Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.98 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LƯU ĐÌNH CHẤT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
LỚP 10

Người thực hiện: Lê Thị Dung
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm.

Môc LỤC
Đề mục

THANH HOÁ NĂM 2018

Trang


Mục lục
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề


2.3.1. Biện pháp thứ nhất: Nắm chắc tình hình của lớp, đối tượng học sinh
để đưa ra những biện pháp giáo dục thích hợp
2.3.2. Biện pháp thứ hai: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp: xếp chỗ ngồi,
học nội quy lớp
2.3.3. Biện pháp thứ ba: Bầu ban cán sự lớp quản lí, điều hành lớp
2.3.4. Biện pháp thứ tư: Xây dựng các hình thức thi đua từng tổ, từng cá
nhân
2.3.5. Biện pháp thứ năm: Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp
2.3.6. Biện pháp thứ sáu: Rèn kỹ năng sống cho học sinh
2.3.7. Biện pháp thứ bảy: Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghi
4. Tài liệu tham khảo

1
1
2
2
2
3
3
4
5
6
8
11
14

14
15
16
18
19
19
20
21


ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 10”
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Sinh thời Bác Hồ đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Để làm tốt được lời dạy của Bác, người giáo viên không chỉ có năng lực, trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt mà còn đòi hỏi phải có năng lực tổ chức quản lý học
sinh trong các hoạt động giáo dục, đó là nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn đối
với những người làm nghề trồng người bởi “sản phẩm” lao động là những con
người.
Trong những năm gần đây, khi mà ngành công nghệ thông tin đang phát
triển như vũ bão thì chúng ta đều nhận thấy rằng đạo đức, lối sống lại bi suy thoái
ngày một gia tăng, đặc biệt là lứa tuổi vi thành niên, lứa tuổi học sinh.
Đối với học sinh lớp 10, lứa tuổi chập chững bước sang giai đoạn biến đổi
về mặt tâm sinh lí, nên các em rất dễ thay đổi tính nết, dễ xa ngã và bi lôi kéo, lứa
tuổi đang và muốn tự khẳng đinh mình trước mọi người.
Để giúp các em không bi tác động xấu bởi những tệ nạn của xã hội, có thể
phân biệt được giữa cái đúng và cái sai, cái thiện và cái ác, cái xấu và cái đẹp thì
giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người “kỹ sư tâm hồn” có tinh thần trách nhiệm

cao, tâm huyết với nghề, tận tâm với học sinh, gần gũi với học sinh và biết hy sinh
thật sự cho học sinh, tự xây dựng cho mình một số biện pháp phù hợp giúp các em
trở thành những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước –
có cả đức lẫn tài. Bởi Chủ tich Hồ Chí Minh đã nói “người có đức mà không có tài
làm việc gì cũng khó; Người có tài mà không có đức là người vô dụng”.
Ngày nay, giáo viên chủ nhiệm có một vi trí vô cùng quan trọng trong việc
hình thành và phát triển về đạo đức, nhân cách, trí tuệ và các kỹ năng sống của học
sinh. Do đó giáo viên chủ nhiệm là một trong những nhân tố thúc đẩy sự hình thành

1


nhân cách của học sinh, mang lại một phần kết quả rèn luyện đạo đức, học tập của
các em.
Thực tiễn hiện nay ở trường THPT Lưu Đình Chất tôi nhận thấy, trong tất cả
các giờ ra chơi học sinh chỉ vùi đầu vào chiếc điện thoại di động, học sinh bỏ học
để vào các quán Internet, quán bi-a, quán xèng... vẫn còn nhiều. Chính vì vậy công
tác chủ nhiệm được Ban giám hiệu đặc biệt chú trọng và quan tâm, tuy nhiên đội
ngũ giáo viên kiêm nghiệm chủ nhiệm lớp chưa một lần được qua lớp bồi dưỡng về
nghiệp vụ đối với công tác chủ nhiệm lớp. Chỉ hoạt động bằng kinh nghiệm nhiều
năm làm công tác chủ nhiệm.
Xuất phát từ những lí do trên, bản thân tôi, với hơn mười năm làm công tác
chủ nhiệm, tôi luôn tìm cho mình những giải pháp tối ưu nhất để áp dụng vào công
tác chủ nhiệm sao cho đạt hiệu quả tốt nhất, giúp các em hình thành nhân cách,
tránh xa các tệ nạn xã hội. Đây là lí do tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp trong
công tác chủ nhiệm lớp 10” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình nhằm góp một
phần kinh nghiệm giúp giáo viên chủ nhiệm nói chung, giáo viên chủ nhiệm lớp 10
nói riêng làm tốt hơn công tác chủ nhiệm lớp của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích:

a. Ghi lại những kinh nghiệm mà bản thân đã đúc kết trong quá trình giáo
dục đạo đức học sinh.
b. Chia sẻ với đồng nghiệp và bạn bè những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã
vận dụng và đã thành công trong công tác chủ nhiệm.
c. Mong nhận được những ý kiến đóng góp tâm đắc, nhiệt tình từ Ban giám
hiệu, các đồng nghiệp và bạn bè để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh lớp chủ nhiệm 10C4, năm học 2017 – 2018.
- Sĩ số học sinh: 40 em
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2


a. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
- Tìm hiểu những kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh lớp 10 của
các đồng nghiệp thông qua một số sáng kiến liên quan đến công tác chủ nhiệm.
b. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Điều tra tình hình lớp (hồ sơ)
- Trao đổi với giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh, học sinh, đoàn thanh niên.
- Lập mẫu sơ yếu lý lich để học sinh tự điền theo mẫu.
c. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
- Kết quả cụ thể trong năm học 2017 – 2018
- Tìm ra những việc làm còn hạn chế, những việc tích cực để phát huy.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
- Giáo viên chủ nhiệm là người chiu trách nhiệm quản lí công tác giáo dục và
đào tạo học sinh ở lớp mình chủ nhiệm. Là người chiu toàn bộ trách nhiệm trước
Ban giám hiệu và hội đồng nhà trường về mọi vấn đề thuộc lớp mình chủ nhiệm.
- Giáo viên chủ nhiệm là người quản lí toàn diện học sinh lớp mình chủ
nhiệm. Để làm được điều đó, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm vừa quản lí tập thể học

