Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc ,nuôi dưỡngvà theo dõi khả năng đẻ trứng đàn gà Isa Shaver nuôi tại Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.51 KB, 59 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƢƠNG HẢI YẾN
Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG VÀ THEO DÕI
KHẢ NĂNG ĐẺ TRỨNG ĐÀN GÀ ISA SHAVER NUÔI TẠI TRẠI
GIA CẦM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y TRƢỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú Y
Khoa: Chăn nuôi thú y
Khóa học: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƢƠNG HẢI YẾN
Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG VÀ THEO DÕI
KHẢ NĂNG ĐẺ TRỨNG ĐÀN GÀ ISA SHAVER NUÔI TẠI TRẠI
GIA CẦM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y TRƢỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú Y
Lớp: K45 – TY N02
Khoa: Chăn nuôi thú y
Khóa học: 2013 – 2017
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Hữu Hòa

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên cũng như trong thời gian thực tập tại Trại gia cầm khoa Chăn nuôi
Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
quý báu của các thầy giáo, cô giáo trong Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm
khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa đã tận tình
giảng dạy, dìu dắt tôi hoàn thành tốt chương trình học, tạo cho tôi có được
lòng tin vững bước trong cuộc sống và công tác sau này.
Nhân dịp này, tôi xin chân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Ban
Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy bảo tôi trong toàn khóa học.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giáo viên
hướng dẫn ThS. Nguyễn Hữu Hòa đã quan tâm, giúp đỡ tận tình và tạo mọi
điều kiện giúp tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận.
Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và
những người thân đã thường xuyên tạo mọi điều kiện giúp đỡ, giành những
tình cảm và sự động viên vô cùng quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập

nghiên cứu và trong quá trình hoàn thành bản khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo luôn mạnh khỏe,
hạnh phúc, thành công trong công tác, đạt nhiều kết quả tốt trong giảng dạy
và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày ... tháng… năm 2017
Sinh viên
Lƣơng Hải Yến


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Để trở thành kỹ sư chăn nuôi trong tương lai, ngoài việc trang bị cho
mình một lượng kiến thức lý thuyết, mỗi sinh viên còn phải trải qua giai đoạn
tiếp cận với thực tế sản xuất. Chính vì vậy, thực tập tốt nghiệp là khâu rất
quan trọng đối với tất cả các sinh viên trường Đại học nói chung cũng như
sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là thời gian
cần thiết để sinh viên củng cố và áp dụng những kiến thức đã học trong nhà
trường vào thực tế, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”.
Thực tập tốt nghiệp cũng là quá trình giúp cho sinh viên rèn luyện tác
phong khoa học đúng đắn, tạo lập tư duy sáng tạo để trở thành kỹ sư có trình
độ năng lực làm việc, góp phần vào việc xây dựng và phát triển nông thôn
mới nói riêng và đất nước nói chung.
Xuất phát từ thực tế chăn nuôi, được sự nhất trí của Nhà trường và Ban
chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
được sự phân công của giáo viên hướng dẫn, tôi tiến hành chuyên đề: “Thực
hiện quy trình chăm sóc ,nuôi dưỡngvà theo dõi khả năng đẻ trứng đàn gà Isa Shaver
nuôi tại Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
Được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Hữu

Hòa, cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành khóa luận này. Do
thời gian và kiến thức có hạn, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên
khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận được sự
đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khóa
luận của tôi được hoàn chỉnh hơn.


iii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Chế độ chiếu sáng cho đàn gà ........................................................ 34
Bảng 4.2. Lịch dùng vaccine cho đàn gà đẻ tại trại ........................................ 34
Bảng 4.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 37
Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống của gà Isa Shaver qua các tuần tuổi (%)............... 39
Bảng 4.5. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà Isa shaver ................................ 41
Bảng 4.6. Khối lượng trứng qua các tuần tuổi (g) .......................................... 42
Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng................................................ 43
Bảng 4.8. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng đẻ ra(kg) .................................. 45


iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

BQ

Bình quân

Cs


Cộng sự

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NST

Nhiễm sắc thể

Nxb

Nhà xuất bản



Thức ăn

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn


v

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. ii

DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề ................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của chuyên đề....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập.............................................................................. 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 4
2.1.2. Kết quả sản xuất của cơ sở .............................................................. 6
2.1.3. Cơ sở khoa học về khả năng chuyển hóa thức ăn của gia cầm ....... 6
2.1.4. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm ......................... 7
2.1.5. Một số đặc điểm sinh học của trứng gia cầm................................ 14
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của gia cầm .......... 17
2.1.7. Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ ...................................................... 19
2.1.8. Giới thiệu về giống gà thí nghiệm ................................................ 21
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước....................................................21
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................. 21
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................ 23
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU..... 26


vi

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................26
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ......................................................................26
3.3. Nội dung nghiên cứu........................................................................................26

3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi.........................................26
3.4.1. Phương pháp theo dõi ................................................................... 26
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi...................................................................... 27
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 28
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 30
4.1. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà ISA
SHAVER. ......................................................................................................30
4.1.1. Công tác chăn nuôi ........................................................................ 30
4.1.2. Công tác thú y ............................................................................... 34
4.2. Kết quả theo dõi khả năng đẻ trứng của đàn gà Isa Shaver tại trại gia cầm.........39
4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống .............................................................................. 39
4.2.2. Khả năng đẻ trứng của gà Isa Shaver ............................................ 41
4.2.3. Chất lượng trứng ........................................................................... 42
4.2.4. Tiêu tốn thức ăn ............................................................................ 44
Phần 5: KẾT LUẬN ...................................................................................... 46
5.1. Kết luận .............................................................................................................46
5.2. Tồn tại................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47


