Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU GỐC DIAZINON ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁ RÔ PHI OREOCHROMIS NILOTICUS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.36 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU GỐC DIAZINON
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁ RÔ PHI
OREOCHROMIS NILOTICUS

Sinh viên thực hiện: HUỲNH PHƯƠNG THẢO
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2005 – 2009

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2009


ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU GỐC DIAZINON
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁ RÔ PHI
OREOCHROMIS NILOTICUS

Thực hiện bởi

HUỲNH PHƯƠNG THẢO
Luận văn được đề trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN VĂN TƯ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2009


i


TÓM TẮT
Để nghiên cứu ảnh hưởng thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ Diazinon (Vibasu 10H)
đến sự phát triển của cá rô phi, chúng tôi tiến hành bố trí 2 thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nước tĩnh với phương
pháp thử nghiệm cấp tính nhằm xác định LC50 – 48 giờ của thuốc trừ sâu Vibasu 10H và
những biểu hiện bên ngoài của những cỡ cá khác nhau: cá bột (7 – 8 ngày tuổi), cỡ 1 –
2 g, cỡ 3 – 4 g, cỡ 5 – 10 g.
Thí nghiệm 2: xác định ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Vibasu 10H (nồng độ LC50
– 48 giờ)

với thời gian xử lí 3, 6, 9 giờ trên cá rô phi bột (7 – 8 ngày tuổi).
Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần.
Nghiệm thức đối chứng (ĐC): cá không xử lí thuốc trừ sâu
Nghiệm thức 1 (NT1): cá xử lí thuốc trừ sâu trong thời gian 3 giờ
Nghiệm thức 2 (NT2): cá xử lí thuốc trừ sâu trong thời gian 6 giờ
Nghiệm thức 3 (NT3): cá xử lí thuốc trừ sâu trong thời gian 9 giờ
Cá thí nghiệm sau khi xử lí thuốc trừ sâu Vibasu 10H được nuôi trong ao 70

ngày, với mật độ thả 300 con/m3, chế độ cho ăn và chăm sóc hoàn toàn giống nhau.
Kết quả nghiên cứu đạt được như sau:
LC50 – 48 giờ của cá bột là 22,7 ppm; cá cỡ 1 – 2 g là 52,1 ppm; cá cỡ 3 – 4 g là
63,5 ppm; cá cỡ 5 – 10 g là 85,2 ppm.
Sự tăng trưởng về trọng lượng của cá ĐC là cao nhất 20,71 g; kế đến là NT1
13,84 g; NT2 9,26 g và NT3 5,91 g.
Tỷ lệ sống của cá ở 4 nghiệm thức ĐC, NT1, NT2 và NT3 lần lượt là 92%;
75,33%; 66,33% và 53,33%.
Tỷ lệ dị hình của cá ở 4 nghiệm thức ĐC, NT1, NT2 và NT3 lần lượt là 0%;

3,11%; 5,55% và 10%

ii


ABTRACT

The study of the impact of insecticides on the development of tilapia, we
conducted two experiments
Experiment 1: aimed to identify the lethal concentration (LC50

– 48 hours)

of

Vibasu10H on different sizes of the fish: fry, 1 – 2 g, 3 - 4 g, 5 - 10 g.
Experiment 2: aimed to assess the impact of Vibasu 10H on the growth and
survival rate of the fish. The experiment was performed in a completely randomized
design included four treatments with replicates.
Control: without exposure the fish to the insecticide
Treatment 1: the fry was treated to the insecticide for 3 hours
Treatment 2: the fry was treated to the insecticide for 6 hours
Treatment 3: the fry was treated to the insecticide for 9 hours
Then the fry was raised in hapas as suspended in earthen pond with a stocking
density of 300 fry/ m3 for 70 days. The fish was fed daily with pelleted feed.
Results of the study showed that:
LC50 – 48 hours of the fry was 22,7 ppm, of the 1 – 2 g fish was 52,1 ppm, of the 3
– 4 g fish was 63,5 ppm, of the 5 – 10 g fish was 85,2 ppm.
There was significant difference of the growth rate of the fish among the
treatments in the body weight of the fish of control was hightest (20,71 g), followed by

treatment 1 (13,84 g), treatment 2 (9,26 g) and treatment 3 (5,91 g)
The survival rate of the fish of the control was highest (92%), followed by
treatment 1 (75,33%), treatment 2 (66,33%) and treatment 3 (53,33%)
The abnormal rate of the fish in treatment 3 was highest 10%, followed by
treatment 2 (5,55%), treatment 1 (3,11%) and control (0%).

iii


LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và Ban Chủ
nhiệm Khoa Thủy Sản đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng tôi thực hiện tốt đề tài.
- Quý thầy cô Khoa Thủy Sản đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức
quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập.
- Đặc biệt, chúng tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Tư, đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
- Xin cảm ơn những chia sẻ, sự góp sức, giúp đỡ hết sức nhiệt tình của các bạn
lớp NTTS31, NY31 cùng các anh ở trại Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Trường Đại
học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Do hạn chế về mặt thời gian nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô cùng các bạn để khóa
luận được hoàn thiện hơn.

iv


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC


Trang

TÊN ĐỀ TÀI

i

TÓM TẮT

ii

ABTRACT

iii

CẢM TẠ

iv

MỤC LỤC

v

DANH SÁCH CÁC BẢNG

viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH

ix


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu

1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2

2.1 Đặc điểm sinh học của cá rô phi

2

2.1.1 Phân loại

2

2.1.2 Đặc điểm hình thái

3

2.1.3 Môi trường sống


3

2.1.3.1 Nhiệt độ

3

2.1.3.2 Độ mặn

3

2.1.3.3 pH

3

2.1.3.4 Ôxy hoà tan (DO)