sinh, vừa quan tâm giám sát đến từng cá nhân trong lớp về mọi mặt: học tập, rèn
luyện, lao động, hướng nghiệp, kỹ năng sống và sinh hoạt tập thể.
- Giáo viên chủ nhiệm là người mẹ thứ hai, là nhân vật chủ đạo trong việc
hình thành nhân cách cho từng học sinh, giúp học sinh có được những kỹ năng khi
hòa nhập vào xã hội.
- Giáo viên chủ nhiệm là người yêu nghề, say sưa với công tác giáo dục, có
tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng cao, có lương tâm nghề nghiệp vững vàng.
Khiêm tốn, cầu tiến, tích cực, tự hoàn thiện không ngừng. Mẫu mực, trung thực
trong cuộc sống.

3


- Giáo viên chủ nhiệm cần tự trang bi cho mình nhiều thủ thuật lôi cuốn đa
dạng để khi cần có thể tung ra trước học sinh nhằm tạo sự gần gũi, thân mật giữa cô
và trò, giữa trò với trò.
- Giáo viên chủ nhiệm là người có khả năng sáng tạo trong công tác giáo dục,
dạy học, có khả năng thu thập, tích luỹ tri thức, để ngày càng nâng cao hoặc mở
rộng tầm hiểu biết của mình, có khả năng kích hoạt, gây hào hứng nhằm khơi dậy
sự hứng thú và động cơ học tập và rèn luyện đạo đức ở học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm là chỗ dựa tinh thần của học sinh để các em có thể nhận
được sự hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn kip thời. Giúp các em phát triển về mọi mặt
chứ không chỉ là về học tập hay đạo đức.
Từ những cơ sở lí luận trên, tôi nhận thấy để trở thành một giáo viên chủ
nhiệm giỏi cần xây dựng cho riêng mình những giải pháp phù hợp, những kinh
nghiệm thực tiễn để giáo dục nhân cách cho học sinh một cách toàn diện.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong giai đoạn hiện nay, với sự quan tâm đầu tư của Đảng, nhà nước cùng
với sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội. Được sự quan tâm của Ban giám hiệu và Công
đoàn nhà trường, lãnh đạo đia phương, của đồng chí và đồng nghiệp đã mang lại

không ít những thuận lợi cho công tác chủ nhiệm trong nhà trường. Cơ sở vật chất,
trang thiết bi giáo dục của nhà trường ngày một khang trang, đầy đủ, đảm bảo cho
việc dạy và học. Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ,
đặc biệt là công nghệ thông tin đã hỗ trợ cho giáo viên và phụ huynh trong việc liên
lạc, trao đổi, nắm bắt nhanh những thông tin cần thiết trong phối hợp giáo dục,
đồng thời hỗ trợ tích cực cho hoạt động dạy của giáo viên trong những giờ lên lớp,
trong những hoạt động tập thể khiến học sinh cảm thấy hứng thú hơn. Sự phối kết
hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường ngày càng trở nên chặt
chẽ.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, công tác chủ nhiệm lớp còn
gặp không ít những khó khăn, thách thức. Trong thời đại khoa học công nghệ và
kinh tế thi trường hiện nay, ngoài những tiện ích to lớn mà nó mang đến cho nhân
loại thì kèm theo đó là hàng loạt các tác động tiêu cực đến đối tượng học sinh, xu
hướng đua đòi chưng diện theo trang phục, mái tóc của các ca sĩ, diễn viên trong
phim ảnh không lành mạnh và đặc biệt là game online. Chính những vấn đề này
4


ảnh hưởng không ít đến việc học tập, việc hình thành nhân cách, đạo đức của học
sinh và gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục
đạo đức học sinh.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều công nghệ kinh doanh chỉ chú ý đến lợi
nhuận. Hầu hết các điểm truy cập Internet đều trang bi những trò chơi bạo lực thu
hút học sinh. Vì thế, hiện tượng trốn tiết, giấu tiền học phí để chơi game là điều
không tránh khỏi. Không những thế, hậu quả do những tác động của những trò chơi
nguy hiểm này dẫn đến các hành vi bạo lực khôn lường.
Mặt khác, nhiều gia đình do quá bận rộn với công việc nên thời gian dành
cho việc giáo dục con cái không nhiều, gần như phó mặc cho nhà trường và xã hội,
thậm chí cung cấp tiền bạc dư thừa không nghĩ đến hậu quả. Nhiều phụ huynh chỉ
gặp gỡ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm trong các buổi họp phụ huynh trong một

