Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

tiểu luận cao học hiệu quả kinh tế của hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.99 KB, 35 trang )

MỞ ĐẦU
I. VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH
1.Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình
Truyền hình là loại hình truyền thông ra đời muộn hơn rất nhiều so với các
loại hình truyền thông khác, nhưng với thế mạnh về hình ảnh và âm thanh, nên
thông tin của truyền hình đến với công chúng rất sinh động và hấp dẫn. Không
những sản phẩm hấp dẫn mà công việc làm nên sản phẩm cũng là điều thú vị, thu
hút sự quan tâm của công chúng. Hiện giờ, công việc sản xuất làm ra sản phẩm
truyền hình không phải chỉ do các phóng viên của một kênh truyền hình, một đài
TH thực hiện nữa, mà là công việc chung của nhiều người. Ở đó họ có thể tham
gia trực tiếp hoặc gián tiếp làm nên sản phẩm. Họ có thể đi khai thác tin, bài, tham
gia đóng góp thêm công sức, trí tuệ, tài chính... để làm cho sản phẩm - chương
trình TH phong phú hơn.
Chính hình thức này đã làm cho mô hình sản xuất sản phẩm truyền hình
theo cách truyền thống đó là: nhà báo - phóng viên truyền hình (người theo diện
biên chế của đài - nhận lương của Nhà nước) trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, sau
đó sản phẩm này được chuyển đến phục vụ công chúng, có sự thay đổi.
Sự thay đổi thể hiện ở việc, công chúng không còn chỉ là người tiếp nhận
thông tin một cách thụ động. Giờ đây, họ - những người ngoài đài - còn có thể là
đối tượng cùng với các nhà báo góp phần làm nên những sản phẩm truyền hình.
Nhiều nơi trên thế giới gọi đội ngũ này là “nhà báo công dân” (citizen journalist).
Sự tham gia của các đối tượng ngoài đài TH trong việc làm nên sản phẩm
phát trên sóng truyền hình đã tạo ra sự khác biệt trong tổ chức sản xuất chương
trình theo cách truyền thống. Sự tham gia của đối tượng này vào hoạt động sản
xuất đã tác động làm thay đổi nhiều vấn đề trong một đài, điều này đòi hỏi phải có


sự cấu trúc lại hoạt động của đài TH nói riêng, ngành truyền hình nó chung. Đó là:
cần phải tổ chức lại nhân sự (với bộ máy gọn nhẹ, nhưng phải “tinh”), thiết lập kế
hoạch sản xuất chương trình mới (sản xuất bao nhiêu? tiêu chí nào để chuẩn hóa


sản phẩm?) cũng như cách thức phát sóng...
Như vậy, quá trình nhiều thành phần xã hội tham gia làm nên sản phẩm
truyền hình chính là hoạt động XHH SXCTTH. Nói một cách khác “Xã hội hóa
sản xuất chương trình truyền hình là quá trình mở rộng sự tham gia và thu hút
nguồn lực của các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp vào một hay nhiều khâu
trong quy trình sản xuất các chương trình truyền hình – đây vốn là công việc của
một tổ chức chuyên trách về lĩnh vực truyền hình”
2. Tính tất yếu của hoạt động XHH sản xuất chương trình truyền hình
- Nhu cầu thông tin của công chúng và khả năng nội tại của đài TH
Mặc dù ra đời sau rất nhiều so với báo viết và phát thanh, nhưng do thông
tin được truyền tải bằng hình ảnh và âm thanh sinh động nên truyền hình đã nhanh
chóng thu hút được sự quan tâm theo dõi của khán giả.
Để có nhiều chương trình hay, hấp dẫn với tính chất, quy mô lớn, hiện đại
thì cơ sở vật chất, kỹ thuật, kỹ năng sản xuất chương trình TH đòi hỏi phức tạp và
tốn kém. Đây cũng là lý do khiến nhiều đài TH, kênh truyền hình khó đáp ứng nổi
đặc biệt là về tài chính. Vậy nên, việc cần có sự tham gia của những đối tác, đặc
biệt là các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế, những tập thể, cá nhân có điều kiện
vào hoạt động sản xuất chương trình xuất hiện.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ
Khoa học kỹ thuật đã giúp cho thiết bị sản xuất các chương trình TH ngày
một hiện đại, tiện nghi và đặc biệt là rẻ hơn rất nhiều so với trước. Và đây là cơ hội
để công chúng có thể mua được những phương tiện và dễ dàng làm nên sản phẩm
truyền hình góp sức với nhà đài.
Còn đối với nhà đài, khi công nghệ phát triển, việc tăng số lượng kênh
cũng đơn giản hơn rất nhiều. Nếu như trước kia một máy phát chỉ có thể phát được
một kênh sóng, thì hiện nay, nhờ công nghệ phát triển, một máy phát kỹ thuật số
cùng một lúc có thể phát sóng được rất nhiều kênh. Khi có nhiều kênh sóng, đồng
nghĩa với việc cần phải có nhiều thời lượng chương trình hơn. Ngoài sự nỗ lực của



cán bộ, phóng viên nhà đài thì việc có thêm sự hợp tác trong sản xuất chương trình
với các đối tác bên ngoài là điều cần thiết.
- Khả năng của các đối tác
Đối tác của các đài TH là những cá nhân, tổ chức có khả năng tham gia vào hoạt
động sản xuất chương trình TH. Đó có thể là những nhà sản xuất có năng lực chuyên lo
về nội dung hoặc có thể là các tập đoàn, doanh nghiệp thậm chí những cá nhân có tiềm
lực kinh tế có khả năng tài trợ kinh phí để sản xuất chương trình...
Theo Tổng cục thống kê, hiện ở nước ta có hơn 3.000 doanh nghiệp truyền
thông có khả năng thực hiện nhiều chức năng khác nhau như: từ quan hệ công
chúng, tổ chức sự kiện, quảng cáo, thiết kế website… tham gia vào các hoạt động
của các loại hình báo chí trong đó có sản xuất các chương trình phát trên sóng
truyền hình Việt Nam. Không ít công ty truyền thông tuy mới ra đời nhưng nhờ có
tiềm lực thực sự về kinh tế nên họ đã sẵn sàng đầu tư để có thể làm nên những
chương trình có giá trị.
Công ty TNHH Bình Hạnh Đan (BHD) là một minh chứng. Khởi đầu, với
10 nhân viên tại văn phòng ở Hà Nội, tới nay, công ty đã xây dựng được thêm
nhiều trụ sở, trang thiết bị và studio tiện nghi phục vụ sản xuất các chương trình
trò chơi (gameshow) và phim truyền hình cho hai thành phố lớn nhất của Việt
Nam là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay, BHD có gần 100 nhân viên chính
thức và hàng chục cộng tác viên làm việc thường xuyên cho nhiều bộ phận khác
nhau. Hiện, đối tác của BHD rất đa dạng, với nhiều đài TH từ trung ương đến địa
phương. Từ năm 2008 đến nay, BHD phối hợp với Đài THVN sản xuất mỗi năm
52 chương trình “Hãy chọn giá đúng” (VTV3). Công ty đã đầu tư hàng tỷ đồng
bao gồm chi phí bản quyền và format, quảng cáo, làm băng rôn, khẩu hiệu, quà
tặng cho khán giả; bảo dưỡng, vận chuyển, lắp đặt sân khấu và thuê kho để bảo
quản đạo cụ; phí dịch vụ trao đổi quảng cáo trọn gói, chi trả lương cho ekip lên
đến hàng chục người.
- Lợi ích về kinh tế



