Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA CHU KỲ SÁNG VÀ TÍNH CẠNH TRANH THỨC ĂN ĐẾN SỰ ĂN MỒI CỦA CÁ BỐNG TƯỢNG (OXYELEOTRIS MARMORATA BLEEKER)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.79 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA CHU KỲ SÁNG
VÀ TÍNH CẠNH TRANH THỨC ĂN
ĐẾN SỰ ĂN MỒI CỦA CÁ BỐNG TƯNG
(OXYELEOTRIS MARMORATA BLEEKER)

NGÀNH: THỦY SẢN
KHÓA: 2002 -2006
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN HUỲNH NHÃ TRÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
9/2006

i


KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA CHU KỲ SÁNG
VÀ TÍNH CẠNH TRANH THỨC ĂN
ĐẾN SỰ ĂN MỒI CỦA CÁ BỐNG TƯNG
(OXYELEOTRIS MARMORATA BLEEKER)

Thực hiện bởi

Trần Huỳnh Nhã Trân


Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Phú Hòa

Thành phố Hố Chí Minh
9/2006

i


TÓM TẮT
Đề tài “ Khảo sát tác động của chu kỳ sáng và tính cạnh tranh thức ăn đến sự
ăn mồi của cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata Bleeker)” được thực hiện tại Trại
thực nghiệm Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố HCM từ tháng
03/2006 đến tháng 07/2006.
¾ Nghiên cứu về ảnh hưởng của chu kỳ sáng
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại cho
một nghiệm thức. Bố trí 12 bể kính, mỗi bể 10 con cá bống tượng. Với mỗi thí
nghiệm các cỡ cá khác nhau (0,58g, 1g, 5,44g). Thức ăn bố trí thí nghiệm là hai loại
mồi cá rô phi bột và tép bò. Dưới tác động bốn yếu tố 12 sáng:12 che tối (ĐC), 24 giờ
chiếu sáng liên tục (24L), 24 giờ che tối liên tục (24D), 6 giờ chiếu sáng :18 giờ che
tối (6L: 18D).
¾ Nghiên cứu về tính cạnh tranh thức ăn giữa các cỡ cá bống tượng
Bố trí thí nghiệm tính cạnh tranh ba kích cỡ cá bống tượng có trọng lượng
trung bình 1,24g, 2,67g, 5,68g. mỗi cỡ bố trí năm con. Quan sát ở các thời gian 1 giờ,
2 giờ, 3 giờ.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy:
¾ Thí nghiệm chu kỳ sáng
-Sau 12 giờ vàø sau 24 giờ các bể 24L và 24D cá bống tượng ăn mồi nhiều hơn
so với các bể 12L : 12D.

-Số lượng mồi ở bể che tối liên tục so với bể chiếu sáng liên tục ở các cỡ cá
không chênh lệch.
-Cá bống tượng vào ban đêm ăn nhiều hơn ban ngày.
-Cá bống tượng ăn mồi rô phi bột nhiều hơn tép bò.
¾ Thí nghiệm cạnh tranh thức ăn
Bể chứa cỡ cá 5,68 g và 1,24g, sau 1 giờ xảy ra hiện tượng cá lớn tranh mồi cá
nhỏ, sau 2 giờ, 3 giờ cá cỡ 1,24g ăn nhiều hơn.
Bể chứa cỡ cá 2,67 g và 1,24 g, sau thời gian 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ cá cỡ 1,24 g
ăn nhiều hơn.

ii


Bể chứa cỡ cá 5,68 g và 2,67 g, sau thời gian 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ cá cỡ 2,67 g
ăn nhiều hơn.
Bể chứa ba cỡ cá 5,68 g, 2,67 g và 1,24 g:
-Sau 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ xảy ra hiện tượng cá cỡ 5,68 g tranh mồi với
hai cỡ cá 2,67 g và 1,24 g.
-Sau 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ cá cỡ 1,24 g ăn mồi nhiều hơn cá 2,67 g.

iii


ABSTRACT

A study on effect of photoperiod and food competition on feeding behaviour in
Marble goby (Oxyeleotris marmorata Bleeker) was carried on at Experimental Farm
for Aquaculture in NONG LAM University (HCM city) from March 2006 to July
2006.
¾ Study on effect of photoperiod

A completely randomized design with triplicates was used. 12 aquaria, each
with 10 fish, each study with different weight (0,58g, 1g, 5,44g). Food, designed for
each study, is 2 kinds of fry tilapia and Riceland prawn. Under effect of 4 factors 12
light: 12 dark (control), 24 continuous illumination (24L), 24 continuous dark
coveration (24D), 6 illumination: 18 dark coveration (6L: 18D).
¾ Study on food competition between different sizes of fish
Three size of fish’s average initial weight: 1,24g, 2,67g, 5,68g, each with 5
fish. Search on three points: 1hour, 2hour, 3 hour.
- Results of study showed that:
¾ Study on effect of photoperiod
After 12 hours and 24 hours, fish at aquaria 24L and 24D ate better than at
aquaria 12L: 12D.
Number of prey on 24L and 24D are not different.
Fish at night ate better than at day
Fish ate fry tilapia better than Riceland.
¾ Study on food competition
Aquaria of size 5,68g and 1,24g, after 1 hour, big fish competed with smaller.
Fish of 1,24g ate better after 2 hour, 3 hour.
Aquaria of size 2,67g and 1,24g, fish of 1,24g ate better after 1 hour, 2 hour,
3 hour.
3 hour.

Aquaria of size 2,67g and 5,68g, fish of 2,67 g ate better after 1 hour, 2 hour,

iv


Aquaria of size 5,68g, 2,67g and 1,24g:
After 1 hour, 2 hour, 3 hour, fish of 5,68g competed with the other.
Fish of 1,24g ate better than 2,67g after 1 hour, 2 hour, 3 hour.


v


CẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám Hiệu, quý thầy cô Trường Đại
Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Ban Chủ Nhiệm, quý thầy cô Khoa Thủy Sản đã
tận tình dạy dỗ chúng tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Cô Nguyễn Phú Hòa đã hết lòng dìu dắt, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này.
Đồng thời chúng tôi xin cảm ơn:
-Thầy Phạm Văn Nhỏ và các anh trong Trại thực nghiệm Khoa Thủy Sản
Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ
chúng tôi hoàn thành đề tài.
Đồng thời chúng tôi cũng xin cảm ơn các ban trong và ngoài lớp đã động viên,
giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiên đề tài.
Do trình độ còn giới hạn và thời gian thực hiện đề tài ngắn nên luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự chỉ bảo của quý thầy cô cũng như sự
đóng góp ý kiến của các bạn.

vi


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG


TÊN ĐỀ TÀI
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
ABSTRACT
CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH

i
ii
iv
vi
vii
ix
x

I.

