Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Xu ly tình huong LK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.82 KB, 3 trang )

UBND THỊ XÃ LONG KHÁNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI XỬ LÍ TÌNH HUỐNG HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP GIỎI
CẤP THỊ XÃ NĂM HỌC: 2015-2016
Câu 1: Trong lớp, có một học sinh thường xuyên đi học muộn. Đến lớp, hay quên
sách vở hoặc thiếu đồ dùng học tập, là giáo viên chủ nhiệm của lớp, thầy (cô) làm gì để
khắc phục tình trạng trên?
Câu 2: Giả sử trong lớp thầy (cô) có một học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ li
dị, không có đủ sách vở, đồ dùng học tập. Quần áo chưa được gọn gàng, thường bị các
bạn khác chế giễu, trêu chọc nên em đó mặc cảm, tự ti về bản thân. Là giáo viên chủ
nhiệm, thầy (cô) xử lí như thế nào?
Câu 3: Lớp thầy (cô) chủ nhiệm, có một học sinh học hơi chậm nhưng nắm được
kiến thức kĩ năng cơ bản, đủ điều kiện để xét lên lớp nhưng phụ huynh của em đó đã xin
giáo viên chủ nhiệm cho con họ được ở lại lớp để nắm chắc kiến thức. Trong trường hợp
này thầy (cô) sẽ xử lí như thế nào?
Câu 4: Một học sinh ở những năm học trước học chắc tất cả các môn nhưng năm
nay em đó học giảm sút, đi học không chuyên cần, đến lớp với nét mặt buồn, lo âu. Là
giáo viên chủ nhiệm, thầy (cô) làm gì để giúp đỡ em học sinh đó?
Câu 5: Trong lớp thầy (cô) chủ nhiệm, em A có năng khiếu văn nghệ được các bạn
và giáo viên chọn vào đội văn nghệ của lớp, của trường. Nhưng trong cuộc họp phụ
huynh, bố mẹ của em A một mực xin không cho em tham gia vào đội văn nghệ vì lí do
vào đội văn nghệ không có ích lợi gì mà còn ảnh hưởng đến học tập. Thầy (cô) xử lý như
thế nào?
Câu 6: Trong lớp có một học sinh vi phạm nội uy nhà trường, thầy (cô) gửi giấy
mời phụ huynh lên để phối hợp giáo dục nhưng phụ huynh đó không đến gặp giáo viên.
Thầy (cô) làm gì trong trường hợp này?
Câu 7: Có một học sinh thường xuyên không học bài ở nhà khi và giáo viên đến gia
đình với mục đích phối hợp với phụ huynh để giúp đỡ học sinh đó nhưng phụ huynh lại
nói: “Nếu thầy (cô) không dạy được nó thì để tôi cho nó nghỉ học luôn cũng được”. Thầy
(cô) sẽ giải quyết như thế nào?


Câu 8: Khi tiếp xúc với phụ huynh của một học sinh cá biệt ở lớp, phụ huynh đó
năn nỉ nói: “Trăm sự nhờ thầy (cô)”. Là giáo viên chủ nhiệm, lúc đó thầy (cô) phải ứng
xử như thế nào?
Câu 9: Sau khi thông báo kết quả học tập cuối năm học của lớp, có một phụ huynh
phản ánh kết quả giáo viên đánh giá không đúng với năng lực của con họ. Là giáo viên
chủ nhiệm, thầy (cô) giải quyết như thế nào?
Câu 10: Trong lớp có một học sinh hay đánh bạn và trên trọc các bạn khác. Là giáo
viên chủ nhiệm thầy (cô) sẽ làm gì với em học sinh này?
.............................................HẾT.........................................


