Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘC TỐ AFLATOXIN B1 ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ RÔ PHI (Oreochromis sp.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘC TỐ AFLATOXIN B1
ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN
VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ RÔ PHI (Oreochromis sp.)

Họ và tên sinh viên: HỒ THỊ HỒNG THẮM
Ngành: THỦY SẢN
Niên khóa: 2004-2009

Tháng 04 năm 2009


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘC TỐ AFLATOXIN B1 ĐẾN
SỰ TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ TỶ LỆ
SỐNG CỦA CÁ RÔ PHI (Oreochromis sp.)

Tác Giả

Hồ Thị Hồng Thắm

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thanh Hùng

Tháng 04 năm 2009


i


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản.
Thầy LÊ THANH HÙNG đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để
chúng tôi thực hiện tốt khóa luận này.
Toàn thể quý Thầy Cô và Cán Bộ Khoa Thủy Sản - Trại Thực Nghiệm Khoa Thủy
Sản đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện khóa luận này.
Gia đình, các bạn sinh viên trong và ngoài lớp đã động viên và giúp đỡ trong suốt
thời gian thực hiện khóa luận.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên khóa luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi
những sai sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và các bạn sinh viên.

ii


TÓM TẮT
Đề tài: “ Khảo sát ảnh hưởng của độc tố Aflatoxin B1 đến sự tăng trưởng,
hiệu quả sử dụng thức ăn và tỉ lệ sống của cá rô phi (Oreochromis sp.)”, được tiến
hành tại Trại Thực Nghiệm Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí
Minh từ ngày 01/12/2008 đến ngày 07/02/2009.
Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức thức ăn khác nhau. Thức ăn được thiết kế có
cùng có hàm lượng protein là 30 %. Các nghiệm thức được thiết kế có hàm lượng
Aflatoxin B1 tăng lên theo tuần tự sau: 0; 20; 40; 80; 150 ppb và 80 + 1,5 g
Mycofix/kg thức ăn (Mycofix là chất hấp phụ độc tố nấm AFB1).
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 03 lần lập lại cho mỗi

nghiệm thức, mật độ nuôi là 50 con/ đơn vị thí nghiệm. Sau 68 ngày thí nghiệm, cho
thấy:
- Tỉ lệ sống của cá tương đối cao và có khuynh hướng giảm dần khi nồng độ
AFB1 tăng lên. Tuy nhiên, kết quả phân tích thống kê cho thấy sự khác biệt về tỉ lệ
sống giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa về mặt thống kê (P >0,05). Như vậy, ở
hàm lượng cao AFB1 là 136 ppb AFB1/kg thức ăn chưa ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của
cá rô phi vằn.
- Tăng trưởng của cá thí nghiệm biểu hiện qua các giá trị tăng trọng trung
bình, tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) của cá thí nghiệm không có sự khác biệt về
mặt thống kê ở mức độ tin cậy 95%. Nhưng xét về mặt giá trị thì nghiệm thức có bổ
sung chất hấp phụ độc tố nấm mốc cho kết quả tăng trọng cao nhất.
- Tỉ lệ gan/ thể trọng và tỉ lệ mỡ/ thể trọng không khác nhau có ý nghĩa về mặt
thống kê (P > 0,05). Tuy nhiên, xét về mặt giá trị thì tỉ lệ gan/ thể trọng và tỉ lệ mỡ/ thể
trọng ở các nghiệm thức thí nghiệm đều cao hơn so với nghiệm thức đối chứng.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt


iii

Mục lục

iv

Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh sách các bảng – đồ thị

viii

Danh sách các hình

ix

Chương 1: GIỚI THIỆU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục Tiêu Đề Tài

2


Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Một Số Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Rô Phi

3

2.1.1 Vị trí phân loại

3

2.1.2 Nguồn gốc và sự phân bố

3

2.1.3 Đặc điểm hình thái

4

2.1.4 Đặc điểm môi trường sống

4

2.1.4.2 Độ mặn

5

2.1.4.3 Hàm lượng oxy hòa tan


5

2.1.4.4 pH

6

2.1.4.5 Ammonia (NH3-N) và Nitrite (N02-N)

6

2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng

7

2.1.6 Nhu cầu về dinh dưỡng của cá rô phi

7

2.1.7 Khả năng sinh trưởng

8

2.1.8 Đặc điểm sinh sản.