1

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân số sống ở nông
thôn. Thu nhập chính của họ là từ ngành trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó,
ngành chăn nuôi gia cầm được ưu tiên phát triển hàng đầu do khả năng đáp
ứng nhanh về nhu cầu thịt, trứng. Ngoài ra, chăn nuôi gia cầm còn đóng góp
một phần không nhỏ trong việc phát triển công nghiệp nước ta như công

nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc.
Tập quán chăn nuôi gia cầm đã gắn bó với nhân dân ta từ lâu đời. Ở
nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, hầu như gia đình nào cũng có nuôi
một vài con. Trước đây, chăn nuôi gia cầm thường theo phương thức quảng
canh tận dụng. Những năm gần đây, xu hướng phát triển ngành chăn nuôi nói
chung đã theo con đường thâm canh công nghiệp hóa, chăn nuôi tập trung.
Nhiều gia đình chăn nuôi với số lượng lên đến hàng vạn con. Đặc biệt là chăn
nuôi gà công nghiệp đã khắc phục được nhiều đặc điểm của gà ta như về tốc
độ sinh trưởng và khả năng sinh sản. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
xã hội, nước ta đã nhập nhiều giống gà mới như các giống chuyên dụng
hướng trứng, hướng thịt có giá trị cao với các dòng ông, bà, bố, mẹ nhằm thay
đổi cơ cấu đàn giống gia cầm, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm,
bước đầu đạt kết quả tốt.
Hiện nay, bên cạnh những giống gà hướng thịt, các giống gà hướng
trứng cũng ngày càng được quan tâm chú trọng đầu tư phát triển. Một trong
những giống gà sinh sản có năng suất cao, chất lượng trứng tốt, thích nghi với
điều kiện khí hậu của Việt Nam là giống gà Isa Shaver.
Chăn nuôi gà hướng trứng theo con đường thâm canh công nghiệp hóa,
chăn nuôi tập trung ở nước ta đã trở thành một trong những nghề phát triển


2

khá nhanh. Với những thuận lợi có được như hiện nay về các giống gà chuyên
dụng, những tiến bộ của ngành chăn nuôi gia cầm đòi hỏi phải có quy trình
chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý. Vấn đề đặt ra là phải tìm ra phương thức nuôi
phù hợp mà vẫn đảm bảo khả năng sản xuất của giống.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề:
“Thực hiện quy trình chăm sóc ,nuôi dưỡng và theo dõi khả năng đẻ
trứngđàn gà Isa Shaver nuôi tại Trại gia cầm Khoa Chăn nuôi Thú y

trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề
- Biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý trong chăn nuôi.
- Biết cách sử dụng một số loại vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị
bệnh trong chăn nuôi.
- Chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị một số bệnh thông thường.
- Củng cố kiến thức và nắm được phương pháp nghiên cứu khoa học.
1.3. Ý nghĩa của chuyên đề
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
Kết quả nghiên cứu của chuyên đề là những thông tin khoa học có giá trị bổ
sung thêm những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn gà sinh sản
Isa Shaver nuôi ở chuồng hở.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Nâng cao kiến thức thực tiễn, tăng khả năng tiếp xúc với thực tế chăn
nuôi từ đó củng cố và nâng cao kiến thức của bản thân.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
- Quá trình thành lập và quy mô của trại: Trại gia cầm khoa Chăn
nuôi thú y được xây dựng trên nền của khu trại gà cũ của trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên theo mô hình chăn nuôi gà đẻ an toàn sinh học từ năm
2013. Vị trí:
+ Phía đông giáp khu Hoa viên cây cảnh
+ Phía tây giáp vườn ươm khoa Lâm Nghiệp
+ Phía nam giáp đường dân sinh vào khu Giáo dục quốc phòng
+ Phía bắc giáp khu cây trồng cạn.

Trại có tổng diện tích là 11.960 m2. Bao gồm 8.960 m2 đất và 3.000 m2
mặt nước. Trong đó:
+ Khu chăn nuôi quy hoạch tại Trại gia cầm cũ với diện tích là 3.000 m2.
Gồm 2 dãy chuồng với diện tích 316,6 m2 và 2 kho rộng 40 m2, phần diện tích
còn lại dùng để chăn thả và trồng cây bóng mát. Toàn bộ khu vực được rào bằng
thép B40 với tổng chiều dài 220 m, đảm bảo ngăn cách với các khu vực khác.
+ Khu nhà điều hành và nhà ở cho sinh viên có diện tích là 48 m2 được
chia làm 4 phòng, gồm phòng điều hành, bếp nấu và 2 phòng ở cho sinh viên.
+ Hố sát trùng và phòng thay đồ có tổng diện tích là 30m2. Trong đó hố
sát trùng 20 m2; khu nhà thay quần áo bảo hộ lao động 10 m2.
+ Khu nhà xưởng và công trình phụ trợ có diện tích 120 m2. Trong đó có
các công trình như:
01 kho thuốc, dụng cụ thú y:

20 m2

01 phòng ấp trứng gia cầm (máy ấp điện):

30 m2

01 kho chứa và chế biến thức ăn chăn nuôi:

50 m2


4

01 kho dụng cụ (máng ăn, uống, đệm lót…..):

