Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

THỬ NGHIỆM GÂY TAM BỘI THỂ TRÊN CÁ LĂNG VÀNG (MYSTUS NEMURUS) BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐC NHIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.55 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN
-----o0o-----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

THỬ NGHIỆM GÂY TAM BỘI THỂ TRÊN CÁ LĂNG VÀNG
(MYSTUS NEMURUS) BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐC NHIỆT

NGÀNH:
KHÓA:
SINH VIÊN THỰC HIỆN:

THỦY SẢN
28
ĐỖ HỒNG PHÚC

Thành Phố Hồ Chí Minh
2006


THỬ NGHIỆM GÂY TAM BỘI THỂ TRÊN CÁ LĂNG VÀNG
(Mystus nemurus) BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐC NHIỆT

Thực hiện bởi

Đỗ Hồng Phúc

Luận văn đựơc đề trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thuỷ Sản



Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Tư

Thành phố Hồ Chí Minh
9/2006


TÓM TẮT
Đề tài “ Thử nghiệm gây tam bội thể trên cá lăng vàng (Mystus nemurus) bằng
phương pháp sốc nhiệt.” được thực hiện từ 15/3 đến 15/8/2006 tại trại cá giống của
chú Huỳnh Văn Tài ở huyện Củ Chi và phòng thí nghiệm của Khoa Thuỷ Sản Trường
Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.
Chúng tôi đã thực hiện 8 thử nghiệm gây tam bội thể trên cá lăng vàng:
T1: sốc ở 2oC trong 15 phút.
T2: sốc ở 2oC trong 20 phút.
T3: sốc ở 4oC trong 15 phút.
T4: sốc ở 4oC trong 20 phút.
T5: sốc ở 6oC trong 15 phút.
T6: sốc ở 6oC trong 20 phút.
T7: sốc ở 8oC trong 15 phút.
T8: sốc ở 8oC trong 20 phút.
Kết quả đạt được:
T1 và T2 trứng hoàn toàn không thụ tinh.
T3, T4 có tỉ lệ tam bội từ 90 – 100%.
T5, T6 có tỉ lệ tam bội từ 90 – 100%.
T7 và T8 có cá tam bội nhưng chưa xác định được tỉ lệ tam bội.
Nhiệt độ tối ưu để sốc từ 4 – 6oC trong 15 – 20 phút.
Tốc độ tăng trưởng của cá tam bội ở T3, T4 chậm hơn so với cá đối chứng.
Trọng lượng trung bình của cá ở các thử nghiệm này là 3,28 g.
Tốc độ tăng trưởng của cá tam bội ở T5, T6 cũng chậm hơn so với cá đối

chứng. Trọng lượng trung bình của cá ở các thử nghiệm này là 3,7 g.
Tốc độ tăng trưởng của cá tam bội ở T7, T8 cũng chậm hơn so với cá đối
chứng nhưng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của cá ở T3, T4, T5, T6. Trọng lượng
trung bình của cá ở các thử nghiệm này là 5,49 g.

ii


ABSTRACT
The study of “ Trials to produce triploid fish green river catfish (Mystus
nemurus) by using cold temperature shock method” was carried out from 15 March to
15 August, 2006 at Huynh Van Tai’s aquatic farm in Cu Chi district and laboratory of
Fisheris Faculty, Nong Lam University in HCM City.
We carried out 8 trials:
Trial 1 (T1): the fertilized was shocked at 2oC for 15 minutes.
Trial 2 (T2): at 2oC for 20 minutes.
Trial 3 (T3): at 4oC for 15 minutes.
Trial 4 (T4): at 4oC for 20 minutes.
Trial 5 (T5): at 6oC for 15 minutes.
Trial 6 (T6): at 6oC for 20 minutes.
Trial 7 (T7): at 8oC for 15 minutes.
Trial 8 (T8): at 8oC for 20 minutes.
Results of the trials were as follows:
With T1 and T2: the eggs was died.
With T3, T4, T5 and T6: 90 – 100% triploid fish was produced.
With T7, T8: the percentage triploid fish was not identified.
The growth rate of the triploid fish was lower than that of diploid fish.
The optimal factors to produce triploid fish were at 4 – 6 oC for 15 – 20
minutes.


iii


CẢM TẠ
Chúng tôi xin cảm tạ:
-

Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm cùng quý thầy cô Khoa Thuỷ Sản.

Xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến:
Thầy Nguyễn Văn Tư đã tận tình hướng, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.
Đồng thời chúng tôi xin cảm ơn:
Chú Huỳnh Văn Tài và các chú trong trại thuỷ sản ở huyện Củ Chi, các bạn
cùng lớp đã hết lòng giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Do thời gian còn hạn hẹp và mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học
nên luận văn này không tránh được những thiếu sót. Rất mong sự chỉ bảo của quí thầy
cô cũng như sự đóng góp ý kiến của các bạn.

iv


MỤC LỤC
TRANG
ĐỀ MỤC
TÊN ĐỀ TÀI
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
TÓM TẮT TIẾNG ANH
CẢM TẠ

MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH

i
ii
iv
v
vi
ix
x

I.

GIỚI THIỆU

1

1.1
1.2

Đặt Vấn Đề
Mục Tiêu Đề Tài

1

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2

2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.1.5
2.2
2.2.1
2.2.2

Đặc Điểm Sinh Học Cá Lăng Vàng
Phân loại
Hình thái ngoài của cá lăng vàng
Phân bố
Môi trường sống
Dinh dưỡng
Sinh trưởng
Quá Trình Giảm Phân Của Tế Bào Sinh Dục
Quá trình giảm phân của tế bào sinh dục đực
Quá trình giảm phân của tế bào sinh dục cái

2
2
3
3
3
3

4
4
5
5

III.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

6

3.1
3.2
3.3
3.3.1
3.3.2
3.3.3
3.3.4
3.4
3.5
3.5.1
3.5.1.1

Thời Gian và Địa Điểm
Vật Liệu
Thuốc và Hóa Chất Dùng Trong Sinh Sản
LRHa (Luteinizing Releasing Hormon anolog)
HCG (Human Chorionic Gonatropin)
Chất kháng dopamine
Hóa chất khử dính trứng

Đối Tượng Nghiên Cứu
Phương Pháp Nghiên Cứu
Cho cá sinh sản
Nguồn gốc cá bố mẹ

6
6
6
6
7
7
7
7
8

v


3.5.1.3 Chọn lựa cá lăng bố mẹ
3.5.1.4 Kích thích sinh sản
3.5.1.5 Cho cá sinh sản
3.5.2
Sốc trứng
3.5.2.1 Pha nước
3.5.2.2 Cấu tạo bình sốc trứng
3.5.2.3 Sốc trứng
3.6
Bố Trí Thí Nghiệm
3.7
Chăm Sóc Cá Bột

3.8
Khảo Sát Bào Máu Cá
3.8.1
Cấu tạo máu cá
3.8.2
Phương pháp xem tế bào máu
3.9
Các Chỉ Tiêu Theo Dõi
3.9.1
Tỉ lệ thụ tinh (%)
3.9.2
Tỉ lệ nở (%)
3.9.3
Tỉ lệ sống (%)
3.9.4
Tỉ lệ dị hình (%)
3.9.5
Tỉ lệ cá tam bội (%)
3.10
Phân Tích Số Liệu

8
8
8
9
9
9
11
13
14

14
14
15
15
15
15
16
16
16
16

IV.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

17

4.1
4.2.1
4.2.2
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6

Tỉ Lệ Thụ Tinh (TLTT)
So sánh TLTT giữa các thử nghiệm khi thời gian sốc thay đổi
So sánh TLTT giữa các thử nghiệm khi nhiệt độ sốc thay đổi
Tỉ Lệ Nở

Tỉ Lệ Sống
Tỉ Lệ Dị Hình
Xác Định Tỉ Lệ Tam Bội Dựa Trên Kích Thước Tế Bào Máu
Tốc Độ Tăng Trưởng

17
19
21
22
23
24
24
27

V.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

31

5.1
5.2

Kết Luận
Đề Nghị

31
31

TÀI LIỆU THAM KHẢO


32

vi


PHỤ LỤC
Phụ Lục 1: TLTT khi thời gian sốc thay đổi
Phụ Lục 2: TLTT khi nhiệt độ sốc thay đổi
Phụ Lục 3: Tỉ lệ nở của đối chứng và các thử nghiệm
Phụ Lục 4: Tỉ lệ sống của cá đối chứng và các thử nghiệm
Phụ Lục 5: So sánh trọng lượng cá đối chứng và cá T3, T4
Phụ Lục 6: So sánh trọng lượng cá đối chứng và cá T5, T6
Phụ Lục 7: So sánh trọng lượng cá đối chứng và cá T7, T8
Phụ Lục 8: So sánh trọng lượng cá đối chứng và cá T3, T4
Phụ Lục 9: So sánh trọng lượng cá T3, T4 và T7, T8
Phụ Lục 10: So sánh trọng lượng cá T5, T6 và T7, T8
Phụ lục 11: Trọng lượng và chiều đài cá đối chứng
Phụ lục 12: Trọng lượng và chiều đài cá T3 và T4
Phụ lục 13: Trọng lượng và chiều đài cá T5 và T6
Phụ lục 14: Trọng lượng và chiều đài cá T7 và T8
Phụ lục 15: Kích thước tế bào hồng cầu đối chứng
Phụ lục 16: Kích thước tế bào hồng cầu T3 và T4
Phụ lục 17: Kích thước tế bào hồng cầu T5 và T6
Phụ lục 18: Kích thước tế bào hồng cầu T7 và T8

