Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

THỬ NGHIỆM MỘT SỐ CHẾ PHẨM PHÒNG BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM MỘT SỐ CHẾ PHẨM PHÒNG BỆNH GAN
THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)

Họ và tên sinh viên: ĐỖ VIẾT PHƯƠNG
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chuyên ngành: NGƯ Y
Niên khóa: 2004-2008

Tháng 10/2008


THỬ NGHIỆM MỘT SỐ CHẾ PHẨM PHÒNG BỆNH GAN THẬN MỦ
TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)

Tác giả

ĐỖ VIẾT PHƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Nuôi Trồng Thủy Sản, chuyên ngành Ngư Y

Giáo viên hướng dẫn: T.S NGUYỄN HỮU THỊNH

Tháng 10 năm 2008
ii




CẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ông bà, cha mẹ và gia đình đã luôn ở bên cạnh, động viên và hỗ trợ về tinh thần
lẫn vật chất cho con trong suốt những năm đi học cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất để con hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản.
Quý thầy cô Khoa Thủy Sản đã tạo mọi điều kiện và tận tình giảng dạy, truyền
đạt cho chúng tôi những kiến thức quý báu trong suốt khóa học.
Đặc biệt chúng tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Hữu Thịnh đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trinh thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Đồng thời chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp DH04NY và các bạn
khóa 30 đã động viên và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức nên luận văn này không
tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Thử nghiệm một số chế phẩm phòng bệnh gan thận mủ trên
cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)” được thực hiện từ ngày
01/04/2008 - 1/09/2008 tại trai thực nghiệm Khoa Thủy Sản và phòng thí nghiệm
Bệnh Học Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh.
Đề tài được tiến hành nhằm đánh giá khả năng của chế phẩm ImP, OrP và sự

kết hợp của 2 loại hợp chất này trong việc phòng bệnh gan thận mủ trên cá tra. Sau
một thời gian cho cá sử dụng các hợp chất này chúng tôi tiến hành 2 lần gây nhiễm.
Gây nhiễm lần 1: Nhằm xác định khả năng bảo hộ miễn dịch của hợp chất ImP,
OrP và sự kết hợp của 2 loại hợp chất này. Mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại với số
lượng cá cho mỗi lần lặp lại là 100 con. 30 ngày sau khi kết thúc việc cung cấp các
hợp chất cần thử nghiệm tiến hành gây cảm nhiễm đối với cá nuôi. Gây cảm nhiễm
bằng phương pháp ngâm cá trong dung dịch vi khuẩn với mật độ 7,62 x 106CFU/mL
bằng chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri VL33. theo dõi trong 14 ngày. Kết quả cho
thấy ở nghiệm thức sử dụng hợp chất chất ImP, OrP và sử dụng kết hợp của 2 loại hợp
chất này đã cho hiệu quả bảo hộ miễn dịch lần lượt là 25,19; 15,26; 51,91 %.
Gây nhiễm lần 2: Thí nghiệm này nhằm mục đích xem khả năng bảo hộ của
việc sử dụng hợp chất ImP, OrP và việc kết hợp 2 loại hợp chất này có còn hiệu quả
trong thời gian dài. Đồng thời thử nghiệm khả năng bảo hộ khi sử dụng nhắc lại hợp
chất OrP đối với nghiệm thức kết hợp 2 loại hợp chất này. Tiến hành cho ăn nhắc lại
hợp chất OrP từ ngày thứ 80 đến hết ngày 86 tính từ ngày ngưng cho ăn thức ăn có
trộn hợp chất OrP 2 tuần sau khi ngưng cho ăn nhắc lại, tiến hành gây cảm nhiễm đối
với cá nuôi. Gây cảm nhiễm bằng phương pháp ngâm cá trong dung dịch vi khuẩn với
mật độ 8,05 x 106CFU/mL bằng chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri VL33. theo dõi
trong 14 ngày Kết quả cho thấy hiệu quả bảo hộ miễn ở nghiệm thức chỉ sử dụng hợp
chất ImP, OrP, sử dụng kết hợp 2 loại hợp chất này và nghiệm thức cho ăn nhắc lại
cho hiệu quả bảo hộ miễn dịch lần lượt là 11,11; 8,89; 28,89; 46,66%.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa
Cảm tạ


ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách các bảng

ix

Danh sách các hình

x

Danh sách các biểu đồ

xii

Danh sách các chữ viết tắt

xiii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1


1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục Tiêu Đề Tài

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

3

2.1 Bệnh gan thận mủ trên cá tra

3

2.1.1 Sơ lược về bệnh

3

2.1.2 Tác nhân gây bệnh

3

2.1.3 Đường lây truyền của E. ictaluri vào cơ thể cá

5

2.1.4 Triệu chứng


5

2.1.5 Bệnh tích

5

2.1.6 Phòng và trị bệnh

6

2.1.6.1 Phòng bệnh

6

2.1.6.2 Trị bệnh

6

2.2 Sơ lược về miễn dịch học ở cá xương

7
v


2.2.1 Miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch tự nhiên)

7

2.2.2 Miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thu được)


8

2.2.3 Các đáp ứng miễn dịch cục bộ

9

2.3 Tổng quan về việc sử dụng vaccine trong nuôi trồng thủy sản

10

2.3.1 Định nghĩa về vaccine

10

2.3.2 Lịch sử phát triển của vaccine trong nuôi trồng thủy sản

10

2.3.3 Phân loại vaccine

11

2.3.4 Vai trò của việc sử dụng vaccine trong nuôi trồng thủy sản

12

2.3.5 So sánh giữa việc sử dụng vaccine và kháng sinh

14


2.3.6 Tình hình sử dụng vaccine trong nuôi trồng thủy sản trên thế giới

14

2.3.7 Tình hình sử dụng vaccine trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

15

2.3.8 Các hình thức cấp vaccine trong nuôi trồng thủy sản

15

2.3.9 Các yếu tố góp phần sử dụng thành công vaccine thương mại trên cá

16

2.3.10 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine dùng trong thủy sản

16

2.3.11 Nguyên tắc sử dụng vaccine cho cá

17

2.3.12 Đánh giá hiệu quả của sử dụng vaccine

18

CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


19

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện

19

3.2 Vật liệu nghiên cứu

19

3.2.1 Dụng cụ

19

3.2.2 Hóa chất và môi trường

19

3.3 Đối tượng nghiên cứu

19

3.3.1 Hợp chất thí nghiệm

19

3.3.2 Cá thí nghiệm

20


3.3.3 Vi khuẩn thí nghiệm

20
vi


3.4 Phương pháp nghiên cứu

20

3.4.1 Phương pháp chuẩn bị huyền dịch vi khuẩn sống

20

3.4.2 Phương pháp xác định số lượng tế bào vi khuẩn sống

20

3.4.3 Phương pháp gây nhiễm thực nghiệm

21

3.4.4 Phương pháp theo dõi cá sau khi gây nhiễm

21

3.4.5 Phương pháp cấy phân lập vi khuẩn từ cá bệnh

21


3.4.6 Phương pháp cấy thuần

22

3.4.7 Phương pháp định danh

22

3.4.7.1 Phương pháp nhuộm Gram

23

3.4.7.2 Thử nghiệm về khả năng di động của vi khuẩn bằng

24

cách xem trực tiếp dưới kính hiển vi
3.4.7.3 Thử nghiệm catalase

24

3.4.7.4 Thử nghiệm Oxidase

24

3.4.7.5 Thử nghiệm LDC và di động bằng kit định danh IDS 14 GNR

24

3.4.7.6 Thử nghiệm các phản ứng sinh hóa trên bảng nhựa của bộ định


25

danh IDS 14 GNR
3.4.8 Phương pháp thực hiện phản ứng vi ngưng kết xác định hiệu giá ngưng kết 25
3.4.9 Phương pháp thực hiện phản ứng ngưng kết trên phiến kính

27

3.4.10 Phương pháp kiểm tra kí sinh trùng của cá

28

3.4.11 Phương pháp thí nghiệm

29

3.4.11.1 Giai đoạn cung cấp các hợp chất cần thử nghiệm cho cá

30

và giai đoạn chờ đáp ứng miễn dịch trước khi tiến hành thí nghiệm
3.4.11.2 Gây nhiễm lần 1

31

3.4.11.3 Gây nhiễm lần 2

32


3.4.12 Phương pháp xử lí số liệu

32
vii


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

33

4.1. Các chỉ tiêu môi trường

33

4.2 Kết quả quá trình kiểm tra sức khỏe cá nuôi trong quá trình thực hiện đề tài 33
4.2.1 Tỷ lệ sống của cá

33

4.2.2 Kết quả kiểm tra tăng trọng cá nuôi

34

4.2.3 Kết quả kiểm tra vi khuẩn

34

4.2.4 Kết quả kiểm tra kí sinh trùng

34


4.3 Lượng chế phẩm thử nghiệm mỗi cá nhận được trước khi gây nhiễm lần 1

35

4.4 Sự thay đổi về mặt mô học của cá bệnh

37

4.5 Kết quả gây nhiễm lần 1

39

4.5.1 Trọng lượng cá khi gây nhiễm lần 1

39

4.5.2 Số lượng vi khuẩn sống có trong dung dịch tăng sinh và

40

số lượng vi khuẩn sống có trong dung dịch gây nhiễm cho cá
4.5.3 Kết quả quá trình phân lập và định danh vi khuẩn

40

4.5.4 Tỷ lệ cá chết ở các nghiệm thức

41


4.5.5 Hiệu quả bảo hộ miễn dịch của các nghiệm thức

45

4.5.6 Kết quả kiểm tra cá còn sống sau khi gây nhiễm lần 1

46

4.5.7 Kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể trong huyết thanh

47

4.6 Kết quả gây nhiễm lần 2

48

4.6.1 Trọng lượng cá khi gây nhiễm lần 2

48

4.6.2 Số lượng vi khuẩn sống có trong dung dịch tăng sinh và

48

số lượng vi khuẩn sống có trong dung dịch gây nhiễm cho cá.
4.6.3 Kết quả quá trình phân lập và định danh vi khuẩn

