Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn nghiên cứu lựa chọn bài tập bổ trợ nhằm sửa chữa sai lầm thường mắc giai đoạn xuất phát thấp trong chạy cự ly ngắn 100m cho nữ học sinh lớp 10 trường học trung học phổ thông thọ xuân 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.38 KB, 22 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
TDTT là một nhân tố xã hội chuyên môn nhằm tác động có chủ đích và hợp
lý đến quá trình phát triển thể chất của con người chính vì thế mà mỗi quốc gia đều
có sự quan tâm rất lớn đến vấn đề thể chất cho thế hệ trẻ. Trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của đất nước Đảng và Nhà nước luôn coi trọng vị trí con người,
xem đó là động lực, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển xã hội. Điều đó đòi
hỏi phải có chính sách chăm sóc, giáo dục cải tạo con người phát triển hài hoà tất
cả các mặt Đức - Trí - Thể - Mỹ.
Nhận thức này có ý nghĩa quan trọng cả về tâm lý và thực tiễn, nó thể hiện rõ
tính nhân văn cao cả được xuyên suốt trong mọi đường lối chủ trương của Đảng và
Nhà nước trong nhiều năm qua, đặc biệt trong sự nghiệp CNH - HĐH của đất nước
như hiện nay cần một nguồn nhân lực "Có sự phát triển cao về trí tuệ, cường tráng
về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức".
Từ thực tế quan sát quá trình giảng dạy nội dung chạy cự ly ngắn 100m của
nữ học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông Thọ Xuân 4, chúng tôi thấy rằng các
em còn mắc phải nhiều sai lầm khi thực hiện kỹ thuật xuất phát thấp trong chạy cự
ly ngắn 100m. Xong ở đây giáo viên còn thiếu nhiều khả năng tìm hiểu về nguyên
nhân cũng như việc đề ra các biện pháp thích hợp nhằm sửa chữa những sai lầm đó,
cho nên trong quá trình giảng dạy còn nhiều hạn chế.
Việc tìm ra và sửa chữa được các sai lầm thường mắc trong quá trình giảng
dạy chạy cự ly ngắn 100m sẽ góp phần nâng cao hịêu quả của quá trình giảng dạy
và huấn luyện trên cơ sở phân tích ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề nêu trên
chúng tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu lựa chọn bài tập bổ trợ nhằm sửa chữa sai lầm thường mắc
giai đoạn xuất phát thấp trong chạy cự ly ngắn 100m cho nữ học sinh lớp 10
trường học trung học phổ thông Thọ Xuân 4.”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác giảng dạy nội dung chạy
ngắn 100m cho nữ học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông Thọ Xuân 4 tôi tìm
hiểu những sai lầm thường mắc trong giai đoạn xuất phát thấp và lựa chọn một số


bài tập có hiệu quả nhất nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong giai đoạn
xuất phát thấp chạy cự ly ngắn 100m cho đối tượng nữ học sinh lớp 10 trường
trung học phổ thông Thọ Xuân 4. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
và huấn luyện đáp ứng yêu cầu đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Bao gồm 24 học sinh nữ lớp 10 trường THPT Thọ Xuân 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1


1.4.1. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.
Mục đích: Là phương pháp được chúng tôi sử dụng trong quá trình điều tra
thực trạng việc giảng dạy kỹ thuật xuất phát thấp chạy 100m, việc lực chọn các bài
tập sử chữa sai lầm thường mắc và việc sử dụng các test đánh giá hiệu quả sửa
chữa những sai lầm thường mắc cho nữ học sinh lớp 10 trường THPT Thọ Xuân 4.
Cách tiến hành: Thông qua hình thức dùng phiếu phỏng vấn. Từng phiếu
chúng tôi phỏng vấn thông qua các câu hỏi được trình bày có hệ thống, đảm bảo sự
trả lời khách quan và giúp tôi có thêm cơ sở để lựa chọn các bài tập chuyên môn,
các test nghiên cứu ứng dụng trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra trong quá trình
triển khai thực hiện đề tài tôi đã phỏng vấn thông qua hỏi trực tiếp các thầy cô giáo
đồng nghiệp để được sự chỉ bảo, hướng dẫn kịp thời.
Cách đánh giá: Căn cứ vào kết quả phỏng vấn, chúng tôi lựa chọn các nội
dung có số phiếu tán thành từ 85% trở lên để sử dụng trong đề tài nghiên cứu.
Riêng các làm bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc trong xuất phát thấp chạy cự ly
ngắn 100m cho nữ học sinh lớp 10 trường THPT Thọ Xuân 4 chúng tôi sử dụng số
phiếu có tỷ lệ tán thành từ 90% trở lên.
1.4.2. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Mục đích: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiến hành tổ chức kiểm
tra sư phạm. Mục đích của quá trình này nhằm kiểm nghiệm trong thực tiễn độ tin
cậy, tính thông báo của hệ thống các test đánh giá hiệu quả sửa chữa sai lầm thường

mắc trong xuất phát thấp chạy cự ly ngắn 100m cho sinh viên nữ trường THPT Thọ
Xuân 4 trước thực nghiệm và sau thực nghiệm.
Cách tiến hành: Chúng tôi lựa chọn 24 học sinh nữ lớp 10 trường THPT
Thọ Xuân 4 và chia thành các nhóm đối chứng và thực nghiệm. Qua đó tiến hành
kiểm tra thành tích xuất phát thấp 30m, bật 3 bước và chạy 100m trước và sau thực
nghiệm để thấy được hiệu quả các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn nhằm sửa chữa
sai lầm thường mắc và nâng cao thành tích chạy 100m cho đối tượng nghiên cứu.
Cách đánh giá: Qua kết quả kiểm tra và xử lý thống kê chúng tôi đưa ra
những kết luận cần thiết và phản ánh đúng thực trạng sai lầm thường mắc của giai
đoạn xuất phát thấp của các đối tượng trước và sau thực nghiệm sư phạm.
1.4.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Mục đích: Là phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của đề
tài để đánh giá hiệu quả của hệ thống các bài tập đã lựa chọn ứng dụng nhằm sửa
chữa sai lầm thường mắc trong xuất phát thấp chạy cự ly ngắn 100m cho học sinh
nữ trường trung học phổ thông Thọ Xuân 4.
Cách tiến hành:

