Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT, ĐẶC ĐIỂM GIỐNG, KỸ THUẬT TRỒNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY VÚ SỮA (Chrysophyllum cainito L.) TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT, ĐẶC ĐIỂM GIỐNG,
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY VÚ SỮA
(Chrysophyllum cainito L.) TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH TIỀN GIANG

Họ và tên sinh viên: Đặng Ngọc Hà
Ngành
: Nông Học
Niên khóa : 2005-2009

Tháng 8/2009


ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT, ĐẶC ĐIỂM GIỐNG, KỸ
THUẬT TRỒNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY VÚ SỮA
(Chrysophyllum cainito L.) TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH
TIỀN GIANG

Tác giả

ĐẶNG NGỌC HÀ
Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng kỹ sư Nông Nghiệp Ngành Nông Học

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN KẾ


Tháng 8 / 2009

i


LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Nông Học cùng tất cả Thầy Cô Giáo đã truyền đạt
kiến thức và dạy dỗ tôi trong suốt khoá học.
Chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Kế, Trưởng
Bộ Môn Cây Lương Thực – Rau – Hoa – Quả Trường Đại
Học Nông Lâm , đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.

Chân thành cảm ơn Phòng Nông nghiệp, Phòng
thống kê huyện Châu Thành cùng các hộ gia đình tại 3 xã
Vĩnh Kim, Bàn Long, Phú Phong đã góp nhiều ý kiến xác
đáng và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu để tôi
hoàn thành tốt đề tài này.
Cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tháng 8/ 2009
Đặng Ngọc Hà

ii


TÓM TẮT

Đề tài “ Điều tra hiện trạng sản xuất, đặc điểm giống, kỹ thuật trồng và hiệu quả
kinh tế cây vú sữa (Chrysophyllum cainito L.) tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền
Giang”. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2009 tại 3 xã Vĩnh
Kim, Phú Phong và Bàn Long thuộc huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang.
Đề tài được thực hiện để tìm hiểu một số giống vú sữa hiện trồng tại huyện, tìm
ra những đặc trưng về kỹ thuật canh tác vú sữa mà người dân đang áp dụng và hiệu
quả kinh tế của cây vú sữa. Kết quả điều tra là cơ sở đánh giá, đưa ra những kết luận
và kiến nghị để thúc đẩy hiệu quả sản xuất vú sữa ngày càng cao hơn.
Phương pháp: điều tra ngẫu nhiên 30 hộ theo mẫu phỏng vấn ở 3 xã Vĩnh Kim, Phú Phong và
Bàn Long; khảo sát một số đặc tính về cây, quả và lá của các giống vú sữa được trồng tại địa phương.
Kết quả điều tra cho thấy:
Diện tích trồng vú sữa trong 30 hộ điều tra tại 3 xã là 65.300 m2, diện tích trung
bình ở mỗi hộ là 2170 m2.
Về giống : có 2 giống chủ yếu là Vú sữa Lò Rèn và Vú sữa Tím. Nguồn giống
chủ yếu do người dân tự chiết.
Về kỹ thuật trồng và chăm sóc : đa số người dân trồng với kỹ thuật khác nhau.
Số hộ trồng với khoảng cách 8 x 8m chiếm tỷ lệ cao nhất (36%). Các hộ nông dân
đều sử dụng phương pháp xử lý ra hoa bằng biện pháp bón phân và xiết nước. Sâu
bệnh hại chính tại các vườn chủ yếu là sâu đục trái và bệnh thối trái ngoài ra hiện
tượng khô cành chết nhánh do sâu đục cành là tác nhân gây hại nặng chủ yếu ở các
vườn vú sữa lớn tuổi, các hộ còn ít sử dụng thuốc để phòng trị. Sau trồng 3 năm vú
sữa đã cho thu hoạch nhưng sản lượng còn thấp. Năng suất của giống vú sữa Lò Rèn
cao hơn so với giống vú sữa Tím cụ thể năm thứ 3, vú sữa Lò Rèn cho năng suất 4
tấn/ha còn vú sữa Tím cho năng suất gần 1,9 tấn/ha.
Hiệu quả kinh tế của 2 giống vú sữa Lò Rèn và giống vú sữa Tím khá cao. Cụ
thể năm thứ 3, vú sữa Lò Rèn thu lời 19.289.000đ/ha, vú sữa Tím là 24.905.000đ/ha.
Suất thu lợi nội hoàn (IRR) của giống vú sữa Lò Rèn là 88% và hiện giá thuần
(NPV) đạt 620.164.000đ trong 15 năm. Vú sữa Tím với suất thu lợi nội hoàn (IRR)
đạt 74% và hiện giá thuần (NPV) đạt 88.300.000đ trong 5 năm đầu.


iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ............................................................................................................ ii
Tóm tắt ................................................................................................................. iii
Mục lục ................................................................................................................ iv
Danh sách bảng .................................................................................................... vi
Danh sách hình ảnh ............................................................................................. vii
Danh sách chữ viết tắt........................................................................................viii
Chương 1: MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
1.1.Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1
1.2.Mục tiêu .......................................................................................................... 2
1.3.Yêu cầu ........................................................................................................... 2
1.4.Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 3
2.1.Nguồn gốc và sự phân bố cây vú sữa ............................................................. 3
2.2.Đặc điểm thực vật học .................................................................................... 3
2.3.Gía trị cây vú sữa ............................................................................................ 4
2.4.Đặc điểm sinh thái .......................................................................................... 5
2.5.Nhân giống, những giống phổ biến................................................................. 5
2.6.Kỹ thuật trồng và chăm sóc ............................................................................ 6
2.7.Sâu bệnh chính .............................................................................................. 10
2.8.Thu hoạch và cách bảo quản......................................................................... 11
2.9.Tổng quan về huyện Châu Thành ................................................................ 11
2.10.Hiện trạng sản xuất vú sữa của huyện ........................................................ 17
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ....................................... 21
3.1.Phương tiện điều tra ...................................................................................... 21

3.2.Điều kiện nghiên cứu .................................................................................... 21
3.2.1.Điều kiện khí hậu thời tiết.......................................................................... 21
3.2.2.Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................... 22
3.3.Phương pháp điều tra .................................................................................... 22
iv