20 m2


+ Diện tích ao 3000 m2.
+ Diện tích đất còn lại là 3.960 m2 được quy hoạch để trồng cây thức ăn
bổ sung cho gà.
Toàn bộ diện tích được rào bằng tường gạch kết hợp với lưới thép B40
với tổng chiều dài là 180 m.
- Chức năng và nhiệm vụ của trại: Xây dựng mô hình chăn nuôi gà đẻ
an toàn sinh học phục vụ cho học tập, nghiên cứu khoa học, thực tập nghề
nghiệp và rèn nghề của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Tình hình sản xuất của trại:
+ Ngành trồng trọt: Do diện tích của trại nhỏ hẹp, đất đai kém màu mỡ
nên ngành trồng trọt của trại chưa có điều kiện phát triển nên chỉ trồng một số
cây cho bóng mát và một số cây lấy lá bổ sung cho gà như: cây keo giậu, cây
sắn, Stylo...
+ Ngành chăn nuôi: Sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng, trại tiến hành đưa
vào nuôi hơn 1000 gà sinh sản các giống Ai Cập và HA theo mô hình chăn
nuôi gà đẻ an toàn sinh học, 300 gà thương phẩm giống Mía x Lương
Phượng. Ngoài ra, trại còn nuôi khoảng gần 100 con gà các giống như: gà
chọi, gà rừng, gà đa cựa, gà đa ngón nhằm nghiên cứu đặc điểm sinh học và
bảo tồn các giống gà này. Hiện nay, trại đang có hơn 400 con gà Ai Cập sinh
sản, 1000 con gà Ai Cập hậu bị, gần 600 con gà thương phẩm các giống Mía
x Lương Phượng và King 303. Bên cạnh đó, còn có gần 200 con các loại như:
gà đa cựa, gà đa ngón, gà chọi, gà rừng, chim trĩ...
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, cách
trung tâm thành phố khoảng 6 km về phía Tây. Ranh giới của xã được xác
định như sau:



5

- Phía nam giáp với xã Phúc Trìu.
- Phía tây giáp với xã Phúc Xuân.
- Phía bắc giáp với xã Phúc Hà.
- Phía đông giáp với phường Thịnh Đán.
2.1.1.2. Điều kiện khí hậu
Trại gia cầm khoa Chăn nuôi thú y trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, vì vậy khí
hậu của trại gia cầm mang tính chất đặc trưng của tỉnh Thái Nguyên đó là khí
hậu nhiệt đới và á nhiệt đới với hai mùa rõ rệt.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 - 10, nhiệt độ trung bình dao động từ 25 300C, ẩm độ trung bình từ 80 - 85%, lượng mưa trung bình là 155mm/tháng
tập trung chủ yếu vào các tháng 5, 6, 7, 8. Với khí hậu như vậy trong chăn
nuôi cần chú ý tới công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
Mùa khô kéo dài từ cuối tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Trong các tháng
này khí hậu lạnh và khô, nhiệt độ dao động từ 13 - 260C, độ ẩm từ 75 - 85%.
Về mùa đông còn có gió mùa đông bắc gây rét và có sương muối ảnh hưởng
xấu đến cây trồng và vật nuôi.
2.1.1.3. Điều kiện đất đai
Xã Quyết Thắng có tổng diện tích là 9,3 km2, trong đó:
- Diện tích đất trồng lúa và hoa màu: 565 ha.
- Diện tích đất lâm nghiệp: 199 ha.
- Diện tích đất chuyên dùng: 170 ha.
Diện tích đất của xã Quyết Thắng lớn. Trong đó chủ yếu là đất đồi bãi, độ
dốc lớn, thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi nên độ màu mỡ kém, dẫn đến năng
suất cây trồng thấp, việc canh tác gặp nhiều khó khăn. Cùng với sự gia tăng dân
số, xây dựng cơ sở hạ tầng,…diện tích đất nông nghiệp và đất hoang hóa có xu
hướng ngày một giảm, gây khó khăn trong phát triển chăn nuôi. Chính vì thế,



6

trong những năm tới cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành trồng trọt và chăn
nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất ngành nông nghiệp.
2.1.2. Kết quả sản xuất của cơ sở
2.1.2.1. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi
- Công tác giống: Tham gia chọn lọc các con giống gà Isa Shaver
- Công tác thức ăn: Tính toán lượng thức ăn gà ăn hàng ngày
- Công tác chăm sóc nuôi dưỡng: Chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà tại trại.
2.1.2.2. Công tác thú y
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại và xung
quanh chuồng trại.
- Thực hiện đúng nội quy quy định của trại khi ra vào trại.
- Thực hiện nghiêm túc quy trình tiêm phòng.
- Phát hiện và điều trị bệnh kịp thời cho đàn vật nuôi.
2.1.2.3. Công tác nghiên cứu khoa học
Thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học:“Thực hiện quy trình
chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi khả năng đẻ trứng đàn gà ISA
SHAVER nuôi tại Trại gia cầm Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học
Nông Lâm – Thái Nguyên“.
2.1.3. Cơ sở khoa học về khả năng chuyển hóa thức ăn của gia cầm
Trong chăn nuôi, tạo ra giống mới có năng suất cao chưa đủ mà phải tạo
ra nguồn TĂ giàu dinh dưỡng, phù hợp với đặc tính sinh lý và mục đích sản
xuất của từng giống, dòng; phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi
mà vẫn đảm bảo được các chỉ tiêu về kinh tế.
Chi phí TĂ thường chiếm tới 70% giá thành sản phẩm, TTTĂ càng thấp
cho hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Đánh giá về vấn đề này, đối với
gia cầm sinh sản người ta đưa ra chỉ tiêu: TTTĂ cho 10 quả hay 1 kg trứng.
Hiện nay, nhiều cơ sở chăn nuôi trên thế giới đã áp dụng phương pháp tính

mức TTTĂ bằng chi phí TĂ cho gia cầm từ lúc 1 ngày tuổi đến kết thúc 1
năm đẻ.


