Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Biện pháp giúp học sinh lớp 4 phân định từ loại qua phân môn Luyện từ và câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 95 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-----------------------------------

NGUYỄN THỊ HUYỀN

BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4
PHÂN ĐỊNH TỪ LOẠI
QUA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS. TS. NGUYỄN THU HƢƠNG

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
cô giáo hướng dẫn khóa luận – PGS. TS. Nguyễn Thu Hương đã tận tình chỉ
bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện giúp đỡ
em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và
học sinh trường Tiểu học Vân Nội và trường Tiểu học Uy Nỗ, huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình em khảo sát
thực trạng cũng như thực nghiệm để hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Lần đầu tiên em nghiên cứu khoa học, hơn nữa thời gian nghiên cứu
còn hạn hẹp nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong


nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của quý thầy cô và và các bạn để đề tài
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Biện pháp giúp học sinh lớp 4 phân định từ
loại qua phân môn Luyện từ và câu” là công trình nghiên cứu của tôi, có sự
hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn là PGS.TS. Nguyễn Thu Hương. Đây là kết
quả mà tôi đã trực tiếp nghiên cứu từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 4 năm
2018 tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Các nội dung nghiên cứu và kết
quả trong đề tài này là trung thực và không trùng lặp với kết quả của các tác
giả khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Huyền


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................... 7
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 7
1.1.1. Về từ loại Tiếng Việt............................................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm của học sinh lớp 4 ................................................................. 19
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 22
1.2.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ phân môn Luyện từ và câu ............................. 22
1.2.2. Nội dung phân môn Luyện từ và câu trong sách giáo khoa Tiếng Việt
lớp 4 ................................................................................................................. 23
1.2.3.Thực trạng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4 ........................... 29
Kết luận chương 1...........................................................................................33
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH PHÂN ĐỊNH TỪ
LOẠI TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4 .................... 34
2.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ............................................................ 34
2.2. Biện pháp giúp học sinh phân định từ loại trong phân môn Luyện từ và
câu lớp 4 .......................................................................................................... 35
2.2.1. Giúp học sinh nắm vững kiến thức về từ loại ....................................... 35
2.2.2.Cung cấp một số mẹo phân định từ loại................................................. 40


2.2.3. Xây dựng hệ thống bài tập từ loại ......................................................... 43
2.2.4.Sử dụng sơ đồ tư duy ............................................................................. 50
Kết luận Chương 2 .......................................................................................... 53
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................... 54
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 54
3.2. Nội dung, giáo án và phiếu thực nghiệm ................................................. 54
3.3. Địa điểm và thời gian thực nghiệm .......................................................... 54
3.4. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................ 54

3.5. Tổ chức thực nghiệm................................................................................ 55
3.6. Tiêu chí đánh giá thực nghiệm ................................................................. 55
3.7. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 56
3.8. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................. 58
Kết luận Chƣơng 3 ........................................................................................ 61
KẾT LUẬN .................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DT: Danh từ
ĐT: Động từ
TT: Tính từ
HS: Học sinh
GV: Giáo viên
QHT: Quan hệ từ
BT: Bài tập
SGK: Sách giáo khoa


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất
ở bậc Tiểu học. Bên cạnh việc học Toán để phát triển tư duy logic cho học
sinh, việc học Tiếng Việt sẽ giúp các em hình thành và phát triển tư duy ngôn
ngữ. Thông qua môn Tiếng Việt, các em sẽ được học cách giao tiếp, truyền
đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm. Việc dạy
học Tiếng Việt trong nhà trường góp phần hình thành và phát triển ở các em
các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết), giúp các em có cơ sở
tiếp thu kiến thức ở các lớp trên.

Trong bộ môn Tiếng Việt, Luyện từ và câu là phân môn giữ vị trí quan
trọng. Phân môn này có nhiệm vụ cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về Tiếng
Việt và rèn luyện cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Cụ thể là:
• Mở rộng hệ thống hoá vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ
giản về từ và câu.
• Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu
câu.
• Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu,
có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
Trong đó, dạy học từ loại là một hoạt động thiết yếu giúp các em biết phân
biệt từ loại, biết cách dùng từ để đặt câu có ý nghĩa, vận dụng trong viết chính
tả, làm bài tập Tiếng Việt. Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, từ loại
được phân chia thành: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ. Từ loại
được trải đều trong nội dung bài học từ lớp 2 cho đến lớp 5. Thông qua các
bài tập về từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ trạng thái, từ chỉ đặc điểm,
học sinh lớp 2, 3 đã bước đầu làm quen với danh từ, động từ, tính từ. Lên đến
lớp 4 (từ tuần 5 – tuần 12) các em chính thức được học về 3 từ loại này để

