồi di chuyển từ tế bào chất ra ngoài
màng tế bào. Tại đây chúng kết hợp với nhau để kéo dài thành chuỗi peptidoglycan.
Bactracin gắn với isoprenyl phosphate tạo phức hợp.
Ancomycin ngăn cản sự di chuyển đường pentapeptid từ bên trong tế bào ra
ngoài mang tế bào.
Giai đoạn cuối là hình thành dây ngang giữa các dây peptidoglycan bằng
cách nối D-alanin của 1 chuỗi với diaminopimelic acid của chuỗi kế cận nhờ enzym
transpeptidase.
β - lactamin ức chế giai đoạn này do cấu trúc của nó giống D-alanin (1 vị trí
trên peptidoglycan mà enzym gắn vào).
b/ Tác động lên màng bào tương
Màng tương có nhiệm vụ bao bọc và ngăn cách dịch tương bào với vỏ tế bào.

Có tính thấm chọn lọc, điều hòa sự trao đổi với môi trường bên ngoài.
Kháng sinh thuộc nhóm polypeptid (colistin, polymycin) và polyens (chất
kháng nấm) gắn kết các chất hóa học riêng biệt làm xáo trộn chức năng thẩm thấu
khiến các chất trong bào tương như Mg2+, K+, Ca2+ thoát ra ngoài (tác động như một
chất tẩy loại cation).
c/ Tác động lên sự tổng hợp protein
Nhóm aminosides: bám vào tiểu đơn vị 30S, ngăn cản sự giải mã di truyền
của ARN vận chuyển
Nhóm phenicol: tương tác với aminoacyl và men peptidotransferase, ngăn
chặn các acid amin nối với nhau thành chuỗi.
Nhóm tetracyclin: ức chế sự phóng thích các acid amin từ ARN vận chuyển
tại ribosom.
Nhóm macrolid: ngăn chặn phức hợp acid amin - ARN vận chuyển gắn vào
tiểu đơn vị 50S.

d/ Tác động lên sự chuyển hóa
Sulfamides đối kháng cạnh tranh với PABA (p-aminobenzoic acid) một tiền
chất để tổng hợp dihydrofolat, do cấu trúc tương đồng.


8

Trimethoprim ức chế dihydrofolat reductase ngăn quá trình chuyển hóa
dihydrofolat thành tetrahydrofolat, chất này sẽ kết hợp với pteroic acid hoặc
glutamic acid để tạo thành pteroyglutamic acid (PGA): PGA giống như một co
enzym trong sự tổng hợp Purin và Timin (là hai base hữu cơ chứa nitơ, một thành
phần của acid nhân).
e/ Tác động lên sự tổng hợp acid nucleic
Rifampicin: ức chế men RNA polymerase.
Nhóm quinolones: ức chế men DNA gyrase cần thiết cho sự nhân đôi phân tử

DNA, ở liều cao còn ức chế RNA polymerase làm ức chế tổng hợp ARN thông tin.
2.1.4 Phối hợp kháng sinh để điều trị
Khi có nhiều bệnh cùng khởi phát hoặc tránh dùng liều kháng sinh gây độc
cho cơ thể, người ta thường phối hợp nhiều loại kháng sinh để dùng. Trong trường
hợp nhiều bệnh khởi phát, mỗi loại kháng sinh có tác dụng chọn lọc trên mỗi đặc
loại vi trùng, dùng phối hợp sẽ khống chế các bệnh cùng một lúc. Trong trường hợp
thứ hai có thể tấn công mạnh vi khuẩn gây bệnh mà không cần dùng liều cao gây
độc (Võ Văn Ninh, 2001).
Muốn dùng chung hai loại kháng sinh cần chọn lọc kỹ vì có một số phối hợp
sẽ cho kết quả kém hơn khi dùng mỗi thứ riêng lẻ. Theo Jawetz phối hợp kháng sinh
chia làm hai nhóm:
Nhóm 1: gồm kháng sinh có phổ khuẩn hẹp hay phổ khuẩn trung bình như
peniciline, streptomycine, bacitracine, neomycine.
Nhóm 2: gồm các kháng sinh có phổ rộng như chlotetracyclin,
oxytetracyclin.
2.1.5 Phổ khuẩn của kháng sinh
Một loại kháng sinh có phổ hẹp (Narrow spectrum) tác dụng kháng khuẩn
của nó giới hạn trên một số ít loài, giống, chủng, vi trùng. Một loại kháng có phổ
khuẩn rộng (Broad spectrum) có khả năng kháng khuẩn trên nhiều loài vi trùng G+
và G - Ricket trùng, virus, nguyên sinh động vật (Võ Văn Ninh, 2001).