vii

33
33

34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

NỘI DUNG

Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7

Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10

Tỉ lệ thụ tinh của các thử nghiệm
Tỉ lệ thụ tinh của các nghiệm so với thử nghiệm đối chứng
Tỉ lệ nở của các thử nghiệm
Tỉ lệ sống của cá lăng vàng giai đoạn 7 ngày tuổi
Kích thước hồng cầu và nhân của cá đối chứng
Kích thước hồng cầu và nhân của cá T3 và T4
Kích thước hồng cầu và nhân của T5 và T6
Kích thước hồng cầu và nhân của T5 và T6
Trọng lượng và hệ số biến động của cá
Kết quả phân tích thống kê trọng lượng cá của các thử nghiệm

viii

17
19
22
23
25
26
26
27
28
30


DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH

ĐỒ THỊ

NỘI DUNG

Đồ thị 4.1 Tỉ lệ thụ tinh của cá nghiệm thức
Đồ thị 4.2 Tỉ lệ thụ tinh (so với đối chứng) giữa các thử nghiệm khi
thời gian sốc thay đổi sốc thay đổi
Đồ thị 4.3 Tỉ lệ thụ tinh ( so với đối chứng) của các nghiệm thức khi
nhiệt độ sốc thay đổi
Đồ thị 4.4 Tỉ lệ sống của cá lăng vàng giai đoạn 7 ngày
Đồ thị 4.5 Trọng lượng của cá ở các thử nghiệm
HÌNH

NỘI DUNG

Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6

Bình sốc áp suất thuỷ tĩnh để tạo cá tam bội thể
Bình dùng để sốc trứng
Sốc trứng
Đo ích thước tế bào máu
Bình weis ấp trứng
Giai ương nuôi cá

ix


18
20
21
24
29

10
11
13
50
50
51


I. GIỚI THIỆU
1.3

Đặt Vấn Đề

Trong chăn nuôi nói chung, nuôi trồng thủy sản nói riêng thì vấn đề hiệu quả
kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu. Vì vậy con người đã luôn tìm cách để làm cho vật
nuôi tăng trọng nhanh và kích thước lớn hơn bình thường. Một trong những cách đó là
làm đột biến vật nuôi: gây tam bội thể, tứ bội thể… Trong thủy sản có nhiều cách gây
đột biến như: sốc hóa chất, áp suất, sốc nhiệt…
Trên thế giới người ta đã gây tam bội thể được rất nhiều loài cá ôn đới lẫn nhiệt
đới: cá hồi, cá da trơn, cá bơn, cá chạch, trắm cỏ, rô phi… bằng nhiều phương pháp.
Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Nga (1997) đã thành công với việc tạo ra tam bội thể
trên cá trê vàng (Clarias macrocephalus) và cá trê tam bội có sức tăng trưởng nhanh
hơn cá bình thường.

Cá lăng vàng (Mystus nemurus) là loài cá nước ngọt phổ biến ở miền Nam Việt
Nam, nhưng vì lạm thác nên sản lượng cá ngoài tự nhiên giảm rất đáng kể. Vì cá lăng
vàng có thịt thơm ngon, rất được ưa chuộng nhưng cá lăng vàng lại có kích thước nhỏ
và sức tăng trưởng chậm không đem lại lợi nhuận kinh tế cho người nuôi. Nhu cầu đặt
ra đó là cá lăng vàng phải lớn nhanh và có kích thước lớn.
Được sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh, chúng tôi đã thực hiện đề tài “ Thử nghiệm gây tam bội thể trên cá lăng
(Mystus nemurus) vàng bằng phương pháp sốc nhiệt”.
1.4

Mục Tiêu Đề Tài
- Đánh giá khả năng gây tam bội thể cá lăng vàng bằng phương pháp sốc nhiệt.
- Tìm ra yếu tố để đạt tỉ lệ thể tam bội cao nhất.
- Khảo sát tốc độ tăng trưởng cá tam bội và cá bình thường.