Bản chất của hoạt động XHH là sự hợp tác giữa đài TH và các đối tác bên
ngoài đài trong quá trình cùng sản xuất sản phẩm truyền hình. Nhưng sự liên kết đó
không phải ngẫu nhiên mà bao giờ cũng gắn chặt với lợi ích của cả hai bên.
Các đơn vị đối tác tham gia sản xuất chương trình TH với hai mục đích
chính: quảng bá thương hiệu nâng cao uy tín của mình trong xã hội và tìm kiếm các
lợi ích về kinh tế từ nguồn thu quảng cáo, từ lệ phí truyền hình trả tiền hay dịch vụ
giá trị gia tăng trên truyền hình. Trong đó, nguồn thu từ quảng cáo là lớn nhất.
Những năm gần đây, tổng doanh thu quảng cáo của các đài TH trên cả nước
ta luôn ở mức cao. Đặc biệt, năm 2009, mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế nhưng doanh thu từ hoạt động quảng cáo của TVAd (Trung tâm quảng cáo
và dịch vụ truyền hình Đài THVN) vẫn đạt mức xấp xỉ 1.900 tỉ đồng. Năm 2010,
con số đó là hơn 2.000 tỷ đồng. Mặc dù, một số đài TH vẫn được bao cấp nhưng
doanh thu từ các hoạt động quảng cáo và dịch vụ trên truyền hình đã giúp cho
nhiều kênh truyền hình có thể tự chủ đến 70% kinh phí hoạt động. Đây là những
miếng mồi béo bở không một công ty truyền thông nào bỏ qua.
Cùng với nguồn lợi thu từ quảng cáo, sự phát triển đa dạng của các kênh
truyền hình trả tiền (Pay TV) cũng là một hình thức thu lợi nhuận cao cho truyền
hình bằng phí truyền hình của người xem. Càng nhiều thuê bao, lợi nhuận càng
lớn. Lợi nhuận này không chỉ đài TH mà các đối tác đều nhận thấy. Chính vì vậy
mà việc nhiều công ty, tổ chức cùng muốn “hưởng” lợi và như vậy đồng nghĩa với
việc họ “bắt tay” với nhà đài sản xuất chương trình là điều dễ hiểu.
Ngoài lợi ích về nguồn thu từ quảng cáo, từ dịch vụ truyền hình trả tiền,
dịch vụ giá trị gia tăng trên truyền hình cũng là một nguồn thu không nhỏ. Loại
hình dịch vụ này ngoài việc cho phép gia tăng mối liên hệ giữa khán giả với khán
giả, khán giả với người làm truyền hình, còn giúp các đài và đơn vị đối tác có thể
thu lợi từ các nguồn rao bán sản phẩm (thời trang, mỹ phẩm, dược phẩm, nhà
đất...), chia phần trăm “hoa hồng” từ phí tin nhắn điện thoại của các đơn vị viễn
thông hoặc đơn vị kinh doanh dịch vụ internet. Khi XHH SXCTTH phát triển thì
dịch vụ giá trị gia tăng vừa là một nhu cầu, vừa là một phương thức quan trọng để
kinh doanh của đơn vị phối hợp thực hiện chương trình.



II. HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN
HÌNH Ở ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
1. Sơ lược sự ra đời và phát triển hoạt động XHH sản xuất chương
trình truyền hình ở Đài truyền hình Việt Nam
- Giai đoạn mới thành lập - những năm 70 (thế kỷ XX):
+ Hoạt động hợp tác sản xuất chương trình manh nha từ những ngày đầu
truyền hình ra đời. Bên cạnh những chương trình do phóng viên của đài sản xuất,
năm 1971, khi truyền hình Việt Nam còn đang phát sóng những chương trình thử
nghiệm, Cục công tác Chính trị - Bộ Công an thấy đây là một phương tiện thông
tin đại chúng hiện đại, mang tính quần chúng rộng rãi, đã cử cán bộ sang đài
nghiên cứu, thực tập, phối hợp với Đài làm chương trình phát sóng. Đây là một
những dấu mốc đầu tiên đánh dấu hoạt động mở rộng sản xuất chương trình TH ở
Việt Nam.
+ Năm 1978 - sau gần 8 năm ra đời và phát triển, truyền hình cũng mới chỉ
sản xuất và phát sóng được 120 phút/ngày. Để có đa dạng chương trình phục vụ
công chúng, Đài THVN đã liên hệ với hãng Wisnews ở Hồng Kông mua băng thời
sự quốc tế của hãng này, đây là cơ hội giúp cho chương trình TH của Đài phong
phú về thông tin, có sự hấp dẫn hơn về mặt thể hiện. Đây là bước phát triển quan
trọng trong việc trao đổi, mua các sản phẩm của nước ngoài về phát trên sóng
truyền hình Việt Nam phục vụ khán giả.
+ Cùng với việc mua sản phẩm là những chương trình hoàn thiện, để có
nhiều chương trình phong phú hấp dẫn phục vụ khán giả, năm 1978, được sự đồng
ý của các cơ quan quản lý, đài đã phối hợp với một số cơ quan và cá nhân bên
ngoài có điều kiện về máy móc cùng hợp tác sản xuất một số chương trình TH.
Những đề tài được sản xuất theo cách thức này chủ yếu là về lĩnh vực dân số và kế
hoạch hóa gia đình, chương trình văn nghệ, khoa giáo.
+ Sau này, để có thêm nhiều chương trình phục vụ khán giả, đài đã phối
hợp với các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội. Ví dụ: Chuyên mục

“Phụ nữ” phát sóng trên VTV được sản xuất với sự tham gia của Hội liên hiệp


Phụ nữ Việt Nam; “Lao động và Công đoàn” (VTV) hợp tác với Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam; truyền hình “Quân đội nhân dân” của ngành Quân đội...
- Những năm 90 thế kỷ XX:
Thời gian này, một hình thức XHH nữa đã xuất hiện đó là một số đơn vị
tham gia tài trợ tài chính để đài sản xuất chương trình.
- Đến nay, những năm đầu tiên của thế kỷ XXI: hoạt động XHH sản xuất
chương trình ở Đài THVN ngày càng phát triển với nhiều hình thức đa dạng.
Nếu năm 2006, tỷ lệ đơn vị tham gia XHH SXCTTH trên VTV1 là 1 đơn
vị, VTV3 là 2 đơn vị thì năm 2007 đã lần lượt tăng lên 5 và 7 đơn vị, năm 2008 là
9 và 11 đơn vị, năm 2009 là 14 và 23 đơn vị [38].
Ngoài hai kênh VTV1 và VTV3, từ năm 2009 trên sóng truyền hình quảng
bá Đài THVN, số lượng đơn vị tham gia hợp tác với các kênh truyền hình khác
cũng bắt đầu xuất hiện. Đến năm 2011, ở khu vực truyền hình quảng bá, đài
THVN đã có gần 60 đơn vị là các doanh nghiệp truyền thông tham gia phối hợp
thường xuyên với đài THVN cùng sản xuất chương trình.
Cùng với tăng đối tác, số lượng các chương trình TH XHH cũng tăng hàng
năm. Năm 2008, trên kênh quảng bá, có 49 đầu mục chương trình được thực hiện
theo hình thức XHH, năm 2009, là 52 chương trình và năm 2010 có 62 đầu mục
chương trình [38]. Trong đó, qua khảo sát thấy rằng thời lượng chương trình
XHH trên kênh quảng bá hàng năm chiếm trung bình khoảng 20% tổng thời
lượng chương trình phát sóng.
Cùng với khu vực truyền hình quảng bá, hoạt động XHH sản xuất chương
trình ở khu vực truyền hình trả tiền ở Đài THVN cũng phát triển mạnh mẽ trên hai
mạng: VCTV và SCTV.
Kênh truyền hình InfoTV - kênh thông tin tài chính kinh tế ra đời 2007 đánh dấu sự xuất hiện hoạt động XHH đầu tiên khu vực truyền hình trả tiền ở Việt
Nam. Đến nay, sau hơn 5 năm phát triển hoạt động XHH trên hệ thống truyền hình
trả tiền đã có 15 kênh chuyên biệt. Trong đó, có 1 kênh VCTV11 là toàn bộ các

chương trình ở đó do đối tác bên ngoài sản xuất (XHH cả kênh), 11 kênh XHH
một phần, 3 kênh đài tự sản xuất hoàn toàn.