9

2.2 Lịch sử phát hiện mycotoxin và aflatoxin

9


2.3 Đặc điểm của Aspergillus flavus

10

2.3.1 Phân loại

10

2.3.2 Đặc điểm hình thái

10

2.3.3 Đặc điểm sinh thái

10
iv


2.4 Tính chất của độc tố Aflatoxin

11

2.4.1 Tính chất hóa học

11

2.4.2 Tính chất vật lý

11


2.4.3 Tác động của aflatoxin trên động vật thủy sản

12

2.4.4 Phương pháp làm giảm độc tố nấm mốc

13

2.4.4.1 Biện pháp vật lý để loại trừ mycotoxin

13

Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

17

3. 1 Thời Gian Và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài

17

3.2 Vật Liệu Nghiên Cứu

17

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu

17

3.2.2 Các dụng cụ, nguyên liệu dùng trong thí nghiệm


17

3.2.3 Hệ thống bể xi măng dùng trong thí nghiệm

18

3.2.4 Nguồn nước

18

3.2.5 Thức ăn

18

3.2.6 Phương pháp tạo Aflatoxin B1 trên tấm gạo

19

3.3 Phương Pháp Bố Trí Thí Nghiệm

20

3.3.1 Bố trí thí nghiệm

20

3.3.2 Các chỉ tiêu chất lượng nước cần được theo dõi

22


3.3.3 Các chỉ tiêu trên cá cần theo dõi

22

3.3.5 Phương pháp thu thập số liệu

23

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

25

4.1 Các thông số môi trường

25

4.1.1 Nhiệt độ

25

4.1.2 Hàm lượng pH

26

4.1.3 Hàm lượng DO

26

4.1.4 Hàm lượng NH3-N


27

4.2 Hàm Lượng Aflatoxin B1 Hiện Diện Trong Các Nghiệm Thức Thức Ăn

27

4.3 Tỉ Lệ Sống Và Tăng Trưởng Của Cá Thí Nghiệm

28

4.3.1 Tỉ lệ sống của cá thí nghiệm

28

4.3.2. Tăng trưởng của cá thí nghiệm

28

4.3.3 Lượng thức ăn và hệ số biến đổi thức ăn (FCR)

31

v


4.3.4 Hệ Số Gan/Thể Trọng (HSI), Mỡ/Thể Trọng (ASI) Của Cá Sau Thí Nghiệm 32
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

35


5.1. Kết Luận

35

5.2. Đề Nghị

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

37

PHỤ LỤC

38

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.

FAO:

Food and Agriculture Organization

2.

AFB:


Aflatoxin

3.

AFB1

Aflatoxin B1

4.

FCR

Food convesion ratio

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG – ĐỒ THỊ
Trang
Bảng 2.1 Các yêu cầu chất lượng nước trong những điều kiện nuôi cho sự tồn tại và
phát triển của cá rô phi được so sánh với cá chép, cá trơn Mỹ

7

Bảng 2.2 Nhu cầu protein của cá rô phi vằn

8

Bảng 2.3 Tốc độ sinh trưởng của cá rô phi vằn trong điều kiện nuôi


9

Bảng 2.4 Ảnh hưởng của chất hấp phụ độc tố Mycofix plus đến trọng lượng bình quân
của vịt SuperM nuôi đến 8 tuần tuổi (g/con)

15

Bảng 3.1 Thành phần hóa học của các loại nguyên liệu (%)

19

Bảng 3.2 Công thức tổ hợp của 06 nghiệm thức thức ăn

21

Bảng 4.1 Nhiệt độ nước của thí nghiệm

25

Bảng 4.2 Hàm lượng pH của thí nghiệm

26

Bảng 4.3 Hàm lượng DO của thí nghiệm

26

Bảng 4.4 Hàm lượng Aflatoxin có trong các nghiệm thức thức ăn

27


Bảng 4.5 Tăng trưởng của cá thí nghiệm

29

Bảng 4.6 Lượng thức ăn và hệ số biền đổi thức ăn của cá thí nghiệm

32

Bảng 4.7 Hệ số gan/thể trọng và mỡ/thể trọng

33

Đồ thị 4.1 Tăng trưởng của cá thí nghiệm theo thời gian nuôi (10 tuần)

30

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hình dạng ngoài cá rô phi vằn