3.3.1.Kiểu điều tra............................................................................................... 22
3.3.2.Qui mô điều tra .......................................................................................... 23
3.3.3.Các bước điều tra ....................................................................................... 23
3.3.4.Tính hiệu quả kinh tế ................................................................................. 24
3.3.5.Xử lý số liệu............................................................................................... 24
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 25
4.1.Điều tra nông hộ............................................................................................ 25
4.1.1.Diện tích vườn............................................................................................ 25
4.1.2.Phân bố tuổi vườn vú sữa........................................................................... 26
4.1.3. Phân bố số cây và diện tích của mỗi giống............................................... 26
4.1.4. Loại hình canh tác ..................................................................................... 27
4.2.Khảo sát về giống.......................................................................................... 27
4.2.1.Các đặc điểm của cây................................................................................. 27
4.2.2.Các đặc điểm của lá ................................................................................... 28
4.2.3.Các đặc điểm về quả .................................................................................. 30
4.3.Điều tra về kỹ thuật canh tác......................................................................... 33
4.3.1.Nhân giống................................................................................................. 33
4.3.2.Thiết kế vườn ............................................................................................. 33
4.3.3.Thời vụ trồng và cách trồng....................................................................... 34
4.3.4.Chăm sóc.................................................................................................... 35
4.3.5.Thu hoạch và năng suất.............................................................................. 39
4.4.Thị trường ..................................................................................................... 40
4.4.1 Các kênh phân phối vú sữa ........................................................................ 40

4.4.2.Thị trường tiêu thụ vú sữa.......................................................................... 41
4.5.Hiệu quả kinh tế ............................................................................................ 43
4.6.Phân tích SWOT ........................................................................................... 46
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 48
5.1.Kết luận ......................................................................................................... 48
5.2.Đề nghị.......................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 50
PHỤ LỤC........................................................................................................... 52

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.Hiện trạng sử dụng đất của Huyện năm 2007..........................................16
Bảng 2.2.Diễn biến diện tích, sản lượng vú sữa qua các năm từ 1995 – 2006 .......18
Bảng 2.3.Tỷ trọng giá trị sản lượng, diện tích, sản lượng vú sữa đối với nông
nghiệp,

trồng trọt và cây ăn quả ..................................19

Bảng 2.4.Dự kiến vùng trồng vú sữa tập trung năm 2010, 2015 ............................20
Bảng 3.1.Một số yếu tố khí hậu tại vùng điều tra ...................................................21
Bảng 4.1.Phân bố diện tích vườn ............................................................................25
Bảng 4.2.Phân bố tuổi cây và diện tích vườn..........................................................26
Bảng 4.3.Phân bố giống theo diện tích và số cây....................................................26
Bảng 4.4.Loại hình canh tác ....................................................................................27
Bảng 4.5.Các đặc điểm của thân .............................................................................27
Bảng 4.6.Các đặc điểm về lá ...................................................................................28
Bảng 4.7.Trọng lượng các phần của quả .................................................................30

Bảng 4.8.Các đặc tính bên ngoài và bên trong quả .................................................31
Bảng 4.9.Phẩm chất quả ..........................................................................................32
Bảng 4.10.Phương pháp nhân giống và nguồn giống..............................................33
Bảng 4.11.Mật độ và khoảng cách trồng.................................................................34
Bảng 4.12.Lượng phân bón trung bình cho 1ha vú sữa ..........................................36
Bảng 4.13.Các loại sâu bệnh chính tại các vườn điều tra........................................37
Bảng 4.14.Năng suất trung bình của hai giống điều tra ..........................................39
Bảng 4.15.Chi phí đầu tư cho 1 ha vú sữa...............................................................43
Bảng 4.16.Ứơc tính lời, lỗ của giống vú sữa Lò Rèn..............................................44
Bảng 4.17.Ước tính lời, lỗ của giống vú sữa Tím ...................................................45

vi


DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Trang
Hình 4.1 Đặc điểm cây vú sữa Lò Rèn và vú sữa Tím .............................................28
Hình 4.2 Đăc điểm lá vú sữa Lò Rèn và vú sữa Tím ................................................29
Hình 4.3 Đặc điểm bên ngoài quả của giống vú sữa Lò Rèn và giống vú sữa Tím..31
Hình 4.4 Đặc điểm bên trong quả và hạt của vú sữa Lò Rèn và vú sữa Tím............32
Hình 4.5 Mô hình trồng vú sữa. ................................................................................33
Hình 4.6 Cây vú sữa bị gãy nhánh. ...........................................................................34
Hình 4.7 Hình cây vú sữa được làm trẻ hóa sau 1 năm. ...........................................35
Hình 4.8 Một số sâu bệnh hại trên cây vú sữa. .........................................................38
Hình PL 1. Qủa và hoa của giống vú sữa Lò Rèn.....................................................52
Hình PL 2. Qủa và hoa của giống vú sữa Tím ..........................................................52
Hình PL 3. Qủa vú sữa Lò Rèn bổ dọc .....................................................................52
Hình PL 4. Qủa vú sữa Tím bổ dọc...........................................................................52
Hình PL 5. Vú sữa được đóng thùng trước khi vân chuyển......................................53
Hình PL 6. Thu mua vú sữa tại chợ Vĩnh Kim .........................................................53


vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
CN – XD: Công nghiệp – Xây dựng
DT: Diện tích
GTSL: Giá trị sản lượng
GAP: Good Argriculture Practiced
HTX: Hợp tác xã
IRR: Internal return rate ( tỉ suất thu lợi nội tại hay kết quả đầu tư nội tại)
NLN: Nông Lâm Nghiệp
NN – PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NPV = Net present value ( giá trị thực hiện tại)
PL: phụ lục
SL: Sản lượng
TM – DV: Thương mại – Dịch vụ
TB: trung bình
UBND: Ủy ban nhân dân

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề:
Cây vú sữa (Chrysophyllum cainito. L) thuộc họ Sapotaceae, là cây ăn quả
vùng nhiệt đới, có nguồn gốc vùng Trung Mỹ, trồng phổ biến ở Mehico, Sri Lanka,
Thái Lan, Philippins và Việt Nam. Ở nước ta, cây vú sữa được trồng ở Tiền Giang,
Bến Tre, Cần Thơ và trồng tập trung nhiều nhất ở huyện Châu Thành tỉnh Tiền

Giang. Cây vú sữa có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để cây sinh
trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng, nên trồng trên đất phù sa
ven sông hoặc đất thịt nhẹ thoát nước tốt. Ở những vùng có hai mùa mưa nắng rõ rệt,
cây vú sữa ra hoa và đậu trái rất tốt.
Vú sữa là một trong những loại trái cây ăn trái đặc sản rất được ưa chuộng
nhờ phẩm chất ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Với điều kiện ưu đãi của thiên nhiên,
huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang là vùng chuyên canh cây vú sữa với diện tích lớn
nhất trong cả nước, sản lượng khoảng 22.000 tấn/năm.
Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh về diện tích nhưng chưa được
quan tâm đúng mức đến việc phòng trừ sâu bệnh, quy trình canh tác không đúng kỹ
thuật... Thấy được nhu cầu thực tế của địa phương, nhằm giúp nông dân huyện Châu
Thành có thêm về kiến thức nông nghiệp nói chung, kỹ thuật trồng và chăm sóc vuòn
cây ăn trái đặc biệt là cây vú sữa nói riêng, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, nâng
cao đời sồng của người dân, cũng như phục vụ công tác khuyến nông và chuyển giao
công nghệ sau này. Được sự phân công của khoa Nông Học Trường Đại Học Nông
Lâm TP.HCM và được sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Kế, đề tài " Điều tra
hiện trạng sản xuất, đặc điểm giống, kỹ thuật trồng và hiệu quả kinh tế của cây vú
sữa (Chrysophyllum cainito L.) tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang" được tiến
hành.