Cùng với cáp VCTV, Đài THVN còn có một hệ thống cáp nữa với tên gọi là
SCTV, đây là kết quả liên doanh giữa đài THVN và Công ty TNHH Truyền hình
Saigontourist (SCTV Co., Ltd). Đến năm 2011, hệ thống cáp SCTV phát sóng 70
kênh analog, trong đó có 52 kênh khai thác, 18 kênh sản xuất nội địa. Trong 18
kênh này có 7 kênh được sản xuất theo hình thức XHH sản xuất chương trình cho
cả kênh, 11 kênh chương trình được sản xuất theo hình thức XHH một phần.
Tóm lại, hiện nay trên hệ thống quảng bá và hệ thống trả tiền (VTV, VCTV
và SCTV) Đài THVN có tổng số 143 kênh, trong đó sản xuất nội địa (Việt Nam
sản xuất) là 44 kênh, còn lại 99 kênh là khai thác.
2. Hiệu quả của hoạt động XHH sản xuất chương trình truyền hình ở
Đài truyền hình Việt Nam
- Hiệu quả về mặt thông tin
Thực tế khảo sát cho thấy: nhờ có sự phối hợp trong sản xuất, số lượng
chương trình của các đài tăng lên rõ rệt. Nếu như thời gian đầu mới thành lập, Đài
chỉ có một kênh với một, hai giờ phát sóng/ngày thì nay, đài TH không chỉ tăng số
lượng kênh sóng mà mỗi kênh thời lượng chương trình phổ biến lên tới18h/ngày,
có kênh là 24 giờ/24 giờ ngày.
Năm 2001, VTV chỉ có 4 kênh (VTV1, VTV2, VTV3, VTV4) với tổng thời
lượng 42,4 giờ/ngày thì đến năm 2009 (tăng thêm 2 kênh VTV5 và VTV6) thời
lượng tăng gấp 3 lần lên 121 giờ/ngày và 2010 là 127,5 giờ/ngày, tương đương
46.000 giờ/năm/6 kênh.
Biểu đồ 3.1. Thời lượng phát sóng trên kênh quảng bá của VTV từ 2001 đến 2010


(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo của đài THVN từ 2001 - 2010)
Cùng với các kênh quảng bá, các kênh truyền hình trả tiền của VTV cũng

phát triển rầm rộ, thời lượng phát sóng hàng năm tăng rõ rệt. Năm 2001, tổng thời
lượng phát sóng (mới và phát lại) toàn đài (cả quảng bá và trả tiền) là 291.144 giờ
thì đến năm 2008 tăng gấp 3 lần là 764.000 giờ; năm 2010 nâng lên là 849.059 giờ
[33].
Để có thời lượng phát sóng tăng vượt bậc như vậy, ngoài sự nỗ lực sản xuất
của phóng viên biên tập của đài phải kể tới sự đóng góp không nhỏ của các đối tác
bên ngoài thông qua hoạt động XHH với khoảng gần 20% tổng thời lượng phát sóng
mới của cả Đài. (Riêng năm 2009, trên kênh quảng bá của Đài THVN đã có gần
4.000 giờ sản xuất mới XHH/17.000 giờ sản xuất mới/năm.
Cùng với tăng về thời lượng qua hoạt động XHH, dạng chương trình, kênh
chương trình chuyên sâu cũng ngày càng đa dạng tạo, thông tin đa chiều tạo nên
sự phong phú cho các chương trình của Đài.
Trước kia, trên truyền hình chủ yếu chỉ có các chương trình tin tức, thời sự,
chuyên đề cùng một số chương trình giải trí truyền thống như phim, ca nhạc thì
hiện nay, qua hình thức XHH, nhiều dạng chương trình mới đã phát triển và ngày
càng có vị trí trong lòng khán giả như trò chơi truyền hình (gameshow), gặp gỡ
giao lưu truyền hình (talkshow), phim ngắn, hài (sitcom)...


Bên cạnh lượng thông tin đa dạng, hoạt động XHH đã giúp cho truyền hình
phân khúc khán giả dễ dàng hơn với nhiều chương trình chuyên biệt. Sự chuyên
biệt về đối tượng, về lĩnh vực, lứa tuổi... tạo điều kiện cho công chúng có nhiều cơ
hội lựa chọn những chương trình thích hợp hơn với nhu cầu sở thích của mình. Ví
dụ: chuyên về âm nhạc có YanTV(SCTV2), SaoTV(SCTV3), chuyên về mua sắm
có: Home Shopping Network (SCTV10), TVShopping (VCTV11), chuyên kinh tế,
tài chính có: InfoTV (VCTV9), Invest TV (VCTV15)...
- Hiệu quả về mặt xã hội của hoạt động XHH
XHH không chỉ đem lại thành công về chất lượng tuyên truyền, lợi ích kinh
tế cho đài TH và đối tác mà hiệu quả đáng ghi nhận hơn cả đó là các chương trình
đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và cao hơn nữa là hình thành

những hành vi tích cực của các đối tác, các thành viên trong xã hội dành cho
những người có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi năm, hàng nghìn tỷ đồng đã được trích
từ nguồn quỹ tài trợ và nguồn thu quảng cáo thu được từ nhiều đài để hỗ trợ cho
những người bệnh tật, có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Chương trình “Lục lạc
vàng” (VTV1) - phối hợp giữa VTV và công ty CP truyền thông Lasta trong sản
xuất là một trong rất nhiều ví dụ điển hình. Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2010
đã hỗ trợ cho 24 hộ gia đình khó khăn 48 con bò sinh sản, với tổng giá trị gần 1tỷ
đồng.
- Hiệu quả về mặt kinh tế
Bên cạnh hiệu quả to lớn về mặt thông tin và xã hội do hoạt động XHH
SXCTTH đem lại cho Đài truyền hình Việt Nam như đã phân tích ở trên. Một
hiệu quả không kém phần qua trọng được tạo nên từ việc phối hợp – hợp tác trong
sản xuất chương trình giữa Đài truyền hình Việt Nam và đối tác đem lại đó là hiệu
quả kinh tế. Đây là phần trọng tâm của tiểu luận nên chúng tôi tác riêng thành một
mục để tiện phân tích sâu (mục III)
III. KHẢO SÁT HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ CỦA HOẠT
ĐỘNG XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH Ở ĐÀI TRUYỀN
HÌNH VIỆT NAM


1. Hiệu quả tích cực
Từ năm 2008 đến nay, có hàng chục cơ quan, ban ngành tổ chức Nhà nước
cùng hơn 100 doanh nghiệp truyền thông tư nhân với hàng nghìn thành viên của
các đối tác và cả những cá nhân đã tham gia vào các hoạt động sản xuất chương
trình TH. Sản phẩm của họ hiện có mặt trên hơn 100 kênh truyền hình quảng bá và
trả tiền ở Việt Nam.
Nghị định số 54/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện
ảnh số 31/2009/QH12 đã nêu rõ tại điều 17: “Tỷ lệ thời lượng phát sóng phim
truyện Việt Nam của mỗi Đài TH đạt ít nhất là 30% so với tổng thời lượng phát
sóng phim”[14]. Qui định mới này là cơ hội để khán giả được tiếp cận nhiều hơn

với phim Việt Nam. Với nghị định này, mỗi năm trung bình ở 67 Đài PTTH ở Việt
Nam với gần 100 kênh truyền hình quảng bá (nếu chỉ phát 30% tổng thời lượng là
phim Việt và phát mới lần một) cần có trung bình gần 30.000 tập phim để phục vụ
khán giả cả nước. Đây là cơ hội giải trí lớn cho khán giả.
Tuy nhiên, điều này không đơn giản đối với nhà sản xuất là các hãng phim
Nhà nước, bởi khả năng sản xuất của đài có hạn, (không phải đài TH nào cũng có
thể sản xuất phim, nhất là các đài TH địa phương). Vì vậy, việc tham gia sản xuất
chương trình TH nói chung, phim truyền hình nói riêng để phát sóng của các cá
nhân, tổ chức ngoài đài trong thời gian qua đóng vai trò quan trọng, góp phần
giảm tải gánh nặng cho đài về nhiều mặt.
Bên cạnh hai đơn vị sản xuất phim hàng đầu ở Việt Nam là VFC (Trung
tâm sản xuất phim truyền hình - Đài THVN) và TFS (Hãng phim truyền hình TP.
Hồ Chí Minh), hoạt động XHH sản xuất chương trình TH đã giúp khán giả biết tới
tên tuổi của nhiều hãng phim, công ty tư nhân có đóng góp trong việc làm phong
phú thêm số lượng cũng như chất lượng chương trình phát trên truyền hình hiện
nay. Từ năm 2008 đến hết năm 2010, qua hoạt động XHH, riêng kênh VTV1 và