7

Theo Phùng Đức Tiến và cs (1999) [13], gà Ai Cập tiêu tốn 2,33 kg
TĂ/10 quả trứng trong 43 tuần đẻ. Nguyễn Huy Đạt và cs (1996) [3], cho biết,
TTTĂ /10 quả trứng trong 12 tháng của gà Goldline - 54 thương phẩm đạt
1,65 - 1,84 kg. Nhachannuoi.vn (2015) [32], cho biết, TTTĂ /10 quả trứng
của Gà Leghorn, Gold – Line và Brown nick lần lượt là 1,3 – 1,6 kg ; 1,3 –
1,6 kg và 1,3 – 1,6 kg.
Lượng TĂ tiêu thụ hàng ngày phản ánh tình trạng sức khỏe của đàn gà,
chất lượng TĂ và trình độ chăm sóc nuôi dưỡng. Không những thế, nó còn
ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng, từ đó ảnh hưởng đến năng suất con giống.
Lượng TĂ tiêu thụ hằng ngày liên quan đến mức năng lượng và protein trong
khẩu phần, ảnh hưởng đến sinh trưởng và khả năng sản xuất của gia cầm.
Theo Vũ Duy Giảng và cs (1997) [6], thì hàm lượng protein khác nhau
trong TĂ cũng có ảnh hưởng đến lượng thu nhận TĂ của gia cầm. Từ đó ảnh
hưởng đến sinh trưởng và khả năng cho sản phẩm của gia cầm.
2.1.4. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm
 Một số đặc điểm sinh học của gia cầm sinh sản
- Cơ quan sinh dục đực: gồm tinh hoàn, dịch hoàn phụ, ống dẫn tinh và
cơ quan giao phối.
Tinh hoàn có hính ô van hoặc hạt đậu màu trắng hoặc hơi vàng; nằm
phía trên thùy trước của thận, cạnh túi khí bụng. Khối lượng tinh hoàn phụ
thuộc vào tuổi và trạng thái sinh lý của con vật. Cơ quan giao cấu có cấu trúc
khác biệt. Gai giao cấu nằm sâu ở dưới lỗ huyệt.
Quá trình hình thành tinh trùng diễn ra tương tự như ở gia súc. Tế bào sơ
cấp bằng con đường phân chia hình thành tinh bào thứ nhất phát triển. Mỗi

tinh bào thứ nhất lại chia thành tinh bào thứ hai, tiếp tục phát triển, sau đó
hình thành tiền tinh trùng và cuối cùng hình thành tinh trùng. Ở gà, một lần
phóng tinh khoảng 0,6 - 2 ml tinh dịch. Trong mỗi ml tinh dịch chứa 3,2 tỷ


8

tinh trùng. Các phản xạ và cơ chế giao phối ở gia cầm giống động vật có vú
nhưng thời gian để tinh trùng từ cơ quan sinh dục đực đến loa kèn rất lâu,
khoảng 72 - 75 giờ (3 ngày). Tuy nhiên, tinh trùng gà sống được rất lâu trong
đường sinh dục cái.
- Cơ quan sinh dục cái: gồm buồng trứng và ống dẫn trứng.
+ Buồng trứng: có chức năng tạo lòng đỏ, nằm bên trái xoang bụng,
được giữ bằng màng bụng. hình dạng và kích thước buồng trứng phụ thuộc
vào tuổi và loại gia cầm. Ở gà 1 ngày tuổi, buồng trứng có kích thước 1 - 2
mm, khối lượng đạt 0,03 g. Đến 4 tháng tuổi, buồng trứng có dạng hình thoi,
khối lượng đạt 2,66g. Gà ở thời kì đẻ, buồng trứng hình chùm nho chứa nhiều
tế bào trứng, có khối lượng 45 - 55 g. Gà dò và gà đẻ thay lông có khối lượng
buồng trứng là 5g.
Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (2003) [9], sự phát triển của
mỗi tế bào trứng gồm 3 thời kỳ: tăng sinh, sinh trưởng và chín.
Thời kỳ tăng sinh: trước khi bắt đầu đẻ trứng, đếm được 3500 - 4000 tế
bào trứng ở buồng trứng gà mái. Trong tế bào trứng (phần noãn hoàng) có
nhân to với những hạt nhỏ và NST. Trong noãn hoàng có chứa nhân tế bào.
Thời kỳ sinh trưởng: tế bào trứng tăng trưởng nhanh, đặc biệt là lòng đỏ.
Trong khoảng thời gian 3 - 14 ngày, lòng đỏ chiếm 90 - 95 % khối lượng của
tế bào trứng. Thành phần gồm: protit, photpholipit, mỡ trung hòa, các chất
khoáng và vitamin. Lòng đỏ tích lũy mạnh vào ngày thứ 9 và 4 ngày trước khi
trứng rụng. Vào cuối thời kỳ phát triển của tế bào trứng, giữa lòng đỏ chứa
đầy lympho. Trong đó, noãn hoàng bơi tự do và các cực của nó nằm theo lực

hướng tâm - cực anivan (cùng đĩa phôi) hướng lên trên, cực thực vật hướng
xuống dưới. Đường kính lòng đỏ khoảng 35 - 40 mm.
Thời kỳ chín của noãn hoàng (thời kỳ cuối hình thành trứng): lúc đầu các
tế bào trứng được bao bọc bởi một tầng tế bào không có liên kết với biểu bì


