Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CHẤT DẪN DỤ FL20 LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ ĐIÊU HỒNG (Oreochromis sp.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.16 KB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CHẤT DẪN DỤ FL20 LÊN SỰ
TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ
ĐIÊU HỒNG (Oreochromis sp.)

Họ và tên sinh viên
Ngành
Niên khóa

: HUỲNH TẠ CÔNG MAI
: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
: 2005 – 2009

TP. HỒ CHÍ MINH
Tháng 9 năm 2009


NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CHẤT DẪN DỤ FL20 LÊN SỰ TĂNG
TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ ĐIÊU HỒNG
(Oreochromis sp.)

Thực hiện bởi:

HUỲNH TẠ CÔNG MAI

Khóa luận được trình đề đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nuôi Trồng Thủy Sản


Giáo viên hướng dẫn:
LÊ THANH HÙNG
ONG MỘC QUÝ

Tháng 9 năm 2009

i


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh;
Ban chủ nhiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Minh;
Cùng toàn thể quí thầy cô Khoa Thủy Sản đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến
thức và kinh nghiệm cho chúng tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn thầy Lê Thanh Hùng và thầy Ong Mộc Quí đã tận tình
hướng dẫn, và giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian
thực hiện đề tài này.
Chân thành cảm ơn các anh, chị ở trại thực nghiệm Thủy Sản – Khoa Thủy Sản
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, cùng các bạn sinh viên trong và
ngoài lớp đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Chân thành cảm ơn Công Ty Aquativ đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực tập hoàn
thành luận văn tốt nghiệp cuối khóa.
Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức nên quyển khóa luận này
khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quí
thầy cô và các bạn để quyển khóa luận này được hoàn chỉnh hơn.

ii



TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu tác dụng của chất dẫn dụ FL20 lên sự tăng trưởng và hiệu
quả sử dụng thức ăn của cá điêu hồng (Oreochromis sp.) được thực hiện tại Trại Thực
Nghiệm Khoa Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh từ ngày
08/04/2009 đến ngày 02/06/2009.
Thí nghiệm được tiến hành trên cá điêu hồng với 6 nghiệm thức, 3 lần lặp lại. Thí
nghiệm kiểm tra 2 yếu tố:
+ Lượng bột cá: 15%, 5%, 0%
+ Chất dẫn dụ FL20: không phun, phun FL20 (1%)
Cá bố trí thí nghiệm đạt trọng lượng từ 5 – 10 g. Mật độ bố trí là 40 con/giai. Cá
được cho ăn thỏa mãn. Cá nuôi thí nghiệm trong thời gian 8 tuần thu được kết quả như
sau:
- Tỉ lệ sử dụng bột cá trong thức ăn cá điêu hồng không ảnh hưởng lên tỉ lệ sống,
tăng trọng, tốc độ tăng trưởng đặc biệt, hiệu quả sử dụng thức ăn nhưng ảnh hưởng
đến lượng thức ăn của cá sử dụng.
- Chất dẫn dụ có khả năng hấp dẫn cá đến ăn và làm tăng lượng ăn của cá sử
dụng và ảnh hưởng đến tăng trọng nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức
ăn của cá điêu hồng.