9

STT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13

Bảng 2.1 Phổ khuẩn của một số kháng sinh (Võ Văn Ninh, 2001)
Tên kháng sinh
Gr+
Gr Virus
Protozoa Ricket
tisa
Penicillin
++++
Rất ít
0
0
++
Ampicillin
++++
+++
0
0
0
Cefalosporin
++++
+++

0
0
0
Streptomycin
+
++++
0
0
0
Neomycin
++
+++
0
0
0
Erythromycin
+++
++
+
+
++
Tyloxin
+++
+
0
0
0
Clotetracyclin
++++
++++

+
+
++++
Oxytetracyclin
++++
++++
+
+
++++
Tetracycline
++++
++++
+
+
++++
Cloramphenicol
++++
++++
+
0
Kanamycin
++
+++
0
0
Oxacilin
++++
Rất ít
0
0

Ghi chú:
0
+
++
+++
++++

Không có khả năng diệt khuẩn
Phổ kháng khuẩn hẹp
Phổ kháng khuẩn trung bình
Phổ kháng khuẩn rộng
Phổ kháng khuẩn rất rộng

2.1.6 Sức đề kháng của vi trùng đối với kháng sinh
Sự xuất hiện của vi khuẩn đề kháng kháng sinh trong một quần thể vi khuẩn
được điều trị bằng kháng sinh là điều mà người sử dụng kháng sinh cần quan tâm.
Có hai cách đề kháng của vi khuẩn đối với kháng sinh:
Trong một số trường hợp, vi khuẩn có khả năng tự nhiên đề kháng tác dụng
của một số kháng sinh riêng vì nó tiết ra những phân hóa tố có khả năng phá hủy
thuốc. Ví dụ: Staphylococcus tiết ra Penicilinaza phá hủy phân tử Penicillin.
Trong trường hợp khác, sự đề kháng không do phân hóa tố phân hủy thuốc
mà do tế bào vi trùng vẫn còn sống được khi chúng tiếp xúc kháng sinh. Chỉ có một
số lượng nhỏ vi khuẩn là có khả năng đề kháng, khi quần thể vi khuẩn này tiếp xúc
với kháng sinh, các dòng vi khuẩn bị loại trừ, còn lại các dòng đề kháng, sinh sản
tăng số lượng, thành một quần thể có sức kháng thể mạnh. Tình trạng này thường
thấy khi dùng Streptomycin các vi khuẩn phát triển rất nhanh (Võ Văn Ninh, 2001).