9

phát sinh. Tầng tế bào này phát triển trở thành nhiều tầng và sự tạo thành tiến
tới bề mặt buồng trứng. Cấu tạo này gọi là follicun. Bên trong follicun có một
khoảng hở chứa đầy dịch. Bên ngoài follicun giống như một cái túi. Trong
thời kỳ đẻ trứng, nhiều follicun chín dần làm buồng trứng trở về hình dạng
ban đầu. Các follicun trứng vỡ ra, quả trứng chín chuyển ra ngoài cùng với
dịch follicun và rơi vào phễu ống dẫn trứng. Sự rụng trứng đầu tiên báo hiệu
sự thành thục sinh dục. Đó là quá trình xảy ra một lần trong ngày. Có trường
hợp đặc biệt, có hai hoặc ba tế bào trứng cùng rụng một lúc. Trường hợp quả
trứng của ngày hôm trước đẻ sau 4 giờ chiều thì phải sang ngày hôm sau mới
xảy ra quá trình rụng trứng.
+ Ống dẫn trứng: là một phần hình ống. Ở đó xảy ra sự thụ tinh tế bào
trứng và kết thúc ở lỗ huyệt. Ống dẫn trứng có chức năng tiết ra lòng trắng
đặc, lòng trắng loãng, màng vỏ, vỏ mỏng và lớp keo mỡ bao ngoài vỏ trứng.
Trứng lưu lại trong ống dẫn trứng 23 - 24 giờ.
Kích thước ống dẫn trứng thay đổi theo tuổi và hoạt hóa chức năng hệ
sinh dục. Khi thành thục sinh dục, ống dẫn trứng trơn, thẳng, có đường kính
đồng nhất trên chiều dài ống. Sau khi gà đẻ quả trứng đầu tiên, ống dẫn trứng
có chiều dài 68 cm, khối lượng 77 g. Khi đẻ với cường độ cao, chiều dài tăng
tới 86 - 90 cm, đường kính 10 cm. Ở gà không đẻ trứng, ống dẫn trứng có
chiều dài 11 - 18 cm, đường kính 0,4 – 0,7 cm. Khi gia cầm thành thục, ống
dẫn trứng gồm các phần: phễu, phần tiết lòng trắng, phần eo, tử cung, âm đạo.
Phễu: phần mở rộng hình loa kèn ở đầu ống dẫn trứng dài 4 - 7 cm,

đường kính 8 - 9 cm, nằm ở dưới buồng trứng. Bề mặt niêm mạc phễu gấp
nếp, không có tuyến. Lớp niêm mạc cổ phễu có tuyến hình ống. Chất tiết của
nó tham gia vào tạo trứng và hình thành dây chằng lòng đỏ. Tại đây, trứng
được thụ tinh nếu gặp tinh trùng. Trứng dừng lại ở đây khoảng 20 phút.


10

Phần tiết lòng trắng: là bộ phận dài nhất của ống dẫn trứng, có thể dài
tới 20 - 30 cm. Niêm mạc phần này có nhiều tuyến hình ống như cổ phễu tiết
ra lòng trắng đặc, hình thành dây chằng lòng đỏ và tiết ra lòng trắng loãng.
Trứng dừng ở đây khoảng 3 giờ.
Phần eo: là phần hẹp hơn của ống dẫn trứng, dài khoảng 8 cm. Các
tuyến ở đây tiết ra một phần lòng trắng và chất hạt hình thành nên màng dưới
vỏ gồm 2 lớp. Hai lớp này tách nhau ra tại đầu lớn của vỏ trứng tạo nên buồng
khí. Các dung dịnh muối và nước có thể thấm qua màng này đi vào lòng
trắng. Trứng dừng ở đây 60 - 70 phút.
Tử cung: là phần tiếp theo của quá trình tạo vỏ, dài 8 - 12 cm. Tuyến
vách tử cung tiết ra một chất dịch lỏng. Nó thẩm thấu qua màng vỏ đi vào
trong làm tăng khối lượng lòng trắng. Một số tuyến ở tử cung tiết ra chất dịch
tạo vỏ trứng diễn ra chậm chạp. Trứng dừng lại ở đây khá lâu, khoảng 18 - 20 giờ.
Âm đạo: là đoạn cuối cùng của ống dẫn trứng, là cửa ngõ để trứng ra
ngoài cơ thể. Thành âm đạo có nhiều lớp cơ lớn. Niêm mạc nhăn nhưng
không có các tuyến hình ống. Mép biểu mô của âm đạo tiết ra chất dịch tham
gia hình thành lớp màng keo trên vỏ. Trứng đi qua phần âm đạo rất nhanh.
 Khả năng sinh sản của gia cầm
Trong chăn nuôi gia cầm, khả năng sinh sản của đàn gà bố mẹ có ý nghĩa
rất quan trọng trong việc đánh giá khả năng sản xuất của một con giống hoặc
một dòng nào đó. Khả năng sản xuất của gà không chỉ phụ thuộc vào khả
năng sinh trưởng, khối lượng lúc giết thịt mà còn phụ thuộc vào khả năng sinh

sản, số lượng trứng, số lượng gà con trên một đầu mái.
Theo Phạm Minh Thu (1996) [18], đã viết: “Con người chú trọng đến
sinh sản của gia cầm vì không những chức năng đó liên quan đến sự sinh tồn
của loài cầm điểu mà từ đó con người mới có số lượng đông đảo gia cầm để
sử dụng hai sản phẩm quan trọng là trứng và thịt”.