iii


MỤC LỤC
ĐẾ MỤC

Trang

TÊN ĐỀ TÀI

i


LỜI CẢM ƠN

ii

TÓM TẮT

iii

MỤC LỤC

iv

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

vi

DANH SÁCH ĐỒ THỊ

vii

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

viii

Chương 1 GIỚI THIỆU

1

1.1 Đặt vấn đề


1

1.2 Mục tiêu đề tài

2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Tổng quan về cá điêu hồng

3

2.1.1 Phân loại

3

2.1.2 Xuất xứ cá điêu hồng

3

2.1.3 Đặc điểm sinh học

4

2.1.4 Tình hình nuôi cá điêu hồng ở Đông Nam Á

6


2.2 Chất dẫn dụ

7

2.2.1 Sự cần thiết của việc sử dụng chất dẫn dụ trong thức ăn
cho động vật thủy sản

7

2.2.2 Các chất có hoạt tính dẫn dụ

8

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

10

3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm

10

3.2 Vật liệu và phương pháp

10

3.2.1 Vật liệu

10


3.2.2 Phương pháp

11

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

14
iv


4.1 Thành phần thức ăn thí nghiệm

14

4.2 Các yếu tố môi trường

14

4.3 Tỉ lệ sống

20

4.4 Tăng trưởng của cá thí nghiệm

21

4.5 Lượng ăn tuyệt đối và hiệu quả sử dụng thức ăn

23


Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

29

5.1 Kết luận

29

5.2 Đề nghị

30

TÀI LIỆU THAM KHẢO

31

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1

Các nước Đông Nam Á đang nuôi rô phi đỏ

Bảng 4.1


Kết quả phân tích thức ăn

16

Bảng 4.2

Các yếu tố môi trường

17

Bảng 4.3

Tỉ lệ sống của cá nuôi thí nghiệm trong 8 tuần

22

Bảng 4.4

Tăng trọng của cá sau 8 tuần nuôi

23

Bảng 4.5

Tốc độ tăng trưởng đặc biệt của cá sau 8 tuần nuôi

25

Bảng 4.6


Lượng ăn tuyệt đối của cá sau 8 tuần nuôi

26

Bảng 4.7

Hệ số biến đổi thức ăn của cá sau 8 tuần nuôi

28

vi

6


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1

Sự biến động nhiệt độ buổi sáng qua các tuần thí nghiệm

18

Đồ thị 4.2

Sự biến động nhiệt độ buổi chiều qua các tuần thí nghiệm

18

Đồ thị 4.3


Sự biến động DO trong quá trình thí nghiệm

19

Đồ thị 4.4

Sự biến động pH buổi sáng qua các tuần thí nghiệm

20

Đồ thị 4.5

Sự biến động pH buổi chiều qua các tuần thí nghiệm

20

Đồ thị 4.6

Sự biến động ammonia trong quá trình thí nghiệm

21

Đồ thị 4.7

Tỉ lệ sống của cá thí nghiệm sau 8 tuần nuôi

22

Đồ thị 4.8


Tăng trọng của cá thí nghiệm sau 8 tuần nuôi

23

Đồ thị 4.9

Tốc độ tăng trưởng đặc biệt của cá thí nghiệm sau 8 tuần

25

Đồ thị 4.10 Lượng ăn tuyệt đối của cá thí nghiệm

26

Đồ thị 4.11 Hệ số biến đổi thức ăn của cá thí nghiệm

28

vii


DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1

Trại thực nghiệm Khoa Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm

10

Hình 2


Máy đo chất lượng nước

11

Hình 3

Quá trình phun chất dẫn dụ FL20 lên thức ăn

11

Hình 4

Chất dẫn dụ FL20

12

Hình 5

Thức ăn viên dạng nổi

12

Hình 6

Bố trí thí nghiệm trong ao

13

viii



Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cá rô phi là loài cá được biết đến khá lâu. Có rất nhiều dòng cá rô phi, trong đó
cá rô phi đỏ hay còn gọi là điêu hồng là loài có giá trị hơn hết. Cá điêu hồng là con lai
của nhiều dòng cá rô phi, cá có màu đỏ giống với loài cá hồng biển.
Trong những năm trở lại đây, sản lượng nuôi cá rô phi tăng nhanh chóng đạt 1,1
triệu tấn năm 2000 (FAO fishtat, 2002). Trung Quốc là nước có sản lượng cá rô phi
nhiều nhất trên thế giới, chiếm 50% tổng sản lượng thế giới. Đài Loan là nước có năng
suất nuôi cao nhất thế giới, đạt 12 tấn/ha.
Hiện nay, cá rô phi được nuôi rất phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, nghề nuôi cá
điêu hồng nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung đang gặp rất nhiều khó khăn.
Về khía cạnh kinh tế, vấn đề quan trọng cản trở việc phát triển nuôi trồng thủy
sản là chi phí thức ăn, thường chiếm khoảng 60 – 70% tổng chi phí. Về khía cạnh dinh
dưỡng, trong thức ăn protein là yếu tố quyết định, thường được cung cấp từ bột cá là
chính. Tuy nhiên, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng liên tục dẫn đến nhu cầu bột cá
cũng tăng theo. Tỉ lệ bột cá sử dụng cho thủy sản ngày càng tăng (năm 1990: 10%,
năm 2000: 34%, dự đoán năm 2010: 60%). Trong khi đó nhu cầu sử dụng bột cá cho
các ngành chăn nuôi khác cũng phát triển không kém. Do đó đã đẩy giá bột cá ngày
càng lên cao. Hiện nay, nguồn protein từ bột cá ít dần đi và không ổn định, 80% sản
lượng cá nổi đánh bắt hằng năm của thế giới được sử dụng làm bột cá.
Khuynh hướng giảm sử dụng bột cá là một điều tất yếu. Ngoài giá cả và chất
lượng không ổn định, kĩ thuật ngày nay đã cho phép sử dụng protein thực vật và các
nguồn protein khác để thay thế bột cá.
Tuy nhiên, sử dụng nhiều đạm thực vật trong thức ăn thủy sản cũng có một số bất
lợi như làm giảm mùi, vị ngon và đặc biệt là thiếu dinh dưỡng. Nên một thách thức đặt
ra là một chất dẫn dụ hoặc kích thích có thể làm tăng mùi vị, kích thích cho cá ăn
nhiều hơn. Chính vì mục đích đó, chúng tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu tác dụng của
1



