Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN PHẨM NUTRIBULL LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH VỚI VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN PHẨM NUTRIBULL LÊN SỰ
TĂNG TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH VỚI
VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri TRÊN CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)

Họ và tên sinh viên: ĐẶNG THỊ HUYỀN TRANG
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2005 - 2009

Tháng 9/2009


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN PHẨM NUTRIBULL LÊN SỰ TĂNG
TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH VỚI VI KHUẨN
Edwardsiella ictaluri TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

Tác giả

ĐẶNG THỊ HUYỀN TRANG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư nghành
Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S: Ong Mộc Quý
PGS.TS: Lê Thanh Hùng



Tháng 9 /2009
i


TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá hiệu quả của sản phẩm NUTRIBULL lên sự tăng trưởng và
khả năng kháng bệnh với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trên cá tra” được tiến hành
nhằm đánh giá hiệu quả của sản phẩm Nutribull đối với sự tăng trưởng, hiệu quả sử
dụng thức ăn, tỉ lệ sống và việc tăng cường khả năng kháng bệnh của cá tra đối với vi
khuẩn Edwardsiella ictaluri trong điều kiện nuôi bể ximăng.
Đề tài đã được thực hiện từ 24/4/2009 đến 13/7/2009 tại Trại Thực Nghiệm
Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng thí nghiệm là cá tra. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức (NT) mỗi
nghiệm thức lặp lại 4 lần (tương ứng với 3 lô) và được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn
ngẫu nhiên trong 12 giai.
Thí nghiệm 1: Đánh giá sự ảnh hưởng của Nutribull lên sự tăng trưởng, tỉ lệ
sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra
Cho cá ăn khẩu phần thức ăn có bổ sung lượng sản phẩm NUTRIBULL khác
nhau ở các nghiệm thức tương ứng như sau: NT0 (Đối chứng) không bổ sung
NUTRIBULL, NTI bổ sung 0,1% NUTRIBULL (1kg/1 tấn thức ăn), NTII bổ sung
0,2% NUTRIBULL (2kg/1 tấn thức ăn).
Sau 10 tuần thí nghiệm cho thấy việc bổ sung sản phẩm NUTRIBULL ảnh
hưởng tốt đến tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỉ lệ sống (bổ sung 0,2% cho kết
quả tốt hơn 0,1%).
Thí nghiệm 2: Đánh giá tác động của Nutribull lên khả năng đề kháng của cá
tra đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
Tiến hành gây cảm nhiểm với dung dịch vi khuẩn Edwardsiella ictaluri (có
nồng độ 107 CFU/mL). Sau 14 ngày tỷ lệ sống ở NT bổ sung 0,1% NUTRIBULL
không có sự khác biệt so với NT đối chứng. Tuy nhiên, khi tăng lượng bổ sung lên

0,2% NUTRIBULL thì tỷ lệ sống tăng từ 10 – 30% so với lô đối chứng, sự khác biệt
rất có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05)

ii


LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản
Quý thầy cô ở trường cùng quý thầy cô Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông
Lâm Tp Hồ Chí Minh đã dìu dắt và truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức quý báu.
Đặc biệt chúng tôi vô cùng biết ơn thầy Lê Thanh Hùng và thầy Ong Mộc Quý đã tận
tình giảng dạy, hướng dẫn để chúng tôi hoàn thành khóa luận này.
Các anh nhân viên Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, Trường Đại
Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện
đề tài
Công ty NUTRIWAY đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi thực hiện đề tài
Chúng con xin cảm ơn ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình đã
nuôi nấng dạy dỗ và luôn ở bên cạnh hỗ trợ về tinh thần và vật chất đồng thời tạo mọi
điều kiện cho chúng con trong suốt quá trình theo học tại trường.
Cuối cùng chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên lớp DH05NT và
các bạn sinh viên Khoa Thủy Sản khóa 31 đã động viên và giúp đỡ chúng tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài.
Do kiến thức chuyên môn còn hạn chế, thời gian thực hiên đề tài có hạn nên
không thể tránh khỏi những những thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong được sự đóng
góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !

iii



MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT

ii

LỜI CẢM TẠ

iii

MỤC LỤC

iv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

iv

DANH SÁCH CÁC BẢNG

vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ

viii

Chương 1 MỞ ĐẦU


1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu đề tài

2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Một số đặc điểm sinh học của cá tra

3

2.1.1 Vị trí phân loại

3

2.1.2 Đặc điểm hình thái

3

2.1.3 Đặc điểm sinh thái

4


2.2 Sơ lược về bệnh gan thận mủ

6

2.2.1 Nguyên nhân gây bệnh

7

2.2.2 Đường lây truyền

7

2.2.3 Triệu chứng

8

2.2.4 Bệnh tích

8

2.2.5 Khả năng bùng phát bệnh

8

2.3 Sản phẩm Nutribull

9

2.3.1 Giới thiệu sản phẩm Nutribull


9

2.3.2 Thành phần sản phẩm Nutribull

9

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

16

3.2 Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu

16

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu

16
iv


3.2.2 Dụng cụ và nguyên liệu thí nghiệm

16

3.2.3 Nguồn nước


17

3.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm

17

3.3.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá tác động của Nutribull lên sự tăng trưởng, tỉ lệ sống và
17

hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra

3.3.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá tác động của Nutribull lên khả năng đề kháng bệnh của
cá tra đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri

20

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

25

4.1 Các chỉ tiêu chất lượng nước

25

4.2 Kết quả phân tích thức ăn

30

4.3 Sự tăng trưởng


31

4.4 Hệ số gan - thể trọng (HSI) và hệ số mỡ - thể trọng (ASI)

34

4.5 Tác động của Nutribull lên khả năng đề kháng bệnh với vi khuẩn
36

Edwardsiella ictaluri
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

39

5.1 Kết luận

39

5.2 Đề nghị

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

41

PHỤ LỤC

v



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SECFDL

Southeastern Cooperative Fish Laboratory

CFU

Đơn vị tạo thành khuẩn lạc (Colony Forming Unit)

E. Ictaluri

Edwardsiella Ictaluri

BHIA

Brain heart infusion Agar

TSA

Trytone Soya Agar

DGL

D-glucurono-3,6-lactone

DGA

D-glucuronic acid


DNA

Deoxyribonucleic acid

RNA

Ribonucleic acid

SGR

Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specific growth rate)

WG

Tăng trọng (Wieght Gain)

SR

Tỉ lệ sống (Survival rate)

FCR

Food conversion ratio

HSI

Hệ số gan/thể trọng (Hepato – Somatic Index)

ASI


Hệ số mỡ/thể trọng (Adipose – Somatic Index)

CLN

Chất lượng nước

pH

Potentio hydrogen

DO

Oxy hòa tan (Disolved Oxygen)

NT

Nghiệm thức

IHNV

Infectious Hematopoietic Necrosis Virus

TL

Trọng lượng

TB

Trung bình


SS

Sai số

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 3.1: Thành phần cơ bản của thức ăn ở các nghiệm thức

20

Bảng 3.2: Các phản ứng sinh hóa trong bộ định danh

25

Bảng 3.3: Các phản ứng, thuốc thử và cách đọc kết quả của
bộ test IDS 14GNR

26

Bảng 4.1: Các thông số chất lượng nước

27

Bảng 4.2: Kết quả phân tích thức ăn


33

Bảng 4.3: Tăng trọng và tỉ lệ sống của cá cuối thí nghiệm

34

Bảng 4.4: Lượng thức ăn và hệ số biến đổi thức thức ăn của cá tra
qua 66 ngày thí nghiệm

36

Bảng 4.5: Hệ số gan / thể trọng và hệ số mỡ / thể trọng của cá
sau 10 tuần thí nghiệm

37

Bảng 4.6: Kết quả gây cảm nhiễm cá tra với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri

39

Bảng 4.7: Tỉ lệ sống của cá sau 14 ngày ở các lô thí nghiệm với
vi khuẩn Edwardsiella ictaluri

40

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1: Hình thái ngoài của cá tra

4

Hình1.2: Cá tra bệnh xuất hiện nhiều đốm trắng trên gan (L), thận (K) và tụy tạng (S)
(Từ Thanh Dung và ctv, 2003)

8

Hình 2.1: Công thức cấu tạo của Glucuronolactone

10

Hình 2.2: Sự chuyển hóa cân bằng qua lại giữa DGA & DGL

11

Hình 2.3: Công thức cấu tạo của Beta – Glucan

12

Hình 2.4: Cơ chế tác động của beta – glucan

13

Hình 2.5: Công thức cấu tạo của nucleotide


14

Hình 2.6: Cấu trúc thành phần của nucleotide phổ biến

16

Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

19

Hình 3.2: Hệ thống bể thí nghiệm

22

Hình 3.3: Các biểu hiện bên trong của cá tra bị bệnh gan thận mủ

23

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

Trang

Đồ thị 4.1: Biến động nhiệt động vào buổi sáng trong 10 tuần thí nghiệm

27

Đồ thị 4.2: Biến động nhiệt động vào buổi chiều trong 10 tuần thí nghiệm

27


Đồ thị 4.3: Dao động pH vào buổi sáng trong 10 tuần thí nghiệm

28

Đồ thị 4.4: Dao động pH vào buổi chiều trong 10 tuần thí nghiệm

28

Đồ thị 4.5: Biến động oxy hòa tan vào buổi sáng trong 10 tuần thí nghiệm

30

Đồ thị 4.6: Biến động oxy hòa tan vào buổi chiều trong 10 tuần thí nghiệm

30

Đồ thị 4.7: Hàm lượng amonia không phân li qua 10 tuần thí nghiệm

31

Đồ thị 4.8: Hệ số tăng trưởng đặc biệt của cá tra ở các nghiệm thức

34

Đồ thị 4.9: Tỉ lệ sống của cá tra ở các nghiệm thức

34

Đồ thị 4.10: Lượng ăn tuyệt đối của cá tra ở các nghiệm thức


35

Đồ thị 4.11: Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra ở các nghiệm thức