GIỚI THIỆU

1

1.1
1.2

Đặt Vấn Đề
Mục Tiêu Đề Tài

1
2


II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.1.5
2.1.6
2.1.7
2.1.8
2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.4
2.5
2.5.1
2.5.2

Vài Nét về Đặc Điểm Sinh Học của Cá Bống Tượng
Hệ thống phân loại cá bống tượng
Đặc điểm hình thái
Phân bố

Đặc điểm sinh thái
Dinh dưỡng
Sinh sản
Sinh trưởng
Sản xuất giống
Tình Hình Nuôi Cá Thòt ởû Các Nước
Các Yếu Tố nh Hưởng Đến Sự Sinh Trưởng của Cá Bống Tượng
nh sáng
Chu kỳ sáng
Nhiệt độ
Sơ Lược về Tập Tính Cạnh Tranh Thức Ăn ở Cá
Sơ Lược về Thức Ăn Cá Bống Tượng
Tép bò (Macrobrachium lanchesteri)
Cá rô phi bột (Orechromis niloticus)

3
3
3
3
4
4
5
6
7
8
9
9
10
12
12

13
13
14

vii


III.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15

3.1
3.1.1
3.1.2
3.1.3
3.1.4
3.2
3.2.1

Vật Liệu
15
Thời gian và đòa điểm
15
Dụng cụ thí nghiệm
15
Đối tượng thí nghiệm
15
Thức ăn

15
Bố Trí Thí Nghiệm
17
Thí nghiệm 1: Khảo sát về tác động của chu kỳ sáng đến tâïp tính ăn mồi
của cá bống tượng
17
3.3.2 Thí nghiệm 2: Sự cạnh tranh kích cỡ về tập tính ăn mồi của cá
bống tượng
19
3.4
Phương Pháp Xử Lý Thống Kê
20

IV.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

22

4.1
4.2

22

4.3.1
4.3.2
4.3.3
4.3.4

Yếu Tố Môi Trường Tác Động Trong Quá Trình Thí Nghiệm

Khảo Sát Về Tác Động của Chu Kỳ Sáng Đến Tâïp Tính Ăn Mồi
của Cá Bống Tượng
Khảo sát thời điểm ban ngày
Khảo sát thời điểm ban đêm
So sánh thời điểm ban ngày và ban đêm
Khảo sát thời điểm 24 giờ với 2 loại mồi
Khảo Sát Sự Cạnh Tranh Giữa Kích Cỡ của Cá Bống Tượng
về Tập Tính Ăn Mồi
Quan sát cạnh tranh thức ăn giữa cỡ cá 1,24g và 5,68g
Quan sát cạnh tranh thức ăn giữa cỡ cá 1,24 g và cỡ cá 2,67 g
Quan sát cạnh tranh thức ăn giữa cá cỡ 2,67 g và 5,68 g
Quan sát cạnh tranh thức ăn ở ba cỡ cá 1,24g, 2,67g và 5,68 g

V.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

42

5.1
5.1.1
5.1.2
5.2

Kết Luận
Ảnh hưởng chu kỳ sáng
Tính cạnh tranh thức ăn
Đề Nghò

42

42
43
44

4.2.1
4.2.2
4.2.3
4.2.4
4.3

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

22
22
24
25
27
31
31
32
33
35

45

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG


BẢNG
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9

NỘI DUNG

TRANG

Yếu tố môi trường
Số lượng mồi trung bình các cỡ cá bống tượng
ăn giữa các NT thời gian từ 7 giờ – 17 giờ
Số lượng mồi trung bình các cỡ cá bống tượng
ăn giữa các NT trong khoảng thời gian 17 giờ – 7 giờ
Số lượng mồi rô phi bột trung bình cá bống tượng
ăn giữa các NT trong 24 giờ
Số lượng mồi tép bò trung bình cá bống tượng ăn
giữa các NT trong thời gian 24 giờ
Chỉ số GaSI giữa cỡ cá 1,24 g và 5,68 g
thời gian 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ
Chỉ số GaSI giữa cỡ cá 1,24 g và 2,67 g
Chỉ số GaSI giữa cá cỡ 2,67 g và 5,68 g
Chỉ số GaSI ở ba cỡ cá 1,24g, 2,67g và 5,68 g


ix

20
21
22
24
25
27
29
30
31


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ

HÌNH ẢNH
HÌNH
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4
Hình 4.5
Hình 4.6
Hình 4.7

NỘI DUNG


TRANG

Cá rô phi bột
Mồi tép bò
Cá bống tượng và mồi là cá rô phi bột
Cá bống tượng và mồi tép bò
Bao tử cá bống tượng và mồi cá rô phi bột
Cá bống tượng đã mổ
Cá bống tượng cỡ 0,5 g và 1g
Cá bống tượng cỡ 0,5 g và 1g với mồi tép bò
Cá bống tượng cỡ 0,5 g và 1g với mồi rô phi bột

15
15
25
27
33
34
34
35
35

ĐỒ THỊ
ĐỒ THỊ
Đồ thò 4.1
Đồ thò 4.2
Đồ thò 4.3
Đồ thò 4.4

NỘI DUNG


TRANG

Chỉ số GaSI giữa cỡ cá 1,24 g và 5,68 g
thời gian 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ
Chỉ số GaSI giữa cỡ cá 1,24 g và 2,67 g
thời gian 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ
Chỉ số GaSI giữa cá cỡ 2,67 g và 5,68 g
thời gian 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ
Chỉ số GaSI ở ba cỡ cá 1,24g, 2,67g và 5,68 g
thời gian 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ

x

28
29
30
32


-1-

I. GIỚI THIỆU
1.1

Đặt Vấn Đề

Ngày nay cá Bống tượng (Oxyeleotris marmorata Bleeker) là đối tượng cóù giá
trò xuất khẩu và giá cả cao trên thò trường. Thấy được nguồn lợi to lớn đó trong khi
việc khai thác ngoài tự nhiên không đủ thỏa mãn nhu cầu xuất khẩu, nhiều nông dân

ở các nước như Campuchia, Thai lan, Việt Nam...đã đi vào đầu tư nuôi cá Bống tượng
trong ao hồ và lồng bè.
Ở Việt Nam, đặc biệt các tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp, Tiền Giang sớm biết
được lợi nhuận từ việc nuôi cá Bống tượng. Người dân đã tập trung nuôi và do số
lượng con giống ngoài tự nhiên không đủ đáp ứng nên đã tiến hành áp dụng kó thuật
sản xuất giống cá Bống tượng. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng
của cá Bống tượng trở thành mối quan tâm của người dân. Cũng như môi trường sống,
thức ăn ở mỗi giai đoạn, chu kỳ sáng, cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến thói quen và
hoạt động bơi lội suốt ngày của cá.
nh sáng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, đều có tầm quan trọng lớn trong sự
sống của cá. Đa số các loài cá, mắt có vai trò quan trọng trong việc đònh hướng suốt
lúc bơi, bắt mồi, tránh kẻ thù, ... Những tập tính đó hoạt động suốt ngày và đêm trong
cuộc sống của chúng, những hoạt động đó có quan hệ vời cường độ chiếu sáng
(Kikolsky, 1963). Hầu hết hoạt động của cá có quan hệ với ánh sáng. nh sáng tác
động rõ ràng trên sự biến dưỡng, sinh sản, tập tính của cá, màu sắc (Delbeek, 1986).
Theo Nikolsky, 1963 cho rằng sự chín muồi cơ quan sinh dục phụ thuộc vào khu vực
và thời gian chiếu sáng còn gọi là chu kỳ sáng và cường độ. Một số lượng lớn nghiên
cứu đến những ảnh hưởng của chu kỳ sáng trên cá hồi Đại Tây Dương vào năm
1980. Chu kỳ sáng tác động đến cá chẽm, cá trê, cá bơn... về sự tăng trưởng, hoạt
động bơi, bắt mồi, sự tấn công và cạnh tranh thức ăn ( Boeufvà Le Bail, 1999). Đối
với cá nước mặn nhiệt đới chu kỳ sáng có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá (M.
Arvedlund, M. I và T.A, 2000). Từ các kết quả trên đã làm chúng tôi quan tâm đến
ảnh hưởng của chu kỳ sáng đến tập tính bắt mồi của cá bống tượng.
Ngoài ra, cá bống tượng là loài cá dữ, rất thích thức ăn là mồi động. Thức ăn
của chúng là các loài động vật nhỏ như: cá, tôm, trùn...chính những đặc tính hung dữ
nếu sống trong môi trường thiếu thức ăn chúng sẽ xảy ra hiện tượng cạnh tranh mồi,
và ăn nhau ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch. Trong môi trường đầy đủ thức ăn thì
hiện tượng cạnh tranh mồi giảm và tăng trưởng nhanh. Tập tính ăn mồi của cá bò ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố, do đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng thu hoạch.



