Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

XÁC ĐỊNH LIỀU CHẤT KÍCH THÍCH SINH SẢN THÍCH HỢP CHO SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ CHỐT SỌC (Mystus vittatus Bloch, 1794)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.36 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH LIỀU CHẤT KÍCH THÍCH SINH SẢN
THÍCH HỢP CHO SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ CHỐT SỌC
(Mystus vittatus Bloch, 1794)

Họ và tên sinh viên: CHẾ HIỂN LÊ
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 08/2009


XÁC ĐỊNH LIỀU CHẤT KÍCH THÍCH SINH SẢN
THÍCH HỢP CHO SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ CHỐT SỌC
(Mystus vittatus Bloch, 1794)

Tên tác giả

CHẾ HIỂN LÊ

Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nuôi Trồng Thủy Sản

Giảng viên hướng dẫn:
NGÔ VĂN NGỌC

Tháng 08 năm 2009
i




LỜI CẢM TẠ
Qua quá trình học tập tại trường cũng như quá trình thực tập tốt nghiệp chúng
tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh;
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng các thầy cô giáo trong và ngoài khoa đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi, tận tình giảng dạy và hướng dẫn để chúng tôi hoàn thành
khóa học này;
Gửi lòng biết ơn đến gia đình cùng bạn bè đã động viên, giúp đỡ chúng tôi
trong suốt quá trình học tập.
Đồng thời, xin gửi lòng biết ơn đến các cán bộ công chức của Trại Thực
Nghiệm Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình làm khóa luận.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Thầy Ngô Văn Ngọc đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành khóa luận
này.
Quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận, do hạn chế về thời gian, kinh phí
và kiến thức nên đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý
thầy cô và các bạn thông cảm, đóng góp ý kiến.
Xin chân thành cảm ơn!

ii


TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Trường Đai Học Nông
Lâm TP. HCM từ tháng 03/2009 đến tháng 07/2009.
Sử dụng LH-RHa kích thích cá rụng và đẻ trứng. Nghiên cứu gồm 3 nghiệm
thức (NT), mỗi NT được lặp lại 4 lần vào các thời điểm khác nhau.

+NT I: 80µg LH-RHa + 5 mg DOM/ kg cá cái
+NT II: 100 µg LH-RHa + 5 mg DOM/ kg cá cái
+NT III: 120 µg LH-RHa + 5 mg DOM/ kg cá cái
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
+LH-RHa có tác dụng rụng và đẻ trứng đối với cá chốt sọc ở ba nghiệm thức
nhưng NT II cho kết quả tốt nhất.
+Tỷ lệ thụ tinh dao động từ 84,2% - 94,0%.
+Tỷ lệ nở dao động từ 78,6% - 92,6%.
+Tỷ lệ sống của cá bột ba ngày tuổi dao động từ 77% - 83%.
+Thời gian hiệu ứng dao động từ 6 – 7 giờ.
+Thời gian nở dao động từ 19 – 20,5 giờ.
+Sức sinh sản thực tế dao động từ 229.000 – 302.000 trứng/kg cá cái.

iii


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Trang tựa.......................................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH............................................................................................ ix
Chương 1 .......................................................................................................................10
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................10

U

1.1 Đặt Vấn Đề ..............................................................................................................10
1.2 Mục tiêu đề tài .........................................................................................................11
Chương 2 .......................................................................................................................12
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................................12
U

2.1 Đặc Điểm Sinh Học của Cá Chốt Sọc .....................................................................12
2.1.1 Phân loại ................................................................................................................... 12
2.1.2 Đặc điểm hình thái ................................................................................................... 13
2.1.3 Phân bố và đặc điểm sinh thái học .......................................................................... 13
2.1.4 Dinh dưỡng và tập tính ăn ....................................................................................... 14
2.1.5 Đặc điểm sinh sản .................................................................................................... 14
2.2 Các Chất Kích Thích Sinh Sản Dùng trong Sinh Sản Nhân Tạo ............................14
2.2.1 Não thùy ................................................................................................................... 14
2.3.2 HCG ( Human Chorionic Gonadotropin) ............................................................... 15
2.2.3 GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone) ........................................................... 16
2.2.4 Chất kháng Dopamine ............................................................................................. 17
2.3 Ảnh Hưởng của Các Yếu Tố Bên Ngoài lên Sự Phát Triển Tuyến Sinh Dục của Cá
Bố Mẹ ............................................................................................................................17
2.3.1 Thức ăn và dinh dưỡng ............................................................................................ 17
iv


2.3.2 Nhiệt độ .................................................................................................................... 18
2.3.3 Quang kỳ................................................................................................................... 18
2.3.4 Dòng chảy ................................................................................................................. 19
2.4 Phương pháp nuôi vỗ cá bố mẹ ...............................................................................19
2.6. Những Nghiên Cứu về Cá Chốt .............................................................................20