36

Đồ thị 4.12: Hệ số gan / thể trọng và hệ số mỡ / thể trọng của cá sau 10 tuần

37

Đồ thị 4.13: Tỉ lệ sống của cá tra sau 14 ngày gây cảm nhiễm với
vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
viii

39


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong tình hình hiện nay khi sản lượng khai thác cá ngày càng giảm nhưng
nhu cầu thực phẩm của con người ngày càng tăng. Vì vậy, mục tiêu đặt ra là phải đẩy
mạnh nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) nhằm sản xuất ra thực phẩm cung cấp cho con
người.
Trong những năm gần đây ngành NTTS đã có những bước phát triển nhanh
chóng và đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh tế thế giới
đặc biệt là ngành nuôi cá tra, một loài cá có giá trị kinh tế lớn. Để có hiệu quả cao
trong sản xuất người nuôi đã áp dụng mọi biện pháp nhằm nâng cao năng suất đồng
thời tránh được sự ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng do ảnh hưởng của các hoạt

động nuôi như: tình trạng nhiễm hoá chất và kháng sinh trong thuỷ sản làm ảnh hưởng
tới sức khoẻ của người tiêu thụ, tình trạng lan truyền mầm bệnh ở các vùng nuôi do
hoạt động di giống, nhập giống thủy sản trên toàn cầu và tình trạng cấp thoát nước bừa
bãi. Hiện nay, sự phát triển vùng nuôi thiếu quy hoạch và đầu tư lâu dài đã trở thành
một nguy cơ trước mắt đối với nhiều nước phát triển NTTS quá nhanh. Vì vậy, nếu
những người nuôi không có được những giải pháp nhanh chóng, hiệu quả và đồng nhất
thì không thể phát triển NTTS bền vững được. Để làm được điều đó ngoài các vấn đề
về kỹ thuật nuôi và sản xuất giống để có thể nâng cao năng suất và chất lượng thuỷ sản
thì việc cho ăn thức ăn chất lượng, hiệu quả và phù hợp cũng là một vấn đề hết sức
quan trọng trong NTTS. Chính vì vậy, việc có được những đánh giá toàn diện về bất
cứ hoạt động NTTS nào đều hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực tế đó các nhà sản xuất dần cho ra các sản phẩm nhằm đáp
ứng được những nhu cầu. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường đòi
hỏi các nhà sản xuất phải liên tục tăng chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm
để đem lại hiệu quả trong việc tăng cường sức khỏe và hạn chế việc sử dụng hóa chất
và kháng sinh trong NTTS nhưng vẫn góp phần quan trọng cho sự phát triển NTTS
1


bền vững. Đồng thời sản phẩm cũng phải hết sức nhanh nhạy trong công tác xúc tiến
thương mại để chiếm lĩnh thị trường nhằm góp phần đưa đến cho người tiêu dùng sản
phẩm sạch và đảm bảo được chất lượng.
Theo sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm chúng tôi
tiến hành đề tài: “Đánh giá hiệu quả của sản phẩm NUTRIBULL lên sự tăng trưởng và
khả năng kháng bệnh đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trên cá tra”.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài “Đánh giá hiệu quả của sản phẩm NUTRIBULL lên sự tăng trưởng và
khả năng kháng bệnh đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trên cá tra” được thực
hiện nhằm những mục tiêu sau:
• Đánh giá tác động của NUTRIBULL lên sự tăng trưởng, tỉ lệ sống và

hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra
• Đánh giá hiệu quả của việc cho ăn NUTRIBULL lên việc tăng cường
khả năng kháng bệnh của cá tra đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số đặc điểm sinh học của cá tra
2.1.1 Vị trí phân loại
Cá tra có vị trí phân loại như sau:
Nghành: Chordata (Có dây sống)
Nghành phụ: Gnathostomata (Có xương sống)
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)

Hình 1.1: Hình thái ngoài của cá tra
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Cá tra có thân dài dẹp ngang, không có vẩy bao phủ, có màu xanh nhạt dần hai
bên hông, bụng màu trắng bạc. Đầu nhỏ vừa phải, rộng và dẹp bằng, mắt tương đối to,
miệng rộng, phần sau hơi dẹp bên, có hai đôi râu, râu hàm trên ngắn hơn nửa chiều dài
đầu, râu hàm dưới ngắn bằng ¼ chiều dài đầu, có răng lá mía và khẩu cái rất mịn tạo
thành vòng cung. Vây lưng và vây đuôi màu xám đen phần cuối của vây đuôi màu hơi
3