1


hiểu được bản chất của chúng. Lên lớp 5, các em được củng cố lại kiến thức
từ loại trong 2 tiết LTVC của tuần 14 và học thêm 2 từ loại mới đó là đại từ
và số từ. Đây là một mảng kiến thức tương đối phức tạp không chỉ với HS mà
với cả GV trong lĩnh vực chuyên sâu nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp thu của các
đối tượng HS khá giỏi. Như vậy, việc nắm chắc bản chất về từ loại ngay từ
lớp 4 rất quan trọng. Nó sẽ là tiền đề giúp các em học tốt hơn ở lớp 5 và các
lớp trên.
Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, việc các em phân loại và xác định
được các từ loại còn gặp nhiều khó khăn và dễ nhầm lẫn dẫn đến việc nhiều

HS khi học lên đến lớp 5 mà kiến thức về từ loại vẫn còn rất mới mẻ. Chính
vì vậy, với mong muốn giúp học sinh lớp 4 phân định từ loại một cách chính
xác, tôi quyết định chọn đề tài “Biện pháp giúp học sinh lớp 4 phân định từ
loại qua phân môn Luyện từ và câu”.
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ giúp giáo viên, học sinh
trong việc dạy và học hệ thống từ loại trong phân môn Luyện từ và câu tốt
hơn. Đề tài này chắc chắn sẽ có ý nghĩa thiết thực trong công việc giảng dạy
của bản thân tôi sau này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề về từ loại là vấn đề xa xưa và cổ truyền bậc nhất được các nhà
ngữ pháp học đề cập trong nhiều nghiên cứu về ngữ pháp.
Năm 1986, trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại) của Đinh Văn
Đức đã quan tâm đến các vấn đề:
• Bản chất và đặc trưng của từ loại
• Hệ thống các từ loại tiếng Việt
• Từ loại là các phạm trù của tư duy
Năm 1999, trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại, Lê Biên đã nghiên
cứu các vấn đề: khái niệm về từ loại; tiêu chí, đối tượng, mục đích phân định

2


từ loại. Đặc biệt, ông đi sâu tìm hiểu hệ thống từ loại cơ bản, ranh giới giữa
các từ loại cơ bản với các từ loại không cơ bản.
Năm 2004, trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, Diệp Quang Ban khi
nghiên cứu về từ loại tiếng Việt đã đưa ra ba tiêu chuẩn để phân định từ loại
tiếng Việt: ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp. Ngoài ra, về
vấn đề các lớp từ tiếng Việt, ông phân thành hai lớp lớn: thực từ và hư từ.
Trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu ba loại từ thuộc lớp thực từ đó là danh
từ, động từ, tính từ.

Năm 2005, trong cuốn Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, quyển 2 – Ngữ
đọa và từ loại do Cao Xuân Hạo chủ biên cũng đã giải quyết các vấn đề liên
quan đến từ loại tiếng Việt một cách sâu sắc và thấu đáo.
Năm 2006, Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Ngọc Phiến là các
tác giả của cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt cũng đề cập đến vấn đề từ
loại ở phần thứ tư của cuốn sách – Cơ sở ngữ pháp học và ngữ pháp tiếng
Việt. Các tác giả cũng đã xem xét ba từ loại lớn đó là: danh từ, động từ, tính
từ.
Năm 2008, trong cuốn Hỏi đáp về từ loại tiếng Việt 4 do Nguyễn Minh
Thuyết chủ biên, trong phần Hỏi đáp phân môn Luyện từ và câu, tác giả có
nói về danh từ riêng, nêu sự phân biệt từ loại động từ và tính từ dựa trên ba
tiêu chí là: ý nghĩa khái quát của từ, khả năng kết hợp của từ, quan hệ từ.
Lê Phương Nga – Đặng Kim Nga trong “Phương pháp dạy học Tiếng
Việt” (Tập 2, NXB Giáo dục, 2000) đã phân tích mục tiêu, nhiệm vụ; các
nguyên tắc dạy học; nội dung dạy học. Tác giả còn đưa ra một số dạng bài tập
về từ loại cho học sinh Tiểu học và nêu những khó khăn mà học sinh thường
gặp phải khi xác định từ loại.
Chu Thị Thủy An trong “Dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học” (Dự án
phát triển giáo dục Tiểu học, 2007) đã đề cập đến khái niệm từ loại, nội dung

