Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THỨC ĂN ĐẾN KHẢ NĂNG LÊN MÀU CỦA CÁ CHÉP NHẬT (Ciprinus sp.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN
[\

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THỨC ĂN ĐẾN
KHẢ NĂNG LÊN MÀU CỦA CÁ CHÉP NHẬT
(Ciprinus sp.)

NGÀNH
: THỦY SẢN
KHÓA
: 2002 - 2006
SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ THỊ MINH TRÂM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-2006-


ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THỨC ĂN ĐẾN KHẢ NĂNG
LÊN MÀU CÁ CHÉP NHẬT (Ciprinus sp.)

Thực hiện bởi

Lê Thò Minh Trâm

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản


Giáo viên hướng dẫn: Lê Thò Bình

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 8/2006


TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của thức ăn đến sự lên màu của cá chép Nhật” (Cyprinus
sp.) được thực hiện từ tháng 4/2006 đến tháng 8/2006, kết quả cho thấy:
- Về màu sắc: cám bắp là loại thức ăn có hiệu quả nhất đối với sự lên màu ở
cá chép Nhật, cho màu vàng chanh tươi, kế đến là tép bò và cám trộn Astaxanthin và
cho hiệu quả kém nhất là trùn chỉ, dù lên màu sớm nhưng màu rất nhạt, không rõ nét.
- Về tăng trưởng: thức ăn tự nhiên trùn chỉ có tác động tốt đến sức tăng trưởng
của cá hơn so với thức ăn là cám trộn Astaxanthin, cám bắp ,và tép bò. Sau 90 ngày
tuổi, tăng trưởng trung bình của cá cho ăn thức ăn là trùn chỉ đạt P=9,37g;
L=90,01mm; thức ăn là tép bò đạt P=3,73g; L=60,51mm; thức ăn là cám bắp đạt
P=0,99g; L=41,46mm; thức ăn là cám trộn Astaxanthin đạt P=0,87g; L=39,81mm.
- Về tỷ lệ sống: kết quả thí nghiệm cho thấy cá ăn thức ăn trùn chỉ cho tỷ lệ
sống cao nhất (80,33%), kế đến là cá ăn thức ăn tép bò (71%), còn lại tỷ lệ sống của
cá ăn cám bắp và cám trộn Astaxanthin cho tỷ lệ sốâng tương đương nhau (51-52%).


ABSTRACT

A study “Impact of some kinds of feed on Ability to create colour of Koi” was
carried out from April to August, 2006 at Experimental Farm for Aquaculture Nong
Lam University in Ho Chi Minh city.
The result of the study shows that:
- For colour: corn bran is the best food for creating colour on fish, has bright
yellow; the next is the small shrimp (Macrobranchium lanchesteri) and

Astaxanthin supplied rice bran; the worst food is blood worm, although it creats
colour soon, the colour is very light, it is hard to identify.
- For growth rate: Growth rate of fish eating blood worm (tubifex) is higher
than that of eating the other food (small shrimp, corn bran and astaxanthin
supplied rice bran). Average growth after 90 days old of fish eating blood worm:
P=9,37g, L=90,01mm; fish eating small shrimp : P=3,73g, L=60,51mm; fish
eating corn bran: P=0,99g, L=41,46mm; fish eating astaxanthin supplied rice
bran: P=0,87g, L=39,81mm.
- For survival rate: Survival rate of fish eating blood worm (80,33%) and
small shrimp (71%) is higher than that of eating corn bran (52%), astaxanthin
supplied rice bran (51%).


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
- Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
- Q thầy cô toàn trường, đặc biệt là q thầy cô khoa Thuỷ Sản đã hết lòng
dìu dắt, tận tâm truyền đạt các kiến thức khoa học trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Lòng biết ơn sâu sắc xin gởi đến:
- Cô Lê Thò Bình, giáo viên hướng dẫn đã bổ sung kiến thức và giúp đỡ chúng
tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
- Xin gởi lời cảm ơn đến các anh ở trại thực nghiệm khoa Thuỷ Sản, các bạn
trong và ngoài lớp đã tận tâm giúp đỡ, động viên chúng tôi trong suốt quá trình làm
đề tài.
Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu, có nhiều khó khăn hạn chế về
thời gian cũng như kiến thức nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của q thầy cô và các bạn.



MỤC LỤC

PHẦN ĐỀ MỤC
TÊN ĐỀ TÀI
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
TÓM TẮT TIẾNG ANH
CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

TRANG
i
ii
iii
iv
v
vii
viii

I.

GIỚI THIỆU

1

1.1
1.2

Đặt Vấn Đề

Mục Tiêu Đề Tài

1
2

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.1.5
2.1.6
2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4

Đặc Điểm Sinh Học Cá Chép Nhật
Nguồn gốc và phân loại
Hình dạng ngoài
Đặc điểm dinh dưỡng
Điều kiện sống

Đặc điểm sinh sản
Đặc điểm sinh trưởng
Cơ Chế Ảnh Hưởng Đến Sự Hình Thành Sắc Tố Trên Cơ Thòt
Thức Ăn Cho Cá Cảnh
Thức ăn tự nhiên
Thức ăn nhân tạo
Vài nét về sắc tố zeaxanthin
Chất bổ sung astaxanthin