-2-

Để nắm bắt kỹ hơn về về tập tính ăn mồi của cá, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA CHU KỲ SÁNG VÀ TÍNH CẠNH TRANH THỨC
ĂN ĐẾN SỰ ĂN MỒI CỦA CÁ BỐNG TƯNG (Oxyeleotris marmorata Bleeker)”.
1.2

Mục Tiêu Đề Tài

Tìm hiểu tác động của chu kỳ sáng đến sự ăn mồi của cá vào ban ngày, ban
đêm và trong 24 giờ.
Tìm hiểu tính cạnh tranh thức ăn giữa các cỡ cá bống tượng.


-3-

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Vài Nét về Đặc Điểm Sinh Học của Cá Bống Tượng

2.1.1

Hệ thống phân loại cá Bống tượng

Theo Mai Đình Yên và ctv (1992; trích bởi Nguyễn Hữu Tân, 1996)
cá Bống tượng có hệ thống phân loại như sau:

2.1.2


-Bộ

: Perciformes

-Bộ phụ

: Gobioidei

-Họ

: Eleotridae

-Giống

: Oxyeleotris

-Loài

: Oxyeleotris marmorata Bleeker

-Tên tiếng Anh

: Sand goby, Marble goby.

Đặc điểm hình thái

Cá Bống tượng (Oxyeleotris marmorata Bleeker) có thân dài, đầu to, rộng, hơi
dẹp. Miệng trên rộng, hàm dưới dài hơn hàm trên và đưa ra phía trước. Chiều dài đầu
gần bằng ¼ chiều dài thân. Mắt nằm ở mặt trên của đầu, hơi lồi. Răng nhọn, góc răng

to xếp thưa thành nhiều hàng trên mỗi hàm. Không có râu. Lưỡi rất phát triển, dẹp
bằng, đầu lưỡi tròn.
Toàn thân cá được phủ một lớp vẩy lược, có màu nâu nhạt hơi xám, trên thân
có những đám vân lớn như da beo, các vây to và mềm. Vây đuôi tròn, dài. Vây ngực
hơi nhọn. Theo Mai Đình Yên (1983) thì cá bống tượng có kích thước lớn nhất trong
bộ cá bống, kích thước tối đa đạt 500mm.


-4-

Hình 2.1 Cá bống tượng
2.1.3

Phân bố

Cá Bống tượng là loài cá tự nhiên, bắt gặp ở các nước Châu Á như Thái Lan,
Malaysia,Việt Nam, Campuchia, Brunei, Lào, In-đô-nê-sia. Trong tự nhiên, cá phân
bố ở khắp các loại hình thủy vực nước ngọt từ ao, ruộng , mương, kênh, rạch, sông,
hồ. Ở miền Nam Việt Nam cá xuất hiện nhiều ở các sông rạch thuộc hệ thống sông
Cửu Long, sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ (Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành,
1994).
2.1.4 Đặc điểm sinh thái
Theo tác giả Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành (1994) cá bống tượng sống ở
đáy thủy vực, hoạt động nhiều về đêm, ban ngày thường vùi mình xuống bùn đáy và
có thể sống ở đó nhiều giờ. Trong ao cá ưa sống ẩn nấp ven bờ nơi có hang hóc, cỏ
rong và thực vật thủy sinh thượng đẳng. Cá có cơ quan hô hấp phụ nên chòu được
nước thiếu ôxy.
Cá bống tượng thích sống dưới lớp đáy bùn, có thể sống dưới lớp đáy bùn dày
1m khoảng hơn 10 giờ (Phùng Thò lan, Huỳnh Văn Mừng, 1987; trích bởi Nguyễn
Hữu Tân, 1996).

Theo Kotlelat và ctv (1993). cá bống tượng có thể sống ở nước ngọt và lợ với
nhiệt độ thích hợp 220 -280C, pH 6,5-7,5, độ sâu 10m.
Qua kết quả thí nghiệm của Nguyễn Tuấn Dũng và Đỗ Khắc Xuân Diễm
(1995) khả năng thích ứng cá bống tượng ở độ mặn khá cao so với nhiều loài cá khác,
cá có thể thích ứng đến độ mặn 130/00.


-5-

Theo kết quả nghiên cứu của Dương Lê Dũng (1985; trích bởi Nguyễn Hữu
Tân, 1996), cho biết cơ quan hô hấp của cá là mang, bắt đầu hoạt động vào ngày tuổi
thứ 3, khi những tia mang chi mới thành lập. Cá trưởng thành hoàn toàn dựa vào
mang để hô hấp và chưa tìm thấy đặc điểm nào của cá dùng để thở khí trời. Cá có
hiện tượng phùng mang nổi lên mặt nước khi oxy trong nước giảm thấp (dưới
0,8mg/l).
Cá bống tượng thường hoạt động vào ban đêm. Nơi có điều kiện thuận lợi cá
hoạt động cả ban ngày.
2.1.5 Dinh dưỡng
“Cá bống tượng trưởng thành có bộ máy tiêu hóa tiêu biểu cho loài cá dữ điển
hình. Miệng lớn, răng hàm dài và sắt, tỷ lệ chiều dài của ruột trên chiều dài thân
0.7”( Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành ,1994).
Cá bống tượng không chủ động bắt mồi như các loài cá khác mà nó rình bắt
mồi. Cá bống tượng ăn động vật, chủ yếu là: cá, tôm, tép, ốc, cua, trùn, ấu trùng, côn
trùng, thủy sinh,..
Theo Lê Như xuân và Phạm Minh Thành (1994) cũng như nhiều loài cá khác,
sau khi tiêu hết noãn hoàng, cá bống tượng chuyển sang ăn thức ăn bên ngoài
(thường sau khi nở 3-4 ngày). Kích cỡ miệng rộng khoảng 0,08 – 0,2mm. vì vậy phải
cung cấp thức ăn có kích thước rất nhỏ cho chúng như luâân trùng (loài Branchionus
spp) là loại thức ăn thích hợp cho chúng trong những ngày đầu. Đến 10 ngày tuổi
chúng mới ăn được giáp xác thấp như Moina, Cyclop, ấu trùng Artemia. Sau khi cá