3


và phương pháp dạy học từ loại ở Tiểu học nói chung. Đồng thời tác giả cũng
đã đưa ra một số dạng bài tập về từ loại và gợi ý tương ứng với các dạng bài
tập đó.
Ngoài những cuốn sách, giáo trình nghiên cứu về từ loại đã nêu trên,
cũng có nhiều luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp bàn đến việc dạy học từ
loại nói chung và dạy học từ loại trong Luyện từ và câu lớp 4 nói riêng. Tuy
nhiên, các công trình nghiên cứu đó mới chỉ viết trên cơ sở lí luận mà chưa đi

vào thực nghiệm ở các trường Tiểu học.
Khóa luận tốt nghiệp “Khả năng nhận diện và phân biệt động từ và tính
từ của học sinh lớp 4, 5 ở nhà trường Tiểu học” (Trần Thạch Thảo), khóa
luận tốt nghiệp “Tìm hiểu khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh tiểu
học lớp 4 trên cơ sở các bài Tập đọc” (Trần Thị Hoa) đã đi sâu tìm hiểu về
khả năng xác định từ loại của học sinh tuy nhiên chưa nghiên cứu đến các
biện pháp xác định từ loại.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu liên quan đến từ loại Tiếng Việt
đã trình bày rất chi tiết về đặc điểm của từ loại Tiếng Việt. Tuy nhiên, đưa ra
các biện pháp giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng cơ bản để phân định được từ loại
ở nhà trường Tiểu học thì chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có
hệ thống và có sự ứng dụng cao. Với ý nghĩa đó, chúng tôi đặt vấn đề nghiên
cứu đề tài “Biện pháp giúp học sinh lớp 4 phân định từ loại qua phân môn
Luyện từ và câu” với mong muốn giúp giáo viên và học sinh Tiểu học có
những giải pháp tích cực trong việc nhận diện và phân biệt các từ loại trong
chương trình học.
3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm mục đích:
Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 phân định từ loại Tiếng
Việt qua phân môn Luyện từ và câu góp phần nâng cao chất lượng dạy và

4


học Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và dạy học từ loại (phân môn Luyện từ
và câu lớp 4) nói riêng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về từ loại và dạy học từ loại
trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4.
Tìm hiểu thực trạng dạy và học từ loại của giáo viên và học sinh ở

trường Tiểu học.
Đề xuất các biện pháp giúp học sinh lớp 4 phân định chính xác từ loại
qua phân môn Luyện từ và câu.
Thiết kế một số giáo án dạy học, phiếu bài tập về từ loại trong phân
môn Luyện từ và câu lớp 4.
Thực nghiệm sư phạm.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là biện pháp giúp học sinh lớp 4
phân định được từ loại qua phân môn Luyện từ và câu ở một số nhà trường
Tiểu học.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp giúp học sinh lớp 4 phân
định từ loại trong phân môn Luyện từ và câu.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt các mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên cần có
các phương pháp nghiên cứu phù hợp. Với đề tài này, chúng tôi đã sử dụng
các phương pháp:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát, lựa chọn, …
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

5


Phương pháp điều tra, khảo sát
Phương pháp thống kê
Phương pháp thực nghiệm
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục và Tài liệu tham khảo, nội

dung khóa luận của chúng tôi được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Một số biện pháp rèn kĩ năng phân định từ loại cho học sinh
lớp 4 trong phân môn Luyện từ và câu
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

6


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Về từ loại Tiếng Việt
1.1.1.1. Khái niệm từ loại
Cho đến nay, có rất nhiều tác giả, nhà nghiên cứu về ngữ pháp đưa ra
khái niệm về từ loại.
Theo Diệp Quang Ban và Hoàng Thung trong cuốn “Ngữ pháp Tiếng
Việt”: “Từ loại là kết quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ pháp. Đó là
những lớp từ có chung bản chất ngữ pháp, được biểu hiện trong các đặc trưng
thống nhất làm tiêu chuẩn tập hợp và quy loại”.
Theo Lê Biên trong cuốn “Từ loại Tiếng Việt hiện đại” quan niệm
“Từ loại là khái niệm chỉ sự phân loại từ nhằm mục đích ngữ pháp, theo bản
chất ngữ pháp của từ”.
Theo Đinh Văn Đức trong cuốn “Ngữ pháp Tiếng Việt – Từ loại”
cho rằng “Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia
theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực
hiện chức năng ngữ pháp nhất định trong câu”.
Theo Lê Hữu Tỉnh và Trần Mạnh Hường trong “Giải đáp 88 câu hỏi
đề cương giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học” chỉ ra khái niệm về từ loại như
sau: “Từ loại là các loại từ phân chia về mặt ngữ pháp. Nói cách khác, phân
loại các từ về mặt ngữ pháp ta được các từ loại”.

Từ loại là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái
quát. Dựa vào sự giống nhau về đặc điểm ngữ pháp, các từ được phân ra
thành từng loại, gọi là từ loại.