3
3
3
5
5
6
6
6
7
7
8
9
10

III.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

13

3.1

3.1.1
3.1.2
3.1.3
3.1.4
3.2

Vật Liệu
Thời gian và đòa điểm
Đối tượng nghiên cứu
Dụng cụ thí nghiệm
Thức ăn cho cá
Phương Pháp Thí Nghiệm

13
13
13
14
14
15


3.2.1
3.2.2
3.2.3
3.2.4
3.2.5
3.2.6

Chuẩn bò bể
Bố trí thí nghiệm

Chăm sóc và quản lí
Cách cho ăn
Các chỉ tiêu theo dõi
Phương pháp xử lí số liệu

15
15
15
16
16
17

IV.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

18

4.1
4.1.1
4.1.2
4.2
4.2.1
4.2.2
4.3
4.4

Các Thông Số Môi Trường
Nhiệt độ
Độ pH

Màu Sắc
Thời gian lên màu
Tỷ lệ cá lên màu
Tăng Trưởng
Tỷ Lệ Sống

18
18
18
19
19
20
23
36

V.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

38

5.1
5.2

Kết Luận
Đề Nghò

38
38


TÀI LIỆU THAM KHẢO

39

PHỤ LỤC

41

Phụ lục 1: Kết quả thí nghiệm
Phụ lục 2: Kết quả xử lí thống kê


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG NỘI DUNG
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6

TRANG

Nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm
Thời gian lên màu của cá
Tỷ lệ cá lên màu
Tăng trọng cá theo thời gian
Tăng trưởng chiều dài cá theo thời gian
Tỷ lệ sống cá chép Nhật


18
19
20
23
23
36

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thò 4.1
Đồ thò 4.2
Đồ thò 4.3
Đồ thò 4.4
Đồ thò 4.5

Biến động pH
Số lượng cá lên màu theo thời gian
Trọng lượng cá theo thời gian
Chiều dài cá theo thời gian
Tỷ lệ sống của cá theo thời gian

19
20
35
35
36


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

HÌNH NỘI DUNG
3.1
3.2
4.1a
4.1b
4.1c
4.1d
4.2a
4.2b
4.2c
4.2d
4.3a
4.3b
4.3c
4.3d
4.4a
4.4b
4.4c
4.4d
4.5a
4.5b
4.5c
4.5d

Cá bố trí thí nghiệm
Bể kính dùng trong thí nghiệm
Màu sắc cá ở nghiệm thức I (90 ngày tuổi)
Màu sắc cá ở nghiệm thức II (90 ngày tuổi)
Màu sắc cá ở nghiệm thức III (90 ngày tuổi)
Màu sắc cá ở nghiệm thức IV (90 ngày tuổi)

Cá 30 ngày tuổi nghiệm thức I
Cá 30 ngày tuổi nghiệm thức II
Cá 30 ngày tuổi nghiệm thức III
Cá 30 ngày tuổi nghiệm thức IV
Cá 45 ngày tuổi nghiệm thức I
Cá 45 ngày tuổi nghiệm thức II
Cá 45 ngày tuổi nghiệm thức III
Cá 45 ngày tuổi nghiệm thức IV
Cá 75 ngày tuổi nghiệm thức I
Cá 75 ngày tuổi nghiệm thức II
Cá 75 ngày tuổi nghiệm thức III
Cá 75 ngày tuổi nghiệm thức IV
Cá 90 ngày tuổi nghiệm thức I
Cá 90 ngày tuổi nghiệm thức II
Cá 90 ngày tuổi nghiệm thức III
Cá 90 ngày tuổi nghiệm thức IV

TRANG
13
14
21
21
21
21
24
25
25
26
27
27

28
28
30
30
31
31
32
33
33
34


I. GIỚI THIỆU
1.1

Đặt Vấn Đề

Đời sống kinh tế của con người ngày càng được nâng cao, kèm theo đó là sự
thay đổi về nhu cầu, thay vì “ăn no mặc ấm” như trước đây thì bây giờ người ta đòi
hỏi phải “ăn ngon mặc đẹp”.
Sau những giờ làm việc căng thẳng, nhu cầu giải trí là vô cùng cần thiết. Nó
làm cho con người quên đi những mệt nhọc lo lắng và sẽ làm việc hiệu quả hơn vào
ngày mai. Một trong những trò vui chơi giải trí lành mạnh phổ biến hiện nay đó là
nuôi cá cảnh. Có gì thú vò bằng ngồi bên ấm trà nghe nước chảy róc rách và ngắm
đàn cá bơi lội tung tăng. Lúc đó ta cảm thấy như thả hồn vào thiên nhiên.
Một trong những loài cá phổ biến, dễ nuôi, phù hợp với nhiều người nuôi là cá
chép Nhật. Đây cũng là loài có giá trò xuất khẩu cao, hình dáng, màu sắc đa dạng.
Cá chép Nhật đã du nhập vào nước ta từ rất lâu và cho đến bây giờ giá trò
ngày càng tăng lên. Vì vậy mà có nhiều nghiên cứu nhằm tạo ra nhiều màu sắc, nâng
cao giá trò của cá chép Nhật.

