Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

KHẢO SÁT CÁC CHỈ TIÊU PHÂN LOẠI VÀ TUYẾN SINH DỤC CÁ TRA DẦU (Pangasianodon gigas Chevey, 1931) CÙNG MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ TRA LAI (Pangasianodon sp.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.44 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA THỦY SẢN
---oOo---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT CÁC CHỈ TIÊU PHÂN LOẠI
VÀ TUYẾN SINH DỤC CÁ TRA DẦU
(Pangasianodon gigas Chevey, 1931) CÙNG
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ TRA
LAI (Pangasianodon sp.)

Ngành
: Nuôi Trồng Thủy Sản
Niên khóa
: 2003 – 2007
Sinh viên thực hiện: Võ Thành Hải

Tp. Hồ Chí Minh
-2007


KHẢO SÁT CÁC CHỈ TIÊU PHÂN LOẠI VÀ TUYẾN SINH
DỤC CÁ TRA DẦU (Pangasianodon gigas Chevey, 1931)
CÙNG MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ TRA LAI
(Pangasianodon sp.)

Thực hiện bởi
VÕ THÀNH HẢI

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy Sản



Giáo viên hướng dẫn: NGÔ VĂN NGỌC

Tp. Hồ Chí Minh
-2007-


TÓM TẮT
Cá tra dầu là loài cá nước ngọt đặc hữu của sông Mekong có kích thước và
tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các loài cá nước ngọt. Tuy nhiên theo Tổ chức
Bảo Tồn Thiên Nhiên Thế Giới, cá tra dầu đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Đề tài “Khảo sát các chỉ tiêu phân loại và tuyến sinh dục cá tra dầu
(Pangasianodon gigas Chevey, 1931) cùng một số đặc điểm sinh học cá tra lai
(Pangasianodon sp.)” nhằm tìm hiểu cách phân biệt cá tra dầu với các loài cá tra
khác trong họ cá tra Pangasiidae cùng với sự thành thục của cá tra dầu và một số
đặc điểm sinh học của cá tra lai.
Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2007 tại Trại Thực
Nghiệm Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Trong điều kiện nuôi ao đất, tuyến sinh dục của cá tra dầu 18 - 22 tháng
tuổi của cá đực đang ở giai đoạn III và đối với cá cái là giai đoạn I.
- Cá tra dầu là loài có cơ quan hô hấp phụ nên có khả năng nuôi thương
phẩm với mật độ cao.
Một số kết luận về cá tra lai chiều dài trung bình 32 mm và trọng lượng trung
bình 0,26 g:
- Tần số hô hấp trung bình của cá tra lai (Pangasianodon sp.) là 156
(lần/phút).
- Tiêu hao ôxy cá tra lai là 0,69 ± 0,03 mg/g/L.
- Ngưỡng ôxy cá tra lai là 1,44 ± 0,05 mgO2/L.
- Giới hạn về nhiệt độ của cá tra lai là 12 - 42oC nhưng thích hợp nhất cho sự

sinh trưởng, phát triển của cá là từ 24 - 33oC.
- pH thích hợp cho sự phát triển của cá tra lai là 5 - 8,5.

iii


ABSTRACT
Mekong giant catfish (Pangasianodon gigas) is an endemic species in
Mekong river. It has the largest size and the fastest growth ratio in most of
freshwater fish species. However, according to Intemation Union of Naturute and
Natural Resources, the catfish is coming near the extinct danger.
The study “Survey some classified features and the gonad of Mekong giant
catfish (Pangasianodon gigas Chevey, 1931) and some biological features of hybrid
catfish (Pangasianodon sp.)” was carried out at Experimental Farm for Aquaculture
belonging to Nong Lam University in HCM city in order to study how to distinct
between Mekong giant catfish and the other fishes in Pangasiidae family, and the
mature of Mekong giant catfish and some biological features of hybrid catfish.
The study was conducted from February to August in 2007, at Experimental
Farm for Aquaculture. The result shows that:
- Mekong giant catfish:
ƒ In earthen pond, the gonad of 18 to 22 - months old, Mekong giant
catfish is being first stage in female and third stage in male.
ƒ Mekong giant catfish has auxiliary respirator so it can be culture with
high density.
- Hybrid catfish is 32 mm in length and 0,26 g weight:
ƒ The mean respiration frequency of hybrid catfish is 156 (times/minute).
ƒ Oxygen consume of hydrid catfish is 0,69 ± 0,03 mg O2/g/L.
ƒ Oxygen threshold of hydrid catfish is 1,44 ± 0,03 mg O2/g/L.
ƒ Temperature limit of hydrid catfish is 12 – 42oC, the most appropriate
temperature for growth is 24 – 33oC.

ƒ The suitable pH for growth of hydrid catfish is 5 – 8,5.

iv


LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Quý thầy cô đẫ tận tình giảng dạy cho chúng tôi trong suốt thời gian học ở
trường.
Ban Chủ Nhiệm và quý thầy cô trong Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ và tạo điều kiện cho
chúng tôi hoàn tất tốt khóa học.
Gia đình, các anh, chị, các bạn sinh viên trong và ngoài lớp đã giúp đỡ và
động viên chúng tôi thực hiện đề tài.
Ban Giám Đốc Công ty TNHH Greenfeed Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ
con giống cho chúng tôi thực hiện đề tài này.
Phòng vi thể giải phẫu bệnh lí của Bệnh viện Từ Dũ.
Cô Lê Hoàng Yến, cô Lê Thị Thanh Muốn và cô Lê Thị Bình đã tận tình
hướng dẫn chúng tôi thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn các anh nhân viên Trại Thực Nghiệm Thủy Sản đã giúp
đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chúng tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy Ngô Văn Ngọc đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành tốt luận văn
tốt nghiệp này.
Do đây là lần đầu tiên thực hiện đề tài, kiến thức còn thiếu sót và thời gian
hạn chế nên không tránh khỏi những sai lầm hay thiếu sót. Chúng tôi xin đón nhận
mọi đánh giá và góp ý từ quý thầy cô và bạn đọc để hoàn thành nội dung đề tài tốt
và hoàn chỉnh hơn.