năm học. Còn chủ yếu là trao đổi qua điện thoại trong những trường hợp cần thiết.
Trẻ thiếu thốn tình cảm, thiếu sự quan tâm của gia đình, dễ bi kẻ xấu lôi cuốn sa
ngã. Một số em do được chiều chuộng và chăm sóc quá chu đáo nên nảy sinh tính
ích kỷ, ương bướng, khó bảo.
Hơn nữa ở lứa tuổi này, tâm sinh lí của các em đang phát triển mạnh, các
em ngày càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu, đua
đòi, thích sự khẳng đinh mình... trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, sự hiểu biết
về pháp luật còn hạn chế, nên chiều hướng học sinh hư, lười học, hiện tượng bỏ
giờ, trốn tiết, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức ngày càng nhiều.
Đó là khó khăn về mặt khách quan gây cản trở cho những người làm công tác
chủ nhiệm lớp.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận những thiếu sót về phía đội ngũ giáo viên chủ
nhiệm. Một bộ phận giáo viên chưa thật nhiệt tình, còn thờ ơ, xem nhẹ công tác chủ
nhiệm chỉ chú tâm vào bồi dưỡng chuyên môn, một phần do công việc giảng dạy
chiếm nhiều thời gian, hiệu quả công tác chủ nhiệm ít nhiều bi ảnh hưởng. Một
thiếu sót khác là nhiều giáo viên chủ nhiệm tiến hành công việc khá cảm tính, chưa
có phương pháp chủ nhiệm sáng tạo thích hợp. Có người quá nghiêm khắc, có
người quá dễ dãi. Người nghiêm khắc gò ép học sinh theo khuôn khổ một cách
máy móc. Và như thế, về mặt tâm lí, cả giáo viên và học sinh đều như bi áp lực.
Người dễ dãi thì lại buông lỏng công tác quản lí, thiếu quan tâm sâu sát. Thực tế,
nhiều khi giữa thầy cô chủ nhiệm và học sinh không phải bao giờ cũng tìm được
tiếng nói chung.
Để khắc phục những khó khăn trên trong công tác chủ nhiệm không phải là
điều dễ dàng và đơn giản. Tuy nhiên, tôi xin được mạnh dạn đưa ra một số biện
pháp mà bản thân đã áp dụng và đã đạt được kết quả giáo dục cao để các đồng
nghiệp cùng chia sẻ.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
5



2.3.1. Biện pháp thứ nhất: Nắm chắc tình hình của lớp, đối tượng học sinh
để đưa ra những biện pháp giáo dục thích hợp
- Đối với học sinh lớp 10 là học sinh đầu cấp, lại tập trung nhiều xã với nhau
nên hoàn cảnh, tính cách khác nhau. Vì vậy ngay sau khi nhận lớp giáo viên chủ
nhiệm cần khảo sát đối tượng thông qua việc cho học sinh tiến hành làm bản khai
lý lich trích ngang của các em.
Nội dung lý lịch học sinh lớp 10 bao gồm:
Họ và tên học sinh……………………………Nam/ nữ…..
Ngày tháng năm sinh : ........................................................
Nơi sinh…………………………………Dân tộc…...........
Nơi ở hiện nay…….thôn….xóm…….xã……huyện……..tỉnh
Hộ khẩu thường trú ở đâu……………………………………
Đã vào đoàn…………chưa vào đoàn………. ở đâu …….năm….
Năm học lớp 9 xếp loại học lực........ hạnh kiểm..................
Đã đạt giải .... học sinh giỏi tỉnh môn..................................
Đẫ từng làm cán bộ lớp .......................................................
Bằng tốt nghiệp THCS xếp loại ….........
Có chứng chỉ nghề …………….. xếp loại ……..................
Con thương binh hạng mấy…….Con liệt sĩ……con mồ côi….…
Gia đình thuộc hộ nghèo …………, cận nghèo ……………
Họ tên cha…………………năm sinh………nghề nghiệp……….
Họ tên mẹ…………………..Năm sinh………nghề nghiệp………
Họ tên người giám hộ…………………………nghề nghiệp……….
Gia đình có mấy anh chi em……………………………
6


Họ tên anh, chi hiện đang học tại trường THPT Lưu Đình Chất
Họ và tên ……………………lớp……………..
Ước mơ tương lai làm gì, học trường gì………., ngành nào………

Số điện thoại liên hệ…………………………………
- Tiếp theo giáo viên chủ nhiệm tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ
công tác chủ nhiệm. Cụ thể:
+ Học sinh khuyết tật.
+ Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
+ Học sinh cá biệt về đạo đức.
+ Học sinh chậm, yếu.
+ Học sinh có năng lực đặc biệt.
* Đối với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn:
- Với những học sinh nghèo, ngoài chế độ miễn giảm theo quy đinh, ngay từ
đầu năm học tôi báo cáo với nhà trường, liên hệ với cha mẹ học sinh giúp đỡ các
em có đầy đủ sách vở khi đi học. (Nguồn sách vở này được quyên góp từ những
học sinh học khóa trước, những em không có em, không dùng đến bộ sách lớp 10,
tôi vận động các em gom góp gửi vào thư viện để dành cho những em học sinh khó
khăn trong năm học sau).
* Đối với học sinh khuyết tật:
- Với những học sinh khuyết tật trí tuệ tham gia học tập hòa nhập có những
khó khăn, thiệt thòi. Cho nên giáo viên chủ nhiệm cần:
+ Thiết kế điều chỉnh các hoạt động giáo dục vào từng nội dung, từng
hoạt động, tạo cơ hội động viên, khuyến khích các em tham gia hoạt động.
+ Thông qua sự tác động phù hợp giúp các em nâng cao nhận thức, phát
triển khả năng giao tiếp.

7


+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với học sinh, học
sinh với học sinh. Tạo cho các em có được cảm giác an toàn, được tôn trọng giúp
học sinh khuyết tật bớt mặc cảm, tự ti; bằng cách giáo dục ý thức, xây dựng vòng
tay bạn bè (nhóm bạn bè).

* Đối với học sinh cá biệt về đạo đức:
- Tìm hiểu về gia đình: gia đình có hòa thuận không, có thiếu quan tâm đến
các em hay không, hay các em bi bạn bè rủ rê. Từ đó, dùng phương pháp tác động
tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc, hãy là người bạn
chân thành và vi tha của các em, chia sẻ với các em trong vai trò là một người bạn
và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kip thời. Nếu có thể gắn trách
nhiệm cho các em bằng cách giao cho các em một chức vụ trong lớp để từng bước
điều chỉnh mình.
* Đối với học sinh chậm, yếu:
- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, yếu môn nào. Sau đó lập kế
hoạch giúp đỡ các em. Tránh thái độ miệt thi, phân biệt đối xử làm các em nhụt chí,
xấu hổ trước bạn bè.
2.3.2. Biện pháp thứ hai: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp: xếp chỗ ngồi,
học nội quy lớp
Như chúng ta đã biết, muốn công việc có hiệu quả trước hết ta phải lập kế
hoạch rõ ràng, khoa học cho công việc đó. Công tác chủ nhiệm lớp cũng vậy. Đó là
một nhiệm vụ khó khăn, vất vả và đòi hỏi sự làm việc khoa học, tránh tình trạng
tùy tiện, ngẫu hứng, thiếu khoa học. Vì vậy, người giáo viên phải nắm bắt được
mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường trong năm học, kế hoạch, chủ đề, chủ điểm của
nhà trường, của Đoàn trường theo tháng và xuyên suốt cả năm học, phải nắm bắt
đặc điểm tình hình của lớp mình từ đó vạch ra các yêu cầu trọng tâm từng tháng,
từng học kì, cả năm học, rồi phác thảo kế hoạch chủ nhiệm. Xây dựng kế hoạch
giáo dục đạt kết quả cao cần phải có kế hoạch sát, đúng, phù hợp. Khi đã có kế
hoạch chủ nhiệm cần đưa ra thống nhất trước tập thể lớp.
Kế hoạch chủ nhiệm cần đặt ra các chỉ tiêu cụ thể trong năm học để học sinh
phấn đấu.