4

Hình 2.2 Cấu tạo hóa học của một số aflatoxin

11

Hình 3.1 Một góc bể thí nghiệm


22

Hình 4.1 Cá rô phi sau 10 tuần nuôi thí nghiệm

31

Hình 4.2 Gan của cá rô phi sau 10 tuần thí nghiệm

34

ix


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1

Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản nước ta ngày càng phát triển

mạnh mẽ và là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Trong nghề nuôi trồng thủy
sản, thức ăn là một trong những vấn đề hàng đầu cần giải quyết, vì thức ăn chiếm đến
60 - 70% trong tổng chi phí sản xuất. Trong thức ăn, protein thường chiếm tỉ trọng đến
60 - 80% giá trị của một loại thức ăn.
Do xu hướng và nhu cầu kinh tế cần phải thay thế nguồn protein động vật đắt tiền,
thường hay biến động như: bột cá, bột huyết… bằng nguồn protein thực vật rẻ tiền và
ổn định. Do đó, thức ăn càng có tiềm năng tiếp xúc với nấm mốc vì nguyên liệu có
nguồn gốc thực vật rất dễ bị nhiễm độc tố sản sinh trong quá trình bảo quản. Các nhà
sản xuất thường bảo quản nguồn nguyên liệu này lâu dài, cùng với điều kiện khí hậu

nhiệt đới của nước ta rất dễ tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm mốc.
Aflatoxin là loại độc tố phổ biến nhất được sinh ra bởi giống Aspergillus. Ảnh
hưởng của aflatoxin đối với động vật thủy sản ngày càng trở nên quan trọng. Tác động
của độc tố aflatoxin trên động vật thủy sản chỉ mới được nghiên cứu trong những thập
niên gần đây. Ở nước ta, cũng đã có những nghiên cứu bước đầu về ảnh hưởng của
aflatoxin trên cá tra.
Để góp phần tìm hiểu tác động của độc tố nấm mốc đối với động vật thủy sản,
được sự phân công của Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của độc tố aflatoxin B1 đến sự tăng
trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của cá rô phi (Oreochromis sp.)”.
1


1.2

Mục Tiêu Đề Tài
Tìm hiểu ảnh hưởng của độc tố aflatoxin trên cá rô phi, từ đó xác định nồng độ

aflatoxin có thể gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ
sống do độc tố gây ra, nhằm tăng khả năng hiểu biết về tác hại của độc tố aflatoxin có
trong nguyên liệu chế biến thức ăn cho động vật thủy sản.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Một Số Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Rô Phi


2.1.1 Vị trí phân loại
Lớp

: Osteichthyes

Bộ

: Perciformes

Họ

: Cichlidea

Giống : Oreochromis
Loài : Oreochromis sp.
Tên thông thường: cá rô phi
2.1.2 Nguồn gốc và sự phân bố
Cá rô phi phân bố tự nhiên ở Châu Phi. Vào khoảng 1924 cá rô phi được nuôi đầu
tiên ở Kenya, sau đó lan rộng ra khắp Châu Phi. Bên ngoài vùng phân bố tự nhiên, cá
rô phi lần đầu tiên được đưa vào Java năm 1939 bởi những người vô danh. Ngày nay
việc giới thiệu và di nhập cá rô phi cho mục đích thương mại hay thí nghiệm đã làm cá
rô phi được phân bố hầu như ở khắp nơi trên thế giới: các nước ở Châu Mỹ, Trung
Đông, Châu Á... Có 80 loài cá được gọi tên chung là cá rô phi (Tilapia), tuy nhiên

3


người ta tìm thấy chỉ có 8 hay 9 loài cá rô phi là có ý nghĩa quan trọng trong nuôi
trồng thủy sản. (Nguyễn Văn Tư, 2003)

Cá rô phi có tên khoa học là Oreochromis sp., được nhập từ Đài Loan vào miền
Nam Việt Nam năm 1973, sau đó được chuyển ra miền Bắc năm 1977 (Nguyễn Văn
Tư, 2003). Do cá lớn nhanh, sức sinh sản thấp và kích thước thương phẩm lớn, cá rô
phi vằn đã nhanh chóng được chấp nhận và trở thành một đối tượng nuôi quan trọng.
2.1.3 Đặc điểm hình thái

Hình 2.1 Hình dạng ngoài cá rô phi vằn
Cá rô phi vằn toàn thân phủ vẩy, ở phần lưng có màu xanh xám nhạt, phần
bụng có màu trắng ngà hay xanh nhạt. Trên thân có từ 7 - 9 vạch chạy từ phía lưng
xuống bụng. Các vạch đậm dọc theo vây đuôi ở từ phía lưng xuống bụng rất rõ. Cá rô
phi vằn là loài có kích thước thương phẩm lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, đẻ thưa hơn
cá rô phi đen, đây là loài được nuôi phổ biến nhất trên thế giới và ở Việt Nam hiện
nay.
2.1.4 Đặc điểm môi trường sống
Cá rô phi có khả năng chịu đựng tốt hơn so với cá nước ngọt khác nuôi phổ
biến hiện nay về sự thay đổi độ mặn, nhiệt độ cao, hàm lượng oxy hòa tan thấp và
nồng độ NH3 cao.