đỏ. Vây lưng và vây ngực có gai cứng mang răng cưa ở mặt sau. Vây hậu môn tương
đối dài (Trần Thanh Xuân, 1994).
2.1.3 Đặc điểm sinh thái
¾ Sự phân bố
Cá tra phân bố ở khu vực sông Mê kông, có mặt ở cả 4 nước Việt Nam, Lào,
Campuchia và Thái Lan. Ở nước ta, những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản
nhân tạo, cá bột và cá tra giống được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành
chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong địa phận tự nhiên Việt Nam, do cá có tập tính di
cư ngược dòng sông Mê Kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên. Khảo sát chu
kỳ di cư của cá tra ở địa phận Campuchia cho thấy cá ngược dòng từ tháng 10 đến
tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm (www.fistenet.gov.vn).
¾ Các yếu tố môi trường
Nhiệt độ: cá tra là loài chịu lạnh kém vì cá tra là một trong những loài đặc
trưng cho loài phân bố ở vùng nhiệt đới. Ở nhiệt độ 15oC cường độ bắt mồi của cá
giảm nhưng cá vẫn sống, ở nhiệt độ 39oC cá sẽ bơi lội không bình thường (Trần Thanh
Xuân, 1994).
pH: cá tra có khả năng chịu đựng pH từ 5 – 11 nhưng pH thích hợp cho cá
phát triển từ 6,5 – 7,5. Ở pH = 5 cá có biểu hiện mất nhớt, các đôi râu teo dần, hoạt
động chậm chạp, khi pH = 11 cá sẽ mất nhớt và hoạt động lờ đờ
Độ mặn: cá có khả năng chịu đựng độ mặn ở mức 10 o/oo (Mai Đình Yên và
ctv, 1992)
Oxy hòa tan: cá tra chịu được hàm lượng oxy hòa tan thấp vì chúng có da là cơ
quan hô hấp phụ. Do đó, cá có thể nuôi trong các ao nước tù, nước bẩn, nơi có nhiều
chất hữu cơ hay nuôi trong bè có mật độ dày.
¾ Đặc điểm sinh trưởng
Cá sau khi nở tiêu hết noãn hoàng, có chiều dài từ 1 – 1,5 cm. Sau 14 ngày
ương cá có thể đạt chiều dài trung bình từ 2 – 2,3 cm và có khối lượng trung bình là
0,25 g. Cá ương 5 tuần tuổi có chiều dài từ 5 – 6 cm và trọng lượng cá từ 1,28 – 1,5
g/con. Sau một năm nuôi cá có thể đạt trọng lượng 1,5 kg, sau 3 – 4 năm cá đạt 3 – 4
kg. Tất nhiên tốc độ tăng trưởng của cá tùy thuộc rất nhiều vào mật độ, chất lượng và

số lượng thức ăn được cung cấp (Trần Thanh Xuân, 1994).
4


¾ Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra khi hết noãn hoàng thích ăn mồi tươi sống. Vì vậy, chúng ăn thịt lẫn
nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không được cho ăn
đầy đủ. Ngoài ra, khi khảo sát cá bột vớt trên sông còn thấy trong dạ dày của chúng
còn có rất nhiều phần cơ thể và mắt cá con các loài cá khác. Dạ dày của cá phình to
hình chữ U và co giãn được, ruột cá tra ngắn, không gấp khúc lên nhau mà dính vào
màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục. Dạ dày to và ruột ngắn là đặc
điểm của cá thiên về ăn thịt. Ngay khi vừa hết noãn hoàng cá thể hiện rõ tính ăn thịt và
ăn lẫn nhau. Do đó, để tránh hao hụt do ăn nhau trong bể ấp cần nhanh chóng chuyển
cá ra ao ương. Trong quá trình ương nuôi thành cá giống trong ao chúng ăn các loài
phù du động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng và các thức ăn nhân tạo. Khi
cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi
loại thức ăn. Trong ao nuôi cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác
nhau như cám, rau, động vật đáy.
¾ Đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục của cá tra đực là 2 tuổi và cá cái 3 tuổi, trọng lượng cá thành
thục lần đầu từ 2,5 – 3 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên sông ở địa phận
của Campuchia và Thái Lan. Ngay từ năm 1966, Thái Lan đã bắt cá tra thành thục trên
sông (trong đầm Bung Borapet) và kích thích sinh sản nhân tạo thành công. Sau đó
nghiên cứu nuôi vỗ cá tra trong ao. Đến năm 1972, Thái Lan công bố quy trình sinh
sản nhân tạo cá tra với phương pháp nuôi vỗ cá bố mẹ thành thục trong ao đất.
Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp) nên nếu chỉ nhìn hình
dáng bên ngoài thì khó phân biệt cá đực, cái. Ở thời kỳ thành thục, tuyến sinh dục ở cá
đực phát triển lớn gọi là buồng tinh hay tinh sào, ở cá cái gọi là buồng trứng hay noãn
sào. Tuyến sinh dục của cá tra bắt đầu phân biệt đực cái từ giai đoạn II tuy màu sắc
chưa khác nhau nhiều. Các giai đoạn sau, buồng trứng tăng về kích thước, hạt trứng

màu vàng, tinh sào có hình dạng phân nhánh, màu hồng chuyển dần sang màu trắng
sữa. Hệ số thành thục của cá tra khảo sát được trong tự nhiên từ 1,76 – 12,94 (cá cái)
và từ 0,38 – 2,1 (cá đực) ở cá đánh bắt tự nhiên trên sông cỡ từ 8 – 11 kg (Nguyễn Văn
Trọng, 1989). Trong ao nuôi vỗ, hệ số thành thục cá tra có thể đạt tới 19,5 %.
5