được 30 ngày tuổi cá có thể ăn nhiều loại thức ăn như trùn chỉ (Tubifex), ấu trùng
muỗi lắc, cá, tép, nhuyễn thể xay nhuyễn.
Theo Robert (1993) cá bống tượng trưởng thành chọn loại thức ăn thường là
động vật, sinh vật đáy, loài giáp xác, phổ biến nhất là tôm chiếm 6-20%.Trong tự
nhiên cá bống tượng thường bắt tôm ở dưới đáy sông. Theo Ukkatawewat (1993; trích
bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006) đã quan sát thấy cá bống tượng thích ăn động vật thân
mềm và các loại côn trùng sống trong nước hơn. Trong khi đó Duangsawsdi và ctv
(1992; trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006) cho rằng cá bống tượng ăn cá và tôm nhỏ.
Lương và ctv (2005; trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006) tìm thấy thức ăn chính của cá
bống tượng (>81g) là loài tôm nước ngọt nhỏ (Macrobrachium sintangense), loài cá
nhỏ và loài thân mềm trong hồ chứa Trò An ở Việt Nam.
Ngoài thành phần thức ăn chủ yếu là động vật (động vật thủy sinh, tôm tép,
cá) chiếm 79,02% vế khối lượng, trong dạ dày của chúng cũng phát hiện thấy có hạt
cỏ, hạt lúa, rễ mầm thực vật thủy sinh, các mảnh vụn của khoai lang và một số thức
ăn không rõ nguồn gốc (Huỳnh Thò Mỹ Hương, Phan Bá Lộc, Võ Phước Hưng, 1985;
trích bởùi Nguyễn Hữu Tân, 1996).


-6-

Cá bống tượng thuộc nhóm cá dữ, thức ăn là động vật không xương sống và cá
con (Mai Đình Yên, 1983; trích bởi Nguyễn Hữu Tân, 1996).
2.1.6 Sinh sản
Ngoài tự nhiên mùa đẻ của cá bống tượng bắt đầu từ tháng 5 (đầu mùa mưa)
vá có thể kéo dài đến tháng 10 (Nguyễn Thò Kim Duyên, 1985; trích bởi Nguyễn
Hữu Tân, 1996). Còn trong ao nuôi vỗ, cá bắt đầu sinh sản vào tuần thứ 2 của tháng
4, và khai thác mùa vụ sinh sản vào tháng 11. Cá tập trung đẻ vào các tháng 5, 6, 7,
8, và giảm nhanh vào tháng 9 (Trương Trọng Nghóa, Bùi Lai, Trương Quan Trí, 1987;
trích bởi Nguyễn Hữu Tân, 1996). Cá sinh sản quanh năm nhưng tập trung vào tháng
6-10 (Nguyễn Hữu Tân, 1996).

Do đó cá trong ao nuôi có mùa vụ sinh sản như ngoài tự nhiên (tháng 4- 11),
với sự chi phối của một số điều kiện sinh thái như dòng chảy, nhiệt độ, giá thể và
quan trọng nhất là yếu tố thức ăn.Thực ra mùa vụ sinh sản của cá bống tượng sớm
hay muộn còn tùy thuộc vào thời gian bắt đầu nuôi vỗ. Nếu nuôi vỗ sớm cá thành
thục nhanh và tham gia sinh sản sớm hơn.
Theo nghiên cứu của tác giả Lê Như xuân và Phạm Minh Thành (1994) cá
bống tượng khoảng 9-12 tháng tuổi với trọng lượng trung bình 100g trở lên đã có thể
tham gia sinh sản.
Cũng như nhiều loài cá nuôi khác, nuôi vỗ cá bống tượng là khâu đầu tiên và
có ý nghóa quyết đònh đối với vấn đề là cho cá đẻ trong ao. Cá bống tượng là loài ăn
mồi động vật sống, ngoài tự nhiên cá có thể tự bắt mồi để sinh trưởng và tích lũy để
phát dục, còn trong điều kiẹân nhân tạo sự sinh trưởng và phát dục hoàn toàn dựa vào
thức ăn do con người cung cấp. Cho nên chất lượng thức ăn và phương pháp cho ăn
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát dục và thành thục của cá.
Cá bống tượng có tập tính ghép đôi sinh sản. Khi tuyến sinh dục đạt đến thời
kỳ chín muồi, cá cái săn tìm cá đực để ghép đôi. Sau 4 đến 5 lần săn đuổi, cá đực
chòu ghép đôi (Trương Trọng Nghóa, Bùi Lai, Trương Quan Trí,1987; trích bởi
Nguyễn Hữu Tân, 1996) và sau khi ghép đôi, cá đực chọn nơi tiến hành làm tổ trong
2-3 ngày. Ở các thủy vực tự nhiên, cá thường đẻ trứng dính thành hình ô tròn dưới các
khúc cây lớn, trong những hang hốc ven bờ. Điều kiện cơ bản của tổ là phải có bề
mặt tạo thành trần để trứng bám vào và có nơi trú ẩn cho cá (Trương Trọng Nghóa,
Bùi Lai, Trương Quan Trí, 1987; trích bởi Nguyễn Hữu Tân, 1996).
Dựa vào tập tính đó, vào mùa sinh sản người ta làm tổ cho cá đẻ dọc hai bên
bờ sông, cá tự động chui vào tổ và bắt cặp đẻ trứng. Sau khi đẻ cá đực ở lại tổ và quạt
nước (Dương Thò Hoàng Oanh, 1985; trích bởi Nguyễn Hữu Tân, 1996).


-7-

Cá bống tượng có khả năng sinh sản rất cao, số lần đẻ trong năm của một cá

cái không dưới 4 lần, sức sinh sản của cá bống tượng 150.000-200.000 trứng/ kg cá
cái. Thời gian tái phát dục của cá khoảng 22 ngày (Nguyên Hữu Tân, 1996)
Trứng cá bống tượng khi còn trong buồng trứng có kích thước 0,8-0.83mm, khi
trương nước trứng kéo dài rõ rệt và có dạng hình quả lê, chiều dài trứng 1,2-1,4mm
và chiều ngang trứng chỗ lớn nhất 0,8-0,9mm. Đây là loại trứng dính (Vương Học
Vinh, 1993; trích bởi Nguyễn Hữu Tân, 1996).
Trứng thụ tinh sẽ phát triển và nở sau khoảng 22-32giờ tùy theo nhiệt độ của
môi trường ấp. u trùng mới nở dài khoảng 2,5-3mm, cơ thể trong suốt và cá rất yếu
(Nguyễn Thanh Phương, Dương Trí Dũng, 1993; trích bởi Nguyễn Hữu Tân, 1996).
2.1.7