4


2.1.4.1 Nhiệt độ
Giới hạn nhiệt độ nước cho sinh trưởng bình thường của các loài rô phi là 20 310C, tối hảo là 29 - 310C. Ngưỡng nhiệt độ thấp gây chết cá là 10 - 110C. Phần lớn
các loài cá rô phi ngừng ăn hay sinh trưởng ở nhiệt độ dưới 16 - 170C và không sinh
sản ở các nhiệt độ dưới 200C. Giới hạn nhiệt độ tối hảo cho sinh sản là từ 26 - 290C
cho hầu hết các loài cá rô phi. Sự chịu đựng nhiệt độ cao thay đổi giữa 37 và 420C với
rất ít khác biệt giữa các loài (Nguyễn Văn Tư, 2003).
2.1.4.2 Độ mặn
Phần lớn các loài cá rô phi nuôi thịt là cá nước ngọt có nhiều loài cá rô phi là
rộng muối. Loài cá rô phi đen có thể sống, sinh trưởng và sinh sản trong nước biển.

Loài rô phi vằn là loài chịu mặn kém nhất nhưng có thể sinh trưởng tốt trong nước lợ
tới 150/00 (Nguyễn Văn Tư, 2003).
2.1.4.3 Hàm lượng oxy hòa tan
Cá rô phi dường như có một khả năng để lấy oxygen hòa tan từ lớp nước
được bảo hòa ở tầng mặt. Trong những thời điểm mà lớp nước sâu bị thiếu oxygen, cá
có thể nổi lên tầng mặt để đưa nước bão hòa oxygen qua mang.
Các loài cá rô phi khác nhau có thể tồn tại ở những hàm lượng thấp của
oxygen hòa tan. Hàm lượng oxygen hòa tan thấp nhất mà cá có thể tồn tại là 0,1mg/L
được ghi nhận cho cả cá rô phi đen và rô phi vằn. Tuy nhiên, sự chuyển hóa thức ăn và
sự trao đổi chất của cá rô phi đen và rô phi vằn sẽ giảm khi oxygen hòa tan nhỏ hơn 2 3mg/L, cá ngừng ăn khi oxygen nhỏ hơn 1,5mg/L và chết khi oxygen hòa tan của ao là
0,3 mg/L. (Nguyễn Văn Tư, 2003)

5


2.1.4.4 pH
Cá rô phi có thể chịu đựng được một giới hạn rộng của pH, từ 4 - 11. Tuy nhiên
khi pH nhỏ hơn 5 thì tác động xấu đến sự kết hợp của máu và oxygen, cá bỏ ăn, ảnh
hưởng đến sự phát triển. Khi pH tăng cao có thể kích thích cá ăn. Cá rô phi sẽ chết khi
pH tăng cao đến 12. (Nguyễn Văn Tư, 2003).
2.1.4.5 Ammonia (NH3-N) và Nitrite (N02-N)
Ammonia rất độc cho cá, nhưng một số công trình nghiên cứu cho thấy cá rô
phi có thể chịu đựng ammonia tốt hơn nhiều so với các loài cá khác. Ở nồng độ
ammonia tổng cộng lớn hơn 20 mg/L có thể gây chết cá rô phi. (Nguyễn Văn Tư,
2003).
Trong hệ thống tuần hoàn cá rô phi vằn có thể tồn tại ở 0,6 mg/L nitrite. Các giá
trị LC50-96hrs của nitrite của cá rô phi thay đổi khá lớn: 0,66 – 200 mg/L.
Baralin và Haller (1982, trích bởi Nguyễn Văn Tư, 2003) đã tổng kết các yêu
cầu của các yếu tố môi trường của cá rô phi được so sánh với các cá khác trong bảng
2.1


6


Bảng 2.1 Các yêu cầu chất lượng nước trong những điều kiện nuôi cho sự tồn tại và
phát triển của cá rô phi được so sánh với cá chép, cá trơn Mỹ
Chỉ tiêu

Cá rô phi

Cá chép

Cá trơn Mỹ

Nhiệt độ (0C)

8 - 42

6 - 40

1,0 - 34,0

Độ mặn (%o)

<20 - 35

< 12,5

3,0


Oxygen hòa tan gây chết (mg/L)
pH

0,1 - 0,3

3,0

4 - 11

4,5 - 12

6,5 - 8,5

10 - 13

(0,13)*

Ammonia gây chết:
- Tổng cộng (mg/L)
- NH3-N (mg/L)
Ngưỡng CO2 (mg/L)

>20
2,3 (0,5)*
>73,0

>25,0

2,1


<7,55

Ngưỡng D50 của NO2 – N (mg/L)