8



Cụ thể: Với lớp 10C4 do tôi chủ nhiệm, tôi đã đưa ra chỉ tiêu như sau:
+ Duy trì sĩ số 100%.
+ Hạnh kiểm đạt 100% khá giỏi, không có học sinh xếp loại trung bình.
+ Học lực đạt 100% từ trung bình trở lên, không có học sinh xếp loại yếu,
kém.
+ Đạt lớp tiên tiến xuất sắc.
+ Hoàn thành và tham gia đầy đủ, đạt kết quả xuất sắc trong tất cả các hoạt
động của nhà trường, đoàn trường.
Với việc lập kế hoạch cụ thể cho công tác chủ nhiệm như trên, các em sẽ có
mục tiêu để hoàn thành tốt, đúng thời gian quy đinh và đạt được nhiều thành tích
cao, rất có hiệu quả.
* Sau khi nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm đã có kế hoạch chủ nhiệm thì tiến
hành xếp chỗ ngồi cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải xem trước hồ sơ của
từng học sinh trong năm học trước để nắm được học lực, hạnh kiểm của từng học
sinh. Khi xếp chỗ ngồi nên chia đều những học sinh có học lực khá, giỏi ngồi xen
kẻ với những học sinh có học lực trung bình, yếu; những học sinh có hạnh kiểm
khá, trung bình xen kẽ với những học sinh có hạnh kiểm tốt. Sau khi xếp chỗ ngồi
xong giáo viên chủ nhiệm lập sơ đồ lớp và dán tại bàn giáo viên để giáo viên bộ
môn tiện theo dõi. Cách sắp xếp chỗ ngồi như vậy các em học khá giỏi sẽ giúp giáo
viên chủ nhiệm kèm cặp được những học sinh yếu; những em hạnh kiểm tốt sẽ giúp
đỡ những em hạnh kiểm khá, trung bình. Giáo viên chủ nhiệm cần phát động các
phong trào như: “Đôi bạn cùng tiến”, “ Vòng tay bè bạn”, ... Tuyên dương và khen
thưởng những em giúp bạn vượt yếu trong học tập.
Chú ý: Nếu trong lớp có vài học sinh cá biệt thì không nên cho các em
ngồi gần nhau. Không nên cho các em tùy tiện chọn chỗ ngồi, vì những học sinh
ham chơi, hay nói chuyện riêng, hay đùa nghich thường thích ngồi gần nhau.
Sau khi sắp xếp chỗ ngồi, giáo viên chủ nhiệm tiến hành cho học sinh học
nội quy lớp học để các em thực hiện đúng các quy đinh của lớp và thực hiện một
cách nghiêm túc.
9



Nội quy lớp học cần đảm bảo các nội dung sau:
NỘI QUY LỚP HỌC
1. Luôn kính trọng cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên của nhà trường;
đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; chấp hành pháp luật của nhà
nước.
2. Tham gia đầy đủ các hoạt động tập thể của nhà trường, của lớp, của Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
3. Phải giữ gìn, bảo vệ tài sản của trường, của lớp.
4. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử phải đảm bảo tính văn hóa, phù hợp với đạo đức và
lối sống của lứa tuổi học sinh.
5. Trang phục phải gọn gàng, sạch đẹp, đúng quy đinh.
6. Không bỏ giờ, nghỉ học vô lí do. Không đổi chỗ ngồi. Chuẩn bi bài đầy đủ trước
khi đến lớp. Trong giờ học không làm việc riêng, không nói chuyện.
7. Không được hút thuốc lá, uống rượu bia, không sử dụng các chất kích thích
khác; không sử dụng điện thoại di động, máy nghe nhạc, làm việc riêng trong giờ
học và các hoạt khác trong nhà trường.
8. Đầu tóc phải gọn gàng phù hợp với lứa tuổi hs; không nhuộm tóc màu, không
sơn móng tay, móng chân; không mang đồ trang sức; không được trang điểm khi
đến trường.
9. Không đánh nhau, gây rối mất trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công
cộng. Không nói tục, chửi thề, chia bè kết cánh gây mất đoàn kết.
10. Không ăn quà bánh trong trường, lớp học. Không được phá hoại cây xanh,
không vứt rác bừa bãi, cấm viết vẽ bậy, bôi bẩn lên tường, bàn ghế, cửa sổ, không
làm hỏng bàn ghế và các tài sản khác của nhà trường, của lớp.
11. Không lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi trụy; không đưa thông tin
không lành mạnh lên mạng; không được chơi các trò chơi mang tính kích động bạo
lực, tình dục; không tham gia các tệ nạn xã hội.