1


1.2 Mục tiêu:
Đánh giá được hiện trạng sản xuất, đặc điểmgiống, thu thập kỹ thuật trồng trọt
để có cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo và cho công tác khuyến nông sau này.
1.3 Yêu cầu:
Thu thập và phân tích các số liệu về tình hình kinh tế, xã hội, điều kiện tự
nhiên tại các phòng chức năng.
Điều tra ngẫu nhiên 30 hộ bằng phiếu phỏng vấn để biết được hiện trạng

giống và kỹ thuật canh tác đang được áp dụng tại địa phương.
Tiến hành đo đạt để ghi nhận đặc điểm, phẩm chất các giống vú sữa đang
trồng tại địa phương.
Biết được chi phí sản xuất và nguồn thu từ vườn để tính hiệu quả kinh tế.
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng điều tra: cây vú sữa.
Thời gian và địa điểm: thời gian thực hiện đề tài từ tháng 02 đến tháng 06
năm 2009 tại 3 xã Vĩnh Kim, Bàn Long và Phú Phong thuộc huyện Châu Thành tỉnh
Tiền Giang.
Giới hạn đề tài: do thời gian thực hiện đề tài có hạn so với đời sống cây vú
sữa do đó việc tính chi phí đầu tư chưa sát thực tế.
Về không gian: địa bàn huyện Châu Thành, chỉ điều tra 30 hộ trồng vú sữa
ngẫu nhiên nên kết quả điều tra ít nhiều cũng bị thiếu sót.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc và sự phân bố cây vú sữa
Cây vú sữa là cây ăn quả vùng nhiệt đới, có nguồn gốc ở Trung Mỹ, trồng phổ
biến ở Mehico, Sri Lanka, Thái Lan, Philippins và Việt Nam. Ở nước ta, cây vú sữa
được trồng ở Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ và trồng tập trung nhiều nhất ở huyện
Châu Thành tỉnh Tiền Giang.
Vú sữa có tên khoa học là : Chrysophyllum cainito L. Thuộc họ Sapotaceae
( Morton, 1987).
Trong các ngôn ngữ nước ngoài, nó có các tên gọi như cainito, caimito, ajara,
caimite, caimo, caimitero,murucuija, estrella hay aguay. (Julia F. Morton, 1987).
Vú sữa phân bố trong vùng nhiệt đới toàn thế giới. Việt Nam và Úc trồng vú
sữa để lấy trái trong khi Mỹ và những nơi khác trồng vú sữa để làm cây cảnh hơn là

cây ăn quả. Trong thập niên 80 và 90 giá vú sữa thấp, nhiều nơi đốn bỏ vú sữa nhưng
Tiền Giang là tỉnh duy nhất còn giữ lại trên ngàn ha. Những năm gần đây nhu cầu thị
trường cao, trái vú sữa Tiền Giang có điều kiện phát triển thị trường và mang lại hiệu
quả kinh tế cao cho nhà vườn. Diện tích vú sữa mở rộng, tính đến năm 2006 diện tích
vú sữa của toàn huyện Châu Thành 1.896 ha. Lợi thế của vùng chuyên canh tập trung
tạo ra hàng hóa đó duy trì được vùng vú sữa duy nhất ở nước ta và cũng là vùng
trồng vú sữa tập trung lớn nhất thế giới. ( Nguyễn Hồng Thủy, 2007).
2.2 Đặc điểm thực vật học
Lá: lá của vú sữa là thường xanh, mọc so le, hình ôvan đơn, mép trơn, dài
5-15 cm; mặt trên có màu xanh bóng, mặt dưới có màu vàng.
Hoa: mọc ở nách lá, có màu vàng hơi xanh, vàng hoặc màu trắng ánh tía với
dạng ống tròn có 5 tràng hoa và 5 hoặc 6 lá đài. Đây là loại cây lưỡng tính (tự thụ phấn).

3


Quả: hình tròn, bầu dục, và một số hình dạng khác, với kiểu hình sao trong
cùi thịt, quả có đường kính từ 5 – 10 cm. Qủa có da bóng, trơn, vỏ dày 6 – 12.5mm,
khi quả còn xanh vỏ dày 3 - 5 mm. Vỏ có nhiều mủ .
Hạt: các hạt dẹt có màu nâu nhạt và cứng.
2.3 Giá trị vú sữa:
2.3.1 Giá trị dinh dưỡng:
Theo Morton (1987), giá trị dinh dưỡng có trong 100g phần ăn được
+ Calo 67,2 kcalo
+ Protein: 0,72 – 2,33g.
+ Carbohydrat: 14,7g.
+ Chất xơ: 0,55 – 3,3g.
+ Canxi : 7,4 – 17,3 mg
+ Phospho : 15,9 – 22,0 mg
+ Sắt : 0,30 – 0,68 mg

-Vitamin chứa trong trái vú sữa bao gồm:
+ Carotene: 0,004 – 0,039 mg.
+ Thiamine: 0,018 – 0,08 mg.
+ Riboflavin: 0,013 – 0,040 mg.
+ Niacin: 0,935 – 1,340 mg.
+ Acid ascorbic: 3,0 – 15,2 mg.
- Ngoài ra vú sữa còn chứa nhiều amino acid như
+ Trytophan: 4 mg
+ Methionine: 2 mg
+ Lysine: 22 mg
2.3.2 Giá trị kinh tế:
Mùa vụ thu hoạch chính là từ tháng 12 đến tháng 3 dương lịch. Thời gian thu
hoạch rộ từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 2. Vú sữa đầu mùa thương lái tại chợ Vĩnh
Kim thu vào đến 15 nghìn đồng/ trái, bình quân từ 140 nghìn đến 160 nghìn đồng/
chục (chục 14 trái).
Theo Chủ tịch Hội Làm vườn huyện Châu Thành Lê Văn Ri thì vú sữa là loại
cây có tuổi thọ khá cao cả trăm năm, cho năng suất bình quân từ 15 đến 20 tấn/ha. Theo
4