GỢI Ý CÁCH XỬ LÍ TÌNH HUỐNG HỘI THI
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP GIỎI CẤP THỊ XÃ NĂM HỌC: 2015-2016
Câu 1: Gv gặp em học sinh đó nhẹ nhàng hỏi lý do đi học muộn và hay quên đồ dùng
học tập, nhắc nhở em đó cần thực hiện đúng nội quy của lớp và của trường, không nên
làm ảnh hưởng đến lớp. Tìm hiểu hoàn cảnh em gia đình của em nếu nhiều lần chưa khắc
phục GV cần gặp phụ huynh học sinh và trao đổi rõ ràng về vấn đề này, nhắc nhở PH
phối hợp tốt với Gv để giúp em đó thực hiện đúng quy định…..
Câu 2: GV phải quan tâm đến em bằng cách giúp đỡ cho em có đủ sách vở, đồ dùng học
tập và nhẹ nhàng nhắc nhở em phải gữi vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Tích hợp các môn học
để giáo dục Hs biết yêu thương giúp đỡ và chia sẻ với các bạn. Ngoài ra trao đổi riêng
với lớp không được phân biết và chế giễu bạn, phải giúp đỡ và chơi với bạn,…. GV theo
dõi và động viện kịp thời khi các em tiến bộ,….
Câu 3: GV phải có đầy đủ các chứng cứ về quá trình học tập của Hs đó để giải thích cho
PH hiểu rằng em đó đủ điều kiện để lên lớp trên học và đánh giá kết quả học tập của GV
là chính xác theo năng lực học của em đó để PH hiểu. Đồng thời động viên Ph sẽ giúp đỡ
em ôn tập thêm ở nhà để em đó có thể học tốt hơn nữa….
Câu 4: GV lặng lẽ theo dõi, quan sát Hs đó về các biểu hiện thường ngày. Gần gũi với
Hs đó, tạo cho em sự thân thiện, đáng tin cậy, sau đó nhẹ nhàng hỏi thăm gia đình em
nếu vì hoàn cảnh gia đình thì động viên em và giúp đỡ em trong khả năng có thể Gv làm

được. Một thời gian ngắn chưa tiến bộ, gặp phụ huynh học sinh và trao đổi rõ ràng cụ
thể về vấn đề của HS này và có giải pháp để cùng Ph giúp đỡ em….
Câu 5: Giải thích cho PH hiểu đến trường ngoài việc học các môn văn hóa , HS còn phải
tham gia các hoạt động của nhà trường, của lớp theo quy định và phụ thuộc và năng
khiếu của mỗi Hs. Tập văn nghệ không mất nhiều thời gian và ngoài giờ học của các em.
GV nói với PH trong trường hợp này HS có năng khiếu được tham gia vào đội văn nghệ
là điều PH tự hào về con của mình, không nên ngăn can việc học tập của con em như
vậy….
Câu 6: Giáo viên điện thoại cho PH tìm hiểu lí do gì PH không đến gặp GV nếu sau khi
trao đổi điện thoại biết lí do hẹn gặp PH ở thời điểm thích hợp nhưng PH vẫn không đến
gặp GV thì GV đến nhà PH để trao đổi vấn đề học tập của HS đó. Nhẹ nhàng nhắc nhở
PH phải có trách nhiệm phối hợp cùng với nhà trường và Gv để theo dõi giúp đỡ em
vượt qua giai đoạn này….
Câu 7: GV giải thích cho PH hiểu trách nhiệm của gia đình là cùng nhà trường tạo điều
kiện cho HS được đến trường để học. Và học là để em có tương lai của em và để cho em
có môi trường tốt nhất tham gia các hoạt động và vui chơi với bạn cùng lứa tuổi. Nhắc


nhở PH huynh quan tâm đến việc chuẩn bị bài ở nhà của em vì các em còn ham
chơi….Nếu Ph cho em đó nghỉ học là vi phạm quyền của trẻ em.
Câu 8: GV bình tĩnh giải thích cho PH hiểu ở trường, GV và các bạn đã hiết lòng giúp
đỡ em đó và đặc biệt GVCN đã luôn quan tâm theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ em nhưng
trách nhiệm của gia đình là cùng nhà trường để phối hợp để giáo dục, không thể giao
khoán cho nhà trường. …
Câu 9: Gv cung cấp đầy đủ các chứng cứ về quá trình học tập của Hs đó để giải thích
cho PH hiểu mức độ con họ đạt được và việc đánh giá của Gv là chính xác, khách quan
thông qua tập vở HS và Sổ TDCLGD, điểm KTĐK. Đồng thời giải thích cho PH hiểu
việc đánh giá kết quả học tập của Hs có sự phối hợp với GV bộ môn, đồng thời thực hiện
theo quy định (TT30). Khẳng định với GV là việc đánh giá kết quả học tập của tất cả HS,
thực hiện khách quan và chính xác....

Câu 10: Việc đầu tiên GV nghiêm khắc nhở em HS đó không được đánh và trêu trọc các
bạn. Đồng thời GV phải tỉm hiểu hoàn cảnh gia đình em, môi trường nơi em ở, theo dõi
xem có thay đổi không hay vẫn còn đánh và trêu trọc các bạn. Nếu chưa tiến bộ thì Gv
gặp PH để trao đổi với PH và có giải pháp để cùng PH nhắc nhở em HS đó….
……………………………..



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×