Nuôi cá chép Nhật vừa là thú vui giải trí vừa là hình thức làm kinh tế. Khi nhu
cầu cuộc sống tăng lên thì đòi hỏi của con người cũng khắt khe hơn. Đối với cá chép
Nhật cũng vậy, người nuôi cá phải luôn tạo ra những con cá đẹp hơn, tăng trưởng tốt
hơn, tỷ lệ sống cao hơn, màu sắc sặc sỡ hơn.
Một trong những yêu cầu của khách hàng là màu sắc của cá mà màu sắc thì
chòu tác động bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài. Màu sắc là một kiểu hình ở cá,
nó được qui đònh bởi di truyền cộng với yếu tố bên ngoài. Trong các yếu tố bên ngoài
thì thức ăn là một yếu tố rất quan trọng góp phần cho sự lên màu sớm hay muộn của
cá. Chính vì vậy, được sự phân công của khoa Thuỷ Sản, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THỨC ĂN ĐẾN KHẢ NĂNG LÊN
MÀU CỦA CÁ CHÉP NHẬT (Ciprinus sp.)”.


1.2

Mục Tiêu Đề Tài
- Khảo sát khả năng lên màu của cá đối với một số loại thức ăn khác nhau.
- Theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá.

- Từ đó, rút ra loại thức ăn có ảnh hưởng tốt đến khả năng lên màu, tốc độ
tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá.


II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Đặc Điểm Sinh Học Cá Chép Nhật

2.1.1


Nguồn gốc và phân loại

2.1.1.1 Nguồn gốc
Cá chép Nhật là loài lâu đời trên thế giới có lòch sử trên 6000 năm ở Châu Âu,
Trung Quốc và cả ở nước ta đã có lòch sử 2000 năm. Cá chép Nhật phân bố rộng khắp
trên thế giới từ lưu vực sông Đa-Nuýp đến Đông Nam Á.
Theo Mills và Võ Văn Chi, 1993 cho rằng cá chép Nhật có nguồn gốc từ Nhật
Bản du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây, là giống cá nuôi hồ lý tưởng.
2.1.1.2 Phân loại
Theo Mills, 1993 cho rằng cá chép Nhật thuộc:
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Giống: Cyprinius
Loài: Cyprinius carpio
Tên tiếng Anh: Common carp
Tên tiếng Việt: Cá chép Nhật hay người ta thường gọi cá này bằng tiếng Nhật
“Ni shi ki Koi” nghóa là cá chép có màu gấm (Mills, 1993).
2.1.1

Hình dạng ngoài

2.1.2.1 Hình thái
Cá có hình dẹp bên, đầu thuôn, có hai đôi râu. Miệng hướng phía trước khá
rộng, khởi điểm vây lưng sau khởi điểm vây bụng, vây hậu môn cao gần bằng vây
lưng.
Vây đuôi có hai thùy bằng nhau, tia cứng cuối cùng của vây lưng và vây hậu
môn đều có răng cưa ở cạnh trong.


Cá thiên nhiên có màu trắng xám, lưng có màu tối, bụng màu sáng, cạnh các

vây màu đỏ. Tuy nhiên, do điều kiện sống khác nhau nên các loài cá chép ở các vùng
khác nhau thể hiện biến dò rất rõ, nhất là về hình dạng, số lượng vây, màu sắc, kích
thước và hình dạng toàn thân. Theo Mills, 1993 (trích bởi Dương Hồng Nga, 2003)
cho rằng có thể phân biệt cá chép Nhật theo màu sắc và vảy như sau:
2.1.2.2 Màu sắc
Cá chép Nhật có màu sắc rất đa dạng với sự phối hợp của bốn màu: đỏ, vàng,
đen, trắng đã gây được sự chú ý của người nuôi cá cảnh.
- Cá chép Nhật hai màu (Koi bicolore) có màu trắng với các mảng đỏ gọi là
Kohaku.
- Cá vàng kim hay bạc (hariwaki).
- Cá chép Nhật ba màu (Koi tricolore), trên thân có màu vàng cam, đen, đốm
vẩy lớn Doisu, gọi là cá chép Agasi. Ba màu truyền thống, nhiều đốm đỏ, đen
trên thân trắng gọi là Taisho sanke.
- Cá màu vàng (Mongrel koi).
2.1.2.3 Kiểu vẩy
- Loại vẩy lớn là cá chép Doisu.
- Loại vẩy có hoa văn giống trái thông là cá chép Matsuba.
- Loại vẩy có những ánh kim vàng là cá chép Kin-Rin hoặc có ánh kim bạc là
cá chép Gin-Rin.
Ngoài ra, nhiều nhà nuôi cá cảnh có thể phân biệt cá chép theo các vây: cá
chép đuôi dài gọi là cá chép phụng có nguồn gốc từ Châu Âu và cá chép đuôi cụt có
nguồn gốc từ Châu Á, cùng một kích cỡ và tuổi thì cá chép đuôi dài có các vây lưng,
vây hậu môn, vây ngực và đuôi dài hơn cá chép đuôi cụt.
2.1.2.4 Kích cỡ
Cá chép Nhật là loài cá đẹp nhất trong họ cá chép Cyprinidae, trong tự nhiên
những con đẹp nhất có thể dài đến một mét nhưng cá nuôi trong bể thường có kích
thước nhỏ hơn (Võ Văn Chi,1993). Axelrod,1995 cho rằng kích thước tối đa của cá


trưởng thành là 60 cm và Mills,1993 cho rằng chiều dài trung bình cá là 25 cm (trích