chất dẫn dụ FL20 lên sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá điêu hồng
(Oreochromis sp.)”.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài “ Nghiên cứu tác dụng của chất dẫn dụ FL20 lên sự tăng trưởng và hiệu
quả sử dụng thức ăn của cá điêu hồng (Oreochromis sp.)” nhằm mục tiêu sau:
- Đánh giá ảnh hưởng của việc giảm hàm lượng bột cá trong khẩu phần thức ăn
của cá điêu hồng lên lượng thức ăn cá sử dụng, tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức
ăn.
- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chất dẫn dụ FL20 bổ sung vào thức ăn ảnh
hưởng lên sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn cá sử dụng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về cá điêu hồng
2.1.1 Phân loại
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis
Loài: Oreochromis sp. (theo Trawavas, 1982)
2.1.2 Xuất xứ của cá điêu hồng
Tên “điêu hồng” được dịch từ tiếng Trung Quốc để chỉ một loài cá thuộc họ cá
tráp ở biển (Plectorynchus). Người ta gọi cá rô phi đỏ là “điêu hồng” vì chúng có hình
dạng và màu sắc giống nhau (www.sonongnghiep.binhthuan.gov.vn).
Cá rô phi đỏ có xuất xứ từ Đài Loan. Năm 1968, người ta phát hiện một số cá bột

rô phi cỏ (Oreochromis mosambicus) có màu đỏ, do bị đột biến “bạch tạng” không
hoàn toàn nên có màu đỏ. Người ta tiếp tục cho lai O. mosambicus đột biến bạch tạng
với loài O. niloticus (rô phi vằn) được thế hệ F1 có 30% là rô phi màu đỏ, những cá
thể này có những chấm đen ở hai bên cơ thể gần như đối xứng nhau. Những cá thể F1
đỏ này tiếp tục được sinh sản và đã nâng được tỷ lệ đỏ lên 80%. Dòng cá này có thể
đạt 500 – 600 g hoặc hơn sau 5 tháng nuôi.
Năm 1975, xuất hiện một cá cái rô phi đỏ có màu sáng và nặng 1.200 g sau 18
tháng nuôi. Cho lai con này với con rô phi đỏ khác thì được 4 nhóm: đỏ, nâu, đen và
trắng nhạt. Dòng đỏ và trắng nhạt hoàn toàn không còn chấm đen. Cho dòng đỏ này
sinh sản thì có tỷ lệ màu đỏ của F1 cao và rất ổn định. Vì dòng cá này có hình dạng và
màu đỏ rất giống cá tráp đỏ ở biển nên mới có tên “Điêu hồng”.
Người ta còn lai rô phi màu đỏ với dòng O.aureus cho ra được F1 có 65% màu
đỏ toàn là đực, 35% màu đen thì có 7 - 8% là cá cái. Cá F1 lớn nhanh nhất là con đực,
có thể đạt cỡ 2 – 3 kg.

3


Khi lai cá rô phi đỏ với dòng O. urolesis hornorum thì cho ra F1 có 65% đỏ, 35%
đen và 100% là cá đực (www.sonongnghiep.binhthuan.gov.vn).
Từ năm 1997, rô phi đỏ được nhập về để nuôi thương phẩm ở nước ta. Hiện nay
chúng đã phát triển tốt trong điều kiện khí hậu của ta và là đối tượng nuôi có giá trị
kinh tế.
2.1.3 Đặc điểm sinh học
2.1.3.1 Hình thái
Vẩy trên thân cá điêu hồng có màu vàng đậm, hoặc màu vàng nhạt,hoặc màu đỏ
hồng. Cũng có thể gặp những cá thể có màu vàng, màu hồng xen lẫn những đám vẩy
màu đen nhạt.
2.1.3.2 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
Đặc điểm dinh dưỡng: Tất cả các loài rô phi đều có tính ăn tạp. Tuy nhiên, thức

