Tải bản đầy đủ (.doc) (246 trang)

BAO CAO TONG KET DE TAI DUOC LIEU THAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.18 MB, 246 trang )

MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có hệ sinh thái phong phú, đa dạng và tiềm năng phát triển về cây
dược liệu. Trong số hơn 12.000 loài thực vật Việt Nam thì có gần 4.000 loài cây dược
liệu. Theo số liệu của Bộ y tế tổng sản lượng dược liệu trồng ở Việt Nam ước tính
hàng năm khoảng 5.000 tấn. Theo Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế trong năm 2012, doanh
thu sản xuất thuốc từ dược liệu tại Việt Nam đạt 3.500 tỷ đồng (gấp hơn 1,75 lần so
với doanh thu năm 2010). Để bảo tồn, phát triển và khai thác có hiệu quả từ nguồn tài
nguyên dược liệu quý giá phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu là thực sự cần
thiết.
Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030 được ban hành theo Quyết định số 68/QĐ - TT ngày
10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ: phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để
phát triển sản xuất thuốc từ dược liệu, trong đó mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là phấn
đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản
xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ
dược liệu chiếm 30%.
Hiện cả nước có hơn 300 cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu, nhu cầu sử dụng
khoảng gần 60.000 tấn/năm, trong khi đó Việt Nam mới chỉ cung cấp được cho thị
trường khoảng 15.600 tấn/năm, phần còn lại (khoảng 70%) phải nhập khẩu từ các
quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore… chủ yếu từ Trung
Quốc. Tuy nhiên, chất lượng dược liệu nhập khẩu khó quản lý, thường đối mặt với
những nguy cơ như: không đạt về độ ẩm, hàm lượng hoạt chất thấp hoặc có chứa chất
nguy hại; nhóm dược liệu giả mạo thường được dùng là các dược liệu có hình dạng
giống nhau hoặc dược liệu giả được trộn lẫn với dược liệu thật và lấy tên dược liệu
thật.
Mặt khác, các chuyên gia dược liệu cho rằng, chất lượng cũng là điều đáng lo
ngại, hầu hết dược liệu khi đến tay người tiêu dùng phải qua các khâu chế biến. Tuy
nhiên, công đoạn chế biến và chất lượng của dược liệu hiện nay đang còn lạc hậu, chủ
yếu được ứng dụng theo hình thức sản xuất thủ công bằng kinh nghiệm cổ truyền.


1


Việc khai thác và trồng dược liệu ở nước ta chưa được quan tâm đầu tư tương xứng
với tiềm năng của nó, thực trạng sản xuất dược liệu qui mô nhỏ lẻ, manh mún, kém
chất lượng và sử dụng các hóa chất chế biến, bảo quản dược liệu không đúng qui định.
Mặt khác, sản xuất còn tự phát, thiếu công nghệ sơ chế và bảo quản dược liệu là
nguyên nhân dẫn đến tổn thất sau thu hoạch về cả lượng và chất. Với đặc thù của
nguyên liệu dược liệu sau thu hoạch ở dạng tươi rất dễ bị hư hỏng và giảm cấp chất
lượng trong thời gian ngắn từ 2 - 3 ngày, để tồn trữ sau quá trình thu hoạch và vận
chuyển tiêu thụ hiện đang phải sử dụng chủ yếu bằng phương pháp xông sinh. Không
những thế, dược liệu có tính khác biệt cơ bản giữa sơ chế nguyên liệu rau, hoa, củ
trong thực phẩm và dược liệu đó là giai đoạn công nghệ đặc chế trong quá trình sơ chế
và xử lý nguyên liệu, theo Y học cổ truyền thì thời gian phụ thuộc vào từng đối tượng.
Trong phạm vi thực hiện của Đề tài cấp Nhà nước thuộc Chương trình
KH&CN trọng điểm KC07/11-15 “Nghiên cứu công nghệ sơ chế, bảo quản dược
liệu sau thu hoạch ở quy mô công nghiệp” sẽ tập trung giải quyết những vấn đề có
tính cấp thiết của nhu cầu thực tiễn.
II. MỤC TIÊU
2.1. Mục tiêu chung:
- Xây dựng được quy trình công nghệ sơ chế và bảo quản phù hợp với thể chất dược
liệu, đảm bảo tính an toàn và chất lượng ổn định.
- Có được các mô hình sơ chế, bảo quản phù hợp với thể chất dược liệu năng suất
100kg nguyên liệu/mẻ
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng được 03 quy trình công nghệ sơ chế và bảo quản tiên tiến phù hợp với thể
chất của 3 dược liệu Hoài sơn, Giảo cổ lam, Cúc hoa.
- Chế tạo một số thiết bị chính và hoàn thiện mô hình sơ chế và bảo quản dược liệu,
đưa vào sản xuất với quy mô 100kg nguyên liệu/mẻ.
- Sản phẩm tạo ra (Hoài sơn, Cúc hoa) đảm bảo chất lượng ổn định với mức đạt và

vượt theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV, trong thời gian tối thiểu 12 tháng bảo
quản. Giảo cổ lam đảm bảo chất lượng ổn định, trong thời gian tối thiểu 12 tháng bảo
quản.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU TẠI VIỆT
NAM
Với đặc thù sản xuất hiện nay tại Việt Nam hầu hết các loại cây dược liệu chưa
được quy hoạch phát triển theo vùng, còn thiếu đầu tư tập trung theo hướng công
nghiệp hóa mà chủ yếu vẫn là hình thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ của người dân từ
nguồn cây dược liệu bản địa.
Phổ biến hiện nay các loại dược liệu được chế biến ở dạng khô để dễ bảo quản và
phân phối tiêu thụ, kỹ thuật chế biến dược liệu dạng khô chủ yếu được áp dụng theo
kinh nghiệm của người dân bản địa. Sản phẩm sau khi làm khô được bảo quản làm
nguyên liệu cung cấp cho các công ty điều chế dược phẩm hoặc sử dụng làm thuốc
chữa bệnh theo kinh nghiệm của Y học cổ truyền.
Về kỹ thuật sơ chế và bảo quản dược liệu dạng khô được mô tả tóm tắt quy trình
theo sơ đồ sau:
Nguyên liệu dược liệu
Tồn trữ nguyên liệu STH
Sơ đặc chế

Làm khô
Bảo quản
Trong đó: Công đoạn sơ chế nguyên liệu sau khi thu hoạch bao gồm phân loại, làm
sạch (cơ học và xử lý côn trùng, nấm mốc). Tuỳ theo yêu cầu đặc thù một số dược liệu

cần phải được đặc chế để giảm thời gian làm khô; ngăn ngừa hư hỏng do nấm mốc, vi
sinh vật và côn trùng, khử độc tính các hợp phần cây bản địa có độc và tăng hiệu năng
trị liệu. Tiếp đến là công đoạn làm khô nguyên liệu đến độ ẩm bảo quản nhằm hạn chế
3


sự hoạt động của sự hư hỏng do nấm mốc và các loại vi khuẩn khác, có thể xem các
Dược điển hoặc tài liệu chuyên ngành [2],[3].
Thực trạng hiện nay nguồn dược liệu sản xuất trong nước được người dân và các cơ
sở đại lý thu mua, phân phối, sử dụng một số phương pháp sơ chế bảo quản thủ công,
lạc hậu và thiếu an toàn:
-

Phương pháp xử lý tồn trữ nguyên liệu sau thu hoạch

Hình thức tồn trữ tập trung trong quá trình thu gom nguyên liệu dược liệu sau thu
hoạch để bán cho các cơ sở chế biến đang sử dụng biện pháp phủ bạt và xông lưu
huỳnh, nhằm để diệt côn trùng và nấm mốc, phương pháp này chỉ lưu giữ được từ 3 5 ngày với các loại nguyên liệu củ và 1 - 2 ngày với các loại nguyên liệu là hoa, lá.
Công nghệ này có tác hại không kiểm soát được dư lượng lưu huỳnh trong nguyên
liệu, mặt khác tỷ lệ hư hỏng cao.
Sử dụng một số hoá chất bảo quản có xuất xứ từ Trung Quốc:
+ Nhôm phốt phua (AlP- Dạng viên nén) loại đóng viên 3g màu xám lục, trong
quá trình sử dụng dưới tác dụng của hơi nước nhôm phốtphua thuỷ phân tạo nên
phốtphin (PH3) theo phản ứng: AlP + 3H2O --> PH3 + Al(OH)3.
PH3 là một loại khí độc có tác dụng diệt côn trùng, có tỷ trọng tương đương với
không khí do đó thuốc dễ thấm vào dược liệu và khử trùng dược liệu. PH 3 có mùi tỏi,
làm tê liệt hệ thống thần kinh. Khi nhiễm độc PH 3 nạn nhân bị nhức đầu, mệt mỏi, ù
tai, bắp thịt co giật và có trường hợp gây nôn mửa, đau bụng. Thời gian từ khi xông
AlP đến khi sử dụng dược liệu ít được quan tâm nên ảnh hưởng của dư lượng của PH3
trong dược liệu tới sức khoẻ người bệnh chưa được nghiên cứu.