7


1.1.1.2. Phân định từ loại
Sự phân định từ loại là sự phân chia vốn từ bằng bản chất ngữ pháp
thông qua ý nghĩa khái quát hoặc hoạt động ngữ pháp của từ trong câu. Có ba
tiêu chí phân định từ loại đó là: ý nghĩa khái quát của từ (sự vật, hành động,
tính chất,..); Khả năng kết hợp với các từ ngữ khác; Chức năng ngữ pháp
(chức vụ ngữ pháp, chức năng thành phần câu,..)
a. Ý nghĩa khái quát của từ
Ý nghĩa ngữ pháp khái quát là loại ý nghĩa phạm trù có mức độ khái
quát cao, là ý nghĩa chung cho các từ thuộc cùng từ loại.
Ví dụ: Các từ: ăn, chạy, nhảy, bay, múa, … có ý nghĩa khái quát chung
là chỉ hoạt động. Các từ: nông dân, bác sĩ, kĩ sư, … có ý nghĩa khái quát
chung là chỉ con người.
Trong một phạm trù ý nghĩa lại có các ý nghĩa khái quát chỉ mức độ
thấp hơn, đây là tiêu chí để phân chia một từ loại thành các tiểu loại.
Ví dụ: Trong phạm trù ý nghĩa sự vật có thể phân biệt:
• Nghĩa sự vật đơn thể (là nghĩa khái quát chung của những từ gọi tên
các sự vật tồn tại dưới dạng cá thể): quần, áo, bàn, ghế, trâu, lợn, …
• Nghĩa sự vật tổng thể (là ý nghĩa khái quát chung của những từ gọi
tên tổng thể nhiều sự vật cùng loại): quần áo, bàn ghế, trâu bò, lợn gà, …
b. Khả năng kết hợp
Khả năng kết hợp của từ là sự phân bố vị trí của từ trong các hoàn
cảnh giống nhau hoặc khác nhau khi kết hợp với từ khác. Các từ được phân
bố cùng một vị trí, cùng hoàn cảnh giống nhau thì được tập hợp thành một từ

loại.
Ví dụ: Các từ: con, cái, nhà, … đều có khả năng kết hợp với các từ chỉ
số lượng đứng trước và kết hợp với các từ này, nọ, ấy, kia, đó đứng sau thì
chúng được tập hợp thành từ loại danh từ; Các từ: đi, đứng, ăn, đọc, … kết

8


hợp được với các từ đứng sau xong, rồi, … và các từ đứng trước đã, đang, sẽ,
chớ, đừng, … thì được tập hợp thành từ loại động từ; …
Khả năng kết hợp ở vị trí phân bố giống nhau chính là tiêu chuẩn tích
cực đối với từ loại này nhưng lại là tiêu chuẩn tiêu cực đối với từ loại khác
(tiêu chuẩn đối lập các từ loại).
c. Chức năng ngữ pháp
Khả năng giữ các chức vụ ngữ pháp của từ trong câu là không giống
nhau. Hoạt động của cấu tạo câu chủ yếu được xem xét ở năng lực đảm nhiệm
hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong nòng cốt của câu đơn bình thường. Có
thể phân biệt được những từ đảm nhiệm vai trò thành phần chính (danh từ,
động từ, tính từ, số từ, đại từ) và các từ đảm nhiệm vai trò thành phần phụ
(phụ từ) hoặc đảm nhiệm vai trò kết nối các thành phần câu (quan hệ từ).
Ngoài ra vẫn còn có những từ không đảm nhiệm vai trò cấu tạo một phần nào
trong cấu tạo ngữ pháp của câu (tình thái từ). Những từ có chức năng ngữ
pháp điển hình giống nhau thì có thể xếp vào cùng một từ loại. Những từ
thuộc từ loại khác nhau (thường) có chức năng ngữ pháp điển hình không
giống nhau.
Ví dụ: Các từ: xinh, chạy, lao động, anh em, … có chức năng cú pháp
điển hình khác nhau nên chúng thuộc các từ loại khác nhau.
Thành phần chính của chủ ngữ thường do danh từ và đại từ đảm nhiệm,
vị ngữ thường do tính từ và động từ đảm nhiệm. Các từ đi kèm danh từ, động
từ, tính từ là phụ từ. Quan hệ từ đảm nhiệm vai trò kết nối các thành phần

trong câu. Ngoài ra, còn có những từ loại chỉ thể hiện ý nghĩa tình thái mà
không đảm nhiệm vai trò cấu tạo một thành phần nào trong cấu trúc ngữ pháp
cơ bản của câu gọi là tình thái từ.