v


MỤC LỤC
Đề Mục
Trang
Trang tựa
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Abstract ..................................................................................................................... iv
Lời cảm tạ................................................................................................................... v
Mục lục...................................................................................................................... vi
Danh sách các bảng................................................................................................... ix
Danh sách các hình..................................................................................................... x
Danh sách các đồ thị ................................................................................................. xi
I. GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 1
1.1 Đặt Vấn Đề........................................................................................................... 1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài .................................................................................................. 1
II TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................... 2
2.1 Đặc Điểm Sinh Học của Cá Tra Dầu ................................................................... 2
2.1.1 Phân loại............................................................................................................ 2
2.1.2 Phân bố.............................................................................................................. 3
2.1.3 Kết cấu đàn........................................................................................................ 4
2.1.4 Nơi cư trú quan trọng ........................................................................................ 5
2.1.5 Vòng đời............................................................................................................ 6
2.1.6 Hình thái ngoài.................................................................................................. 6
2.1.7 Thức ăn tự nhiên ............................................................................................... 6
2.1.8 Mùa vụ sinh sản tự nhiên và môi trường sinh sản ............................................ 7
2.1.9 Tuổi và kích cỡ cá thành thục lần đầu............................................................... 7
2.1.10 Tốc độ tăng trưởng trong tự nhiên và kích cỡ lớn nhất .................................. 7
2.2 Phân Loại Cá Tra ................................................................................................. 8

2.3 Đặc Điểm Tổ Chức Tuyến Sinh Dục ................................................................... 8
2.3.1 Đặc điểm tổ chức học noãn bào ........................................................................ 8
2.3.2 Đặc điểm tổ chức học noãn sào......................................................................... 9
2.3.3 Đặc điểm tổ chức học tinh sào .......................................................................... 9
III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 11
3.1 Thời Gian và Địa Điểm Thực Hiện.................................................................... 11
3.2 Đối Tượng Nghiên Cứu ..................................................................................... 11
3.3 Mẫu Cá Thí Nghiệm .......................................................................................... 11
3.4 Dụng Cụ và Hóa Chất Nghiên Cứu ................................................................... 11
3.5 Phương Pháp Nghiên Cứu.................................................................................. 12
3.5.1 Phương pháp thu và cố định mẫu cá tra dầu ................................................... 12
3.5.2 Phương pháp nghiên cứu tổ chức học tuyến sinh dục..................................... 12
3.5.3 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm phân loại cá tra dầu................................. 15
3.5.4 Xác định một số chỉ tiêu hô hấp của cá tra lai ................................................ 16
3.5.4.1 Tần số hô hấp ............................................................................................... 16
3.5.4.2 Tiêu hao ôxy ................................................................................................. 17
3.5.4.3 Ngưỡng ôxy .................................................................................................. 17
3.5.5 Xác định khả năng chịu đựng một số yếu tố môi trường của cá tra lai .......... 18
vi


3.5.5.1 Khả năng chịu nhiệt ..................................................................................... 18
3.5.5.2 Khả năng chịu đựng pH ............................................................................... 19
3.5.5.3 Khả năng chịu mặn ...................................................................................... 19
3.6 Phương Pháp Xử Lý Số Liệu ............................................................................. 20
IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................ 21
4.1 Một Số Chỉ Tiêu Định Danh Cá Tra Dầu .......................................................... 21
4.1.1 Hình thái ngoài cá tra dầu ............................................................................... 21
4.1.2 Hình thái bên trong ......................................................................................... 23
4.3 Tiêu Bản Tuyến Sinh Dục Cá Tra Dầu .............................................................. 25

4.4 Một Số Chỉ Tiêu Hô Hấp của Cá Tra Lai .......................................................... 28
4.4.1 Tần số hô hấp .................................................................................................. 28
4.4.2 Ngưỡng Ôxy.................................................................................................... 30
4.4.3 Tiêu hao Ôxy................................................................................................... 31
4.5 Một Số Đặc Điểm về Môi Trường Sống của Cá Tra Lai................................... 32
4.5.1 Khả năng chịu đựng nhiệt độ .......................................................................... 32
4.5.2 Khả năng chịu đựng pH của cá tra lai ............................................................. 34
4.5.3 Khả năng chịu mặn của cá tra lai .................................................................... 36
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................. 37
5.1 Kết Luận............................................................................................................. 37
5.2 Đề Nghị .............................................................................................................. 37
VI TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 40
6.1 Tài Liệu Tiếng Việt............................................................................................ 40
6.2 Tài Liệu Tiếng Nước Ngoài ............................................................................... 41
PHỤ LỤC

vii


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
1 Kết Quả Đo Đếm Một Số Chỉ Tiêu Phân Loại Cá Tra Dầu
2 Kết Quả Đếm Số Tia Vây Cứng, Vây Mềm Cá Tra Dầu
PHỤ LỤC 2
1 Chiều Dài và Trọng Lượng Cá Bố Trí Thí Nghiệm Ngưỡng O2
2 Chiều Dài và Trọng Lượng Cá Bố Trí Thí Nghiệm Khả Năng Chịu Nhiệt Độ Cao
3 Chiều Dài và Trọng Lượng Cá Bố Trí Thí Nghiệm Khả Năng Chịu Nhiệt Độ Thấp
4 Chiều Dài và Trọng Lượng Cá Bố Trí Thí Nghiệm Khả Năng Chịu pH Cao
5 Chiều Dài và Trọng Lượng Cá Bố Trí Thí Nghiệm Khả Năng Chịu pH Thấp
6 Chiều Dài và Trọng Lượng Cá Bố Trí Thí Nghiệm Khả Năng Chịu Mặn