2

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Đặc Điểm Sinh Học Cá Lăng Vàng

2.1.1 Phân loại
Cá lăng vàng thuộc:
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Bagridae
Giống: Mystus
Loài: Mystus nemurus Valenciennes, 1893

2.1.2 Hình thái ngoài của cá lăng vàng
Thân cá thon dài, nhỏ dần về phía sau. Đầu to rộng và hơi hẹp đứng, mặt rên
hơi phẳng. Miệng rất rộng. Có 4 đôi râu: đôi râu hàm trên rất phát triển, kéo dài đến
gốc vây hậu môn, đôi râu hàm dưới dài đến gốc vây ngực, râu càm dài khoảng ½
khoảng cách từ gốc của râu càm đến gốc vây ngực hay qua khỏi mắt, râu mũi dài đến
mắt.
Mắt lớn, khoảng cách giữa hai mắt rộng. Phía trên đầu có một rãnh nằm chính
giữa và kéo dài từ điểm mắt đến vị trí cuối nắp mang.
Cá lăng vàng thuộc loại cá không vẩy. Cơ quan đường bên kéo dài từ sau nắp
mang đến cuối cuống đuôi.
Vây lưng nằm ở gần giữa thân, vây mỡ cách xa vây lưng. Vây lưng và vây
ngực có tia gai cứng, tia gai cứng của vây ngực lớn hơn và cả hai đều có răng cưa ở
mặt trong. Vây đuôi phân thùy sâu, thùy trên dài hơn thùy dưới.
Màu sắc: phần lưng có màu xám đen hoặc màu nâu, hai bên thân hơi vàng hoặc
ánh xanh, phần bụng có màu trắng. Ngay sau nắp mang có một chấm đen và trên vây
mỡ cũng có một đốm đen rộng.


3

2.1.2 Phân bố
Cá lăng phân bố rộng rãi, hiện diện hầu hết ở các nước Đông Nam Á. Ở Việt
Nam chỉ xuất hiện ở miền Nam Việt Nam và phân bố ở các sông lớn như: sông Tiền,
sông Hậu, sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông. Cá lăng cũng xuất hiện ở các hồ
chứa lớn: Trị An, Dầu Tiếng.
2.1.3 Môi trường sống
Cá lăng vàng là loài sống đáy, thường sống ở những nơi có nhiều hốc đá, gốc
cây, nơi có dòng chảy.
Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp nhất cho cá lăng vàng phát triển từ 26oC – 28oC.
Độ mặn: cá lăng vàng có khả năng chịu được độ mặn thấp hơn 12%o.

pH: cá lăng vàng phát triển tốt nhất ở pH: 6-8.
2.1.4 Dinh dưỡng
Cá lăng là loài cá dữ, ăn tạp thiên về động vật. Thức ăn ưa thích của chúng là
tôm tép, giun, và các loài cá nhỏ. Tuy nhiên, cá có thể ăn thức ăn viên công nghiệp.
Mặc dù là loài cá dữ, nhưng trong điều kiện nuôi, thức ăn đầy đủ cá không ăn thịt đồng
loại.
Cá chủ yếu là ăn đêm vì vậy khi nuôi cá lăng vàng nên cho cá ăn nhiều vào
buổi chiều.
2.1.5 Sinh trưởng
Cá lăng vàng có tốc độ tăng trưởng chậm. Giai đoạn từ bột lên giống thì cá
phát triển rất nhanh, chủ yếu là phát triển chiều dài. Giai đoạn từ cá giống lên cá thịt
phát triển chậm lại, chủ yếu là phát triển trọng lượng. Trong tự nhiên cá đạt kích cỡ
30 cm/năm. Như vậy theo Mai Thị Kim Dung (1998) thì cá đạt chiều dài 30 cm sẽ ứng
với trọng lượng dao động trong khoảng 270 đến 300 g.
Nếu so sánh với tốc độ phát triển và trọng lượng của các loài cá lăng khác
như: lăng nha (Mystus wyckioides), lăng hầm (Mystus filameTus) thì tốc độ phát triển
và trọng lượng của cá lăng vàng kém hơn rất nhiều.
Theo Smith (1945) thì kích cỡ lớn nhất của cá lăng vàng được tìm thấy là
60 cm, nhưng theo Mai Đình Yên và ctv (1992) kích cỡ lớn nhất của cá là 80 cm.