9


Kết quả phân loại từ loại
* Danh từ
Khái niệm: Danh từ là những từ dùng để chỉ sự vật (người, con vật, đồ
vật, cây cối, hiện tượng, khái niệm, …)
Phân loại: Danh từ chia làm hai loại (danh từ chung và danh từ riêng).
+ Danh từ riêng: danh từ dùng để chỉ các tên riêng của người hoặc địa
danh.
Danh từ dùng với ý nghĩa đặc biệt: Người, Bác Hồ,…
Danh từ chỉ sự vật được nhân hóa: Cún, Dế Mèn, Dê Vàng,…
Danh từ chỉ tên địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Nha Trang…
Danh từ chỉ địa danh: Hồ Hoàn Kiếm, Thác Bạc, Suối Tiên,…
Danh từ chỉ tên sông, núi, cầu: sông Hồng, núi Ba Vì, cầu Nhật
Tân,…
+ Danh từ chung: Dùng để gọi tên cả một lớp sự vật cùng loại (người,
sông, nước, nhà, bàn, ghế, đồ dùng). Danh từ chung chiếm số lượng lớn và có
thể tách thành các tiểu loại như:
+ Danh từ tổng hợp: danh từ chỉ gộp các sự vật cùng loại (không tách
được thành các cá thể).
Về mặt cấu tạo, danh từ tổng hợp thường có cấu tạo theo kiểu từ
ghép đẳng lập, có thể có tiếng mờ nghĩa (Ví dụ: đất nước, sông núi, quần áo,
xe cộ,…).
Khả năng kết hợp của danh từ tổng hợp: không kết hợp trực tiếp với
số từ chỉ chính xác (không nói “hai nhà cửa, ba quần áo”), không kết hợp với

danh từ chỉ đơn vị cá thể như con, cái, chiếc,… (không nói “cái sông núi, con
sách vở”), nhưng có khả năng kết hợp với các phụ từ chỉ tổng thể như tất cả,
cả, toàn thể, hết thảy,… (có thể nói “tất cả quần áo, toàn thể bạn bè, cả đất
nước”), và kết hợp được với các danh từ chỉ đợn vị tổng thể như bộ, đoàn,

10


tốp, chồng, đống,…(có thể nói “chồng sách vở, đống quần áo, đoàn binh
lính”)
+ Danh từ trừu tượng: Danh từ trừu tượng chỉ khái niệm trừu tượng
thuộc phạm trù tinh thần (không thể cảm nhận được bằng các giác quan).
Ví dụ: niềm vui, nỗi buồn, nỗi đau, cái đẹp, lập trường, tư tưởng, tình yêu,
đạo đức, phương pháp, vấn đề,tâm tư, …
Chúng có thể kết hợp trực tiếp với các từ chỉ số lượng.
Ví dụ: những niềm vui, ba phương pháp, một vài vấn đề, …
Đôi khi giữa từ chỉ lượng và danh từ trừu tượng có thể có một danh từ chỉ
đơn vị.
Ví dụ: một nền chính trị, những luồng tư tưởng, những nỗi tâm tư,…
+ Danh từ chỉ đơn vị: các danh từ chỉ các đơn vị sự vật (cái, mớ,
nắm,..). Chúng kết hợp trực tiếp sau các từ chỉ số lượng.
Ví dụ: vài cái, ba quyển, một vài căn (nhà), vài ba con, ba nắm…
Có các nhóm danh từ chỉ đơn vị tiêu biểu sau:
• Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: con, cái, chiếc, quyển, cuốn, căn,
tờ,…
• Danh từ chỉ đơn vị quy ước:
Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: mét, lít, tấn, tạ ,yến,…
Danh từ chỉ đơn vị quy ước không chính xác: nắm, mớ, bó,…
+ Danh từ chỉ sự vật đơn thể: danh từ chỉ các sự vật có thể tồn tại thành
từng đơn thể. Các sự vật đó có thể là người (hay bộ phận cơ thể người), động

vật, cây cối, đồ vật hoặc các vật thể tự nhiên.
Ví dụ: nông dân, học sinh, tay, chân, gà, chuồn chuồn, núi, mây, mưa,…
+ Danh từ chỉ chất liệu: danh từ không chỉ các vật mà chỉ các chất.
Ví dụ: sắt, nhôm, dầu, khí, muối, đất, cát, mỡ,.…

11


Khi cần tính đếm, danh từ chỉ chất liệu sẽ kết hợp với các từ chỉ số
lượng thông qua danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác hoặc không chính xác.
Ví dụ: một lít dầu, hai cân muối, vài miếng thịt,..
* Động từ:
Khái niệm: Động từ là những từ chỉ sự hoạt động, trạng thái của sự
vật.
Ví dụ: đi, đứng, chạy, nhảy, múa, hát,…(ĐT chỉ hoạt động); vui, buồn,
yêu, ghét,…(ĐT chỉ trạng thái)
Phân loại:
+ Động từ độc lập: Có thể đứng được một mình khi đảm nhiệm các
chức năng ngữ pháp trong câu. Loại động từ này nhiều và gồm nhiều tiểu loại.
Theo ý nghĩa khái quát, các động từ này thường được chia làm hai nhóm: nội
động từ và ngoại động từ.
Nội động từ: những động từ chỉ hoạt động, trạng thái tự thân, không
tác động tới đối tượng bên ngoài.
Ví dụ: đứng, nằm, đi, ngồi, chạy, nhảy, hát, múa, băn khoăn,…
Ngoại động từ: những động từ chỉ những hoạt động có sự chuyển
đến, tác động đến một đối tượng nào đó.
Ví dụ: ủn (xe), đánh (xe), gõ (văn bản), dỡ (nhà),…
+ Động từ không độc lập: Thường không đứng một mình để đảm nhiệm
vai trò ngữ pháp trong câu mà cần một từ hoặc một cụm từ khác đi sau làm
thành tố phụ.