bởi Dương Hồng Nga, 2003).
2.1.3

Đặc điểm dinh dưỡng

Cá chép Nhật là loài ăn tạp, cá ba ngày tuổi tiêu hết noãn hoàng bắt đầu ăn
thức ăn bên ngoài như Moina, Daphnia, Cyclops, … hay lòng đỏ trứng chín.
Cá được 15 ngày tuổi bắt đầu chuyển tính ăn sang ăn động vật đáy, do đó tỷ lệ
sống bò ảnh hưởng lớn, trong điều kiện nuôi chúng ta phải chuyển thức ăn bên ngoài
như trùn chỉ, cung quăng, ….
Cá khoảng một tháng tuổi trở đi tính ăn giống như cá trưởng thành, ăn tạp
thiên về động vật như giun, ốc, trai, ấu trùng côn trùng; trong điều kiện nuôi cá ăn
phân xanh, cám, bã đậu, thóc lép, và các loại thức ăn tổng hợp dưới dạng viên hoặc
sợi (Võ Văn Chi, 1993).
2.1.4 Điều kiện sống
Cá chép là loài phân bố rộng khắp trên thế giới, cá sống nước ngọt trong các
ao, suối, sông, hồ; cá chép thường ở tầng giữa và tầng đáy bơi lội thành đàn.
Môi trường sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và tăng trưởng của cá. Cá chép Nhật
có thể sống trong môi trường có độ mặn 14 ppt, hàm lượng oxy thấp nhất trong bể
nuôi là 2 mg/L, độ pH từ 4 - 9, nhiệt độ nước từ 20 - 270C (Võ Văn Chi, 1993).
Môi trường thích hợp nhất cho cá là pH = 7,6; độ cứng là 12 (theo thang độ
cứng của Đức), nhiệt độ 190C và cá có thể sống được mọi tầng nước (Axelrod, 1995).
Cá thích nước trong sạch và ngưỡng oxy cao. Cá có thể sống được ở vùng
nước cạn 15 – 25 cm và cũng có thể sống được trong hồ sâu 100 m. Tuy nhiên, do
điều kiện sống khác nhau thể hiện biến dò rất rõ, nhất là về hình dạng toàn thân, số
lượng vây, màu sắc, kích thước và một trong số đó là cá chép Nhật. Do được thuần
hóa nên theo các nhà nuôi cá cảnh, cá chép Nhật rất thích hợp với điều kiện nuôi tại
Việt Nam và sinh trưởng tốt (Dương Hồng Nga, 2003).



2.1.5

Đặc điểm sinh sản
Cá một năm tuổi bắt đầu đẻ được, cá có thể đẻ tự nhiên trong ao nuôi.

Mùa vụ sinh sản chính là mùa mưa nhưng hiện nay do cá chép đã được thuần
hoá nên có thể sinh sản tốt quanh năm.
Thời gian tái phát dục nhanh, khoảng 15 ngày đối với cá đực và 20 - 30 ngày
đối với cá cái nhưng cũng tùy thuộc vào thức ăn, chế độ nuôi vỗ, nhiệt độ nước và các
yếu tố môi trường khác như lượng oxygen hoà tan (DO), ánh sáng, độ pH.
Cá đẻ trứng dính vào cây cỏ thuỷ sinh chìm trong nước.
Sức sinh sản thực tế từ 100.000 đến 120.000 trứng/kg cá cái (Ngô Văn Ngọc, 2001).
2.1.6

Đặc điểm sinh trưởng

Theo Ngô Văn Ngọc (2001), cá chép nuôi một năm tuổi có thể đạt từ
0,3 – 1 kg/con tùy thuộc vào điều kiện nuôi.
Trong tự nhiên cá chậm lớn, có trọng lượng 150 - 200 g/con.
2.2

Cơ Chế Ảnh Hưởng Đến Sự Hình Thành Sắc Tố Trên Cơ Thòt

Việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự tích tụ các sắc tố trên da, cơ, trứng, …
của động vật cũng là một vấn đề quan trọng.
Ở cá hồi đã có một minh chứng cho rằng carotenoids liên kết không đặc biệt
trên actomyosin ở nơi gắn kết không ưa nước bởi liên kết không ưa nước yếu (Hemi
và ctv.,1990). Hơn nữa cơ thòt cá hồi có khả năng liên kết với nhiều carotenoids khác
nhau bởi vì có nhiều vò trí liên kết không ưa nước trên actomyosin (Hemi và
ctv.,1990). Tuy nhiên trong cơ thòt cá hồi cho thấy sự ưu tiên tích lũy astaxanthin ở

dạng tự do (Schiedt và ctv.,1985; Bjerkeng và ctv.,1992) mà điều này cũng cho thấy
sự vận chuyển ưu tiên xanthophyl qua dòch huyết tương của tế bào cơ. Hơn nữa,
nhóm hydroxyl và keto gắn với cấu trúc vòng cuối của phân tử carotenoids sẽ gia
tăng mạnh liên kết trong cơ thòt (Hemi và ctv.,1989). Gia tăng lực liên kết này giải
thích việc tích tụ nhiều astaxanthin trong cơ thòt. Liên kết yếu, không đặc trưng của
astaxanthin với actomyosin ở cá hồi đòi hỏi sự có mặt của các vò trí kết nối. Một thiếu
vắng hoặc phân bố không đều vò trí kết nối trong cơ sẽ có thể cho kết quả kém hoặc
tạo sắc tố không đều trong cơ và cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của việc duy trì
carotenoids.