3

2.1.4 Đặc điểm về dinh dưỡng và sinh trưởng

3

2.1.4.1 Tập tính ăn

3

2.1.4.2 Sinh trưởng

4


2.2 Tình hình nuôi cá rô phi

4

2.3 Sơ lược về cá rô phi dong Gift

5

2.3.1 Chiến lược cải thiện di truyền cho cá rô phi

5

2.3.2 Phương pháp

5

2.3.3 Kết quả

6

2.4 Tính độc của thuốc trừ sâu

7
v


2.4.1 Tác hại của thuốc trừ sâu đến đời sống thủy sinh vật

7


2.4.2 Chu chuyển thuốc trừ sâu trong môi trường

8

2.5 Sơ lược nhóm thuốc thử nghiệm

9

2.5.1 Sơ lược về thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ

9

2.5.2 Cơ chế tác dụng của thuốc

9

2.5.3 Sơ lược về thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ Diazinon

10

CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

12

3.1 Thời gian và địa điểm

12

3.2 Đối tượng thí nghiệm


12

3.3 Vật liệu

12

3.4 Phương pháp thí nghiệm

13

3.4.1 Thí nghiệm 1: xác định LC50-48 giờ (Lethal concentration) của cá ở
các kích thước khác nhau

13

3.4.1.1 Bố trí thí nghiệm

13

3.4.1.2 Các chỉ tiêu theo dõi

13

3.4.2 Thí nghiệm 2: đánh giá ảnh hưởng thuốc trừ sâu gốc Diazinon lên
tốc độ sinh trưởng của cá rô phi bột ( 7 – 8 ngày tuổi)

14

3.4.2.1 Bố trí thí nghiệm


14

3.4.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi

14

3.5 Phương pháp xử lí thống kê

15

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

16

4.1 Thí nghiệm 1: Xác định LC50-48 giờ của cá ở các kích thước khác nhau

16

4.1.1 Xác định dãy nồng độ thuốc trừ sâu

16

4.1.2 Ảnh hưởng thuốc trừ sâu đối với sự thay đổi bên ngoài của cá

17

4.1.3 So sánh khả năng chịu đựng của cá

18


4.1.4 Xác định LC50-48 giờ

19

4.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá ảnh hưởng thuốc trừ sâu gốc Diazinon đến
sự phát triển của cá bột (7 – 8 ngày tuổi)

22

4.2.1 Một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm

22

4.2.1.1 Nhiệt độ

22

4.2.1.2 Hàm lượng ôxy hòa tan (DO)

23
vi


4.2.1.3 pH

24

4.2.2 Sự tăng trưởng về trọng lượng


25

4.2.3 Tăng trọng trung bình hằng ngày

28

4.2.4 Tỷ lệ sống của cá

30

4.2.5 Tỉ lệ dị hình của cá

32

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

34

5.1 Kết luận

34

5.1.1 Thí nghiệm 1

34

5.1.2 Thí nghiệm 2

34


5.2 Đề nghị

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

36

PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Một số hình ảnh
Phụ lục 2 Bảng ANOVA trọng lượng trung bình
Phụ lục 3 Bảng ANOVA tăng trọng trung bình hằng ngày
Phụ lục 4 Bảng số liệu chất lượng nước trong ao nuôi

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG
Bảng 2.1

NỘI DUNG

TRANG

Sự gia tăng trọng lượng và tỷ lệ sống của cá rô phi dòng GIFT
so với dòng địa phương

Bảng 4.1


6

Nồng độ ảnh hưởng (EC) và nồng độ gây chết 100% cá
(LC100) của thuốc trừ sâu trên 4 cỡ cá

16

Bảng 4.2

Dãy nồng độ thuốc trừ sâu thí nghiệm trên mỗi cỡ cá

16

Bảng 4.3

Nồng độ gây chết 50% của thuốc trừ sâu đối với 4 cỡ cá ở
thời điểm 48 giờ (LC50 – 48 giờ)

21

Bảng 4.4

Một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm

22

Bảng 4.5

Trọng lượng trung bình (g) của cá qua các lần kiểm tra


26

Bảng 4.6

Tăng trọng trung bình hằng ngày (g/ngày) của cá rô phi ở
từng giai đọan thí nghiệm

28

Bảng 4.7

Kết quả về tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức

30

Bảng 4.8

Kết quả về tỷ lệ dị hình của cá ở các nghiệm thức

32

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH
Đồ thị 4.1

NỘI DUNG


TRANG

Mối tương quan giữa nồng độ thuốc và tỉ lệ chết của
cá bột (7 – 8 ngày tuổi)