PHỤ LỤC 3
1 Kết Quả Xử Lý Thống Kê Các Chỉ Tiêu Phân Loại Cá Tra Dầu
2 Kết Quả Xử Lý Thống Kê Các Thí Nghiệm Một Số Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra
Lai
a/ Nhiệt độ cao
b/ Nhiệt độ thấp
c/ pH cao
d/ pH thấp
e/ Khả năng chịu mặn
f/ Tổng cộng
viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng ....................................................................................................................Trang
Bảng 2.1
Các giai đoạn phát triển của noãn sào.................................................. 9
Bảng 4.1
Kết quả khảo sát TSHH cá tra lai ...................................................... 29
Bảng 4.2
Tần số hô hấp của cá tra lai và một số loài cá khác........................... 29
Bảng 4.3
Ngưỡng Ôxy (mg O2/L) cá tra lai ...................................................... 30
Bảng 4.4
Tiêu hao ôxy (mg/g/L) của cá tra lai.................................................. 31
Bảng 4.5
Tiêu hao ôxy (mg/g/L) và ngưỡng ôxy (mg/L) của cá tra lai và một
vài cá khác ............................................................................................................ 31
Bảng 4.6
Khả năng chịu đựng nhiệt độ thấp của cá tra lai................................ 33

Bảng 4.7
Khả năng chịu đựng nhiệt độ cao của cá tra lai ................................. 34
Bảng 4.8
Khả năng chịu đựng pH cao của cá tra lai ......................................... 35
Bảng 4.9
Khả năng chịu đựng pH thấp của cá tra lai........................................ 36
Bảng 4.10 Khả năng chịu mặn của cá tra lai ....................................................... 36

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình.....................................................................................................................Trang
Hình 2.1
Bản đồ phân bố cá tra dầu.................................................................... 4
Hình 2.2
Di cư của cá tra dầu ............................................................................. 5
Hình 4.1
Hình dạng ngoài của cá tra dầu.......................................................... 21
Hình 4.2
Vây bụng cá tra dầu ........................................................................... 22
Hình 4.3
Vây lưng cá tra dầu ............................................................................ 22
Hình 4.4
Vây ngực cá tra dầu ........................................................................... 22
Hình 4.5
Vây hậu môn cá tra dầu ..................................................................... 22
Hình 4.6
Vây mỡ cá tra dầu .............................................................................. 22
Hình 4.7

Vây đuôi cá tra dầu ............................................................................ 22
Hình 4.8
Cung mang thứ nhất cá tra dầu .......................................................... 23
Hình 4.9
Bong bóng và dạ dày cá tra dầu ......................................................... 24
Hình 4.10
Tuyến sinh dục cái cá tra dầu............................................................. 25
Hình 4.11
Tuyến sinh dục đực cá tra dầu ........................................................... 25
Hình 4.12
Noãn sào cá tra dầu giai đoạn I (ở độ phóng đại 400 lần) ................. 26
Hình 4.13
Tinh sào cá tra dầu giai đoạn III (ở độ phóng đại 400 lần)................ 27
Hình 4.14
Cá tra lai (Pangasianodon sp.) .......................................................... 28

x


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị...................................................................................................................Trang
Đồ thị 2.1
Sản lượng cá tra dầu đánh bắt ở Chiang Khong, tỉnh Chiang Rai, Thái
Lan từ năm 1983 đến 2005......................................................................................... 3

xi


I. GIỚI THIỆU
1.1


Đặt Vấn Đề

Hàng chục năm nay chúng ta không còn thấy bóng dáng của cá tra dầu (loài
cá nước ngọt lớn nhất thế giới) trên phần sông Mekong thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Môi trường sống xấu dần cộng với việc khai thác quá mức đã làm loài cá này hầu
như không còn xuất hiện trong tự nhiên. Tổ chức Bảo Tồn Thiên Nhiên Thế Giới
(Intemation Union of Naturute and Natural Resources) xếp cá tra dầu vào loại đang
bị đe dọa tuyệt chủng.
Sách Kỷ Lục Thế Giới xác nhận cá tra dầu có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất
trong các loài cá nước ngọt. Điều này cho thấy đây là loại cá có tiềm năng kinh tế
lớn. Vì vậy việc khảo sát nghiên cứu và gầy dựng loài cá tra dầu không đơn thuần là
bảo tồn mà hoàn toàn có thể mang lại một lợi nhuận lớn cho vùng sông nước
Mekong.
Thái Lan đã đi trước chúng ta một bước trong vấn đề sinh sản nhân tạo cá tra
dầu. Vì vậy để theo kịp nước bạn chúng ta cần có nhiều công trình nghiên cứu
chuyên sâu nhằm làm rõ những đặc tính sinh học của nó đồng thời tìm hướng đi
mới mong rút ngắn con đường biến loài cá có nguy cơ tuyệt chủng này thành loại cá
nuôi thương phẩm.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“KHẢO SÁT CÁC CHỈ TIÊU PHÂN LOẠI VÀ TUYẾN SINH DỤC CÁ TRA
DẦU (Pangasianodon gigas Chevey, 1931) CÙNG MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH
HỌC CÁ TRA LAI (Pangasianodon sp.)”
1.2

Mục Tiêu Đề Tài
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu:
- Khảo sát một số chỉ tiêu phân loại cá tra dầu.