Ví dụ: Không thể nói “Bạn phải” mà phải nói “Bạn phải trực nhật”;
Không thể nói “Tôi trở thành” mà phải nói “Tôi trở thành người tốt”;…
Có thể chia các động từ không độc lập thành các nhóm sau:
Nhóm động từ tình thái: phải, nên, cần, có thể, không thể, cố, …

12


Nhóm động từ chỉ sự biến hóa: biến thành, trở thành, trở nên, biến,
hóa,…
Nhóm động từ chỉ sự diễn biến của hoạt động: bắt đầu, tiếp tục, kết
thúc, nghỉ, thôi, hoãn,…
Nhóm động từ chỉ quan hệ: là, có, gồm, bao gồm, thuộc, làm, …
* Tính từ
Khái niệm: Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự
vật, hoạt động, trạng thái, …
Phân loại:
+ TT chỉ tính chất chung không có mức độ (xanh, đỏ, tím, sâu,
lạnh…).
+ TT chỉ tính chất có xác định mức độ (xanh lè, xanh lơ, tím ngắt,
tim tím, đo đỏ, đỏ au, sâu hoắm, lạnh ngắt, lạnh lẽo…).
Khả năng kết hợp: Tính từ có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ như:
rất, hơi, quá, lắm, cực kì, vô cùng, … để tạo thành cụm tính từ (khả năng kết
hợp với các phụ từ chỉ mệnh lệnh (đi, thôi, nào,..) ngay trước nó là rất hạn
chế)
Phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái:
+ Từ chỉ đặc điểm: từ biểu thị các đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
• Từ chỉ đặc điểm vẻ bên ngoài : cao, thấp, gầy, béo, rộng, hẹp,
xanh, đỏ, tím,…
• Từ chỉ đặc điểm bên trong: tốt, hiền, ngoan, chăm chỉ, bền bỉ,

cần cù,.…
+ Từ chỉ tính chất: từ biểu thị những đặc điểm bên trong của sự vật,
hiện tượng.
Ví dụ: Tốt, xấu, ngoan, hư, hiền, nặng, nhẹ, sâu sắc, kín đáo, nông
cạn, thiết thực, ghê, …

13


+ Từ chỉ trạng thái: từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong
thực tế khách quan.
Ví dụ: Trời đang lặng gió; Lá cây mọng nước.
*Số từ
Khái niệm: Số từ là những từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật.
Khả năng kết hợp:
Số từ ít kết hợp với thành tố phụ. Các từ thường đi kèm với số từ là: độ,
khoảng, chừng, quãng, tầm, …
Số từ thường đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho danh từ, do vậy chức năng
ngữ pháp thường gặp nhất của số từ thường là định ngữ. Ví dụ: một chiếc
khăn,…
Ngoài ra, số từ cũng có thể đảm nhiệm các chức năng ngữ pháp khác
trong câu.
Phân loại:
+ Số từ chỉ số lượng: số từ chỉ số lượng thường đứng trước danh
từ bổ sung ý nghĩa và trả lời cho câu hỏi Bao nhiêu? Mấy?
Ví dụ: Bao nhiêu ngôi nhà? (ba ngôi nhà); Mấy cái áo? (năm cái áo).
Có 2 tiểu loại số từ chỉ số lượng:
Số từ xác định: những số từ chỉ số lượng chính xác (một, năm, bảy,..)
Số từ không xác định: những số từ chỉ số lượng không chính xác, ước
chừng (vài, một vài, vài ba, mươi, dăm, nắm, mớ, …)

+ Số từ chỉ thứ tự (thứ nhất, nhì …)
*Đại từ
Khái niệm: Đại từ dùng để xưng hô, trỏ, hoặc để thay thế cho các từ
thuộc danh từ, động từ, tính từ, số từ. Khi thay thế cho từ thuộc loại từ nào thì
đại từ mang đặc điểm ngữ pháp cơ bản của loại từ ấy.