Độ thị 4.2

19

Mối tương quan giữa nồng độ thuốc và tỉ lệ chết của
cá cỡ 1 – 2 g

Đồ thị 4.3

19

Mối tương quan giữa nồng độ thuốc và tỉ lệ chết của
cá cỡ 3 – 4 g

Đồ thị 4.4

20

Mối tương quan giữa nồng độ thuốc và tỉ lệ chết của
cá cỡ 5 – 10 g

20

Đồ thị 4.5


Sự biến động nhiệt độ theo thời gian nuôi

23

Đồ thị 4.6

Sự biến động của hàm lượng oxygen hòa tan theo
thời gian nuôi

24

Đồ thị 4.7

Sự biến động pH theo thời gian nuôi

25

Đồ thị 4.8

Trọng lượng trung bình (g) của cá qua
các thời điểm kiểm tra

Đồ thị 4.9

26

Tăng trọng trung bình hằng ngày (g/ngày) của cá qua
các thời điểm kiểm tra

28


Đồ thị 4.10

Tỷ lệ sống của cá ở 4 nghiệm thức

31

Đồ thị 4.11

Tỉ lệ dị hình của cá ở các nghiệm thức

33

ix


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong
phát triển nông nghiệp. Để đạt được những thành tựu này thì hóa chất bảo vệ thực vật
(HCBVTV) là một công cụ hữu ích đối với sản xuất nông nghiệp, tiêu diệt các sâu hại,
làm tăng năng suất cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có nhiều tác động tiêu cực đến môi
trường sống tự nhiên của các loài thủy sản và chất lượng nguồn nước của các hệ thống
nuôi thủy sản cũng như là môi trường.
Ở Việt Nam, theo thống kê của Viện bảo vệ thực vật Việt Nam, năm 1990
lượng thuốc BVTV ở Việt Nam là 10.300 tấn, đến năm 2003 tăng lên 45.000 tấn và
năm 2005 đã là 50.000 tấn.
Dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật sẽ biến đổi và phát tán vào môi trường theo

nhiều con đường khác nhau: trong đất, trong nước mặt, nước ngầm và không khí, làm
ô nhiễm môi trường. Sự hiện diện của dư lượng HCBVTV trên ruộng lúa, mương
vườn, sông rạch còn huỷ diệt những loài thuỷ sinh vật như tôm, cá, cua, tảo...
Để đánh giá về tác hại của HCBVTV đến cá nuôi, chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu gốc Diazinon đến sự phát triển của cá rô phi
Oreochromis niloticus”
1.2 Mục tiêu đề tài
- Xác định nồng độ ảnh hưởng và nồng độ gây chết của thuốc trừ sâu gốc lân
hữu cơ Diazinon đối với cá rô phi.
- Đánh giá ảnh hưởng của thuốc trừ sâu lên sự phát triển của cá rô phi.

1


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá rô phi
2.1.1 Phân loại
Dựa vào đặc điểm sinh sản, người ta chia cá rô phi thành 3 giống:
- Tilapia: cá đẻ cần giá thể. Sau khi đẻ, cá đực và cá cái cùng tham gia bảo vệ
tổ. Một số loài nuôi như T. zillii, T. rendalli,…
- Sarotherodon: cá làm tổ. Cá đực hay cá cái hay cả hai ấp trứng trong miệng.
Ví dụ: S. galilaeus.
- Oreochromis: cá đực làm tổ, chỉ có cá cái ấp trứng trong miệng. Có ở các
loài O. niloticus, O. mossambicus, O. aureus, O. urolepis-homorum, O. andersonii,
O. macrochir, O. spilurus,… (Nguyễn Văn Tư, 2005).
Vị trí phân loại của cá rô phi như sau:
Bộ: Perciformes
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis, Tilapia, Sarotherodon

Hiện nay có 2 loài chính được nuôi tại Việt Nam là:
- Cá rô phi đen O. mossambicus, được nhập vào Việt Nam năm 1953 qua ngã
Thái Lan
- Cá rô phi vằn (rô phi Đài Loan, O. niloticus) được nhập vào Việt Nam năm
1973 từ Đài Loan
- Ngoài ra còn có dòng cá rô phi đỏ (red tilapia), có màu hồng được nhập vào
Việt Nam năm 1985 từ Malaysia. (Trung tâm Tin học – Bộ Thủy Sản (cũ), 2005)

2


2.1.2 Đặc điểm hình thái
Loài cá rô phi vằn O. niloticus: toàn thân phủ vảy, ở phần lưng có màu xám
nhạt, phần bụng có màu trắng ngà hoặc xanh nhạt. Trên thân có từ 7 – 9 vạch chạy từ
phía lưng xuống bụng. Các vạch đậm dọc theo vây đuôi ở từ phía lưng xuống bụng rất
rõ. Cá rô phi vằn là loài có kích cỡ thương phẩm lớn, lớn nhanh và đẻ thưa hơn cá rô
phi đen. Ðây là loài được nuôi phổ biến nhất trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay.
2.1.3 Môi trường sống
2.1.3.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi từ 20 – 32oC, thích hợp nhất
là 25 – 32oC. khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất cao từ 8 – 42oC, cá
chết rét ở 5,5oC và bắt đầu chết nóng ở 42oC. Nhiệt độ càng thấp thì cá càng giảm ăn,
ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh.
2.1.3.2 Độ mặn
Cá rô phi là loài cá nước ngọt nhưng có khả năng rộng muối, sống được trong
môi trường nước sông, suối, hồ, ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ mặn từ 0
– 40‰.
Trong môi trường nước lợ (độ mặn 10 – 25‰) cá tăng trưởng nhanh, mình
dày, thịt thơm ngon.
2.1.3.3 pH