10


12. Học sinh đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm; hs đi xe môtô, xe gắn máy phải
có giấy phép lái xe.
13. Phải trật tự nghe giảng, học bài nghiêm túc, học thuộc bài trước khi đến lớp,
giờ nào việc ấy, không làm việc riêng trong lớp. Phải có đầy đủ vở ghi, vở bài tập,
sách giáo khoa, vở nháp, bút, thước, máy tính …. . Không gian lận trong học tập,
kiểm tra, thi cử.
14. Trực nhật phải đóng khóa cửa lớp, cửa sổ, phải tắt điện, tắt quạt trước khi ra về;
phải vệ sinh lớp học sạch sẽ.
15. Tham gia đầy đủ các buổi lao động, buổi trực tuần theo quy đinh, đảm bảo an
toàn, kỉ luật lao động và lao động có năng suất cao.
- Tiếp theo giáo viên chủ nhiệm phát cho mỗi em một thời khóa biểu rõ ràng, giờ
nào việc ấy (Nhắc các em dán vào góc học tập của mình). Giúp các em hình thành
thói quen làm việc khoa học, cũng là cách giúp cha mẹ các em quản lí tốt con em ở
nhà.
2.3.3. Biện pháp thứ ba: Bầu ban cán sự lớp quản lí, điều hành lớp
Như chúng ta đã biết, việc lựa chọn ban cán sự lớp là hết sức quan trọng, vì
đây là đội ngũ đắc lực giúp giáo viên chủ nhiệm quản lí mọi hoạt động của lớp.
Một đội ngũ cán bộ lớp giỏi cùng đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp, kỉ
cương lớp học là vô cùng cần thiết.
Sắp xếp “Bộ máy” quản lí lớp gồm: 1 lớp trưởng, 1 lớp phó học tập, 1 bí thư.
Các tổ trưởng, tùy vào số lượng học sinh để chia tổ cho phù hợp.
Cụ thể lớp 10C4 do tôi chủ nhiệm với sĩ số lớp là 40 học sinh nên tôi chia lớp làm
4 tổ tương đương với 4 tổ trưởng.
Giáo viên chủ nhiệm cần đinh hướng cho các em xác đinh được vai trò, nhiệm
vụ của mình. Cụ thể:
- Lớp trưởng:
+ Thay mặt giáo viên chủ nhiệm quản lý, duy trì trật tự kỷ cương, điều hành lớp

thực hiện nội dung, kế hoạch theo qui đinh của trường. Chiu trách nhiệm về mọi
hiện tượng và mọi việc xảy ra ở lớp trong quá trình mình phụ trách. Khi có vụ việc
11


mà mình không thể quản lý điều hành và xử lý được phải báo cáo gấp với người có
trách nhiệm nơi gần nhất (Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, bảo vệ, giáo viên
phụ trách Đoàn, giáo viên bộ môn hoặc bất cứ cán bộ công nhân viên nào của
trường).
+ Trước khi vào mỗi tiết học phải ghi sĩ số, tên học sinh vắng có phép hay
không lên góc bảng phía cửa ra vào của lớp. Nếu vắng giáo viên dạy phải báo cáo
ngay với Ban giám hiệu hay giám thi, giáo viên trực, giáo viên phụ trách Đoàn để
xử lý .
+ Thường xuyên theo dõi lich công tác, thông báo của trường để triển khai
công việc cho lớp đúng theo yêu cầu của trường.
+ Tuyệt đối chấp hành và thực hiện những yêu cầu, mệnh lệnh của giáo viên
chủ nhiệm hay người có trách nhiệm của nhà trường, hoàn thành tốt các yêu cầu
mệnh lệnh đó.
+ Hàng tuần phải báo cáo với giáo viên chủ nhiệm về tình hình của lớp, đề
nghi giáo viên chủ nhiệm tuyên dương những cá nhân có thành tích, tiến bộ trong
học tập, tu dưỡng rèn luyện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hay trách phạt
những cá nhân vi phạm nội qui qui đinh của trường, lớp.
+ Cùng với giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp dự kiến đánh giá xếp loại hạnh
kiểm của các thành viên trong lớp trước khi đề nghi Hội đồng nhà trường xét duyệt.
- Lớp phó học tập:
+ Chiu trách nhiệm lập kế hoạch, phân công, điều hành thực thi và xử lý các
công việc, phần việc được giao cũng như kết quả, hiệu quả các công việc đó.
+ Tuyệt đối chấp hành và thực hiện những yêu cầu, mệnh lệnh của giáo viên
chủ nhiệm hay của lớp trưởng, hoàn thành tốt các yêu cầu mệnh lệnh đó.
+ Hàng tuần phải báo cáo với giáo viên chủ nhiệm về tình hình, kết quả những

mặt, những phần việc được giao, đề nghi giáo viên chủ nhiệm tuyên dương hay
trách phạt những cá nhân có thành tích hay phạm lỗi trong những phần việc do
mình phụ trách.

12


+ Cùng với giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp dự kiến đánh giá xếp loại hạnh
kiểm của các thành viên trong lớp trước khi đề nghi Hội đồng nhà trường xét duyệt.
+ Thay thế lớp trưởng quản lý lớp khi không có lớp trưởng hay được giáo
viên chủ nhiệm chỉ đinh.
- Bí thư Đoàn:
+ Chiu trách nhiệm lập kế hoạch, phân công, điều hành thực thi và xử lý các
công việc, phần việc được giao cũng như kết quả, hiệu quả các công việc đó.
+ phụ trách các phong trào văn hóa văn nghệ – thể dục thể thao do đoàn trường
đề ra.
+ Đôn đốc, giám sát, nhắc nhở các đoàn viên, thanh niên thực hiện tốt nhiệm
vụ học tập.
+ Cùng với giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp dự kiến đánh giá xếp loại hạnh
kiểm của các thành viên trong lớp trước khi đề nghi Hội đồng nhà trường xét duyệt.
- Tổ trưởng:
+ Chiu trách nhiệm quản lý, duy trì trật tự kỷ cương; chất lượng, kết qủa, hiệu
quả các nhiệm vụ mà tổ phải thực hiện theo qui đinh của lớp, trường.
+ Tuyệt đối chấp hành và thực hiện những yêu cầu, mệnh lệnh của giáo viên
chủ nhiệm hay của lớp trưởng, lớp phó, hoàn thành tốt các yêu cầu mệnh lệnh đó.
+ Theo dõi tình hình thực hiện nền nếp học tập, rèn luyện của các thành viên
trong tổ.
+ Tổng hợp hoạt động của tổ và nộp cho lớp trưởng vào cuối tuần.
+ Hàng tuần phải báo cáo với giáo viên chủ nhiệm về tình hình của tổ, đề nghi
giáo viên chủ nhiệm tuyên dương những cá nhân có thành tích, tiến bộ trong học