chiết tính của phòng NN-PTNT huyện, nông dân trồng vú sữa một ha cho thu nhập bình
quân 100 triệu đồng đối với những vườn chăm sóc tốt, cây từ bảy năm tuổi trở lên.
2.3.3 Các giá trị khác:
Lớp cùi thịt của quả là ăn được và ngon, dùng làm các món tráng miệng; nó có vị
ngọt và nói chung hay được phục vụ dưới dạng tươi hoặc làm lạnh (khoảng 10-15°C).
Lá của nó được dùng ở một số khu vực làm dạng như chè và người ta coi nó
có tác dụng chống các bệnh đái đường và thấp khớp.
Vỏ cây được coi là có tác dụng kích thích, nước sắc vỏ cây được dùng để
chống ho.
Tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, những gốc cây vú sữa đã được các nghệ

nhân uốn, sửa thành các loại cây cảnh cổ - bonsai lùm đang được thị trường TP Cần
Thơ và TP Hồ Chí Minh ưa chuộng.
2.4 Đặc điểm sinh thái:
Cây vú sữa phát triển trong đìều kiện nhiệt độ từ 22 – 34 0C. Cây chỉ ra hoa
kết quả tốt trong điều kiện khí hậu có 2 mùa mưa nắng phân biệt. Không chịu được
gió to do cây có tán dày và rễ ăn nông.
Cây vú sữa có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để cây sinh
trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng, nên trồng trên đất phù sa
ven sông hoặc, đất thịt nhẹ thoát nước tốt, ít chua và độ cao so với mặt nước biển
không quá 400 m.
2.5 Nhân giống, những giống phổ biến hiện nay:
2.5.1 Nhân giống:
Theo Nguyễn Minh Châu và ctv ( 2003), cây vú sữa có thể nhân giống bằng
cách gieo hạt, chiết cành hoặc ghép.
+ Gieo hạt là cách dễ làm nhất, tuy nhiên sau này cây con lâu cho trái và trái
không giống với trái của cây mẹ, cây lại cao và tán lớn.
+ Chiết cành: nên chọn cây cho năng suất cao và độ tuổi dưới 10 năm. Chọn
cành để chiết thường là cành bánh tẻ, có tuổi 12-14 tháng, nằm ngang, da vừa hóa
gổ, không mang cành vượt.

5


+ Gốc ghép: chọn những hạt vú sữa to, không bị sâu bệnh đem gieo trong
vườn ươm. Làm thành luống gieo, thông thường cây mọc khoảng 3-4 tuần lễ sau khi
gieo. Lúc cây có 3-5 lá thì có thể đem ra trồng ở vườn ghép, đến khi cây đạt tiêu
chuẩn ghép (8-12 tháng tuổi) thì ra ngôi cho vào túi nilon có đục lổ thoát nước sau
đó tiến hành ghép. Sau khi ghép 40-45 ngày, kiểm tra thấy có sự tiếp hợp tốt giữa
gốc ghép và cành ghép (mắt ghép) thì cắt và đem để trong bóng râm khi nào cây
phát triển tược mới, lá thành thục mới có thể đem trồng.

Có nhiều cách ghép, tuy nhiên trong sản xuất thường gặp phổ biến nhất là
ghép cành treo bầu và ghép mắt vì cho tỷ lệ thành công cao.
2.5.2 Những giống vú sữa phổ biến hiện nay:
- Vú sữa Lò Rèn: có nguồn gốc xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền
Giang; có năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất 1000 - 1500 trái/cây/năm ở cây tuổi
trên 10 năm, trọng lượng trái 200 – 300 g/trái, vỏ trái khi chín có màu hột gà, tươi
bóng, đẹp; phẩm chất trái rất ngon, được thị trường trong nước ưa chuộng và có giá
cả cao nhất so với các giống khác.
- Ngoài ra còn có các giống vú sữa Tím, vú sữa Nâu, vú sữa Vàng, vú sữa Bánh
Xe. Các giống này có năng suất thấp và phẩm chất kém hơn so với vú sữa Lò Rèn.
2.6 Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
2.6.1 Thiết kế vườn:
- Đào mương lên líp (luống)
Nếu trồng mới trên đất ruộng nên lên mô có đường kính từ 0,8 - 1,0 m, cao
0,4 - 0,6 m, tùy theo địa hình của từng nơi. Đất mô là đất mặt của ruộng và được
phơi khô từ 15-20 ngày. Đào mương sâu 1,0 - 1,5 m; bề mặt líp 7-10 m.
- Đê bao, cống và cây chắn gió
Cần phải có bờ bao và cống để chủ động việc tưới tiêu, đảm bảo mặt líp hoặc
mô phải cao hơn mặt nước trong mương, ruộng từ 50 – 80 cm . Ngoài ra do cây vú
sữa dễ bị tét nhánh hay lật gốc, do đó cần phải chú ý đến trồng cây chắn gió, đặc biệt
là những vườn ven sông lớn .
- Mật độ và khoảng cách trồng
Với líp rộng 7 – 8 m thì bố trí trồng một hàng cây ở giữa líp, khoảng cách
8m/cây, mật độ 12 - 13 cây/1000m2, với líp rộng 9 – 10 m, trồng hai hàng theo kiểu
6


nanh sấu, khoảng cách 10 m/cây, mật độ từ 7 - 8 cây/1000 m2. Có thể trồng xen rau
màu hoặc cây ăn trái ngắn ngày trong 1 - 3 năm đầu để tăng thu nhập.
2.6.2 Trồng và chăm sóc:

2.6.2.1 Thời vụ
Vú sữa có thể trồng quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa (5 - 6 Dl)
để đỡ công tưới nước cho cây vú sữa trong giai đoạn đầu và có thời gian chuẩn bị đất.
2.6.2.2 Chuẩn bị hố và cách trồng:
Sau khi chuẩn bị mô trước đó 15 – 20 ngày, đào hố nhỏ sâu 20 – 25 cm, trộn đều
đất này với một thúng phân hữu cơ hoai, 100 g DAP và 200 – 300 g phân lân/cây. Đặt
bầu cây thẳng đứng, cắt bỏ vỏ bầu và để mặt bầu ngang với mặt mô trồng, sau đó lắp đầy
hố. Cây sau khi trồng cần cắm cọc cố định cây và che nắng.
2.6.2.3 Tủ gốc giữ ẩm
Cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm cho đất. Nên tủ cách
gốc để tránh sâu bệnh tấn công.
2.6.2.4 Làm cỏ và trồng xen
Nên làm cỏ thường xuyên trong các năm đầu để hạn chế sự canh tranh dinh
dưỡng và loại bỏ sự trú ẩn của sâu bệnh. Đến năm thứ tư trở đi tán cây rộng dần và công
làm cỏ sẽ giảm. Để giảm bớt công làm cỏ và tưới nước trong các năm đầu nên dùng
rơm rạ phủ gốc và trồng xen một số cây ngắn ngày khác để tăng nguồn thu nhập.
2.6.2.5 Bồi bùn
Hàng năm cần bồi bùn vào mô trồng, nên tiến hành phơi khô bùn sau khi vét
mương rồi sau đó bồi vào mô. Công tác bồi bùn cần tiến hành thường xuyên hàng
năm, ngay cả khi cây đã lớn và sau khi định hình mương líp hoàn chỉnh. Việc vét
mương bồi líp vừa có tác dụng cải tạo hệ thống mương tưới tiêu, nâng cao dần mặt
líp, vừa có tác dụng cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây vú sữa.
2.6.2.6 Tưới tiêu nước
Cần cung cấp nước đầy đủ cho cây vú sữa, đặc biệt trong 3 năm đầu. Trong các
tháng nắng nên tưới định kỳ 1 - 2 lần/tuần. Cần xây dựng hệ thống bờ bao chung
quanh vườn và trong 1 - 2 năm đầu, cần giữ mực nước cách mô trồng tối thiểu 40 cm.