ăn ưa thích của rô phi là những sinh vật thuỷ sinh lơ lửng trong nước. Ngoài ra, rô phi
còn có khả năng sử dụng trực tiếp những loại thức ăn do con người cung cấp như cám,
tấm, các loại rong bèo (bèo tấm, bèo hoa dâu). Đây là đặc điểm rất thuận lợi cho nghề
nuôi cá (www.ctu.edu.vn).
Đặc điểm sinh trưởng: Sau một tháng tuổi cá con có thể đạt trọng lượng 2 – 3
g/con. Sau khoảng 2 tháng tuổi có thể đạt 10 - 12 g/con. Cá cái lớn chậm hơn sau khi
tham gia sinh sản trong khi cá đực vẫn lớn bình thường. Vì vậy, trong đàn cá rô phi thì
cá đực bao giờ cũng có kích thước lớn hơn cá cái. Sau khoảng 5 - 6 tháng nuôi cá rô
phi vằn đực có thể đạt 200 - 250 g/con và cá cái có thể đạt 150 - 200 g/con. Trong hệ
thống ao nuôi thâm canh, sau 1 chu kỳ nuôi 6 tháng, trọng lượng cá có thể đạt bình
quân 300 – 600 g/con. Đối với cá nuôi ở bè, sau chu kỳ nuôi 6 – 8 tháng, trọng lượng
cá có thể đạt bình quân từ 250 – 550 g/con. Trường hợp cá vượt đàn, trọng lượng cá có
thể tăng đến 700 g/con (www.ctu.edu.vn).
2.1.3.3 Các yếu tố môi trường
Nhiệt độ: Cá rô phi nói chung là loài cá nhiệt đới do đó nhiệt độ thích hợp cho
chúng phát triển phải tương đối cao. Giới hạn nhiệt độ cho sinh trưởng bình thường
của cá rô phi là 20 – 30oC. Cá điêu hồng sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 25 – 32oC
(www.nongnghiep.vn).

4


Oxy hòa tan (DO): Cá rô phi có khả năng chịu đựng sự thiếu oxy tốt. Cá sinh
trưởng tốt khi hàm lượng DO lớn hơn 2 mg/l.
pH: Cá rô phi có khả năng chịu đựng khoảng pH rộng, từ 5 – 9. Cá điêu hồng
sinh trưởng tốt ở pH từ 6,8 – 8,3 (www.nongnghiep.vn).
Độ mặn: Cá rô phi có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong cá môi trường nước
ngọt, lợ và mặn. Cá có khả năng thích ứng độ mặn từ 0 – 32‰. Độ mặn thích hợp cho
cá phát triển từ 0 – 25‰. Khả năng thích ứng của cá với độ mặn khác nhau tùy loài
(Huỳnh Phạm Việt Huy, 2006).

2.1.3.4 Đặc điểm sinh sản
Thành thục sinh dục:
Trong điều kiện ao nuôi, cá thành thục vào tháng thứ 3, 4. Khi đó cá có trọng
lượng thông thường là 100 – 150 g/con (cá cái). Tuy vậy, sự thành thục của cá phụ
thuộc vào điều kiện chăm sóc, nhiệt độ và độ tuổi. Cá nuôi trong mô hình thâm canh
năng suất cao, cá cái tham gia sinh sản lần đầu khi trọng lượng đạt trên 200 g. Trong
khi đó ở điều kiện nuôi kém, cá bắt đầu sinh sản khi trọng lượng mới khoảng 100 g.
Chu kì sinh sản:
Cá sinh sản nhiều lần trong năm. Trong điều kiện khí hậu ấm áp, cá đẻ quanh
năm. Quan sát buồng trứng nhận thấy lúc nào cũng có trứng ở tất cả giai đoạn từ trứng
non đến trứng chín sẵn sàng rụng để đẻ. Vì vậy trong tự nhiên ở các ao nuôi, chúng ta
gặp nhiều cá con với kích cỡ khác nhau.
Khoảng cách giữa hai lần đẻ trứng khoảng 20 - 30 ngày. Số lượng trứng trong 1
lần đẻ phụ thuộc vào kích cỡ cá cái, cá càng lớn thì số trứng đẻ trong 1 lần càng nhiều
và ngược lại. Trung bình một cá cái có trọng lượng 200 – 250 g đẻ khoảng 1000 2500 trứng.
Tập tính sinh sản:
Trước khi cá cái đẻ thì cá đực đào tổ xung quanh bờ ao, nơi có nền đáy cứng, độ
sâu mực nước 50 – 60 cm. Tổ hình lòng chảo, đường kính tổ đẻ từ 30 – 40 cm, sâu 7 10 cm. Cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực tiến hành thụ tinh. Sau khi thụ tinh, cá cái ngậm
trứng vào miệng để ấp trứng.