Một vài nghiên cứu của các tác giả về sự tích lũy các sắc tố trong cơ thể động
vật cho rằng khi caroten hấp thu vào tế bào niêm mạc ruột, ở đây có carotenase biến
đổi một phần caroten thành vitamin A, một phần khác vào gan, ở gan cũng có
carotenase tiếp tục biến đổi để thành vitamin A. Gần đây, người ta còn tìm thấy ở
tuyến vú vẫn có hoạt động của carotenase. Tuy nhiên, sự biến đổi này cũng thấp nên
caroten còn dư thừa sẽ đi vào máu, sữa, trứng nên nó làm cho sữa bò, trứng gia cầm
có màu vàng, da gà cũng trở nên vàng. Sự tạo màu nổi tiếng này chính là
oxycarotenoid mà dạng này không có giá trò sinh học như vitamin A (Dương Thanh
Liêm, Bùi Huy Như Phúc, Dương Huy Đông, 2002).
Tóm lại, chúng ta thấy rằng sắc tố trong thức ăn khi ở một lượng hoặc nồng độ
nhất đònh nào đó được hấp thu vào trong cơ thể sẽ gây cho cơ thòt, da, … của động vật
có màu khác nhau.
2.3

Thức Ăn Cho Cá Cảnh

2.3.1

Thức ăn tự nhiên


2.3.1.1 Trùn chỉ
Trùn chỉ (Tubifex) thuộc họ Tubificidae. Trùn chỉ có màu đỏ, nhỏ, trông như
sợi chỉ, thường dài khoảng 1-5 cm, chúng sống ở những nơi nước bẩn nhất của ao
hoặc cống rãnh. Trùn chỉ thường được cào bắt bán phổ biến ở các tiệm bán cá cảnh.
Theo kết quả phân tích thì thành phần dinh dưỡng như sau:
Đạm :7,18%
Béo : 1,22%
Đường : 1,01%
(Theo kết quả phân tích của khoa Chăn Nuôi Thú Y và Trung Tâm Công
Nghệ Môi Trường & Tài Nguyên, đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh)
Trùn chỉ là thức ăn ưa thích cho cá, nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc bảo
quản chúng trong thời gian lâu gặp không ít khó khăn do chúng khó tách hết chất dơ
bẩn và chất kí sinh bám trên cơ thể, có thể đây là nguyên nhân gây bệnh cho cá. Vì
vậy, nên xử lí chúng trước khi cho ăn bằng nước muối loãng có nồng độ 0,1%.


2.3.1.2 Tép bò
Tép bò ở vùng Nam Bộ sống trong ruộng lúa, ao hồ, sông rạch, …. Chúng sống
bám vào ghềnh đá, rễ lục bình hoặc cây cỏ ven ao hồ. Tép bò là loài giáp xác có kích
thước nhỏ, thân tròn, cơ thể trắng trong. Tép bò sống ở nước ngọt, có thể chòu được sự
biến thiên về nhiệt độ và độ đục cao. Tép bò có chu kì sống ngắn, thích hợp cho việc
nuôi trong ruộng phối hợp với chu kì của cây lúa. Mật độ sinh sống khá dày, tập tính
hiền hoà, tỉ lệ con cái mang trứng cao, khả năng sinh sản gia tăng khi gặp điều kiện
tốt của môi trường ngoài.
Với điều kiện cơ thể rắn chắc, có mùi thơm đặc trưng, có giá trò dinh dưỡng
cao nên tép bò không chỉ là thức ăn cho gà, vòt, và các loài cá mà còn là nguồn dinh
dưỡng cho người.
Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của tép bò như sau:
Đạm : 9,3%

Béo : 0,84%
Đường : 0,2%
(Theo kết quả phân tích của khoa Chăn Nuôi Thú Y và Trung Tâm Công
Nghệ Môi Trường & Tài Nguyên,đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh).
2.3.2

Thức ăn nhân tạo

2.3.2.1 Cám gạo có bổ sung astaxanthin
Cám gạo có thành phần chủ yếu là lớp nội nhũ, một phần phôi mầm của hạt
gạo, một ít tấm gạo và trấu. Cám gạo có rất nhiều chất dinh dưỡng, chứa nhiều
protein, lipid, chất khoáng và các vitamin E, K và khoảng 50% acid béo chưa no
(Nguyễn Văn Thoa, Bạch Thò Quỳnh Mai, 1996). Hàm lượng protein trong cám
9,23%, chất béo: 4,5%, đường : 6,62%; (theo kết quả phân tích của khoa Chăn Nuôi
Thú Y và Trung Tâm Công Nghệ Môi Trường & Tài Nguyên, đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh). Chất béo trong cám chứa nhiều acid béo không no chủ yếu
là oleic acid.