Chương 3 .......................................................................................................................22
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................22
U

3.1 Thời Gian và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài .............................................................22
3.2 Đối Tượng và Vật Liệu Dùng trong Nghiên Cứu ...................................................22
3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu .......................................................................................23
3.3.1 Bố trí thí nghiệm sinh sản ........................................................................................ 23
3.3.1.1 Nguồn gốc cá bố mẹ ..........................................................................................23
3.3.1.2 Chọn cá bố mẹ ..................................................................................................23
3.3.1.3 Phương pháp tiêm và liều lượng chất kích thích sinh sản.................................24
3.3.1.4 Chuẩn bị bể đẻ ...................................................................................................24
3.3.1.5 Ấp trứng.............................................................................................................25
3.3.1.6 Khảo sát một số chỉ tiêu kỹ thuật trong sinh sản nhân tạo ................................26
3.3.2 Phân tích các số liệu .............................................................................................26
Chương 4 .......................................................................................................................27
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................................27
4.1. Kết Quả Sinh Sản Nhân Tạo ..................................................................................27
4.1.1 Tỷ lệ sinh sản........................................................................................................27
4.1.2 Thời gian hiệu ứng................................................................................................28
4.1.3 Sức sinh sản ..........................................................................................................29
4.1.4 Tỷ lệ thụ tinh ........................................................................................................30
4.1.5 Thời gian nở .........................................................................................................31
4.1.6 Tỷ lệ nở.................................................................................................................32
4.1.7 Tỷ lệ sống cá ba ngày tuổi....................................................................................33
4.2 Kỹ Thuật Kích Thích Sinh Sản Nhân Tạo Cá Chốt Sọc .........................................34
4.2.1 Kích thích sinh sản ................................................................................................... 34
4.2.1.1 Chuẩn bị bể đẻ ...................................................................................................34
v



4.2.1.2 Chọn cá bố mẹ cho sinh sản nhân tạo ...............................................................35
4.2.1.3 Tiêm chất kích thích sinh sản ............................................................................36
4.2.2 Ấp trứng .................................................................................................................... 37
4.2.3 Chăm sóc cá bột ....................................................................................................... 38
Chương 5 .......................................................................................................................39
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................39
5.1.Kết luận....................................................................................................................39
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................40

vi


PHỤ LỤC
Phụ lục 1. KẾT QUẢ SINH SẢN CÁ CHỐT SỌC
Phụ lục 2. LƯỢNG LH-RHa DÙNG TIÊM CHO CÁ CHỐT SỌC
Phụ lục 3. KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1 Các yếu tố chất lượng nước trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ ................................20
Bảng 4.1 Tỷ lệ sinh sản của cá ở ba nghiệm thức.........................................................27
Bảng 4.2 Sức sinh sản thực tế của ba nghiệm thức.......................................................29

Bảng 4.3 Tỷ lệ thụ tinh của cá ở ba nghiệm thức ........................................................30
Bảng 4.4 Thời gian nở của cá ở ba nghiệm thức ..........................................................31
Bảng 4.5 Tỷ lệ nở của cá ở ba nghiệm thức..................................................................32
Bảng 4.6 Tỷ lệ sống của cá ở ba nghiệm thức ..............................................................33

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1 Cá chốt sọc.....................................................................................................12
Hình 2.2 Ao nuôi vỗ cá bố mẹ ......................................................................................20
Hình 3.1 Bộ dụng cụ dùng trong sinh sản cá chốt sọc..................................................23
Hình 3.2 Giá thể để trứng bám......................................................................................25
Hình 3.3 Ấp trứng để xác định các chỉ tiêu sinh sản ....................................................26
Hình 4.1 Trứng cá chốt sọc đã thụ tinh.........................................................................31
Hình 4.2 Cá chốt sọc một ngày tuổi..............................................................................33
Hình 4.3 Bể cá đẻ..........................................................................................................34
Hình 4.4 Phân biệt đực cái............................................................................................35
Hình 4.5 Cân và tiêm cá................................................................................................37
Hình 4.6 Cá bắt cặp sinh sản.........................................................................................37