Mùa vụ thành thục của cá tra trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 – 6 dương lịch,
cá có tập tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp
thuộc địa phận Campuchia và Thái Lan, không đẻ tự nhiên ở phần sông của Việt Nam.
Cá đẻ trứng dính vào giá thể thường là rễ của loài cây sống ven sông. Sau 24 giờ, thì
trứng nở thành cá bột và trôi về hạ nguồn. Khi sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành
thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong tự nhiên (từ tháng 3 dương lịch hàng năm), cá tra
có thể tái phát dục 1 – 3 lần trong một năm.
Số lượng trứng đếm được trong buồng trứng (hay còn gọi là sức sinh sản tuyệt
đối) của cá tra từ hai trăm ngàn đến vài triệu trứng. Sức sinh sản tương đối có thể đạt
tới một trăm ba mươi lăm trứng/kg cá cái. Kích thước của trứng cá tra tương đối nhỏ
và có tính dính. Trứng sắp đẻ có đường kính trung bình 1 mm. Sau khi đẻ ra và hút
nước đường kính trứng khi trương nước có thể tới 1,5 – 1,6 mm.
2.2 Sơ lược về bệnh gan thận mủ
Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1976 trên cá da trơn nuôi trong ao
tại Mỹ. Mẫu cá được lấy từ Alabama và Georgia để kiểm tra bởi tổ chức SECFDL
(Southeastern Cooperative Fish Laboratory), Trường Đại Học Auburn. Bệnh này do
một loài vi khuẩn Gram âm là Edwardsiella ictaluri gây ra.
Năm 1981 vi khuẩn gây bệnh được định danh là do Edwardsiella ictaluri.
Bệnh mủ gan được phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam năm 1992. Đây là một bệnh
gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hộ nuôi cá tra, basa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Tỉ lệ xuất hiện bệnh mủ gan trên cá tra khoảng (61%) không cao hơn nhiều so với các
bệnh khác như bệnh phù đầu (51,2%) (Trần Anh Dũng, 2005)…nhưng tỷ lệ chết là cao
nhất (60 – 80 %) (Crumlish và ctv, 2002) làm giảm năng suất đáng kể trong các hệ

thống nuôi.

6


Hình1.2: Cá tra bệnh xuất hiện nhiều đốm trắng trên gan (L), thận (K) và lách (S)
(Từ Thanh Dung và ctv, 2003)
Đây là bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng. Vì vậy, việc tìm hiểu về bệnh mủ gan
trên cá tra, basa nhằm tìm ra biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả là mối quan tâm hàng
đầu của các nhà nghiên cứu thủy sản.
2.2.1 Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh gan thận mủ trên cá tra, cá basa do nhóm vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
gây ra (Crumlish và ctv, 2002). Vi khuẩn E. ictaluri thuộc họ Enterbacteriaceae là vi
khuẩn gram âm, hình que, kích thước 1 x 2 – 3 μm, không sinh bào tử, là vi khuẩn yếm
khí tùy tiện, phản ứng catalase dương tính, oxidase âm tính, không oxy hoá, lên men
trong môi trường glucose. Vi khuẩn có thể phân lập từ mẫu cá bệnh (gan, thận, lách).
Chúng tăng trưởng chậm trên môi trường nuôi cấy, cần từ 36 – 48 giờ ở 28 – 30oC để
phát triển mọc thành khuẩn lạc nhỏ trên thạch BHIA (Brain heart infusion Agar), vi
khuẩn tăng trưởng chậm hoặc không tăng trưởng khi ủ ở 37oC (Valerie và ctv, 1994).
(Nguồn />2.2.2 Đường lây truyền
E.ictaluri có thể nhiểm cho cá bằng hai đường khác nhau. Vi khuẩn trong
nước có thể qua đường mũi của cá xâm nhập vào cơ quan khứu giác và di chuyển vào
dây thần kinh khứu giác, sau đó vào não (Miyazaki và Plumb, 1985; Shotts và ctv,
1986). Bệnh lan rộng từ màng não đến sọ và da, E. ictaluri cũng, có thể xâm nhiễm
7


qua đường tiêu hoá, qua niêm mạc ruột vào máu gây nhiễm trùng máu (Shotts và ctv,
1986). Bằng con đường này vi khuẩn vào mao mạch trong biểu bì gây hoại tử và mất
sắc tố của da. Cá da trơn còn nhiễm E.ictaluri qua đường miệng gây nhiễm khuẩn ruột.