2


Việc nghiên cứu ứng dụng các bài tập để sửa chữa sai lầm thường mắc trong
xuất phát thấp chạy cự ly ngắn 100m cho học sinh nữ lớp 10 trường trung học phổ
thông Thọ Xuân 4.
Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi kiểm tra thành tích ban đầu của 2
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, cùng các nội dung như nhau với 24 học
sinh nữ, trong đó 12 học sinh nữ - nhóm thực nghiệm, và 12 học sinh nữ - nhóm đối
chứng, các đối tượng này được chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên.
Nhóm thực nghiệm: Bao gồm 12 học sinh nữ trường trung học phổ thông
Thọ Xuân 4. Nhóm này được áp dụng hệ thống các bài tập chuyên môn đã được đề
tài lựa chọn và hệ thống các bài tập này được coi là những bài tập chính, sắp xếp

khoa học trong chương trình giảng dạy được ứng dụng vào nhóm thực nghiệm.
Nhóm đối chứng: Bao gồm 12 học sinh nữ nhóm này được áp dụng hệ thống
các bài tập chuyên môn của giáo viên đã được áp dụng từ trước đến nay.
Trong quá trình thực nghiệm 06 tuần, khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi
tiến hành kiểm tra ban đầu và sau 06 tuần theo kế hoạch giảng dạy, tôi lấy làm căn
cứ để đánh giá mức độ tác động của các bài tập đã lựa chọn.
Học sinh ở cả 2 nhóm (đối chứng và thực nghiệm) trước thực nghiệm sư
phạm đều được tôi tiến hành kiểm tra sư phạm nhằm xác định mức độ đồng đều về
khả năng chạy 100m, 30m xuất phát thấp và bật 3 bước của cả hai nhóm.
Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy của nhà trường, tôi xây dựng chương trình
giảng dạy cho nhóm thực nghiệm.
Thời gian tập luyện là 03 tiết/1 tuần, thời gian tập 90 phút , tổng số giáo án
giảng dạy là 18 giáo án. Thời gian giảng dạy được các giáo viên quản lý chặt chẽ
trong từng nhóm, loại trừ các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến giảng dạy, chỉ còn
lại sự tác động của các bài tập tới từng nhóm nghiên cứu.
Sau khi đã xác định được chương trình thực nghiệm cho nhóm thực nghiệm
trên cơ sở kế hoạch huấn luyện của nhà trường và của khoa. Để tổ chức thực
nghiệm đảm bảo tính khách quan, quá trình nghiên cứu được tổ chức thực nghiệm
theo phương pháp thực nghiệm so sánh song song trên hai nhóm thực nghiệm và
đối chứng. Nhóm thực nghiệm tập theo các bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc đã
lựa chọn. Số lượng bài tập và loại bài tập trong một buổi tập được sắp xếp luân
phiên tương ứng với nhiệm vụ giảng dạy trong từng giáo án, đảm bảo các nguyên
tắc của quá trình giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao. Nhóm đối chứng tập các
bài tập cũ của trường trung học phổ thông Thọ Xuân 4.
Cách đánh giá: Sau khi kết thúc quá trình thực nghiệm sư phạm chúng tôi
sẽ tiến hành kiểm tra bằng các test đã lựa chọn để đánh giá sự hiệu quả sửa chữa sai
lầm thường mắc trong giai đoạn xuất phát thấp chạy 100m cho nữ học sinh lớp 10

3



trng trung hc ph thụng Th xuõn 4 ca nhúm i chỳng v nhúm thc nghim,
t ú lm rừ hiu qu cỏc bi tp ó la chn cho i tng nghiờn cu.
1.4.4. Phng phỏp toỏn hc thng kờ.
Phng phỏp ny c s dng trong vic phõn tớch v x lý cỏc s liu thu
thp c trong quỏ trỡnh nghiờn cu ca ti. Trong quỏ trỡnh x lý cỏc s liu
ti, cỏc tham s v cỏc cụng thc toỏn thng kờ truyn thng c trỡnh by
trong cun o lng th thao, Nhng c s ca toỏn hc thng kờ, Phng
phỏp thng kờ trong TDTT.
Các công thức ứng dụng trong xử lý số liệu của đề tài bao
gồm :
- S trung bỡnh cng:
X=

x

i

n

Trong đó : + xi : Là các mẫu riêng rẽ
+ n: Kích thớc tập hợp mẫu
+ X : Số trung bình cộng
+ : Ký hiệu tổng

- Phng sai:



2


( x
=

i

x )2

n 1

- lch chun:

= 2
- Tớnh t tớnh so sỏnh hai s trung bỡnh quan sỏt:

x A xB

t=

Trong ú:

c2 c2
+
n A nB
c

2

vi n < 30


(x x
=

A

) 2 + ( x xB ) 2

n A + nB 2

4


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1 Đặc điểm và yếu lĩnh kỹ thuật giai đoạn xuất phát trong chạy cự ly ngắn
100m
Chạy cự ly ngắn được chia làm 4 giai đoạn: xuất phát, chạy lao sau xuất
phát, chạy giữa quãng và chạy về đích.
Trong chạy ngắn, người ta thường áp dụng xuất phát thấp vì kỹ thuật này
giúp cho học sinh bắt đầu chạy nhanh hơn và sớm đạt được tốc độ cực đại trong
khoảng thời gian ngắn. Để xuất phát nhanh người ta sử dụng bàn đạp xuất phát, sự
ổn định khi đặt chân.
Có 3 cách bố trí bàn đạp xuất phát cơ bản
Cách “thông thường” bàn đạp trước cách vạch xuất phát 1-1,5 bàn chân, còn
bàn đạp sau cách bàn đạp trước một khoảng bằng độ dài cẳng chân (gần 2 bàn
chân).
Cách “kéo dãn” học sinh rút ngắn khoảng cách giữa hai bàn đạp xuống còn
một bàn chân hoặc ít hơn. Khoảng cách từ bàn đạp trước đến vạch xuất phát gần
hai bàn chân (khoảng cách này được kéo dãn).
Cách “làm gần” khoảng cách giữa hai bàn đạp được rút ngắn lại còn một bàn

chân hoặc nhỏ hơn. Song khoảng cách từ bàn đạp trước đến vạch xuất phát chỉ còn
khoảng 1-1,5 bàn chân.
Việc đặt bàn đạp gần nhau đảm bảo sự nỗ lực đồng thời của cả 2 chân khi bắt
đầu chạy và tạo cho người chạy một tốc độ lớn ở những bước đầu. Song vị trí gần
nhau của hai bàn chân và việc chuyển đến đạp sau luân phiên của từng chân ở
những bước tiếp theo.
Mặt tựa của bàn đạp trước nghiêng với góc 45-50(độ); mặt tựa của bàn đạp
sau 60-80(độ). Góc nghiêng của mặt tựa bàn đạp thay đổi tùy thuộc vào khoảng
cách đến vạch xuất phát. Khi bàn đạp được đặt gần đến vạch xuất phát thì góc
nghiêng mặt tựa bàn đạp giảm đi, còn khi kéo xa khỏi vạch xuất phát thì góc
nghiêng tăng lên. Khoảng cách giữa hai bàn đạp và việc đặt bàn đạp xa hay gần
vạch xuất phát tùy thuộc vào đặc điểm cơ thể của vận động viên, trình độ phát triển
các tố chất nhanh, mạnh và những tố chất khác của họ.
Theo hiệu lệnh “vào chỗ’ vận động viên tiến ra trước 2 bàn đạp, ngồi chống
và chống tay về phía trước vạch xuất phát. Từ tư thế này học sinh chuyển chân từ
phía trước ra phía sau, lần lượt tỳ bàn chân lên mặt tựa bàn đạp trước rồi đến bàn
đạp sau. Hai mũi giầy chạm mặt đường hoặc hai đinh đầu tiên của giầy tỳ xuống
mặt đường. Sau khi hạ gối xuống sát sau vạch xuất phát. Lúc này ngón cái tách
sang một bên một bên và các ngón còn lại sát nhau chống đất tạo thành hình vòm.
5