Sinh trưởng

Trong ao nuôi nếu được cung cấp thức ăn đầy đủ, cá có tốc độ sinh trưởng khá
nhanh, có thể đạt 900g/năm (J.E Bardach, 1972). Nuôi bè có thể đạt tiêu chuẩn trong
một vụ nuôi 9-12 tháng (Đinh Quang Trí, 1985; trích bởi Nguyễn Hữu Tân, 1996).
Theo báo cáo khoa học phổ thông số 224, cá 1 năm tuổi có trọng lượng 150g, dài
21cm. sang năm thứ 3 nặng 750g, dài 44cm. cá lớn nhất có thể đạt chiều dài trên 50
cm (Nguyễn Hữu Tân, 1996). Nhìn chung quá trình sinh trưởng của cá chòu ảnh
hưởng rất lớn của nhân tố thức ăn.
Cá bống tượng là loài cá bống cỡ lớn, có thể đạt đến 50 cm chiều dài. Kích cỡ
khai thác trung bình là 20cm (Mai Đình Yên, 1983; trích bởi Nguyễn Hữu Tân,
1996).
Cá bống tượng có độ tăng trưởng trung bình chậm, đặc biệt ở giai đoạn dưới
100g, từ 100g trở lên tốc độ tăng trưởng của cá khá lớn. Trong tự nhiên, cá con trong
thời gian khoảng 1 năm mới có thể đạt kích cỡ từ 100-300g/con.
2.1.8 Sản xuất giống cá bống tượng
Sản lượng cá bống tượng hiện tại được giới hạn bởi nguồn cá giống khoảng
50-100g, phụ thuộc vào nguồn tự nhiên. Nhu cầu cá bống tượng cao nhưng nguồn
cung cấp không đủ đáp ứng, vì thế sản xuất giống cá bống tượng trở thành mối quan

tâm của nhiều người.
Theo Tan (1973) và Phinal (1980), đầu tiên đã gây đẻ trứng ở cá bống tượng
bằng phương pháp nhân tạo và tự nhiên (trích bởi Tavarutmaneegul và Lin, 1988).
Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu cho kết quả tỉ lệ chết cao (100%) ở giai đoạn cá vài
ngày tuổi. Do tìm được phương pháp nhân tạo thích hợp, Tavarutmaneegul và Lin
(1988) đã thành công trong việc chọn trứng cá bống tượng và thu được tỉ lệ cao trên
80%. Tác giả cho biết cá bống tượng hầu hết trong năm trừ tháng 11 và 12, đẻ cao
nhất tháng 5 và 6. Nhiều tác giả cho rằng cá đẻ trứng khoảng 2000 đến 30,000 trứng,


-8-

trung bình 24000 trứng /ổ và một con cá cái đẻ ít nhất 3 lần hằng năm. Nguyên nhân
có thể làm cá chết do thiếu thức ăn vì không cho cá ăn đúng loại thức ăn (Tan,1973;
trích bởi Tavarutmaneegul và Lin, 1988). Senoo (1996; trích bởi Nguyễn Phú Hòa,
2006) nghiên cứu mối quan hệ giữa sự phát triển của các giác quan, miệng và thức ăn
của cá bống tượng con. Kết quả chỉ ra rằng cá bống tượmg chọn loại thức ăn khác
nhau trong suốt thời gian phát triển.
Cá ba ngày tuổi bắt đầu ăn phiêu sinh thực vật, sau đó là Brachionus là thức
ăn cho cá 6 ngày tuổi, 7 ngày tuổi ăn Cyclops spp, 10 ngày tuổi ăn Moina, 15 ngày
tuổi ăn ấu trùng Artemia salina. Từ đó tác giả kết luận rằng những thay đổi trên có lẻ
là do theo sự phát triển của miệng và tính chuyển động của cá hơn là sự phát triển
của các giác quan. Cá có thói quen sống ở dưới đáy sau 35 ngày tuổi.
Theo Tavarutmaneegul và Lin (1988), cá bống tượng 30 ngày tuổi có chiều
dài trung bình 1cm với tỉ lệ sống 7-55%. Giai đoạn 30 – 60 ngày, tỉ lệ sống cá bột 70100%, sự tăng trưởng cao nhất khi nuôi ở mật độ 20 cá/m2. Chúng ăn các loại thức ăn
sống, cá sống hoặc Moina sp
Rojanapittayakul (2000; trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006) nghiên cứu thu
hoạch trứng cá bống tượng và nuôi cá bống tượng nhỏ ở độ mặn khác nhau (0, 10, và
200/00). Thu được kết quả cao ở nước ngọt là 93%. Tuy nhiên sự chết của cá đã xảy ra
khi cá 23 ngày tuổi, và sau 60 ngày tuổi ở độ mặn 100/00 tỉ lệ sống cao khoảng

96,88% và tỉ lệ tăng trưởng 1,94cm. Thức ăn cá là Chlorella spp nước mặn (1x105 tế
bào/ml), và sau đó là rotifer ( 5-20 tế bào/ml), Artemia spp, và Moina sp suốt 30 ngày
tuổi.
Liêm (2001; trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006) thống kê sự chọn lọc thức ăn
của cá bống tượng. Cá từ 3 đến 10 ngày tuổi thức ăn là Chlorella và Closterium, thích
ăn Brachionus và ấu trùng giáp xác, cá 60 ngày tuổi ăn kích cỡ mồi lớn hơn như
Cyclops và Moina. Từ lúc bắt đầu ăn đến 10 ngày tuổi thấy sự tăng trưởng cao nhất là
1,14 mm/ngày và tỷ lệ sống cao nhất là 43,2%.
Mặc dầu có một vài cố gắng để phát triển tỷ lệ sống sót của cá bống tượng
con trong suốt giai đoạn đầu phát triển. Theo Liêm (2001; trích bởi Nguyễn Phú Hòa,
2006) cần nghiên cứu xa hơn về mối quan hệ giữa cá và tảo, theo Tavarutmaneegul
và Lin (1988) cần nghiên cứu về thức ăn và thói quen hoạt động của cá, còn theo tác
giả Tan (1973; trích bởi Tavarutmaneegul và Lin, 1988) thì cần nghiên cứu về môi
trường ưa thích nhất của cá.
Thêm vào đó việc nuôi cá bột từ 2cm đến cỡ cá giống là có giới hạn. Cheah
(1993; trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006) cho rằng cá bột bống tượng có thói quen thụ
tinh trong những bể có chứa cỏ và ăn mồi động như rotifer, copepod và cladocera. Cá
bống tượng 67 ngày tuổi nuôi trong hồ, nơi chúng có thể tự đẻ và chúng có thể ăn


-9-

nhau. Tuy nhiên, phương pháp nuôi trên đã cho kết quả tỉ lệ tăng trưởng chậm 63287,5 g sau 16 tháng.
2.2