2.3.2.2 Cám bắp
Theo kết quả phân tích thì hàm lượng dinh dưỡng trong cám bắp là:
Đạm :9.1%
Béo : 12.98%
Đường : 2.18%
(Theo kết quả phân tích của khoa Chăn Nuôi Thú Y và Trung Tâm Công
Nghệ Môi Trường & Tài Nguyên, đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh)
Trong bắp vàng có chứa sắc tố zeaxanthin.
2.3.3 Vài nét về sắc tố zeaxanthin
2.3.3.1 Cấu tạo


Zeaxanthin
2.3.3.2 Nguồn gốc và công dụng
Nhiều thực và động vật chứa các sắc tố thiên nhiên tạo cho cơ, da và trứng
thủy sản có màu vàng, cam và đỏ. Carotenoid là một trong nhóm sắc tố hiện diện
nhiều trong thực và động vật. Cá và các loài chim sử dụng xanthophyll để nhuộm
màu cơ, da cá. Cá không thể tổng hợp các sắc tố nên chúng phải được cung cấp từ
thức ăn. Thực vật chứa nhiều carotenoid như lutein và zeaxanthin hiện diện phổ biến
trong bắp vàng, bột cỏ và các loài tảo. Zeaxanthin tạo nên màu vàng cam.
Sự tích luỹ các sắc tố trong cơ, da tùy thuộc vào sự hấp thụ, chuyển vận, biến
dưỡng các hợp chất này trong thủy sản.
Các sắc tố hiện diện trên da có một vai trò quan trọng đối với cá vền biển, cá
đuôi đỏ Nhật và các loài cá cảnh. Các loài cá cảnh như cá vàng có khả năng hấp thụ
tốt các carotenoid theo thứ tự sau: zeaxanthin > astaxanthin > lutein (Lê Thanh
Hùng, 2000).


2.3.3.3 Chức năng sinh học của zeaxanthin
Zeaxanthin là một trong 700 sắc tố thuộc nhóm carotenoid – nguồn cung cấp
vitamin A quan trọng nhất. Con người không thể tổng hợp được các carotenoid mà
phải lấy từ thức ăn hàng ngày. Ở thực vật, sắc tố này hấp thụ những phổ ánh sáng có
năng lượng cao và có hại nhất của ánh sáng mặt trời. Ngoài ra zeaxanthin với bản
chất là các chất béo bão hòa chống oxi hoá còn kìm hãm việc hoạt hóa các gốc tự do,
ngăn chặn phản ứng kích hoạt bởi ánh sáng hoặc phản ứng quang oxi hóa đem lại
những ích lợi to lớn cho mắt và da – hai tổ chức có khả năng bò hại nhất bởi các loại
tia sáng.
Zeaxanthin có vai trò trong việc thu thập, chuyển năng lượng từ ánh sáng và
hỗ trợ sự sinh năng lượng để nuôi tế bào thực vật. Nó có tác dụng loại bỏ các ánh
sáng xanh là ánh sáng làm nguy hại đến mắt con người.
Zeaxanthin có trong rau xanh giúp ngăn ngừa ung thư bạch huyết cầu.Các loại
rau lá xanh đậm có chứa zeaxanthin có thể làm tiêu tan các gốc tự do trước khi chúng

ảnh hưởng đến các mô nhạy cảm của mắt.
Zeaxanthin phòng chống hiệu quả bệnh viêm khớp, ngừa đục nhân
mắt,Zeaxanthin có trong lòng đỏ trứng, nó giúp bảo vệ da khỏi các vết tàn nhang.
(Nguồn: )
2.3.4

Chất bổ sung Astaxanthin

2.3.4.1 Nguồn gốc và sự tổng hợp Astaxanthin
Astaxanthin là một loại sắc tố có màu đỏ được tìm thấy trong tự nhiên và được
biết giống như một carotenoid. Chúng thường xuất hiện trong các động vật thủy sản ở
biển, nhất là ở cá hồi Salmon và cá hồi Trout để truyền đạt một màu hồng đặc trưng
khi hiện diện với một mức độ thích hợp (Torrissen và Christiansen,1995).
Astaxanthin còn xuất hiện trong các động vật có vỏ (tôm và tôm hùm), ở trứng (bọc
trứng cá hồi) và một số loài cá khác như cá tráp biển đỏ (Mera Pharmaceutials,1999).
Ngoài ra, Astaxanthin còn xuất hiện trong các nguồn khác như nhuyễn thể, nấm men
Phaffia rhodozyma và vi tảo nước ngọt Haematococcus pluvialis, ….
Chỉ có một số ít thực vật và vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, nấm) thì mới có khả
năng tổng hợp được Astaxanthin. Còn những động vật bậc cao bao gồm giáp xác và
các loài thủy sản khác thì không thể tổng hợp được Astaxanthin, vì vậy chúng phải
được cung cấp nhờ vào khẩu phần thức ăn. Trong môi trường thủy sinh tự nhiên,
Astaxanthin được tổng hợp trong chuỗi thức ăn với vi tảo và phiêu sinh thực vật ở
mức sản xuất sơ cấp. Vi tảo sẽ được tiêu thụ bởi phiêu sinh động vật, côn trùng hoặc


giáp xác mà những loài này sẽ tích lũy Astaxanthin trong cơ thể và tiếp tục nó được
tiêu thụ bởi cá. Sau đó, những con cá tích lũy lại Astaxanthin (Kiraha,1984; Foss và
ctv.,1987; trích bởi Nguyễn Thò Kim Đàn, Nguyễn Thế Hảo, 2004).
2.3.4.2 Cấu tạo Astaxanthin
Astaxanthin là một sắc tố xanthophyll, là dẫn xuất 3,3’-dihdroxy-4,4’-diketoβ-caroten, có công thức phân tử C40H52O4 (M=596).