- Xác định mức độ thành thục của cá tra dầu trong điều kiện nuôi tại Đại Học

Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
- Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học cá tra lai ở giai đoạn cá giống.


2

II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Đặc Điểm Sinh Học của Cá Tra Dầu

2.1.1 Phân loại
Cá tra dầu đã được nhiều tác giả nghiên cứu và định danh, trong đó có những
tác giả đã công bố tên khoa học của cá tra dầu như sau:
Sauvage (1878) đã định danh tên khoa học của cá tra dầu là:
Helicophagus hypothalamus.
Chevey (1931) cho rằng cá tra dầu có tên khoa học là:
Pangasianodon gigas hoặc Pangasius gigas.
Fang và Chaux (1949) lại định danh tên khoa học của cá tra dầu là:
Pagasius paucidens.
Vidthayanon (1993) đề nghị đổi từ giống Pangasianodon thành Pangasius.
Rainboth (1996) cho rằng nên duy trì giống Pangasianodon.
Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu nghiên cứu về cá tra dầu được công bố thì các
nhà khoa học đã sử dụng tên Pangasianodon gigas như là một tên chính thức để chỉ
loài cá này.
Cá tra dầu được phân loại như sau:
Lớp: Osteichthyes
Lớp phụ: Actinoptergii
Bộ: Siluriformes
Họ cá tra: Pangasiidae

Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon gigas (Chevey, 1931)
Tên tiếng Anh: Giant Mekong catfish
Tên tiếng Khơme: Trey reach
Tên tiếng Lào: Pa beuk
Tên tiếng Thái: Pla beuk
Tên tiếng Việt: Cá tra dầu, cá hát


3

2.1.2 Phân bố
Môi trường sống: Cá tra dầu là loài cá nước ngọt, chưa bao giờ bắt được cá ở
vùng cửa sông của sông Mekong. Môi trường sống được biết của loài cá này là nơi
có dòng chảy chính, nơi có mực nước sâu 10 mét hoặc hơn. Đặt biệt, cá thích nơi có
nhiều đá hay sỏi nền và thỉnh thoảng ở hang nước sâu.
Theo Ủy Hội Sông Mekong (2005), Cá tra dầu trước đây phân bố rộng trên
khắp khu vực kể cả phần sông trên lãnh thổ Trung Quốc. Hiện nay ở tất cả mọi nơi
đều hiếm, chỉ phát hiện ở tầng giữa đến tầng đáy trên dòng chính trên sông Mekong.
Trong mấy năm trở lại đây, người ta đánh được chỉ ở hai nơi thuộc hạ lưu
sông Mekong với số lượng rất ít. Một là ở sông Tông-lê-sáp của Campuchia, và một
nơi khác là Chiềng-không và Huổi-xay trên dòng chính sông Mekong, biên giới
Lào, Thái. Hiện nay không rõ cá ở hai nơi này có phải cùng một đàn không.

Đồ thị 2.1 Sản lượng cá tra dầu đánh bắt ở Chiang Khong, tỉnh Chiang Rai, Thái
Lan từ năm 1983 đến 2005 (An Introduction to the Mekong Fisheries of Thailand,
Mekong Development Series No. 5, May 2007).


4


Hình 2.1 Bản đồ phân bố cá tra dầu (Ủy Hội Sông Mekong, 2005).
2.1.3 Kết cấu đàn
Hiện nay không rõ loài này chỉ có một đàn phân bố trong toàn lưu vực hay
hai đàn riêng biệt, một ở hạ lưu và một ở thượng lưu.
Có thể chúng ta sẽ không bao giờ biết được vì chúng trở nên quá hiếm.
Trong toàn lưu vực thực tế chỉ có một kiểu di cư sinh sản đã được khẳng định (ở
đoạn thượng lưu gần Bo-keo – Chiềng Không) nên chỉ có thể giả thiết chỉ có một
đàn tồn tại. Tuy nhiên, đẻ trứng có thể xảy ra ở phía Bắc Campuchia (Giữa đoạn
Kra-chê và Stung Treng), nơi thỉnh thoảng phát hiện thấy nó.(Theo Ủy Hội Sông
Mekong, 2005).


5

Hình 2.2 Di cư của cá tra dầu (Ủy Hội Sông Mekong, 2005).
2.1.4 Nơi cư trú quan trọng
Theo Ủy Hội Sông Mekong (2005)
Nơi đẻ trứng: cá đẻ trứng ở dòng chính sông Mekong, nhưng đích thực bãi
đẻ nằm ở nơi đâu vẫn chưa biết. Cá trưởng thành bắt được khi đi đẻ vào tháng 4 – 5
ở thượng nguồn sông Mekong nên người ta đoán rằng chúng đẻ nơi nước sâu đáy đá
phía trên thượng nguồn.
Nơi kiếm mồi: cá non kiếm ăn ở vùng ngập liên hệ với hệ thống Biển Hồ và
đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Cũng có thể ở nơi khác trên lưu vực.
Nơi ẩn náu: cá thể lớn sống qua mùa khô ở vực sâu, như ở đoạn Kra-chê –
Stung Treng ở Canpuchia và đoạn Xay-a-bu-ry ở Lào (Poulsen, 2001).


