Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

KHAI THÁC HỆ THỐNG BÀI TẬP TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC ĐẠI SỐ (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.73 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
***

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: KHAI THÁC HỆ THỐNG BÀI TẬP TOÁN
THEO ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC SÁNG TẠO
CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC ĐẠI SỐ

Giảng viên hướng dẫn: Phan Trọng Tiến
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Quang Hiếu
Lớp: Đại học Sư phạm Toán K56
Khoa: Khoa học Tự nhiên

Quảng Bình, năm 2018
i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, với tình cảm chân thành em xin chân
thành cảm ơn Ban Giám hiệu, cán bộ giảng viên Trường Đại học Quảng Bình,
giảng viên khoa Khoa học Tự nhiên đã tận tình giảng dạy, động viên, khích lệ,
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập nghiên cứu. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Phan Trọng Tiến, người đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ em về kiến thức và phương pháp trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn luôn lo lắng, động viên và ủng hộ em
trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Do điều kiện về thời gian cũng như năng lực nghiên cứu của bản thân còn
hạn chế, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự
góp ý của quý thầy, cô giáo để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng em xin chúc quý thầy, cô giáo sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý.


Em xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các chương
trình khác. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về đề tài của mình.

Người cam đoan

Nguyễn Quang Hiếu

iii


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài: .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu: ............................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu:......................................................................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu: ........................................................................................ 2
5. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu: ................................................ 2
6. Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài: ................. 2
B. NỘI DUNG....................................................................................................... 4
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................... 4
I.1. Sáng tạo ........................................................................................................... 4

I.1.1. Sáng tạo:....................................................................................................... 4
I.1.2. Tư duy sáng tạo ........................................................................................... 4
I.2. Năng lực sáng tạo............................................................................................ 7
I.2.1.Năng lực ........................................................................................................ 7
I.2.2. Năng lực sáng tạo......................................................................................... 7
I.3. Năng lực sáng tạo trong học tập của học sinh THPT ..................................... 8
I.3.1. Quan niệm .................................................................................................... 8
I.3.2. Những đặc điểm và biểu hiện đặc trưng về NLST của học sinh trong học tập.. 8
I.4. Các yếu tố cần thiết để bồi dưỡng NLST cho học sinh trong học tập. ......... 10
I.5. Các khả năng bồi dưỡng NLST trong quá trình dạy học môn Toán THPT. 12
I.6. Một số biện pháp nâng cao năng lực sáng tạo toán cho học sinh trung học
phổ thông. ............................................................................................................ 13
I.7. Vai trò của dạy học giải bài tập trong ren luyện năng lực sáng tạo cho học
sinh. ..................................................................................................................... 14
KẾT LUẬN CHƯƠNG I .................................................................................... 15
Chương II. BIỆN PHÁP KHAI THÁC HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO ĐỊNH
HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THÔNG
QUA DẠY HỌC ĐẠI SỐ ................................................................................... 16
II.1. Định hướng chung ....................................................................................... 16
iv


II.2. Đề xuất một số phương pháp cụ thể ........................................................... 17
II.2.1.Phương pháp tạo ra hệ thống bài tập mới từ những kiến thức đã học, bài
tập đã có............................................................................................................... 17
II.2.1.1.Đề xuất các bài toán mới từ áp dụng định nghĩa, định lý, tính chất....... 17
II.2.1.2. Đề xuất các bài toán mới bằng phương pháp tương tự, phương pháp
khái quát hóa dựa trên các định lý, bài tập đã có. ............................................... 18
II.2.1.3. Đề xuất các bài toán mới bằng phương pháp dựa trên các bài tập đã có,
sử dụng định lý về sự tương đương của hai mệnh đề. ........................................ 19

II.2.1.4. Đề xuất các bài toán mới bằng phương pháp kết hợp hai hay nhiều vấn
đề kiến thức thể hiện trong một bài tập. .............................................................. 20
II.2.1. 5. Đề xuất các bài toán mới bằng phương pháp sử dụng sự không tương
đương của hai mệnh đề A => B và B => A hoặc xây dựng bài tập phản ví dụ.20
II.2.1.6. Đề xuất các bài toán mới bằng phương pháp thay đổi hay thêm giả
thiết tạo ra bài toán mới....................................................................................... 21
II.2.1.7. Đề xuất các bài toán mới bằng phương pháp :Đặc biệt hóa từ bài toán
giải. ...................................................................................................................... 21
II.2.1.8. Đề xuất các bài toán mới bằng phương pháp: Quy quen về lạ làm mới
nội dung hoặc hình thức chuyển ngôn ngữ. ........................................................ 22
II.2.1.9. Đề xuất các bài toán mới bằng phương pháp: Từ một số yếu tố đặc
trưng, tạo ra bài toán không mẫu mực. ............................................................... 23
II.2.2.Khai thác phương pháp gải ........................................................................ 23
II.2.2.1.Khai thác bài toán có nhiều cách giải khác nhau ................................... 23
II.2.2.2.Khai thác bài toán có cách giải đặc thù ................................................. 26
II.2.2.3.Khai thác bài toán chuyển hóa hình thức bài toán. ................................ 27
II.2.2.4.Khai thác bài toán chuyển hóa nội dung bài toán .................................. 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG II ................................................................................... 31
C. KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 33