Môi trường có độ pH từ 6,5 – 8,5 thích hợp cho cá rô phi, nhưng cá có thể chịu
đựng trong môi trường nước có độ pH từ 4 – 11.
2.1.3.4 Ôxy hoà tan (DO)
Cá rô phi có thể sống được trong ao, đìa có màu nước đậm, mật độ tảo dày, có
hàm lượng chất hữu cơ cao, thiếu ôxy. Tuy nhiên, DO nên được duy trì ở mức trên 1
mg/L vì ở nồng độ DO dưới 1 mg/L, khả năng biến dưỡng, tăng trưởng và kháng
bệnh của cá sẽ giảm.
2.1.4 Đặc điểm về dinh dưỡng và sinh trưởng
2.1.4.1 Tập tính ăn
Khi còn nhỏ, cá rô phi ăn sinh vật phù du (tảo và động vật nhỏ) là chủ yếu (cá
20 ngày tuổi, kích thước khoảng 18 mm). Khi cá trưởng thành ăn mùn bã hữu cơ lẫn
các tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật thuỷ sinh. Tuy nhiên trong
3


nuôi công nghiệp cá cũng ăn các loại thức ăn chế biến từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá
khô, bột bắp, bột khoai mì, khoai lang, bột lúa, cám mịn, bã đậu nành, bã đậu phộng.
2.1.4.2 Sinh trưởng
Tốc độ lớn của cá rô phi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, thức ăn, mật độ thả
và kỹ thuật chăm sóc.
Thời điểm cá hương, trong ao nuôi cá từ hương lên giống, cá rô phi vằn có tốc
độ sinh trưởng khá nhanh, từ 15 – 20 g/tháng. Từ tháng nuôi thứ 2 đến tháng nuôi thứ
6 tăng trưởng bình quân có thể đạt 2,8 – 3,2 g/con/ngày. Cá rô phi vằn có thể đạt trọng
lượng bình quân trên 500 g/con sau 5 – 6 tháng nuôi. (Trung tâm Tin học – Bộ Thủy
Sản (cũ), 2005)
2.2 Tình hình nuôi cá rô phi
Cá rô phi là loài cá được nuôi phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ sau những loài cá
chép. Fitzsimmons và Gonzalez (2005; trích dẫn bởi Bạch Thị Tuyết, 2006). Sản
lượng cá rô phi nuôi không ngừng tăng lên và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
việc cải thiện nguồn cung cấp dinh dưỡng cho người nghèo; nghề nuôi cá rô phi cũng

được cho là một sinh kế tốt nhất cho nông dân thoát khỏi đói nghèo. Ở một số nước
Châu Á như Trung Quốc, Bangladesh, Thái Lan, Việt Nam, cá rô phi chủ yếu được
tiêu thụ bởi người nghèo do có giá thấp. Dey và ctv (2000; trích bởi Bạch Thị Tuyết,
2006). Trong tương lai, cá rô phi sẽ là sản phẩm thay thế cho các loài cá thịt trắng
đang ngày càng cạn kiệt. Worldfish Center (2003; trích bởi Bạch Thị Tuyết, 2006).
Sản lượng cá rô phi đã tăng lên hơn 4 lần từ năm 1990 đến 2003. Tính đến năm 2004,
sản lượng cá rô phi của thế giới là 1.800.040 tấn, trong đó Trung Quốc là quốc gia có
sản lượng cá rô phi dẫn đầu. Nghề nuôi cá rô phi ở Việt Nam đang phát triển, sản
lượng đạt được năm 2003 khoảng 30.000 tấn, phần lớn tiêu thụ nội địa (94%). Mục
tiêu đến năm 2015, sản lượng cá rô phi nuôi của cả nước đạt 300.000 - 350.000 tấn
(Bạch Thị Tuyết, 2006).
Cá rô phi vằn O. niloticus là loài cá có thịt ngon, giá trị thương phẩm cao,
nhanh lớn và dễ nuôi ở các mô hình nuôi khác nhau. Kết quả nghiên cứu những năm
gần đây cho thấy nuôi đơn cá rô phi hay nuôi ghép với các loài cá khác, cá sinh trưởng
nhanh và rất ít khi bị bệnh. Cá rô phi có khả năng chống chịu tốt với các môi trường
sống khác nhau và cho hiệu quả kinh tế cao.
4


2.3 Sơ lược về cá rô phi dòng GIFT
2.3.1 Chiến lược cải thiện di truyền cho cá rô phi
Cá tăng trưởng kém là một trở ngại cho nuôi trồng và phát triển thủy sản. Một
vài nghiên cứu khẳng định rằng nguồn rô phi giống ở Châu Á có chất lượng gen kém.
Worldfish Center (2001;trích bởi Phạm Phong Tam Giang, 2007). Những người nông
dân và các nhà di truyền học đều nhận thấy nhu cầu bức thiết là phải cải thiện di truyền
cho loài cá này. Những gì người nông dân cần là cá tăng trưởng nhanh và chất lượng
giống tốt.
Dựa vào những nghiên cứu trên và các dữ liệu sẵn có, Worldfish Center (trước
đây ICLARM, The International Center for Living Aquatic Resources Management),
hiện có trụ sở tại Malaysia, quyết định chọn loài O. niloticus làm đối tượng cải thiện