49

4.6.4 Tỷ lệ cá chết ở các nghiệm thức


49

4.6.5 Hiệu quả bảo hộ miễn dịch của các nghiệm thức

52

viii


4.6.6 Kết quả kiểm tra cá còn sống sau khi gây lần 2

53

4.6.7 Kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể trong huyết thanh

54

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

55

5.1 Kết luận

55

5.2 Đề nghị

55


TÀI LIỆU THAM KHẢO

56

PHỤ LỤC

58

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: So sánh giửa kháng sinh và vaccine

14

Bảng 3.1: Số thứ tự các đĩa giấy trong các giếng

23

Bảng 4.1: Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình thí nghiệm

33

Bảng 4.2: Tỷ lệ sống trung bình của các nghiệm thức

34

Bảng 4.3: Cường độ cảm nhiễm sán lá trung bình (sán/cung mang/cá)


35

Bảng 4.4: Lượng thức ăn và lượng chế phẩm OrP trung bình

36

mỗi cá nhận được trong 2 tuần bổ sung chế phẩm OrP vào thức ăn
Bảng 4.5: Trọng lượng trung bình của cá khi tiến hành gây nhiễm lần 1

39

Bảng 4.6: Kết quả các phản ứng sinh hóa của E. ictaluri

41

Bảng 4.7: Tỷ lệ chết trung bình của các nghiệm thức khi gây nhiễm lần 1

44

Bảng 4.8: Khả năng bảo hộ miễn dịch trung bình của các nghiệm thức

45

khi gây nhiễm lần 1
Bảng 4.9: Tỷ lệ cá còn sống vào ngày thứ 14 có sự tạo thành khuẩn lạc

46

trên đĩa cấy
Bảng 4.10: Hiệu giá kháng thể trung bình của các nghiệm thức


47

khi gây nhiễm lần 1
Bảng 4.11: Trọng lượng cá trung bình khi gây nhiễm lần 2

48

Bảng 4.12: Tỷ lệ chết trung bình của các nghiệm thức khi gây nhiễm lần 2

51

Bảng 4.13: Khả năng bảo hộ miễn dịch trung bình của các nghiệm thức

52

khi gây nhiễm lần 2
Bảng 4.14: Tỷ lệ cá còn sống vào ngày thứ 14 có sự tạo thành khuẩn lạc

53

trên đĩa cấy
Bảng 4.15: Hiệu giá kháng thể trung bình của các nghiệm thức
khi gây nhiễm lần 2

x

54



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Thao tác rút máu cá

25

Hình 3.2: Sơ đồ cụ thể hóa các bước tiến hành phản úng vi ngưng kết

27

Hình 3.3: Kết quả của phản ứng ngưng kết trên phiến kính

28

Hình 3.4: Sơ đồ tóm tắt quá trình thí nghiệm

29

Hình 3.5: Hệ thống bể thí nghiệm nuôi cá tại trại thực nghiệm

31

Hình 4.1: Sán lá đơn chủ kí sinh trên mang cá tra

35

Hình 4.2: Sán lá đơn chủ kí sinh trên mang cá tra

35

Hình 4.3: Quá trình ngâm cá trong hợp chất ImP


36

Hình 4.4: Thao tác trộn vaccine

37

Hình 4.5: Mô gan cá tra khỏe (H&E, x100), các tế bào gan xếp sát nhau (a),

38

cấu trúc các đảo tụy nguyên vẹn (b)
Hình 4.6: Mô gan cá tra bệnh (H&E, x100), các tế bào gan bị thoái hóa (c),

38

đảo tụy bị phá hủy (d), có hiện tượng xuất huyết (e)
Hình 4.7: Mô thận cá tra khỏe (H&E, x1000), cấu trúc các ống thận nguyên vẹn. 38
Hình 4.8: Mô thận cá tra bệnh (H&E, x1000), cáu trúc các ống

38

thận bị phá hủy
Hình 4.9: mô lách cá tra khỏe (H&E, x100).

39

Hình 4.10: Mô lách cá tra bệnh (H&E, x100). có những vùng hoại tử (t)

39


và những vùng xuất huyết (h)
Hình 4.11: Thận, lách, tụy tạng của cá tra thí nghiệm bị hoại tử nhưng

43

gan vẫn bình thường
Hình 4.12: Gan, thận, lách và tụy tạng cá tra bị hoại tử nặng

44

Hình 4.13: Hệ thống bể xốp dùng để ngâm cá khi gây nhiễm lần 2

48

xi


Hình 4.14: Kết quả các phản ứng sinh hóa và
phản ứng ngưng kết trên phiến kính

xii

49


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ cá chết tích lũy trung bình ở các nghiệm thức

42


qua 14 ngày gây nhiễm lần 1.
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ cá chết của các nghiệm thức khi gây nhiễm lần 1