Bệnh tiến triển gây viêm ruột, viêm gan và viêm cầu thận trong vòng 2 tuần sau khi
nhiễm bệnh (Shotts và ctv, 1986). Tóm lại, vi khuẩn E. ictaluri có thể xâm nhập vào
cơ thể cá từ môi trường nước qua da, qua mang cá và qua miệng bằng đường thức ăn
để gây bệnh mủ gan cho cá.
2.2.3 Triệu chứng
Mức độ nhẹ: Bên ngoài thân cá bình thường không biểu hiện xuất huyết, mắt
hơi lồi nhưng khi mổ ra thì gan, thận, tỳ tạng có nhiều đốm trắng (như đốm mủ)
Mức độ nặng: Cá bệnh bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước, cá thường nhào lộn và
xoay tròn. Khi bệnh nặng cá không phản ứng với tiếng động. Một số cá xuất huyết tất
cả các vi hoặc xuất huyết toàn thân. Có khi nhấc lên khỏi mặt nước máu sẽ chảy ra từ
da và mang cá. Một số cá bệnh còn biểu hiện màu sắc nhợt nhạt, có nhiều bệch lớn,
nhỏ trên da. Số lượng cá chết hằng ngày khá cao và tỷ lệ tăng dần.
2.2.4 Bệnh tích
Gan, thận cá bị sưng rất to, thận có hiện tượng nhũn, lách sưng to. Trên gan,
thận, lách xuất hiện nhiều đốm trắng tròn, đường kính khoảng 1 – 3 mm khắp bề mặt
và cả bên trong cơ quan. Những đốm trắng này có chứa dịch hơi đặc. Khi cấy những
đốm trắng này lên môi trường thạch sau 24 giờ thấy xuất hiện các khuẩn lạc thuần
nhất. Còn khi cá bị bệnh đốm trắng do vi khuẩn thì các đốm trắng nổi rất nhiều, lộ rõ
trên bề mặt và xuất hiện trên cả ba cơ quan là gan, thận và lách.
2.2.5 Khả năng bùng phát bệnh
Tốc độ lây lan của bệnh gan thận mủ rất nhanh. Trong điều kiện thí nghiệm,
khi có mầm bệnh xâm nhập, khoảng 3 – 4 ngày toàn bộ cá nuôi trong bể đều bị nhiễm
bệnh nếu không có biện pháp chăm sóc và quản lý hệ thống nuôi. Do đó, cần áp dụng
biện pháp phòng bệnh tích cực một cách đồng bộ. Xác cá chết phải chôn và xử lý vôi
bột để hạn chế mầm bệnh lây lan. Không dùng cơ quan nội tạng, máu, mỡ và các phụ
phẩm nhà máy chế biến thuỷ sản làm thức ăn trở lại cho cá tra, basa vì nếu gặp phải
nguồn sản phẩm nhiễm khuẩn, mầm bệnh sẽ tồn tại lâu trong môi trường nước và phát
8



tán, vi khuẩn gây bệnh sẽ lây lan vào ao bè nuôi, lây sang nhiều khu vực nuôi cá khác
gây thành đại dịch.
2.3 Sản phẩm Nutribull
2.3.1 Giới thiệu sản phẩm Nutribull
Nutribull là sản phẩm do công ty Nutriway (Địa chỉ: 238 Quốc lộ 1A, Biên Hòa,
Đồng Nai) sản xuất. Thành phần bao gồm: chất hoạt hóa gan glucuronolactone, beta
1,3 – 1,6 glucan, nucleotide và các acid amine có lợi cho sức khỏe tôm cá. Sản phẩm
có tác dụng tăng cường các chức năng gan, tụy như khử độc và loại thải các chất độc,
phòng ngừa các bệnh ở gan đối với cơ thể đồng thời cải thiện tăng trưởng và tỉ lệ sống
cho cá. Sản phẩm đã được kiểm định là cho hiệu quả tốt ở động vật trên cạn. Tuy
nhiên, cần phải có một vài khảo nghiệm thực tế hiệu quả của nó đối với động vật thủy
sản đặc biệt đối với các loài cá có giá trị kinh tế cao như cá tra.
Thí nghiệm trên cá tra một loài cá có giá trị kinh tế ở Việt Nam nhằm xác định
hiệu quả của Nutribull lên sự tăng trưởng và việc cải thiện sức khỏe cá nuôi.
2.3.2 Thành phần sản phẩm Nutribull
Glucuronolactone

Hình 2.1: Công thức cấu tạo của Glucuronolactone
Glucuronolactone hay D-Glucurono-γ-lactone là một chất chuyển hóa tự nhiên
được tìm thấy trong cơ thể động vật. Theo danh pháp chất hữu cơ được gọi là D –
glucurono – 3,6 – lactone (DGL) là một chất chuyển hóa tự nhiên của glucose và điều
chỉnh sự hình thành của glycogen. Tiền thân của D –glucurono – 3,6 – lactone là D –
glucuronic acid (DGA) ở cùng độ pH sinh lý thì nó cân bằng với glucuronolactone.Vì
9


vậy tại bất kỳ thời gian đã định các hợp chất có thể chuyển đổi qua lại để giữ cân bằng
theo tỷ lệ 50/50 (Hình 2.2).