gen đầu tiên bởi vì:
- Đây là loài rô phi nuôi trong nước ngọt quan trọng nhất (ADB, 2004).
- Thời gian mỗi thế hệ tương đối ngắn, khoảng 6 tháng nên thuận lợi cho nghiên
cứu về sinh sản và phổ biến áp dụng kết quả này một cách nhanh chóng.
Dự án GIFT (Genetic Improvement of Farmed Tilapia) được tiến hành ở
Philippines từ năm 1988 đến 1997, do Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) và
Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tài trợ. Dự án có sự hợp tác của các
Viện, Trung Tâm Nghiên Cứu ở Philippines, Hệ Thống Nghiên Cứu Thủy Sản Quốc
Gia (NARS) ở các quốc gia có liên quan; đồng thời nhận được sự giúp đỡ của các
nước như Ai Cập, Ghana, Kenya, Senegal, Anh, Hoa Kỳ, Đại học Hamburg (Đức),
Musee Royale de I’Afrigue Centrale (Belgium) để thu nhập và chuyển những dòng
thuần từ Châu Phi về Philippines.
2.3.2 Phương pháp
Tiến hành theo phương pháp sinh sản chọn lọc theo gia đình (chọn giống). Đây
là phương pháp thu được nhiều kết quả nhất để nâng cao chất lượng di truyền của vật
nuôi, được tiến hành thành công từ đầu thế kỷ 20 với gia súc, gia cầm nuôi và đã góp
phần làm tăng đáng kể năng suất, sản lượng và chất lượng vật nuôi. Từ những thành
công ấy, đã áp dụng chọn giống đối với thủy sản nuôi trước hết là cá chép ở nhiều
nước Châu Âu và Israel, tiếp đến cá hồi ở Na Uy. Cá rô phi dòng GIFT ở Phillippines
cũng kế thừa phương pháp này.
5


Người ta cho lai 4 dòng hoang dã từ các nước Châu Phi (Ai Cập, Ghana,
Kenya, Senegal) với 4 dòng thương phẩm ở Châu Á (Israel, Singapore, Đài Loan, Thái
Lan). Từ năm 1988 đến 1989, Worldfish Center đã thu thập được hơn 2000 cá của 4
dòng hoang dại ở Châu Phi. Tám dòng cá này được nuôi ở các môi trường khác nhau
như nuôi ao, nuôi lồng, hệ thống nuôi cá lúa kết hợp, cả ở vùng đất thấp và vùng đất
cao. Số lượng cá phục vụ cho thí nghiệm lên đến 11.000, là thí nghiệm lớn nhất trong
lĩnh vực thủy sản từng được tiến hành ở Châu Á.

(Phạm Phong Tam Giang, 2007)
2.3.3 Kết quả
Qua quá trình chọn lọc gen, dự án GIFT đã phát triển dòng cá rô phi mới lớn
nhanh hơn 77% và tỷ lệ sống cao hơn 66% so với dòng cá đang được nuôi ở
Philippines.
Bước tiếp theo của dự án là đem dòng cá mới nuôi trong điều kiện thực tế.
Worldfish Center và các NARS thành viên của nó ở Bangladesh, Trung Quốc,
Philippines, Thái Lan, Việt Nam đã phổ biến dòng cá này từ năm 1994 đến 1997.
Bảng 2.1 Sự gia tăng trọng lượng và tỷ lệ sống của cá rô phi dòng GIFT so với dòng
địa phương
Tăng tỉ lệ sống
(%)

Ao

Tăng trọng lượng
thu hoạch (%)
57,9a

Trung Quốc

Ao/lồng

17,5a

3,3c

Philippines

Ao


34,2b

13,9b

Thái Lan

Ao

32,3c

Việt Nam

Ao

32,3c

Nước

Kiểu nuôi

Bangladesh

Ghi chú: a tăng đáng kể, p < 0,01; b tăng đáng kể, p < 0,05;c tăng đáng kể, p < 0,1
(Nguồn: ADB, 2005, trích bởi Phạm Phong Tam Giang,2007).
Kết quả đã khẳng định cá rô phi dòng GIFT là một dòng cá đầy tiềm năng để
nâng cao sản lượng, tăng lợi nhuận, tăng giá thành sản phẩm và mức tiêu thụ cá. Từ đó
sẽ tăng lợi nhuận cho các quốc gia.

6



2.4 Tính độc của thuốc trừ sâu
Tính độc của thuốc trừ sâu là khả năng gây độc cho cơ thể sinh vật, được biểu
hiện qua độ độc. Mỗi loại thuốc trừ sâu đều có độ độc khác nhau, do đó có đặc điểm
riêng khác nhau. (Hồ Thị Ngọc Hà, 2005).
Độ độc của thuốc đối với cá được biểu thị bằng chỉ số LC50 (nồng độ gây chết
50% cá), tính bằng mg/lít, bằng ml/lít nước hay bằng ppm (1 phần triệu), hoặc ppb (1
phần tỉ) khi cho cá sống trong nước có thuốc trừ sâu trong khoảng thời gian nhất định
(24, 48 hay 72 giờ). Ngoài ra, còn biểu thị bằng chỉ số TLM (Tolerance Level
Medium) là liều thuốc trung bình mà cá có thể chịu đựng được trong dung dịch nước
có chứa thuốc trừ sâu, tính bằng mg/lít hoặc ppm.
2.4.1 Tác hại của thuốc trừ sâu đến đời sống thủy sinh vật
Khi phun thuốc trừ sâu bệnh, cỏ dại…thuốc tạo trên bề măt phun một lớp chất
lắng, đó là dư lượng ban đầu của thuốc. Beiz (1977; trích bởi Hồ Thị Ngọc Hà, 2005).
Dư lượng bao gồm một phần chất độc và những chất chuyển hóa của thuốc, một
phần khác là dung môi, chất mang tải và các chất phụ gia khác. Dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật mang tính hai mặt. Một mặt hiển thị giá trị trừ địch hại của thuốc, nếu phần có
độc tính cao trong dư lượng của thuốc có khả năng duy trì lâu trên cây và trong đất,
thuốc có giá trị bảo vệ cây trong thời gian dài. Mặt khác dư lượng thuốc cũng gây hậu
quả tai hại đối với môi trường ở nhiều mức độ khác nhau, phần mang độc tính cao
trong dư lượng nếu có tính bền lâu dài thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của thuốc
càng tăng.
Dư lượng thuốc ngấm trên mặt đất có thể bị lắng xuống mạch nước ngầm. Từ
đây dư lượng sẽ chảy vào sông, hồ rồi ra biển. Dư lượng tồn tại trong môi trường ao,
hồ, sông là nguyên nhân gây hại đáng kể đến sinh vật sống trong nước như cá, tôm,
cua,… Ảnh hưởng có hại gián tiếp của thuốc là qua nguồn thức ăn, đó cũng là nguyên
nhân quan trọng làm giảm số lượng cá, nếu thuốc có tác dụng lâu dài sẽ làm thay đổi
tính ăn của cá. Hàng loạt các sinh vật làm thức ăn cho cá bị tiêu diệt, cùng với sự tích
lũy thuốc và các sản phẩm chuyển hóa của cơ thể là nguyên nhân gây ra cá chết về