+ Cloropicrin CCl 2NO2, là chất lỏng không màu, dưới tác dụng của ánh sáng cho
Clo và Phosgen, là chế phẩm có tác dụng diệt côn trùng, sát trùng mạnh, ức chế sự
phát triển của nhiều loại men mốc trong dược liệu. Cloropicrin cũng là chế phẩm độc,
lưu lại trong dược liệu khá lâu. Ðiều đáng lưu ý là chế phẩm này thường được sử dụng
bằng cách phun trực tiếp vào bao bì dược liệu.
+ Sulfua kẽm rất độc, thường được sử dụng bằng quét lên bề mặt của dược liệu.
-

Phơi trực tiếp ngoài trời:

Phương pháp này chỉ phù hợp với dược liệu có hoạt chất không bị ánh sáng mặt
trời làm hư hỏng. Thường dược liệu được xếp thành lớp mỏng trên nong, khay, liếp,

4


hoặc treo trên dây, kiểu xếp này kéo dài từ vài giờ đến vài tuần tuỳ theo nhiệt độ và độ
ẩm của môi trường và đặc tính của dược liệu.
-

Phơi trong bóng râm:

Là kinh nghiệm trong nhân dân từ cổ xưa, phương pháp này khắc phục được một
số hạn chế của phương pháp phơi nắng, dễ áp dụng ở quy mô thủ công có chi phí thấp,
phù hợp với dược liệu có tinh dầu và hoạt chất dễ bị biến đổi chất lượng ở nhiệt độ
cao. Dược liệu được bó thành bó nhỏ, treo lên các sợi dây thép hoặc rải dược liệu
thành lớp mỏng trên các liếp, vải ... Đến mùa thu hoạch có thể dựng các nhà tạm, có
mái che, đặt cửa di động tuỳ hướng gió, để đảm bảo cho khí lưu thông theo hướng
nhất định, tránh được nắng và mưa trong quá trình phơi.
-


Sấy bằng không khí nóng:
Sấy dược liệu bằng không khí nóng (sấy đối lưu), nguồn nhiên liệu để gia nhiệt

cho không khí thường bằng than, củi hay than đá. Thiết bị sử dụng phổ biến là máy
sấy vỉ ngang hoặc buồng sấy dạng tuynel. Phương pháp sấy này có ưu điểm hơn so với
2 phương pháp phơi do chủ động được trong điều kiện gặp mưa hoặc trong thời điểm
có khí hậu ẩm ướt như nước ta, nếu ta thu hái dược liệu vào các tháng 2, 3, 4 và tháng
7, 8 hàng năm. Tuy phương pháp sấy bằng khí nóng có cải thiện hơn so với 2 phương
pháp phơi nhưng cũng không ổn định được chế độ sấy do sự biến động của khí hậu
môi trường, đặc biệt khi cần sấy các dược liệu ở nhiệt độ thấp thì thời gian sấy kéo dài,
dẫn đến sự biến đổi chất lượng sản phẩm do vi sinh vật và nấm mốc. Để khắc phục
hạn chế này trong thực tế thường phải kết hợp sấy đồng thời xông lưu huỳnh (sấy
xông sinh).
-

Điều kiện và chế độ bảo quản sản phẩm dược liệu:

Với những dược liệu dễ bị hút ẩm được bảo quản bằng bao PE là giải pháp phổ
biến hiện nay, tuy vậy với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở nước ta khả năng duy trì được
độ ẩm bảo quản là rất khó. Thường trong thời gian bảo quản trên 3 tháng, để hạn chế
khả năng nấm mốc và côn trùng do độ ẩm sản phẩm gia tăng cần phải sấy định kỳ
đồng thời xông lưu huỳnh. Một số hình thức bảo quản thủ công khác được người dân
sử dụng trong các bình kín (chum, vại) có thể hạn chế được khả năng hút ẩm của sản
phẩm tuy vậy chất lượng bảo quản không ổn định và khó thực hiện với quy mô lớn.

5


Từ thực trạng trên đã được các nhà khoa học cảnh báo về sự thiếu kiểm soát chất

lượng dược liệu là nguy cơ tiềm ẩn đến sức khỏe con người:
-

Theo Ths. Nguyễn Thị Thu Vân, Phòng Thí nghiệm hóa phân tích, Trường ĐH
Bách khoa TPHCM: SO2 là một chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm
với vai trò chất tẩy trắng, chất bảo quản và chất ổn định. Tuy nhiên, trong vài năm
gần đây, việc sử dụng SO2 đã được FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược
phẩm của Hoa Kỳ) cảnh báo và khuyến cáo các thực phẩm chứa nồng độ SO 2 lớn
hơn 10 ppm (mười phần triệu) phải được ghi rõ trên nhãn để người tiêu dùng biết.
Thực tế, cho đến nay tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu về tác hại của
lưu huỳnh trong sơ chế và bảo quản dược liệu đối với sức khỏe người bệnh; cũng
chưa có quy định và tiêu chuẩn cụ thể để kiểm soát liều lượng các chất này trong
thuốc.

-

Theo Hội dược liệu Việt nam đã nhận định vấn đề chất lượng dược liệu: Thả nổi
về chủng loại dược liệu, thả nổi về chế biến dược liệu, thả nổi việc nhập khẩu dược
liệu và cao đơn hoàn tán.

-

Tạp chí dược học, Báo Sức khoẻ và đời sống, Cây thuốc quý... đã đăng nhiều bài
viết về tình trạng chất lượng dược liệu, về các dược liệu giả mạo trên thị trường
như Hoài sơn, Thăng ma, Ý dĩ, Ðịa cốt bì, về dược liệu sạch. Hội nghị dược liệu
lần thứ nhất cũng có nhiều báo cáo của các cơ quan quản lý, cơ sở kiểm nghiệm về
tình trạng chất lượng dược liệu.

 Để khai thác có hiệu quả và phát triển bền vững cho cây dược liệu Việt Nam, cần
phải có giải pháp quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, đồng thời với áp dụng

quy trình sản xuất sạch an toàn, hướng đến quy mô sản xuất công nghiệp.
1.2. ĐỐI TƯỢNG DƯỢC LIỆU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Dược liệu có nguồn gốc thực vật cũng như các loại nông sản khác (rau, hoa, củ,
quả) với quy trình sơ chế và bảo quản sản phẩm dạng khô có thể phân theo các nhóm:
-

Nhóm 1 (dạng củ, rễ hay còn gọi nhóm dưới mặt đất) có đặc điểm: cấu trúc cứng
ở dạng nguyên củ khi khô và giòn khi khô ở dạng thái lát. Ngoài thành phần hoạt
chất có tác dụng sinh học, các thành phần chủ yếu khác là tinh bột và cellulose.
Sản phẩm nhóm này dễ bị biến đổi hoá học trong quá trình sơ chế. Mặt khác trong

6


quá trình bảo quản ở điều kiện khí hậu nóng ẩm dễ bị côn trùng và nấm mốc phá
hại làm giảm chất lượng của dược liệu. Có thể kể đến một số loại dược liệu của
nhóm này đang phổ biến tại nước ta như: Hoài sơn, Cát căn, nghệ, Đương quy,
Bạch truật, Ngưu tất, Sinh Địa, Xuyên khung, Gừng, Trạch tả, Bạch chỉ, Ba kích...
-

Nhóm 2 (dạng hoa, lá, cành) có đặc điểm: cấu trúc cánh mỏng, khi khô giòn dễ bị
vụn nát. Ngoài thành phần hoạt chất có tác dụng sinh học, các thành phần khác
cellulose, vi lượng và khoáng chất. Sản phẩm nhóm này khó bảo quản ở điều kiện
khí hậu nóng ẩm do các biến đổi đến chất lượng về hoá học, sinh hoá và vi sinh
vật. Có thể kể đến một số loại dược liệu của nhóm này đang phổ biến tại nước ta
như: Cúc hoa, ích mẫu, hoa hòe, lá actiso, thanh hao hoa vàng, kim tiền thảo, giảo
cổ lam, bạc hà, đinh lăng...

-


Nhóm 3 (dạng quả) có đặc điểm: cấu trúc mềm dễ bị tổn thương cơ học và biến đổi
chất lượng ở dạng tươi sau thu hoạch. Ngoài thành phần hoạt chất có tác dụng sinh
học, các thành phần khác khá phức tạp bao gồm cellulose, vi lượng và khoáng
chất. Sản phẩm nhóm này ở dạng bảo quản khô, các biến đổi hoá học, sinh hoá
thường có tác động ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu lớn hơn so với yếu tố gây
hại từ vi sinh vật và nấm mốc. Có thể kể đến một số loại dược liệu của nhóm này
đang phổ biến tại nước ta như: Ý dĩ, Liên nhục, Chi tử, Nấm Linh chi, Cối xay,
Sơn thù, Khởi tử, Hạc tiên...
Trong phạm vi đề tài này lựa chọn 3 dược liệu đại diện là Hoài sơn, Giảo cổ lam,

Cúc hoa là những dược liệu có tính đặc trưng của 2 nhóm (nhóm 1 và nhóm 2). Sau
đây là giới thiệu tóm tắt về đặc điểm, tác dụng dược lý và tiêu chuẩn chất lượng các
loại dược liệu này trong điều kiện hiện tại.
 HOÀI SƠN
a) Đặc điểm của dược liệu Hoài sơn
+ Tên khoa học: Dioscorea persimilis Prain et Burkill, Thuộc họ: Củ nâu
(Dioscoreaceae), có thể gọi là Sơn dược. Cây thường mọc hoang ở miền núi, năng suất
đạt 15 tấn củ tươi/ha, sản lượng đạt 23 tấn củ khô/năm.
+ Tác dụng dược lý: Sử dụng rễ củ thái lát làm khô làm dược liệu. Theo Y học cổ
truyền Hoài sơn có tác dụng ích khí dưỡng âm, bổ tỳ phế thận. Chủ trị các chứng tỳ