45

Biểu đồ 4.3: Hiệu quả bảo hộ miễn dịch của các nghiệm thức

46

khi gây nhiễm lần 1
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ cá chết tích lũy ở các nghiệm thức qua 14 ngày

50

khi gây nhiễm lần 2
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ chết của các nghiệm thức khi gây nhiễm lần 2

52

Biểu đồ 4.6: Hiệu quả bảo hộ miễn dịch của các nghiệm thức

53

khi gây nhiễm lần

xiii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BHIA

Brain Heart Infusion Agar

BHIB

Brain Heart Infusion Broth

RPS

Relative Percent Survival

ImP

Immersion protein

OrP

Oral protein

VP

Voges - Poskauer

ONPG

O-Nitrophenyl β – D Galactopyrannoside

PAD


Phenyl Alanin Deaminnase

LDC

Lysin decarboxylase

FKC

Formaline Killed Cell

DO

Dissolve Oxygen

FAO

Food and Agriculture Organization

Ig

Immunoglobulin

Xh

Xuất huyết

Xhcgv

Xuất huyết các gốc vây


Tdxb

Tích dịch xoang bụng

Ddtn

Dạ dày trương nước

xiv


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây ngành thủy sản không ngừng phát triển, đã và đang
dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng,
mang lại nguồn ngoại tệ lớn thứ tư cho cả nước vào năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu
tổng cộng hai tháng đầu năm 2008 đạt 551 triệu USD, tăng 30% so với cùng kì năm
2007. Trong đó các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long có sự đóng góp khá lớn vào sản
lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Cá tra là đối tượng chính được nuôi ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Nuôi và chế biến cá tra mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trước những giá trị lợi nhuận
cao do cá tra mang lại đã dẫn đến diện tích nuôi cá tra phát triển một cách nhanh
chóng. Để có sản lượng cao cung cấp cho xuất khẩu, người nuôi đã không ngừng mở
rộng diện tích nuôi, gia tăng mật độ nuôi lên gấp nhiều lần. Từ đó đã dẫn đến sự phát
sinh của nhiều loại bệnh như bệnh gan thận mủ do Edwardsiella ictaluri, bệnh nhiễm
khuẩn huyết do Aeromonas sp,…,bệnh do môi trường và bệnh do kí sinh trùng gây ra.
Bệnh gan thận mủ trên cá tra thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại nặng nề nhất

cho nghề nuôi. Khi cá bị nhiễm bệnh người nuôi thường dùng kháng sinh để điều trị
nhưng thường sử dụng một cách tự phát, không theo một hướng dẫn cụ thể nào về mặt
liều lượng cũng như loại kháng sinh sử dụng, do đó đã dẫn đến sự lờn kháng sinh. Hơn
nữa, việc sử dụng kháng sinh trong việc điều trị bệnh tạo ra một hệ lụy nghiêm trọng là
sự tồn dư của kháng sinh trong cơ thịt cá, không thân thiện với môi trường. Mặt khác
một khi dịch bệnh đã xảy ra thường gây thiệt hại nghiêm trọng.
Để giải quyết vấn đề trên nhiệm vụ đặt ra là phải tìm một giải pháp thích hợp
vừa thân thiện với môi trường vừa ngăn ngừa được sự bùng phát của dịch bênh. Trước
yêu cầu đặt ra, liệu pháp phòng bệnh cho cá bằng chế phẩm là phương pháp được coi
1


là hữu hiệu nhất. Do đó chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Thử nghiệm một số
chế phẩm phòng bệnh gan thận mủ trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus
Sauvage, 1878)”.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Khảo sát khả năng bảo hộ miễn dịch của một số chế phẩm trong việc phòng
bệnh gan thận mủ trên cá tra.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Bệnh Gan Thận Mủ Trên Cá Tra
2.1.1 Sơ lược về bệnh
Bệnh gan thận mủ trên cá tra lần đầu tiên được mô tả ở đồng bằng sông Cửu
Long vào cuối năm 1998 (Ferguson và ctv. 2001).
Khi cá bị nhiễm bệnh tỉ lệ chết cao từ 10 - 90% tùy theo cách quản lí và cỡ cá

nuôi (Từ Thanh Dung và ctv, 2003).
Khi cá bị nhiễm bệnh trên gan, thận và tỳ tạng xuất hiện nhiều đốm trắng có
đường kính từ 1 – 3 mm bên trong chứa dịch màu trắng đục nên người ta còn gọi là
bệnh mủ gan.
Bệnh bắt đầu được chú ý tới khi nghề nuôi cá tra phát triển mạnh.
Bệnh xảy ra cả trong mô hình nuôi bè và nuôi ao đất.
Những khu vực bị ảnh hưởng chủ yếu là những vùng có nghề nuôi cá tra phát
triển mạnh, mang tính chất công nghiệp như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh
Long, sau đó lây lan sang các vùng lân cận. Đặc biệt những năm gần đây bệnh này
cũng xuất hiện ở một số tỉnh mới phát triển nghề nuôi cá tra như Trà Vinh, Bến Tre và
Sóc Trăng (Từ Thanh Dung và ctv, 2004).
2.1.2 Tác nhân gây bệnh
Ban đầu vi khuẩn Hafnia alvei và Plesiomonas shigelloides được cho là tác
nhân gây bệnh (Trần Thị Minh Tâm và ctv, 2003).
Về sau nguyên nhân xác định lại do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra (Từ
Thanh Dung và ctv, 2003).
3