Hai tay duỗi thẳng tự nhiên, chống tỳ lên đất ở độ rộng bằng vai hoặc hơn vai một
ít. Thân trên thẳng đầu thẳng tự nhiên so với thân trên. Trọng lượng cơ thể được
phân đều giữa hai tay,chân chống trước và đầu gối chân sau
Theo lệnh “sẵn sàng” vận động viên hơi duỗi chân, gối chân sau tách khỏi
mặt đường làm trọng tâm hơi chuyển lên trên và ra trước. Lúc này trọng lượng cơ
thể dồn trên hai tay và chân chống trước song hình chiếu của trọng tâm cơ thể trên
đất phải sau vạch xuất phát từ 15-20cm. Hai đế giầy tỳ sát vào mặt tưạ bàn đạp,
vùng hông nâng cao hơn vai 10-20cm và lúc này hai cẳng chân gần như song song

với nhau.
Trong tư thế “sẵn sàng’ góc giữa đùi và chân trước khoảng 19-23(độ) vận
động viên không nên quá căng thẳng, gò bó. Điều quan trọng lúc này là tập trung
chú ý đợi tín hiệu xuất phát.
`Khi nghe tiếng súng nổ (hay những tín hiệu xuất phát khác) phải đột ngột
lao nhanh về phía trước. Động tác này được bắt đầu bằng đạp mạnh hai chân và
đánh tay nhanh. Đạp sau vào mặt tựa bàn đạp xuất phát được thực hiện đồng thời
vằng cả hai chân nhằm tạo áp lực lớn trên mặt tựa để cơ thể lao nhanh về trước,
song thời gian đạp bằng cả hai chân rất ngắn chân sau hơi duỗi và sau đó nhanh
chóng đưa đùi về trước, trong khi đó chân trước đột ngột duỗi thẳng tất cả các
khớp.
2.1.2. Một số quan điểm sử dụng bài tập sửa chữa sai lầm kỹ thuật trong giảng
dạy kỹ thuật các môn thể thao
Trong giảng dạy và huấn luyện các môn thể thao, bất cứ người thầy nào cũng
cần phải nắm vững phương pháp sử dụng các bài tập sửa chữa sai lầm kỹ thuật để
hoàn thiện kỹ thuật cho người học và người tập.
Trong quá trình sử dụng bài tập sửa chữa sai lầm kỹ thuật có các quan điểm
sau:
Thứ nhất: Là quan điểm lựa chọn bài tập để trừ khử nguyên nhân gây ra sai
lầm kỹ thuật.
Những người có quan điểm này như Nôricốp Matveep (1978)cho rằng:
Bất cứ sai lầm kỹ thuật nào đều có nguyên nhân của nó. Những nguyên nhân
chính thường là do tố chất thể lực chưa đáp ứng được cho kỹ thuật, cũng có thể do
người học chưa nắm được và hiểu được cặn kẽ yếu lĩnh và phương pháp thực hiện
kỹ thuật. Hoặc cũng có thể là do trạng thái tâm lý khi vận động không tốt gây nên.
Đứng trước việc sửa chữa một sai lầm kỹ thuật nào đó đầu tiên người thầy
cần phân tích để tìm ra nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sai lầm kỹ thuật đó rồi mới lựa
chọn bài tập sửa chữa.
Chúng tôi cho rằng quan điểm nay hết sức khoa học và cần được sử dụng
rộng rãi.

6


Thứ hai: Là quan điểm sửa chữa sai lầm chính trước, sai sót phụ sau, sai lầm
lớn trước, sai lầm nhỏ sau.
Trong thực tiễn dạy học TDTT cho thấy cùng một lúc học sinh có thể phạm
nhiều sai lầm kỹ thuật.Trước tình thế đó người thầy cần phân tích tìm hiểu xem sai
lầm kỹ thuật nào là chính sai lầm nào là phụ. Để tiến hành sửa chữa những sai lầm
chính trước phụ sau. Quan điểm này còn cho rằng hiệu quả sửa chữa sai lầm kỹ
thuật, kỹ thuật nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào thứ tự ưu tiên sửa chữa các sai
lầm kỹ thuật trong một động tác. Đôi khi sai lầm lớn lại là nguyên nhân tạo ra sai
lầm nhỏ.
Chúng tôi cho rằng quá trình ứng dụng các bài tập sửa chữa sai lầm kỹ thuật
cần quan tâm vận dụng quan điểm này.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Ngoài phong trào học tập các môn học, thì các hoạt động ngoại khóa về
TDTT của thầy và trò nhà trường cũng khá phát triển. Hoạt động ngoại khóa TDTT
là một trong những điểm mạnh trong công tác giáo dục hiện nay, đã thu hút đông
đảo sinh viên tham gia tập luyện với mục đích rèn luyện thân thể và nâng cao tích
thể thao.
2.2.1. Thực trạng nguyên nhân dẫn đến sai lầm thường mắc trong giai đoạn
xuất phát thấp chạy cự ly ngắn 100m
Qua nghiên cứu và tiến hành khảo sát đánh giá thông qua phương pháp sư
phạm và phương pháp phỏng vấn trực tiếp các giáo viên và học sinh đội tuyển điền
kinh của nhà trường chúng tôi nhận thấy rằng thành tích kỹ thuật xuất phát thấp của
các em còn rất hạn chế và từ đó dẫn đến thành tích chạy 100m của các em còn chưa
đạt được kết quả cao. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành tiến hành
tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới những sai lầm thường mắc trong giai đoạn
xuất phát thấp và thành tích chạy 100m của nữ học sinh lớp 10trường THPT Thọ
Xuân 4 còn chưa cao. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát những yếu tố

ảnh hưởng tới kỹ thuật xuất phát thấp.
Bảng 1.2. Những ảnh hưởng trực tiếp tới kỹ thuật xuất phát thấp trong
chạy cự ly ngắn 100m.
TT
Nguyên nhân
Tỷ lệ lựa
chọn
1
Kỹ thuật xuất phát thấp chưa tốt vì: sử dụng
100%
ít các bài tập bổ trợ có tác dụng sửa chữa sai lầm
và hoàn thiện kỹ thuật giai đoạn xuất phát thấp
2
Kỹ thuật xuất phát thấp chưa tốt vì: không
42%
có thời gian bồi dưỡng thêm
3
Kỹ thuật xuất phát thấp chưa tốt vì: không
23%
7