7


phế hư nhược, trị chứng tiêu khát thận âm hư. Ngoài ra trong hoài sơn còn có
Dioscorea Batatas có khả năng tăng cường tác dụng của nội tiết tố sinh dục nam.
+ Thành phần hoá học: Hoài sơn chứa tinh bột 63,25%, protid 6,75% và glucid
0,45%. Còn có mucin là một protein nhớt, và một số chất khác như allantoin, cholin,
arginin, men maltose, saponin có nhân sterol.
b) Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Hoài sơn

Theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV: Độ ẩm không quá 12%; Tro toàn phần không
quá 2%; Tạp chất không quá 0,5%; Dược liệu không có màu vàng và đỏ.
 CÚC HOA
a) Đặc điểm của dược liệu Cúc hoa

+ Tên khoa học: Cúc hoa Flos Chrysanthymi indici. Họ Cúc (Asteraceae), thời điểm
thu hái đầu mùa đông, khoảng tháng 11 -12, năng suất 400 kg hoa tươi/sào (1,2 tấn
tươi/ha).
+ Tác dụng dược lý: Tác dụng kháng khuẩn, điều trị huyết áp cao, thanh tán phong
nhiệt, bình can, minh mục, thanh nhiệt, giải độc, chữa nhức đầu, chóng mặt, cao huyết
áp, hoa mắt, đau mắt đỏ, mắt mờ, chảy nước mắt, đinh độc, mụn nhọt sưng đau, dùng
để ướp chè, nấu rượu.
+ Thành phần hoá học:Tinh dầu, flavonoid, vitamin A, Adenin, Cholin, Stachydrin, Vitamin
A, sắc tố của hoa là Chrysantemin khi thủy phân sẽ được glucose và Xyanidin.
b) Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
Theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV: Độ ẩm không quá 13%; Tro toàn phần không
quá 9%; Tỷ lệ vụn nát không quá 2%; Kim loại nặng không quá 10 ppm Pb, 0,5 ppm Cd,
0,5 ppm Hg, 1 ppm As.
 GIẢO CỔ LAM

a) Đặc điểm của dược liệu Giảo cổ lam
+ Tên khoa học: Giảo cổ lam tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum (Thunb.)
thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
+ Tác dụng dược lý: Theo nghiên cứu ban đầu của các nhà Khoa học dược Việt Nam
cho thấy: Giảo cổ lam có tác dụng tăng đáp ứng miễn dịch, hạ cholesterol máu, dịch
chiết saponin của Giảo cổ lam có tác dụng ức chế khối u, chữa viêm gan truyền nhiễm,

8



viêm bể thận, loét dạ dày và hành tá tràng, chữa viêm khớp do phong thấp, bệnh béo
phì, chống lão hoá, kích thích miễn dịch, chống oxy hoá, hạ huyết áp [12,13].
+ Thành phần hóa học: Thành phần hóa học chính của giảo cổ lam là flavonoid và
saponin. Số sapoin của giảo cổ lam nhiều gấp 3 - 4 lần so với nhân sâm. Trong đó, một
số có cấu trúc hoá học giống như cấu trúc có trong nhân sâm (Ginsenosid). Ngoài ra
giảo cổ lam còn chứa các vitamin và các chất khoáng như selen, kẽm, sắt, mangan,
photpho...
b) Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Giảo cổ lam
Theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV (bản bổ sung năm 2015): Độ ẩm không quá
13%; Tro toàn phần không quá 10%; Tro không tan trong axit hydrocloric không quá 3%;
Không được có tạp chất đất, cát, sỏi. Kim loại nặng không quá 2,0 ppm Pb, 0,5 ppm Cd,
0,5 ppm Hg, 1,0 ppm As

1.3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SƠ CHẾ VÀ
BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU THẾ GIỚI
1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu công nghệ tồn trữ nguyên liệu dược liệu sau thu
hoạch
Các nghiên cứu của Adesuyi J.A. et al. (1973), Vasudevan K. et al.(1992) và
Bansa D. et al.(1999) sử dụng tia gamma có cường độ khác nhau trong tồn trữ Hoài
sơn dạng tươi. Với phương pháp chiếu xạ lý có hiệu quả để ức chế sự nảy mầm của
Hoài sơn và bảo quản được trong 6 tháng khi xử lý từ 7,5 -15 Krad mà chất lượng vẫn
được đảm bảo.
Theo FAO (1989) bảo quản Hoài sơn chủ yếu là kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm
môi trường nơi tồn trữ. Quá trình này được thực hiện khoảng 4 -7 ngày ở nhiệt độ
320C đến 400C, với độ ẩm tương đối 85 - 95%. Phương pháp này đều phụ thuộc nhiệt
độ và độ ẩm tương đối cao cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm và vi
khuẩn. Nghiên cứu của Demeaux và Vivier, (1984) [47] nên xử lý diệt vi sinh vật gây
hại củ trước khi bảo quản. Xử lý diệt vi sinh vật củ có thể bằng rửa với nước vôi trong
hoặc tro gỗ. Sau khi xử lý, vận chuyển củ cẩn thận để tránh những tổn thương mới.
Theo trung dược học, để thời gian bảo quản được dài thì Cúc hoa được xông lưu

huỳnh 2-3 giờ, sau đó sấy đến độ ẩm 22%. Cúc hoa xông sinh vừa chống được nấm
mốc, côn trùng, ổn định được cấu trúc và tạo mầu sáng.
9


Trong báo cáo của Ji Gang Kim 2012 [37] về một số kết quả nghiên cứu: sử dụng
axit hữu cơ như axit citric, ascorbic được ứng dụng để ngăn chặn sử phát triển của vi
sinh vật mà không làm ảnh hưởng đến hương vị (Rosen & Kader, 1989; Yildiz, 1994).
Axit hữu cơ là một loại tác nhân khử trùng tiềm năng cho rau quả tươi và dạng cắt lát.
Tuy nhiên, tác dụng ức chế hoặc diệt khuẩn phụ thuộc vào loại axit khác nhau và độ
pH. Đôi với lá của một số loại được khử trùng với axit citric 5% giúp giảm đáng kể
tổng số vi khuẩn so với việc rửa với nước nhưng axit ở nồng độ cao có thể gây suy
giảm chất lượng do mất mùi, tổn hại đến kết cấu củ, quả. Việc kết hợp xử lý axit citric
và etanol cho hiệu quả tốt hơn trong bảo quản rau xà lách, mùi tàu và cải chíp. Hoặc
rau cải thảo được rửa bằng nước clo nồng độ 0,01% clo hoặc 0,5% axit citric.
Cũng trong báo cáo của Ji Gang Kim [37] các biện pháp xử lý nhiệt với nước
nóng, hơi bão hòa, hay không khí nóng là phương pháp không dùng hóa chất đã được
sử dụng để kiểm soát vi sinh vật và các triệu chứng già hóa của các rau, củ quả tươi.
Xử lý nhiệt có thể kéo dài hạn sử dụng cho các loại rau quả tươi và cắt lát. Nước nóng
là một biệt pháp kiểm soát nấm mốc và côn trùng, thời gian ngâm trong nước nóng
thường trong khoảng 30 giây đến vài phút ở 40 - 60 0C. Xử lý nhiệt kết hợp với các tác
nhân khác cũng được sử dụng để hạn chế vi sinh vật, sự hóa nâu và duy trì cấu trúc
trong nhiều loại rau khác nhau như xà lách, súp lơ xanh. Xử lý nhiệt kết hợp với UV-C
giúp cải thiện chất lượng và giảm quá trình già hóa sau thu hoạch.
1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về công nghệ sơ chế xử lý nguyên liệu dược liệu
tiền sấy
 Xử lý nguyên liệu bằng nhiệt
Là quá trình làm nóng sản phẩm bằng nước nóng hoặc hấp bằng hơi nước bão hoà.
Mục đích của quá trình nhằm ngăn ngừa sự hoạt động của các enzym trong các loại
rau, củ, quả, đặc biệt ở dạng sau thái lát là nguyên nhân tạo nên vị lạ, mất màu tự

nhiên, làm giảm chất lượng dưỡng chất và làm thay đổi về cấu trúc trong nguyên liệu
trước khi sấy. Mặt khác còn có tác dụng di chuyển các bóng khí từ bề mặt rau quả và
khoảng không gian bào, làm giảm lượng vi khuẩn ban đầu, làm sạch nguyên liệu thô
[17], [22].
Thời gian và nhiệt độ xử lý nhiệt là những yếu tố quan trọng để đạt được chất
lượng cao nhất đối với loại sản phẩm sấy. Nhiệt độ xử lý khoảng từ 80°C đến 100°C.