4

2.2

Quá Trình Giảm Phân Của Tế Bào Sinh Dục

Quá trình giảm phân gồm hai lần phân bào nhưng bộ nhiễm sắc thể chỉ nhân
đôi một lần nên các tế bào con (giao tử) chỉ chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
Quá trình giảm phân I

Kỳ trung gian (Interphase I)
Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi thành 4n và dính với nhau ở tâm động. Trung
thể nhân đôi.
Kỳ đầu I (Prophase I )
Hai trung thể tiến về hai cực của tế bào. Thoi vô sắc xuất hiện.
Các nhiễm sắc thể xoắn lại, co ngắn và hiện rõ. Giai đoạn này có thể xảy ra sự
trao đổi đoạn giữa hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Màng nhân và nhân con biến mất.
Kỳ giữa I (Metaphase I)
Các nhiễm sắc thể xoắn lại cực đại và có hình dạng đặc trưng. Nhiễm sắc thể
dính với sợi vô sắc ở tâm động.
Kỳ sau I (Anaphase I)
Các nhiễm sắc thể tách nhau ở tâm động, dàn thành 2 nhóm tương đồng, mỗi
nhiễm sắc thể con sẽ trượt về một cực của tế bào.
Kỳ cuối I (Telophase I)
Các nhiễm sắc thể vẫn ở trạng thái co ngắn, tế bào chất thắt lại ở giữa, màng
nhân xuất hiện. Hai tế bào con được hình thành. Số lượng nhiễm sắc thể của tế bào là n
nhiễm sắc thể kép.
Quá trình giảm phân II
Quá trình giảm phân 2 diễn ra rất nhanh, kỳ trung gian và kỳ đầu diễn ra nhanh
chóng. Màng nhân và nhân con biến mất, thoi vô sắc xuất hiện.


5

Kỳ giữa II (Metaphase II)
Các nhiễm sắc kép dàn thành một hàng ngang dính với thoi vô sắc.
Kỳ sau II (Anaphase II)
Các nhiễm sắc thể tháo xoắn dàn thành 2 hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo
thoi vô sắc và trượt về hai cực của tế bào.

Kỳ cuốu II (Telophase II)
Tế bào chất thắt lại ở giữa, màng nhân và nhân con xuất hiện. Bộ nhiễm sắc thể
trong tế bào là đơn bội n.
2.2.1

Quá trình giảm phân của tế bào sinh dục đực

Quá trình giảm phân của tế bào sinh dục đực tạo ra 4 tinh trùng mang bộ nhiễm
sắc thể n. Các tinh trùng được chứa trong buồng tinh.
2.2.2

Quá trình giảm phân của tế bào sinh dục cái

Theo Nguyễn Tường Anh (1999) thì giảm phân ở noãn bào cá nuôi (mà không
tự đẻ trong ao) nếu không được tiêm kích dục tố thì chỉ diễn ra đến prophase I có
nghĩa là noãn bào vẫn mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội đã được nhân đôi 4n.
Nếu cá cái đã thành thục và được tiêm kích dục tố thì noãn bào chuyển sang
chín và rụng trứng, quá trình giảm phân tiếp ra cho đến metaphase II. Lúc này bộ
nhiễm sắc thể của trứng là 2n.
Khi trứng được thụ tinh thì quá trình giảm phân sẽ được hoàn tất với sự xuất
hiện của thể cực thứ hai. Thể cực này sẽ được bắn ra ngoài. Hợp tử được hình thành
với bộ nhiễm sắc thể 2n.
Trứng vừa được thụ tinh nếu đem sốc nhiệt sẽ phong tỏa ngay ở giai đoạn
metaphase II. Như vậy thể cực sẽ không được bắn ra ngoài, như vậy bộ nhiễm sắc thể
của hợp tử là 3n.
Đây là cơ sở mà chúng tôi áp dụng để thử nghiệm gây tam bội thể cá lăng
vàng.


6


III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1

Thời Gian và Địa Điểm

Chúng tôi thực hiện đề tài này từ 15/3 đến 15/8/2006 tại trại sản xuất giống của
chú Huỳnh văn Tài ở huyện Củ Chi và phòng thí nghiệm của Khoa Thủy Sản Trường
Đại học Nông Lâm Tp. HCM.
3.2

Vật Liệu
Vật liệu thí nghiệm bao gồm:



















3.3

Bình sốc nhiệt tự tạo
Nước đá
Máy sục khí
Thùng xốp
Nhiệt kế
Bình weis
Kính hiển vi có trắc vi thị kính
Buồng đếm hồng cầu, ống pha loãng hồng cầu
Thuốc nhuộm hồng cầu (Marano + Giemsa)
Cân điện tử
Giấy kẻ ô li (cm)
Túi nhựa
Thao, kéo,kiêm tiêm, vợt, lông gà
Máy đo pH
Thùng ương cá bột
Khai chứa trùn chỉ
Giai ương cá giống.