Hình 2.2 : Sự chuyển hóa cân bằng qua lại giữa DGA & DGL

D – glucuronic acid (DGA) có trong UDP-glucuronic acid là chất được tạo
nên trong gan ở hầu hết các động vật bao gồm cả động vật hữu nhũ. Chúng sẽ thấm
hút chất độc làm cho chất độc bị pha loãng hoặc trở thành dạng dung dịch và dễ dàng
được bài tiết ra bên ngoài. Phản ứng xảy ra được xúc tác bởi enzym UDP –
Glucuronyltransferase. Một số thực vật đường ruột (vi khuẩn đường ruột) có thể sản
xuất enzyme này để hấp thụ hay hòa tan các chất béo, chất độc hoặc thuốc và được
loại bỏ qua phân hoặc nước tiểu bằng cách làm cho glucuronolactone bị bẽ gãy một
phần nối đôi. D – glucuronic acid (DGA) có trong UDP-glucuronic acid được biết đến
với 3 chức năng: khử chất độc suốt quá trình tổng hợp; giải phóng hormone và các
chất khác trong quá trình phân giải. Đồng thời đây là tiền chất để sinh tổng hợp L –
ascorbic acid (vitamine C) trong động vật (đã được công nhận ở động vật có vú và
chuột lang Guinea).
(Nguồn />Glucuronolactone là thành phần phổ biến nó không những cung cấp năng
lượng mà còn tăng sức chịu đựng tốt hơn cho cơ thể động vật. Glucuronolactone còn
được xem như là một chất bảo vệ gan, có tác dụng làm giảm bệnh tật hiệu quả và cải
thiện trạng thái sinh lý và chức năng của gan.
(Nguồn />
10


Beta – glucan
Beta-Glucan là hợp chất sinh học tự nhiên bao gồm beta 1,3 – 1,6 glucan và
Manna Oligosacharide được chiết suất từ vách tế bào nấm men Saccharomyces
cereviae. Các nhà sản xuất chiết xuất beta – glucan từ các tế bào nấm men bằng
phương pháp ly trích.

Hình 2.3: Công thức cấu tạo của Beta – Glucan
Cơ chế tác động của beta - glucan
Beta – glucan được khoa học chứng minh như hàng rào phòng vệ sinh học với
khả năng đáp ứng miễn dịch thông qua đại thực bào và những tế bào miễn dịch nhiều

nhánh (dendritic) về mức độ an toàn và hiệu quả khi sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau. Beta – glucan tăng cường hệ miễn dịch không đặc hiệu bằng việc gây ra phản
ứng miễn dịch trong cơ thể tạo ra một hệ thống phòng thủ chống lại virus, vi khuẩn
xâm lược, nấm và ký sinh trùng hoặc khối u ngoài ra nó cũng là chất chống oxy hóa
mạnh. Đồng thời các beta – glucan làm tăng khả năng thực bào của các tế bào
leukocyte bằng cách gắn vào receptor trên bề mặt tế bào vi khuẩn, đặc biệt trên các
leukocyte thực bào.

11


Hình 2.4: Cơ chế tác động của beta - glucan
Do khả năng tăng cường hệ miễn dịch không đặc hiệu, beta – glucan từ lâu đã
được chế biến và sử dụng trong dược phẩm cho người và ngành chăn nuôi.
Một thành phần quan trọng của beta – glucan là beta 1,3 – 1,6 glucan. Đây là
thành phần cấu thành lớp trong của vách tế bào và cũng là một dưỡng chất bổ sung để
tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Phức hợp này kích thích hệ thống miễn dịch của
cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập như virus và vi khuẩn. Beta 1,3 – 1,6
Glucan tăng cường khả năng hoạt động của các tế bào khác nhau của cơ thể, đặc biệt là
các đại thực bào được phóng thích ra khi có các tác nhân gây hoại tử mô (u, bướu),
interleukins 1 và 6, hydrogen peroxide và gamma interferon. Tất cả chúng đều có khả
năng chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập có kích thước nhỏ. Khả năng đáp ứng
miễn dịch của beta - glucan là tùy vào từng cơ thể, kích hoạt hệ thống miễn dịch trong
toàn bộ cơ thể (Nguồn www.betaglucan.org).
Thành phần beta – glucan thay đổi tùy theo phương pháp ly trích và nguồn
nguyên liệu sử dụng. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh vai trò của beta – glucan trong
kích thích hệ miễn dịch không đặc hiệu ở các loài tôm cá. Ở cá hồi (Salmo salar), khi
gây cảm nhiễm với vi khuẩn gây bệnh Vibrio salmonicida và V. anguillarum, cá sử
dụng beta – glucan bổ sung trong thức ăn đã tăng cường được khả năng chống chịu
bệnh. Thí nghiệm trên cá hồi Đại Tây Dương, bổ sung beta – glucan giúp cá có khả

năng chống chịu bệnh tốt hơn đối với bệnh hoại tử nội tạng gây ra bởi virus IHNV.
12


Tương tự, các loài cá nước ngọt như: cá trê Phi và da trơn Mỹ, bổ sung beta – glucan
sẽ giúp gia tăng sự chống chịu với các vi khuẩn gây bệnh như: Aeromonas hydrophila,
Edwadsiella tarda và E.serillocida (Theo Lê Thanh Hùng, 2008).
Nucleotide
Nucleotide là một hợp chất hóa học gồm có 3 phần chính: một nhóm
heterocyclic, một nhóm đường, và một hay nhiều nhóm phosphate.