10


2.1.7 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt lực của kháng sinh
a/ Một số phối hợp kháng sinh thông thường
Phải lưu ý các phối hợp kháng sinh với nhau hoặc phối hợp các hoạt chất
khác cho hiệu lực tốt, các phối hợp kháng sinh thông thường là (Võ Văn Ninh,
2001):
Penicillin + streptomycin: diệt khuẩn G- và G+.
Erythromycin + tetracyclin diệt khuẩn G- và G+ nhưng mạnh hơn đối với vi
khuẩn G+.
Penicillin + tetracyclin diệt cả hai loại khuẩn G- và G+ nhưng mạnh hơn đối
với vi khuẩn G+.
Tetracyclin + oleandomycin: diệt vi khuẩn G- và G+ nhưng mạnh đối với vi
khuẩn G Tetracyclin + nixtatin: để ngăn ngừa phát triển vi mấm sau khi sử dụng
Tetracyclin.
Ampicilline + cloxacillin: diệt vi khuẩn G- và G+ vi khuẩn có penicillinaza.
b/ Nồng độ kháng sinh hữu hiệu trong máu và các mô cơ thể
Đây là nhân tố quan trọng để có tác dụng trị liệu tốt. Để đạt nồng độ cao thật
nhanh chống và duy trì lâu nồng độ ấy trong cơ thể là tùy thuộc vào đường cấp
thuốc như trộn trong thức ăn, tắm trong nước…là để giúp trong cơ thể đạt nồng độ
nhanh hoặc chậm, đảm bảo tác dụng dài hay ngắn (Võ Văn Ninh, 2001).
c/ Máu và dịch cơ thể có ảnh hưởng đến hiệu lực của kháng sinh
Một số kháng sinh như Streptomycin bị giảm tác dụng khi tiếp xúc với máu,
riêng penicilline không bị giảm hoạt lực. Sự hấp thu kháng sinh qua ruột có thể bị
ngăn cản bởi một số chất trong ruột. Nồng độ calcium cao trong ruột làm giảm hiệu
lực tổng quát của vài kháng sinh trong nhóm Tetracycline (Võ Văn Ninh, 2001).
d/ Háng rào sinh lý học (Physiologican barrier)
Đây là những hàng rào sinh lý ngăn cản sự lưu chuyển kháng sinh trong cơ
thể, kháng sinh đi qua rất khó khăn ( Võ Văn Ninh, 2001).
e/ Kháng sinh và sự miễn nhiễm của cơ thể



11

Một số bệnh không tái phát, bởi vì sau khi khỏi bệnh tự nhiên, qua quá trình
chống chọi của cơ thể tạo nên kháng thể trong máu và các mô. Tuy nhiên, nếu dùng
liều kháng sinh quá lớn hoặc có sự trợ lực của các hóa chất trị liệu hữu hiệu, cơ thể
hồi phục nhanh, các cơ chế miễn nhiễm trong cơ thể chưa hồi phục đúng mức, chưa
tạo đủ kháng thể, cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với bệnh sau khi dùng kháng sinh
(Võ Văn Ninh, 2001).
2.1.8 Nguyên tắc dùng kháng sinh trong điều trị bệnh cá
Trước hết phải xem xét loại kháng sinh nào đó cần phải dùng kèm với hóa
chất khác không, có gây ảnh hưởng đến quần thể vi sinh vật trong ao hồ và khi hồi
phục có tạo ra được miễm dịch tự nhiên cho cá hay không.
Khi dùng một loại kháng sinh cần phải xác định thời gian dùng thuốc và liều
lượng thích hợp. Tốt nhất là dùng liều cao trong thời gian ngắn để loại trừ hết thời
gian gây bệnh, nhờ đó không phát sinh các dòng vi khuẩn đề kháng. Không để bệnh
trở nên mãn tính sẽ khó trị.
Phải đảm bảo về khía cạnh kinh tế đối với liều thuốc được dùng trong lúc trị
liệu, điều trị kéo dài bằng thuốc kém hiệu lực thì không an toàn và tiết kiệm (Võ
Văn Ninh, 2001).


12

2.1.9 Các loại kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
a/ Một số kháng sinh được phép sử dụng trong thủy sản ở Mỹ
Bảng 2.2 Danh mục kháng sinh được nghiên cứu sử dụng trong thủy sản ở
Mỹ (dana A.Stoffegen, Paul R.Bowser và John G.Babish, 1996)
Nhóm kháng sinh
Kháng sinh
Sulfonamides và Potentiated

Sulfonamides
Sulfadimidine
Sulfa - chlopyridazine
Sulfa - monomethoxine
Trimethoxine
Sulfadimethoxine
Macrolides
Erythromycine
Penicilline
Amoxicilline
Aminoglycisides
Gentamycine
Chloramphenicol
Florphenicol
Tetracycline
Oxytetracycline
Mixed drugs
Sulfadimethoxine
Ormetoprim
Quinolone
Nalidixic acid
Oxolinic acid
Piromidic
Flumequine
Norfloxacin
Enrofloxacin
b/ Một số kháng sinh được phép sử dụng trong thủy sản ở Nhật
Bảng 2.3 Danh mục kháng sinh đang được phép sử dụng trong thủy sản ở
Nhật (Riichi Kusuda va Kenji Kawai, 1998)
Nhóm kháng sinh