VTV3 đã mang đến cho khán giả 23 bộ phim truyền hình Việt Nam với 899 tập
với hơn 40.000 giờ phim [38].
Doanh thu quảng cáo từ phim Việt đem lại không thua kém phim nước
ngoài, từ khoảng 400 triệu đồng/tập trên kênh VTV1 đến hơn 1 tỉ đồng trên VTV3.
Năm 2010, khoảng 70% doanh thu quảng cáo của Đài THVN thu được là do phim
truyền hình mang lại, trong đó phim truyền hình Việt chiếm khoảng 45% doanh
thu đó.
Bảng 3.1. Một số bộ phim có doanh thu bình quân vượt trội trên VTV
STT Tên phim
1
2
3

4
5
6
7
8
9

Bỗng dưng muốn khóc 36
(VTV1)
Cô gái xấu xí (VTV3) 95

Cty BHD

Doanh thu
bình
quân/tập
750.000.0000

Cty BHD

1.000.000.000 95.448.733.333

Lập trình trái tim
(VTV3)
Ngôi nhà hạnh phúc
(VTV3)
Phía cuối cầu vồng
(VTV3)
Cuộc gọi lúc 0 giờ
(VTV3)

Những người độc thân vui
vẻ (VTV3)
Cô nàng bất đắc dĩ
(VTV3)
Bí mật Eva (VTV3)

40

Cty FPT

1.500.000.000 55.640.433.333

26

Cty BHD

1.400.000.000 33.511.683.333

Tổng cộng

Số
tập

Đối tác

Tổng
thu

doanh Ghi
chú


26.858.533.333

43

Cty
Trần 1.300.000.000 40.355.000.000
Gia
35 Cty Khang 1.000.000.000 26.880.000.000
Việt
144 Cty Mesa
82.079.666.667
100 Cty
Kiết
Tường
70 Cty Thiên
Ngân
56
3

Mua
BQ
Đặt
hàng
Mua
BQ
Mua
BQ
Đặt
hàng

Đặt
hàng

78.911.700.000
35.521.966.666
475.207.716.666

(Nguồn: Ban Thư kí Biên tập Đài THVN, năm 2010)
Với khoản thu lớn như vậy từ phim truyền hình của một số đài, phim Việt
đã khẳng định được khả năng tự bù đắp chi phí sản xuất và có điều kiện hỗ trợ sản
xuất các mảng khác của truyền hình.
Bên cạnh nguồn thu từ quảng cáo phát trong phim thì nguồn thu từ các
dạng chương trình khác được thực hiện theo hình thức XHH như trò chơi, gặp gỡ,


chuyên mục cũng rất lớn. Những năm gần đây, doanh thu quảng cáo của đài
THVN trung bình ở mức trên 1.000 tỷ đồng.
Ở Đài THVN doanh thu từ quảng cáo nói chung và các chương trình giải
trí, phim nói riêng tăng đều hàng năm. Năm 2008, doanh thu của Đài là 1.560 tỷ
(trong đó doanh thu quảng cáo là 1.202 tỷ). Năm 2009, mặc dù bị ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế nhưng doanh thu của Đài vẫn tăng lên 2.150 tỷ (hoạt động
quảng cáo thu 1.780 tỉ đồng). Năm 2010, là 3.164 tỷ đồng trong đó doanh thu từ
quảng cáo là 2.400 tỷ [38].
Hiện nay, Đài THVN đã chuyển hẳn sang hình thức tự hạch toán, tự quyết
định việc thu chi của đơn vị mình, doanh thu từ các hoạt động quảng cáo và dịch
vụ trên truyền hình cũng đã giúp cho nhiều đài có thêm nguồn kinh phí để hoạt
động. Một số con số về các nguồn thu kể trên đã phần nào khẳng định hiệu quả
của hoạt động XHH đem lại về mặt kinh tế.
Cùng với việc tăng thời lượng chương trình phát sóng, chất lượng các chương
trình TH nói chung, chương trình XHH nói riêng cũng dần được khẳng định.

Để có chương trình chất lượng phát sóng vào những khung giờ tốt đồng
nghĩa việc thu lợi nhuận từ quảng cáo điều này đã thúc đẩy sự cố gắng trong quá
trình sản xuất của các đối tác. Các đối tác đã không ngừng đổi mới về nội dung,
cách thức thể hiện. Nhiều sản phẩm của hoạt động XHH đã được các đài TH đánh
giá tốt và ghi nhận sự đóng góp của đối tác. Trong Báo cáo tổng kết hoạt động
năm 2010, Đài THVN đã tổng kết: “Các chương trình văn nghệ, thể thao, giải trí
trong năm 2010 có nhiều nét nổi bật, vừa đáp ứng tốt nhu cầu giải trí của người
xem vừa đóng góp quan trọng cho nguồn thu của Đài. Các chương trình trò chơi
truyền hình có nhiều cố gắng cải tiến chất lượng góp phần giữ vững thương hiệu
VTV3” [33]. Ngoài các chương trình theo hình thức XHH từ nhiều năm trước vẫn
duy trì được tỷ lệ người xem cao như: “Ai là triệu phú”, “Đồ rê mí”, “Hãy chọn
giá đúng”, “Chiếc nón kỳ diệu”... thì một số chương trình TH thực tế mới như:
“Bước nhảy hoàn vũ”, “Người mẫu Việt Nam” (cũng là những chương trình
XHH) đã được Đài THVN đánh giá đây là những chương trình: “vừa góp phần


làm phong phú kênh sóng, vừa tạo được nét riêng biệt, đem lại nguồn thu đáng kể
cho Đài” [33].
2. Ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động kinh tế tác động vào sự phát triển
hoạt động của Đài THVN
Không thể phủ nhận, thời gian qua, quảng cáo đã đem lại nguồn thu lớn cho các
PTTTĐC, trong đó doanh thu quảng cáo của ngành truyền hình luôn vượt trội.
Biểu đồ 3.2: Doanh thu quảng cáo trên TH và báo in ở Việt Nam
(ĐVT: Triệu USD)

(Nguồn TNS Media VietNam - TV & Kantar Media)
Trong ngành truyền hình thì những đài TH ở những địa bàn có điều kiện
kinh tế, dân trí phát triển luôn có nguồn doanh thu lớn hơn so với các đài TH ở các
khu vực khác.
Biểu đồ 3.3: Doanh thu quảng cáo trên các kênh truyền hình

ở Việt Nam năm 2010
(Đơn vị: triệu USD)