10


Gần đây, người ta đang đề xuất tiến hành quá trình xử lý nhiệt trong thời gian dài với
nhiệt độ thấp hơn có thể cải thiện chất lượng sản phẩm cao hơn, với nhiệt độ từ 50°C
đến 70°C [23].
Thời gian xử lý nhiệt có liên quan đến hương vị và thuộc tính nhạy cảm của mỗi
đối tượng rau, củ, quả sấy. Tuy nhiên xử lý nhiệt cũng có một số nhược điểm như có
thể thay đổi cấu trúc, màu sắc và hương liệu do quá trình gia nhiệt nóng, đồng thời quá
trình này còn làm mất đi một phần hoạt chất hòa tan trong nước như các loại vitamin,
đặc biệt trong trường hợp sử dụng nước nóng. Xử lý nhiệt còn có thể làm thay đổi
trạng thái hóa học, vật lý của các dưỡng chất và vitamin [20].
 Xử lý nguyên liệu bằng phương pháp Sunfit hoá
Sunfit hoá có thể bảo vệ được cấu trúc, hương vị, hàm lượng vitamin và màu sắc,
làm cho sản phẩm có chất lượng cao hơn. Xử lý bằng Sunfít hoá có tác động chuyển
dịch không khí trong mô của nguyên liệu, làm mềm thành tế bào để quá trình sấy
được thực hiện dễ dàng hơn, mặt khác có thể diệt các enzym là nguyên nhân tạo màu,
diệt nấm mốc. Các phương pháp Sunfit thường sử dụng như xông bằng đốt lưu huỳnh,
tuy vậy phương pháp này khó kiểm soát được dư lượng lưu huỳnh trong sản phẩm,
trong công nghiệp thực phẩm thường sử dụng phương pháp Sunfit bằng ngâm sản
phẩm trong nước có muối có gốc lưu huỳnh như Na 2S2O5, NaH2SO3 với nồng độ và
thời gian ngâm nhất định. Hàm lượng sunfít và các chất phụ gia cho phép trong thực
phẩm sấy ở các quốc gia được quy định không giống nhau. Nhóm chuyên gia Viện

Công Nghệ Thực Phẩm (IFT) cho biết, theo qui định về lượng sunfua trong rau quả
với giới hạn cho phép là 2000 mg/kg rau quả. Rau quả xử lý có thể được ngâm trong
nước có hàm lượng sunfua hoặc bisunffit nồng độ 2000 - 2500mg/lít hoặc có thể
được tạo ra khi đốt nóng sunfua cùng với oxy trong không khí, sau đó chuyển sang
phòng hun khói [21].
Theo hướng dẫn của FAO xử các củ nâu (Yam) trước khi sấy: Củ nâu sau khi
rửa và gọt vỏ sạch, cắt củ thái lát mỏng khoảng 2cm và ngâm trong nước lạnh để
tránh biến màu nâu. Sau đó bọc vào miếng vải sạch dùng phương pháp chần trong
nước nóng khoảng 80 - 900C có chứa muối và metabisulphite (cứ 1 lít nước cho 50g
muối và 3g metabisulphite) trong 3 phút để giữ được màu sắc của củ Yam khi sấy.
Tiếp đó vớt ra đưa vào sấy [50].

11


Phản ứng hóa học của quá trình sunfit khi được bổ sung vào trái cây, rau quả là
rất phức tạp. Lượng sunfit liên kết phụ thuộc vào độ pH; nhóm aldehyt carbonil,
axetaldehyt carbonil, axit pyruvic; và mức độ khả dụng của oxy, đường và tinh bột
[18], [24].
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sunfit hoá với rau, củ, quả gồm: nồng độ và
nhiệt độ của dung dịch ngâm, thời gian ngâm, hình dáng bên ngoài và đặc tính của các
mẫu như đã bóc vỏ, không bóc vỏ, còn nguyên hoặc được thái lát [25].
1.3.3. Một số kết quả nghiên cứu về công nghệ sấy dược liệu
- Theo nghiên cứu của Siew kian chin các cộng sự [29] về đánh giá ảnh hưởng
của 4 phương pháp sấy khác nhau (sấy đông lạnh, sấy chân không, sấy khí nóng và
sấy bơm nhiệt) với đối tượng dược liệu Nấm Linh chi đỏ đến khả năng bảo tồn hàm
lượng hoạt chất Ganoderic axit và polysaccharides là những thành phần có tính dược
lý chính của Linh chi dễ bị tổn thất trong quá trình sấy. Kết quả cho thấy: sấy đông
lạnh có thể bảo tồn hầu hết các thành phần hoạt chất trong quá trình sấy cao nhất, tiếp
đến là sấy bơm nhiệt có khả năng có thể giữ lại 94% của axit ganoderic thô và 88,5%

hàm lượng polysaccharides. Trong khi, sấy chân không có thể giảm thiểu tổn thất về
các thành phần hoạt tính ở mức tương đương bơm nhiệt nhưng nó đòi hỏi thời gian
sấy dài hơn, với chi phí cao hơn. Mặt khác sấy đối lưu bằng không khí nóng cho thấy
mức tổn thất đáng kể của các thành phần hoạt chất trong quá trình sấy, cụ thể chỉ giữ
lại 72% của axit ganoderic thô và 82% của polysaccharides;
- Theo nghiên cứu của M. Fatouh và các công sự [30] sử dụng Sấy bơm nhiệt (HPD)
có kết hợp hồng ngoại bức xạ (FIR) để sấy cho một số dược liệu là đu đủ thái lát,
galingale và củ sả, kết quả thực nghiệm cho thấy: ở chế độ sấy 55 0C phương pháp sấy
kết hợp HPD - FIR cho chất lượng sản phẩm có chất lượng cảm quan tốt, độ ẩm sản
phẩm đồng đều, thời gian sấy giảm. Cụ thể với đu đủ thái lát đã giảm thời gian sấy so
với sấy bơm nhiệt không kết hợp với hồng ngoại tối đa 4 giờ, năng lượng tiêu thụ SEC
= 4,91 MJ/kg H2O, hệ số bơm nhiệt là 3,56.
- Theo nghiên cứu của Kirsti Pääkkönen [31] về sấy hồng ngoại cho các loại thảo
dược, kết quả nghiên cứu cho thấy: các loại dược liệu là cây bạc hà ( piperita L.), hoa
bài (Agastache foeniculum L.), rau mùi tây (Petroselinum crispum L.) và bạch chỉ
(Angelica archangelica L.) đã được tiến hành với chế độ sấy 35 - 500C với các phương

12


pháp sấy khác nhau là hồng ngoại, vi sóng và đối lưu khí nóng. Hàm lượng dầu và các
chỉ tiêu vi sinh của nguyên liệu tươi và khô được xác định bằng tổng số vi khuẩn
coliform; Kết quả cho thấy rằng bức xạ hồng ngoại có tiềm năng để sấy khô các loại
thảo mộc so với 2 phương pháp đối chứng bằng giảm được thời gian sấy, độ ẩm sản
phẩm đồng đều, chi tiêu vi sinh vật tổng số và nấm men của sấy vi sóng và hồng ngoại
được cải thiện đáng kể so với sấy đối lưu.
- Nghiên cứu của Kirsti Pääkkönen được thực hiện bằng sấy bơm nhiêt kết hợp
hồng ngoại trên máy sấy quay được tiến hành với các dược liệu là lá bạch dương
(Betula spp.), rosebaywillowherb (Epilobium angustifolium), bồ công anh (Taraxacum
spp), củ cải đỏ thái lát (Beta vulgaris) và cà rốt (Daucus carota). Trong thực nghiệm

này nhiệt độ và độ ẩm của không khí sấy và chi phí năng lượng tiêu thụ được ghi
nhận. Các thông số chất lượng sản phẩm là hàm lượng nước, màu sắc và khả năng bù
nước. Kết quả đánh giá chung đều cho thấy chi phí năng lượng giảm so với sấy cùng
phương pháp ở chế độ buồng sấy tĩnh. Các chỉ tiêu chất luợng chỉ so với sấy tĩnh chỉ
phụ thuộc vào tốc độ thùng quay do khả năng bị vụn nát và khả năng hấp thụ hồng
ngoại bức xạ.
- Rahman, M. S. and Perera [19] đã tổng hợp từ trên 100 công trình nghiên cứu về
công nghệ HPD trên thế giới. Trong đó, hầu hết các công trình tập trung khai thác
nhằm phát triển 2 ưu điểm nổi bật của HPD là: Tính cải thiện chất lượng sản phẩm nhờ
cơ chế sấy nhiệt độ thấp (với giải nhiệt độ từ 10 - 60 0C); Tính hiệu quả về chi phí năng
lượng nhờ tận dụng triệt để nguồn nhiệt từ quá trình ngưng tụ và bay hơi của hệ thống
máy lạnh 2 chiều. Kết quả tổng hợp đánh giá so sánh phương pháp HPD với 2 phương
pháp sấy khác (sấy khí nóng và sấy chân không) về hiệu quả năng lưọng cho thấy
HPD có hệ số SMER (kg H2O/kWh) cao từ 1- 4 kgH2O/kWh, trong khi sấy nhiệt đối
lưu là 0,12 - 1,28 kgH 2O/kWh và sấy chân không là 0,72 - 1,2 kgH 2O/kWh. Về tính
cải thiện chất lượng sản phẩm đã được M.Fatouh và các đồng nghiệp (2005) nghiên
cứu với các loại dược liệu là cây mùi tây, cây bạc hà, cây cẩm quỳ và ở chế độ sấy
550C; Tương tự nghiên cứu của Warunee Tia và các đồng nghiệp (2000) với các loại
dược liệu là mầm đậu, bắp cải, chuối ở chế độ sấy 52 0C, Kết luận của 2 nghiên cứu
này cho thấy chất lượng cảm quan tốt, đặc biệt tính giữ màu và mùi tự nhiên của sản
phẩm.