14


Ví dụ: Bọn chúng đã giết nhiều quân ta. (Chúng là từ chỉ những người được
nói đến, thay thế cho danh từ chỉ những người này. Trong câu này, nó làm
chủ ngữ.)
Ví dụ: Bạn tôi là sao nhi đồng tốt. Tôi cũng thế.
Phân loại:
• Căn cứ vào chức năng thay thế, đại từ có thể tách thành ba nhóm:
+ Các đại từ thay thế cho danh từ: tôi, chúng tôi, tao, mày, đằng
ấy, nó, họ, chúng, bọn, .... Các đại từ này có khả năng hoàn thành các chức
năng ngữ pháp của danh từ.
Ví dụ: Anh hùng là họ. Đớn hèn là bọn chúng.
+ Các đại từ thay thế cho động từ, tính từ: thế, vậy, như thế, như
vậy, cũng thế,… Các đại từ này cũng có thể kết hợp với các phụ từ như các
động từ và tính từ (hoặc cụm động từ hoặc cụm tính từ).
Ví dụ: Hắn là kẻ bội bạc. Bọn mày cũng thế.
+ Các đại từ thay thế cho số từ: bao, bao nhiêu, bấy
nhiêu…Những đại từ này có đặc điểm ngữ pháp như số từ: thường làm thành
tố phụ trước cho danh từ để biểu hiện ý nghĩa số lượng.
Ví dụ: bao người, bao nhiêu tấc vàng, bấy nhiêu tấc đất,…
• Căn cứ vào mục đích sử dụng, đại từ có thể tách thành 3 tiểu loại sau:
+ Các đại từ xưng hô
Người nói tự xưng (tôi, chúng tôi, tớ, chúng tớ, chúng ta,

chúng mình, ta, trẫm)
Người nói gọi người nghe (mày, chúng mày, bọn bay, mi,
ngươi, bọn mi,…)
Chỉ người được nói tới (nó, hắn, tên ấy, y thị, chúng nó, họ,
chúng, bọn chúng,…)
+ Các đại từ chỉ định: này, ấy, kia, này, nọ, đó, đấy, đây,…

15


Các đại từ này thường được làm thành tố phụ kết thúc cụm danh từ, nhưng
cũng có thể dùng độc lập. Chúng chỉ định sự vật trong không gian hoặc thời
gian.
Ví dụ: Học sinh lớp này học rất giỏi.
+ Các đại từ để hỏi (nghi vấn):
Hỏi về người và sự vật (ai, cái gì, con gì); hỏi về nơi chốn
(đâu); hỏi về thời gian (bao giờ, mấy giờ, khi nào); hỏi về đặc điểm, tính chất
(như nào, thế nào, sao,…); hỏi về số lượng( bao, bao nhiêu, mấy,…).
Ví dụ: Ngươi là ai? Đây là cái gì?
* Phụ từ
Đặc điểm cơ bản:
+ Phụ từ không thực hiện chức năng định danh, mà chỉ làm dấu hiệu ý
nghĩa ngữ pháp hoặc tình thái.
+ Phụ từ không thể đảm nhận vai trò làm thành tố chính của cụm từ,
cũng không thể đảm nhận chức năng của thành phần câu. Chúng chuyên giữ
vai trò thành tố phụ trong cụm từ để bổ sung ý nghĩa nào đó cho thành tố
chính trong câu.
Vì thế, chúng được coi là từ chứng, làm bộc lộ bản chất ngữ pháp của
thành tố chính trong câu.
Ví dụ: những, cái, mọi, tất, …

Phân loại phụ từ: Dựa vào bản chất ngữ pháp của các thực từ mà phụ
từ đi kèm, có thể chia phụ từ thành 2 nhóm:
+ Phụ từ làm thành tố phụ đứng trước danh từ:
• Phụ từ đứng trước danh từ (những, cái, một, mọi, từng) để biểu thị ý
nghĩa về số lượng và ý nghĩa phân phối có liên quan với số lượng.
Ví dụ: mỗi ngày, mọi công nhân, từng bạn một, …
• Phụ từ chỉ tổng thể (cả, tất cả, tất thảy, hết thảy, toàn bộ).

16


Ví dụ: cả năm ngôi nhà, toàn bộ học sinh, …
+ Phụ từ chuyên đi kèm với động từ, số từ (có thể gọi là phó từ). Phụ từ này
làm thành tố phụ trước hoặc thành tố phụ sau, bổ sung ý nghĩa ngữ pháp cho
động từ (tính từ).
• Phụ từ chỉ thời thế: đã, đang, sẽ, sắp, …
• Phụ từ chỉ ý tiếp diễn, tương tự, đồng nhất: cũng, vẫn, cứ, đều,
vậy,…
• Phụ từ chỉ ý khẳng định hoặc phủ định: có, không, chưa, chẳng, …
• Phụ từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá, lắm, cực kì, vô cùng, …
• Phụ từ chỉ cách thức: ngay, luôn, liền, mãi,…