tập, tu dưỡng rèn luyện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hay trách phạt những
cá nhân vi phạm nội qui qui đinh của trường, lớp trong tổ của mình.
+ Dự kiến xếp loại hạnh kiểm cho các thành viên của tổ mình, cùng với giáo
viên chủ nhiệm và cán bộ lớp dự kiến đánh giá xếp loại hạnh kiểm của các thành
viên trong tổ và lớp trước khi đề nghi Hội đồng nhà trường xét duyệt.
13


* Khi các em được giao việc và nhất là được thầy cô tin tưởng, phát huy tính
dân chủ và tự quản các em rất phấn khởi và tất nhiên phải rút kinh nghiệm, khen
chê kip thời.
Việc lựa chọn ban cán sự lớp quan trọng là phải chọn được những học sinh
nhiệt tình và có năng lực công tác. Song, dù có năng lực tốt thế nào thì giáo viên
chủ nhiệm cũng phải giáo dục cho học sinh ý thức được đầy đủ vai trò, nhiệm vụ
của người cán bộ lớp để các em thực sự có trách nhiệm, và nâng cao tinh thần trách
nhiệm đối với công tác được giao.
2.3.4. Biện pháp thứ tư: Xây dựng các hình thức thi đua từng tổ, từng cá
nhân
- Đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm xây dựng các tiêu chí thi đua về nề nếp,
học tập và thông qua trước tập thể lớp. Giao trách nhiệm ban cán sự lớp, đặt biệt là
các tổ trưởng theo dõi sát từng tổ viên qua bản theo dõi. Đó là cơ sở để xếp thi đua
khen thưởng, tạo động lực cho các em phấn đấu học tập.
- Cuối tuần các tổ trưởng nhận xét đánh giá tổ viên của mình vào tiết sinh hoạt
lớp và tổ chức cho các em bình bầu một hoặc hai bạn xuất sắc của tổ. Đến cuối
tháng giáo viên chủ nhiệm tổng hợp kết quả và mời ban cán sự lớp cùng bình bầu
bốn đến năm em xuất sắc để khen thưởng. Cách làm này động viên được tập thể, cá
nhân, là nguồn động lực cho các em cùng nhau phấn đấu đưa tập thể lớp đi lên.
2.3.5. Biện pháp thứ năm: Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp
- Giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch sinh hoạt riêng cho lớp mình, hướng dẫn
các em trong ban cán sự lớp cách thức tổ chức, giúp các em thành thạo cách tổ

chức, tự tin, mạnh dạn trước đám đông, … Giúp các em chủ động kế hoạch cho
những giờ sinh hoạt lớp tiếp theo. Trước tiết sinh hoạt, nhất thiết phải duyệt trước
kế hoạch sinh hoạt lớp của lớp trưởng và các tổ, rồi lên một kế hoạch dự tiết sinh
hoạt riêng cho mình. Khi dự sinh hoạt lớp dưới sự điều khiển của lớp trưởng, cần
đánh giá, so sánh các số liệu với tuần trước, khen chê phải hợp lý, nhẹ nhàng, tạo
cho các em tư tưởng cầu tiến, chú ý không nên chỉ trích, quát mắng.
Tiến trình giờ sinh hoạt có thể theo các bước như sau:

14


1. Các tổ trưởng lần lượt báo cáo kết quả theo dõi nề nếp, học tập của tổ. Thành
viên trong tổ phát biểu ý kiến. Xếp loại hạnh kiểm các thành viên trong tổ.
2. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung về nề nếp, học tập của lớp tuần qua và đề
xuất kế hoạch tuần tới (các lớp phó tham mưu trước giờ sinh hoạt cho lớp trưởng,
giáo viên chủ nhiệm duyệt trước kế hoạch sinh hoạt lớp).
3. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét chung, biểu dương và nhắc nhở kip thời và đưa
ra những biện pháp khắc phục kip thời. Nêu kế hoạch tuần tới.
4. Thư kí ghi biên bản và thông qua trước lớp (Trong đó mẫu theo dõi và ghi biên
bản do giáo viên chủ nhiệm xây dựng từ đầu năm học).
Tuy nhiên, trong thực tế khi tổ chức tiết sinh hoạt lớp không nên áp dụng một
quy trình cứng nhắc mà cần hướng dẫn các em tổ chức một cách linh hoạt, thay đổi
hình thức tổ chức. Giờ sinh hoạt lớp không nên thường xuyên phê bình như “hát
dặm” mà nhẹ nhàng nhắc nhở học sinh bằng một tấm gương, hay một mẩu chuyện
nhỏ. Đôi khi có thể lồng vào giờ sinh hoạt những hoạt cảnh về các chủ đề như: sự
lạc quan trong cuộc sống, những mơ ước tuổi trẻ, sống đẹp mỗi ngày,... Có thể thay
những lời phê bình bằng một câu chuyện nào đó. Như vậy, giờ sinh hoạt không
thấy kiểm điểm mà lại hoá ra kiểm điểm một cách nhẹ nhàng, thấm thía, làm cho
giờ sinh hoạt rõ ràng đỡ căng thẳng hơn và lại có hiệu quả.
2.3.6. Biện pháp thứ sáu: Rèn kỹ năng sống cho học sinh