Ghi chú: * Nồng độ bắt đầu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá
Nguồn: Nguyễn Văn Tư (2003)
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá rô phi có phổ thức ăn khá rộng, chúng sử dụng và tiêu hóa rất tốt các loại
thức ăn trong tự nhiên như: phiêu sinh động vật, tảo, động vật đáy, mùn bã hữu cơ,
chất hữu cơ mục nát và cả ấu trùng của các loài khác. Người ta thấy rằng thức ăn tự
nhiên đóng góp từ 30 - 50% cho sự tăng trưởng của cá (so với 5 - 10% ở cá trơn).
(theo Popma và ctv, 1999; trích bởi Phạm Duy Tân, 2004)
Tuy nhiên trong nuôi công nghiệp cá cũng ăn các loại thức ăn chế biến từ các
loại cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá khô, bột bắp, bột khoai mì, khoai lang, cám mịn, bã đậu
nành, bã đậu phộng.
2.1.6 Nhu cầu về dinh dưỡng của cá rô phi
Các dưỡng chất cần thiết cho cá được chia thành 5 nhóm, bao gồm: protein,
glucid, lipid, vitamin và khoáng chất.
7


Nhu cầu protein cần thiết cho sự tăng trưởng tối ưu trên cá phụ thuộc vào chất
lượng của thức ăn, năng lượng trong thức ăn, kích cở cá, tình trạng sinh lý cá (tuổi cá,
thời kỳ sinh sản, di cư) và các yếu tố môi trường. (Lê Thanh Hùng, 2008)
Bảng 2.2 Nhu cầu protein của cá rô phi vằn
Giống loài
Oreochromis

Nhu cầu


Kích cở

Chế độ cho

Hệ thống

protein



ăn

nuôi

35

Cá hương

15 %/ngày

Bể/trong

Santiago et

nhà

al., (1982)

Bể/trong


De Silva &

nhà

Perera (1985)

Bể/trong

Wang,

nhà

Takeuchi &

niloticus
O. niloticus
O. niloticus

28 - 30
25

Cá hương
Cá giống

6 %/ngày
3,5 %/ngày

Tác giả

Watanabe

(1985)
O. niloticus

35

Cá giống

4 %/ngày

Bể/trong

Teshima,

nhà

Kanazawa &
Uchiyama
(1985)

O. niloticus

30

Cá thịt

22,5 %/ngày

Bể/trong

Viola &


nhà

Zohar (1984)

Nguồn : Lê Thanh Hùng (2008)
2.1.7 Khả năng sinh trưởng
Loài rô phi vằn là loài thích hợp nhất cho nuôi thịt bởi cả cường độ tăng
trưởng nhanh và khả năng sử dụng tốt thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo. Cá rô phi
vằn đòi hỏi hàm lượng đạm trong khẩu phần thức ăn từ 20 - 50% tùy theo kích thước.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tốc độ sinh trưởng được tìm thấy giữa cá rô phi
vằn và rô phi xanh.

8


Bảng 2.3 Tốc độ sinh trưởng của cá rô phi vằn trong điều kiện nuôi
Thời gian nuôi

Trọng lượng trung bình (g/cá)

Ghi chú

2 tuần

8

Sử dụng thức ăn viên

1 tháng


40

công nghiệp

2 tháng

145

3 tháng

240

4 tháng

330

5 tháng

470

6 tháng

585
Nguồn: Nguyễn Văn Tư (2003)

2.1.8 Đặc điểm sinh sản.
Thời kì thành thục của cá rô phi phụ thuộc vào tuổi, kích thước và điều kiện
môi trường nuôi. Cá rô phi bắt đầu sinh sản sớm, đối với cá rô phi đen là 3 tháng tuổi,
cá rô phi vằn và xanh là 5 - 6 tháng tuổi. Tùy theo loài mà cá rô phi có tập tính sinh

sản khác nhau (Nguyễn Văn Tư, 2003).
2.2

Lịch sử phát hiện mycotoxin và aflatoxin
Độc tố nấm mốc (Mycotoxin) là sản phẩm của quá trình chuyển hóa của nấm

mốc, nó xuất hiện trong nguyên liệu sau quá trình thu hoạch, chế biến và bảo quản. Về
chủng loại độc tố nấm thì càng ngày người ta phát hiện ra càng nhiều loại, đến nay đã
biết được hơn 300 loại độc tố nấm mốc (theo P. W. Waldroup, trích bởi Dương Thanh
Liêm, 2008).
Aflatoxin là độc tố do vi nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus sản
sinh ra, nó được phát hiện vào năm 1960 gây chết 10.000 gà Tây con ở nước Anh với
tổn thương gan rất nặng nề (hoại tử, chảy máu trong gan, tăng sinh ống dẫn mật…)
(Dương Thanh Liêm, 2008).