Tình Hình Nuôi Cá Thòt Ở Các Nước

Ở Campuchia cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata Bleeker) trở thành loài
nuôi triển vọng với giá cao trong thò trường. Bống tượng là một trong những loài nuôi
chính ở hệ thống lồng nuôi (Department of Fisheries,Cambodia,2001). Ngư dân nuôi

cá thương phẩm trong lồng được làm bằng tre hay bằng gỗ. Nguồn giống cung cấp
cho nuôi lồng phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên.Vấn dề nuôi lồng làm nông dân
gặp nhiều khó khăn như thiếu đầu vào, giống cá, thức ăn, kỹ thuật, công thức chế
biến thức ăn, quản lý thức ăn và lồng. Theo nguồn tin cho biết sản lượng cá bống
tượng được nuôi ở hồ trong năm 2001 thu được 21 tấn và nguồn giống chính là tự
nhiên.
Ở Thái Lan, cá bống tượng là loài nuôi chính,nuôi trong lồng bè ở sông, hồ
chứa, kênh đào (Lin và Kaewpaitoon, 2000; trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006). Cá
bống tượng được nuôi mạnh ở lồng bè trôi nổi (10-30 m3) làm bằng tre hoăc gỗ. Cá
giống 100g mật độ ban đầu 30-180 cá/m2. Thức ăn cho cá bống tượng là những loài
cá nước mặn băm nhỏ, ngày một lần vào lúc chiều tối. Lồng bè được đặt ở vò trí nước
chảy, để cá có thể lấy được oxy và chất bẩn luôn được lọc sạch. Hơn nữa, số lượng
chất rắn lắng đọng lớn làm nước sông đục tao một điều kiện tối thuận lợi cho cá.Với
tỷ lệ sống 90%, sản lượng cá thương phẩm với trọng lượng 500 g, có thể tăng cao
bằng 20-60 kg/m2 trong 8 tháng (Lin và Kaewpaitoon, 2000; trích bởi Nguyễn Phú
Hòa, 2006). Năm 1979, Thái Lan xuất khẩu cá bống tượng đến các nước khác 165 tấn
đạt 1,5 triệu USD. Năm 1990 đạt năng suất lớn nhất 522 tấn và giảm nhanh cxuống
còn 15 tấn trong năm 1996 (Menasvata, 2000; trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006). Tuy
nhiên, bệnh và nguồn cung cấp con giống là nguyên nhân làm giảm và hạn chế việc
nuôi cá bống tượng.
Ở việt Nam, áp dụng kỹ thuật nuôi cá bống tượng, nông dân các tỉnh phía
Nam Việt Nam (đặc biệt Đồng Nai, Đồng Tháp, tỉnh Tiền Giang) đã được vụ thu
hoạch tốt và lợi nhuận lớn từ cá bống tượng. Cá được nuôi trong lồng bằng tre hay
bằng gỗ với thể tích 1x1,5x1,2 m3 hoặc 3x4x1,5m3. Mật độ nuôi cá giống cỡ 50-200g
là 25-40 cá/m2 (Loc, 2001; trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006). Trước khi cho vào nuôi
cá giống được ngâm 3-4% nước muối. Thức ăn của cá là tôm, cá tạp, trùng, ốc sên, và
cua. Cho ăn 2 lần/ngày (sáng sớm và chiều tối). Sau 5-7 tháng, cá đạt kích cỡ trên
400g/cá. Tuy nhiên, việc nuôi cá trong lồng đã bò thất bại khi dòch bệnh phát ra vào
năm 1990 (Hao và ctv, 1996; trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006).
Theo Lương và ctv (2005; trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006), cho biết nông

dân tỉnh Đồng Nai đã thu được nhiều lợi nhuận từ việc nuôi cá bống tượng ở hồ chứa
Trò An. Cá bống tượng cỡ 81 g được chọn nuôi chính trong hồ chứa và trữ 960 con cá


- 10 -

/ha. Cá bống tượng được nuôi ghép với cá chép (31 g), cá mè, cá lóc, cá trắm cỏ. Cá
tăng trưởng theo nguồn thức ăn tự nhiên có trong vònh. Sau 7 tháng cá bống tượng đạt
trung bình 353 g/cá, đạt sản lượng thực 172kg/ha/vụ. Tỷ lệ sống cá bống tượng
73,7%.

2.3

Các Yếu Tố nh Hưởng Đến Sự Sinh Trưởng của Cá

Sự sinh trưởng và phát triển của cá bống tượng chòu ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố tự nhiên như yếu tố hóa học, sinh học, lý học. Ngoài ra yếu tố vô sinh như ánh
sáng, chu kỳ sáng, nhiệt độ cũng tác động đến sự tăng trưởng.
2.3.1

nh sáng

nh sáng cần thiết cho sự sống, ngoại trừ một số loài sống ở biển sâu và hang
hốc thì không cần ánh sáng. Điều kiện ánh sáng trong nước khác với trên mặt đất
không chỉ cường độ mà còn độ sâu xuyên qua của cá bước sóng khác nhau (Nikolsky,
1963).
nh sáng (cường độ sáng và chu kỳ sáng) thay đổi cực độ và có thể thay đổi
phạm vi lớn, thường rất nhanh. Cá di chuyển trong môi trường của chúng và môi
trường thường thay đổi quanh chúng, cá cảm nhận được ảnh hưởng của ánh sáng
(Sumpter, 1992; trích bởi G.Boeuf, P.-Y. Le Bail., 1999). Rõ ràng tùy vào ảnh hưởng

của ánh sáng đến sự phát triển và tăng trưởng có thể bò làm hỏng bởi các yếu tố tác
động khác như nhiệt độ và hoạt động ăn mồi.Trong môi trường tự nhiên, kết quả thay
đổi các điều kiện không thể biết được là tỉ lệ tăng trưởng được tác động bởi ánh sáng
(Sumpter, 1992; trích bởi G.Boeuf, P.-Y. Le Bail., 1999). Dễ dàng kiểm tra yếu tố
ánh sáng trong phòng thí nghiệm, hoặc nuôi theo cường độ trong nhà, có thể khám
phá phản ứng của cá dưới điều kiện cố đònh. Nhiều cuộc thí nhgiệm phạm vi rộng lớn
đã mang lại kết quả này.
2.3.2

Chu kỳ Sáng

Là sự khác biệt nhỏ để cá phân biệt được ánh sáng và ban đêm. Hầu hết các
quá trình chủ yếu trong tự nhiên có quan hệ với tính chu kỳ của ánh sáng. Nhiều loài
vật, bao gồm cá, hoạt động theo chu kỳ 24h (Clarke, 1965; trích bởi G.Boeuf, P.-Y.
Le Bail., 1999). Cá không những hoạt động vào ban ngày, còn hoạt động ban đêm
nhưng thói quen này có lẽ bò giảm bởi thay đổi hằng ngày trong các yếu tố khác, như
nhiệt độ và hàm lượng oxy. Thí dụ theo Richardson và McCleave.(1974; trích bởi
G.Boeuf, P.-Y. Le Bail., 1999), sử dụng chu kỳ sáng khác nhau ở Salmo salar, thay
đổi ngày và đêm trong quá trình hoạt động của cá một cách đồng bộ. Thorpe và ctv.,
(1988; trích bởi G.Boeuf, P.-Y. Le Bail., 1999) cho rằng những giống loài khác đặc
biệt là cá hoạt động để bắt mồi suốt ngày, nhưng không chỉ ăn vào ban đêm và di