sau. Ở các thủy vực nước ngọt và nước lợ, Daphnia là nguồn thức ăn tốt của cá và giáp
xác lớn, nhưng đối với một số loại thuốc trừ sâu chỉ với một lượng cực nhỏ cũng đã đủ
giết 50% số cá thể. Ví dụ thuốc trừ sâu Ethion LC50 - 48 giờ là 0,01 ppb, DDT sau 48 giờ
7


là 1,4 ppb và LC50 – 48 giờ của Wolfatox là 4,8 ppb. Louis và ctv (1996; trích bởi Hồ Thị
Ngọc Hà, 2005).
Những loài cá ăn thực vật thủy sinh cũng bị ảnh hưởng nặng từ việc phun thuốc
trừ cỏ nước, bèo tây, rong,… Có thể làm chúng chết thối, quang hợp bị giảm đi, nguồn
nước trở nên thiếu ôxy do thối rữa xác bã thực vật. Woodwell và ctv (1967; trích bởi
Hồ Thị Ngọc Hà, 2005) cho biết khi nước chứa 0,0005 ppm DDT thì sinh vật phù du
chứa 0,04 ppm DDT, tôm ăn sinh vật phù du chứa 0,16 ppm DDT. Như vậy từ sự tích
lũy sinh học qua các mắt xích của chuỗi thức ăn mà sinh vật phù du đó có thể tích lũy
một lượng lớn độc chất để có thể gây hại đến đời sống cá.
Nhìn chung đối với tôm cá sống ở những nguồn nước được chảy ra từ ruộng lúa
hay những vườn cây thì ít nhiều đều nhiễm thuốc trừ sâu và kết quả dẫn đến năng suất
kém vì những lí do sau: Louis và ctv (1996; trích bởi Hồ Thị Ngọc Hà, 2005)
- Giảm sản lượng trứng và không sinh sản
- Giảm khả năng kháng bệnh
- Giảm trọng lượng cơ thể
- Thay đổi hormone
- Ức chế sự thành thục
- Khả năng chịu đựng kém khi gặp môi trường bất lợi.
2.4.2 Chu chuyển thuốc trừ sâu trong môi trường
Sự chu chuyển thuốc trừ sâu từ nơi phun rải đến những nơi khác bằng nhiều con
đường; chỉ cần một lượng nhỏ cũng đủ làm lan rộng tác hại của thuốc. Sự trao đổi qua
lại giữa đất và không khí, giữa đất và nước, là một cơ chế nhờ đó các chất trong đất bị
chuyển dịch từ chỗ này đến chỗ khác và một phần ra ngoài đại dương.Terrier (1966;
trích bởi Gruzdye và ctv, 1983).

Khi thuốc trừ sâu di chuyển từ môi trường vào các mắc xích của chuỗi thức ăn,
hàm lượng của thuốc tăng lên hàng trăm, hàng ngàn lần (Gruzdye và ctv, 1983).
Chúng được tích trữ trong cơ thể các động vật không xương sống cư trú trong nước, và
trong phiêu sinh thực, sau đó tích lũy cao hơn trong giáp xác nhỏ, cá nhỏ ăn động vật,
ăn phiêu sinh. Những loại cá lớn ăn cá nhỏ, giáp xác lại tích lũy thuốc trừ sâu ở nồng
độ cao hơn nữa trong cơ thể. Terrier (1966; trích bởi Gruzdye và ctv, 1983) khi nghiên
cứu hàm lượng toxaphen tích lũy trong chuỗi thức ăn đã chỉ ra nếu hàm lượng trong
8


nước là 0,0002 – 0,0006 mg/kg, trong ĐVKXS ở nước là 0,5 – 1,4 mg/kg, ở cá hồi là
3,5 – 3,7 mg/kg và cá hồi salmon là 1,8 – 3,4 mg/kg.
2.5 Sơ lược nhóm thuốc thử nghiệm
2.5.1 Sơ lược về thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ
Đây là một trong những nhóm quan trọng nhất của thuốc trừ sâu hiện tại. Đây
cũng là nhóm có nhiều chủng loại nhất. Nhóm này có bốn dẫn xuất chính là acid
phosphoric, acid phorothioic, acid phosphorodithioic, acid phosphonic.
Thuốc trừ sâu lân hữu cơ là hợp chất kém bền, dễ phân hủy thành những sản
phẩm không độc, ít tích lũy trong môi trường và chuyển hóa nhanh khỏi cơ thể người
và động vật máu nóng.
Trong bốn dẫn xuất thì acid phosphorothioic sử dụng nhiều do tính sát trùng
cao và được phân hủy thành những sản phẩm không độc.
2.5.2 Cơ chế tác dụng
Sinape là nút trung tâm điện hóa của thần kinh, ở đây các xung động thần kinh
được chuyển hóa từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác (gọi là nơron) hay
từ tế bào thần kinh sang cơ bắp.
Khi xung động thần kinh đến gần sinape, ở khe sinape hợp chất acetylcholine
được hình thành. Acetylcholine có tác dụng như cầu nối dẫn truyền xung động đi qua
khe sinape của tế bào thần kinh rồi được thủy phân thành cholin và acetate nhờ
enzyme acetylcholinesterase (viết tắt AChE) có sẵn trong não; xung động thần kinh