(Nguồn: Kantar Media & TVM media)
Riêng Đài THVN, năm 2009, có doanh thu đạt 2.150 tỷ đồng, trong đó phần
lớn là thu từ quảng cáo, chỉ có 300 tỷ đồng thu từ dịch vụ khác [33]. Trong nguồn
thu từ quảng cáo của các đài, thì nguồn thu từ các chương trình thực hiện theo hình
thức XHH chiếm số lượng lớn khoảng 60 - 70%. Nguồn lợi lớn này từ quảng cáo
luôn tác động rất mạnh vào nhận thức cũng như hành động của các đơn vị liên quan
- cả đài TH và đối tác trong tổ chức sản xuất cũng như phát sóng chương trình.
Về góc độ tổ chức sản xuất, qua khảo sát cho thấy, bên cạnh những mặt tích
cực như số liệu đã thể hiện ở trên, hoạt động XHH có một số tác động tiêu cực.
Xem xét dưới tác động từ mặt kinh tế, điều này thể hiện ở việc Quảng cáo, tài trợ
đã có những chi phối nhất định tới hoạt động sản xuất chương trình.
+ Thực tế, những chương trình có nhiệm vụ chính là thông tin, tuyên truyền
đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước (chính luận, chuyên mục)
thì thường có ít hoặc thậm chí không có quảng cáo so với các chương trình giải trí.
Chính điều này đã tạo một tâm lý trong việc lựa chọn dạng chương trình hợp tác
sản xuất của đối tác vì vậy, thực tế đã xuất hiện sự chênh lệch lớn về tỷ lệ chương
trình giải trí với các dạng chương trình khác. Thực trạng này nếu không được nhận
thức một cách đúng đắn, quản lý một cách hợp lý có thể sẽ dễ dẫn tới sự thương
mại hóa. Nghĩa là, các chương trình hợp tác sản xuất tìm mọi cách thỏa mãn nhu
cầu thị hiếu của công chúng miễn sao lợi nhuận kinh tế thu được nhiều nhất.


+ Ngoài việc quảng cáo giữa các đoạn trong chương trình thì nhiều đối tác
để có thêm nguồn thu đã tiến hành quảng cáo ngay trong nội dung của chương
trình. Thực tế, qua khảo sát thấy không ít sản phẩm hàng hóa được quảng cáo lộ
liễu trong chương trình, nhất là trong phim truyền hình và ca nhạc. Trong nội dung

những chương trình đó thường có hình ảnh những sản phẩm, hình hiệu, địa điểm
kinh doanh của các hãng quảng cáo như: trang phục, đồ uống... khiến không ít
khán giả khó chịu khi xem một số chương trình TH.
+ Một số phim sản xuất quá dài tập. Nguyên nhân của hiện tượng này: các
đơn vị đối tác của đài sản xuất phim nhiều tập vì nhiều lý do nhưng trong đó có lý
do, khi xác định khả năng “ăn khách” của bộ phim, đồng nghĩa với việc sẽ bán
thêm được quảng cáo và như vậy sẽ thu thêm được lợi nhuận từ những tập phim
thêm này. Chính vì vậy, nhà sản xuất đã kéo dài thêm một số tập. Điều này có lúc
đã dẫn tới hiện tượng có những tập phim khiến người xem thấy quá dài dòng.
+ Theo như quy định của một số đài TH: yêu cầu các đơn vị sản xuất cam
kết doanh thu quảng cáo trong phim. Chính vì phải gánh hai vai: vừa sản xuất nội
dung vừa lo quảng cáo nên không ít đối tác bị phân tâm. Có đơn vị không lo nổi
quảng cáo đã phải bán sản phẩm cho một công ty truyền thông trung gian. Như
vậy, lợi nhuận lẽ ra được hưởng hết giờ sẽ phải chia sẻ, điều này đồng nghĩa với
doanh thu bị giảm. Việc này ảnh hưởng đến tinh thần và đặc biệt là kinh phí đầu tư
cho việc tái sản xuất của đơn vị đã làm ra sản phẩm.
Tuy nhiên, điều đáng suy nghĩ là hiện tượng có quá nhiều quảng cáo, dựa
vào quảng cáo để hoạt động có nguy cơ dẫn đến việc suy giảm chức năng tuyên
truyền - chức năng cơ bản của báo chí là phục vụ công chúng và dẫn tới “chỉ còn
rất ít “đất” cho nghề báo chuyên nghiệp” [50, tr.40]. Truyền hình chuyên nghiệp
đang ngày càng bị áp lực của thương mại, kinh tế (đầu tư tài chính…). Hậu quả,
công chúng được đối xử như “người tiêu dùng thuần túy” trong cuộc cạnh tranh
thương mại mà họ không có sự lựa chọn tự do nào bởi sự lựa chọn của họ là
những gì cơ quan báo chí và người quảng cáo thỏa thuận với nhau, những áp lực
về thương mại đã bó hẹp vị trí của các diễn đàn công chúng.


3. Nguyên nhân của hạn chế
- Quan điểm và nhận thức về hoạt động XHH – đặc biệt
nhận thức về mối quan hệ lợi ích thông tin – lợi ích kinh tế

của các bên tham gia chưa thống nhất
+ Thứ nhất: mâu thuẫn về mục đích hợp tác
Sản phẩm vật chất của việc liên kết hợp tác sản xuất giữa đài TH và đối tác
là các chương trình và kênh chương trình TH. Sản phẩm này chỉ có ý nghĩa khi
được công chúng đón nhận. Vậy nên, khán giả - đối tác - đài TH là ba đối tượng
liên quan mật thiết đến sản phẩm truyền hình. Sản phẩm gắn với quyền lợi, lợi ích
của mỗi bên. Thực tế, lợi ích của mỗi bên luôn khác nhau - đây là những mâu
thuẫn cần giải quyết hợp lý trong quá trình thực hiện XHH.
Ở Việt Nam, báo chí nói chung, truyền hình nói riêng ngay khi ra đời đã
xác định được chức năng nhiệm vụ cũng như trọng trách lớn lao đó là một loại
hình hoạt động chính trị xã hội. Điều 1, chương 1, Luật báo chí có ghi “Báo chí
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối
với đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội là diễn đàn của nhân dân”
Trong bối cảnh nhu cầu thông tin của công chúng ngày càng cao và đa
dạng, một mình các đài TH không đảm đương hết nhiệm vụ, việc chia sẻ công
việc, trách nhiệm cho xã hội của xã hội là rất cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay, các
đối tác tham gia hoạt động XHH chủ yếu lại là các doanh nghiệp tư nhân. Với các
doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của họ là
kinh doanh. Mà, theo luật doanh nghiệp, kinh doanh: là việc thực hiện liên tục
một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Đối
với doanh nghiệp thì lợi ích kinh tế là mục đích cơ bản nhất.
Hiện nay, ở Việt Nam, một số đài TH đã thực hiện tự thu chi, tự chủ về tài
chính và được giao là đơn vị sự nghiệp có thu, trong đó có quản lý một số doanh
nghiệp. Mục tiêu đầu tiên của những đơn vị truyền thông này vẫn là nhiệm vụ tư


tưởng, chính trị và sau đó mới là những nhiệm vụ khác. Chính vì mục đích khác
nhau cơ bản đó trong sự phát triển của mỗi đơn vị truyền hình hay doanh nghiệp