5


Thời gian ấp phụ thuộc vào nhiệt độ:
- Thời gian ấp khoảng 6 ngày ở 20oC
- Thời gian ấp khoảng 4 ngày ở 28oC
- Thời gian ấp khoảng 2 - 3 ngày ở 30oC
Sau khi nở, cá con còn yếu nên cá mẹ tiếp tục ấp trong miệng từ 4 - 6 ngày, cá
mẹ nhả cá con và vẫn tiếp tục bảo vệ ở phía dưới trong 1 - 2 ngày đầu. Cá bột khi còn
nhỏ thường bơi thành đàn xung quanh ao, có thể quan sát vào lúc sáng sớm.

2.1.4 Tình hình nuôi cá điêu hồng ở một số nước Đông Nam Á
Sau khi đã có dòng cá rô phi đỏ, người Đài Loan phát triển mạnh nuôi dòng cá
này với cá được xử lý hoặc lai cho cá toàn là đực. Nuôi rô phi đỏ đơn tính đực đã xuất
phát từ Đài Loan và đã nuôi ổn định từ những thập niên 80 của thế kỷ trước
(www.sonongnghiep.binhthuan.gov.vn).
Rô phi đỏ từ Đài Loan đã được du nhập sang nhiều nước trong khu vực Đông Á
và Đông Nam Á và cũng được phát triển với các hình thức nuôi thâm canh hoặc quảng
canh (bảng 2.1).
Bảng 2.1 Các nước Đông Nam Á đang nuôi rô phi đỏ.
TT

Nước

Hệ thống nuôi

Mức độ quản lý

1

Inđonexia

Nuôi ghép – Nước ngọt

Quảng canh

2

Malayxia

Bể xi măng và bè


Thâm canh

3

Myanmar

Nuôi đơn – Ao và bể ximent

Quảng canh

4

Singapore

Nuôi đơn – Bè nước lợ

Thâm canh

5

Taiwan

Nuôi đơn – Bể ximent nước ngọt

Thâm canh

6

Thailan


Nuôi đơn/ ghép – Nước ngọt

Thâm canh

7

Việt Nam

Nuôi đơn – Ao, bè nước ngọt

Bán thâm canh

6


2.2 Chất dẫn dụ
Chất dẫn dụ là các chất làm tăng khả năng hấp dẫn của thức ăn và có tác dụng
làm cho cá tôm đến ăn và ăn nhiều loại thức ăn đó.
Các acid amin tự do và một số các phân tử peptide như betanine có tác dụng như
chất dẫn dụ. Những chất này hiện diện phổ biến trong bột cá, bột tôm, bột mực và bột
các nhuyễn thể cũng như các chất thủy phân từ sản phẩm biển như dung dịch thuỷ
phân cá, thủy phân tôm. Chất dẫn dụ thiên nhiên này có thể chiếm từ 1 – 5% lượng
thức ăn. Việc tổng hợp các acid amin tự do (như glycine, alanine, glutamate, betanine)
có thể được bổ sung thêm vào trong thức ăn cho tôm cá nếu giá cả vừa chấp thuận (Lê
Thanh Hùng, 2007)
2.2.1 Sự cần thiết của việc sử dụng chất dẫn dụ trong thức ăn cho động vật thủy
sản
Nguyên nhân sử dụng các chất dẫn dụ trong thức ăn cho các động vật thủy sản là
do:

Trong quá trình nuôi thủy sản, chúng tôi nhận thấy: một khẩu phần thức ăn đầy
đủ dinh dưỡng vẫn không mang lại hiệu quả về tăng trưởng và kinh tế nếu không được
tôm cá ăn hết.
Sự thiếu hụt mùi, vị ngon và dinh dưỡng (các amino acid tự do thiết yếu, các
nucleotide, ...) dẫn đến:
-

Giảm lượng tiêu thụ thức ăn, thiếu hụt dinh dưỡng.

-

Tốc độ tăng trưởng chậm.

-

FCR cao.