Công thức cấu tạo của Astaxanthin:

Astaxanthin
2.3.4.3 Chức năng sinh học của Astaxanthin trên các loài thủy sản
Astaxanthin là sắc tố tạo màu cơ thòt đặc trưng cho các loài thủy sản. Chúng
tích lũy nhiều trong cơ của các loài cá hồi làm cho cá thiên nhiên có màu đỏ thẫm và
tích tụ trong tôm để tạo cho tôm có một màu xanh tự nhiên trong suốt đời sống.
Ngoài việc tạo ra một màu sắc hấp dẫn, tính hữu ích khác của Astaxanthin là
khả năng bảo vệ tế bào tránh khỏi sự oxy hoá và phức hợp peroxid. Astaxanthin đã
được chỉ ra rằng nó có tác dụng ngăn cản sự oxy hoá chất béo ở cá hồi Trout trong
suốt thời gian tích trữ đông lạnh. Vì vậy, ngăn cản được tình trạng bò ôi dầu trở lại
(Jensen và ctv.,1998).
Astaxanthin đã được xem là có ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng và sự
tồn tại của cá hồi bột trong suốt thời kì bắt đầu ăn (Torrissen, 1984; Christiansen và
ctv., 1994, 1995). Hơn nữa, nhiều kết quả nghiên cứu của Christiansen và Torrissen
(1996) chỉ ra rằng một lượng nhỏ Astaxanthin cô đặc trong khẩu phần thức ăn thì đủ
đáp ứng nhu cầu cho sự tăng trưởng và tồn tại của cá hồi bột Atlantic. Hiệu quả này
đã được liên kết với chức năng tiền vitamin A của Astaxanthin.
Tương tự một nghiên cứu khác cũng chứng minh rõ ràng ảnh hưởng của việc
bổ sung Astaxanthin trong khẩu phần thức ăn ở cá cam (Seriola quinqueradiata) và cá
tráp đỏ (Pagrus major) đến chất lượng trứng và sự phát triển của ấu trùng
(Verakunpiriya và ctv.,1997; Watanabe và Miki,1993).


Cũng có báo cáo cho rằng Astaxanthin có chức năng hoạt động như một tiền
vitamin A trên cá (Shiedt và ctv., 1988; Christiansen và ctv., 1994). Vitamin A rất
quan trọng cho sức khoẻ của động vật và nếu thiếu vitamin này ở cá hồi Rainbow thì
sẽ làm giảm sự thèm ăn, tăng trưởng chậm, thiếu máu, mất màu trên cơ thể, tổn
thương mắt và tăng tỷ lệ chết (Kitamura và ctv.,1967; trích bởi Đinh Thò Thu Nguyệt,
2005)

2.3.4.4 Hiệu quả của việc sử dụng Astaxanthin trên các loài thuỷ sản
Đã có nghiên cứu cho rằng Astaxanthin được hấp thu và tích trữ trong cơ thòt
cá hiệu quả hơn so với những sắc tố xanthophyll tương tự khác như Canthaxanthin,
Lutein hoặc Zeaxanthin (Torrissen và Christiansen, 1995). nh hưởng của
carotennoids trong khẩu phần thức ăn lên sự hình thành sắc tố đã được nghiên cứu
bằng cách cho ăn nhiều loại carotenoids khác nhau với nồng độ 100 ppm (β-caroten,
canthaxanthin, Astaxanthin) đối với tôm sú (Penaeus monodon). Sau tám tuần nuôi,
cả ba loại carotenoid đều tích tụ ở mô, tuy nhiên nhóm cho ăn Astaxanthin có hàm
lượng Astaxanthin ở mô cao nhất là 16,5mg/kg trọng lượng cơ thể. Kết quả là nhóm
cho ăn Astaxanthin cao hơn 23% so với nhóm cho ăn Canthaxanthin và cao hơn 43%
so với nhóm cho ăn β-caroten. Vì vậy, Astaxanthin được xem như là một nguồn
carotenoids hiệu quả nhất đối với việc hình thành sắc tố (Yamada và ctv.,1990; trích
bởi Nguyễn Thò Kim Đàn, Nguyễn Thế Hảo, 2004).
Ở tôm sú (Penaeus monodon) nếu thiếu astaxanthin trong khẩu phần thức ăn
thì tôm bò “hội chứng màu xanh”. Sau 4 tuần cho ăn một khẩu phần chứa 5 – 10 ppm
astaxanthin , tôm sẽ lấy lại màu nâu hơi xanh (màu bình thường của chúng). Những
nhóm tôm thí nghiệm đã được phân tích mẫu mô và kết luận rằng nhóm cho ăn
astaxanthin làm tăng lượng carotenoids 318%, có màu bình thường . Còn nhóm cho
ăn thức ăn thương mại không có astaxanthin có lượng carotenoid tăng 14% và có màu
xanh (Menasveta và ctv.,1993; trích bởi Nguyễn Thò Kim Đàn, Nguyễn Thế Hảo,
2004).
Để nhuộm màu da, cơ hay làm cho cá cảnh lên màu vàng cam hoặc đỏ,
người ta thường bổ sung vào thức ăn công nghiệp của cá cảnh một số sắc tố làm cho
sản phẩm có màu sắc đẹp và dễ tiêu thụ hơn. Thực nghiệm cho thấy nếu bổ sung
50ppm vào thức ăn tôm, sau sáu tuần nuôi tôm sẽ lên màu rất đẹp. Astaxanthin cũng
là sắc tố có nhiều trong cơ các loài cá hồi làm cho cá thiên nhiên có màu đỏ thẫm.
Trong khi nuôi, thức ăn thường không cung cấp đủ nhu cầu sắc tố nên thòt cá hồi có
màu nhạt. Do đó, việc bổ sung một lượng nhỏ Astaxanthin sẽ có tác dụng làm cho thòt
cá hồi có màu đỏ tươi (Lê Thanh Hùng, 2000).