như vậy nên đã dẫn tới một số mâu thuẫn trong quá trình hợp tác của các đơn vị.
Không ít đối tác tham gia XHH sản xuất chương trình đặt lợi nhuận làm mục
đích hàng đầu, vì vậy mà quan tâm nhiều hơn đến lợi ích riêng là lợi nhuận - bằng
mọi cách thu được nguồn thu lớn vậy nên chất lượng không ít chương trình chưa
như mong muốn. Có những chương trình hay bộ phim phải dừng lại giữa chừng,
không sản xuất nữa hoặc không được phát sóng. “Những người độc thân vui vẻ”
và “Anh chàng vượt thời gian” phát sóng trên kênh VTV3 hay một số chương
trình trên kênh bán hàng qua truyền hình trong thời gian vừa qua là những ví dụ.
Kinh phí bỏ ra sản xuất chương trình lớn nên các đối tác luôn phải tính cách
có lãi. Mặc dù một sản phẩm làm ra được đài tính toán trả chi phí cho việc sản
xuất (chủ yếu bằng quảng cáo). Nhưng thực tế kinh phí đài trả đôi lúc thấp nên để
có lãi nhiều đối tác đã phải tính toán mọi cách. Ví dụ, đối với việc sản xuất phim
truyền hình. Để duy trì việc hợp tác, trong sản xuất đối tác đã chi phí bớt đi có thể
thời gian quay một tập phim sẽ nhanh hơn để bớt chi phí cho việc kéo dài ngày sản
xuất và chi phí phát sinh. Hoặc cách khác, kéo dài số tập phim so với nội dung
nhằm duy trì quảng cáo. Khi điều này xuất hiện, chất lượng nội dung chương trình
nhiều lúc khó đạt yêu cầu. Và hệ quả, xuất hiện mâu thuẫn với khán giả bởi khán
giả luôn muốn được xem nhiều những chương trình chất lượng nhưng kết quả nhiều
lúc không như ý muốn.
Một số chương trình quảng cáo nhiều và lộ liễu khiến người xem khó chịu.
Để sản xuất một chương trình TH rất tốn kém, nếu như chương trình đó không
được phát thì đồng nghĩa với việc đơn vị sản xuất sẽ bị lỗ vốn. Vậy nên, một thực
tế qua khảo sát thấy rằng một số đơn vị, một số bộ phận kiểm duyệt cũng “đã chia
sẻ” với đối tác nhằm giữ chân đối tác hợp tác lâu dài mặc dù chương trình mới chỉ
đúng về định hướng nhưng chưa thật sự hấp dẫn. Điều này dẫn tới hiện tượng chất
lượng của chương trình chưa thật đảm bảo.
- Thứ hai: nhận thức chưa hết về bản chất, khó khăn, thách thức của hoạt
động XHH



Tham gia hoạt động truyền hình đòi hỏi phải có tiềm lực mạnh về nhân lực
và kinh phí. Không ít đối tác đã có những bước đầu thành công khẳng định được
thương hiệu. Tuy nhiên hoạt động XHH đã làm không ít công ty đuối sức. Có đối
tác đã chọn những hướng đi quá khó nên hiệu quả không như mong muốn. Kênh
RealTV (VCTV5) là một ví dụ. Khi mà trò chơi truyền hình đã rơi vào bão hòa,
thậm chí có người còn cho rằng “bội thực” thì một dạng chương trình được dự đoán
là sẽ lên ngôi thay thế sức hấp dẫn một thời của trò chơi là dạng chương trình TH
thực tế (Reality). Công ty CP Truyền thông Truyền hình thực tế RealTV đã đón đầu
chọn dạng chương trình này làm nòng cốt cho kênh nhưng do chưa có nhiều những
chương trình phù hợp với nhu cầu công chúng khó tính nên hướng đi truyền hình
thực tế của kênh vẫn chưa được nhiều khán giả quan tâm.
Trong thời đại bùng nổ về thông tin hiện nay, giữa một cuộc cạnh tranh gay gắt để
giành lấy sự quan tâm của công chúng, điều cần thiết với những người làm truyền hình
không chỉ là sự cố gắng cùng sự sáng tạo liên tục, mà điều quan trọng là phải nhận thức rõ
những thách thức và thời cơ, thấy được xu thế vận động và trách nhiệm trước sự quan tâm
của công chúng để làm cơ sở xây dựng chiến lược phát triển, hoạt động phù hợp.
- Thiếu những định hướng và quy hoạch đồng bộ, cụ thể
XHH giúp cho chương trình của các đài trở nên phong phú, khán giả có
nhiều cơ hội để lựa chọn chương trình. Nhưng, bên cạnh những ưu điểm như vậy,
XHH đã dẫn tới một thực tế: chương trình, kênh chương trình xuất hiện tràn lan
nhưng không ít trong số đó nội dung, tôn chỉ giống nhau dẫn tới nhiều chương
trình lượng khán giả thấp. Điều này dẫn tới hệ quả: hệ thống truyền hình phát triển
phân tán, thiếu đồng bộ, lãng phí chất xám cũng như tài chính trong sản xuất.
Nguyên nhân của tình trạng trùng lặp này là ngành truyền hình nói chung,
đài TH nói riêng chưa xây dựng được lộ trình XHH cụ thể. Chưa xác định rõ được
thời điểm này cần phải có bao nhiêu chương trình TH nói chung, chương trình
XHH nói riêng? Chiến lược tới sẽ như thế nào? Những dạng chương trình nào cần
hợp tác? Kênh chương trình nào cần mở rộng? XHH ở mức độ nào, một phần hay
toàn phần?.



Năm 2009, Bộ TT & TT đã họp với Đài TH kỹ thuật số VTC về vấn đề
XHH truyền hình. Trong đó có một quyết định quan trọng: Bộ chấp nhận đề xuất
XHH khâu sản xuất nội dung chương trình của VTC nhưng trước hết Bộ chỉ đạo
đài tự sản xuất các kênh thời sự chính trị, kinh tế quan trọng, còn các kênh văn
hóa, giải trí, thể thao cần huy động nguồn lực của xã hội, thuê các đơn vị khác sản
xuất nội dung, đài chỉ là người kiểm duyệt, phát sóng. Sự gợi mở này là cơ sở cho
sự phát triển hoạt động XHH của Đài VTC.
Tuy nhiên, hiện nay, không chỉ có những chương trình văn hóa, giải trí, thể
thao được sản xuất theo hình thức XHH mà rất nhiều những chương trình kinh tế,
thời sự khác cũng đang thực hiện theo hình thức này. Ví như VITV (VTC8) kênh thông tin kinh tế, kênh InfoTV (VCTV10), kênh InvestTV (VCTV15)... hay
những thông tin trong “Bản tin Tài chính” (VTV1) hoặc một số tin tức trong bản
tin thời sự của các đài TH... Như vậy, thực tế đặt ra: các đài, các kênh cần có thông
tin phục vụ công chúng nhưng lộ trình, định hướng cấp nhà nước chưa thực sự
theo sát. Vậy nên, việc không ít đài còn lúng túng khi triển khai và hiệu quả hoạt
động chưa cao là điều không khó hiểu.
- Thiếu chủ động về tài chính, phụ thuộc nhiều vào nhà tài trợ
Hiện nay, truyền hình Việt Nam có khoảng gần 20 kênh XHH cả kênh. Để
duy trì sự tồn tại của một kênh sóng ngoài nguồn nhân lực, thì tài chính đóng vai trò
vô cùng quan trọng. Hết tiền sẽ không sản xuất được chương trình. Kênh chương
trình sẽ không tồn tại. Với khoản kinh phí đối tác cần phải có để đầu tư cho một
kênh truyền hình trung bình khoảng 20 đến 30 tỷ đồng/năm. Đây luôn là bài toán
khó đặt ra với mỗi đối tác khi tham gia sản xuất chương trình cho cả kênh. Vậy nên
hiện nay, phần lớn các kênh XHH mới chỉ đủ nhân lực và tài chính duy trì khoảng 3
giờ sóng mới/ngày (chiếm khoảng 12 - 15% tổng thời lượng sóng một ngày/kênh),
còn lại là chương trình khai thác hoặc phát lại. Ví dụ: kênh RealTV (VCTV5), do
công ty Truyền thông - Truyền hình thực tế RealTV đảm nhiệm, bắt đầu thực hiện
XHH kênh từ 2009, sau 3 năm hoạt động, đến nay sức sản xuất cũng chỉ mới ở 3
giờ/ngày. Kênh HTV3 (Công ty CP truyền thông trí Việt) hay Today TV (VTC7)
(Công ty CP truyền thông IMC)... cũng trong tình trạng tương tự, hiện mới sản xuất