- 11 -

chuyển xuôi dòng về đêm. Ngày dài có lẽ không trực tiếp làm thay đổi sự tăng trưởng
bởi tăng tính bắt mồi hay sự không hoạt động của cá.
Ở các loài, phải ghi nhớ thành phần quan trọng sự ảnh hưởng của hai yếu tố
nhiệt độ và chu kỳ quang học: hai yếu tố này đồng thời thay đổi. Vì thế dù thật đơn
giản ở các thí nghiệm chỉ để nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ sáng, thật không quá

dễ dàng để suy ra kết quả cuối cùng về những trạng thái tự nhiên.
nh hưởng của chu kỳ ánh sáng trên sự tăng trưởng ở giai đoạn phát triển của
cá là ấu trùng cá và cá giống.
a/ Ấu trùng
Nhiều nghiên cứu đã mang về nuôi các ấu trùng cá biển, cung cấp ánh sáng
liên tục hoặc kéo dài chu kỳ, so sánh với điều kiện tự nhiên.
Ngoại trừ ấu trùng được nuôi trong tối. Cá tuyết Gadus morhua sự tiêu noãn
hoàn phụ thuộc vào chế độ sáng (Solberg và Tilseth, 1987; trích bởi G.Boeuf, P.-Y.
Le Bail., 1999).
Sau đây, về ấu trùng cá, chứng minh về cường độ ánh sáng, yếu tố quan trọng
nhất trong hoạt động tăng trưởng là “ảnh hưởng của thức ăn và ánh sáng”, mà được
cho phép khai thác mức dinh dưỡng tốt nhất. Tuy nhiên, có thể phân tích giữa tăng
trưởng tốt nhất đến phát triển tốt nhất xảy ra. Ví dụ như ở cá chẽm, cá tăng trưởng tốt
khi rọi sáng liên tục, nhưng điều kiện đó không phù hợp với sự phát triển bình thường
của cá.

b/ Cá ấu niên
Một vài nghiên cứu đã kết luận rằng không có ảnh hưởng khác nhau của ánh
sáng lên sự phát triển ở cá. Theo Hallaraker và ctv (1995b; trích bởi G.Boeuf, P.-Y.
Le Bail., 1999) cho rằng ở cá bơn khi nuôi cá 5-20 g được thay đổi chế độ chiếu sáng
(7-12 sáng và 12-18 sáng), thấy không ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng. Những thí
nghiệm gần đây đã không cho thấy ảnh hưởng của sáu chu kỳ quang học khác nhau
(8 sáng:16 tối, 16 sáng: 8 tối, 12 sáng: 12 tối, 24 sáng: 0 tối, tăng 12-16 sáng và giảm
12-8 sáng) trên cá bơn về sự tăng trưởng và cách cho ăn trong thời gian 60 ngày
(Pichavant và ctv,1998; trích bởi G.Boeuf, P.-Y. Le Bail., 1999).
Xác đònh ảnh hưởng của ánh sáng lên sự tăng trưởng đã được ghi lại trên
những loài cá khác. Nhiều tác giả cho là toàn bộ những ảnh hưởng của chu kỳ quang
học không có kết luận như nhau đối với các loài cá khác. So sánh 16 sáng :8 tối với
12 sáng : 12 tối, làm tăng sự tăng trưởng của S.diploproa và có mối quan hệ phạm vi



- 12 -

tăng trưởng lớn hơn vì tỷ lệ mức chuyển hóa của chúng thấp hơn (Boehlert,1981;
trích bởi G.Boeuf, P.-Y. Le Bail., 1999). Trong những thí nghiệm trước đây, không
thể xác đònh ánh sáng ảnh hưởng đến tăng trưởng phụ thuộc vào sự tiêu thụ thức ăn
hay sử dụng thức ăn tốt nhất.
Có một vài nghiên cứu về ảnh hưởng ánh sáng đối với cá hồi con về tăng
trưởng và phát triển. Trong giai đoạn ánh sáng dài hơn thuận lợi bắt mồi tăng và
chuyển đổi thức ăn cũng tốt hơn (Mason và ctv., 1992; trích bởi G.Boeuf, P.-Y. Le
Bail., 1999). Trong nhiều cuộc thí nghiệm gần đây, mức độ tăng trưởng và chuyển
đổi thức ăn tốt nhất được quan sát dưới sự chiếu sáng liên tục suốt năm đầu tiên ở cá
hồi bột (Maisse và Le Bail, kết quả chưa công bố; trích bởi G.Boeuf, P.-Y. Le Bail.,
1999).
Mục đích nghiên cứu hiện tại là tập tính dinh dưỡng, chu kỳ quang học, và sự
ảnh hưởng lẫn nhau, sẽ ảnh hưởng đến tập tính của cá giống bống tượng. Vả lại, ảnh
hưởng của cường độ ánh sáng và chu kỳ quang học trên sự biến đổi tập tính trong
ngày đã được đánh giá.
2.3.3 Nhiệt độ
Nhiệt độ là thành phần quan trọng nhất trong những yếu tố kiểm tra sự tỉ lệ
biến đổi (Fry, 1971; trích bởi Tavarutmaneelgul, P. and O.K.Lin, 1988). Nhiệt độ ảnh
hưởng đến một vài quá trình trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến nhu cầu thức ăn
hay hoạt động bắt mồi. Tính bắt mồi của cá tăng lên với nhiệt độ tăng, tiến đến đỉnh
điểm và sau đó giảm dần xuống hoặc đột ngột vượt quá mức nhiệt độ tốt nhất (Brett,
1979; trích bởi Tavarutmaneelgul, P. and O.K.Lin, 1988). Sự tăng trưởng và tỷ lệ
sống sót ở ấu trùng cá bống tượng ảnh hưởng nhất khi nuôi tại nhiệt độ 240C, 260C,
280C, 300C và 320C. u trùng cá được đề nghò nuôi tốt nhất ở nhiệt độ 280C-300C
(Liêm, 2001; trích bởi Tavarutmaneelgul, P. and O.K.Lin, 1988).
Theo Brett (1971) nghiên cứu về ảnh hưởng nhiệt độ ở cá hồi đỏ. Nếu cá di
chuyển trên mặt nước để ăn, sự tăng trưởng của chúng bò giới hạn bởi nhiệt độ. Kết

quả do bơi trong nước lạnh cá không ăn, điều đó xảy ra làm giảm sự trao đổi chất, so
sánh với cá sống trong môi trường nước ấm hơn thì tăng trưởng tăng.
Trong môi trường tự nhiên nơi thức ăn và nhiệt độ không phân bố giống nhau,
cá phụ thuộc vào chọn lựa để tăng trưởng tốt. Brett (1971) đã cho rằng ông ta sai
trong dự đoán ban đầu, bởi vì ông ta không nhận thấy rằng thức ăn không có hiệu lực
bằng nhiệt độ. Suốt buổi tối, khi cá bơi trên bề mặt nước và ăn mồi, chúng có thể ăn
một lượng thức ăn lớn tương đương khẩu phần thông thường của chúng. Suốt ngày khi
cá di chuyển trong nước lạnh, khả năng chòu đựïng của cá suy thoái. Nếu cá sống
trong một môi trường lạnh suốt một thời gian, cá sẽ giảm lượng thức ăn mà cá có thể
ăn theo yếu tố sinh thái học, và yếu tố sinh lý học (giới hạn tỷ lệ tiêu hóa ở nhiệt độ