Thuốc và Hóa Chất Dùng Trong Sinh Sản

Trong sản xuất giống nhân tạo ngày nay người ta sử dụng các chất kích thích
sinh sản như: LRHa, não thùy, HCG…
3.3.1 LRHa (Luteinizing Releasing Hormon anolog)
LRH có nguồn gốc từ vùng dưới đồi (hypothalamus) của tất cả các động vật có
xương, được khám phá vào những năm đầu thập niên 70 trên động vật hữu nhũ.
Bản chất hóa học của LRH là một chuỗi decapeptide, LRHa là một chất được
tổng hợp dựa vào LRH và có hoạt tính mạnh hơn LRH tự nhiên.



7

LRHa có tác dụng kích thích sự tiết kích dục tố từ não thùy của cá. Kích dục tố
sẽ làm rụng trứng ở cá cái và phóng tinh ở cá đực.
Đơn vị tính là µg/kg.
Hiện nay chất này được bán trên thị trường dưới dạng ống thủy tinh 200
µg/ống.
3.3.2 HCG (Human Chorionic Gonatropin)
HCG là chất được chiết suất từ nước tiểu phụ nữ có thai và nhau thai.
Bản chất hóa học là glycoprotein.
Đơn vị tính là UI/kg.
Trên thị trường được bán dưới dạng ống thủy tinh 10000 UI/ống.
3.3.3 Chất kháng dopamine
Chất kháng dopamine là chất dẫn truyền thần kinh.
Hầu hết các cá biển và các loài cá hồi có thể được kích thích sinh sản bằng
LRHa đơn độc nhưng đối với các loài cá nước ngọt thì chất kháng dopamine có vai trò
chống lại dopamine, một chất ức chế sự tiết kích dục tố từ não thùy.
Chất kháng dopamine thường sử dụng là Domperidone (DOM) trên thị trường
chính là các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa, chống đầy hơi, ăn không tiêu như Motilium-M
với khối lượng là 10 µg/viên.
3.3.4

Hóa chất khử dính trứng
Chúng tôi dùng Tanin để khử dính trứng.

3.4

Đối Tượng Nghiên Cứu

Đối tượng được sử dụng nghiên cứu là cá lăng vàng (Mystus nemurus).


8

3.5

Phương Pháp Nghiên Cứu

3.5.1 Cho cá sinh sản
3.5.1.1 Nguồn gốc cá bố mẹ
Cá bố mẹ được nuôi từ nhỏ ở trong ao cùng với các loài cá khác như lăng nha,
lăng hầm.
3.5.1.2 Nuôi vỗ cá bố mẹ
Hằng ngày cho ăn cá biển sống. khối lượng thức ăn cá là 5kg.
3.5.1.3 Chọn lựa cá lăng bố mẹ
– Cá bố mẹ có ngoại hình đẹp, không dị tật.
– Cá cái có lỗ sinh dục ửng hồng.
– Cá đực có gai sinh đực dài, cuối gai có màu đỏ.
– Dùng que thăm trứng cá: trứng cá phải có màu vàng và rời nhau.
3.5.1.4 Kích thích sinh sản
Cá lăng bố mẹ được lựa chọn tiêm chất kích thích sinh sản: LRHa + DOM.
+ Cá cái: 100 µg/kg
+ Cá đực: 1/3 liều cá cái.
Sau khi tiêm, cho cá vào giai đặt dưới ao.
Thời gian hiệu ứng 6 – 7 giờ.
3.5.1.5 Cho cá sinh sản
Sau 6 – 7 giờ tiến hành vuốt trứng cá ra một thau nhựa nhỏ, không cho nước
rơi vào trứng.
Mổ cá đực dùng kẹp lấy buồng tinh ra, cho vào cốc sứ, nghiền nhỏ và cho vào

trứng. Thêm vào một ít nước và khuấy đều khoảng 30 giây cho sự thụ tinh diễn ra
hoàn toàn.


9

Khử dính trứng bằng dung dịch tanin 0,5%o. Khử dính trứng phải được tiến
hành thật nhanh và cho vào bình sốc nhiệt.
3.5.2

Sốc trứng

3.5.2.1 Pha nước
Dùng nước ấp trứng cho vào thùng xốp thể tích khoảng 15 lít.
Vì trong nước đá chứa nhiều hóa chất gây hại cho trứng nên phải cho nước đá
vào túi nylông ngăn không cho nước đá tiếp xúc với nước sốc trứng.
Khi nước trong thùng xốp đạt được như mong muốn lấy bớt nước đá ra.
Để duy trì nhiệt độ đó thì tỉ lệ nước đá bằng 1/7 – 1/4 thể tích nước trong
thùng.
3.5.2.2 Cấu tạo bình sốc trứng
Trên thế giới các nhà khoa học đã sử dụng nhiều dụng cụ để sốc trứng. Một số
dụng cụ:
– Rottman và ctv (1991) đã sử dụng bình sốc áp lực thuỷ tĩnh (Hình 3.1).
Trứng thụ tinh được cho vào bình, sau đó chỉnh áp suất như dự định.