7



Tưới đủ nước cho cây là một yếu tố giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. tư đủ
nước sau thời kỳ khô hạn sẽ giúp cây ra hoa đồng lọatvà đảm bảo tỷ lệ đậu qả cao.
Ở giai đọan cây con cần tưới 3 – 5 lần /tuần vớilượng nước từ 20 – 30lít/cây nhất là
trong giai đoạn mùa nắng và giai đoạn mới trồng.
Giai đọan cây ra hoa kết trái cần tưới đủ nước giúp cây tăng đậu trái và trái mau lớn.
2.6.2.7 Tỉa cành, tạo tán

Trong các năm đầu nên tỉa bớt cành, chỉ để lại các cành phân bố cành đều theo
các hướng, tạo cho cây có tán tròn đều và khống chế chiều cao không vượt quá 4-4,5m.
Cắt bỏ cành vượt trong tán, cành sâu bệnh, cành phụ ốm yếu mọc liên tiếp trên cùng
một cành chính, cành mọc gần mặt đất.
Đối với vườn đã cho thu họach cần chú ý tỉa bỏ bớt các cành mọc đứng bên
trong tán, cành rũ, cành yếu, cành mang sâu bệnh... để giúp cây thông thóang và kích
thích ra chồi mới.
Sau mỗi vụ thu họach nên cưa bỏ 1 – 2 cành vươn cao, ít lá, và có biểu hiện sinh
trưởng phát triển kém. Chúng ta có thể cưa ngắn các cành này chỉ còn lại khỏang 50 – 60
cm tính từ gốc cành., vết cưa nghiêng 450 để tránh đọng nước, dùng sơn phết lên bề mặt
cưa. Sau thời gian khỏang 30 ngày từ vết cưa có thể cho rất nhiều chồi mới, cần tỉa bỏ chỉ
chừa lải 2 – 3 chồi khỏe và phân bố đều các hướng. Khi chồi phát triển khoảng 50 cm thì
tiến hành bấm đọt hủy đỉnh sinh trưởng để kích thích chồi phân cành. trong thời gian này
cần chú ý theo dõi các lọai côn trùng phá hoại để có biện pháp xử lý thích hợp.
Đối với vườn cây cho trái lâu năm trên 20 tuổi cây quá cao có thể tiến hành đốn trẻ
hóa cho cây. Kỹ thuật trẻ hóa cần tiến hành trong 2 – 3 năm liên tiếp và từng phần từng
năm để có thể vẫn cho thu họach. Các cành mới có khả năng cho quả sau 15 –18 tháng.
2.6.2.8 Bón phân
Theo Nguyễn Minh Châu và ctv (2003)
- Bón phân thời kỳ kiến thiết cơ bản:
Từ khi trồng đến một năm, hàng tháng tưới phân Urea (hòa trong nước) với
liều lượng 20 – 30 g/cây/lần. Từ 1 - 3 năm tuổi bón 1 – 2 kg hỗn hợp phân Urea,
DAP (18 - 46 - 0) và NPK (16 - 16 - 8) với tỉ lệ 1/1/1, liều lượng tăng dần theo tuổi

cây, chia 4 lần bón trong một năm.
- Bón phân cho cây trưởng thành, đã cho trái ổn định :
8


Cây vú sữa từ năm thứ 7 sau khi trồng, bước sang giai đoạn cho trái ổn định,
và cũng là bắt đầu giai đoạn kinh doanh. Đề nghị nên bón 4 lần phân vào các giai
đoạn: xử lý ra hoa, đậu trái, nuôi trái và trước thu hoạch 1 - 2 tháng. Liều lượng phân
bón thay đổi, tăng dần theo tuổi cây từ 7 năm đến trên 20 năm.


Lần 1 : Bón vào giai đoạn xử lý ra hoa sớm cho cây với mức phân đề

nghị như sau : 5 – 10 kg phân hữu cơ hoai/cây và 3 – 6 kg NPK (20 - 20 - 15 hoặc 16
- 16 - 8), Ure và phân lân theo tỉ lệ 1/1/1.


Lần 2 : bón vào giai đoạn đậu trái lúc trái bằng nút áo với lượng 2 – 4 kg

phân/cây gồm Ure và DAP theo tỉ lệ 2/1.


Lần 3 : Bón vào giai đoạn nuôi trái, lúc trái có đường kính khoảng 2 cm,

với 2 – 3 kg phân NPK/cây (dạng phân như nói trên).


Lần 4 : Bón vào giai đoạn trước thu hoạch 1 - 2 tháng với liều lượng 1 –

2 kg phân NPK/cây.

Các lần bón phân nói trên cách nhau từ 2,5 - 3 tháng.
2.6.2.9 Xử lý ra hoa:
Thông thường nên xử lý ra hoa cho vú sữa khi cây đã trưởng thành, cho trái
ổn định, từ năm thứ 7 trở đi. Biện pháp xử lý ra hoa sớm trên cây vú sữa phổ biến là
xiết nước và bón phân.
Theo Phạm Văn Côn (2003), biện pháp xử lý ra hoa sớm trên cây vú sữa phổ
biến là xiết nước và bón phân. Trong thời gian chuẩn bị thu hoạch, từ tháng 10 âm
lịch, quét sạch lá rụng trên mặt líp để phơi thật khô đất, đồng thời xiết cạn nước
trong mương cho đến khi thu hoạch xong, nếu không cạn được thì mực nước trong
mương tối thiểu phải cách mặt líp trên 50 cm, tỉa bỏ các trái non còn sót lại và tỉa các
loại cành già, cành vô hiệu, cành vượt (cành phướn), cành sâu bệnh. Khoảng từ cuối
tháng 2 đến 3, bắt đầu làm gốc (xử lý ra hoa) bằng cách bơm nước tràn trên mặt líp,
số lần bơm từ 2 - 3 lần, cách quãng 4 - 5 ngày/lần, yêu cầu đảm bảo mặt líp phải thật
ẩm (hoặc có thể bơm nước ngâm líp trong 1 -2 ngày). Sau đó bón toàn bộ lượng
phân đợt 1 hoặc chia lượng phân này thành 2-3 lần bón, cách quảng 5 - 6 ngày/lần
bón và tưới nước cho tan phân sau mỗi lần bón. Sau khi bón phân có thể tưới định kỳ
1 lần/tuần cho dến khi cây ra hoa. Theo kinh nghiệm của nông dân, muốn xử lý ra