6


2.1.5 Vòng đời
Theo Ủy Hội Sông Mekong (2005), phần lớn cuộc sống của loài cá này vẫn
chưa rõ. Chỉ có cá non thu được ở Biển Hồ của Campuchia. Nơi đẻ trứng trong lưu
vực chưa xác định rõ rệt. Người ta cho rằng cá tra dầu đẻ trứng vào cuối mùa khô
(tháng 4 - 5) còn cá non trôi theo dòng nước vào nơi cư trú vùng ngập liên quan tới
hệ thống sông Tonle Sap - Biển Hồ của Campuchia. Di cư sinh sản đã được biết đến
từ lâu nhưng chỉ hạn chế ở vùng sông thượng nguồn gần Viêng Chăn.
2.1.6 Hình thái ngoài
Thân tròn thon, đầu hình tháp. Mắt nhỏ nằm phía trên đường ngang, qua góc
miệng, không bị nếp da che khuất. Màng mang tách rời khỏi eo mang. Chỉ có một
đôi râu, hàm trên ngắn và bé. Không có răng hàm trên và xương khẩu cái. Khoảng
cách từ đầu mõm tới gốc vây lưng dài.
Gai cứng vây lưng và vây ngực mập, răng cưa ở phía sau. Vây mỡ rất nhỏ,
vây ngực bé, vây bụng lớn, vây đuôi phân thùy tương đối sâu.
Màu sắc: Lưng màu nâu thẫm, phần bụng và các vây màu nâu nhạt hơn.
Cá tra dầu là cá da trơn, miệng rộng, thân thon dài, phần sau hơi dẹp bên.
Mặt lưng của đầu và thân có màu xám xanh và nhạt dần xuống bụng, bụng có màu
trắng bạc. Hai đôi râu ngắn, hai đôi mũi nằm sát hai mép, mũi trước và mũi sau gần
nhau, hai mắt nằm dọc theo hai mép miệng.
Theo Yasuhiko (1974) mô tả cá tra dầu có miệng rộng, hàm dưới hơi lồi, cặp
râu hàm trên nhỏ, thiếu cặp râu hàm dưới, không có răng hàm trên, mắt nhỏ.
Theo www.fishbase.org, cá tra dầu có một số đặc điểm: Các tia vây cứng
(tổng cộng): 2 – 2; các tia vây lưng mềm (tổng cộng): 7 – 8; tia mềm vây hậu môn:
35; động vật có xương sống: 48.
2.1.7 Thức ăn tự nhiên
Sau khi hấp thu hết noãn hoàng, cá bột ăn phiêu sinh động vật (Cyclops,
Moina, Daphnia) trong hai tuần. Cá bột ăn động vật (Pholprasith, 1983).
Khi cá được một năm tuổi, thì nó thay đổi tính ăn và trở thành cá ăn thực vật
(Pookaswan, 1969; Jensen 1997a và 1997b). Cá trưởng thành ăn tảo sợi, nhưng hầu
như thức ăn vào là ấu trùng côn trùng và thực vật thủy sinh. Các nhà nghiên cứu

sinh học thủy sản cho rằng cá ăn tảo mọc trên vùng ngập nước có nền đá
(Pholprasith, 1983).


7

2.1.8 Mùa vụ sinh sản tự nhiên và môi trường sinh sản
Mùa vụ sinh sản tự nhiên của cá tra dầu từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5.
Nơi sinh sản của cá tra dầu được biết đến một cách nghèo nàn. Một hiểu biết tốt
nhất về vị trí sinh sản là ở dòng chảy chính phía bắc sông Mêkông từ Chiang Khong
ở miền Bắc Thái Lan (Pholprasith và Tavarutmaneegul, 1977), nơi mà những mẫu
cá thành thục được đánh bắt hàng năm trong mùa sinh sản.
2.1.9 Tuổi và kích cỡ cá thành thục lần đầu
Cá đẻ trứng trong tự nhiên được đánh bắt ở sông Mêkông gần tỉnh Chiang
Rai từ năm 1984 đến năm 1990, được ước lượng từ 6 – 8 năm tuổi, với trọng lượng
cơ thể từ 150 – 250 kg (Pholprasith và Tavarutmaneegul, 1977). Cá cái trưởng
thành có kích cỡ lớn hơn cá đực. Theo Trạm Nghiên Cứu Cá Nội Địa Phayao
(Phayao IFS, 2000), Thái Lan tường thuật lại cá tra dầu, được nuôi từ giai đoạn ấu
niên trong ao đất hoàn thành quá trình thành thục sau 15 năm, với trọng lượng cơ
thể từ 40 – 50 kg và chiều dài cơ thể khoảng 160 cm.
2.1.10 Tốc độ tăng trưởng trong tự nhiên và kích cỡ lớn nhất
Cá tra dầu là loài cá tăng trọng nhanh nhất trong các loài cá nước ngọt trên
thế giới. Kích cỡ lớn nhất của cá tra dầu được ghi chép lại là 300 kg và có chiều dài
3 m (Smith, 1945).
Cá tra dầu (dài 2,3 m và nặng 135 kg) được bắt ở Nong Khai vào tháng 11
năm 1967. Kích thước của sự thoái hóa gai lưng và đốt sống giữa thứ năm của con
cá này cho biết nó được 6 năm tuổi và lớn chậm vào năm thứ nhất, lớn nhanh hơn
vào năm thứ hai, lớn nhanh nhất vào năm thứ ba. Sau đó là thời kỳ lớn chậm
(Pookaswan, 1969).
Trong môi trường tự nhiên cá tra dầu được ghi chép lại là đạt được 150 – 200