13


- Theo nghiên cứu của Kathiravan Krishnamurthy và các cộng sự [26] đã tổng hợp
các kết quả nghiên cứu về hiệu ứng của bức xạ hồng ngoại ngoài tác dụng hấp thụ ẩm
được ứng dụng trong công nghệ sấy, công nghệ này còn có tác dụng bất hoạt sự hoạt
động của enzyme và các mầm bệnh (vi khuẩn, bào tử, nấm men, nấm mốc...):
+ Tác dụng bất hoạt enzym của bức xạ hồng ngoại:

Bức xạ hồng ngoại được sử dụng hiệu quả trong quá trình bất hoạt enzym. Enzym
Lipooxygenase - một enzym làm giảm chất lượng trong đậu tương, sau khi xử lí hồng
ngoại đã bị bất hoạt tới 95,5% (Kouzeh và cộng sự 1982). Các phản ứng enzym liên
quan đến enzym lipases và amylases α đã bị hạn chế bởi bức xạ hồng ngoại ở nhiệt độ
lớn 30 - 400C (Kohashi và cộng sự 1993; Rosenthal và cộng sự 1996; Sawai và cộng
sự. 2003). Chiếu hồng ngoại trong 6 phút giảm 60% hoạt lực enzym lipase trong khi
xử lí nhiệt cho kết quả ở 70%.
+ Tác động bất hoạt các mầm bệnh cúa bức xạ hồng ngoại
Bức xạ hồng ngoại có thể được sử dụng để vô hiệu hóa vi khuẩn, bào tử, nấm men,
và nấm mốc trong cả nguyên liệu lỏng và rắn. Cơ chế bất hoạt của vi sinh vật bằng
bức xạ hồng ngoại cũng giống như của bức xạ cực tím (phá hủy ADN) và vi sóng (cảm
ứng nhiệt) thêm vào đó là tác động nhiệt.có thể phá hủy AND, ARN, Ribosom, vỏ tế
bào và protein trong vi khuẩn. (Sawai và cộng sự .1995 Hamanaka và cộng sự. 2000).
Một quan sát khi xử lí hồng ngoại các tế bào S. aureus đã nhận thấy rằng các tế bào bị
phá hủy thành tế bào, co rút tế bào chất, rò rỉ chất nguyên sinh và tan rã mesosome.
(Sawai và cộng sự.1995 Krishnamurthy, .2006.)
Nhiệt độ sấy của hoa cúc bằng máy sấy hồng ngoại ở 40 oC và máy sấy đối lưu là
50oC. Các kết quả cũng cho thấy tăng nhiệt độ trong sấy hồng ngoại sẽ làm giảm các
hoạt động chống oxy hóa, ngược lại với sấy đối lưu thì càng tăng nhiệt độ thì các hoạt
động chống oxy hóa của dịch chiết hoa cúc càng tăng. Flavonoid trong cúc hoa có hàm
lượng cao nhất khi sấy hồng ngoại ở 60oC là 139 µg/mL [44].
Kim và cộng sự đã nghiên cứu tác động của phương pháp phơi trong bóng râm
và sấy hồng ngoại đối với hàm lượng phenol tổng số, flavonoid, khả năng chống ung
thư và các hoạt động kháng viêm của hoa cúc. Kết quả cho thấy rằng hàm lượng
phenol tổng số và flavonoid khi sấy hồng ngoại là cao nhất. Hàm lượng polyphenol
đối với mẫu phơi trong bóng râm là 213 mg/g d.w còn đối với sấy hồng ngoại là 278

14



mg/g d.w; flavonoid trong mẫu sấy bằng hồng ngoại là 84,1 ± 16 mg/g dw cao hơn so
với mẫu sấy bằng khí nóng là 69,0 ± 12 mg/g dw [46].
Ngoài ra, Jung và cộng sự đã nghiên cứu đánh giá chất lượng của cúc hoa khi
sao bằng chảo. Kết quả cho thấy hàm lượng nitơ, tannin tăng lên khi số lượng sao
tăng lên, trong khi hàm lượng chất diệp lục và axit amin tổng số giảm. Hàm lượng
axit amin tổng số trong phạm vi 5.226 ~ 6.561 mg%, hàm lượng caffeine và chất diệp
lục không thay đổi. Khi số lần sao tăng lên, hàm lượng polyphenol tổng số, flavonoid,
hoạt động chất chống oxy hóa cũng tăng lên. Tổng số polyphenol cao nhất và
flavonoid là 17,44 mg /g và 11,09 mg /g ở mức 7 lần sao và hoạt động oxy hóa đạt giá
trị cao nhất 16,45 mg/g [36].
Hyang-Sook Choi và Gun-Hee Kimđã nghiên cứu thành phần dễ bay hơi có
mùi thơm trong tinh dầu cúc hoa tươi, cúc hoa đã được để khô trong bóng râm
(khoảng 20oC) trong 3 ngày (SD), cúc hoa tươi sấy khô trong máy sấy đông khô, ở
-54oC dưới chân không 7mm Torr. Tổng số 36, 63, và 55 các thành phần chất bay hơi
đã được xác nhận trong các tinh dầu từ cúc hoa tươi, để trong bóng râm, và sấy đông
khô. Trong đó thành phần % aceton chiếm ưu thế trong các chất bay hơi: hoa tươi
43,8%, bóng khô 30,3%, đông khô 36,1%. Long não là thành phần bay hơi có nhiều
nhất trong tất cả các mẫu và thành phần borneol cũng chiếm đáng kể. Thành phần của
long não cao hơn ở mẫu tươi so với mẫu khô, trong khi borneol lại có nhiều hơn ở
trong các mẫu khô [35].
Sung và cộng sự (2009) nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện sấy khô tới các
hoạt động chống oxy hóa, luteolin, và các hợp chất dễ bay hơi của Cúc hoa. Hoa được
sấy khô với không khí nóng hoặc bức xạ hồng ngoại ở nhiệt độ 40 oC, 50oC và 60oC,
tương ứng, tới độ ẩm 22 ± 1%. Mỗi mẫu 10g được chiết xuất với 100 ml dung dịch
ethanol 95%. Khi tăng nhiệt độ không khí nóng đồng thời làm tăng các hoạt động
chống oxy hóa của các chất chiết xuất từ hoa.Tuy nhiên, nhiệt độ tăng trong sấy hồng
ngoại làm giảm các hoạt động chống oxy hóa của các chất chiết xuất. Flavonoid của
Cúc hoa có hàm lượng cao nhất ở 60oC sấy hồng ngoại là 139 mg /mL và 13 hợp chất
dễ bay hơi bao gồm long não và β-caryophyllene được xác định bằng sắc ký đồ. Các
chất dễ bay hơi cao hơn được tìm thấy ở 50 oC sấy bằng khí nóng và 40 oC sấy hồng


15


ngoại. Kết quả này cũng cho thấy hoạt động của các hợp chất chống oxy hóa và dễ bay
hơi của Cúc hoa đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi điều kiện làm khô [44].
Nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ sấy bằng không khí nóng cho thấy ảnh
hưởng rõ rệt đến màu sắc và thời gian sấy. Thời gian sấy cho 1 mẫu 100g nguyên liệu
Giảo cổ lam tươi ở 40, 50 và 60 0C lần lượt là 480, 300 và 210 phút. Màu sắc của Giảo
cổ lam khi sấy ở 600C cho màu tối hơn hẳn so với 2 nhiệt độ còn lại. Tuy nhiên, hàm
lượng Saponin trong Giảo cổ lam sấy ở lần lượt là 151,51; 108,87 và 129,25 mg/g .
Saponin là hợp chất bền nhiệt, họ nhận thấy rằng glycosides steroid và saponin chịu
nhiệt lên đến 150 -1700C. Ở 190 - 2500C, phân nửa cacbonhydrate của aglycone C-3 bị
phân mảnh , và ở trên 2700C, các saponin bị phá hủy hoàn toàn [39].
V.K. Madan và cộng sự đã nghiên cứu về ảnh hưởng của phương pháp làm khô
và bảo quản lên hàm lượng saponin trong bột củ măng tây Asparagus racemosus cho
thấy sau 1 năm bảo quản ở điều kiện thường, hàm lượng saponin trong bột sấy khô
(43,9%) giảm ít hơn so với phơi nắng (48,3%), trong túi kín (41,4%) giảm ít hơn so
với trong túi hở (50,8%). Và nghiên cứu này đã quan sát thấy rằng, độ ẩm cao có thể là
một trong những lý do làm suy giảm hàm lượng saponin [45].
Một nghiên cứu về sấy củ nhân sâm Hàn Quốc [38] bằng phương pháp sấy liên
tục kết hợp sấy hồng ngoại (nhiệt độ đĩa hồng ngoại 80, 100 và 120 0C) và sấy bằng
không khí nóng ( nhiệt độ 23, 40 và 50 0C) cho thấy hàm lượng saponin thô của các
mẫu sau sấy không có sự khác biệt đáng kể, kết quả phân tích không cho thấy sự phụ
thuộc của hàm lượng saponin vào nhiệt độ sấy và điều kiện sấy.
1.3.4. Một số kết quả nghiên cứu về công nghệ bảo quản dược liệu khô bằng
phương pháp điều biến khí
Bảo quản sản phẩm khô trong môi trường điều biến khí là phương pháp phù hợp
thay thế cho việc sử dụng các chất xông hơi hóa học mà dư lượng của chúng trong sản
phẩm có thể gây ung thư (Bailey và Banks, 1980). Phương pháp này có lợi là ức chế

trao đổi chất và hô hấp của côn trùng và sinh vật hiếu khí trong quá trình bảo quản
bằng cách giảm O2 và tăng CO2, CO2 ảnh hưởng đến sinh lý của côn trùng ( Nicolas và
Sillans, 1989) [33].
Thông thường nồng độ O 2 trong gói bảo quản rất thấp từ 1 - 5%, hạn chế sự
oxy hóa phức tạp trong gói bảo quản tạo nên sản phẩm không mong muốn. Tuy nhiên,