10

Hình 3.1 Bình sốc áp suất thuỷ tĩnh để tạo cá tam bội thể
– Fast và Quin (1998) sử dụng dụng cụ sốc nhiệt cho trứng là ống thuỷ tinh

glexi hình trụ, đáy được bịch bằng lưới có mắt lưới nhỏ hơn 0,5 mm và bình đựng
nước đá.
o

– Nguyễn Thị Nga (1997) sử dụng tủ lạnh có thể điều chỉnh được nhiệt độ từ

0-10 C.
– Đầu tiên chúng tôi cho trứng cá đã thụ tinh dính vào giá thể để sốc, chúng tôi
thực hiện rất nhiều lần nhưng đều thất bại. Tỉ lệ thụ tinh là 0%. Nguyên nhân là do
trứng hay bị dính vào nhau rất nhiều, một số bị rơi ra khỏi xuống đáy làm cho trứng bị
chết khi ấp. Sau nhiều lần như vậy chúng tôi phải khử dính trứng cho vào dung cụ sốc
riêng. Dụng cụ này đảm bảo được nhiệt độ ổn định và cung cấp ôxy đầy đủ cho trứng.
Dụng cụ sốc trứng là chai nước suối được cắt bỏ phần đáy, phần miệng chai được nối
với máy sục khí. Khi sốc trứng, có một luồng không khí từ dưới lên làm cho trứng lơ
lửng như ấp trong bình weis.


11

Hình 3.2 Bình dùng để sốc nhiệt
3.5.2.2 Sốc trứng
– Theo Rottman và ctv (1991), ở cá trắm cỏ, trứng sau khi thụ tinh 4-5 phút
cho vào bình sốc áp lực. Áp suất trong bình được chỉnh 7000-8000 pound/inch vuông,
thời gian sốc là 90 giây. Với điều kiện sốc như trên thì tỉ lệ tam bội từ 80-100%. Ở cá
hồi, sốc ở 7000 pound/inch vuông, ở nhiệt độ bình thường thời gian sốc là 40 phút, ở
nhiệt độ 9,4 oC thời gian sốc là 4 phút. Với điều kiện như vậy, tỉ lệ tam bội là
90-100%.
– Theo Kuzminski và Woznicki (2004), sau khi thụ tinh 20 phút, sốc trứng cá
hồi ở 9500 pound/inch vuông trong 5 phút ở nhiệt độ 10oC. Tỉ lệ tam bội cũng đạt từ
80-100%.

– Theo Fast và Quin (1998 ) thì kĩ thuật sốc trứng như sau:
• Trứng đượt vuốt từ một hay nhiều cá cái đã được tiêm HCG. Tránh
không cho nước tiếp xúc với trứng.


Buồng tinh được nghiền nát cho vào vào một ít nước.



Trứng và tinh dịch được trộn trong 2,5 phút.


12

• Cho trứng đã thụ tinh vào ống thuỷ tinh glexi hình trụ, phần đáy được bịt
bởi tấm lưới có mắt lưới nhỏ hơn 0,5 mm.

Đặt ống thuỷ tinh và trứng vào bình nước đá ở nhiệt độ từ 4-5oC trong
20- 30 phút.


Với phương pháp trên thì tỉ lệ tam bội thu được từ 90-100%.
– Nguyễn Thị Nga (1997) cũng gây tam bội cá trê vàng theo phương pháp sốc
nhiệt như Fast và Quin (1998) nhưng thời gian sốc từ 30-40 phút.
Với phương pháp đó thì tỉ lệ tạo tam bội rất cao khoảng 95% và tỉ lệ sống rất
cao.
– Chúng tôi sốc trứng như sau:


Vuốt trứng cá vào một thau nhựa nhỏ, không cho nước tiếp xúc trứng.




Buồng tinh cá đực được nghiền nát, cho thêm một ít nước và thụ tinh cho

trứng.
• Khuấy trứng nhẹ nhàng bằng lông gà trong 1,5 phút để cho sự thụ tinh
diễn ra hoàn toàn.


Khử dính trứng bằng dung dịch tanin 0,5%o.