Trong cuộc sống, khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nào phục vụ cho cuộc
sống đều đòi hỏi chúng ta phải có những kỹ năng tương ứng. Rèn luyện kỹ năng
sống cho học sinh là nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong
mọi tình huống; thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã
hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân,
phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Đối với học sinh
trung học phổ thông việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt
là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách
sau này. Vì vậy, chúng ta cần chú ý rèn luyện cho các em các kỹ năng sống cơ bản
qua các hoạt động học tập và trong cuộc sống. Cụ thể:
+ Kỹ năng sống tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú
tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của các em. Nghĩa là giúp các em cảm
15


nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người
khác. Kỹ năng sống này giúp các em luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở
mọi nơi.
+ Kỹ năng sống hợp tác: Thông qua các tiết học, trò chơi, câu chuyện, bài hát
giáo viên giúp các em học cách cùng làm việc với bạn. Khả năng hợp tác sẽ giúp
các em biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn và là điều kiện được học hỏi,
cơ hội được thể hiện mình.
+ Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong
những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở các em vào giai đoạn này là sự khát khao
được học. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng và phương pháp khác
nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của các em.
+ Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy các em biết thể hiện bản thân và diễn đạt
ý tưởng của mình cho người khác hiểu, các em cần cảm nhận được vi trí, kiến thức
của mình trong thế giới xung quanh các em.
2.3.7. Biện pháp thứ bảy: Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác

- Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường để thực hiện đúng các chủ điểm,
kế hoạch của: Nhà trường, chuyên môn, Công đoàn, Đoàn trường, nhằm làm tốt
công tác chủ nhiệm và thực hiện tốt các hoạt động trong nhà trường, phù hợp với
đặc điểm lứa tuổi học sinh lớp mình. Phải nắm bắt được kế hoạch của nhà trường,
các tổ chức đoàn thể để phối hợp và phổ biến kip thời đến học sinh. Thường xuyên
động viên, đôn đốc nhắc nhở các em tham gia tốt các hoạt động đoàn thể, phong
trào thi đua do đoàn thể phát động. Trên cơ sở đó, lớp lại đề ra các hình thức thi
đua giữa các tổ, nhóm và các cá nhân. Kết thúc mỗi đợt thi đua lại chọn ra những
tập thể (tổ, nhóm) và các cá nhân xuất sắc để biểu dương khen thưởng.
Phối hợp cùng tập thể lớp lựa chọn những thanh niên ưu tú giới thiệu và kết
nạp vào hàng ngũ của Đoàn làm hạt nhân, nồng cốt thúc đẩy phong trào lớp đi lên
cố gắng phấn đấu đạt tập thể lớp vững mạnh về mọi mặt.
- Phối hợp với giáo viên bộ môn: Luôn trao đổi, gặp gỡ và lắng nghe những
nhận xét, đánh giá của giáo viên bộ môn về học sinh của lớp mình. Từ đó tìm kiếm
giải pháp tối ưu để phát huy những mặt mạnh, hạn chế các khuyết điểm để tháo gỡ
những khó khăn, vướng mắc của học sinh trong quá trình học tập để nâng cao chất
lượng giáo dục các môn đặc thù. Phối hợp với các giáo viên khác để dạy học có
16


hiệu quả ở lớp chủ nhiệm. Đề xuất các ý kiến của tập thể học sinh về công tác dạy
và học với giáo viên có liên quan.
Thường xuyên phối hợp được với giáo viên bộ môn nắm được toàn diện về
học sinh. Từ đó đưa ra biện pháp giáo dục thích hợp. Không những thế mà còn
giúp các em chăm chỉ học tập tốt hơn so với đầu năm và có ý thức đạo đức tốt. Đối
với tập thể lớp thì các em luôn chuẩn bi bài cũ ở nhà, làm bài tập về nhà đầy đủ,
hăng hái phát biểu ý kiến.
Giáo viên chủ nhiệm phải chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, để nắm
thông tin của các em về học tập, chuyên cần, trật tự, nề nếp, tác phong làm ảnh
hưởng đến chất lượng giáo dục, khi đó giáo dục không đảm bảo được tính chất toàn

diện. Đồng thời thông qua giáo viên bộ môn cũng giúp giáo viên chủ nhiệm biết và
hiểu sâu sắc hơn về đối tượng học sinh của mình để có cách cư xử khéo léo, có
phương pháp giảng dạy thích hợp cho lớp nhằm đạt hiệu quả cao của tiết dạy giúp
cho các em ý thức được việc học là hết sức cần thiết.
- Phối hợp với cha mẹ học sinh: Từ đầu năm học, giáo viên tiến hành họp phụ
huynh lớp bàn bạc, thống nhất được phương hướng phấn đấu của lớp đặt trong kế
hoạch chung của nhà trường. Đặc biệt là thống nhất được các biện pháp giáo dục
để thực hiện. Mặt khác, phải đinh hướng bầu chọn Ban đại diện cha mẹ học sinh
của lớp với các tiêu chuẩn sau: Kinh tế gia đình ổn đinh, có tâm huyết, nhiệt tình
cống hiến vì con em, năng động, hiểu biết về lĩnh vực giáo dục, có con em học khá,
giỏi. Đây là điều kiện đầu tiên để phát huy được sự ủng hộ của phụ huynh trong
công tác tổ chức lớp học.
Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh về
tình hình học tập của các em trong nhà trường (qua số điện thoại hoặc gặp trực
tiếp…). Khi đặt mình vào vi trí của người phụ huynh, thì hãy suy nghĩ họ mong
muốn điều gì ở người giáo viên chủ nhiệm, thì lúc đó chúng ta sẽ hiểu được sự
mong muốn của họ. Vì thế giáo viên chủ nhiệm phải thật sự quan tâm phối hợp
chặt chẽ với ban đại diện phụ huynh của lớp đặc biệt là phụ huynh của các em có
học lực yếu, kém cũng như những học sinh cá biệt, để cùng nhau tìm ra phương
pháp hiệu quả nhất, nhằm hạn chế những tiêu cực làm sa sút về nhân phẩm, đạo
đức con người mà trong đó có con em chúng ta.
- Phối hợp cùng Ban giám hiệu nhà trường - Ban cán sự lớp - Tập thể lớp:
Căn cứ vào thông tư 58/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục, đánh
giá xếp loại hai mặt giáo dục của học sinh. Căn cứ vào biểu quyết của tập thể lớp,
giáo viên chủ nhiệm họp và bình bầu xét thi đua đề nghi nhà trường khen thưởng
cho những học sinh có thành tích trong học tập và trong hoạt động đảm bảo tính
17