4
5
6

có năng khiếu
Kỹ thuật xuất phát thấp chưa tốt vì : thời
gian học quá ít
Kỹ thuật xuất phát thấp chưa tốt vì: các thầy

cô giáo giảng dạy chưa nhiệt tình
Kỹ thuật xuất phát thấp chưa tốt vì: Chưa có
đủ dụng cụ học tập

48%
30%
10%

Kết quả bảng 1.2. Cho thấy những nguyên nhân dẫn đến những sai lầm
thường mắc trong giai đoạn xuất phát thấp chạy cự ly ngắn 100m của nữ học sinh
lớp 10 trường THPT Thọ Xuân 4 là sử dụng ít các bài tập bổ trợ có tác dụng sửa
chữa sai lầm và hoàn thiện kỹ thuật giai đoạn xuất phát thấp. Mặt khác còn cho
thấy về thực trạng việc sử dụng các bài tập để sửa chữa sai lầm cho sinh viên nữ
đội của nhà trường chưa được các thầy cô quan tâm đây sẽ là rào cản lớn để nâng
cao thành tích chạy 100m cho nữ sinh viên của nhà trường.
2.2.2. Thực trạng những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật giai đoạn xuất
phát thấp chạy cự ly ngắn 100m của nữ học sinh lớp 10 trường THPT Thọ
Xuân 4.
Kỹ thuật xuất phát thấp chạy cự ly ngắn 100m là một kỹ thuật tương đối
phức tạp. Muốn hoàn thiện kỹ thuật một cách chính xác đòi hỏi người tập phải thực
hiện tốt các giai đoạn kỹ thuật. Từ những yếu lĩnh kỹ thuật động tác như trên, nên
khi tập học sinh có thể mắc nhiều sai lầm khác nhau, ở mỗi giai đoạn kỹ thuật khác
nhau thì người tập khi thực hiện cũng mắc phải các Sai lầm khác nhau. Để xác định
được những sai lầm thường mắc khi thực hiện kỹ thuật xuất phát thấp chạy cự ly
ngắn 100m, chúng tôi tiến hành quan sát sư phạm và phương pháp phỏng vấn 28
cán bộ giáo viên từ đó rút ra được những sai lầm cơ bản trong kỹ thuật xuất phát
thấp cho đối tượng nghiên cứu.
Trên cơ sở phân tích nguyên lý kỹ thuật và thông qua quá trình tập luyện của
nữ học sinh lớp 10 trường THPT Thọ Xuân 4 chúng tôi nhận thấy các em thường
mắc những sai lầm thể hiện cụ thể ở bảng 1.3.

Bảng 1.3 Kết qủa điều tra thực trạng những sai lấm thường mắc khi
thực hiện kỹ thuật giai đoạn xuất phát thấp chạy cự ly ngắn 100m cho nữ sinh
viên trường ĐH Hải Phòng (n=28)
STT
Sai lầm thường măc
Kết quả phỏng vân (n=28)
n
%
1
Tư thế lên sẵn sàng bị gò bó
27
96
2
Xuất phát chậm khi nghe hiệu
26
93
8


3
4
5
6
7

lệnh
Chân đạp vào bàn đạp không
hết khi rời bàn đạp
Hai tay chống quá gần nhau
Mông lên quá thấp

Trọng lượng cơ thể dồn quá
nhiều lên 2 tay
Mũi giầy không tỳ vào bàn đạp

26

93

18
15
19

64
53
68

20

71

Từ kết quả của bảng 1.3 cho thấy: Các ý kiến lựa chọn về sai lầm thường
mắc của nữ sinh viên điền kinh đó là các sai lầm 1, 2 và 3, có số ý kiến lựa chọn từ
93% trở lên. Như vậy qua các ý kiến của các nhà chuyên gia cho chúng tôi thấy các
sai lầm sau đây mà sinh viên nữ đội tuyển thường mắc.
Sai lầm 1: Tư thế lên sẵn sàng bị gò bó
Sai lầm 2: Xuất phát chậm khi nghe hiệu lệnh
Sai lầm 3: Chân đạp vào bàn đạp không hết khi rời bàn đạp
2.2.3. Xác định nguyên nhân của những sai lầm thường mắc trong học kỹ
thuật giai đoạn xuất phát thấp chạy cự ly ngắn 100m cho nữ học sinh đội
tuyển trường THPT Thọ Xuân 4

Để tìm ra được nguyên nhân dẫn đến những sai lầm thường mắc của
học sinh trong tập luyện kỹ thuật giai đoạn xuất phát thấp chạy cự ly ngắn 100m ,
để từ đó có những giải pháp cũng như các bài tập để sửa chữa những sai lầm
thường mắc, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực Điền
kinh kết quả được trình bày cụ thể tại bảng 1.4.
Từ kết quả bảng 1.4 cho thấy có đến 12 nguyên nhân có ý kiến từ 79% số
người lựa chọn cho rằng đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những sai lầm
thường mắc trong giai đoạn xuất phát thấp chạy cự ly ngắn 100m, đây sẽ là cơ sở
để chúng tôi lựa chọn các bài tập nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc trong
quá trình giảng dạy cũng như huấn luyện cự ly ngắn 100m
Bảng 1.4. Nguyên nhân của những sai lầm thường mắc trong học kỹ
thuật giai đoạn xuất phát thấp chạy cự ly ngắn 100m cho học sinh nữ lớp 10
trường THPT Thọ Xuân 4 (n=28)

TT

Sai lầm

Nguyên nhân

Kết quả lựa
9


- Do chưa nắm được yếu lĩnh kỹ thuật
1

2

3


Tư thế lên sẵn - Khoảng cách giữa hai bàn đạp chưa
sàng bị gò bó
hợp lý.
-Tay yếu nên khi ở tư thế sẵn sang
không chống được trọng lượng cơ thể
- Hướng tác động vào bàn đạp chưa
Xuất phát chậm đúng
khi nghe hiệu
- Thiếu tự tin, lo sợ khi thực hiện kỹ
lệnh
thuật

chọn(n=28)
n
%
26
93
25

89

24

86

25

89


22

79

- Các góc độ của tay và chân chưa đúng 26
do chưa có cảm giác chính xác về kỹ
thuật