- 13 -

lạnh). Khả năng tiêu hóa và lượng thức ăn mà cá ăn phụ thuộc vào nơi cá sống trong
điều kiện ấm hay lạnh. Một vài dự đoán cá sống trong môi trường lạnh không ăn
nhiều bằng cá trong môi trướng nước ấm.
2.4

Sơ Lược về Tập Tính Cạnh Tranh Thức Ăn của Cá

Sự cạnh tranh có thể là một trong những các nghiên cứu đã gây tranh luận và
quan trọng trong ngành sinh lý học. Sự tranh luận về sự cạnh tranh thường dẫn đến
khái niệm tiến hóa ở động vật. Để tránh cạnh tranh có phương pháp như là quản lý
nghề cá, lý luận này được sử dụng trong quản lý hồ nuôi có thể bò một loài cá nào đó
di chuyển vào, nó là đối thủ cạnh tranh thức ăn với loài cá đang nuôi. Tính cạnh canh
có hoặc không có tồn tại, nhưng nguyên nhân chính là do trong việc quản lý cho ăn.
Khái niệm cạnh tranh là quan trọng không chỉ là lý thuyết của nhà sinh thái học, mà
còn lónh vực thực hành của nhà sinh học và người quản lý.
Sự cạnh tranh là ngăn chặn xâm lược đến tài nguyên mà nó được cung cấp có

giới hạn. Tất cả những phần của đònh nghóa đó quan trọng trong tiến trình cạnh tranh.
Những yếu tố quan trọng đến cá thường bao gồm thức ăn, không gian, và sự giao
phối. Có trường hợp cạnh tranh về nhiệt độ và oxy (đặc biệt những hồ có thể chết vì
lạnh), nhưng còn có những yếu tố khác trong không gian. Thỉnh thoảng thức ăn,
không gian, sự giao phối có mối liên kết với nhau, như là khi sống trong một không
gian tốt có nguồn thức ăn phong phú và đó là môi trường thích hợp cho việc giao phối
để sinh sản.
Hầu hết mọi người nghó rằng cạnh tranh trong cùng một loài, hoặc giữa hai
loài giống nhau. Quả thật cả hai trường hợp trên đều xảy ra. Quan trọng hơn nữa là
cạnh tranh khác loài, các cá thể của loài khác nhau cạnh tranh.
Nhân tố chính trong đònh nghóa cạnh tranh nghóa là ngăn chặn, và nguồn sống
bò giới hạn. Do đó nhu cầu cung cấp thức ăn được sử dụng trong nuôi cá đã tác động
đến mức độ cạnh tranh thức ăn giữa các loài cá, việc này có thể ảnh hưởng đến tăng
trưởng, tập tính và hiệu quả ăn mồi của cá (Thorpe và Cho, 1995 ; Cutts và ctv, 1998;
trích bởi J.E. Andrew và ctv, 2004).
Sự cạnh tranh thức ăn gia tăng do một số kết quả sau khi khẩu phần ăn của cá
bò hạn chế (Jobling và ctv, 1999; trích bởi J.E. Andrew và ctv, 2004), tỷ lệ thức ăn
cung cấp cho cá giảm (Juell và LeKang, 2001; trích bởi J.E. Andrew và ctv, 2004),
mật độ cá tăng (Canarioetal,1998; trích bởi J.E. Andrew và ctv, 2004).
Sự cạnh tranh thức ăn tăng do hạn chế khẩu phần có thể đưa đến kết quả là
thay đổi lớn trong việc bắt mồi và tăng trưởng ở từng cá thể, cần phải cung cấp đầy
đủ thức ăn tùy thuộc vào cỡ cá (Carter và ctv, 1996; trích bởi J.E. Andrew và ctv,
2004). Điều này có lẻ dẫn đến ảnh hưởng lớn việc tăng tốc độ tăng trưởng do lệ thuộc


- 14 -

vào nơi nhiều loài cá. Gia tăng trong sự tổn thương vây cá (Moutou và ctv, 1998;
Gregory và Wood, 1999; trích bởi J.E. Andrew và ctv, 2004) và ảnh hưởng tranh
dành trong suốt lúc ăn mồi (Adams và ctv, 1998; trích bởi J.E. Andrew và ctv, 2004)

chứng minh cho sự gia tăng tính cạnh tranh thức ăn và có sự thiết lập thứ bậc cỡ cá
với sự hạn chế khẩu phần thức ăn ở một vài loài cá.
Mức độ cạnh tranh thức ăn có ảnh hưởng đến tập tính cho ăn. Nếu thức ăn
cung cấp không có giới hạn và tính cạnh tranh giảm, quan sát thời gian và thao tác
cho ăn có thể làm tăng hiệu quả ăn mồi và tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu thức ăn có giới
hạn và tính cạnh tranh thức ăn tăng lên rồi thì việc ăn mồi bò giảm, để cho cá tiêu thụ
nhiều thức ăn bằng một khoảng thời gian ngắn và duy trì năng lượng suốt lúc ăn.
Mục đích nghiên cứu này nhằm điều tra sự thay đổi trong tăng trưởng, tập tính
ăn mồi, hoạt động bơi của cá bống tượng ở các kích cỡ.
2.5

Sơ Lược về Thức Ăn của Cá Bống Tượng

2.5.1 Tép bò (Macrobrachium lanchesteri)
Tép bò là loài tôm nước ngọt nhỏ (tổng chiều dài lớn nhất 55 mm), trên lưng
có 6 đến 7 răng cưa (thường 8 hoặc 9).
Tép bò tìm thấy phổ biến ở đồng ruộng, ao, kênh và đầm lầy. Chúng có thể
sinh sản và trải qua toàn bộ chu kỳ sống của chúng ở dưới nước. Tép đực lớn hơn tép
cái. Theo Xuân (1979; trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006) tép cái có chiều dài 38mm
mang 236 trứng và trung bình 434 trứng/g trọng lượng cá thể. Trong vòng 28 - 30
ngày trứng nở thành ấu trùng và chiều dài của ấu trùng sau khi nở được tác giả Xuân
(1979; trích bởi Nguyễn Phú Hòa, 2006) miêu tả như sau:
Chiều dài của ấu trùng tép bò 2-3 ngày sau khi nở dài 3,8-4 mm, tép bò 3-5
ngày sau khi nở dài 4 mm, tép bò 5-6 ngày sau khi nở dài 4-4,2 mm.
Tép bò sống nước ngọt và thích hợp ở nhiệt độ 16 -170C và độ pH 6 -7. Hiện
nay trên thò trường đã cố gắng nuôi loài này (New, 1995; trích bởi Nguyễn Phú Hòa,
2006). Những loài tép có kích cỡ nhỏ như tép bò không là đối tượng nuôi trong thủy
sản, giá của nó rất rẻ và thường sử dụng làm mồi cho cá cảnh (Xuân, 2000; trích bởi
Nguyễn Phú Hòa, 2006).



×