Kháng sinh
Penicillin
Ampicillin
Amoxicillin
Chloramphenicol
Florphenicol
Thiamphenicol
Tetracyclin
Doxycyclin
Oxytetracyclin
Macrolides
ErythromycinJosamycin
Kitasasmycin
Lincomycin
Oleaqndomycin
Spiramycin
Furane derivatives
Nifurstyrenate
Sulfa drugs
Sulfamonomethoxine
Sulfadimethoxine


13

Quinolone

Mixed drugs
Kháng sinh khác


Sulfisozole
Flumequine
Miloxacin
Oxolinic acid
Piromidic acid
Ormethoprim
Bicozamycin (benzoate)
Fosfomycin (calcium salt)
Novobiocin (sodium salt)

c/ Kháng Sinh Cấm Sử Dụng Trong Sản Xuất Và Kinh Doanh Thủy Sản ở
Việt Nam
Bảng 2.4 Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, kinh doanh thủy sản
(Ban hành kèm theo quyết định số 07/2005/ QĐ - BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005
của bộ trưởng bộ thủy sản)
STT Tên hóa chất, kháng sinh
Đối tượng áp dụng
1
Aritolochia spp và các chế phẩm từ Thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chất
xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử
chúng
trùng, chất bảo quản, kem bôi da
2
Chloramphenicol
tay trong tất cả các khâu sản xuất
3
Chloroform
giống,
nuôi trồng động thực vật
4

Chlorpromazine
dưới nước và lưỡng cư, dịch vụ
5
Colchicine
nghề cá và bảo quản, chế biến.
6
Dapsone
7
Dimetridazole
8
Metronidazole
9
Nitrofuran (gồm cả furazolidone)
10
Ronidazole
11
Green Malachite ( xanh Malachite)
12
Ipronidazole
13
Các Nitromidazole khác
14
Clenbuterol
15
Diethylstibestrol (DES)
16
Glycopeptides
17
Trichlorfon (dipterex)



14

Bảng 2.5 Bổ sung nhóm kháng sinh fluoroquinolones cấm sử dụng trong kinh doanh
thủy sản
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2005/QĐ - BTS ngày 18/8/2005 của Bộ
trưởng Bộ Thủy sản)
TT
Tên hóa chất, kháng sinh
Đối tượng áp dụng

2.2

1

Danofloxacin

2

Difloxacin

3
4
5
6
7
8
9
10
11


Enrofloxacin
Ciprofloxacin
Sarafloxacin
Flumequine
Norfloxacin
Ofloxacin
Enoxacin
Lomefloxacin
Sparfloxacin

Thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chất
xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử
trùng, chất bảo quản, kem bôi da
tay trong tất cả các khâu sản xuất
giống, nuôi trồng động thực vật
dưới nước và lưỡng cư, dịch vụ
nghề cá và bảo quản, chế biến.

Thuốc Khử Trùng (Nguyễn Như Pho, 2004)

2.2.1 Một số khái niệm
Thuốc khử trùng (disinfactants): là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn
hoặc các vi sinh vật nhiểm khác. Khác với kháng sinh, những chất khử trùng phá
huỷ nguyên sinh chất của vi khuẩn và luôn cả vật chủ. Do đó chúng chỉ được dùng
cho những đồ vật vô sinh.
Thuốc sát trùng (antiseptics): là những chất có tác dụng ức chế sự sinh trưởng
và sinh sản của vi sinh vật hoặc giết chết vi khuẩn ở một nồng độ mà không làm ảnh
hưởng đến mô bào vật chủ. Do đó antiseptics được sử dụng cho các mô nhiễm
khuẩn để ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật.