16


ở mức độ O2 rất thấp (<1%) ảnh hưởng đến sự hô hấp của một số loại vi khuẩn kỵ khí
như Clostridium Botulinum tạo nên hương vị không mong muốn của sản phẩm. Trong
nghiên cứu trên ngô hoặc lúa mỳ đã chỉ ra rằng giảm O 2 hoặc tăng CO2 dẫn đến sự ức
chế phát triển và sản sinh độc tố ở mức tối ưu. Trong bảo quản lúa mỳ, bầu khí quyển
với thành phần khí O2 từ 0-4,5% và N2 từ 100-95,5% ở nhiệt độ 22 - 32oC, ức chế sản
sinh độc tố hiệu quả [34].
Một nghiên cứu bảo quản chà là ở nhiệt độ khác nhau (0, 2, 4 và 6°C), ở nồng
độ CO2 khác nhau, lần lượt là 5%, 10%, 20% và 0,03% CO 2. Hàm lượng flavonoid ở
quả chà là mẫu 20% CO 2 ở 00C cho kết quả (2,43mg/100g chất khô) gần với hàm
lượng flavonoid ban đầu (2,38mg/100g chất khô). Những mẫu khác cũng cho hàm
lượng flavonoids tăng nhẹ nhưng không có sự khác biệt đáng kể giữa các mẫu, tuy
nhiên, sự tăng này không đạt mức ý nghĩa giữa các phương pháp bảo quản khác nhau.
Ngoài ra, dùng CO2 ức chế được sự phát triển của Botrytis (nấm mốc có ở cúc hoa)
trên nho đỏ (Carlos và cộng sự, 2002) [32]
Đối với côn trùng có thể chịu được nồng độ CO 2 thấp trong thời gian dài, sử
dụng N2 để thay thế O2 làm cho hàm lượng O2 dưới 2%, tốt nhất là 1% để sự tử vong
của côn trùng diễn ra nhanh nhất. Nồng độ CO 2 cao là nguyên nhân gây chết của côn
trùng. Trong khoảng 4 ngày tiếp xúc ở 26 oC, nồng độ CO2 60% đủ để diệt tất cả các
giai đoạn của côn trùng (kể cả trứng) trong quá trình bảo quản. Bầu khí quyển với
60% CO2 và 8% O2 rất hiệu quả trong việc tiêu diệt côn trùng. Nồng độ CO 2 cao (ngay
cả với 20% O2) cũng có thể diệt nhanh chóng côn trùng vì độc tính của CO 2. Nồng độ

CO2 cần phải đạt được 40% trong 17 ngày, 60% trong 11 ngày, 80% trong 8,5 ngày ở
nhiệt độ trên 20oC. Nhiệt độ cao làm tăng độc tính trong sự trao đổi chất của côn trùng
[43].
Bao gói chân không là phương tiện đơn giản và phổ biến nhất trong phương pháp
bao gói điều biến khí. Nhiều đặc tính của thực phẩm như tình trạng vi sinh vật, côn
trùng phá hoại, sự biến đổi hóa học như ôi hóa, mất sắc tố, mất chất dinh dưỡng, hiện
tượng nâu hóa và những biến đổi sinh lý như, sự hô hấp bị thay đổi bởi mức oxy trong
túi bao gói. Do đó, việc bao gói chân không tăng khả năng lưu trữ của sản phẩm, ức
chế sự phát triển của vi sinh vật và giảm nguy cơ lây nhiễm chéo. Bao gói chân không

17


cũng chống lại sự mất nước và tổn thất khối lượng, duy trì độ tươi và hương vị của sản
phẩm 3 - 5 lần so với phương pháp bảo quản thông thường (Anon., 2008b) [42].
Nghiên cứu của Philips và cộng sự (2000) môi trường áp suất thấp có thể kiểm
soát côn trùng trong bảo quản. Một số thí nghiệm ban đầu đã xác định sự nhạy cảm
của trứng, ấu trùng và nhộng trong môi trường chân không. Trứng của Plodia
interpunctella nhạy cảm nhất với áp suất thấp khi chúng được 3 hoặc 48 giờ tuổi,
trong khi Rhyzopertha dominica (F.) nhạy cảm nhất ở 12 và 120 giờ tuổi. Trứng của
Rhyzopertha dominica (F.). P.interpunctella, và Tribolium castaneum khi tiếp xúc với
áp suất 32,5 mmHg trong phòng kín ở nhiệt độ 25, 33, 37 và 40 0C trong thời gian từ
30 phút đến 144 giờ dẫn đến tử vong. Đối với thời kỳ trưởng thành của 3 loài này rất
nhạy cảm với áp suất thấp và tỷ lệ tử vong hoàn toàn là trong 3 giờ tại 25 0C. Tỷ lệ tử
vong của các loài côn trùng tiếp xúc với áp suất thấp là do tác dụng sinh lý với oxy
thấp, tại áp suất 32,5 mmHg tương ứng nồng độ oxy thấp khoảng 0,9%. Ngoài ra
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đối với trứng của sâu và bọ cánh cứng có thể bị giết chết
ở áp suất chân không 200 mmHg nếu cho đủ thời gian và nhiệt độ tiếp xúc [40].
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của bao gói chân không và thời gian lưu trữ đến
chất lượng của quả ớt sấy khô tại Ấn độ. Thí nghiệm được tiến hành với 2 độ ẩm ớt

ban đầu là 10% và 12%, được bao gói chân không, bảo quản ở nhiệt độ phòng 25 ± 2
0

C và ở 4±10C, trong điều kiện ánh sáng và tối. Kết quả cho thấy quả ớt khô bảo quản

trong điều kiện chân không cho kết quả tốt sau 12 tháng lưu trữ, trong khi đó, bảo
quản trong túi đay chỉ cho chất lượng tốt trong vài tháng đầu. Bảo quản chân không
cho thấy giảm tổng số vi khuẩn hiếu khí, giảm sự tổng thất màu sắc ớt, độ cay và tốc
độ hô hấp của ớt khô. Hàm lượng aflatoxin ở cả 2 loại bao gói đều trong giới hạn cho
phép (<0,5µg/kg) [41].
1.3.5. Một số kết quả nghiên cứu về vật liệu bao gói
1.

Từ cuối thập kỷ 60, các bao bì bằng vật liệu chất dẻo như polyetylen (PE),

polyvinylclorua (PVC), ... mỗi loại có những đặc điểm riêng là khả năng thẩm thấu,
màng PE có tính thấm khí nhưng màng PVC thì ngược lại. Mức độ thấm khí của màng
PE còn phụ thuộc vào độ dầy của màng, độ dầy càng lớn thì hạn chế khả năng thấm
khí càng cao.

18


2.

Chất lượng bảo quản thảo dược khác nhau khi sử dụng các loại bao bì khác

nhau, tuỳ theo mục đích sử dụng có thể lựa chọn bao bì có đặc tính phù hợp, ở một số
nước thường dùng thùng bằng gỗ cứng, kim loại hoặc catton (Gertrude H. Ford Tea
Co.- Poughkeepsie, NewYork) [53].

Bảo quản chè và dược liệu bằng màng PE cũng khả quan, khi vận chuyển bằng
đường biển từ quốc gia này sang quốc gia khác, chè và các loại thảo dược được bảo
quản trong bao nhựa dẻo có độ dầy nhất định và được đặt vào trong thùng gỗ dán thì
đảm bảo an toàn trên đường vận chuyển (Paulette Rigolli of Blue Ridge Tea & Herb
Co., LTD - Brooklyn, NewYork) [52].
Bao bì Polythene và Saran là một loại chất dẻo đã bảo quản chè Indonexia vận
chuyển tới Amsterdam và bao bì polythene cho chè Kenia bảo quản ở Mombasa trong
vòng một vài tháng. Bao bì pliofilm, polythene, sanra đều có tính năng bảo vệ chống
hút ẩm ngang so với nhôm, nhưng đôi khi có ảnh hưởng đến chất lượng hương vị do
có thể một số chất hữu cơ thấm qua [53].
 Tóm lại về tình hình thế giới:

-

Công nghệ sấy dược liệu nói chung trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá
và so sánh giữa các phương pháp sấy khác nhau về tính cải thiện chất lượng sản
phẩm và tính hiệu quả về chi phí sấy, kết quả hầu hết đều đưa ra giải pháp lựa
chọn sấy bơm nhiệt là phù hợp với đối tượng dược liệu, đặc biệt là sấy bơm nhiệt
kết hợp với hồng ngoại so với các phương pháp sấy đông lạnh, sấy khí nóng, sấy
chân không, sấy bằng vi sóng...

-

Các phương pháp sơ chế và xử lý nguyên liệu tiền sấy như chần và sunfit hoá là
những giải pháp công nghệ nhằm cải thiện về chất lượng sản phẩm sấy, mặt khác
còn hạn chế được sự biến đổi chất lượng do tác động của các yếu tố vi sinh vật,
enzym... Cần kế thừa và phát triển ứng dụng cho đối tượng dược liệu, kết hợp với
công đoạn đặc chế nguyên liệu để hoàn thiện công nghệ sơ chế và xử lý phù hợp.

-


Các nghiên cứu về bảo quản dược liệu còn rất ít, mà chủ yếu là những khuyến
cáo cần bảo quản với bao bì chuyên dụng, giải pháp tốt nhất phụ thuộc vào đặc
tính của dược liệu là bảo quản trong môi trường điều biến khí để hạn chế sự biến
đổi hoá học, sinh hoá và vi sinh vật.