-

Thức ăn dư thừa dẫn đến ao nuôi bị ô nhiễm.

Bột cá là nguyên liệu truyền thồng trong sản xuất thức ăn thủy sản, nhu cầu bột
cá cho thức ăn chăn nuôi và thủy sản ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, nguồn cung cấp
bột cá ngày càng bị giới hạn và giá bột cá ngày càng tăng cao. Vì thế protein thực vật
đã được sử dụng để thay thế dần bột cá. Một hạn chế khi sử dụng nhiều đạm thực vật
trong thức ăn thủy sản là sự giảm mùi, vị ngon và đặc biệt là thiếu dinh dưỡng.

7



Ngoài ra, trong thức ăn tự nhiên của tôm cá chứa chất dẫn dụ, làm cho tôm cá
đến ăn và ăn nhiều. Ngược lại trong thức ăn viên tổng hợp, đặc biệt là thức ăn sử dụng
nguyên liệu thực vật trên cạn không hấp dẫn cá.
Từ các vấn đề trên, chất dẫn dụ được cho vào thức ăn để tăng khả năng hấp dẫn
của thức ăn, đóng vai trò quan trọng trong việc tổ hợp khẩu phần, làm sao cho thức ăn
chế biến hợp khẩu vị của từng giống loài một.
2.2.2 Các chất có hoạt tính dẫn dụ
Tập tính tìm mồi và ăn mồi của động vật thủy sản do cơ quan vị giác và khứu
giác điều khiển, với những thụ thể hóa học phân bố ở râu, càng, môi, … Cơ quan vị
giác đóng vai trò quan trọng hơn khứu giác trong tìm mồi và ăn mồi. Khả năng khứu
giác của tôm cá khác nhau tùy loài, và nhạy hơn khứu giác của người 2.000 - 2.500
lần. Tôm cá nhận biết thức ăn và cảm giác ngon thông qua những thành phần hóa học
hòa tan, tác dụng lên thụ thể hóa học. Nhờ đó, tôm cá có thể phát hiện thức ăn từ xa và
đánh giá thức ăn ngon hay dở. Quá trình săn tìm và lấy thức ăn của tôm cá gồm 3 bước
(Lê Thanh Hùng, 2008) :
+ Nhận biết sự hiện diện của thức ăn
+ Định hướng và tìm đến chỗ có thức ăn
+ Tiêu thụ và đánh giá thức ăn, thông qua việc ăn nhiều hay ăn ít
Dựa vào những tập tính trên của tôm cá, người ta đã phân tích và nhận thấy
những chất sau đây có hoạt tính dẫn dụ tôm cá:
- Các acid amin tự do hiện diện trong thức ăn. Những chất này hiện diện phổ biến
trong bột mực, bột nhuyễn thể, cũng như các dung dịch được thủy phân từ sản phẩm
biển như: dung dịch thủy phân cá và thủy phân tôm. Chất dẫn dụ thiên nhiên này có
thể chiếm từ 1 – 5% lượng thức ăn. Betamine và glycine là hai amino acid tự do có tác
dẫn dụ mạnh nhất. Trong sản xuất, một hỗn hợp acid amin tự do như: glycine, alanine,
glutamate, betanine được bổ sung thêm vào thức ăn cho tôm cá, nếu giá cả chấp nhận.

8



- Các phân tử peptide là sản phẩm của quá trình thủy phân protein cũng có tính
dẫn dụ tốt. Thông thường, những dung dịch thủy phân cá và nhuyễn thể được bổ sung
vào thức ăn, để tăng tính dẫn dụ của thức ăn. Tỉ lệ sử dụng trung bình 1 – 5%, thay đổi
tùy theo đối tượng và nguồn nguyên liệu.
- Các thành phần chất béo của thức ăn cũng có tác dụng dẫn dụ trên tôm cá.
Phospholipid và các dẫn xuất của chúng có tác dụng như chất dẫn dụ đối với cá tráp
đuôi đỏ và bào ngư (Haliotis sp.). Sử dụng dầu cá hay dầu gan mực đều dẫn dụ được
tôm sú.
- Một số hợp chất nitơ như trimethylamine, taurine, … cũng như một số đường
đơn đều có tính dẫn dụ tốt (Lê Thanh Hùng, 2008).