9


hoa thành công thì trước khi ra hoa, cây phải không có tược non và lá phải già, hơi
bạc màu (khằn) và đất phải thật khô.
2.7 Sâu bệnh chính:
2.7.1 Sâu hại:
- Sâu đục trái ( Alophia sp. ): thành trùng hoạt động vào ban đêm. Trưởng
thành cái đẻ trứng trên trái, đặc biệt là nơi tiếp giáp giữa các trái.Ấu trùng nở ra đục
thẳng vào và ăn ở bên trong trái.Khi đủ lớn chúng làm nhộng bên trong trái. Phòng
trị có thể phun thuốc khi sâu còn nhỏ và đang ở bên ngoài, độ khoảng 2 tuần 1 lần
khi thấy có nhiều trái non tấn công. Có thể sử dụng thuốc Karate, Fenbis, Secsaigon.

- Xén tóc đục cành: gây hại rất phổ biến, trưởng thành đẻ trứng trên đọt non,
ấu trùng nở ra đục thành đường hầm ngay dưới vỏ cây khi lớn chúng đục vào trong
thân gỗ của các nhánh cây lớn hay thân chính và làm cho cành gãy khi có gió mạnh.
Ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sinh trưởng của cây. Phòng trị thường xuyên thăm
vườn phát hiện phân gỗ của chúng thải ra trên mặt đất. Sau đó tìm đường đục của
chungstreen cây để bắt ấu trùng bên trong. Để phòng ngừa, nên tránh gây thương tích
trên thân và nhánh cây, dọn trống các cành chính để tránh bị thành trùng đẻ trứng.
( Nguyễn Văn Huỳnh và Võ Thanh Hoàng, 1997).
- Rầy bướm ( Lawana conspersa ) Trứng được đẻ trên cành non hay giữa
những gân chính của lá non. Nhộng được hình thành trên đỉnh chồi non, lá non hay
hoa. Chúng thường tấn công trên trái, lá cành non và thường tạo ra một lớp mật tạo
điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển.
- Rệp sáp: trưởng thành của rệp sáp không di chuyển, bên ngoài cơ thể có một
lớp sáp trắng bao bọc. Chúng gây hại từ khi trái còn non, trong quá trình gây hại rệp
sáp tiết ra mật tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển. Phòng trị có thể
phun nước vào trái để rửa trôi rệp sáp. Tránh trồng xen với những cây bị nhiễm rệp
sáp như mãng cầu. Phun thuốc khi mật độ rệp cao bằng các loại thuốc như
Supracide, Fenbis 25 EC, Pyrinex. ( Nguyễn Minh Châu và ctv, 2003)
2.7.2 Bệnh hại:
- Bệnh thối trái ( do nấm Colletotrichum sp.) bệnh nhiễm từ lúc trái còn non
đến thu hoạch, bệnh nặng là thịt trái chai sượng và thối sau đó trái sẽ rụng. Để phòng
trị bệnh thối trái vú sữa nên tỉa bỏ nhuwngxtrasi bị bệnh đem tiêu hủy và tránh trồng
10


dày tạo ẩm độ cao làm cho bệnh phát triển nhanh. Trên trái non khi bệnh phát triển
nhiều có thể phun thuốc phòng trị bằng các loại thuốc như: Antracol, Daconil,
Benomyl, Carbenzim 500FL. ( Nguyễn Minh Châu và ctv, 2003)
- Bệnh thối trái ( do nấm Lasiodiplodia theobromae) bệnh gây hại ở trái trong
giai đoạn thu hoạch và tồn trữ hay vận chuyển, làm thối phần thịt trái nơi gần cuống,

sau đó lan dần làm thối nát cả trái. Để ngăn ngừa bệnh thối trái nên nên thu hoạch
trái vào những ngày nắng ráo, hạn chế gây thương tích cho trái. ( Nguyễn Văn
Huỳnh và Võ Thanh Hoàng, 1997)
- Bệnh bồ hóng ( do nấm Capnodium sp.)
Nâm bệnh bám thành mảng trên mạt lá, thân, trái ảnh hưởng đến sinh trưởng
của cây. Bệnh thường phát triển mạnh trong mùa nắng. Phòng trị: tạo vườn cây thông
thoáng. Có thể phun các loại thuốc để diệt rầy như Dimenate 40EC, Bascide 50EC,
Supracide kết hợp với thuốc trừ nấm như Carbenzim 500SL, Copper Zinc với liều
lượng theo khuyến cáo. ( Nguyễn Minh Châu và ctv,2003)
- Bệnh mốc xanh, mốc xám: trên lá bị các đốm mốc màu xanh, xám kích
thước 1 – 3mm phát triển dày đặc trên mặt lá. Ở những vườn lâu năm thường thấy
những đốm bệnh màu trắng loang lỗ. Phòng trị: để phòng ngừa hiện tượng này cần
tránh trồng dày. Phun các loại thuốc gốc đồng hay hỗn hợp thanh phèn – vôi theo tỷ
lệ 1: 1: 100 sẽ hạn chế các đốm bệnh này.( Nguyễn Minh Châu và ctv, 2003).
2.8 Thu hoạch và cách bảo quản
Thời gian từ khi hình thành mầm hoa đến khi đậu trái từ 35 – 40 ngày. Thời
gian từ đậu trái đến khi thu hoạch từ 180 – 200 ngày tùy theo giống, mùa vụ. Tiến
hành thu hoạch khi trái đã chín sinh lý trên cây.
Do trái có vỏ mỏng, dễ bị tổn thương cơ học, cuống trái dễ bị tách rời khỏi trái.
Sau thu hoạch có thể bao trái bằng các loại bao giấy. Thùng, giỏ chứa trái phải lót đệm
bằng giấy hoặc các loại vật liệu xốp, khô. Không nên chất quá 4 – 5 lớp trái trong vỏ.
2.9 Tổng quan về huyện Châu Thành
2.9.1. Vị trí địa lý
Huyện Châu Thành có một vị trí thuận lợi, là cửa ngõ của Tỉnh đi thành phố
Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây nam bộ theo hướng Quốc lộ 1. Đồng thời đường