Phụ từ chỉ ý hoàn thành (xong, kết thúc, rồi); chỉ kết quả (được,

mãi, ra, thành); chỉ ý tự lực (lấy); chỉ ý tương hỗ (nhau); chỉ ý phối hợp (cùng,
với); chỉ cách thức (ngay, liền, luôn) thường đi sau động từ.
* Quan hệ từ
Đặc điểm cơ bản:
+ Thể hiện quan hệ ngữ pháp giữa các từ, các cụm từ, các bộ phận, các

câu hay các đoạn văn với nhau. Ví dụ: Quyển sách của tôi.
+ Có chức năng liên kết các từ, các cụm từ, các câu với nhau.
+ Sự thay đổi vị trí của các thành phần có quan hệ đẳng lập ít ảnh
hưởng đến sự thay đổi vị trí của các quan hệ từ.
Ví dụ: Cái bút hay quyển vở? – Quyển vở hay cái bút?
+ Trong quan hệ chính phụ, QHT thường gắn với thành phần phụ. Khi
thay đổi vị trí thành phần phụ, QHT cũng thay đổi vị trí cùng với những từ
ngữ đứng sau đó.
Ví dụ: Để trở thành học sinh giỏi, phải chăm chỉ học tập – Phải chăm
chỉ học tập để trở thành học sinh giỏi.

17


Phân loại: Căn cứ và quan hệ ngữ pháp, có thể chia QHT thành 2
nhóm:
+ Quan hệ từ biểu thị quan hệ đẳng lập:
• QHT đẳng lập chỉ quan hệ đồng thời, liệt kê: và, với, cùng, là,…
• QHT chỉ quan hệ nối tiếp: rồi, đoạn, tiếp đến, …
• QHT chỉ quan hệ đối chiếu, tương phản: còn, nhưng, chứ, tuy,…
• QHT chỉ quan hệ lựa chọn : hay, hoặc.
+ Quan hệ từ biểu thị quan hệ chính – phụ: được dùng để kết nối các
thành phần quan hệ chính phụ.
• QHT chỉ quan hệ sở hữu : của, thuộc.
• QHT chỉ quan hệ mục đích : cho, để, vì, mà, vậy, nên, …
• QHT chỉ nguyên nhân: vì, do, tại, bởi, tại, …
• QHT chỉ cách thức, phương tiện: bằng, với, …
• QHT chỉ quan hệ thời gian, không gian: ở, tại, từ, đến, đây, …
• QHT chỉ quan hệ giải thích, so sánh: là, bằng, như, …
* Tình thái từ

Đặc điểm cơ bản: là những từ biểu thị mục đích nói của câu (hỏi, ra lệnh
hoặc bộc lộ cảm xúc); biểu thị quan hệ giữa người nói và người đối thoại.
Phân loại:
+ Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hử, hả, chăng, chứ,…
Ví dụ: Mấy giờ rồi hả?
+ Tình thái từ cầu khiến: đi, thôi, nào, với, …
Ví dụ: Giúp tớ với! Đi mà!
+ Tình thái từ cảm thán: thay, sao, biết bao, làm sao, quá, thật…
Ví dụ: Bông hoa mới đẹp làm sao!
+ Tình thái từ biểu thị sắc thái biểu cảm: ạ, nhé, cơ, mà, nha, …
Ví dụ: Con chào mẹ ạ! Chờ tớ với nhé!

18


1.1.2. Đặc điểm của học sinh lớp 4
1.1.2.1. Đặc điểm về tâm sinh lí của học sinh
a. Đặc điểm về tâm lí
Tuy cùng chịu sự chi phối của các quy luật và yếu tố như ở những giai
đoạn phát triển khác nhưng mỗi giai đoạn lứa tuổi trong quá trình phát triển
tâm lí cá thể nói chung và trẻ em nói riêng là khoảng thời gian nhất định với
những đặc trưng riêng của một trình độ phát triển. Dưới đây là những đặc
điểm tâm sinh lý cơ bản nhất của học sinh lứa tuổi Tiểu học:
Học sinh Tiểu học là những trẻ có tuổi từ 6 – 11, 12 tuổi. Đây là lứa tuổi
đầu tiên đến trường - trở thành học sinh và có hoạt động chủ đạo. Trẻ em lứa
tuổi này thực hiện bước chuyển từ hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo
sang học tập là hoạt động chủ đạo. Là hoạt động lần đầu tiên xuất hiện với tư
cách là chính nó, hoạt động học tập có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với sự phát triển tâm sinh lí của học sinh tiểu học.
Học sinh Tiểu học là lứa tuổi sống, học tập và phát triển trong nền văn

minh của nhà trường theo hai cấp độ: Cấp độ thứ nhất gồm lớp 1, lớp 2 và
lớp 3; Cấp độ thứ hai gồm lớp 4 và lớp 5 – được coi là lớp đầu ra của Cấp tiểu
học.
b. Đặc điểm về sinh lí
Hệ xương còn nhiều các mô sụn, xương sống, xương hông, xương
chân, xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong
vẹo và gẫy dập,...Vì vậy mà trong các hoạt động vui chơi, thể thao của các
em cha mẹ và thầy cô cần chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động
vui chơi, thể thao lành mạnh, an toàn.
Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh, các em rất thích các trò chơi
vận động như chạy, nhảy, nô đùa, ...Vì vậy, các nhà giáo dục nên đưa các em

19


×