kg trong 3 – 5 năm, hay là 20 – 30 kg/năm (Vidthayanon, 1993). Trong điều kiện
nuôi nhốt, cá bột có chiều dài trung bình 13 cm và nặng 17 g sẽ đạt được chiều dài
trung bình là 40 cm và nặng 620 g chỉ sau bốn tháng. Đạt mức tăng thêm 400%
trọng lượng (Roberts và Vidthayanon, 1991).
Mối liên hệ giữa chiều dài/trọng lượng được mô tả theo phương trình sau:
Con đực W = 1,54217*L1,49797
Con cái W = 0,69364*L1,62173
Cho cả 2 giới: W = 1,10196*L1,54835
Cá tra dầu được thả vào những hồ chứa ở Thái Lan. Những dữ liệu từ việc
bắt lại cho biết nó có thể tăng đến 100 kg (Pholprasith và Tavarutmaneegul, 1977)
nhưng lại không trình bày tuổi của cá.


8

2.2

Phân Loại Cá Tra

Cá tra được phân loại như sau:
Lớp: Osteichthyes
Lớp: Actinoptergii
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)
2.3

Đặc Điểm Tổ Chức Tuyến Sinh Dục


2.3.1 Đặc điểm tổ chức học noãn bào
Theo Nguyễn Khoa Diệu Thu và Lê Thị Thanh Muốn (1979) thì noãn bào
trải qua các thời kỳ:
- Thời kỳ sinh sản:
Thời kỳ này các noãn nguyên bào tiến hành hàng loạt phân cắt để sinh sản
nhanh chóng. Hình dạng cấu tạo của noãn nguyên bào đơn giản: lớp nguyên sinh
chất đồng nhất, nhân to và tròn, nhiễm sắc thể nhiều, nhân chiếm cả tỷ lệ lớn so với
cả tế bào.
Cuối thời kỳ sinh sản diễn ra thời kỳ liên kết hạch. Đây là thời kỳ trung gian
giữa thời kỳ sinh sản và thời kỳ sinh trưởng.
- Thời kỳ sinh trưởng:
Noãn nguyên bào tạm thời ngừng phân cắt và bắt đầu to lên. Thời kỳ này bao
gồm: thời kỳ sinh trưởng sinh chất (noãn bào phase 1 và phase 2) và thời kỳ sinh
trưởng dinh dưỡng (noãn bào phase 3 và phase 4).
- Thời kỳ chín:
Là quá trình từ một noãn bào thứ cấp phát dục thành một hạt trứng chín.


9

2.3.2 Đặc điểm tổ chức học noãn sào
Theo Xakun và Busakaia (1968), Noãn sào phát triển của các giai đoạn:
Bảng 2.1 Các giai đoạn phát triển của noãn sào
Giai Ngoại hình
đoạn
Tuyến sinh dục là hai dải
I
mỏng trong suốt.
Noãn sào trong suốt qua kính
II

lúp thấy rõ từng hạt trứng.
III

IV
V

Noãn sào và noãn bào tăng về
Kích thước, noãn bào đục, có
màu vàng.
Noãn sào to chiếm đầy xoang
thân, hạt trứng đạt kích cỡ tiêu
biểu cho từng loài.
Noãn bào rụng chảy ra khi dốc
ngược.

Tổ chức học
Noãn nguyên bào ở thời kỳ tăng trưởng
nguyên sinh chất.
- Noãn nguyên bào, noãn bào sinh trưởng.
- Noãn bào kết thúc sinh trưởng nguyên
sinh chất.
Noãn nguyên bào, noãn bào đang sinh
trưởng chất dinh dưỡng và có sự hình thành
vỏ trứng.
Noãn nguyên bào, noãn bào đang sinh
trưởng nguyên sinh chất và dinh dưỡng.
Noãn bào kết thúc sinh trưởng dinh dưỡng.
Nhân cực hoá.
Noãn bào thoát khỏi nang và mô liên kết.


2.3.3 Đặc điểm tổ chức học tinh sào
Theo Xakun và Buskaia (1968), sự phát triển tinh sào trải qua các giai đoạn:
- Giai đoạn I:
Tinh sào chưa phát triển, tuyến sinh dục lúc này là hai sợi chỉ mỏng trong
suốt thường chưa phân biệt được được giới tính. Ở đa số các loài cá mạch máu phát
triển yếu nên tinh sào thường không có màu vàng nhạt hoặc hơi nâu. Ở một số cá
khác do mạch máu phát triển mạnh hơn nên tuyến sinh dục có màu hồng.
- Giai đoạn II:
Đặc trưng của thời kỳ này là sự tồn tại các tế bào sinh dục ở thời kỳ đầu của
quá trình tạo tinh trùng tức là tinh nguyên bào đang trong trạng thái sinh sản.
Nhờ sự sinh sản của các tế bào này nên tinh sào lớn lên về Kích thước, dần
mất màu trong và trở nên đục hơn. Tuyến sinh dục có dạng như một sợi dây tròn
day một băng dẹt, mỏng có màu nâu hay hồng nhạt, có thể là những vệt hồng hay
đỏ tía.