9


2.3

Đặc điểm của Aspergillus flavus

2.3.1 Phân loại
Ngành: Amastigomycota
Lớp: Deuteromycetes
Bộ: Plectascales
Họ: Aspergillaceae
Giống: Aspergillus
Loài: Aspergillus flavus Link
2.3.2 Đặc điểm hình thái

Loài Aspergillus flavus rất dễ nhận bởi khẩn lạc có màu vàng hơi lục và ít
nhiều vón cục. Cuống sinh bào tử ngắn, có vách xù xì, thể bọng hình cầu. Thể bình
thường có 2 lớp (40 - 100 % số chủng) hoặc 1 lớp hoặc đôi khi có cả 2 kiểu cùng có
mặt trên 1 bọng. Các bào tử đính (Conidia) có kích thước khá lớn (đường kính 5 - 7 µ),
hình cầu, màu vàng nâu đến hơi lục, vách trơn láng hoặc hơi nhăn. (Lê Anh Phụng,
1996).
2.3.3 Đặc điểm sinh thái
Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus phân bố khắp nơi trong đất và cả
trong nông sản, thường hiện diện trong các loại hạt ngũ cốc (lúa mạch, bắp, gạo, lúa
mì), hạt bông vải, đậu phộng, đậu nành. Đây là loài hiếu khí, pH thích hợp 5,5, độ ẩm
tương thích 25 - 35 (Lê Anh Phụng, 1996).
Theo FAO (trích bởi Nguyễn Minh Tâm, 2008) có tới 25 % thu hoạch nông sản
hàng năm của thế giới bị nhiễm độc tố nấm mốc, các tác hại này có thể xảy ra trong
quá trình canh tác, vận chuyển hoặc bảo quản lưu trữ.

10


2.4

Tính chất của độc tố Aflatoxin

2.4.1 Tính chất hóa học
Cấu trúc hóa học của aflatoxin có dạng như sau:

Hình 2.2 Cấu tạo hóa học của một số aflatoxin
Các độc tố nhóm aflatoxin chủ yếu do Aspergillus flavus và Aspergillus
parasiticus sinh ra, tuy nhiên cũng có liên quan đến loài Aspergillus nomius và
Aspergillus niger, đặc biệt ở những vùng có khí hậu từ ấm đến nóng và ẩm. Có 4 loại
aflatoxin chính: AFB1, AFB2, AFG1 và AFG2 cùng với 2 độc chất khác nữa là AFM1,

AFM2 lần đầu tiên được tìm thấy trong sữa của động vật (Nguyễn Minh Tâm, 2008).
2.4.2 Tính chất vật lý
Aflatoxin dễ bị phân hủy bởi chất kiềm, nhưng tương đối bền với nhiệt. Ở
nhiệt độ cao hơn 1000C chỉ khử được phần nào Aflatoxin. Aflatoxin tan trong 1 số
dung môi hữu cơ như: Chloroform, Methanol, Ethanol, Aceton…, nhưng không tan
trong 1 số dung môi béo: Hexan, Ether ethylic, Ether dầu hỏa (Lê Anh Phụng,1996).
AFB1: có điểm nóng chảy 268 - 2690C, có màu xanh lam trên đèn huỳnh quang.
AFB2: có điểm nóng chảy 286 - 2890C, có màu xanh lam trên đèn huỳnh quang.
11


AFG1: có điểm nóng chảy 244 - 2460C, có màu xanh lục trên đèn huỳnh quang.
AFG2: có điểm nóng chảy 229 - 2310C, có màu xanh lục trên đèn huỳnh quang
(Aflatoxin-Home-Page, trích bởi Trương Quốc Phú và ctv, 2005).
2.4.3 Tác động của aflatoxin trên động vật thủy sản
Các loài cá khác nhau có tính nhạy cảm khác nhau đối với AFB1. Cá hồi
(Oncorhynchus mykiss) rất mẫn cảm với độc tố này, khi cá được cho ăn thức ăn chứa
0,4 ppb AFB1/kg thức ăn trong 15 tháng đã có 14 % khối u ở gan phát triển. Nếu cho
cá ăn 20 ppb AFB1/kg thức ăn trong 8 tháng có 58 % khối u ở gan và tiếp tục đến 12
tháng kết quả có tới 83 % khối u ở gan. (Juli-Anne and Yanong, 1995, trích bởi
Trương Quốc Phú và ctv, 2005)
Cá trôi Ấn (Labeo rohita) cũng rất nhạy cảm với AFB1. Sahoo and Mukherijee
(2001, trích bởi Trương Quốc Phú và ctv, 2005) cho biết hệ thống miễn dịch của cá
trôi Ấn bị giảm nếu tiêm vào cơ thể cá một lượng AFB1 là 1,25 mg/kg khối lượng cơ
thể. Điều này cảnh báo AFB1 có thể gây thiệt hại về kinh tế rất lớn đối với nghề nuôi
cá trôi thâm canh ở Ấn Độ.
El-Bana và ctv (1992), cho thấy cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) cho ăn
10 tuần với thức ăn có hàm lượng 100 ppb AFB1/kg thức ăn có tăng trọng thấp hơn
nghiệm thức đối chứng (không có AFB1) và khi cho cá ăn thức ăn có hàm lượng 200
ppb AFB1/kg thức ăn có tỉ lệ chết 16,7 %.