9


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm
3.1.1 Thời gian
Thời gian thực hiện đề tài bắt đầu từ ngày 08/04/09 đến ngày 02/06/09.
3.1.2 Địa điểm
Đề tài “Nghiên cứu tác dụng của chất dẫn dụ FL20 lên sự tăng trưởng và hiệu
quả sử dụng thức ăn của cá điêu hồng” được thực hiện tại Trại thực nghiệm Khoa
Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

Hình 1 Trại thực nghiệm Khoa Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm
3.2 Vật liệu và phương pháp
3.2.1 Vật liệu
- Giai bố trí thí nghiệm:
+ Kích thước: 2 x 1 x 1,5 m
+ Số lượng: 18

- Cọc tre:
+ Số lượng: 72
+ Chiều dài: 2,5 m

10


- Dây kẽm lớn: dùng để cố định giai
- Lưới che

Hình 2 Máy đo chất lượng nước
- Dụng cụ kiểm tra chất lượng nước: như máy đo pH (MP 103), máy đo DO và to
(HANNA Oxy-Check), NH3 xác định bằng phương pháp so màu.
- Cân điện tử (OHAUS): để cân trọng lượng cá và trọng lượng thức ăn.
- Máy trộn thức ăn.
- Dụng cụ phun dầu.

Hình 3 Quá trình phun chất dẫn dụ FL20 lên thức ăn

11


- Thức ăn: sử dụng thức ăn dành cho cá rô phi do Công Ty Lái Thiêu sản xuất.
Kích cỡ viên 1,5 mm. Đây là thức ăn viên công nghiệp dạng nổi.
- Chất dẫn dụ FL20: là một sản phẩm dạng lỏng của công ty Aquativ (Pháp), một
hỗn hợp của nhiều thành phần đặc biệt để tăng mùi, vị ngon và nhất là dinh dưỡng (các
acid amino tự do thiết yếu, các nucleotide, ..) cho thức ăn cá. (www.vietlinh.com.vn)

Hình 4 Chất dẫn dụ FL20


Hình 4 Chất dẫn dụ FL20

Hình 5 Thức ăn viên dạng nổi
- Đối tượng thí nghiệm: Thí nghiệm sẽ tiến hành trên cá điêu hồng. Sau khi mua
về, tiếp tục nuôi cho đến khi cá đạt trọng lượng 5 – 10 g tiến hành bố trí thí nghiệm.

12


3.2.2 Phương pháp
3.2.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trong ao đất. Gồm 6 nghiệm thức được bố trí lặp lại 3 lần
với 2 yếu tố thí nghiệm là tỉ lệ sử dụng bột cá (15%, 5%, 0%) và chất dẫn dụ FL20
(không phun, phun)
Bố trí giai thành 3 hàng, mỗi hàng có 6 giai. Mật độ: 40 con/giai

Hình 6 Bố trí thí nghiệm trong ao
3.2.2.2 Chuẩn bị thức ăn:
Thức ăn công nghiệp sử dụng trong thí nghiệm có tỉ lệ bột cá lần lượt là: 15%,
5%, 0%
Thức ăn sử dụng ở 6 nghiệm thức tương ứng như sau :
Nghiệm thức

Thức ăn

I

15% bột cá

II


5% bột cá

III

0% bột cá

IV

15% bột cá + 1% FL20

V

5% bột cá + 1% FL20

VI

0% bột cá + 1% FL20

13


Thành phần thức ăn:
Nguyên liệu thức ăn

Công thức 1

Công thức 2

Công thức 3


(15% bột cá)

(5% bột cá)

(0% bột cá)