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt Vấn Đề
Nhu cầu thực phẩm và thẫm mỹ từ thủy sản của con người càng ngày càng lớn nó
thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh gần tương đương với ngành khai thác.
Ban đầu để cung cấp con giống cho các trại nuôi, ngư dân đã đánh bắt con giống từ tự
nhiên rồi cung cấp cho người nuôi. Dần dần nguồn giống từ tự nhiên cũng cạn kiệt và
chất lượng kém đi do lạm thác. Sản xuất giống từ đó phát triển mạnh với sứ mệnh là đầu
vào của ngành nuôi trồng thủy sản đồng thời là cứu tinh cho những loài có nguy cơ bị
tuyệt chủng vì hành động khai thác quá mức của con người. Lĩnh vực sản xuất giống thủy
sản rất đa dạng từ cá nước ngọt đến cá nước mặn, từ giáp xác đến nhuyễn thể hay cả
những loài đặc biệt quý hiếm.
Cá chốt sọc (Mystus vittatus) là một loài cá có giá trị dùng làm cảnh và làm thực
phẩm. Phần lớn nó được khai thác từ việc đánh bắt từ tự nhiên do vậy số lượng không
được nhiều và chất lượng không cao. Đã có một số công trình nghiên cứu về việc sinh sản
nhân tạo cá chốt sọc nhưng mức độ thành công chưa cao. Được sự phân công của Khoa
Thủy Sản, Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Xác định liều chất kích thích thích hợp cho sinh sản nhân tạo cá chốt sọc (Mystus vittatus
Bloch, 1794)” tại Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh với mong muốn góp phần
tạo ra giống cá mới cung cấp cho nhu cầu nuôi thương phẩm và làm cảnh.


1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau:
- Xác định các thông số kỹ thuật sinh sản của cá chốt sọc với các liều lượng LHRHa khác nhau.
- Chọn liều lượng thích hợp nhất để góp phần cho việc xây dựng quy trình kỹ
thuật sinh sản nhân tạo cá chốt sọc nhằm nhanh chóng ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.

11


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc Điểm Sinh Học của Cá Chốt Sọc
2.1.1 Phân loại
Ngành: Chordata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Bagridae
Giống: Mystus
Loài: Mystus vittatus (Bloch, 1794)
Tên Việt Nam: Cá chốt sọc
Tên tiếng Anh: Banded mystus, Striped dwarf catfish.

Hình 2.1 Cá chốt sọc
(Nguồn http:www.diendancacanh.com/forum/showthread.)
12


2.1.2 Đặc điểm hình thái
Cá chốt sọc có cơ thể thon dài, phần trước hơi tròn, dẹp ngang về cuống đuôi. Đầu
hơi dẹp bằng, có ngạnh, mặt lưng và mặt bụng bằng phẳng. Mõm nhọn khi nhìn ngang và
hình bầu dục khi nhìn từ trên xuống dưới. Miệng kề dưới không co duỗi được, có dạng
vòng cung, nằm trên mặt phẳng ngang, chiều rộng tương đương với khoảng cách hai mắt.
Có 4 đôi râu dài. Râu hàm trên dài nhất kéo dài tới quá vây hậu môn. Râu cằm ngoài kéo
dài quá gốc vây ngực.
Mắt to không bị màng da che phủ, nằm gần mút mõm hơn điểm cuối xương nắp
mang. Khoảng cách 2 mắt gần như phẳng. Lỗ thóp kéo dài chưa tới mấu xương chẩm,
mấu xương chẩm nhọn, tương đương chiều dài đầu và dài hơn khoảng cách từ mấu xương
chẩm đến khởi điểm vây lưng. Màng mang phát triển nhưng không liền với eo mang. Lỗ
mang rộng.
Gốc vây ngực to và dài hơn gai vây lưng, mặt sau gai vây ngực có răng cưa nhọn

và to hơn răng cưa ở mặt sau vây lưng. Gốc vây mỡ tương đương vây hậu môn. Dọc thân
có 3 sọc màu nâu sẫm, chạy dọc theo chiều dưới đường bên. Phần giữa hai sọc và bụng có
màu trắng bạc. Phần thân sau nắp mang có một chấm đen đậm, mép chấm đen màu xám.
Chiều dài trung bình từ 10 - 15 cm, tối đa 25 cm (Võ Văn Chi, 1993). Cùng lứa
tuổi thì cá cái có trọng lượng lớn hơn cá đực, trọng lượng cá cái gấp 1,5 - 2 lần cá đực.
2.1.3 Phân bố và đặc điểm sinh thái học
Cá chốt sọc sống ở nước ngọt và phân bố ở:
Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Nepan, Bangladesh.Myanmar, Malaysia, Bhutan
Ngoài ra, cá chốt sọc còn phân bố ở Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Tại Việt
Nam, cá phân bố ở sông Tiền, đồng bằng sông Cửu Long và sông Đồng Nai. (Mai Đình
Yên và ctv, 1992).
Là loài đặc trưng cho khu hệ cá sông Mê Kông. Cá chốt sọc chủ yếu sống ở các
thủy vực nước ngọt vùng hạ lưu sông Mê Kông.
Cá thường di cư vào các vùng nước ven sông, các bưng vào đầu mùa mưa lũ.
Chúng trở về sông từ tháng 10 đến tháng 12. Tuổi thọ khoảng 5 năm.