2.2.2 Cơ chế tác dụng
Tác động lên thành tế bào làm thay đổi tính phân cực hoặc phân giải thành tế
bào.
Tác động lên màng bào tương: thuốc huỷ tính thấm của màng tế bào, nước
khuyết tán vào bên trong làm vỡ tế bào.
Tác động lên nguyên sinh chất của tế bào làm đông đặc nguyên sinh chất
hoặc ức chế chuỗi hô hấp bằng cách tách cặp sự oxy hoá và phosphoryl hoá.


15

Bào tử vi khuẩn do có cấu trúc vỏ bọc rất dày, màng bào tương ở trong giai
đoạn nghỉ do đó chỉ có một số thuốc khử trùng có khả năng tiêu diệt.
Vi trùng Gr+thì có nha bao việc khử trùng rất khó khăn. Vi trùng gây hại cho
động vật thuỷ sản chủ yếu là Gr2.2.3 Mục địch sử dụng trong thuỷ sản
Khử trùng nguồn nước ao lắng.
Phòng ngừa sự phát các bệnh do virus, vi trùng, nguyên sinh động vật, nấm
trong quá trình nuôi do vi sinh vật có trong nước ao.
Xử lý nguôn nước khi tôm cá mắc bệnh.
Ức chế sự phát triển của tảo khi mật độ tảo quá dày đặc.
Tác hại của thuốc sát trùng đối với môi trường ao nuôi.
Diệt phiêu sinh vật là nguôn thức ăn tự nhiên cho tôm cá.
Diệt tảo làm nước trở nên quá trong, tôm ăn yếu.
Diệt vi sinh vật có lợi trong nước và đáy ao, ức chế quá trình phân giải chất
hữu cơ trong ao nuôi.
Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ tôm cá, sử dụng thường xuyên gây chậm lớn,
giảm khả năng sinh sản.
2.2.4 Các loại thuốc khử trùng thường gặp.
a/ Chlorine và các hợp chất chlorine
Đặc điểm: Phổ kháng khuẩn của các hợp chất chlorine giống nhau.

Chlorine và các hợp chất chlorine đã được sử dụng từ 1920.
Hiệu quả cao hay thấp tuy thuộc vào hàm lượng chlor hữu dụng.
Dạng bột, mùi đặc trưng.


16

Tên hợp chất
Calcium
Hypochloride
Sodium
Hypochloride
Chlorine dioxide
Chloramin T
Chloramine B
TCCA
DCCA

Bảng 2.6 Các hợp chất Chlorine thường dùng
Công thức
% Hữu
Nông độ xử
dụng
lý TB
60 - 70
Ca(OCl)2
10 - 30
NaOCl
ClO2
Sodium p Toluentsulfocloramide

Sodium benzensulfocloramide
Triclora - isocyanuric acid
Dicloro - isocyanuric acid

20 - 25

20 - 50

17
16

25 - 60
1,5 - 5

16,6
90
90

1,2 - 4
1-2
1,5 - 3

b/ PVP IODINE (Polyvinyl Pyrrolidon Iodine)
α/ Đặc điểm
Polyvinyl pyrrolidon là giá đỡ giúp iode dễ dàng tan trong nước và nhả iode
từ từ cần cho hoạt tính sát trùng.
Độ hữu dụng của iode trong hợp chất PVPI: 12%.
Dùng với dạng hoà tan vào nước thì tác dụng rất mạnh.
β/ Cơ chế tác động
Thấm qua khỏi vách và màng tế bào

Gắn vào nhóm N của acid amine, làm phá vỡ cấu trúc protein
Oxi hoá nhóm S - H của acid amine chứa lưu huỳnh, làm gãy cầu nối S - S. Protein
không tổng hợp được.
Phá vỡ đặc tính vật lý của cấu nối C=C trong các acid ở màng tế bào.
c/ KMnO4 (Potassium Permanganate)
α/ Đặc điểm
Tinh thể tím - hồng đen.
Độ hào tan: 1/15 (max), không bền ở dạng dung dịch, dung dịch chuyển từ
mà hồng sang màu nâu: mất hoạt tính. Thời gian mất hoạt tính dưới 24 giờ.


×