11


tỉnh 864 và tuyến sông Tiền nối các tuyến trong Tỉnh với thành phố Mỹ Tho – Trung

tâm văn hóa chính trị của Tỉnh.
Huyện Châu Thành nằm về phía Tây Tỉnh Tiền Giang, thị trấn Tân Hiệp là
trung tâm của huyện cách thành phố Mỹ Tho 13km và cách thành phố Hồ Chí Minh
khoảng 60km, được xác định như sau:
Tọa độ địa lý;
Kinh độ Đông: Từ 106010’26’’ đến 106023’15’’
Vĩ độ Bắc: Từ 10018’40’’ đến 10031’58’’
Ranh giới:
Đông giáp huyện Chợ Gạo và thành phố Mỹ Tho
Tây giáp huyện Cai Lậy
Nam giáp tỉnh Bến Tre
Bắc giáp huyện Tân Phước và tỉnh Long An
Huyện Châu Thành gồm 25 đơn vị với 24 xã và 1 thị trấn, chia làm 2 khu vực;
vùng Nam quốc lộ 1 và vùng Bắc quốc lộ 1.
2.9.2 Điều kiện tự nhiên
- Thời tiết và khí hậu
Nằm trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nên huyện Châu Thành mang
những nét đặc trưng của khí hậu đồng bằng châu thổ, chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa mưa nắng rõ rệt.
- Nhiệt độ
Do ảnh hưởng của xích đạo nên nhiệt độ khá ổn định không phân hóa theo mùa
rõ rệt. Nhiệt độ trung bình trong năm là 270C. Biên độ nhiệt trung bình giữa tháng nóng
nhất và tháng lạnh nhất từ 30- 50C. Giao động nhiệt độ giữa ngày và đêm bình quân 100.
Tháng nóng nhất trong năm thường từ tháng 3 – 4, tháng lạnh nhất là tháng giêng.
- Lượng mưa:
Mùa mưa thường trùng với gió mùa Tây Nam từ biển Đông thổi vào từ tháng
5 đến thánh 11 DL, mang theo nhiều hơi nước làm cho thời tiết mát mẻ, khí hậu ẩm.
Lượng mưa trung bình hàng năm 1437,6 mm nhưng phân bố không đều giữa các
mùa, mùa mưa tập trung nhiều nhất vào các tháng 7,8,9,10. Mưa thường xảy ra và


12


kết thúc rất nhanh mang đặc tính mưa giông. Cuối tháng 7, đầu tháng 8 thường có
tiểu hạn gọi là hạn bà chằn kéo dài 10 – 15 ngày.
- Ârm độ:
Ẩm độ trung bình trong năm là 79,2%, trong mùa mưa 82,5%, mùa khô là
74,1%, ẩm độ giữa các tháng trong năm chênh lệch không đáng kể phù hợp với yêu
cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi cao đều quanh năm trung bình 3,3 mm/ngày,
tổng lượng bốc hơi cả năm 1183 mm. Trong tháng mưa, lượng mưa lớn hơn lượng bốc
hơi khoảng 2 – 3 lần, tháng nắng lượng mưa nhỏ hơn lượng bốc hơi từ 30 – 60 lần.
- Gió: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa hàng năm thường xuất hiện hai mùa gió
chính:
Gió mùa Tây Nam: Từ biển thổi vào lục địa theo hướng Tây Nam, từ tháng 5
đến tháng 10 dương lịch, gió mùa này mang nhiều hơi nước làm cho thời tiết mát mẻ,
khí hậu ẩm, hình thành mây góp phần tạo thành những trận mưa lớn.
Gió mùa Đông Bắc: Từ lục địa thổi ra biển theo hướng ngược lại từ tháng 11
đến tháng 4 dương lịch có đặc tính khô, mát lạnh, độ ẩm giảm, khí hậu khô.
- Bức xạ và chiếu sáng: Nguồn năng lượng bức xạ dồi dào, bình quân 10
Kcal/cm2 và trên 2400 giờ nắng trong năm. Số giờ nắng bình quân 6,3 giờ/ngày, mùa
khô trung bình là 7 giờ/ngày.
Nhìn chung khí hậu, thời tiết của vùng mang các đặc điểm của nhiệt đới gió
mùa, nền nhiệt cao, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ, khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ
rệt thích hợp cho cây vú sữa sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên cây vú sữa có
tán rộng, cành giòn dễ bị gãy đổ khi có gió lớn, vì vậy cần chú ý trồng cây chắn gió,
đặc biệt là vùng ven các con sông lớn như sông Rạch Gầm và sông Tiền.
- Thủy văn:
Huyện Châu Thành có nguồn nước ngọt phong phú từ sông Tiền và sông Vàm
Cỏ Tây, tình hình thủy lợi khá phức tạp. Tuy nhiên có thể dựa vào tính chất nước,

mật độ sông rạch kênh mương nội đồng có thể phân lập thành 2 hệ thống khác nhau:

13


+ Hệ thống sông Tiền: Phân bố về phía Nam của huyện có mật độ sông rạch
cao, hệ thống kenh mương nội đồng tốt, hướng nước ngọt quanh năm và mang lại
phù sa bồi đắp từ sông Tiền đưa vào thông qua các sông rạch chính như: sông Phú
Phong, sông Rạch Gầm, rạch Bến Chùa và kênh Nguyễn Tất Thành... với đặc điểm
như vậy nên vùng này có nhiều thuận lợi trong việc tưới tiêu, phục vụ tốt sản xuất
đặc biệt là vùng chuyên canh cây ăn quả.
+ Hệ thống sông Vàm Cỏ Tây: Phân bố về phía Đông Bắc của huyện, mật độ
sông rạch không cao và đều trên toàn vùng gồm các kênh rạch chính như: Rạch Cốc,
Kênh Chợ Bưng...nằm trong khu vực ảnh hưởng của sông Vàm Cỏ Tây nên tình hình
thủy lợi khá phức tạp, đực điểm yinhs chất nước luôn thay đổi theo từng thời kỳ.
Nhìn chung chế đọ thủy văn trong vùng chịu ảnh hưởng bán nhật triều không
đều, biên độ triều bình quân 2,5 m thuận lợi cho việc tưới tiêu. Biên độ dao động
mực nước giữa các ngày, các tháng không lớn lắm.
Địa bàn chịu ảnh hưởng lũ lụt tương đối nặng ở phía Tây Bắc và nhẹ ở phía
Nam Quốc lộ 1, ra đến gần sông Tiền đất chỉ ngập nhẹ theo con triều, chất lượng
nước khá tốt nhiều khả năng tưới tiêu, cho phép phát triển nông nghiệp đa dạng.
- Địa hình:
Địa hình có khuynh hướng thấp dần về phía Bắc và phía Tây Bắc. Trong đó
nổi lên địa hình cao gò trên dãy đất giồng có dạng dãy kéo dài theo hình cách cung
chạy suốt từ Tây Nam đến Đông Bắc. Huyện có 3 dạng địa hình chính, đó là địa hình
cao, địa hình trung bình và địa hình thấp.
+ Địa hình cao: có cao trình phổ biến từ + 1,2 đến + 2 m, tập trung ở các xã
phía Đông Bắc của Huyện như: Tân Lý Tây, Tân Lý Đông, Tân Hương, thị trấn Tân
Hiệp và các xã phân bố ở khu vực ven sông Tiền: Bình Đức, Song Thuận, Kim Sơn,
Phú Phong và cù lao Thới Sơn.