13


Trần Thị Hoàng Hoa (1997) cho rằng cá chốt sọc sống và phát triển tốt ở môi
trường nước có:
- Nhiệt độ: từ 22 - 34 0C (thích hợp nhất 27 - 31 0C)
- Độ pH từ 5,5 - 8 (thích hợp nhất từ 6 - 7)
- Độ mặn 0 - 7 ‰
- DO > 3 mg/L.
2.1.4 Dinh dưỡng và tập tính ăn
Cá chốt sọc sống ở tầng đáy, vùng nước đứng và nước chảy, sống thành đàn, nhút
nhát, sợ ánh sáng nên hoạt động bắt mồi diễn ra chủ yếu về đêm. Thức ăn ngoài tự nhiên
của cá chốt sọc khá phong phú như: các loài giáp xác nhỏ, côn trùng, ấu trùng côn trùng
sống trong nước,các loại cá con,…Trong điều kiện nuôi có thể tập cho cá ăn thức ăn nổi

mặc dù tập tính ăn của chúng là ăn chìm.
2.1.5 Đặc điểm sinh sản
Việc sinh sản là việc cần thiết để duy trì nòi giống. Khi đạt tới một kích thướt nhất
định tương ứng với tuổi thành thục và trong điều kiện thích hợp thì cá sẽ sinh sản.
Phân biệt đực cái: Việc phân biệt đực cái ở cá chốt sọc khá dễ dàng, có thể dựa vào
mắt thường như phía sau lỗ hậu môn của cá đực có gai sinh dục. Cá cái khi chuẩn bị sinh
sản lỗ sinh dục hơi lồi có màu hồng.
Những cá thể của cùng một loài có thể phát dục sớm hay muộn tùy thuộc vào điều
kiện môi trường như yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, chế độ dinh dưỡng,… Theo Mai Đình Yên
và ctv, (1979) thì cá chốt sọc sinh sản vào khoảng tháng 3 - 4, tập trung vào tháng 6 - 7
(đầu mùa mưa). Cá chốt sọc có thể thành thục sinh dục sau 10 - 11 tháng nuôi, kích thướt
sinh sản nhỏ nhất là 12 cm. Cá chốt sọc nếu được nuôi vỗ tốt có thể tái phát dục sau 1
tháng.
2.2 Các Chất Kích Thích Sinh Sản Dùng trong Sinh Sản Nhân Tạo
2.2.1 Não thùy
Theo Marcel (1980) thì não thùy có thể được lấy từ nhiều loài cá khác nhau như:
cá chép, trắm, mè, trê,… đã thành thành thục còn tươi sống. Ở cá đã chết sau vài giờ, hoạt
tính kích dục chỉ còn 50% (trích bởi Bùi Thị Hoàng Oanh và Trần Thanh Luôn, 2005).
14


Blane và Abraham (1968) cho rằng: trong trường hợp cùng thể trạng và mức độ
thành thục thì não thùy của cá chép cái có hoạt tính cao gấp 2 lần so với não thùy cá đực
cùng loài (trích bởi Bùi Thị Hoàng Oanh Và Trần Thanh Luôn, 2005). Cá có hệ số thành
thục cao, càng gần thời điểm sinh sản thì hoạt tính kích dục của não thùy càng cao. Não
thùy cá chép được coi là loại chế phẩm kích dục mạnh cho nhiều loài cá kể cả các đối
tượng khác họ và cả các loài cá biển.
Não thùy được bảo quản trong acetone với thể tích gấp 20 lần trở lên so với khối
não thùy hoặc cồn có thể giữ hoạt tính trong nhiều năm. Đơn vị sử dụng não thùy thường
là mg/kg, dose. Một dose là một lượng não thùy dùng để tiêm cho cá khi trọng lượng của

cá lấy não thùy bằng trọng lượng của cá được tiêm (Nguyễn Tường Anh, 2004).
2.3.2 HCG ( Human Chorionic Gonadotropin)
HCG được phát hiện bởi Zondec và Ascheis vào năm 1927. HCG là kích dục tố
màng đệm hay kích dục tố nhau thai, chiết xuất từ nước tiểu hoặc nhau thai của phụ nữ
mang thai vào đầu hai kỳ.
HCG có tác dụng duy trì thể vàng, bản chất hóa học là một glycoprotein có khả
năng kích thích rụng trứng ở cá cái và sinh tinh ở cá đực. Việc chiết xuất HCG dựa vào
nguyên lý tách protein tan trong nước. Trọng lượng phân tử của HCG là 39.600 Dalton,
gồm hai chuỗi peptide. Chuỗi α có 92 acid amin, chuỗi β có 145 acid amin và chứa 33%
carbohydrate.
HCG là loại kích dục tố dị chủng đối với cá, được dùng có hiệu quả cho nhiều loài
cá khác nhau bao gồm cả cá nước ngọt và cá nước mặn. HCG có ưu điểm là hoạt tính ổn
định, dễ tìm, không dễ phân hủy nên có thể để lâu hơn.
Đơn vị tính của HCG khi sử dụng trên cá là IU/kg (International Unit). HCG được
bảo quản trong ống bằng thủy tinh để trong tủ lạnh có thể giữ được hoạt tính trong vài
năm.
Chế phẩm HCG có thể mang những tên khác nhau như Antuitrin S, Puberogen
(Ling, 1969), Choriogolin (Hungary), Biogoradin (Balan),…