Hình 2.5: Công thức cấu tạo của nucleotide
Các nucleotide phổ biến nhất là dẫn xuất của purine hoặc pyrimidine, và
đường ở dạng pentose (đường chứa 5 cacbon) deoxyribose hay ribose. Các nucleotide
là đơn vị cấu trúc của RNA, DNA và nhiều yếu tố khác như: – CoA, flavin adenine
dinucleotide, flavin mononucleotide, adenosine triphosphate và nicotinamide adenine
dinucleotide phosphate.
Các nucleotide liên kết với nhau tạo thành các nucleic acid như DNA
(deoxyribonucleic acid) và RNA (ribonucleic acid). Trong phân tử DNA
(deoxyribonucleic acid) và RNA (ribonucleic acid), các nucleotide được liên kết với
nhau bởi các liên kết phosphodiester tạo thành dạng hợp chất hay dạng chuỗi dài.
Trong sự xắp xếp này 1 nhóm phosphate hoạt động như 1 cầu nối giữa vị trí 5’ của 1
phân tử đường và vị trí 3’ của phân tử đường kế tiếp của nó.

13


Hình 2.6: Cấu trúc thành phần của nucleotide phổ biến
Deoxyribonucleic acid (DNA) là một axit nucleic có chứa các thông tin di
truyền được sử dụng trong việc phát triển và hoạt động của tất cả các sinh vật sống.

Vai trò chính của phân tử DNA là lưu trữ thông tin, DNA là yếu tố cần thiết để xây
dựng các thành phần khác của tế bào như proteins và phân tử RNA. Những phân đoạn
DNA có mang theo các thông tin di truyền này được gọi là gene, ngoài ra còn có
những đoạn DNA có cấu trúc và mục đích khác rất phức tạp. DNA được làm bằng bốn
loại hình đơn vị cơ sở gồm: cytosine, thymine, guanine và adenine. Chúng được liên
kết với nhau tạo thành một chuỗi. Các đơn vị này được gắn với nhau trong chuỗi của
một phức hợp đường – phosphat. Hai trong số các chuỗi đó xoắn lại với nhau, tạo
thành các chuỗi DNA xoắn kép.
Ribonucleic axit (RNA) là 1 hợp chất cấu thành từ các đơn vị nucleotide,
đóng vai trò quan trọng trong quá trình sao chép thông tin di truyền từ
deoxyribonucleic acid (DNA) đến protein. RNA hoạt động như một phương tiện
truyền thông tin giữa DNA và phức hợp protein nhờ sợi trượt ribosome. Sợi trượt
ribosome trượt mang thông tin cần thiết để sử dụng mã hóa cho mỗi một amino axit
tham gia trong quá trình tổng hợp protein.
Như vậy, nucleotide là một protein có nhiều vai trò quan trọng và tham gia
vào nhiều quá trình sinh hoá và sinh lý trong cơ thể. Nucleotide không những tác động
hiệu quả lên hệ miễn dịch, tăng cường khả năng kháng lại sự nhiễm khuẩn và virus mà
còn là chất liệu cơ sở của cấu trúc tế bào, rất cần thiết trong giai đoạn cơ thể tăng
trưởng nhanh. Bổ sung nucleotide vào khẩu phần ăn hàng ngày để giúp tăng trưởng tốt
và tăng cường khả năng miễn dịch. Nucleotide tác động tích cực lên hệ vi khuẩn
14


đường ruột, thúc đẩy chủng vi khuẩn có lợi phát triển và ức chế các chủng vi khuẩn
gây hại cho cơ thể. Nucleotide có tác động bảo vệ niêm mạc ruột, hoàn thiện chức
năng đường ruột.

15



Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: đề tài đã được tiến hành từ 4/2009 – 7/2009
Địa điểm: Trại Thực Nghiệm Khoa Thủy Sản, Đại Học Nông Lâm TP.HCM
3.2 Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Cá tra giống
có trọng lượng trung bình từ 17,2 ± 2,92 gram và chiều dài trung bình là 12,1 ± 0,74
cm. Cá có nguồn gốc từ 1 trại cá giống ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cá
trước thí nghiệm được ương nuôi trong bể xi măng và cho ăn cùng loại thức ăn để
thích nghi với điều kiện môi trường và ổn định sức khỏe. Cá có chất lượng tốt, bơi lội
nhanh nhẹn, kích cỡ đồng đều, màu sắc đặc trưng, không mang mầm bệnh.
3.2.2 Dụng cụ và nguyên liệu thí nghiệm
¾ Dụng cụ và hóa chất
Dụng cụ: 12 giai (1 x 1 x1 m) phân bố ngẫu nhiên trong 4 bể ximăng (2 x 3 x 1 m)
Hệ thống ống sục khí, thau, vợt, xô
Thuốc gây mê Ethylenglycol monophenylether
Cân điện tử và một số dụng cụ cần thiết khác
Kính hiển vi, dụng cụ tiểu phẩu, lam, lammell, ống nghiệm, đĩa pertri, que cấy, vợt,
xô, bình tam giác, pipet
Bộ kit định danh Nam Khoa của công ty TNHH Nam Khoa
Môi trường BHIA
Máy đo pH (EZDOMP 103)
Máy đo nhiệt độ và DO (HANNA Oxy Check)
Hóa chất: cồn 90oC, cồn 70oC, cristol violet, lugol, dung dịch tẩy màu, fucshin, nước
muối sinh lý và chất cần thiết khác.
16



×