93

- Phản xạ xuất phát chậm

23

82

27

96

22

79

26

93

Chân đạp vào - Khả năng phối hợp động tác chưa cao
bàn đạp không

- Do điều kiện về thể lực không tốt
hết khi rời bàn
- Sức mạnh của chân yếu
đạp

Để tiến hành quá trình giảng dạy kỹ thuật xuất phát thấp giúp cho học sinh
nắm được những yếu lĩnh kỹ thuật cơ bản của động tác,đồng thời khắc phục được
những sai lầm thường mắc của sinh viên chúng tôi đã lựa chọn sử dụng những
phương pháp giảng dạy kỹ thuật cho môn điền kinh,các phương pháp đó bao gồm:
Phương pháp trực quan:
Xem tranh ảnh, băng hình của vận động viên có trình độ đẳng cấp,có kỹ
thuật động tác đúng chính xác.
Phương pháp giảng dạy:
Gíao viên phân tích, giảng giải kết hợp với thị phạm động tác giúp cho người
tập có thể quan sát tỉ mỉ, hiểu, hình dung được cấu trúc của kỹ thuật động tác. Từ
đó hình thành kỹ năng kỹ xảo và thực hiện chính xác kỹ thuật, ngay trong một động
tác, một nội dung kỹ thuật có điểm sai chung ,sau cũng có chỗ sai riêng biệt. Đòi
hỏi người giáo viên, huấn luyện viên phải nắm vững kỹ thuật động tác, mà còn phải
có những kinh nghiệm mới có thể xác định được những sai lầm đó thuộc loại nào.
10


Xác định nguyên nhân sinh ra nó từ đó mới có thể có những biện pháp sửa chữa đạt
kết quả cao.
Phương pháp phân chia:
Được áp dụng trong giai đoạn đầu của kỹ thuật động tác. Phân chia các giai
đoạn trong giảng dạy giúp cho học sinh nắm được chi tiết, cấu trúc động tác.
Phương pháp giúp đỡ trực tiếp của giáo viên:
Thông qua những động tác của giáo viên tác động vào người tập có khái
niệm đúng, có cảm giác về cơ bắp, về không gian và nhịp điệu động tác.

Như vậy: Việc tìm ra những sai lầm thường mắc và nguyên nhân dẫn đến
những sai lầm của người tập khi học kỹ thuật xuất phát thấp là rất quan trọng, việc
lựa chọn các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục nó lại có một ý nghĩa vô cùng to lớn
trong công tác giảng dạy cũng như huấn luyện điền kinh. Đây là cơ sở tiền đề cho
việc lựa chọn để khắc phục những sai lầm đó để nâng cao hiệu quả cho kỹ thuật
xuất phát thấp trong chạy cự ly ngắn 100m cho đối tượng nghiên cứu.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề.
2.3.1. Cơ sở lựa chọn bài tập bổ trợ sửa chữa những sai lầm thường mắc trong
giảng dạy kỹ thuật xuất phát thấp chạy cự ly ngắn 100m:
Phương pháp giảng dạy: Để tiến hành giảng dạy dạy kỹ thuật xuất phát thấp
giúp học sinh nắm vững được những yếu lĩnh cơ bản của động tác đồng thời khắc
phục được những sai lầm của học sinh chúng tôi đã sử dụng các phương pháp giảng
dạy kỹ thuật chung cho môn điền kinh.
Phương pháp trực quan gián tiếp : Là phương pháp cho học sinh xem tranh
ảnh hình mẫu của những VĐV có trình độ và đẳng cấp cao.
Phương pháp trực quan trực tiếp: Giáo viên làm mẫu kỹ thuật đông tác qua đó
giúp cho người học có khái niệm đúng có cảm giác về cơ bắp về không gian, về
nhịp điệu của động tác.
Phương pháp giảng giải: Là Phương pháp kỹ thuật động tác phân tích chi tiết
giúp cho người học hiểu và hình dung nắm vững chi tiết cấu trúc của kỹ thuật động
tác.
Phương pháp và giảng dạy phân chia: Được áp dụng trong giai đoạn đầu của
học kỹ thuật động tác việc phân chia các giai đoạn kỹ thuật trong giảng dạy giúp
học sinh nắm vững chi tiết cấu trúc của động tác.
Phương pháp giảng dạy toàn bộ: Sử dụng khi phối hợp các giai đoạn kỹ thuật
với nhau để hình thành một kỹ thuật hoàn chỉnh.

11



Các phương pháp sư phạm như trực quan, tổng hợp phân chia đối sử cá biệt
được chúng tôi sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu được áp dụng vào việc sửa
chữa cho toàn bộ những sai lầm đã tìm được đối với sinh viên như:
Phương pháp quan sát sư phạm và phương pháp phỏng vấn: Chúng tôi đã xác
định được 4 sai lầm chung nhất mà người học thường mắc phải, đây là những sai
lầm ảnh hưởng rất lớn đến kỹ thuật động tác cũng như thành tích học tập của các
em sinh viên.
2.3.2. Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc trong
giảng dạy kỹ thuật xuất phát thấp chạy cự ly ngắn 100m
Từ kết quả ở bảng 1.3. và bảng 1.4 được trình bày tại chương 1 của đề tài
chúng tôi đã xác định được 3 sai lầm thường mắc trong đó xuất phát từ 10 nguyên.
Để lựa chọn được những bài tập nhằm sửa chữa sai lầm thường mắc trên chúng tôi
tiến hành phỏng vấn 28 chuyên gia trong linh vực GDTC kết quả dược trình bày cụ
thể tại bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn và ứng dụng bài tập bổ trợ sửa
chữa những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật giai đoạn xuất phát thấp
chạy cự ly ngắn 100m ( n= 28)
Tên sai lầm
thường mắc

Kết quả phỏng vấn (n=28)
Bài tập sửa chữa

Xây dựng lại khái niệm kỹ
thuật
Sai lầm 1: Tư thế
lên sẵn sàng bị gò Tập cách đóng bàn đạp và
vào chỗ lên sẵn sàng.


Tập nằm sấp chống đẩy
Tập co tay xà đơn
Tập xuất phát cao ở tư thế
lưng hướng chạy, vai hướng
Sai lầm 2: Xuất chạy.
phát chậm khi
nghe hiệu lệnh
Tập xuất phát thấp theo các
tín hiệu khác nhau
Bật ôm gối 20 lần trong sân
cỏ

Đồng ý

Không đồng ý

n

%

n

%

23

82

5


18

25

89

3

11

22

78

2

22

10

36

18

64

26

93


2

7

27

96

1

4

24

86

4

14

12


Xuất phát cao chạy 30m

26

93

2


7

Xuất phát thấp chạy 30m

27

96

1

4

23

82

5

18

26

93

2

7

25


89

3

11

24

86

14

13

46

4
1
5

Sai lầm 3: Chân Đạp sau nhanh 50m
đạp vào bàn đạp
Xuất phát có đồng đội giữ
không hết khi rời
vai
bàn đạp
Xuất phát với dây cao su
quàng vai
Bật 3 cấp, 5 cấp

Chạy biến tốc 50m

54

Qua kết quả phỏng vấn tại bảng 3.1 chúng tôi lựa chọn được 12 bài tập có tỷ lệ
lựa chọn từ 78% trở lên nhằm sửa chữa sai lầm thường mác đoạn xuất phát phấp
chạy cự ly ngắn 100m cho nữ học sinh lớp 10 trường THPT Thọ Xuân 4. Nội dung
của từng bài tập được trình bày tại bảng 3.2.
Bảng 3.2. Nội dung bài tập bổ trợ và ứng dụng nhằm sửa chữa những sai
lầm thường mắc trong học kỹ thuật giai đoạn xuất phát thấp chạy cự ly ngắn
100m cho học sinh nữ lớp 10 trường THPT Thọ Xuân 4.
Quãng
STT
Bài tập
Sô lần
nghỉ
1
2
3

Xây dựng lại khái niệm kỹ thuật

5-7’

Tập cách đóng bàn đạp và vào chỗ lên sẵn
4 lần
sàng.
Tập nằm sấp chống đẩy
10 lần x 3 tổ


2’
5’

4

Tập xuất phát cao ở tư thế lưng hướng chạy,
vai hướng chạy.