được 2 - 3 giờ sóng mới/ngày. Dự kiến đến 2012, thời lượng sản xuất mới của
RealTV và HTV3 nâng lên là 5 giờ/ngày.
Không ít đối tác ban đầu cho rằng kí kết được sản xuất chương trình cho cả
kênh là “vớ được miếng bánh ngon” nhưng thực tế không ít công ty “ngã ngửa” bởi
sản xuất chương trình ngốn tiền như “uống máu”. Kênh truyền hình XHH thực chất
là mảnh đất mầu mỡ để đầu tư, nhưng không phải chỗ kiếm tiền quá dễ như nhiều
người lầm tưởng. Không dễ làm nếu không hiểu nghề, không chuẩn bị đầy đủ về cơ
sở vật chất, nhân lực nguồn kinh phí để đủ sức chạy đường dài.
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT
ĐỘNG XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

1. Mối quan hệ giữa lợi ích chính trị và lợi ích kinh tế
Lợi ích chính trị - xã hội và lợi ích kinh tế là hai mặt của một biện chứng
nằm trong và chi phối mọi hoạt động của cơ quan báo chí.
Lợi ích chính trị - xã hội: là giá trị có được của một cơ quan báo chí được
đo bằng uy tín của tờ báo đó đối với công chúng, bằng khả năng xây dựng dẫn dắt
và định hướng dư luận xã hội.
Lợi ích kinh tế là giá trị của một cơ quan báo chí có được được đo bằng
doanh thu mà tờ báo đó có được nhờ các kinh doanh các hoạt động nghiệp vụ.
Trong một cơ quan báo chí, lợi ích chính trị - xã hội và Lợi ích kinh tế có
mối quan hệ chặt trẽ với nhau. Lợi ích chính trị - xã hội là tiền đề sinh ra lợi ích
kinh tế. Và ngược lại, lợi ích về kinh tế là điều kiện để đảm bảo cho Lợi ích chính
trị xã hội.
Trong thực tế, mối quan hệ giữa lợi ích chính trị xã hội và lợi ích kinh tế
biểu hiện khá sinh động đời sống báo chí.
Điều có thế thấy ngay được đó là ngày nay, các doanh nghiệp, các công ty
quảng cáo thường ưu tiên dành các nguồn vốn quảng bá thương thương hiệu cho
các cơ quan báo chí nào nếu không phải là những cơ quan báo chí uy tín, và dành

được sự quan tâm của đông đảo công chúng. Với các tờ báo viết: phải là những tờ
báo có tia ra phát hành lớn còn với các đài phát thanh truyền hình phải là những


đơn vị có diện phủ sóng lớn và đặc biệt là phải thường xuyên có được những
thông tin nóng bỏng đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Trong trường hợp này,
uy tín chính trị, xã hội của cơ quan báo chí là nhân tố quyết định trực tiếp đến
nguồn thu quảng cáo, yếu tố quyết định và là yếu tố quan trọng nhất tạo dựng nên
lợi ích kinh tế của mỗi một cơ quan báo chí.
Ngược lại, mỗi một cơ quan báo chí không thể tự nhiên mà có thể trở thành
một cơ quan truyền thông có vai trò định hướng và có khả năng dẫn dắt dư luận xã
hội. Để có được giá trị này, đòi hỏi cơ quan báo chí đó luôn phải có một tiềm lực
kinh tế dồi dào, đủ sức để đầu tư và chi trả cho các hoạt động nghiệp vụ. Có như
vậy, những thông tin mà cơ quan báo chí đó mới có được những nguồn tin giá trị
đáp ứng ngày một cao của công chúng.
Tóm lại, trong một tờ báo lợi ích chính trị xã hội và lợi ích kinh tế có mối
quan hệ chặt trẽ với nhau. Cái này là tiền đề của cái kia. Điều này đòi hỏi các nhà
quản lý báo chí cần phải nhận thức, vận dụng và điều hành một cách linh hoạt mối
quan hệ này để đưa tờ báo của mình phát triển, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu
và đòi hỏi của công chúng.
Vậy nên nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí nói chung chất lượng sản
phẩm truyền hình – chương trình truyền hình nói riêng cũng là một trong những
cách thức để thu được nguồn lợi kinh tế từ chương trình. Chính vì lẽ đó, trong mục
giải pháp để có được hiệu quả kinh tế lớn từ hoạt động XHH SXCTTH ngoài
những giải pháp trực tiếp chúng tôi còn đưa ra những giải pháp gián tiếp để nâng
cao chất lượng chương trình. Và đó cũng sẽ là những giải pháp có được hiệu quả
kinh tế tốt nhất từ hoạt động XHH SXCTTH.
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động XHH
- Thống nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về hoạt động XHH
Thực tiễn hoạt động XHH trong thời gian qua cho thấy: XHH SXCTTH ở

Việt Nam là tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển; XHH góp phần giúp đài có
nhiều chương trình phong phú phát sóng, có thêm nguồn tài chính tái sản xuất,
phát triển sự nghiệp truyền hình; XHH đem lại những lợi ích thiết thực nhiều mặt,


đặc biệt lợi ích về tuyên truyền và lợi ích về kinh tế cho các bên tham gia. Vậy
nên, nhận thức được rõ thực tế này và triển khai một cách hợp lý ở đơn vị mình
đồng nghĩa với việc có thêm những cơ hội phát triển. Ngược lại, từ chối hoặc không
triển khai, khai thác các nguồn lực xã hội phù hợp nghĩa là bỏ phí những điều kiện tốt.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi như vậy, các đối tượng liên quan đến
hoạt động này cũng cần nhận thức rằng: XHH không chỉ có những cơ hội mà còn
luôn tiềm ẩn những thách thức. Đặc biệt, đối với các đài TH, nếu không nhận thức
rõ điều này sẽ dễ rơi vào sự bị động, mất bản sắc và thương hiệu.
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, truyền thông nói chung, truyền hình nói
riêng được giao trọng trách là phương tiện truyền thông có chức năng thông tin, định
hướng tư tưởng, nâng cao nhận thức đúng đắn về mọi mặt cho khán giả, sau đó mới
đến các chức năng khác. Dù có mối quan hệ như thế nào trong hợp tác sản xuất, các
bên cần nhận thức rõ điều này để có hành động phù hợp. Đầu tiên, phải sản xuất những
chương trình hấp dẫn nhưng đúng định hướng để phục vụ công chúng. Khi có chương
trình hấp dẫn, sau đó sẽ dễ dàng thực hiện những nhiệm vụ cũng như lợi ích khác trong
đó có lợi ích kinh tế. Nếu đi ngược lại với quy luật này, có thể là đặt mục tiêu kinh tế,
bằng mọi giá phải có nhiều khán giả với những hình thức tuyên truyền trá hình, không
phù hợp với văn hóa, đạo đức thì đồng nghĩa với vi phạm pháp luật và hoạt động hợp
tác này phát triển khó bền vững.
Nhận thức và hành động đó là hai hoạt động có mối quan hệ biện chứng. Khi
nhận thức đúng đắn sẽ có những hành động đúng đắn, phù hợp và ngược lại. Vậy
nên, việc nhận thức rõ mối quan hệ giữa tính định hướng chính trị và lợi ích kinh tế,
sự chi phối của kinh tế với hoạt động truyền thông rất quan trọng quyết định sự tồn
tại đúng định hướng hay lạc hướng của một chương trình hay một kênh truyền hình.
Để phát huy ưu điểm, hạn chế những tác động tiêu cực của hoạt động XHH,

cả đài TH và đối tác cần phải hiểu rõ căn nguyên, gốc rễ, những yếu tố đảm bảo sự
tồn tại và phát triển, trách nhiệm, quyền lợi, lợi ích của những người tham gia, cơ
hội, thách thức của hoạt động này đem lại. Chỉ khi nắm vững bản chất, quy luật