Tuy nhiên, Tuan và ctv (2002), đã cho cá rô phi (2,7 g) ăn khẩu phần bán tinh
khiết chứa 0; 0,25; 2,5; 10 và 100 mg AFB1/kg thức ăn trong 8 tuần. Sự tăng trọng và
lượng máu của cá (0,25 mg AFB1/kg) không khác so với đối chứng, nhưng khẩu phần
chứa các nồng độ AFB1 cao hơn thì tăng trọng và lượng máu bị giảm đáng kể. Về mô
học, gan của cá (ăn khẩu phần 10 mg AFB1/kg) có nhân tế bào gan có kích cỡ bất
thường. Khẩu phần chứa 100 mg AFB1/kg gây giảm trọng và hoại tử gan nặng, 60 %
cá trong nghiệm thức này bị chết vào cuối giai đoạn cho ăn tuần thứ 8. Người ta không
12


tìm thấy tổn thương nào ở lá lách, dạ dày, môn vị, thận hay tim của cá trong tất cả các
nghiệm thức (Nguyễn Minh Tâm, 2008).
Cá da trơn Mỹ được xem là loài có khả năng chịu đựng tốt với độc tố AFB1.
Jantrarotai và ctv (1990), đã bố trí thí nghiệm trên cá này có khối lượng ban đầu
7,5g/con được cho ăn 5 thức ăn có chứa AFB1 với 5 mức khác nhau: 0; 0,1; 0,464;
2,145 và 10 (mg/kg thức ăn). Kết quả cho thấy cá cho ăn AFB1 ở mức 10 mg đã tăng
trọng thấp hơn các nghiệm thức khác. Trên mẫu mô bệnh học của những cá ăn AFB1
cao nhất 10 mg/kg, tế bào gan có những hoại tử rải rác với tế bào ưa kiềm, xuất hiện
những khoảng không ở tế bào gan là kết quả của sự hoại tử gan trong vùng ưa kiềm.
(Trương Quốc Phú và ctv, 2005)
Thí nghiệm trên cá tra tại Đại học Nông Lâm và Đại học Cần Thơ cho thấy hàm
lượng AFB1 60ppb trên cá tra 20 g, sau 6 tuần nuôi đã cho thấy giảm tăng trưởng.
Thức ăn chứa 240 ppb AFB1 sau 22 tuần nuôi, không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống. Tuy
nhiên, giải phẩu gan cho thấy gan phì đại, xuất hiện những khối u trong 8-10 tuần đầu
và sau đó giảm thể tích lại (Lê Thanh Hùng, 2008).
2.4.4 Phương pháp làm giảm độc tố nấm mốc
2.4.4.1 Biện pháp vật lý để loại trừ mycotoxin
Loại bỏ những nguyên liệu nhiễm nấm, sử dụng phần nguyên liệu không nhiễm
nấm. Phương pháp loại bỏ này chủ yếu là phân loại hạt và nguyên liệu, loại nào không
bị nhiễm tách riêng, loại không bị nhiễm tách riêng ra khỏi nguyên liệu.

Loại bỏ aflatoxin trong dầu: Sử dụng hạt đậu phộng đã nhiễm aflatoxin mà ép
dầu thì trong dầu thô cũng còn khá nhiều aflatoxin. Theo kết quả phân tích mẫu dầu
thô ở Xí nghiệp Dầu Tân Bình (Trần Văn An, 1991) thì biến động từ 240 - 250 ppb
aflatoxin trong dầu thô chưa tinh lọc. Ngày nay, người ta đã chế ra được hệ thống lọc
hấp phụ (adsorbent filter) có thể lọc tách aflatoxin ra khỏi dầu với mức độ từ 95 100%, công suất tách aflatoxin rất cao (Dương Thanh Liêm, 2008).
13