11

Theo Brandsch và Bichel (1978) [25], thì sức đẻ trứng của gia cầm chịu
ảnh hưởng bởi 5 yếu tố:
- Tuổi đẻ đầu hay tuổi thành thục;
- Chu kỳ đẻ trứng hay cường độ đẻ trứng;
- Tần số thể hiện bản năng đòi ấp;
- Thời gian nghỉ đẻ, đặc biệt là nghỉ đẻ mùa đông;
- Thời gian đẻ kéo dài hay chu kỳ đẻ (tính ổn định sức đẻ).
Các yếu tố trên do gen di truyền của từng giống gia cầm quy định.
Để đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm, người ta dựa vào chỉ tiêu:
tuổi đẻ đầu và năng suất trứng.
Khối lượng trứng bình quân theo các tháng. Chambers (1990) [26], cho
biết: khối lượng trứng thường tăng đến cuối chu kỳ đẻ trứng. Nhiều tác giả
cho rằng, giữa khối lượng trứng và sản lượng trứng có tương quan âm. Letner
và Taylor (1943) [28], xác định hệ số tương quan giữa số lượng trứng và sản
lượng trứng là r = - 0,11.
- Tuổi đẻ đầu: Tuổi đẻ quả trứng đầu là thời điểm đàn gà đã thành thục
về tính. Tuổi đẻ đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loài, giống, hướng sản
xuất, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, khí hậu,…Đặc biệt là chế độ chiếu sáng.
Tuổi đẻ đầu đánh giá sự thành thục về tính của đàn gà. Thời gian chiếu
sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm. Sự thành thục về tính sớm hay muộn có
liên quan chặt chẽ đến sự tăng khối lượng cơ thể cũng như sự hoàn thiện tới

các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Những giống gia cầm có tầm vóc nhỏ
thường có tuổi thành thục sớm hơn những giống gia cầm có tầm vóc lớn.
Trong cùng một giống, cá thể nào được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, điều
kiện khí hậu và chế độ chiếu sáng phù hợp sẽ thành thục sớm hơn. Nhiều
công trình khoa học đã chứng minh, tuổi thành thục sinh dục sớm là trội so
với tuổi thành thục sinh dục muộn.


12

Tuổi đẻ lứa đầu là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có khả năng tham
gia quá trình sinh sản. Đối với gia cầm mái, tuổi thành thục sinh dục là tuổi
bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất trứng. Đối với một đàn gà cùng lứa tuổi thì tuổi đẻ quả trứng đầu
tiên là thời điểm tại đó, đàn gà đạt tỷ lệ đẻ 5 %.
- Năng suất trứng
Năng suất trứng hay sản lượng trứng của một gia cầm mái là tổng số
trứng đẻ ra trong một đơn vị thời gian. Đối với gia cầm thì đây là một chỉ tiêu
quan trọng phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục.
Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào loài, giống, hướng sản xuất, khí hậu,
TĂ, dinh dưỡng, mùa vụ, tuổi, độ béo, thể trọng và đặc điểm của cá thể.
Trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng như nhau, năng suất đẻ của các cá thể
trong cùng một giống khác nhau. Giữa các cá thể có sự chênh lệch khá lớn so
với chỉ tiêu trung bình của cả đàn. Các giống gà khác nhau thì khả năng đẻ
trứng cũng khác nhau. Năng suất trứng gia cầm phụ thuộc vào tuổi. Năng suất
trứng của gà ở năm thứ nhất cao hơn năm thứ hai.
Nhiệt độ môi trường xung quanh liên quan mật thiết với sản lượng trứng.
Nếu nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp đều làm cho sản lượng trứng
giảm. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp nhất cho gà đẻ là 14 - 22oC. Năng suất
trứng là một tính trạng số lượng, phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh.

Năng suất trứng được đánh giá qua cường độ và thời gian kéo dài sự đẻ.
Tỷ lệ đẻ là chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng của đàn gia cầm. Đỉnh cao của
tỷ lệ đẻ có mối tương quan với năng suất trứng. Giống gia cầm nào có tỷ lệ đẻ
cao và kéo dài thời kỳ sinh sản thì chứng tỏ là giống tốt. Nếu chế độ dinh
dưỡng đảm bảo thì năng suất sinh sản sẽ cao. Gà chăn thả có tỷ lệ đẻ thấp
trong vài tuần đầu của chu kỳ đẻ, sau đó tăng dần và đạt cao ở những tuần tiếp
theo rồi giảm dần và thấp ở cuối thời kỳ sinh sản.


13

Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn. Thời gian
kéo dài sự đẻ có liên quan đến chu kỳ đẻ trứng. Chu kỳ đẻ kéo dài hay ngắn
phụ thuộc vào cường độ và thời gian chiếu sáng. Đây là cơ sở để áp dụng chế
độ chiếu sáng nhân tạo trong chăn nuôi gà đẻ. Giữa các trật đẻ, gà thường có
khoảng thời gian đòi ấp. Các giống khác nhau có bản năng ấp khác nhau.
Điều này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng,…
Khối lượng trứng phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, giống, tuổi đẻ, dinh
dưỡng,... Khối lượng trứng quyết định chất lượng trứng, giống, tỷ lệ ấp nở,
khối lượng cơ thể và sức sống của gà con. Brandsch H. và Bichel H. (1978)
[25], cho rằng, hiện nay, chưa có cách nào để tăng khối lượng trứng mà không
đồng thời tăng khối lượng cơ thể. Đó cũng là một trong những nguyên nhân
phải hạn chế khối lượng trứng ở mức 55 - 60 g để phù hợp với sinh lý của gà
và kỹ thuật ấp nở. Ngoài ra, tăng khối lượng trứng còn làm tăng TTTĂ.
Theo Lochus và Starstikov (1979) thì trứng gia cầm khi bắt đầu đẻ nhỏ
hơn trứng gia cầm lúc trưởng thành. Theo Awang (1984) thì khối lượng trứng
phụ thuộc trực tiếp vào chiều dài và chiều rộng của quả trứng cũng như khối
lượng lòng trắng, lòng đỏ và vỏ trứng (dẫn theo Trần Huê Viên, 2011 [21]).
Theo Trương Thúy Hường [31], khối lượng trứng của gia cầm thuộc
nhóm tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của nhiều gen, đặc biệt là gen liên