III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1

Vật Liệu

3.1.1

Thời gian và đòa điểm

Đề tài được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 8/2006 tại trại thực Nghiệm khoa
Thuỷ Sản trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
3.1.2

Đối tượng nghiên cứu
Cá chép Nhật giai đoạn từ 15 ngày đến 90 ngày tuổi, cá giống màu vàng

chanh.
Nguồn cá giống được lấy từ trại sản xuất cá cảnh ở Biên Hoà, Đồng Nai.

Hình 3.1 Cá bố trí thí nghiệm


3.1.3 Dụng cụ thí nghiệm
- 12 bể kính kích thước 85x45x50 cm
- Nước cung cấp cho bể lấy từ hầm đất bơm vào bể chứa
- Cân điện tử loại 200gram, giấy kẻ ô li
- Các dụng cụ khác: thau nhựa, vợt, ống xi phông, dao, thớt dùng để băm nhỏ
thức ăn, ….


Hình 3.2 Bể kính dùng trong thí nghiệm
3.1.4

Thức ăn cho cá

3.1.4.1 Thức ăn tự nhiên
- Trùn chỉ: mua từ tiệm bán cá cảnh, khử trùng bằng nước muối loãng có nồng
độ 0,5%.
- Tép bò: vớt ở ao nuôi tại trại thực nghiệm khoa Thuỷ Sản, rửa sạch bằng
nước muối.
3.1.4.2 Thức ăn nhân tạo
- Bột cám và bắp xay nhuyễn được mua về trộn với nhau theo tỷ lệ 1:1 rồi nấu
lên


- Bột cám nấu lên trộn với Astaxanthin liều lượng 1kg cám trộn 0,5g
astaxanthin (500ppm).
3.2

Phương Pháp Thí Nghiệm

3.2.1

Chuẩn bò bể
Các bể nuôi được rửa sạch rồi cấp nước cho vào bể, sau một ngày thả cá vào

nuôi.
Nước cung cấp cho bể là nước đã trữ trên bồn chứa. Nước có độ pH trong
khoảng 7 - 7,5; nhiệt độ dao động 26 - 280C.

3.2.2

Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trong bể kính
Cá 15 ngày tuổi bố trí theo 4 nghiệm thức (NT), cho ăn các loại thức ăn khác

nhau
- NT I : Bột cám +Bắp xay ứng với tỷ lệ 1 : 1
- NT II : Bột cám + Astaxanthin với liều lượng 500ppm astaxanthin
- NT III : Tép bò
- NT IV : Trùn chỉ
Mỗi nghiệm thức có 3 lô lặp lại, mỗi lô gồm 100 con
Thời gian nuôi là 75 ngày
3.2.3

Chăm sóc và quản lý

Thường xuyên theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước như nhiệt độ và pH. Thay
nước mỗi ngày, mỗi lần chỉ thay 1/3 lượng nước trong bể.
Dùng ống nhựa xi phông đáy để hút hết các chất cặn bã, thức ăn dư thừa ra
khỏi bể.
Những bể đóng rêu phải tẩy rửa cho sạch
Trong quá trình nuôi thường xuyên theo dõi hoạt động của cá để xử lý kòp thời
nếu có dấu hiệu xảy ra.


3.2.4

Cách cho ăn
Cho cá ăn 3 lần mỗi ngày, lúc 6 giờ sáng, 12 giờ trưa và 6 giờ chiều.

Thức ăn từ đủ đến dư để cá có thể tiêu thụ nhanh trong vòng 15 phút.

3.2.5

Các chỉ tiêu theo dõi

Cách 15 ngày theo dõi tốc độ tăng trưởng về chiều dài, trọng lượng đồng thời
theo dõi khả năng lên màu và tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức.
Các chỉ tiêu kiểm tra :
- Tăng trọng (P) :
Trên mỗi lô của từng nghiệm thức chọn ngẫu nhiên 30 cá thể, cân trọng lượng
từ đó suy ra tăng trọng trung bình của cá trong từng lô.
- Chiều dài (L) :
Xác đònh chiều dài của cá từ mõm cá đến cuối vây đuôi. Việc xác đònh chiều
dài cũng giống như tăng trọng, mỗi lô của từng nghiệm thức chọn ngẫu nhiên 30 cá
thể, đo chiều dài rồi từ đó xác đònh tăng trưởng chiều dài trung bình của cá cho mỗi
lô.
- Tỷ lệ sống (TLS):
Song song với việc chăm sóc cá, luôn theo dõi số cá thể còn lại ở mỗi NT sau
thí nghiệm. Do đó TLS cho mỗi nghiệm thức được tính như sau:

TLS =

Số lượng cá thu sau thí nghiệm
*100%
Số lượng cá ban đầu thí nghiệm

- Quan sát khả năng lên màu sớm và đẹp:
Mỗi nghiệm thức theo dõi số lượng cá thể xuất hiện màu trong cùng thời gian
nuôi, từ đó suy ra tỷ lệ phần trăm cá thể cho màu sớm và đẹp nhất.



×