ngừng lại, phản ứng xảy ra nhanh và tức thời.
Các enzyme khác có trong não cũng thủy phân acetylcholine nhưng chậm hơn
và có tên chung là pseudocholinesterase.
Sự cân bằng sinh tổng hợp acetylcholine và sự giải phóng chất này từ các liên
kết protein với sự thủy phân acetylcholine với enzyme acetylcholinesterase có ý nghĩ
rất lớn đến quá trình dẫn truyền xung động thần kinh. Khi enzyme AChE bị ức chế, thế
cân bằng dẫn truyền kích thích bị phá vỡ và tê liệt. Mặt khác acetylcholine không được
thủy phân nên tích lũy lại với số lượng lớn, gây nên hiện tượng quá kích thích làm dây
thần kinh bị tổn thương và đứt đoạn, sự kích thích sẽ bị rối loạn và tê liệt, cá sẽ chết.
Khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ nhanh chóng kết
hợp với enzyme AChE và kìm hãm hoạt tính của men này. Quá trình ức chế của thuốc
9


lân hữu cơ được gọi là quá trình phosphoryl hóa. Song quá trình phosphoryl hóa là quá
trình thuận nghịch, enzyme AChE không bị phá hủy và không thay đổi đặc tính sinh
học khi giải phóng các hợp chất lân hữu cơ.
2.5.3 Lân hữu cơ Diazinon
Diazinon là một trong những hoạt chất của thuốc BVTV thường được sử dụng
phổ biến trên ruộng lúa và cả cây trồng ở ĐBSCL. Hiện nay có đến 18 tên thương mại
chứa cùng hoạt chất Diazinon được bán trên thị trường (www.ppd.gov.vn).
Một số tên thương mại:
- Agrozinon 60 EC
- Azinon 50 EC
- Basudin 40 EC, 50 EC/ND, 5 G, 10 G/H
- Diaphos 50 EC, 10 G
- Diazan 50 ND, 60 EC, 10 H
- Diazol 60 EC
- Kayazinon 40 EC, 50 EC, 60 EC, 5 G, 10 G
- Phantom 60 EC

- Tizonon 50 EC
- Vibasu 40 ND, 50ND, 5H, 10 H, 10BR
Tên hóa học: 0,0 - Dietyl - 0,2 - isopropyl- 6 - metyl- pyrimdin- 4-ylphotphorothioat.
Công thức hóa học: C12H21N2O3PS

10


Công thức cấu tạo:

Tính chất: thuốc dạng lỏng màu nâu nhạt, thuốc tan trong nước ở nhiệt độ
phòng, tan trong ethanol, acetone, xylen và các gốc dầu hỏa.
Thuốc trừ sâu thuộc nhóm độc II, độc đối với người qua miệng có LD50 là 1250
mg/kg, qua da LD50 là 2150 mg/kg. Độc đối cá và ong. Dư lượng tối đa trong ngũ cốc
0,1 mg/kg, đối với rau quả 0,5 – 0,7 mg/kg. Thời gian cách li 14 ngày.
Vibasu 10H là loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ dạng hạt, tác dụng
thấm sâu, tiếp xúc, vị độc mạnh và xông hơi. Vibasu 10H phòng trừ sâu đục thân hại
lúa, bắp (ngô), đậu phộng, khoai lang, khoai tây, cây ăn trái…

11


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 4 năm 2009 đến tháng 8 năm 2009.
Đề tài được thực hiện tại Trại thực nghiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại học
Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh.
3.2 Đối tượng thí nghiệm
Cá rô phi vằn (O. niloticus) với 4 cỡ: cá bột (7 – 8 ngày tuổi), 1 – 2 g, 3 – 4 g, 5

– 10 g.
Cá thí nghiệm được trữ trong giai trước khi xử lí thuốc trừ sâu. Mỗi ngày chúng
tôi cho cá ăn 2 lần bằng thức ăn công nghiệp của công ty Uni - President. Cá được bố
trí thí nghiệm là cá khỏe mạnh, không bị sây sát, không bị nhiễm bệnh. Khi thí nghiệm
cá được thích ứng trong bể kính 1 ngày rồi ngâm thuốc trừ sâu. Cá thí nghiệm được
ngừng cho ăn trong 24 giờ trước khi xử lí thuốc trừ sâu.
3.3 Vật liệu
- Thuốc trừ sâu Vibasu 10H.
- Thuốc ở dạng hạt, chúng tôi pha thuốc với nước, khuấy đều cho thuốc tan hết,
sau đó chúng tôi mới thả cá vào. Nồng độ thuốc được tính theo đơn vị ppm.
- Giai và bể kính, bình nhựa 5 lít
- Cọc cắm giai
- Cân điện tử
- Máy sục khí
- Thức ăn: cám gạo, bột cá, thức ăn viên
- Máy đo nhiệt độ, DO, pH.