Cám tươi

12,1

11,2

8,05

Bột cá

15,0

5,0

0,00

Đậu nành

56,5

54,9

56,20


Dầu cá biển

0,7

0,5

0,50

Mỡ cá tra

0,5

0,5

0,50

12,0

15,0

15,00

Dicalcium phosphat

2,7

0,7

0,60


Premix

0,5

0,5

0,50

Bột phế phẩm gia cầm

0,0

11,6

3,60

Bột xương thịt Mỹ 5

0,0

0,0

15,00

DL – Methionine

0,0

0,0


0,02

Mì lát bỏ vỏ

Thao tác phun FL20:
Chuẩn bị thức ăn, cân lượng thức ăn cho từng nghiệm thức. Sau đó, ta cho thức
ăn vào máy trộn để trộn đều thức ăn. Trong khi máy trộn thức ăn, ta dùng máy phun
loại nhỏ để phun chất dẫn dụ lên thức ăn. Nên chọn góc phun sao cho phun FL20 phủ
đều lên trên bề mặt thức ăn. Khi phun hết lượng FL20 tiếp tục để máy trộn đều thức ăn
từ 5 – 10 phút. Sau đó tắt máy trộn thức ăn và cho thức ăn vào túi nhựa để bảo quản.
Khi tính tỉ lệ chất dẫn dụ FL20 phun lên thức ăn, ta cần cộng thêm 1 lượng nhỏ
FL20 dính vào thành máy trộn thức ăn và máy phun.
Tùy theo điều kiện bảo quản, mỗi lần chuẩn bị thức ăn khoảng từ 5 – 8 kg cho
một nghiệm thức.
3.2.2.3 Chăm sóc và quản lí
Chăm sóc
Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn viên dạng nổi. Tiến hành cho cá ăn
nhiều đợt trong một lần cho ăn. Mỗi đợt cho cá ăn cách nhau khoảng 30 phút. Mỗi lần
cho ăn khoảng 2h.
14


Cá được cho ăn thỏa mãn nhu cầu. Mỗi ngày cho ăn 2 lần. Sau khi cho ăn, tiến
hành thu thức ăn thừa, đếm và cân trọng lượng.
Quản lí
Đối với các chỉ tiêu chất lượng nước: Tiến hành đo 2 lần/ngày vào lúc 6h sáng và
16h chiều. Thay nước nếu mật độ tảo quá nhiều. Sau 4 và 8 tuần, tiến hành cân cá để
theo dõi sự tăng trọng.
3.2.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi

- Tỉ lệ sống (%) = (số cá còn sống/số cá ban đầu ) x 100
- Tăng trọng (Weight gain) (g)
WG = Wt – W0
Trong đó :
W0 : trọng lượng trung bình cá bắt đầu thí nghiệm
Wt : trọng lượng cá trung bình kết thúc thí nghiệm
- Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specific Growth Rate) (%/ngày)
SGR =

ln W 2 − ln W 1
× 100
T 2 − T1

Trong đó:
W1: Trọng lượng trung bình bắt đầu thí nghiệm.
W2: Trọng lượng trung bình cuối thí nghiệm.
T2-T1: Thời gian thí nghiệm.
- Hệ số biến đổi thức ăn (Food Conversion Ratio)
FCR = Lượng thức ăn sử dụng/tăng trọng cá thí nghiệm
- Lượng ăn tuyệt đối Feed instake (FI) (g/con/ngày)
FI = tổng lượng ăn/tổng cá/số ngày
3.2.2.5 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Các số liệu nghiên cứu về tăng trọng, tốc độ tăng trưởng đặc biệt, lượng ăn tuyệt
đối và hệ số biến đổi thức ăn được tinh toán dựa theo kết quả trung bình của các lần
lặp lại. Chúng tôi sử dụng trắc nghiệm Duncan và thiết lập bảng Anova trên chương
trình SPSS để so sánh sự khác nhau giữa các nghiệm thức ở mức độ tin cậy 95% (P =
0,05).

15



Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thành phần thức ăn thí nghiệm
Để việc đánh giá mức độ sai khác trong thí nghiệm chính xác hơn chúng tôi đã
phân tích thành phần của thức ăn công nghiệp dùng trong thí nghiệm và thu được kết
quả phân tích như sau:
Bảng 4.1 Kết quả phân tích thức ăn
Thành phần sinh

Thức ăn chứa

Thức ăn chứa 5%

Thức ăn chứa 0%

15% bột cá

bột cá

bột cá

Protein (%)

31,65

35,27

33,01


Lipid (%)

04,21

03,60

05,51

Chất xơ (%)

16,38

17,28

17,41

Độ ẩm (%)

04,99

03,91

05,12

Tro (%)

12,05

11,61


12,36

hóa

Như vậy, kết quả phân tích thức ăn thí nghiệm cho thấy thành phần dinh dưỡng
tương đương khi tính toán. Hàm lượng protein khi tỉ lệ sử dụng bột cá thay đổi (15%,
5%, 0%) là 31,65%; 35,27% và 33,01%. Các thành phần khác trong thức ăn tương
đương nhau.
4.2 Các yếu tố môi trường
Các yếu tố thủy lý hóa của môi trường nước có ảnh hưởng trực tiếp đến các động
vật thủy sản. Các yếu tố này ảnh hưởng đến hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển
cúa cá. Khi các yếu tố này thay đổi đột ngột sẽ gây bất lợi cho cá, ảnh hưởng đến khả
năng bắt mồi, nhu cầu oxy, quá trình trao đổi chất,… của cá

16


×