Cho trứng vào bình sốc. Trong thời gian sốc luôn theo dõi nhiệt độ trong
bình. Với thời gian sốc khoảng từ 15-20 phút thì nhiệt độ trong bình chỉ chênh
lệch nhau 0,5oC.


Khi sốc trứng đủ thời gian, nhằm tránh làm cho trứng bị sốc thêm một lần nữa
(điều này có thể làm cho trứng bị hư nhiều hơn nữa), phải nâng nhiệt độ nước lên từ từ
bằng với nhiệt độ nước môi trường thì cho trứng vào bình ấp.


13

Hình 3.3 Sốc trứng
3.6

Bố Trí Thí Nghiệm
Chúng tôi tiến hành 9 thử nghiệm (T):
Thử nghiệm 1 (T1): sốc trứng ở 2oC trong 15 phút

Thử nghiệm 2 (T2): sốc trứng ở 2oC trong 20 phút
Thử nghiệm 3 (T3): sốc trứng ở 4oC trong 15 phút
Thử nghiệm 4 (T4): sốc trứng ở 4oC trong 20 phút
Thử nghiệm 5 (T5): sốc trứng ở 6oC trong 15 phút
Thử nghiệm 6 (T6): sốc trứng ở 6oC trong 20 phút
Thử nghiệm 7 (T7): sốc trứng ở 8oC trong 15 phút
Thử nghiệm 8 (T8): sốc trứng ở 8oC trong 20 phút
Sau khi sốc nhiệt, cho trứng vào bình weis để ấp. Khoảng 24-30 giờ thì cá nở.


14

3.7

Chăm Sóc Cá Bột
Giai đoạn cá bột từ 3 đến 7 ngày tuổi cho ăn Moina 2 lần/ngày.
Thay nước cá hàng ngày.
Giai đoạn cá từ 7 đến 15 ngày tuổi cho ăn trùn chỉ.
Từ 15 ngày tuổi cho cá ra giai và cho cá ăn thức ăn viên và thịt cá băm nhỏ.
Lượng thức ăn luôn đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của cá.

3.8

Khảo Sát Tế Bào Máu Cá

3.8.1 Cấu tạo máu cá
Hồng cầu (Erythrocytes)
– Ở động vật có vú, hồng cầu có hình dĩa, không có nhân. Hồng cầu của cá là
tế bào có nhân hình tròn.
– Tế bào hồng cầu của máu cá có dạng hình bầu dục, có nhân. Có kích thước

tùy vào loài, trọng lượng của cá.
– Thành phần của máu:
Hồng cầu (Erythrocytes)
Huyết cầu
(Blood cell)

Bạch cầu (Leukocytes)
Tiểu cầu (Thrombocytes)
Fibrinogen

Huyết tương
(Plasma)

Nước
Protein
Huyết thanh
Mỡ
Chất thể rắn

.

Đường
Muối vô cơ


15

3.8.2 Phương pháp xem tế bào máu
Dùng kéo cắt đuôi cá hoặc dùng kim tiêm hút máu cá ở động mạch lưng.
Hút một ít máu vào ống pha loãng hồng cầu.

Pha loãng hồng cầu và nhuộm bằng dung dịch Marano + Giemsa.
Cho hồng cầu pha loãng vào buồng đếm hồng cầu.
Xem hồng cầu bằng kính hiển vi ở vật kính 40x và có trắc vi thị kính. Kích
thước hồng cầu được tính bằng công thức
A
Kích thước hồng cầu =

x 1000 (µm)
10 x 40

A: Số vạch đo được trên trắc vi thị kính.
Hồng cầu có dạng hình bầu dục, có nhân lớn nằm chính giữa. Nhân cũng có
hình bầu dục như hồng cầu.
3.9

Các Chỉ Tiêu Theo Dõi

3.9.1 Tỉ lệ thụ tinh (%)
Xác định tỉ lệ thụ tinh sau 6-7 giờ kể từ thời điểm bắt đầu cho trứng vào ấp vì
lúc này trứng ở giai đoạn phôi vị. Trứng thụ tinh có màu vàng trong, còn trứng hư có
màu trắng đục.
Tổng trứng thụ tinh
Tỉ lệ thụ tinh =

x 100%
Tổng trứng quan sát

3.9.2 Tỉ lệ nở (%)
Xác định bằng cách lấy ra 30 trứng đã thụ tinh cho ra bình ấp riêng. Khi cá nở
hết thì tính tỉ lệ nở.

Tổng trứng nở
Tỉ lệ nở =

x 100%
Tổng trứng thụ tinh


×