12


3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Thí nghiệm 1: xác định LC50-48 giờ (Lethal concentration) của cá ở các kích cỡ
khác nhau
Xác định LC50-48 giờ của cá rô phi ở các giai đoạn: cá bột (7 – 8 ngày tuổi, cá 1 –
2 g; 3 – 4 g; 5 – 10 g).
Thí nghiệm được tiến hành bằng phương pháp thử nghiệm cấp tính. Thời gian
thử nghiệm 48 giờ.
Thử nghiệm với nhiều nồng độ khác nhau để xác định LC50 của cá rô phi sau 48
giờ.
3.4.1.1 Bố trí thí nghiệm

Thả 10 cá trong 10 lít dung dịch hóa chất đối với mỗi nghiệm thức. Các nghiệm
thức sắp xếp với 5 nồng độ thuốc tăng dần từ nồng độ có biểu hiện ảnh hưởng của hoá
chất EC (Effect concentration) và nồng độ cao nhất là nồng độ gây chết 100% cá thí
nghiệm trong vòng 48 giờ (LC100) ở mỗi cỡ cá .
Thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, lặp lại 3 lần đối với mỗi nghiệm thức.
Mỗi thí nghiệm đều có lô đối chứng không sử dụng thuốc trừ sâu.
Thời gian theo dõi số lượng cá chết ở mỗi nghiệm thức trong 48 giờ tính từ lúc
bắt đầu xử lý hóa chất. Nếu nghiệm thức đối chứng có trên một cá chết thì thí nghiệm
sẽ bị hủy bỏ và làm lại thí nghiệm.
Ngoài ra thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhiệt độ bình thường 2528oC, hàm lượng ôxy hòa tan 5 – 7 mg/L và giống nhau. Cung cấp ôxy cho cá bằng
máy sục khí.
3.4.1.2 Các chỉ tiêu theo dõi
EC: nồng độ gây ảnh hưởng
LC100: nồng độ gây chết 100% tổng số cá thí nghiệm.
LC50-48 giờ: nồng độ gây chết 50% tổng số cá thí nghiệm sau 48 giờ.

13


3.4.2 Thí nghiệm 2: đánh giá ảnh hưởng thuốc trừ sâu gốc Diazinon (Vibasu 10H)
lên tốc độ sinh trưởng của cá rô phi bột (7 – 8 ngày tuổi)
3.4.2.1 Bố trí thí nghiệm
Sau khi xác định LC50-48 giờ của cá rô phi bột, chúng tôi xử lí cá ở nồng độ này
trong khoảng thời gian 3, 6, 9 giờ. Cá sau khi xử lí thuốc sẽ tiến hành nuôi trong giai
từ lúc bắt đầu ăn ngoài để đánh giá ảnh hưởng thuốc trừ sâu lên tăng trưởng, tỉ lệ sống,
tỉ lệ dị hình của cá.
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với một yếu tố về hóa chất.
Thí nghiệm có 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 3 lần lập lại và mỗi lần lặp
lại tương ứng với một giai.
Nghiệm thức đối chứng (ĐC): cá không xử lý hóa chất.

Nghiệm thức 1 (NT1): cá xử lý hóa chất 3 giờ.
Nghiệm thức 2 (NT2): cá xử lý hóa chất 6 giờ.
Nghiệm thức 3 (NT3): cá xử lý hóa chất 9 giờ.
Mật độ thả 300 cá bột/m3, kích thước giai 1 m3
Thức ăn và khẩu phần thức ăn thay đổi theo từng giai đoạn nuôi.
Trong tháng đầu, 7 ngày đầu cho ăn bột cá, 7 ngày tiếp theo cho ăn 2 phần bột
cá + 1 cám gạo, 14 ngày tiếp theo cho ăn thức ăn công nghiệp dạng cám T501 (40%
protein) của công ty Uni – President có đường kính 0,4 – 1,1 mm, cho ăn với lượng ăn
thỏa mãn.
Tháng thứ 2 trở đi cho ăn thức ăn công nghiệp dạng viên R7001 (35% protein)
của công ty Uni – President có đường kính 2 – 2,2 mm, với khẩu phần ăn 10% trọng
lượng thân.
Mỗi ngày cho ăn hai lần sáng (8 giờ) và chiều (4giờ).
Điều kiện chăm sóc ở các nghiệm thức hoàn toàn giống nhau. Định kỳ hàng
tuần theo dõi các chỉ tiêu về môi trường như nhiệt độ, pH, DO.
Sau 2 tuần thì tiến hành đo trọng lượng 1 lần, lấy ngẫu nhiên 10 cá trong mỗi
giai đem xác định trọng lượng từng cá thể.

14


3.4.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi
a Các chỉ tiêu môi trường
Đo pH bằng máy đo pH hiệu EZODO, đo nhiệt độ và oxy bằng máy đo nhiệt độ
hiệu HANNA Oxy – check
b Các chỉ tiêu sinh học
Trọng lượng trung bình (W)
W (g) = 1/n ∑Wi
Wi: trọng lượng cá thứ i.
n: tổng số cá lấy mẫu.

Tăng trọng trung bình hằng ngày (DWG)
Wc – Wđ
DWG (g/ngày) =
T2 – T1
Wđ: trọng lượng trung bình ban đầu.
Wc: trọng lượng trung bình đo lần sau.
T1, T2: thời gian định kỳ kiểm tra.
Số cá còn sống
Tỷ lệ sống (%) =

x 100
Số cá ương nuôi
Số cá dị hình

Tỷ lệ dị hình (%) =

x 100
Số cá ương nuôi

3.5 Phương pháp xử lí thống kê
Sử dụng chương trình xử lí thống kê SPSS và dùng trắc nghiệm Duncan để so
sánh sự khác biệt giữa trung bình của các nghiệm thức

15


×