19


1.4. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ
SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU TRONG NƯỚC
1.4.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sơ chế, bảo quản dược liệu
(Hoài sơn, cúc hoa, giảo cổ lam)
 HOÀI SƠN:
• Sơ chế:
Hoài sơn được chế biến ngay sau khi thu hoạch trong vòng 3 ngày, để lâu củ dễ
thối, hỏng. Hoài sơn được chế biến bằng phương pháp xông sinh, tuy nhiên cách thức
thực hiện có nhiều điểm khác nhau ở một số tài liệu và kinh nghiệm thực tế:
- Theo Dược điển Việt Nam IV: Hoài sơn sau thu hoạch, rửa sạch, gọt vỏ, ngâm
nước phèn chua 2% khoảng 2 đến 4 giờ. Vớt ra rửa sạch, đưa vào lò sấy lưu huỳnh đến
khi củ chín mềm. Phơi hay sấy cho se, tiếp tục sấy lưu huỳnh trong 24 giờ ở nhiệt độ
50 - 600 C đến khô.
- Theo các tài liệu (Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Những cây
thuốc và vị thuốc Việt Nam, Cây Thuốc Nghệ An, Kỹ thuật trồng cây thuốc, Kỹ thuật
nghiên cứu và chế biến cây con làm thuốc) có một số cách chế Hoài sơn như sau:
+ Cách thông thường: Hoài sơn được ngâm với phèn chua (10g phèn chua hòa trong
1 lít nước) để loại bỏ chất nhớt. Sấy xông sinh 3 ngày 3 đêm đến khi củ mềm nhũn, lấy
ra nhúng nước lã, rửa sạch, phơi cho se, sấy lại lưu huỳnh 24 giờ đến khi củ mềm,
phơi đến gần khô lại sấy lưu huỳnh 24 giờ.
+


Cách chế Hoài sơn xuất khẩu bằng sấy lưu huỳnh làm 3 lần: Lần 1: sau khi gọt

sạch vỏ, đem xếp củ vào lò sấy và xông hơi lưu huỳnh cho tỏa đều khối dược liệu (tỷ
lệ lưu huỳnh 2%), sấy 2 ngày 2 đêm, ủ lại 1 đêm rồi phơi nắng nhẹ hoặc sấy nhẹ cho
khô. Tiếp tục đem ngâm nước 2 ngày 2 đêm rồi rửa sạch và phơi nắng đến khô. Lần 2:
xếp Hoài sơn vào lò sấy, sấy xông lưu huỳnh tỷ lệ 1% trong 1 ngày 1 đêm đến khi
dược liệu mềm như chuối, đem ủ trong vại, đậy bằng bao tải có nhúng nước ủ 1 ngày 1
đêm. Đem củ sửa cho đều rồi đặt lên ván lăn đến khi hai đầu dược liệu lõm vào, đem
phơi hoặc sấy nhẹ cho gần khô, sửa và lăn lại để có hình dáng đẹp, mặt ngoài nhẵn
bóng rồi phơi đến khô. Nhúng nhanh vào nước, dùng giấy nháp đánh cho bóng. Lần 3:
trước khi đóng bao, sấy lại Hoài sơn với lưu huỳnh tỷ lệ 0,2% trong 1 ngày 1 đêm rồi
phân loại: loại 1 (4 khúc/500g), loại 2 (6 khúc/500g), loại 3 (8 khúc/500g), loại 4 (10
20


khúc/500g), loại 5 (12 khúc/500g), loại 6 (14 khúc/500g). Hoài sơn tốt có màu trắng
bóng, không vàng, chất củ rắn chắc, không xốp, không có vết lỗ chỗ, không bị sâu
mọt.
- Một số phương pháp khác theo kinh nghiệm Y học cổ truyền:
+

Chọn củ to, cạo sạch vỏ, xông hơi lưu huỳnh rồi sấy khô. Sau đó ngâm nước 1

ngày, đun nhẹ cho chín, đem ra lăn cho tròn rồi cắt thành từng khúc 12 - 23cm, đánh
bóng phơi khô rồi phân loại.
+

Chọn củ to, rửa sạch đất, ngâm vào nước rồi dùng mảnh tre mỏng cạo vỏ ngoài


(nếu dùng dao bằng sắt để cạo lạm vào ruột củ, sản phẩm hao hụt) cạo trắng, nếu có
vết thối lấy dao gọt đi, cạo xong cho vào sấy (dùng lưu huỳnh mà sấy) cứ 100kg Hòai
sơn tươi thì dùng 0,5kg lưu huỳnh, sấy 8 - 10 giờ. Nước bốc hơi đi Hoài sơn sẽ trở
nên mềm, đem ra phơi hoặc đem sấy khô. Nhưng cần chú ý nếu củ to quá có thể cắt ra
làm 3 - 4 miếng, như vậy dễ khô và tránh được mốc. Nếu thấy vỏ ngoài củ đã khô
cứng thì ngừng ngay phơi hoặc sấy, cho ngay vào khay sấy lưu huỳnh, đậy nắp lại mà
sấy. Sấy lưu huỳnh 24 tiếng, nước bốc đi Hoài sơn lại mềm, khi đó lại đem ra phơi
hoặc sấy khô, khi thấy vỏ ngoài đã khô mới xếp lại. Cứ làm đi làm lại 3 - 4 lần như
vậy, khi nào khô hoàn toàn là được[51].
+

Một số vùng ở Trung Quốc sử dụng phương pháp sơ chế bằng ngâm lưu huỳnh:

khi đem củ về, cho vào vại nước trong rửa sạch củ, sau đó cho vào bể ngâm, cứ ngâm
100kg củ tươi thì cho 1kg lưu huỳnh, nước trong bể ngập củ là được. Ngâm 1 ngày 1
đêm vớt lên rửa sạch, để khô nước cho vào sấy, dùng lưu huỳnh sấy, sấy đến khi trong
giữa củ mềm là được. Sấy xong lại đưa vào bể ngâm 1 ngày (vẫn nước bể ngâm cũ,
không cho thêm lưu huỳnh hoặc thêm ít) đem ra phơi khô nước rồi sấy bằng lò thang
gầy sấy khô [49].


Bảo quản:
Hoài sơn khô là sản phẩm sơ chế có đặc tính cấu trúc xốp, có khả năng hút ẩm cao.

Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của môi trường, dễ bị sâu mọt, nấm mốc phát triển để
gây hại. Cần bảo quản trong môi trường kín hạn chế khả năng tiếp xúc với không khí bên
ngoài. Sản phẩm phải đảm bảo thật khô ròn, có mùi thơm trên bề mặt có lớp bột trắng
mịn. Cần chọn thời điểm nhập kho vào những ngày nắng ráo, sản phẩm Hoài sơn được
xếp thành từng lớp dày 20 - 30 cm, nén chặt và bịt kín. Trong điều kiện gia đình có thể
dùng cót quây thành 2 lớp cách nhau 20 cm, ở giữa 2 lớp có lót trấu khô sạch, hoặc rơm

21


khô làm lớp cách ẩm cách nhiệt. Đáy vựa trải một lớp trấu rồi dùng cót hoặc bao tải phủ
lên trong quá trình bảo quản.

 Đánh giá về tình hình sơ chế, bảo quản và chất lượng của dược liệu Hoài sơn:
-

Quy trình sơ chế Hoài sơn có đặc điểm rất dễ hỏng, sau khi thu hoạch phải chế
biến ngay trong vòng 3 ngày, do đó cần có phương tiện vận chuyển kịp thời hoặc
khu vực chế biến gần khu vực trồng. Phương pháp chế biến Hoài sơn hiện nay vẫn
dùng là phương pháp xông sinh. Biện pháp này rất thủ công, tốn sức ảnh hưởng
nhiều đến môi trường và sức khỏe người lao động, ảnh hưởng đến cả chất lượng
dược liệu nếu hàm lượng lưu huỳnh tồn đọng quá nhiều hoặc không đủ để bảo
quản tốt dược liệu. Các lò sấy thủ công quy mô nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu
chế biến ngay một lượng lớn củ tươi, đó là nguyên nhân của sự dừng lại của nhiều
dự án trồng hoài sơn. Hơn nữa, quy trình chế biến cũng không thống nhất trong
nhiều tài liệu và kinh nghiệm thực tế của người dân, có nơi ngâm phèn có nơi
không ngâm phèn trước khi xông sinh, có nơi xông sinh làm 3 lần, có nơi chỉ làm 2
lần, tỷ lệ lưu huỳnh sử dụng cũng khác nhau, thậm chí không đánh giá được ở các
cá nhân tổ chức chế biến. Do đó cần có những nghiên cứu kỹ hơn về quy trình,
nồng độ lưu huỳnh sử dụng để có một quy trình an toàn, tiết kiệm nhất mà vẫn đảm
bảo được chất lượng dược liệu, đồng thời mở rộng quy mô chế biến.

-

Trong bảo quản Hoài sơn vấn đề về côn trùng và nấm mốc gây hại phổ biến hiện
nay như mọt gạo, mọt ngô, mọt thuốc bắc, mọt cafe, mọt khuẩn đen, mọt râu dài,
mọt thóc đỏ, mọt gạo dẹt. Các loại vi sinh vật hay gặp nấm mốc (fungus),

mycotoxin đặc biệt là các aflatoxin trong dược liệu. Chưa được nghiên cứu để đưa
ra giải pháp xử lý ngoài phương pháp xông sinh.