2.4.4.2 Làm mất hiệu lực gây độc của độc tố aflatoxin
Để giảm hiệu lực gây độc của Aflatoxin, có nhiều phương pháp:
• Khử độc Aflatoxin bằng ammoniac (NH3)
Sự khử độc bằng ammoniac dưới áp suất cao đã được Dollear và Gardner thực
hiện từ năm 1996, các tác giả này đã sử dụng khí ammoniac dưới áp suất 1,5 - 3 bars
để khử độc Aflatoxin trong bánh dầu phộng và bánh dầu bông vải (Dương Thanh
Liêm, 2008).
• Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi chất hấp phụ bề mặt
Một giải pháp ít tốn kém hơn mà cũng có thể cho kết quả tốt, đó là việc sử
dụng các chất hấp phụ bề mặt để kết dính độc tố và loại thải chúng ra ngoài theo phân,
làm giảm thiểu tính độc hại của chúng đối với cơ thể.
9 Chất hấp phụ có nguồn gốc vô cơ:
+ Chất hấp phụ bảng mỏng, đất sét:
Các chất hấp phụ thường được sử dụng là: bentonite, zeolite, đất sét,
aluminosilicate tỏ ra có hiệu quả nhất, đặc biệt là đối với aflatoxin. Tuy nhiên nó lại có
ít tác dụng với zearalenone và trichothecence, vì những chất này thiếu những nhóm
phân cực.
+ Chất hấp phụ aluminosilicat:
Người ta chọn lựa chất hấp phụ có diện tích bề mặt hấp phụ lớn, có khả
năng chứa độc tố cao để tỉ lệ pha trộn và thức ăn thấp, ít bị ảnh hưởng đến việc hấp
phụ các chất dinh dưỡng khác trong thức ăn.
+ Novasil-P: chất hấp phụ vô cơ (Hydrated Sodium Calcium Aluminosilicate).

Đây là loại chất hấp phụ đã dùng rộng rãi ở Mỹ để phòng ngừa tác hại của
mycotoxin. Nó có tác dụng cải thiện sức sản xuất của động vật khi ăn khẩu phần có
nhiễm độc tố nấm mốc.
9 Chất hấp phụ có nguồn gốc hữu cơ:
+ Chất hấp phụ hữu cơ tổng hợp: Polyvinyl Polypyroli-done (PVPP).

14


Theo kết quả của Lê Anh Phụng và Dương Thanh Liêm (1996) (Dương Thanh
Liêm, 2008) thì khi bổ sung 200 ppm chất hấp phụ PVPP (chất hấp phụ tổng hợp) vào
thức ăn hỗn hợp của gà thịt công nghiệp có mức độ nhiễm aflatoin 290 ppb đã cải
thiện tăng trọng, giảm tiêu tốn thức ăn cho tăng trọng.
+ Eter-Gluco-Mannan (EGM) (Mycosorb):
Là hợp chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên, được tinh chế từ vỏ tế bào nấm men
rượu bia. Chất hấp phụ này có hiệu lực với nhiều loại mycotoxin khác nhau, nó có thể
hấp phụ từ 95 - 100% với aflatoxin; 67% với zearalenon và fumonisin; 33% với T-2
toxin; khoảng 18% với citrinine và 13% với vomitoxin (DON) và ochratoxin. EGM có
tác dụng khử độc rất tốt với aflatoxin. Ngoài ra nồng độ cholesterol và lượng mỡ ở gan
cũng được giảm xuống đáng kể, điều này chứng tỏ rằng khả năng giảm độc aflatoxin
của EGM rất tốt.
• Mycofix
Là sản phẩm kaolinit, có bản chất của một polyme tự nhiên, nó cũng như các
chất hấp phụ vô cơ khác: làm giảm tác hại của độc tố nấm mốc. Kết quả thử ở Việt
Nam như sau:
Bảng 2.4 Ảnh hưởng của chất hấp phụ độc tố Mycofix plus đến trọng lượng
bình quân của vịt SuperM nuôi đến 8 tuần tuổi (g/con)
Mức

Mức bổ sung chất hấp phụ


Sác

aflatoxin

% trong thức ăn

xuất sai

trong thức

0

0,1

0,15

0,25

P

28 ppb

2735

2896

2773

2751


<0,05

68 ppb

2330

2510

2605

2673

<0,05

125 ppb

2254

2435

2465

2483

<0,05

ăn

Nguồn: Lê Anh Phụng, 2002 (trích Dương Thanh Liêm, 2008)

Liều dùng: 1,0 kg Mycofix plus cho một tấn thức ăn chăn nuôi.
Nếu nhiễm độc tố nấm ít có thể trộn 0,5 kg Mycofix plus như là liều
ngăn ngừa.

15


×