5 lần x 3 tổ

4’

5

Tập xuất phát thấp theo các tín hiệu khác
nhau

4 lần x 3 tổ

5’

6

Bật ôm gối trong sân cỏ

15 lần x 3 tổ

3’

7


Xuất phát cao chạy 30m

3 lần x 2 tổ

6’

13


8

Xuất phát thấp chạy 30m

2 lần x 3 tổ

5’

9
10
11
12

Đạp sau nhanh 50m
Xuất phát có đồng đội giữ vai
Xuất phát với dây cao su quàng vai
Bật 3 cấp, 5 cấp

3 lần
4 lần x 2 tổ

2 lần x 2 tổ
5 lần x 3 tổ

7’
3’
2’
3’

Từ bảng 3.1 và 3.2 chúng tôi đã lựa chọn được 12 bài tập và xây dựng khối
lượng tập luyện cụ thể cho từng bài tập, dựa vào lịch giảng dạy của bộ môn TDTT
trường THPT Thọ Xuân 4 chúng tôi đã lập tiến trình giảng dạy thực nghiệm được
trình bày tại phụ lục 3 của khóa luận.
2.3.3. Lựa chọn test đánh giá hiệu quả bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc
trong giảng dạy kỹ thuật xuất phát thấp chạy cự ly ngắn 100m.
Từ kết quả nghiên cứu thu được qua tham khảo các tài liệu chuyên môn có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước như: Nguyễn
Đại Dương (1995-1996), Hoàng Vĩnh Giang (1985-1997), Dương Nghiệp Chí
(1981- 1985) đồng thời qua thực trạng công tác giảng dạy các môn Điền kinh đề
tài đã lựa chọn được 03 nội dung và các test kiểm tra đánh giá hiệu quả sửa chữa
sai lầm giai đoạn xuất phát thấp chạy cự ly ngắn 100m cho đối tượng nghiên cứu.
Các test lựa chọn đều đáp ứng được các tiêu chuẩn trên về góc độ sư phạm. Các
test này cho phép xác định được những năng lực chung về chuyên môn cần thiết.
Bao gồm các test:
1. Xuất phát thấp chạy 30m(S)
2. Bật 3 bước(Cm)
3. Chạy 100m xuất phát thấp (S)
Với mục đích lựa chọn các test ứng dụng trong kiểm tra đánh giá hiệu quả
bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc trong giảng dạy giai đoạn xuất phát thấp phù
hợp với các điều kiện thực tiễn của nhà trường , đề tài xác định độ tin cậy và tính
thông báo của đề tài.

Xác định tính thông báo:
Nhằm đánh giá một cách chính xác tính thông báo của hệ thống các test đã
lựa chọn ứng dụng trong đánh giá trình độ kỹ thuật cho đối tượng nghiên cứu, đề
tài tiến hành xác định mối tương quan của hệ thống các test. Kết quả thu được như
trình bày ở bảng 3.3.

14


Bảng 3.3. Mối tương quan của các test trên đối tượng nghiên cứu.
TT
Test
Hệ số tương quan (r)
1 Chạy 30m xuất phát thấp (s)
0.832
2 Bật 3 bước (Cm)
0.812
3 Chạy 100m xuất phát thấp (S)
0,825
Từ kết quả thu được ở bảng 3.3 cho thấy cả 03 test đã lựa chọn ở đối tượng
nghiên cứu đều thể hiện mối tương quan mạnh, có đầy đủ tính thông báo (|r| > |0.6|
với p< 0.05) có thể ứng dụng trong thực tiễn đánh giá hiệu quả bài tập sữa chữa sai
lầm trên đối tượng nghiên cứu
Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên, đề tài đã lựa chọn được hệ thống các
test đủ giá trị thông báo để tiếp tục nghiên cứu về độ tin cậy của chúng, bao gồm
các test sau:
1. Xuất phát thấp chạy 30m(S)
2. Bật 3 bước(Cm)
3. Chạy 100m xuất phát thấp (S)
Xác định độ tin cậy:

Nhằm mục đích xác định độ tin cậy của hệ thống các test đã qua khảo
nghiệm tính thông báo để đánh giá hiệu quả bài tập sửa chữa sai lầm cho đối tượng
nghiên cứu, đề tài tiến hành kiểm tra 02 lần trong điều kiện quy trình, quy phạm
như nhau, và trong cùng một thời điểm. Kết quả thu được như trình bày ở bảng
3.12.
Bảng 3.4. Kết quả xác định độ tin cậy của các test trên đối tượng nghiên cứu

TT

Kết quả kiểm tra
Các test kiểm tra
Lần1( X +δ)

Lần2( X +δ)

1 Chạy 30m xuất phát thấp (s)
1
2 Bật 3 bước (Cm)

Hệ số
tương
quan(r)
0.846

4’’69 + 0.25
605 + 0.55

4’’71 + 0.26
603 + 0.54


0.851

2
3 Chạy 100m xuất phát thấp
15’’01 + 4.08 15’’03 + 4.10
0.844
3 (S)
Từ kết quả thu được bảng 3.4 cho thấy: Cả 03 test đã qua kiểm tra tính thông
báo đều thể hiện độ tin cậy giữa 2 lần kiểm tra ở mức độ tin cậy rất cao(r > 0.800
với P < 0.05). Điều đó cho thấy hệ thống các test trên đây đều thể hiện mối tương
15


quan mạnh, có đủ tính thông báo, đủ độ tin cậy, mang tính khả thi và phù hợp với
đối tượng nghiên cứu.
2.3.4.Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng một số bài tập sửa chữa sai lầm thường
mắc trong giảng dạy kỹ thuật xuất phát thấp chạy cự ly ngắn 100m .
Để đánh giá hiệu quả ứng dụng của các bài tập bổ trợ đã được lựa chọn,
chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trên học sinh trường THPT Thọ Xuân 4 bao
gồm: 12 học sinh (thực nghiệm), 12 học sinh (đối chứng).
Nhóm đối chứng (A): tập theo các bài tập, chương trình đang giảng dạy.
Nhóm thực nghiệm(B): tập theo các bài tập về biện pháp mà chúng tôi đã lựa
chọn.
Để có kết quả thực nghiệm chính xác và khách quan chúng tôi sử dụng 2 nhóm
học sinh, có thể trạng, trình độ tương đương nhau, được tiến hành tập luyện trong
điều kiện như nhau(cùng thời gian)
Học sinh của cả 2 nhóm (đối chứng và thực nghiệm) trước thực nghiệm sư
phạm đều được chúng tôi tiến hành kiểm tra sư phạm nhằm xác định mức độ đồng
đều của cả 2 nhóm. Kết quả được trình bày tại bảng 3.5 và 3.6
Bảng 3.5. Kết quả những sai lầm thường mắc của nhóm thực nghiệm và