-

Về tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm Hoài sơn theo tiêu chuẩn Dược điển Việt
Nam IV còn thiếu các chỉ tiêu đánh giá chất lượng bằng định lượng hàm lượng
nhóm acid amin và terpenoids đặc trưng cho tính dược lý của dược liệu Hoài sơn.
Mặt khác theo công nghệ truyền thống các công đoạn từ sơ chế, đặc chế đến sấy và
bảo quản đều sử dụng đến hoá chất như phèn chua, lưu huỳnh, tuy vậy chưa có
những nghiên cứu đánh giá mức dư lượng cho phép có ảnh hưởng đến chất lượng
sử dụng của dược liệu.
 CÚC HOA

22


Theo kinh nghiệm Y học cổ truyền: Lúc hoa mới chớm nở, hái về, phơi nắng nhẹ
hoặc phơi trong râm, dùng tươi tốt hơn. Để bảo quản được lâu thì xông hơi lưu huỳnh
từ 2 - 3 giờ, thấy hoa chín mềm là được, rồi đem nén độ một đêm, thấy nước đen chảy
ra, đem phơi khoảng 3 - 4 nắng. Độ ẩm sản phẩm Cúc hoa khoảng 22% phục vụ làm
thuốc đông y và làm trà thảo dược. Cúc hoa dễ mốc, sâu mọt do vậy cần bảo quản kín
nơi khô ráo và xông lưu huỳnh định kỳ, không nên phơi nắng nhiều vì mất hương vị
và nát cánh hoa, biến mầu, không được sấy quá nóng. Cúc hoa được xông sinh vừa để
bảo quản dược liệu khỏi nấm mốc, sâu bọ vừa để ổn định cấu trúc và tạo màu sáng
[14].
Từ kinh nghiệm Y học cổ truyền Trung Quốc trước khi sấy thường cho hấp để
giữ được màu sắc cúc hoa, người ta sử dụng chảo có đường kính 66cm, chiều cao nắp
chảo lớn hơn 50 cm, giá đỡ ba chân có chiều cao khoảng 55 cm được chia thành nhiều
ngăn, mỗi ngăn chứa được hai sàng tre đường kính khoảng 35cm, cao 5 - 6cm. Đun

sôi nước nhỏ lửa hấp khoảng 5 phút. Sau đó sấy khoảng 60 -70 0C để độ ẩm của cúc
hoa từ 80 - 90% xuống còn 13 -18% [48].
Một số kết quả nghiên cứu trong nước:
-

Theo Dược điển Việt Nam IV: Lúc trời khô ráo vào mùa thu đông, hái hoa, đem
xông lưu huỳnh, nén chặt khoảng một đêm tới khi thấy nước chảy ra có màu đen thì
đem phơi nắng hoặc sấy ở 40 - 50oC đến khô.

-

Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung (2004); “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở
Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật”: Cúc hoa được thu hái vào tháng 10 đến
tháng 1- 2 năm sau, hoa hái về đem đồ rồi phơi 3 - 4 nắng đến khô. Nếu trời râm,
phải sấy than hoặc lửa nhẹ.

-

Phạm Xuân Sinh (1999); “Phương pháp chế biến thuốc cổ truyền, Nhà xuất bản Y
học” Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần (2005); “Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế
biến cây thuốc, NXB Nông nghiệp”: Cúc hoa được thu hái vào buổi sáng của các
tháng cuối thu và đông, đem sấy diêm sinh 3h, sau đó cho vào bao tải, buộc kín đầu
bao, ép 12h (thường là 1 đêm) cho chảy hết nước nhựa màu đen, đem phơi 2-3 nắng
cho vàng và khô.

-

Nguyễn Văn Thuận (2010) “Hoàn thiện quy trình sản xuất và chế biến dược liệu
sạch Đương quy, Ngưu tất, Actiso và Cúc hoa” - KC.10.DA.03/06-10: Cúc hoa


23


được thu hoạch, bỏ lá loại tạp chất . Sau đó xếp và lò sấy, xông sinh với tỷ lệ 1%
trong thời gian 4h. Dược liệu được phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50 - 60 0C. Dược
liệu đạt độ ẩm <12%, dỡ ra khỏi lò để nguội, đóng túi PE.
- Lê Thị Kim Loan (2004) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dưng quy trình chế
biến 5 loại dược liệu sạch Đương quy, Bạch chỉ, Ngưu tất, Cúc hoa, và Actiso”. Kết
quả đã xây dựng được 5 quy trình công nghệ chế biến trên cơ bản theo công nghệ cổ
truyền. Chất lượng sản phẩm so với các phương pháp thủ công khác đã được cải
thiện hơn và ổn định hơn đặc biệt là màu sắc sản phẩm. Tuy vậy với thiết bị sấy còn
thô sơ thủ công, sử dụng xông bằng đốt lưu huỳnh nên vẫn khó kiểm soát được dư
lượng lưu huỳnh trong sản phẩm.
 Đánh giá về tình hình sơ chế, bảo quản và chất lượng của dược liệu Cúc hoa:
- Về quy trình công nghệ sơ chế và bảo quản bằng phương pháp xông sinh mới được
các nhà sản xuất làm bằng kinh nghiệm nhưng hàm lượng lưu huỳnh bao nhiêu là
đủ, bao nhiêu thì an toàn cho người sử dụng vẫn là một vấn đề chưa được giải
quyết. Mặt khác cần quan tâm công đoạn đặc chế bằng ép hoa để tách độc tố để
-

hoàn thiện quy trình công nghệ sơ chế và bảo quản quy mô công nghiệp.
Các loại vi sinh vật gây hại cho Cúc hoa thông thường hay gặp nấm mốc (fungus),
mycotoxin đặc biệt là độc tố nấm mốc aflatoxin chưa có những giải pháp phòng trừ

-

ngoài sử dụng lưu huỳnh.
Về bảo quản Cúc hoa theo kinh nghiệm cổ truyền và tiêu chuẩn Dược điển Việt
Nam IV chưa đồng nhất với lý do nếu bảo quản ở độ ẩm 13% thì chất lượng về
dược lý của Cúc hoa bị suy giảm, thực tế đang bảo quản ở độ ẩm 22% được cho là

bảo tồn các thành phần hoạt tính sinh học, nhưng lại gặp hạn chế về thời gian bảo
quản và tác động có hại của nấm mốc, chưa có những nghiên cứu để xác định độ

-

ẩm và chế độ bảo quản phù hợp và an toàn.
Theo thông tin từ Viện dược liệu, quy trình phân tích đánh giá chất lượng cảm
quản giữa sản phẩm Cúc hoa Việt Nam thường khi cho ngâm nước thì cánh hoa dễ
bi rã rời, khả năng hút nước kém, màu sắc kém tự nhiên, mặt khác so với sản phẩm
Cúc hoa Trung Quốc có độ xốp, khả năng hút nước cao và cánh hoa vẫn giữ được

-

thể tự nhiên. Vấn đề này cần được nghiên cứu để xác định yếu tố biến đổi của nó.
Về tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm Cúc hoa theo tiêu chuẩn Dược điển Việt
Nam IV còn thiếu các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dược lý. Cần quan tâm đến
nhóm Flavonoid toàn phần tính theo Catechin trong nguyên liệu Cúc hoa (hoặc

24


định lượng thành phần buddleoside một Flavonoid có trong Cúc hoa )
 GIẢO CỔ LAM
Hiện nay, giảo cổ lam được trồng ở Hòa bình (2ha) và vườn Quốc gia Ba vì (10ha),
năng suất dược liệu tươi 16 tấn/ha; trữ lượng dược liệu tươi 192 tấn.Nhưng nguồn
cung cấp chủ yếu vẫn là thu hái tự nhiên. Giảo cổ lam cắt toàn cây, thái khúc sau đó
phơi hoặc sấy khô. Đã có nhiều chế phẩm từ Giảo cổ lam nhưng chủ yếu vẫn là dưới
dạng chè túi lọc hoặc sử dụng trực tiếp bằng cách hãm với nước sôi. Chưa có nhiều tài
liệu cũng như tổng hợp kinh nghiệm về sơ chế và bảo quản dược liệu Giảo cổ lam do
đây là dược liệu mới được phát hiện tại Việt Nam, những nghiên cứu của Giáo sư

Phạm Thanh Kỳ chỉ tập trung vào bản chất về dược tính của Giảo cổ lam. Ở Việt
Nam, vào năm 1997 giáo sư Phạm Thanh Kỳ (Đại học Dược Hà nội) đã phát hiện cây
giảo cổ lam trên núi Phan Xi Păng và được giáo sư Vũ Văn Chuyên (Đại học Dược Hà
nội) xác định đúng là loại Gynostemma pentaphyllum.
 Đánh giá về tình hình sơ chế, bảo quản và chất lượng dược liệu Giảo cổ lam:
- Đa phần các sản phẩm từ Giảo cổ lam được sử dụng phần lớn dưới dạng chè uống
trực tiếp hoặc dạng trà túi lọc. Quy trình từ khâu sơ chế đến khâu sử dụng rất ngắn.
Do đó, vấn đề bảo đảm an toàn và chất lượng là rất quan trọng và cấp thiết. Hiện
nay, người dân thu hái Giảo cổ lam chủ yếu sơ chế bằng cách rửa qua nước hoặc
thậm chí không rửa, phơi khô hoặc sấy khô thủ công. Chưa có các nghiên cứu đánh
giá ảnh hưởng của quy trình sơ chế và bảo quản đến chất lượng của Giảo cổ lam.
Trong khi đó, lượng Giảo cổ lam tiêu thụ trên thị trường là rất lớn. Do đó, nhất thiết
cần có những nghiên cứu xây dựng quy trình sơ chế, bảo quản và tiêu chuẩn Giảo
cổ lam.
- Cần nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu Giảo cổ lam, trên cơ
sở các tiêu chuẩn nói chung của dược liệu dạng khô theo tiểu chuẩn Dược điển Việt
Nam IV. Cần quan tâm đến chỉ tiêu định lượng thành phần hoạt chất có tính dược lý
đặc trưng của Giảo cổ lam, cụ thể là 2 nhóm chất flavonoid và saponin. Trong đó,
nhóm saponin có tác dụng tăng lực, nhóm flavonoid có tác dụng giảm mỡ máu, ức
chế tăng Cholesterorl.
1.4.2. Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng trong nước

25


×