kết với giới tính. Khối lượng trứng của gia cầm tăng nhanh trong giai đoạn đẻ
đầu sau đó chậm lại và ổn định khi tuổi gia cầm càng cao.
Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [20], thì trong cùng một độ tuổi, khối
lượng trứng tăng lên chủ yếu do khối lượng lòng trắng lớn hơn nên giá trị
năng lượng giảm dần. Khối lượng gà con khi nở bằng 62 - 78 % khối lượng
trứng ban đầu. Khối lượng trứng của các giống khác nhau là khác nhau.


14

2.1.5. Một số đặc điểm sinh học của trứng gia cầm
- Đặc điểm hình thái: Trứng gia cầm là một tế bào gồm: vỏ trứng,
màng, lòng trắng và lòng đỏ. Trong điều kiện không có gia cầm trống thì
trứng không được thụ tinh nhưng giá trị thực phẩm không thay đổi. Dựa vào
đặc điểm này mà trong chăn nuôi gà hướng trứng thương phẩm, người ta
không nuôi thêm gà trống để giảm chi phí TĂ, giảm giá thành trứng.
- Hình dạng quả trứng: là một đặc trưng của từng cá thể, được quy
định di truyền rõ rệt. Theo Brandsch và Bichel (1978) [25], thì tỷ lệ giữa
chiều dài và chiều rộng của quả trứng là một chỉ số ổn định (1 : 0,75). Hình
dạng của quả trứng tương đối ổn định. Nói chung, hình dạng quả trứng luôn
có tính di truyền bền vững và có những biến dị không rõ rệt.
Chất lượng trứng phụ thuộc vào thành phần hóa học, tính chất lý học của
trứng và những đặc điểm di truyền của gia cầm. Trứng gia cầm thường có
hình ovan; một đầu to, một đầu nhỏ. Xác định hình dạng trứng bằng chỉ số
hình thái, chỉ số hình dạng. Mỗi loài gia cầm khác nhau có chỉ số hình thái
khác nhau và được nhiều gen khác nhau quy định.
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [16], thì khoảng biến thiên chỉ số hình
thái của trứng gà là 1,34 - 1,36. Những quả trứng quá dài hoặc quá tròn đều
có chất lượng trứng thấp.
Trứng gia cầm có cấu tạo từ ngoài vào trong bao gồm: vỏ cứng, màng

vỏ, lòng trắng và lòng đỏ. Lòng đỏ có chứa đĩa phôi. Khối lượng mỗi thành
phần của quả trứng là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thức ăn,
chăm sóc, mùa vụ,…
Theo Vương Đống (1968) [5], tỷ lệ các phần so với khối lượng trứng là:
vỏ chiếm 10 - 11,6 %; lòng trắng chiếm 57 - 60 %; lòng đỏ chiếm 30 - 32 %.
Thành phần hóa học của trứng không vỏ là: nước chiếm 73,5 - 74,4 %;
protein 12,5 - 13%; khoáng 0,8 - 1,0 %.


15

+ Vỏ trứng: là lớp bảo vệ bên ngoài về mặt cơ học cũng như lý hóa học
cho các thành phần bên trong của trứng. Màu sắc vỏ trứng phụ thuộc vào
giống, màu sắc lá tai của cá thể. Bên ngoài vỏ cứng được một lớp keo dính
bao bọc, làm giảm ma sát giữa thành âm đạo và trứng, tạo thuận lợi cho quá
trình đẻ và hạn chế sự bốc hơi nước.
Vỏ trứng được cấu tạo chủ yếu bằng canxi. Trên vỏ có nhiều lỗ khí.
Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [20], thì trên bề mặt vỏ trứng có nhiều lỗ
khí. Trung bình, mỗi vỏ trứng gà có khoảng 10.000 lỗ khí, khoảng 150 lỗ
khí/1 cm2 vỏ trứng. Mật độ lỗ khí phân bố không đều, tập trung nhiều nhất ở
đầu to, giảm dần ở hai thành bên và ít nhất ở đầu nhỏ.
Độ dày vỏ trứng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng trứng,
ảnh hưởng tới việc bảo quản trứng, sự phát triển của phôi và thời gian, độ ẩm
trong quá trình ấp. Nó chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường và yếu tố di
truyền. Ở mỗi loài gia cầm khác nhau, vỏ trứng có độ dày khác nhau. Ở mỗi
thời điểm, môi trường khác nhau, vỏ trứng cũng có độ dày khác nhau. Trong
thực tế, ta có thể thấy hiện tượng vỏ trứng mỏng khi khẩu phần ăn thiếu canxi.
Chất lượng vỏ trứng thể hiện ở độ dày và độ bền của vỏ trứng. Nó có ý nghĩ
trong vận chuyển và ấp trứng. Nếu vỏ trứng quá dày hoặc quá mỏng sẽ gây
cản trở quá trình hô hấp của phôi thai, làm tỷ lệ ấp nở giảm. Theo Nguyễn Thị

Bạch Yến (1996) [24], thì nếu vỏ trứng quá mỏng sẽ làm cho quá trình bốc
hơi nước diễn ra nhanh, bị chết phôi hoặc sát vỏ, gà con nở ra tỷ lệ nuôi sống
giảm. Độ dày vỏ trứng gà đạt 0,311 mm, trong khoảng 0,299 - 0,373 mm (dẫn
theo Ngô Giản Luyện, 1994 [10]). Vỏ trứng gà dày 0,3 - 0,34 mm chịu lực là
2,44 - 3 kg/cm2.
+ Lòng trắng: là phần bao bọc bên ngoài lòng đỏ, là sản phẩm của ống
dẫn trứng. Lòng trắng chủ yếu là albumin, cung cấp khoáng và muối khoáng,
tham gia cấu tạo lông, da trong quá trình phát triển cơ thể ở giai đoạn phôi.