đối chiếu trước thực nghiệm
Nhóm ĐC(n= 12) Nhóm TN(n= 12)
STT
Những sai lầm
n
%
n
%
Sai lầm 1: Tư thế lên sẵn sàng
11
91
10
83
bị gò bó
Sai lầm 2: Xuất phát chậm khi
8
66
9
75
nghe hiệu lệnh
Sai lầm 3: Chân đạp vào bàn
9
75
10
83
đạp không hết khi rời bàn đạp
Từ kết quả bảng 3.5 cho thấy mức độ mắc sai lầm 1 của nhóm đối chiếu là 11
học sinh chiếm tỷ lệ 91%, còn nhóm thực nghiệm là 10 học sinh chiếm tỷ lệ 83%.
Ngoài ra đối với sai lầm 2 nhóm đối chiếu có 8 học sinh mắc sai lầm chiếm tỷ lệ
66% còn nhóm thực nghiệm có 9 học sinh chiếm 75%. Mặt khác khi so sánh sai

lầm 3 đối với nhóm đối chiếu có 9 học sinh mắc sai lầm chiếm 75% còn nhóm thực
nghiệm có 10 học sinh chiếm tỷ lệ 83%. Như vậy từ kết quả trên cho thấy mức độ
mắc những sai lầm thường mắc trong học tập kỹ thuật giai đoạn xuất phát thâp
trong chạy cự ly ngắn 100m cả hai nhóm đối chiếu và thực nghiệm là tương đương
nhau.

16


Ngoài ra từ kết quả tại bảng 3.6 cho thấy trước thực nghiệm cả hai nhóm đối
chiếu và thực nghiệm đều có thành tích là tương đương nhau, thông qua chỉ số t tính<
tbảng ở ngưỡng xác xuất P>0.05. Điều đó cho thấy sự khác biệt về thành tích chạy
100m, chạy 30m và bật 3 bước của cả hai nhóm đối chiếu và thực nghiệm là không
có ý nghĩa.
Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm.
Kết quả kiểm tra ( X +δ)
ST
Test
t
P
Nhóm ĐC
Nhóm TN
T
(n= 12)
(n= 12)
1 Chạy 30m xuất phát thấp (s)
4’’78 + 0.13
4’’80 + 0.13
1.22 >0.05
2 Bật 3 bước (Cm)

585 + 0.25
583 + 0.22
1.67 >0.05
3 Chạy 100m xuất phát thấp (S) 15’’05 + 2.08 15’’08 + 2.10 1.18 >0.05
Sau khi xác định được thành tích ban đầu của hai nhóm chúng tôi tiến hành
thực nghiệm trong thời gian 5 tuần với (15 giáo án) nhóm đối chiếu tập theo các bài
tập của giáo viên trường, nhóm thực nghiệm tập theo các bài tập mà đề tài chúng
tôi đã lựa chọn. Sau thời gian thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra lần 2 kết
quả được trình bày tại bảng 3.7 và 3.8.
Bảng 3.7. Kết quả những sai lầm thường mắc của nhóm thực nghiệm và
đối chiếu sau thực nghiệm
Nhóm ĐC(n= 12) Nhóm TN(n= 12)
STT
Những sai lầm
n
%
n
%
Sai lầm 1: Tư thế lên sẵn sàng
10
83
3
25
bị gò bó
Sai lầm 2: Xuất phát chậm khi
7
58
4
33
nghe hiệu lệnh

Sai lầm 3: Chân đạp vào bàn
9
75
5
41
đạp không hết khi rời bàn đạp
Từ kết quả bảng 3.7 cho thấy mức độ mắc sai lầm 1 của nhóm đối chiếu là
10 học sinh chiếm tỷ lệ 83%, còn nhóm thực nghiệm là 3 học sinh chiếm tỷ lệ 25%.
Ngoài ra đối với sai lầm 2 nhóm đối chiếu có 7 học sinh mắc sai lầm chiếm tỷ lệ
58% còn nhóm thực nghiệm có 4 học sinh chiếm 33%. Mặt khác khi so sánh sai
lầm 3 đối với nhóm đối chiếu có 9 học sinh mắc sai lầm chiếm 75% còn nhóm thực
nghiệm có 5 sinh viên chiếm tỷ lệ 41%. Như vậy từ kết quả trên cho thấy mức độ
mắc những sai lầm thường mắc trong học tập kỹ thuật giai đoạn xuất phát thâp
trong chạy cự ly ngắn 100m cả hai nhóm đối chiếu và thực nghiệm là có sự khác
17


biệt rõ rệt nhóm thực nghiệm đã hoàn thiện tốt hơn về mặt kỹ thuật và tỷ lệ sai lầm
thường mắc cũng giảm hẳn đi so với nhớm đối chiếu.
Từ kết quả tại bảng 3.8 cho thấy sau thực nghiệm nhóm thực nghiệm ở cả 3
test đều có thành tích tốt hơn hẳn so với nhóm đối chiếu, thông qua chỉ số t tính > tbảng
ở ngưỡng xác xuất P<0.05.
Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm.
Kết quả kiểm tra ( X +δ)
STT
Test
t
P
Nhóm ĐC
Nhóm TN

(n= 12)
(n= 12)
1 Chạy 30m xuất phát thấp (s) 4’’71 + 0.13 4’’55 + 0.11 3.57 <0.05
2 Bật 3 bước (Cm)
588 + 0.21
602 + 0.14
3.69 <0.05
3 Chạy 100m xuất phát thấp (S) 15’’01 + 1.8 14’’80 + 1.2 3.25 <0.05
Điều đó cho thấy sự khác biệt về thành tích chạy 100m, chạy 30m và bật 3
bước của cả hai nhóm đối chiếu và thực nghiệm là có ý nghĩa. Như vậy các bài tập
bổ trợ mà đề tài chúng tôi nghiên cứu ứng dụng đã có hiệu quả trong việc sửa chữa
sai lầm thường mắc và nâng cao thể lực cũng như thành tích học tâp của nữ học
sinh trường THPT Thọ Xuân 4.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân đồng nghiệp và nhà trường.
Những bài tập bổ trợ mà tôi đã nghiên cứu nhằm sửa chữa những sai lầm
thường mắc giai đoạn xuất phát thấp trong chạy cự ly ngắn 100m cho nữ học sinh
lớp 10 trường THPT Thọ Xuân 4 là những bài tập rất chất lượng đối với học sinh
và giáo viên. Qua những buổi kiểm tra tôi thấy các em thực hiện rất tốt giai đoạn
xuất phát không còn mắc các sai lầm như trước, giúp cho tôi và các đồng nghiệp
trong nhà trường đánh giá chất lượng học sinh tốt hơn không còn lúng túng như
trước.
Tôi đã đưa ra các bài tập mà bản thân nghiên cứu cho các đồng nghiệp cũng đã
nhận được sự đồng tình rất cao. Sự thay đổi của các em đã thể hiện ở thành tích đạt
được qua những lần kiểm tra. Việc kết hợp với bàn đạp khi xuất phát học sinh đã
thành thạo, đặt chân lên bàn đạp không gò bó nữa tạo cảm giác thoải mái khi xuất
phát.