Đặc điểm của Edwardsiella ictaluri:
+ Edwardsiella ictaluri thuộc họ vi khuẩn Enterobacteriaceae, là trực khuẩn
gram âm kích thước 1 x 2 – 3 μm, không sinh bào tử, là vi khuẩn yếm khí tùy nghi,
phản ứng catalase dương tính, oxidase âm tính, không oxy hoá, lên men trong môi
trường glucose. E. ictaluri có từ 1 - 3 plasmid (Speyerer và Boyle 1987, Newton et al.
1988). Chức năng của chúng vẫn chưa được làm rõ, nhưng có giả thuyết cho rằng
chúng quan trọng trong việc nâng cao tính kháng đối với kháng sinh của E. ictaluri. Vi
khuẩn phát triển chậm trên môi trường nuôi cấy, cần mất 36 - 48 giờ để hình thành
những khuẩn lạc nhỏ li ti trên thạch BHI tại 28 – 300C (Valerie và ctv, 1994), phát
triển yếu hoặc không phát triển ở 370C. Khi trong môi trường nuôi cấy có sự hiện diện
của một loài vi khuẩn phát triển nhanh hơn E. ictaluri (như Aeromonas.sp) thì khi đó

chúng sẽ ức chế hoặc làm cho E. ictaluri phát triển rất chậm (Shotts và Walman,
1990).
+ Bệnh do vi khuẩn E. ictaluri gây ra được tìm thấy ở loài cá trê sông
(Ictalurus punctatus) (Hawke, 1979) còn có 2 loài khác như: cá trê sông xanh (Ictaluri
purcatus) và cá trê sông trắng (Ictalurus catus) (Plumb and Sanchez, 1983), cá trê
trắng (Clarias batrachus) (Kasornchandra, 1987) ở Thái Lan.
+ E. ictaluri có khả năng sinh tồn yếu, do nó chỉ sống được trong nước một
thời gian ngắn, khoảng 8 ngày (Hawke, 1979). Tuy nhiên, chúng có thể tồn tại trong
bùn đến 95 ngày ở 25 oC (Plumb và Quinlan, 1986).
+ Bệnh do E. ictaluri có khả năng lây lan mạnh với tỷ lệ chết cao. Bệnh có
thể lây trực tiếp từ cá sang cá thông qua chất thải như phân cá bệnh hoặc do cá khỏe ăn
cá bệnh, cá chết.
+ E. ictaluri có thể lây từ ao này sang ao khác qua lưới, vợt hay một số dụng
cụ khác dùng chung giữa các ao. Tuy nhiên, nếu các dụng cụ này được phơi nắng trực
tiếp thì có khả năng giết chết vi khuẩn.
+ Chim, cò, vật nuôi (chó, mèo…) và người cũng góp phần làm lây lan mầm
bệnh.

4


2.1.3 Đường lây truyền của E. ictaluri vào cơ thể cá
E. ictaluri có thể lây nhiễm cho cá bằng 2 con đường khác nhau:
+ Vi khuẩn trong nước có thể xâm nhập vào cơ thể của cá thông qua đường
mũi. Sau khi xâm nhập vào cơ quan khứu giác của cá chúng sẽ di chuyển vào dây thần
kinh khứu giác sau đó vào não (Miyazaki và Plumb, 1985; shotts và ctv, 1986). Bệnh
lan rộng từ màng não đến sọ và da màng hộp sọ.
+ E. ictaluri cũng có thể xâm nhiễm qua đường tiêu hóa, qua niêm mạc ruột
vào máu gây nhiễm trùng máu (Sotts và ctv, 1986). Bằng con đường này thì vi khuẩn
vào mao mạch trong biểu bì gây hoại tử và mất sắc tố da. Cá da trơn còn nhiễm

E.ictaluri qua đường miệng gây nhiễm khuẩn ruột. Bệnh tiến triển gây viêm ruột, viêm
gan và viêm cầu thận trong vòng 2 tuần sau khi nhiễm bệnh (Sotts và ctv, 1986).
Tóm lại, vi khuẩn E. ictaluri có thể xâm nhập từ môi trường nước vào cơ thể cá
qua da, qua mang và qua miệng bằng đường thức ăn gây bệnh cho cá.
2.1.4 Triệu chứng
Cá bỏ ăn ngay sau khi nhiễm khuẩn.
Cá bơi xoay vòng.
Cá treo mình lơ lững trong tầng nước.
2.1.5 Bệnh tích
Bên ngoài:
+ Cá bị xuất huyết quanh hậu môn, miệng, bụng và các gốc vây.
+ Tích dịch dưới da vùng sọ (cá bị phù đầu).
+ Mắt cá bị lồi.
+ Mang cá bị nhạt màu.
Bên trong:
+ Gan, thận, lách sưng, hoại tử trên gan, thận. lách, nếu bệnh nặng có thể phát
triển thành các đốm mủ trắng có đường kính từ 1 – 3 mm khắp trên bề mặt của các cơ
quan này.
5