+ Địa hình trung bình: tập trung hầu hết đất đai ở toàn huyện với địa hình khá bằng
phẳng, cao trình từ + 0,8 m đến + 1,2 m. Tuy nhiên ở khu vực Đồng Tâm thì địa hình hơi
cao hơn +1,5 m và hơi thấp dạng lòng chảo nằm trong địa phận của xã Bàn Long và một
phần của các xã như; Hữu Đạo, Bình Trưng, Kim Sơn, Vĩnh Kim, Phú Phong.

14


+ Địa hình thấp: Phân bố ở các xã phía Bắc Quốc lộ 1 bao gồm các xã Điềm
Hy, một phần Nhị Bình, Long Định, Tam Hiệp có độ cao từ +0,5 m đến +0,8 m. Ngoài
ra còn có vùng trũng thuộc phạm vi xã Điềm Hy có cao trình +0,2 m đến +0,3 m.
2.9.3 Điều kiện kinh tế xã hội
Tuy có vị trí kinh tế thuận lợi, tiếp giáp với tỉnh Long An đang công nghiệp hóa
và TP. Mỹ Tho năng động, nhưng do cơ sở hạ tầng chưa phát triển đầy đủ, nên mức đọ
giao lưu đối ngoại chưa cao và việc huy động nguồn lực từ bên ngoài còn hạn chế. Nền
kinh tế trong các năm từ đây phát triển tuy khá nhưng chưa phát huy hết tiềm năng.
GDP theo giá hiện hành tăng từ 779 tỷ đồng năm 1995 lên đến 1.378 tỷ đồng
năm 2000 và 2.478 tỷ đồng năm 2005, tương đương với giá so sánh 1994 tăng tới 676 tỷ
đồng năm 1995 lên đến 933 tỷ đồng năm 2000 và 1.448 tỷ đồng năm 2005, bình quân
tăng 6,6 %/năm trong giai đoạn 1996-2000 và 9,2 %/năm trong giai đoạn 2001-2005,
chủ yếu là do ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại phát triển nhanh.
Trong động thái phát triển, nền kinh tế tăng chậm trong những năm 1998 1999 do do ảnh hưởng phát triển chậm của ngành xây dựng, năm 2004 do tình hình
dịch bệnh gia cầm, nhưng tăng khá và đều đặn trong suốt thời kì 1996-2005, chủ yếu
là nhờ kinh tế công nghiệp và thương mại dịch vụ phát triển nhanh.
Cơ cấu kinh tế của huyện có những chuyển dịch quan trọng, năm 1995 từ 63,0
% khu vực I, 10,2% khu vực II vào 26,8 % khu vực III đến 2005 cơ cấu là: 43,5% 39,9% và 16,6%, và đã phát triển theo hướng nông công nghiệp và dịch vụ thương
mại, trong đó công nghiệp chiếm vai trò mũi đột phá trong nền kinh tế.
2.9.4 Dân số và lao động
- Dân số: dân số huyện Châu Thành là 245.463 người gồm 5.430 người dân
thành thị còn lại là dân nông thôn. Tốc độ gia tăng dân số là 1,25%, cơ cấu dân số

thành thị chiếm 2,21%, nông thôn chiếm 97,79%. Qua đó cho thấy khuynh hướng
đô thị hóa còn thấp. Tỷ lệ tăng dân số bình quân 1,25%/năm, đến năm 2010 ước
tính dân số của huyện khoảng 273.792 người, áp lực dân số đối với đời sống kinh
tế xã hội là rất lớn. Do đó để đạt các mục tiêu đề ra cần ưu tiên phát triển công
nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, ngân hàng, gia tăng tốc độ đô thị hóa nông thôn

15


để tạo tiền đề phát triển kinh tế, giảm sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.
Bên cạnh đó cần chỉnh trang lại thị trấn, quy hoạch xây dựng các điểm thị tứ nâng
dần tỷ lệ dân số thành thị, hiện tại hệ số sử dụng đất khá cao, diện tích phục vụ
cho nông nghiệp không còn nhiều, cho thấy việc thu hút lao động ở khu vực này
dần dần bị hạn chế. Vì vậy việc phát triển nhanh các khu vực kinh tế phi nông
nghiệp là một yêu cầu cần thiết và phù hợp với yêu cầu hiện nay.
- Lao động: Tổng số người trong độ tuổi lao động của huyện năm 2007 là
146.915 người chiếm 60% dân số toàn huyện, số người có khả năng lao động
144.815 người chiếm 99% tổng số lao động toàn huyện, lượng lao động trong các
ngành kinh tế là 122.471 người chiếm 83% tổng số lao động.
+ Lao động khu vực I (NLN): 94130 người chiếm 65% tổng số lao động.
+ Lao động khu vực II ( CN-XD): 13541 người chiếm 9,359% tổng số lao động.
+ Lao động khu vực III (TM- DV): 14800 người chiếm 10,22% tổng số lao động.
Phần còn lại là lao động các dạng khác như: thất nghiệp, nội trợ, đi
học…chiếm 15% tổng số lao động.
Việc phân bố sử dụng nguồn lao động trong các khu vực không đều, tỷ lệ lao
dộng trong các khu vực không đều, tỷ lệ lao động trong khu vực I còn cao so với khu
vực II và III. Qua đó hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện còn nặng về nông nghiệp.
2.9.5 Đất đai
Bảng 2.1.Hiện trạng sử dụng đất của Huyện năm 2007
Loại đất


Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên

25.574,80

100,00

I. Đất nông nghiệp

20.722,21

81,03

II. Đất chuyên dùng

2.094,07

8,19

III. Đất ở

1.451,46

5,68

IV. Đất chưa sử dụng và sông rạch


1.307,06

5,08

Nguồn: Phòng thống kê nông nghiệp huyện Châu Thành

16


×