18



3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho phép chúng tôi đi đến những kết luận
sau:
1. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi xác định được 3 sai lầm thường mắc và 10
nguyên nhân dẫn đến những sai lầm trong quá trình giảng dạy kỹ thuật giai đoạn
xuất phát thấp trong chạy cự ly ngắn 100m mang tính thực tiễn cao.
2. Chúng tôi đã lựa chọn được 12 bài tập nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc
giảng dạy kỹ thuật giai đoạn xuất phát thấp trong chạy cự ly ngắn 100m cho nữ học
sinh lớp 10 trường THPT Thọ Xuân 4.
Xây dựng lại khái niệm kỹ thuật
Tập cách đóng bàn đạp và vào chỗ lên sẵn sàng
Tập nằm sấp chống đẩy
Tập xuất phát cao ở tư thế lưng hướng chạy, vai hướng chạy
Tập xuất phát thấp theo các tín hiệu khác nhau
Bật ôm gối trong sân cỏ
Xuất phát cao chạy 30m
Xuất phát thấp chạy 30m
Đạp sau nhanh 50m
Xuất phát có đồng đội giữ vai
Xuất phát với dây cao su quàng vai
Bật 3 cấp, 5 cấp
3.Qua quá trình nghiên cứu đề tài cũng đã lựa chọn được 3 test nhằm đánh giá hiệu
quả của các bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc giảng dạy kỹ thuật giai đoạn xuất
phát thấp trong chạy cự ly ngắn 100m cho nữ sinh viên trường Đại học Hải Phòng.
Chạy 30m xuất phát thấp (s)
Bật 3 bước (cm)
Chạy 100m xuất phát thấp (S)
Như vậy các bài tập sửa chữa những sai lầm thường mắc giảng dạy kỹ thuật

giai đoạn xuất phát thấp trong chạy cự ly ngắn 100m cho nữ học sinh trường THPT
Thọ Xuân 4 đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc sửa chửa những sai lầm, và nâng
cao thể lực cũng như thành tích học tập của nhóm thực nghiệm thông qua các test
đã lựa chọn với độ tin cậy ngưỡng xác xuất P > 0.05

19


3.2. Kiến nghị
Từ những kết luận trên của đề tài chúng tôi có một số kiến nghị sau:
Hệ thống các bài tập và các nội dung kiểm tra đánh giá kết quả nghiên cứu
cửa đề tài đã lựa chọn cần thiết được coi là phương tiện hữu hiệu và cần được áp
dụng trong giảng dạy chạy 100m nhằm nâng cao thành tích hiệu quả trong công
tác giảng dạy. Các bài tập để sửa chữa những sai lầm thường mắc giai đoạn xuất
phát thấp trong kỹ thuật chạy cư ly ngắn 100m mà chúng tôi đã lựa chọn đưa ra là
các bài tập cơ bản để thực hiện và để kiểm tra đánh giá phù hợp với điều kiện
giảng dạy hiện nay. Vì vậy có thể bổ xung làm tài liệu tham khảo để vận dụng
trong công tác giảng dạy kỹ thuật chạy 100m cho các trường THPT .
Với thời gian nghiên cứu ngắn, đối tượng ít tài liệu tham khảo và trình độ
chuyên môn còn hạn chế. Do vậy quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những
thiếu sót ,kính mong được tiếp tục nghiên cứu cho đề tài được hoàn chỉnh hơn nữa
và tìm ra các biện pháp tiên tiến áp dụng vào công tác giảng dạy đạt kết quả cao
nhất.

20


Môc lôc
Trang
1. Mở đầu…………………………………………………………………..……. .. 1

1.1. Lý do chọn đề tài………...………………………..…………………………...1
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………..…1
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….....1
1.4. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………… ..1
1.4.1. Ph¬ng ph¸p phỏng vấn tọa đàm………………………………………..
…...2
1.4.2. Ph¬ng ph¸p kiểm tra s ph¹m………………………………………….
…...2
1.4.3.Ph¬ng ph¸p thực nghiệm s ph¹m………………………………….
……… 2
1.4.4.Phương pháp toán học thống kê………………………………………….….. 4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ………………………………...………… …..5
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm…………………………..………….5
2.1.1. Đặc điểm và yếu lĩnh kỹ thuật giai đoạn xuất phát trong chạy ngắn
100m……………………………………………………………………………..…5
2.1.2. Một số quan điểm sử dụng bài tập sửa chữa sai lầm kỹ thuật trong giảng dạy
kỹ thuật các môn thể thao………………………………………………………….6
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ……………..…7.
2.2.1. Thực trạng nguyên nhân dẫn đến sai lầm thường mắc trong giai đoạn xuất
phát thấp chạy cự ly ngắn 100m……………………………………………………7
2.2.2. Thực trạng những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật giai đoạn xuất phát
thấp chạy cự ly ngắn 100m của nữ học sinh lớp 10 trường THPT Thọ Xuân 4……8
2.2.3. Xác định nguyên nhân của những sai lầm thường mắc trong học kỹ huật giai
đoạn xuất phát thấp chạy cự ly ngắn 100m cho nữ học sinh lớp 10 trường THPT
Thọ Xuân 4…………………………………………………………………………9
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn
đề………………………………………………………………………………....11
2.3.1. Lựa chọn và ứng dụng một số bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc trong
giảng dạy kỹ thuật xuất phát thấp chạy cự ly ngắn 100m…………………………11
2.3.2. Cơ sở lựa chọn bài tập bổ trợ sửa chữa những sai lầm thường mắc trong

giảng dạy kỹ thuật xuất phát thấp chạy cự ly ngắn 100m…………………………11
2.3.3. Lựa chọn test đánh giá hiệu quả bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc trong
giảng dạy kỹ thuật xuất phát thấp chạy cự ly ngắn 100m……………… ……..14
21


2.3.4.Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng một số bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc
trong giảng dạy kỹ thuật xuất phát thấp chạy cự ly ngắn 100m ………….…16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân
đồng nghiệp và nhà trường……………………………………………………….18
3. Kết luận và kiến nghị……………………………………………………..……19
3.1. Kết luận………………………………………………………………………19
3.2. Kiến nghị…………………………………………… ………...……………20

22



×