+ Dịch viêm xoang bụng hơi vàng, có lẫn máu.
+ Xuất huyết điểm trên ruột, cơ, mô mỡ.
+ Lòng ruột có chứa dịch lẫn máu.
2.1.6 Phòng và trị bệnh
2.1.6.1 Phòng bệnh
Chọn con giống khỏe mạnh, không nhiễm bệnh.
Tiệt trùng các dụng cụ bằng Chlorine 10 - 15 g/m3 trong 30 phút, rửa nước sạch
và phơi khô.
Cá chết được vớt ra khỏi ao, bè càng sớm càng tốt. Không vứt cá chết bừa bãi

ra sông, rạch, trên mặt đất, cần được chôn vào các hố cách ly có rải vôi sống (CaO) để
tiệt trùng.
Vào mùa dịch bệnh, nhất là về mùa mưa lũ không nên cho cá tra ăn cá tạp tươi
sống. Thức ăn cần được nấu chín, tốt nhất nên sử dụng thức ăn viên.
Khi cải tạo ao cá bệnh mủ gan cần cải tạo kỹ bằng vôi CaO (12 - 20 kg/100m2).
Trong ao nuôi luân phiên mỗi tuần nên sử dụng CaCO3 (2 - 4 kg/100m3 nước)
và Zeolite. Duy trì oxy trong nước > 2,5 mg/L.
2.1.6.2 Trị bệnh
Theo các nghiên cứu gần đây vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh mủ gan cá tra, basa,
rất nhạy với florphenicol. Đây là loại kháng sinh mới được phép sử dụng để điều trị
bệnh cá đối với nhiều quốc gia trên thế giới.
Florfenicol có hoạt tính chống lại sự phát triển của vi khuẩn bằng cách kết dính
với tiểu đơn vị 50S của ribosom, ngăn chặn cầu nối peptid giữa các acid amin, vì vậy
ức chế sự tổng hợp protein làm cho vi khuẩn này không còn khả năng phát triển và tồn
tại.
Florfenicol có độ tồn dư thấp trong mô cơ. Dùng thuốc liều 10 mg/kg thể trọng
liên tục 12 ngày, khi ngưng sử dụng 7 ngày mức tồn dư trong cơ cá tra còn 0,222 -

6


0,109 ppm (mức cho phép của Việt Nam và Mỹ là 1 ppm) (Schering Plough Animal
Health Comporation, 2005).
2.2 Sơ Lược Về Miễn Dịch Học Ở Cá Xương
Cũng như các loài động vật có xương sống khác hệ thống miễn dịch ở cá cũng
được chia làm 2 nhóm: miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch tự nhiên) và miễn dịch
đặc hiệu (miễn dịch thu được).
2.2.1 Miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch tự nhiên)
Đây là loại miễn dịch có sẵn khi cơ thể cá được sinh ra, và nó được di truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác.

Những yếu tố cấu thành nên miễn dịch không đặc hiệu ở cá gồm có:
+ Các hàng rào bề mặt:
- Toàn bộ vỏ bọc cơ thể cá (da, mang và thành ruột) đều được bao phủ
bởi một lớp dịch nhờn giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh bằng
cách bao bọc các tác nhân này lại và liên tục rửa trôi chúng đi. Mặt khác dịch nhờn ở
cá cũng có tính độc đối với một số vi sinh vật.
- Trong ống tiêu hóa của ruột cũng tạo nên một môi trường bất lợi cho
các tác nhân gây bệnh bởi pH thấp (có ở các loại cá có dạ dày) và việc tiết ra men tiêu
hóa và mật.
+ Các yếu tố thể dịch không đặc hiệu:
- Dịch cơ thể cá kể cả dịch nhầy, chứa một tập hợp chất hòa tan có chức
năng bảo vệ cơ thể bằng cách ức chế sinh trưởng của vi sinh vật (thông qua việc chia
sẻ các dưỡng chất thiết yếu hoặc cản trở quá trình trao đổi chất của chúng ví dụ:
transferring, interferon).
- Các nhân tố ức chế enzyme: Có vai trò quan trọng trong việc trung hòa
các enzyme do các tác nhân gây bệnh sinh ra ngăn ngừa không cho chúng xâm nhập
cũng như sử dụng chất dinh dưỡng từ cơ thể vật chủ.
- Các chất dung giải: Chúng có thể dung giải tế bào tác nhân gây bệnh
hoặc tương tác với nhau để dung giải tế bào tác nhân gây bệnh.
7