16

Chất lượng lòng trắng được xác định qua chỉ số lòng trắng và đơn vị Haugh.
Hệ số di truyền của tính trạng này khá cao.
Trong trứng gia cầm, lòng trắng chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 56 %. Cấu
tạo lòng trắng gồm: lớp loãng ngoài, lớp đặc giữa, lớp loãng giữa, lớp đặc
trong. Độ keo dính của lòng trắng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chăm sóc,
nuôi dưỡng, giống, tuổi, bảo quản trứng,… Bảo quản trứng không đúng, kéo
dài làm lòng trắng loãng hơn. Trong lòng trắng còn chứa dây chằng lòng đỏ,
giữ cho lòng đỏ luôn ở vị trí trung tâm của trứng. Theo Trần Huê Viên (2011)
[21], thì Awang (1987) cho biết khối lượng trứng tương quan rõ rệt với khối
lượng lòng trắng (r = 0,86), khối lượng lòng đỏ (r = 0,72) và khối lượng vỏ (r
= 00,48).
+ Lòng đỏ: là tế bào trứng có dạng hình cầu, đường kính 35 - 40 mm,
được bao bọc bởi màng lòng đỏ có tính đàn hồi nhưng sự đàn hồi này giảm
theo thời gian bảo quản. Ở giữa lòng đỏ có hốc lòng đỏ nối với đĩa phôi, lấy
chất dinh dưỡng từ nguyên sinh chất để cung cấp cho phôi phát triển.
Lòng đỏ có độ đậm đặc cao, nằm giữa lòng trắng đặc, được giữ ổn định
nhờ dây chằng là những sợi protein quy tụ ở hai đầu lòng đỏ. Phía trên lòng
đỏ là mầm phôi. Lòng đỏ cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu cho phôi. Lòng

đỏ bao gồm: nước, protein, các acit amin không thay thế, các loại vitamin,…
Thông qua nguồn năng lượng dự trữ cho phôi có thể đánh giá được chất lượng
lòng đỏ.
Đánh giá chất lượng lòng đỏ qua chỉ số lòng đỏ, tính bằng tỷ lệ giữa
chiều cao lòng đỏ so với đường kính của nó. Tạ An Bình và Nguyễn Hoài Tạo
(1979) [2], cho biết: khi chỉ số này xuống dưới 0,33 thì lòng đỏ bị biến dạng.
Theo Ngô Giản Luyện (1994) [10], thì chỉ số lòng đỏ ít biến đổi hơn lòng
trắng. Chỉ số lòng đỏ giảm 0,25 - 0,29 nếu bị tăng nhiệt độ và bảo quản lâu
(Nguyễn Quý Khiêm và cs, 1999 [7]). Màu của lòng đỏ phụ thuộc vào sắc tố


17

màu và caroten có trong TĂ. Màu của lòng đỏ ổn định trong suốt thời gian đẻ
trứng. Nó thay đổi sau khi khẩu phần ăn thay đổi vài tuần. Tuy không biểu thị
giá trị dinh dưỡng của trứng nhưng nó có giá trị thương phẩm lớn.
- Những trƣờng hợp trứng dị hình:
+ Trứng không có lòng đỏ: do trong cơ thể có những tế bào chết rơi vào
loa kèn và ống dẫn trứng không phân biệt được nên vẫn có quá trình tạo trứng
và hình thành trứng nhỏ.
+ Trứng hai lòng đỏ: do hai trứng rụng cùng một thời điểm hoặc cách
nhau không quá 20 phút, hình thành nên quả trứng rất to.
+ Trứng trong trứng: thường ít gặp hiện tượng này. Nguyên nhân là do
bị kích động đột ngột, một quả trứng hoàn chỉnh bị ống dẫn trứng co lại gây
nhu động ngược lên phía trên gặp tế bào trứng mới rụng sẽ nằm cùng lòng đỏ
của trứng mới, bên ngoài được bao bọc bằng lòng trắng và vỏ cứng.
Ngoài ra còn có trứng méo, trứng không có vỏ, trứng non do thiếu
khoáng, vitamin D,… hoặc do co bóp của ống dẫn trứng.
 Chỉ số Haugh (HU): là chỉ số đánh giá chất lượng trứng xác định
thông qua khối lượng trứng và chiều cao lòng trắng đặc. Chỉ số HU càng cao

thì chất lượng trứng càng cao, trứng đạt chất lượng tốt.
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của gia cầm
Sức sản xuất trứng của gia cầm là đặc điểm phức tạp và biến động. Nó
chịu ảnh hưởng bởi tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài như: giống,
dòng, sự phát triển, tuổi, trọng lượng cơ thể, trạng thái sức khỏe, sự thay lông,
bản tính ấp bóng, tuổi thành thục, cường độ và sức bền đẻ trứng, chu kỳ và
nhịp độ đẻ. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền, chọn lọc, TĂ,
mùa vụ,…
- Giống, dòng: ảnh hưởng trực tiếp tới sức sản xuất của gia cầm. Các
giống, dòng gia cầm khác nhau thì sản lượng trứng cũng khác nhau. Nếu dòng


×