10

- Giai đoạn III:
Giai đoạn này đặc trưng bằng sự chuyển hóa mạnh mẽ tất cả các giai đoạn
của quá trình tạo tinh trùng, lớn lên, chín và tạo thành. Do vậy trong các giai đoạn
này ngoài các tinh nguyên bào còn có các tiền tinh trùng bậc I, bậc II (tinh bào cấp I
và tinh bào cấp II) và tinh tử. Vào cuối giai đoạn thường xuất hiện những nhóm tinh
trùng đã chín.
- Giai đoạn IV:
Kết thúc quá trình tạo tinh trùng, trong các ống dẫn tinh chỉ chứa các tinh
trùng đã chín được thoát ra khỏi nang và những nguyên sinh bào lớn là thành phần
dự trữ cho quá trình tạo tinh trùng ở mùa sau.
Do số lượng tinh trùng rất lớn lại là những tế bào rất nhỏ nên tinh hoàn có
màu sữa trắng.

- Giai đoạn V:
Đặc trưng cho trạng thái sinh sản của cá tức là chảy sẹ, dễ dàng xác định khi
quan sát ngoại hình của cá. Ở giai đoạn này dịch được tạo ra hoà loãng với tinh
trùng gây hiện tượng chảy sẹ. Tinh sào lúc này có màu trắng sữa, mềm.
- Giai đoạn VI:
Giai đoạn này đặc trưng cho trạng thái sau khi sinh sản, tinh trùng trong ống
đã chảy ra gần hết, tinh sào giảm về Kích thước, dẹp xuống và có dạng sợi mềm,
các mạch máu nở ra, tinh trùng trở lại màu hồng hay nâu.
Sau giai đoạn VI, tinh trùng bắt đầu thời kỳ sinh sản của các tinh nguyên
bào, một đợt tạo tinh trùng mới bắt đầu, tinh sào chuyển sang giai đoạn phát dục
hai.


11

III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Thời Gian và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2007.

Các thí nghiệm được tiến hành thực hiện tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản,
Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
3.2

Đối Tượng Nghiên Cứu

Đối tượng nghiên cứu là cá tra dầu (Pangasianodon gigas Chevey, 1931) và
cá tra lai (Pangasianodon sp.) thuộc họ Pangasiidae, bộ Siluriformes.
Sơ đồ lai

P: ♂ Pangasianodon gigas X ♀ Pangasianodon hypothylamus → F1
F1 X F1 → F2
Cá tra lai được sử dụng để thí nghiệm là cá ở thế hệ F2.
3.3

Mẫu Cá Thí Nghiệm

Cá tra dầu dùng để thí nghiệm được lấy từ ao B2 của Trại Thực Nghiệm
Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM. Cá tra dầu dùng để thí nghiệm là
cá từ 18 - 22 tháng tuổi, có chiều dài tổng cộng từ 76,5 ± 1,81cm và trọng lượng
tổng cộng từ 4400 ± 143,38 g.
Cá tra lai (F2) được nhập từ Thái Lan, cỡ cá thí nghiệm có chiều dài 33,01
mm và trọng lượng 0,29 g.
3.4

Dụng Cụ và Hóa Chất Nghiên Cứu
Cân điện tử, cân lò xo, nhiệt kế, thướt đo, giấy kẻ ô ly.
Bể xi măng, bể composite.
Lưới kéo, thau, xô nhựa, thùng chứa nước, keo nhựa.
Dụng cụ giải phẩu cá.
Hệ thống sục khí.
Bình nhựa 1 kg, 5 kg.
Ống nhỏ giọt, đũa thủy tinh, Pipette 1mL, 10mL.
Nhiệt kế thủy ngân, test đo pH.
Bình tam giác có thể tích 150mL, lọ Winkler có thể tích 150mL.


12

Giá đỡ, burette, ống đong.

Máy chụp hình kỹ thuật số.
Một số hóa chất sử dụng trong thí nghiệm: Formalin, H2SO4, Ca(OH)2,
Na2S2O3 0.01 N, Alkalin, Iodide – azide, MnSO4, NaCl, tinh bột.
Nguồn nước: lấy từ các bể lắng của Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Trường
Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh; nước máy.
3.5

Phương Pháp Nghiên Cứu

3.5.1 Phương pháp thu và cố định mẫu cá tra dầu
Mẫu cá được thu ngẫu nhiên theo từng đợt.
Cố định mẫu bằng formalin.
3.5.2 Phương Pháp Nghiên Cứu tổ chức học tuyến sinh dục
a/ Lấy mẫu
Mẫu được lấy từ cá sống. Tuyến sinh dục được cắt thành 3 mẫu, mỗi mẫu
dày 3 – 5 mm rồi cố định bằng formaline 5%.
b/ Kỹ thuật làm tiêu bản
Tiêu bản được làm tại phòng vi thể giải phẩu bệnh lí của bệnh viện Từ Dũ
theo quy trình như sau
- Cố định mẫu: Mẫu tuyến sinh dục được cố định trong dung dịch formalin
5%. Ưu điểm của phương pháp này là cấu trúc tế bào được bảo quản tốt do vận tốc
xuyên thấu nhanh. Ngoài ra còn làm tăng sự kiềm tính của cấu trúc khi nhuộm qua
mảnh cắt vùi bằng nến.
Mẫu cố định dày 3 - 5 mm, lượng dung dịch cố định có thể tích gấp 20 - 30
lần thể tích mẫu. Cố định mẫu trong 24 - 48 giờ, sau đó rửa nước để loại dung dịch
cố định. Quá trình rửa được tiến hành như sau: sau khi đổ hết dung dịch cố định ra,
mẫu được rửa dưới vòi nước sạch chảy nhẹ trong 5 phút. Tiếp đến ngâm mẫu trong
nước sạch 30 phút. Sau thời gian ngâm mẫu, nước trong lọ đựng mẫu được đổ ra và
lại tiếp tục rửa ngâm mẫu. Qua 3 lần rửa và ngâm nước, dung dịch cố định được
loại ra khỏi mẫu.