- Các chất kết tủa (precipitin) và ngưng kết (agglutinin): làm kết tủa hoặc
ngưng kết tế bào vi khuẩn.
+ Các yếu tố miễn dịch tế bào không đặc hiệu:
- Đại thực bào, bạch cầu hạt trung tính, bạch cầu ưa axit
- Tế bào độc tự nhiên: Có thể diệt một số dạng dị bào kể cả các tế bào
nuôi cấy nhân tạo. nhiều tác giả cho rằng chúng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ
cơ thể đề kháng virus, kí sinh trùng.
2.2.2 Miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thu được)

Loại miễn dịch này được hình thành và đáp ứng với cấu trúc phân tử của nhân
tố kích thích tạo nên nó và có liên quan đến sự biến đổi thích ứng của hệ thống
Lympho bào dẫn đến sự hình thành kí ức miễn dịch. Các phân tử có khả năng tạo nên
đáp ứng miễn dịch đặc hiệu tức là sự sản sinh kháng thể (antibody) được gọi là các
kháng nguyên (antigen).
Một khía cạnh quan trọng của miễn dịch đặc hiệu là tính nhớ, hình thành bởi
những biến đổi thích ứng của các quần thể tế bào lympho, nhờ đó mà khi tiếp xúc lại
với cùng loại kháng nguyên, cơ thể sẽ hình thành nên đáp ứng miễn dịch thứ cấp đặc
trưng bởi thời gian phản ứng nhanh với cường độ mãnh liệt hơn. Người ta vận dụng
tính chất này trong việc điều chế vaccine phòng bệnh cho người và vật nuôi.
Miễn dịch đặc hiệu gồm 3 khía cạnh: Miễn dịch dịch thể, miễn dịch qua trung
gian tế bào và kí ức miễn dịch
+ Miễn dịch dịch thể: Liên quan đến việc sản sinh các kháng thể hòa tan
(globulin miễn dịch (Ig)). Khi có kháng nguyên đi vào cơ thể tế bào lympho T hỗ trợ
sẽ hỗ trợ cho tế bào lymho B biệt hóa thành tế bào plasma và sinh ra kháng thể đặc
hiệu với kháng nguyên đã kích thích. Kháng thể có vai trò trong việc vô hiệu hóa các
nhân tố gây bệnh.
+ Miễn dịch qua trung gian tế bào: Khi có kháng nguyên đi vào cơ thể sẽ
kích thích dòng tế bào lympho T biệt hóa thành các loại tế bào như: tế bào độc đặc
hiệu (T killer cell) tác động trực tiếp lên mầm bệnh, hoặc có thể tác động gián tiếp
thông qua việc giải phóng các lymphokin. Các lymphokin này có tác dụng ứng động
8


hoặc hoạt hóa các tế bào khác, đặc biệt là đại thực bào tham gia thực hiện đáp ứng
miễn dịch.
+ Kí ức miễn dịch: Thể hiện thông qua qua hiện tượng đáp ứng miễn dịch thứ
phát mà điển hình là thời gian hình thành kháng thể sớm hơn, và cường độ phản ứng
mãnh liệt hơn so với đáp ứng miễn dịch nguyên phát. Kí ức miễn dịch mang tính đặc
hiệu đối với kháng nguyên. Tuy nhiên hàm lượng kháng thể cực đại hình thành trong

đáp ứng miễn dịch thứ phát so với hàm lượng này trong đáp ứng miễn dịch nguyên
phát ở cá nhìn chung vẫn còn thấp hơn nhiều so với động vật có vú và phụ thuộc vào
nhiệt độ.
2.2.3 Các đáp ứng miễn dịch cục bộ
Các đáp ứng miễn dịch trên bề mặt da và niêm mạc ở cá vẫn còn ít được chú ý
nghiên cứu dù tầm quan trọng của các đáp ứng này rất rõ rệt.
+ Mang: Vẫn còn ít thông tin về đáp ứng miễn dịch ở mang cá ngoài một số
thông báo về hiện tượng thực bào thực hiện bởi các đại thực bào thuộc mạng lưới nội
mô trong vách mạch máu phiến mang thứ cấp và sự tập trung các tế bào lympho khi
mang bị cảm nhiễm.
+ Da: Các globulin miễn dịch với nồng độ thấp đã được phát hiện trong dịch
nhớt da cá cùng với sự có mặt của bổ thể. Các globulin miễn dịch này có thể giúp cơ
thể cá đề kháng lại các tác nhân gây bệnh. Nguồn gốc của các globulin này vẫn chưa
được khẳng định nhưng có một số bằng chứng cho thấy chúng không có nguồn gốc từ
huyết thanh và được giả định rằng đây là các sản phẩm được sản xuất tại chổ.
+ Ruột: Niêm dịch ruột là nơi cư trú của rất nhiều tế bào bạch cầu bao gồm
các đại thực bào, lympho bào, tương bào….
+ Các đáp ứng miễn dịch dịch nhầy: Gây miễn dịch bằng cách cho ăn hoặc
ngâm có thể kích thích việc hình thành các đáp ứng kháng thể trong lớp dịch nhầy mà
không làm gia tăng kháng thể trong huyết thanh (Joosten, 1997).