15


2.2.3 GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone)
GnRH là loại hormone phóng thích kích dục tố từ tuyến yên. GnRH không có tác
dụng trực tiếp lên tuyến sinh dục (buồng trứng, buồng tinh) mà thông qua não thùy để
kích thích sự phát triển của tuyến sinh dục cũng như gây chín và rụng trứng. Khi tiêm
GnRH cho cá, não thùy cá tiết ra kích dục tố và chính kích dục tố nội sinh sẽ kích thích cá
rụng và đẻ trứng. Do tác dụng gián tiếp này mà GnRH có thời gian hiệu ứng dài hơn so
với các loại chất kích thích sinh sản khác.
Bản chất hóa học GnRH là một decapeptide, gồm 10 acid amin liên kết với nhau

bằng liên kết hóa học. Ở loài cá khác nhau thì GnRH cũng khác nhau và sự khác nhau này
do trình tự sắp xếp các acid amin trong cấu tạo của các GnRH, người ta đã tạo được
những chất tương đồng gọi là GnRHa (analog) có hoạt tính đặc biệt cao được dùng trong
thực tiễn sản xuất giống các loài cá.
GnRHa cơ bản giống với các GnRH tự nhiên nhưng có một số vị trí acid amin
trong chuỗi peptide được thay đổi. Các chất tổng hợp này thường có 9 acid amin. Chính
nhờ sự thay thế các acid amin tại một số vị trí mà phân tử GnRHa ít bị phân giải bởi các
enzyme cho nên hoạt tính của GnRHa được tăng lên hàng chục đến hàng trăm lần so với
GnRH tự nhiên (Nguyễn Tường Anh, 1999).
Có thể khẳng định tất cả các GnRHa đều có tác dụng gây phóng thích kích dục tố ở
tuyến yên của các cá xương, vì thế chúng có thể được dùng làm chất kích thích sinh sản
cho tất cả các loài. GnRHa có ưu thế hơn HCG hay não thùy là giá rẻ, hoạt tính ổn định,
không gây phản ứng phụ trên những cá thể được tiêm hormone này. Tuy nhiên, cá bố mẹ
sau khi tiêm hormone này và sau khi sinh sản xong thì bản thân tuyến yên hầu như không
còn kích dục tố nên dẫn đến kết quả là thời gian tái thành thục của chúng kéo dài hơn
(Nguyễn Tường Anh, 1999).
Trong điều kiện tự nhiên, cơ thể cá có một cơ chế phản ứng làm hạn chế việc giải
phóng chất kích thích sinh sản. Cơ chế này sử dụng một chất hóa học có tên là Dopamine.
Chất này kiềm chế sự hoạt động của LH-RH.

16


Bên cạnh việc dùng các GnRH tiêm 1 lần hay 2 lần gần nhau để kích thích rụng và
đẻ trứng ở cá, các chất này có thể cấy vào cá ở những giai đoạn khác nhau để thúc đẩy sự
tạo noãn hoàng, sự thành thục và cho chúng đẻ đồng loạt.
Đơn vị tính của LH-RHa là µg/kg.
2.2.4 Chất kháng Dopamine
Dopamine là một trong những chất truyền xung thần kinh. Hầu hết cá biển và các
loài thuộc họ cá hồi có thể chỉ kích thích sinh sản bằng LH-RHa đơn độc.

Đối với các loài cá khác nhau như họ cá chép, cá da trơn thì Dopamine giữ vai trò
rất quan trọng trong việc ức chế sự tiết kích dục tố từ não thùy của chúng. Vì thế, việc sử
dụng hỗn hợp LH-RHa và chất kháng Dopamine mới có hiệu quả gây rụng trứng trên các
loài cá này.
Các chất kháng Dopamine gồm: Domperidone (DOM), Pimozide, Sulpiride,
Metoclopramide.
2.3 Ảnh Hưởng của Các Yếu Tố Bên Ngoài lên Sự Phát Triển Tuyến Sinh Dục của
Cá Bố Mẹ
Các yếu tố bên ngoài đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tuyến sinh dục cá.
Để cá bố mẹ có thể thành thục, có hệ số thành thục cao, ngoài điều kiện dinh dưỡng tốt
cần phải có môi trường thuận lợi cho sự phát triển tuyến sinh dục. Như vậy, trong quá
trình nuôi vỗ cá, yếu tố bên ngoài rất quan trọng. Các yếu tố này cũng ảnh hưởng đáng kể
đến quá trình chín, rụng trứng và tiết tinh ở cá.
Điều kiện môi trường cho sự thành thục tuyến sinh dục và sinh sản của cá là một
phức hợp bao gồm nhiều yếu tố vật lý hóa học, sinh học.
2.3.1 Thức ăn và dinh dưỡng
Thức ăn không những là nguồn vật chất cho sinh trưởng, cung cấp năng lượng cho
quá trình trao đổi chất mà còn là nguyên liệu cho sự tích lũy noãn hoàng và tinh hoàn.
Nếu cá thiếu ăn thì hệ số thành thục thấp hoặc không thành thục mặc dù các yếu tố khác
của môi trường thuận lợi.
Cá được nuôi vỗ tốt, tích lũy được nhiều chất dinh dưỡng sẽ có hệ số thành thục
cao hơn cá cùng lứa nhưng chế độ dinh dưỡng kém.
17