công bằng, dân chủ có sức thuyết phục đối với học sinh. Đồng thời kỷ luật những

học sinh không tiến bộ và mắc phải những sai lầm nghiêm trọng.
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường
- Sáng kiến kinh nghiệm của tôi không có gì là to tát, những biện pháp tôi đã
làm cũng rất đỗi bình thường. Nhưng kết quả đạt được lại rất khả quan. Rõ ràng
qua cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt.
Các em ngày càng chăm ngoan. Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi những vất
vả, mệt nhọc. Tình cảm cô - trò, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện.
Trong năm học 2017 – 2018, với những biện pháp giáo dục trên lớp 10C4 do
tôi chủ nhiệm đã đạt được kết quả rất tốt. Cụ thể:
+ Duy trì sĩ số 40/40 đạt 100 %.
+ Xếp loại hạnh kiểm: Loại tốt: 36 học sinh chiếm tỉ lệ 90%.
Loại khá: 4 học sinh chiếm tỉ lệ 10%.
Không có học sinh xếp loại trung bình, yếu.
+ Xếp loại học lực: Loại giỏi: 1 học sinh chiếm tỉ lệ 2,5%.
Loại khá: 25 học sinh chiếm tỉ lệ 62,5%.
Loại trung bình: 14 học sinh chiếm tỉ lệ 35%
Không có học sinh xếp loại yếu, kém.
+ Đồ dùng dạy học và bàn ghế của lớp suốt một năm qua luôn được bảo
quản tốt, không có tình trạng hư hao, mất mát như những lớp khác.
+ 100% học sinh lớp đều tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, các
buổi học phụ đạo trái buổi.
+ Các thành tích khác học sinh đạt được:
• Giải nhì hội thi tiểu phẩm về bạo lực học đường cấp trường.
• Đạt giải nhất cuộc thi dân vũ cấp trường.
• Đạt giải nhì cuộc thi kéo co (tổ chức vào ngày 26/3/2018)
+ Tập thể lớp tiên tiến xuất sắc.
18



- Bng nhng biờn phỏp trờn trong nhng nm hc qua khi lm cụng tỏc chu
nhiờm lp, tụi luụn nm bt c tỡnh hỡnh cu thờ cua tng hc sinh v phu huynh
thng xuyờn biờt c kờt qua viờc hc tp, rốn luyờn cua con em mỡnh. Hc sinh
ngoan, chm ch hc tp, khụng vi pham ni quy, chõt lng giỏo duc tụt hn. Vi
nhng nm lm cụng tỏc chu nhiờm lp, ban thõn rut ra c mt sụ kinh nghiờm
v cụng tỏc chu nhiờm lp v nhng kinh nghiờm ny a c trao i cung ng
nghiờp trong t v c ng nghiờp thụng nhõt cao. ng thi tụi nghi õy cung
l mt sụ kinh nghiờm cn ph biờn rng rai trong ton n vi ờ cụng tỏc chu
nhiờm ngy mt nõng cao hn v tiờp tuc phỏt huy hn na.
3. KấT LUN, KIấN NGH

3.1. Kờt lun
Cụng tỏc chu nhiờm rõt phc tap, khú khn, ũi hi ni giỏo viờn chu nhiờm
phai b nhiu cụng sc v thi gian. ờ lm tụt vai trũ cua mỡnh giỏo viờn chu
nhiờm cn biờt t tỡnh thng, trỏch nhiờm ờ giai quyờt cỏc tỡnh huụng cua lp
phu trỏch trờn c s n nờp, ky cng cua nh trng, biờt phụi hp cht ch gia
ba mụi trng: gia ỡnh, nh trng v xa hi. Nh vy trong viờc t chc giỏo duc
hc sinh, hoat ng giỏo viờn chu nhiờm rõt c thu v y sỏng tao vỡ phai phu
thuc vo nhiu yờu tụ nh:
- tui, mc trng thnh cua hc sinh.
- Hoat ng cua ban cỏn s lp.
- Phong cỏch lm viờc cua cỏc giỏo viờn b mụn.
- iu kiờn cu thờ cua trng, lp, gia ỡnh hc sinh, cỏc t chc xa hi cú
liờn quan.
Do vy khụng thờ cú mt khuụn mu nhõt inh cho hoat ng cua giỏo viờn
chu nhiờm, cụng tỏc chu nhiờm l mt b phn quan trng trong nh trng. ũi
hi giỏo viờn chu nhiờm hờt sc sỏng tao cú mt tinh thn trỏch nhiờm cao mi
gỏnh vỏc c nhiờm vu ny. Trên đây là một số kinh nghiệm trong
công tác chủ nhiệm của mình. Trong quá trình nghiên cứu không
tránh khỏi những sai sót. Vậy tôi mong các đồng chí, đồng

19


nghiÖp, Ban l·nh ®¹o tham gia ®ãng gãp ý kiÕn để đề tài được hoàn
thiện hơn.
3.2. Kiến nghị
- Để phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của giáo viên chủ nhiệm, nhà
trường cần quan tâm hơn nữa đến công tác chủ nhiệm lớp.
- Sở Giáo dục và Đào tạo nên mở lớp bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ công tác
giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Tổ chức cuộc thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường, cấp cơ sở.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 05 năm 2018

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Lê Thị Dung

20


4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trong điều lệ trường THPT theo Quyết đinh
số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/04/2007 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong trường THPT Lưu Đình Chất

3. Tham khảo một số tài liệu có liên quan công tác chủ nhiệm qua Internet.
4. Lê Văn Hồng (Chủ biên): Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm - Nxb GD.

21



×