13

- Đúc bloc (đúc parafin) gồm bốn bước:
+ Khử nước: Sau khi loại dung dịch cố định, mẫu còn chứa nhiều
nước nên không thể đúc bloc (do parafin không tan trong nước). Dùng cồn ethylic
tuyệt đối để khử bốn lần
Lần 1 và lần 2: 4 giờ/lần.
Lần 3 và lần 4: 6 giờ/lần.
Tiến hành kiểm tra mẫu đã hết nước chưa bằng cách nhỏ vào lọ chứa
mẫu một ít toluen và lắc. Nếu toluen đục là còn nước, nếu toluen trong là mẫu đã
hết nước.
+ Khử cồn bằng toluen hay xylen:
Chất trung gian này có hai tác dụng là loại cồn và làm tan mỡ, mẫu trở
nên trong.
Cho mẫu vào lọ chứa toluen, ngâm 3 lần:
Lần 1 và lần 2: 4 giờ/lần.
Lần 3 và lần 4: 6 giờ/lần.
Kiểm tra thấy mẫu hoàn toàn trong là được.
+ Tẩm parafin:
Cho mẫu vào chén sứ có chứa parafin lỏng, để trong tủ sấy 56oC trong
vòng 12 giờ.
Đặc điểm parafin thuần chất là đặc và chắc, trắng đục, óng ánh, chảy
đều và dễ cắt. Nhiệt độ thích hợp để cắt parafin là 30 - 35oC.
+ Đúc bloc:
Được thực hiện trong khung bằng kim loại hoặc thanh kim loại gãy
góc đặt trên các tấm thủy tinh. Mẫu sau khi tẩm sẽ tiến hành đúc.
Trước hết đổ parafin vào khuôn, dùng kẹp hơ nóng để vào giữa
khuôn, hạ nhiệt nhanh bằng nước đá để parafin tạo màng mỏng cố định. Sau 20 30r parafin chắc chắn sẽ làm lạnh bloc ngay, sau đó tách khuôn và gọt rửa bloc sau

cho mẫu nằm ở trung tâm bloc.
- Cắt tiêu bản:
Bloc được đặt trên máy cắt Microtome cắt mỏng bằng dây ruban, mẫu cắt
dày 3 - 4 µm.
Chọn mẫu đẹp đặt trên lame, hơ ấm, kéo dây ruban thẳng để mẫu thẳng và
dán lên lame bằng keo albumin.
Trước khi dán, lame phải rửa sạch, không bị mốc. Nếu lame dơ thì rửa trong
dung dịch acid sunfurcromic, được pha chế như sau:


14

Cromatkali:
H2SO4:
Nước cất:

50 gram
150mL
1000mL

Cách pha: Đổ 500mL nước để quậy tan cromatkali, cho H2SO4 vào từ từ sau
đó đổ hết nước cất vào. Cho lame vào sau 1 ngày lấy ra rửa sạch lại bằng nước.
Kỹ thuật dán mẫu: dùng mâm sấy để ở 45oC, nhỏ lên lame một giọt albumin,
đặt mẫu đã chọn lên lame và để chúng trong mâm sấy. Dùng hai cây kim căng nhẹ
mẫu, lấy kim giữ mẫu và nghiên nhẹ lame để anbulmin thừa chảy xuống chén.
Dùng giấy thấm thấm nhẹ xung quanh mẫu và trên mẫu, sau đó lame được để lại
mâm sấy khô trong khoảng 20 phút.
- Nhuộm mẫu:
Mẫu được nhuộm theo phương pháp hai màu Hematocylin - Eosin. Mẫu sau
khi đúc parafin được cắt và dán lên lame vẫn còn dính parafin. Tẩy parafin bằng

cách:
+ Nhúng tiêu bản vào toluen 3 lần, mỗi lần 5 phút.
+ Cho tiêu bản vào ancoformol để chúng hòa tan gelatin trong 5 phút.
+ Rửa tiêu bản lau sạch phần parafin dính xung quanh mẫu.
Sau đó tiến hành nhuộm:
+ Ngâm tiêu bản trong Hematoxylin trong 10 phút.
+ Ngâm và rửa nước trong 30 phút.
+ Ngâm tiêu bản vào dung dịch Eosin trong 6 phút.
+ Rửa nước nhanh.
+ Khử nước bằng alcol isopropilic 3 lần, mỗi lần 2 phút.
+ Dán lameable lên tiêu bản bằng keo permout.
- Quan sát kết quả:
Quan sát dưới kính hiển vi quang học cho kết quả: nhân và màng tế bào
trứng bắt màu tím đậm của Hematoxylin, tế bào chất bắt màu tím nhạt, noãn hoàng
bắt màu hồng cam của Eosin. Tinh bào cấp I, cấp II bắt màu hồng, tinh tử và tinh
trùng bắt màu tím.
c/ Phương pháp phân tích tiêu bản tổ chức học tuyến sinh dục
Chụp hình dưới kính hiển vi.
Xác định các giai đoạn phát triển của noãn sào dựa vào tài liệu của Xakun và
Buskia (1968).


×