Sự phát triển của tuyến sinh dục còn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn. Ngoài ra,
chất lượng thức ăn còn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sinh dục và tới cá con sau
này.
Thông thường, trong quá trình nuôi vỗ nhu cầu đạm cao hơn trong nuôi thương
phẩm vì cá cần nhiều năng lượng và dưỡng chất để phát triển tuyến sinh dục. Vì vậy,

trong thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ cần cung cấp thức ăn đủ chất và lượng cho cá.
2.3.2 Nhiệt độ
Cá là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ là yếu tố môi trường ảnh hưởng mạng mẽ
đến quá trình trao đổi chất, từ đó ảnh hưởng đến sự thành thục và sinh sản của cá. Mỗi
loài cá chỉ tiến hành sinh sản trong một giới hạn nhiệt độ nhất định (nhiệt độ sinh sản).
Nếu nhiệt độ quá thấp, cá không đẻ nhưng nhiệt độ quá cao thường ảnh hưởng tới sự phát
triển của phôi và chất lượng cá con. Cùng loài cá sống ở vùng nước có nhiệt độ thấp
thường có tuổi thành thục và thời gian thành thục dài hơn cá cùng loài sống ở vùng có
nhiệt độ ấm hơn.
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự rụng trứng của cá. Trong mùa sinh sản nếu
nhiệt độ nước quá thấp thì dù tuyến sinh dục đã đến thời kì cuối của của giai đoạn IV và
đã tích lũy đủ hormone kích dục trứng vẫn không rụng, phải đợi đến lúc nhiệt độ tăng lên
đến một nhiệt độ thích hợp thì mới bắt đầu rụng trứng. Đối với cá đã thành thục sinh dục
hoàn toàn, sự thay đổi nhiệt độ môi trường trong thời gian ngắn có ý nghĩa như một yếu
tố kích thích, chuyển sang tình trạng sinh sản, hoạt hóa bộ máy sinh sản.
2.3.3 Quang kỳ
Quang kỳ hay chu kỳ quang là thời gian mặt trời chiếu sáng liên tục trong một
ngày đêm. Tính mùa vụ của sự thành thành thục và sinh sản của cá là tính thích nghi một
cách hoàn hảo với những biến đổi theo chu kỳ năm của những yếu tố ngoại cảnh mà trước
hết là chu kỳ quang.
Cường độ chiếu sáng của mặt trời thay đổi trong năm cho nên sự thay đổi này có
thể xem là yếu tố kích thích hay ức chế sự chín và đẻ trứng. Tuy nhiên, chu kỳ quang
không ảnh hưởng lên sự thành thục của cá một cách đơn độc mà quá trình này phụ thuộc
nhiều vào nhiệt độ và các yếu tố khác.
18


Đối với cá đẻ vào vụ thu đông có thể kích thích chúng bằng cách giảm chu kỳ
quang. Còn đối với cá đẻ vụ xuân hè thì tăng chu kì quang là yếu tố kích thích.
2.3.4 Dòng chảy