v


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Rèn luyện tư duy sáng tạo (TDST) cho học sinh là một trong những mục
tiêu cơ bản dạy học sáng tạo môn toán ở trường phổ thông. Nâng cao tư duy
sáng tạo cho học sinh cần đặt trọng tâm vào việc rèn luyện khả năng phát hiện
vấn đề mới, rèn luyện, nâng cao một số yếu tố tư duy sáng tạo và khơi dậy

những ý tưởng mới cho học sinh. Nâng cao năng lực sáng tạo (NLST) cho học
sinh trung học phổ thông là một vấn đề khó đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương
pháp khác nhau, phải phù hợp với đối tượng học sinh, có tính lâu dài liên tục.
Do đó người dạy phải nắm vững một số biện pháp rèn luyện năng lực sáng tạo
toán cho học sinh và vận dụng chúng một cách linh hoạt trong dạy học.
Trong dạy học sáng tạo toán phổ thông, vấn đề thực hành giải toán đóng
vai trò trọng tâm. Nó vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện trong dạy học sáng tạo
ở trường phổ thông. Có thể gọi là tư duy có hiệu quả nếu dẫn đến lời giải bài tập
cụ thể nào đó. Có thể coi là sáng tạo nếu như tư duy đó tạo ra những tư liệu,
phương tiện để giải bài tập. Qua các bài tập người dạy làm phương tiện cài đặt
dụng ý sư phạm của mình, giúp giáo viên có vai trò chỉ đạo định hướng như gợi
động cơ trung gian, hướng đích trong vấn đề rèn luyện năng lực sáng tạo cho
học sinh.
Về thực hành giải toán, để bồi dưỡng các yếu tố của tư duy sáng tạo cho
học sinh, cần coi trọng các các bài tập trong đó chưa nêu rõ điều phải chứng
minh. Học sinh phải tự xác lập, tự tìm tòi để phát hiện vấn đề và giải quyết vấn
đề. Trong quá trình dạy học, người dạy cần chú ý đưa ra các loại bài tập bồi
dưỡng từng yếu tố của tư duy sáng tạo: tính mềm dẻo, tính nhuần nhuyễn, tính
độc đáo. Ngoài ra, người dạy cần đề xuất các câu hỏi, bài tập thông minh nhằm
giúp học sinh lật đi lật lại vấn đề theo các khía cạnh khác nhau để học sinh nắm
thật vững bản chất các khái niệm, các mệnh đề, tránh lối học thuộc lòng máy
móc và lối vận dụng thiếu sáng tạo.
Như vậy, muốn bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh có hiệu quả người
dạy cần nắm vững phương pháp, đồng thời khai thác tốt hệ thống câu hỏi bài tập
1


phục vụ quá trình dạy học.
Được sự gợi ý của giảng viên hướng dẫn và lòng say mê tìm hiểu về các
phương pháp sáng tạo chúng tôi đã quyết định chọn đề tài : “Khai thác hệ thống

bài tập toán theo định hướng nâng cao năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua
dạy học đại số”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Thế giới: Một số nghiên cứu về lý luận sáng tạo chưa có những nghiên
cứu cụ thể.
Trong nước:
- Về “Khai thác hệ thống bài tập toán theo định hướng nâng cao năng lực
sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học đại số” đã được đưa ra trong một số tài
liệu tham khảo dưới dạng bài toán đơn lẻ.
- Trong một số danh mục đề tài khoa học của sinh viên ở các trường đại
học khác chưa thấy đề tài nào tương tự.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Trình bày các kiến thức về sáng tạo, một số biện pháp nâng cao năng lực
sáng tạo toán cho học sinh trung học phổ thông.
- Khai thác hệ thống bài tập toán theo định hướng nâng cao năng lực sáng
tạo cho học sinh thông qua dạy học đại số.
- Đề xuất một số phương pháp cụ thể.
4. Nội dung nghiên cứu:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Khai thác hệ thống bài tập toán theo định hướng nâng cao năng
lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học đại số.
5. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu:
Trình bày các kiến thức về sáng tạo, một số biện pháp nâng cao năng lực
sáng tạo toán cho học sinh trung học phổ thông.
6. Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu làm rõ
nội dung lý thuyết. Sau đó trình bày lại các tính chất theo một hệ thống có lôgic.
2



- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm của bản thân,
của các bạn học, anh chị xung quanh để tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức, vấn
đề nghiên cứu đầy đủ và khoa học kết hợp đưa ra các ví dụ cụ thể để minh họa
chi tiết.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Xemina, lấy ý kiến của giảng viên
hướng dẫn để hoàn thành về mặt nội dung cũng như hình thức đề tài nghiên cứu.

3


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full



















×