9


2.3 Tổng Quan về Việc Sử Dụng Vaccine Trong Nuôi Trồng Thủy Sản
2.3.1 Định nghĩa về vaccine
“Vaccine là những chế phẩm kháng nguyên có nguồn gốc từ mầm bệnh, đã
được chuyển thành vô hại bằng nhiều cách khác nhau, có tác dụng kích hoạt hệ miễn
dịch sao cho tính kháng bệnh tốt hơn khi tiếp xúc với mầm bệnh lần sau.” (Ellis,
1988).

2.3.2 Lịch sử phát triển của vaccine trong nuôi trồng thủy sản
1936, Nybelin đã công bố nghiên cứu của mình về đáp ứng miễn dịch của cá
đối với vi khuẩn Vibrio angullarum. Đến năm 1939, ông nghiên cứu đáp ứng miễn
dịch của cá đối với Pseudomonas punctada.
1940, Smith công bố nghiên cứu của mình về đáp ứng miễn dịch của cá đối với
Bacterium salmonicida (Aeromonas salmonicida).
1942, Duff chứng minh một cách rõ ràng cá có thể tạo ra kháng thể chống lại vi
khuẩn Bacterium salmonicida.
Từ 1942 – 1946, các công trình nghiên cứu này bị gián đoạn bởi sự bùng nổ của
chiến tranh thế giới.
1966, khi nền công nghiệp nuôi cá hồi phát triển mạnh nhưng cá nuôi thường bị
bệnh đỏ miệng do vi khuẩn Vibrio anugillarum và V. ordalli gây ra nên đã kích thích
sự phát triển vaccine phòng bệnh.
1976, lần đầu tiên tổ chức USDA cấp giấy chứng nhận cho vaccine đầu tiên
trên cá. Đây là loại vaccine có chứa vi khuẩn bất hoạt.
1981, có vaccine dạng tiêm phòng bệnh do vi khuẩn Aeromonas salmonicida
gây ra.
Giữa thập niên 1980, nghề nuôi cá hồi phát triển mạnh tại Nauy và Scotland đã
mở ra một thị trường tiềm năng cho việc tiêu thụ vaccine cũng như thúc đẩy việc
nghiên cứu vaccine. Trong giai đoạn này người ta vẫn dùng vaccine dạng ngâm và
vaccine tiêm dạng nước.

10


Đầu thập niên 90, có vaccine thương mại đầu tiên dạng dầu có chứa chất bổ trợ
là nhũ dầu.
Cũng vào đầu thập niên 90, xuất hiện vaccine dạng ngâm (nhược độc) phòng
bệnh nhiễm trùng máu và đường ruột cho cá da trơn của Mỹ.
Đến năm 1998, xuất hiện vaccine dạng dầu phòng nhiều bệnh khác nhau với

liều thấp.
Năm 2005, vaccine DNA đầu tiên được cấp phép và sử dụng thương phẩm.
2.3.3 Phân loại vaccine
Hiện nay có các loại vaccine sau đang được dùng trong nuôi trồng thủy sản:
+ Vaccine bất hoạt (Inactivated): Tác nhân gây bệnh được nuôi cấy tăng sinh
trong môi trường thích hợp khi đạt được đến một mật độ nhất định người ta sẽ bất hoạt
vi khuẩn bằng nhiều cách khác nhau như: nhiệt độ, formol, hóa chất, hoặc tạo áp lực
cao hoặc dùng năng lượng phóng xạ.
+ Vaccine sống nhược độc (Live Attenuated): Dùng tác nhân gây bệnh còn
sống nhưng giảm độc lực như là một vaccine để kích thích miễn dịch của cơ thể vật
chủ. Có nhiều cách khác nhau để làm giảm độc lực của mầm bệnh:
- Tạo nên chủng đột biến của vi khuẩn thông qua cấy chuyền (qua nhiều
lần cấy chuyền độc lực của vi khuẩn sẻ giảm dần). Bên cạnh đó có những chủng vi
khuẩn khi kéo dài thời gian nuôi cấy độc lực cũng giảm dần. Mặt khác cũng có những
chủng đột biến tự nhiên.
- Dùng công nghệ gen: Tác nhân gây bệnh sẽ được loại bỏ đi một số gen
nguy hiểm hoặc có thể cấy những gen nhược độc vào cơ thể chúng.
Một điều lưu ý khi sử dụng loại vaccine này là: Mặc dù đã bị bất hoạt nhưng
các chủng vi sinh vật này vẫn còn sống và có thể biến thành chủng có độc lực cao, do
vậy cần phải hết sức cẩn thận trong quá trình bảo quản và sử dụng vaccine sống (Lê
Văn Hùng, 2002).
+ Vaccine tiểu đơn vị (sub – unit vaccine): Là loại vaccine được sản xuất từ
tiểu phần kháng nguyên của các tác nhân gây bệnh như: thành tế bào ở vi khuẩn hoặc
11


×