Dòng chảy có tác dụng kích thích cho cá thành thục sinh dục và chuyển sang sinh
sản nhưng nó không có khả năng thay thế toàn bộ phức hợp của các yếu tố ngoại cảnh cần
thiết cho sự sinh sản của cá.
Trong các ao nuôi vỗ cá bố mẹ, trước khi cho đẻ 1 - 2 tháng người ta cho nước
chảy vào ao nhiều hơn, đây cũng là khâu quan trọng trong nuôi vỗ cá bố mẹ.
2.4 Phương pháp nuôi vỗ cá bố mẹ
Khi cá đã thích nghi tốt với điều kiện nuôi, tiến hành thực hiện việc nuôi vỗ cá bố
mẹ trong ao đất có diện tích 300 m2, độ sâu mực nước 1,2 - 1,4 m.
Cá đực, cá cái được nuôi chung trong cùng một ao và thả thêm một ít cá tạp và tép
bò để làm mồi cho cá nhằm giảm chi phí trong quá trình nuôi vỗ.
Chế độ nuôi vỗ cá bố mẹ chia là 2 giai đoạn:
Giai đoạn nuôi vỗ tích cực: ở giai đoạn này sử dụng thức ăn viên Greenfeed (hàm
lượng đạm 32 %). Khẩu phần ăn 4 - 5 % trọng lượng thân. Cho cá ăn 3 lần/ngày. Do cá
chốt sọc hoạt động chủ yếu về đêm nên cữ tối chiếm 40 - 50 % tổng trọng lượng thức ăn
trong ngày.
Giai đoạn nuôi vỗ thành thục: khi tuyến sinh dục cá cái đạt tới giai đoạn IIIc thì
chúng tôi bắt đầu chuyển sang giai đoạn nuôi vỗ thành thục. Ở giai đoạn này, sử dụng
thức ăn viên có độ đạm 32 %. Khẩu phần ăn là 2 - 3 % trọng lượng thân và cho ăn ngày 2
lần. Để kích thích cá bố mẹ, trong giai đoạn này cứ 15 ngày thay nước một lần, bằng cách
thay một nửa lượng nước cũ. Ngoài việc kích thích cá bố mẹ thành thục sinh dục nhanh
hơn, việc thay nước còn giúp cải thiện môi trường nước ao.
Trong quá trình nuôi vỗ định kì 7 ngày/lần kiểm tra các yếu tố chất lượng nước.
Khi các cá cái có buồng trứng đạt tới giai đoạn IVc được lựa chọn vào bể để chuẩn bị cho
sinh sản.

19


Bảng 2.1 Các yếu tố chất lượng nước trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ
Yếu tố thủy lý hóa


Biên độ dao động

Nhiệt độ (0C)

27 – 32

pH

6,7 – 8,2

DO (mg/L)

3–5

NH3 (mg/L)

0,01 – 0,02

Hình 2.2 Ao nuôi vỗ cá bố mẹ
2.5. Tình Hình Xuất Khẩu và Hiện Trạng Thị Trường Cá Chốt Sọc Nội Địa
Cá chốt sọc hiện nay có nhiều ở các điểm bán cá cảnh trong TP.HCM, nhưng theo
điều tra các thương lái và nghệ nhân cá cảnh thì cá này xuất khẩu ra nước ngoài là chủ
yếu, đặc biệt là châu Âu, thông qua các nước trung gian như Đài Loan, Hồng Kông.
Nguồn cá được tập trung lại và xuất khẩu qua trung tâm xuất khẩu cá cảnh Liên Dương,
trại Bông Sao, trại Thanh Đa…Song với số lượng chưa được nhiều, không đủ cho một lần
xuất, do nguồn cá chỉ khai thác ngoài tự nhiên, kĩ thuật đánh bắt, xử lý sơ bộ kém nên tỷ
lệ sống, màu sắc cá, … chưa đạt yêu cầu (Trần Thị Hoàng Hoa, 1997).
2.6. Những Nghiên Cứu về Cá Chốt
Mijkherji và ctv. (2002) đã công bố rằng có thể kích thích cá chốt sọc rụng và đẻ

trứng bằng Ovaprim với tổng liều cho cá cái là 8 mL/ kg cá cái, tỷ lệ đẻ đạt 80%.
Tháng 6/2001 Mijkherji và ctv, sử dụng Ovaprim thử nghiệm kích thích Mytus
gulio sinh sản với tổng liều 2,5 mL/ kg cá cái và 10 mL/ kg cá đực. Tỷ lệ đẻ đạt 80%. Ở
20


nhiệt độ nước 29 - 310C, thời gian hiệu ứng khoảng 10 giờ, thời gian nở là 20 giờ, thời
gian tiêu hết noãn hoàng là 36 giờ.
Trong nước, hiện nay Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ chí Minh bước đầu đã cho sinh sản thành công cá chốt sọc (Phạm Minh
Thức, 2007; Nguyễn Thị Xuân Mai, 2008).

21


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 03/2009-07/2009 tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản,
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ chí Minh.
3.2 Đối Tượng và Vật Liệu Dùng trong Nghiên Cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm:
Cá chốt sọc bố mẹ (Mytus vittatus) có nguồn gốc từ hồ Sông Mây có trọng lượng
40 - 80 g/ con.
Vật liệu và trang thiết bị dùng trong nghiên cứu bao gồm:
- Cân đồng hồ 1 kg, cân điện tử 2 số lẻ.
- Ống tiêm, kim tiêm 1cc, thau, chày cối.
- Giấy kẻ ô ly, vợt vớt Moina, ống nhựa siphon.
- Ao đất 300 m2, bể composite 1m3, gạch, lưới.
- Nhiệt kế, máy đo pH, máy đo DO, dụng cụ test NH3.