của hoạt động XHH sản xuất thì mới có những cách triển khai, khai thác hiệu quả,
phù hợp điều kiện thực tiễn.
-. Quán triệt nguyên tắc: Nhiều đối tượng cùng tham gia sản xuất nhưng
chỉ có một cơ quan quản lý trực tiếp nội dung là đài TH
Luật báo chí của Việt Nam không cho phép “mua kênh, bán sóng”, “tư nhân
hóa báo chí” nên việc hợp tác sản xuất chương trình truyền hình được thực hiện
giữa các đài TH và các thành phần kinh tế, xã hội khác phải đảm bảo nguyên tắc:
Các tổ chức, cá nhân muốn tham gia vào hoạt động báo chí dù ở khâu nào nhưng
cuối cùng người chịu trách nhiệm nội dung vẫn là các đài TH.
Nguyên tắc trên xác lập vị trí vai trò và trách nhiệm của các đài TH trong
quản lý quá trình XHH sản xuất chương trình.
Bên cạnh nguyên tắc về quản lý như vậy, cũng cần quán triệt nguyên tắc về
tổ chức sản xuất. XHH đó là sự tham gia của nhiều đối tượng ngoài đài TH cùng
phối hợp để làm nên sản phẩm truyền hình phục vụ công chúng. Hiện nay, ở một
số đài TH ở Việt Nam, tham gia vào hoạt động truyền hình không chỉ có đối tác
trong nước mà còn có những đối tác nước ngoài. Để công chúng được xem ngày
càng nhiều chương trình TH chân thực, sinh động, bổ ích; để hoạt động XHH
thành công điều quyết định là người lãnh đạo phải mạnh dạn gạt bỏ những chương
trình không tốt, những chương trình vì lợi ích kinh tế. Để có được điều này, các
đài TH cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ mọi mặt: kỹ năng,
nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, hiểu biết luật pháp có khả năng hoạch
định phương hướng hoạt động cụ thể, rõ ràng, xử lý các mối quan hệ giữa các bên
linh hoạt, hiệu quả.
Quán triệt nguyên tắc thống nhất trong quản lý để đảm bảo quyền lợi chính
trị (tính định hướng), quyền lợi văn hóa - quyền lợi của khán giả xem truyền hình

(được tiếp cận thông tin, tri thức mới đúng định hướng có giá trị nâng cao nhận
thức, đời sống tinh thần phong phú lành mạnh của công chúng).
- Xây dựng quy hoạch và lộ trình XHH


Hoạt động XHH đã xuất hiện và vận động mạnh mẽ trong sự phát triển
của ngành truyền hình Việt Nam. Nhưng hoạt động này sẽ đi theo hướng nào?
Liều lượng, tốc độ ra sao?... Những câu hỏi này rất cần được nghiên cứu và tìm
ra câu trả lời chính xác, có như vậy mới có cơ sở xây dựng chiến lược, lộ trình
cụ thể trước mắt cũng như lâu dài nhằm đưa hoạt động XHH phát triển một
cách bền vững và hiệu quả.
Hiện nay, ở Việt Nam, Bộ TT & TT là cơ quan quản lý về mặt nhà nước đối
với ngành truyền hình. Bộ có nhiệm vụ xây dựng, trình Chính phủ chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của ngành truyền hình... Đến thời
điểm này, về lĩnh vực truyền hình có hai bản quy hoạch đó là Quy hoạch phát triển
Đài THVN đến năm 2010 và Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền
hình đến năm 2020. Trong Quy hoạch phát triển Đài THVN đến năm 2010 mặc dù
trong các quan điểm phát triển, mục tiêu tổng quát, và các giải pháp để phát triển
đài, một số định hướng cho hoạt động XHH cũng đã được đề cập, nhưng đây chỉ
là quy hoạch cụ thể đối với Đài TH Quốc gia, chưa phải là phương hướng phát
triển chung cho cả ngành truyền hình Việt Nam. Mặt khác, đối với thực tiễn, một
số mục tiêu và giải pháp được đề ra trong qui hoạch này đến này đã không còn phù
hợp. Đây là nguyên nhân khiến cho hoạt động XHH ở Việt Nam chưa được quản
lý chặt chẽ, phát triển tràn lan, nhiều kênh, nhiều chương trình chồng chéo về nội
dung, chất lượng không ít chương trình chưa như mong muốn...
Để khắc phục tình trạng này cần sớm có một quy hoạch phát triển và những
giải pháp thiết thực cho hoạt động XHH của ngành truyền hình Việt Nam (bao
gồm cả đài quốc gia, đài địa phương, khu vực truyền hình quảng bá, truyền hình
trả tiền và các hình thức truyền hình khác) với những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể như:
số lượng kênh, nội dung kênh, số lượng chương trình, thậm chí cả nội dung và đối

tượng phục vụ cho từng chương trình là hết sức cần thiết. Điều này không chỉ góp
phần bình ổn hoạt động truyền hình nói chung, hoạt động XHH nói riêng mà còn
giúp cho các chương trình, kênh chương trình ra đời, phát triển hiệu quả, hạn chế
được sự lãng phí các nguồn lực đầu tư cho truyền hình trong quá trình phát triển.


- Cần có kế hoạch cũng như phương pháp thanh kiểm tra hợp lý
Xây dựng chính sách và tổ chức thực thi là hai lĩnh vực riêng biệt nhưng có
mối quan hệ chặt chẽ. Thực thi không đúng, một chính sách dù tốt mấy cũng khó
đi vào cuộc sống. Có chính sách tốt và việc thực thi đúng mới có được hiệu quả
cao. Trong thực tế không ít trường hợp giữa chính sách và việc thực thi vẫn còn có
độ vênh. Để giải quyết tốt vấn đề này, để XHH SXCTTH diễn ra theo đúng
nguyên tắc thì đối với cơ quan quản lý ngoài việc xây dựng và ban hành chính
sách còn cần phải liên tục thanh kiểm tra và xử lý sai phạm nếu có.
Đối với các đài TH, để có những chương trình tốt, có nhiều yếu tố nhưng
một trong những yếu tố quan trọng đó là đội ngũ tư vấn, biên tập chương trình, cần
phải đảm bảo cả về số lượng cũng như trình độ chính trị, nghiệp vụ chuyên môn.
Thực tế hiện nay, bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm truyền hình còn
mỏng. Mặc dù, quy trình quản lý chương trình ở các đài khá chặt chẽ, nhưng với
thời lượng, số lượng chương trình XHH nhiều như hiện nay thì việc kiểm tra kỹ
lưỡng ở tất cả các đầu mối không phải dễ dàng.
Ví dụ, hiện SCTV có 18 kênh sản xuất nội địa, VTV cử 3 đồng chí làm nhiệm
vụ kiểm tra nội dung. Như vậy, trung bình mỗi người duyệt chương trình ở 6 kênh.
Theo quy định chung, sản phẩm nộp kiểm tra trước một tuần. Vậy, để duyệt hết 6
kênh đó trung bình mỗi ngày một cán bộ quản lý phải xem để duyệt trung bình một
kênh. Trong mỗi kênh lại có hàng chục đầu mục chương trình với thời lượng phát mới
khoảng 3 - 5 giờ/kênh. Việc xem kỹ lưỡng từng chương trình về nội dung, hình ảnh,
kết cấu của tác phẩm... không hề đơn giản. Bên cạnh đó, ngoài việc thẩm định này,
còn phải có thời gian để tư vấn cho những kịch bản, chương trình mà đối tác gửi tới
trước khi thực hiện.

Để giảm thiểu những hậu quả như thời gian vừa qua, các đài khi đã thực
hiện XHH ở mảng nào, nhất là mảng phim (vì hiện nay thời lượng phát phim
nhiều) cần tính đến nguồn nhân lực trong khâu kiểm tra. Mặt khác, các đài khi kí
hợp đồng sản xuất chương trình TH, phim truyền hình với các công ty truyền
thông, các hãng phim tư nhân phải tính toán dành cho họ một khoảng thời gian


×