- Hóa chất: nước muối sinh lý.
- Chất kích thích sinh sản LH-Rha và chất kháng Dopamine (DOM).

22


Hình 3.1 Bộ dụng cụ dùng trong sinh sản cá chốt sọc
3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu
3.3.1 Bố trí thí nghiệm sinh sản
3.3.1.1 Nguồn gốc cá bố mẹ
Cá chốt sọc bố mẹ có nguồn gốc từ hồ Sông Mây (cá tự nhiên). Cá bố mẹ có chiều
dài từ 10 - 20 cm, trọng lượng 40 - 80 g/con.
Cá chốt sọc đem từ hồ Sông Mây về đã được thuần dưỡng trong ao đất bằng cá tạp,
tép bò và sau đó thay thế dần bằng thức ăn viên có hàm lượng đạm 32 %. Khi cá đến độ
thành thục sinh dục, chúng tôi tiến hành thực hiện chăm sóc cá bố mẹ trong ao đất.
3.3.1.2 Chọn cá bố mẹ
™ Vị trí và hình dạng tuyến sinh dục
Cũng giống như nhiều loài cá da trơn khác tuyến sinh dục cá chốt sọc đực gồm hai
túi tinh nằm đối xứng nhau qua trục thân. Phần cuối của hai buồng tinh dính liền nhau vì
có cùng một ống dẫn tinh. Ống dẫn tinh này sẽ đưa sản phẩm sinh dục ra ngoài gai sinh
dục.
Buồng tinh của cá chốt sọc có đầu tròn và chia thành nhiều túi nhỏ. Với cấu tạo
phức tạp của buồng tinh, đã gây khó khăn trong việc gieo tinh nhân tạo do khi vuốt tinh
không chảy ra và buộc phải mổ cá đực.
Khác với buồng tinh, buồng trứng cá chốt sọc có hình dạng và cấu tạo đơn giản
hơn. Nó có dạng túi, đầu buồng trứng phình to và thuôn nhỏ về phía ống dẫn trứng.

23



Sản phẩm sinh dục cái (trứng) có màu sắc thay đổi theo giai đoạn phát triển của
tuyến sinh dục. Trứng cá chốt sọc thuộc loại trứng dính. Trứng cá chốt sọc thụ tinh trương
nước có đường kính từ 0,8 – 1 mm.
™ Kỹ thuật chọn cá bố mẹ
Khi cá đã thành thục sinh dục chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm sinh sản. Cá bố
mẹ được chọn phải có các tiêu chuẩn sau:
+ Cá cái: chọn những con khỏe mạnh, ngoại hình đẹp, không dị tật, bụng phình to,
mềm đều, lỗ sinh dục nở to và có màu ửng hồng.
+ Cá đực: chọn những con khỏe mạnh, không sây sát, thân thon dài, gai sinh dục
có màu hồng và càng dài càng tốt.
3.3.1.3 Phương pháp tiêm và liều lượng chất kích thích sinh sản
Cá bố mẹ sau khi đã lựa chọn theo đúng tiêu chuẩn được đưa vào bể composite có
nước chảy, để cá nghỉ ngơi khoảng 6 giờ rồi tiến hành tiêm chất kích thích sinh sản.
Chúng tôi tiến hành cân cá trước khi tiêm để đảm bảo độ chính xác cao nhất về
lượng thuốc, mỗi lần cân một cá thể và cân bằng cân điện tử hai số lẻ.
Chất kích thích sinh sản (CKTSS) dùng trong thí nghiệm là LH-RHa. Thí nghiệm
được chia làm ba nghiệm thức (NT) theo liều lượng LH-RHa và lặp lại 4 lần vào các thời
điểm khác nhau.
+ NT I: 80µg LH-RHa + 5 mg DOM/ kg cá cái.
+ NT II: 100 µg LH-RHa + 5 mg DOM/ kg cá cái.
+ NT III: 120 µg LH-RHa + 5 mg DOM/ kg cá cái.
Cá được tiêm một lần duy nhất, cá đực tiêm bằng 1/2 liều cá cái và tiêm ngay sau
khi tiêm cá cái xong.
Vị trí tiêm: Tiêm ở vùng cơ lưng của cá và mũi kim tiêm hợp với thân cá một góc
450.
Sau khi tiêm cá xong cho cá trở lại bể đẻ ngay theo đúng vị trí bể đã bố trí.
3.3.1.4 Chuẩn bị bể đẻ
Chúng tôi tiến hành cho cá Chốt sọc sinh sản bằng cách bắt cặp tự nhiên với tỉ lệ
đực:cái là 1 : 1. Sau khi tiêm LH-RHa , cá bố mẹ được thả vào bể composite 1m3 được vệ
24



×