Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

THEO DÕI ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA 07 GIỐNG LẠC (Arachis hypogeae L.) TRỒNG VỤ XUÂN TẠI XÃ NGHI TRUNG HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THEO DÕI ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT CỦA 07 GIỐNG LẠC (Arachis hypogeae L.)
TRỒNG VỤ XUÂN TẠI XÃ NGHI TRUNG
HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

Họ và tên sinh viên: ĐINH THỊ KIỀU DIỄM
Ngành: NÔNG HỌC
Khóa: 2005 – 2009

Tháng 07 / 2009


THEO DÕI ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 07 GIỐNG LẠC (Arachis hypogeae L.) TRỒNG VỤ XUÂN TẠI XÃ
NGHI TRUNG - HUYỆN NGHI LỘC - TỈNH NGHỆ AN

Tác giả

ĐINH THỊ KIỀU DIỄM

(Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Nông học)

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Châu Niên

Tháng 07/2009



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu em xin chân thành cảm ơn thạc sỹ Nguyễn Châu Niên đã tận tình
giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ em trong học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa
luận.
Em chân thành cảm ơn :Ban Giám hiệu Trường Đai Học Nông Lâm TP.Hồ Chí
Minh. Ban chủ nhiêm khoa Nông Học. Quý thầy cô khoa Nông học nói riêng cùng quý
thầy cô giảng dạy tại Trường Đại học Nông Lâm nói chung, những người đã giảng
dạy và truyền đạt những kiến thức khoa học giúp em hoàn thành khóa học.
Con rất biết ơn hai bác Đinh Quang Thi và Nguyễn Thị Chương xã Nghi trung huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An đã cho con mượn đất và giúp đỡ con trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Lòng biết ơn sâu sắc gửi tới ba mẹ và cô chú đã động viên giúp đỡ con trong
suốt thời gian qua.
Cảm ơn các bạn cùng lớp đã động viên, giúp đỡ mình trong suốt quá trình học
tập và làm khóa luận tốt nghiệp.

Nghệ An, ngày25 tháng 07 năm 2009
Sinh viên

Đinh Thị Kiều Diễm

ii


TÓM TẮT

Đề tài “THEO DÕI ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG
SUẤT CỦA 07 GIỐNG LẠC (Arachis hypogeae L.) TRỒNG VỤ XUÂN TẠI XÃ
NGHI TRUNG - HUYỆN NGHI LỘC - TỈNH NGHỆ AN” được thực hiện trong vụ
Đông Xuân năm 2009 tại xóm 18, xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An từ

ngày 04/02/2009 đến ngày 27/05/2009.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên đơn yếu tố với 7
giống và 3 lần lặp lại.
Kết quả thí nghiệm:
- Những giống có số nốt sần hữu hiệu cao nhất là: L18 (353,67 nốt sần/cây),
L23 (310,67 nốt sần/cây) và giống L14BG (271,00 nốt sần/cây).
- Những giống cho năng suất quả tuơi cao nhất là giống :L18 (10,83 tấn/ha),
L23 (9,33tấn/ha).
- Những giống cho năng suất quả khô cao nhất là: L18 (5,43 tấn/ha), L23 4,93
(tấn/ha) và L14TQ (4,86 tấn/ha).
- Thời gian sinh trưởng của các giống lạc tham gia thí nghiệm từ 100 – 120
ngày phù hợp cho việc trồng mè ở vụ tiếp theo. Giống ít bị nhiễm bệnh do nấm gây ra
: L18, L14TQ, LỳTN, L23. Giống đậu 3-Th mẫn cảm với bệnh rỉ sắt và đốm nâu.
Tóm lại, giống lạc L18, L23, L14TQ là 3 giống đậu có năng suất cao, ít bị
nhiễm sâu bệnh, sinh truởng phát triển tốt phù hợp với điều kiện canh tác của địa
phương.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... ii
TÓM TẮT........................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ...........................................................................................................................iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG .............................................................................................. vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH............................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU..............................................................Error! Bookmark not defined.
1.1. Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài ..................................................................................2

1.2.1. Mục tiêu..........................................................................................................2
1.2.2. Yêu Cầu..........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................3
2.1. Giới thiệu về cây lạc..................................................................................................3
2.1.1. Nguồn gốc, xuất xứ............................................................................................3
2.1.2. Đặc điểm thực vật học .......................................................................................4
2.1.3. Giá trị và công dụng của cây lạc trong đời sống ...............................................6
2.2.Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam ......................................................7
2.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới ...................................................................7
2.2.2. Tình hình sản xuất lạc tại Việt Nam ..................................................................8
2.3. Một số kết quả nghiên cứu về giống lạc trong và ngoài nước ................................12
2.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về giống lạc trên thế giới .....................................12
2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về giống lạc tại Việt Nam ....................................12
2.4. Một số giống lạc được trồng phổ biến ....................................................................13
2.5. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh và đất đai ............................................................13
2.5.1. Điều kiện ngoại cảnh .......................................................................................13
2.5.2. Yêu cầu đất đai ................................................................................................14
2.5.3.Thời vụ gieo trồng ............................................................................................14
2.5.4 Nhu cầu dinh dưỡng..........................................................................................14
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.......................................16
3.1. Thời gian địa điểm tiến hành thí nghiệm ................................................................16
3.2. Điều kiện khí hậu thời tiết.......................................................................................16
3.3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm........................................................................17
3.3.1 Vật liệu nghiên cứu...........................................................................................17
iv


3.3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................18
3.4. Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................................22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................................23

4.1 Tỷ lệ nảy mầm của các giống lạc thí nghiệm...........................................................23
4.2 Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lạc .............................................24
4.3 Chiều cao và tốc độ vươn thân.................................................................................25
4.4 Khả năng phân cành và tỉ lệ cành hữu hiệu của các giống lạc thí nghiệm ..............27
4.5 Động thái và tốc độ ra lá của các giống lạc thí nghiệm ...........................................28
4.5.1 Động thái ra lá...................................................................................................28
4.5.2 Tốc độ ra lá .......................................................................................................29
4.6 Khả năng hình thành nốt sần của các giống lạc thí nghiệm.....................................30
4.7. Chỉ tiêu về hoa của các giống lạc thí nghiệm .........................................................31
4.8 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ...........................................................32
4.8.1. Số quả chắc, quả non và quả lép của các giống lạc thí nghiệm.......................32
4.8.2. Trọng lượng 100 quả, trọng lượng 100 hạt và tỷ lệ nhân của các giống lạc
thí nghiệm ..................................................................................................................33
4.8.3 Số hạt/quả của các giống lạc thí nghiệm ..........................................................34
4.8.4 Năng suất của các giống lạc thí nghiệm ...........................................................35
4.9. Tình hình sâu bênh hại ............................................................................................37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................39
5.1. Kết luận ...................................................................................................................39
5.2. Đề nghị ....................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................40
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................42

v


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
CV

: Độ lệch tiêu chuẩn tương đối


Đ/C

:Đối chứng

ĐVT

:Đơn vị tính

FAO

:Tổ chức Nông – Lương liên hiệp quốc

HH

:Hữu hiệu

ISCRISAT

:Viện nghiên cứu cây trồng nhiệt đới bán khô hạn
(International Crops Research Institute for The Semi
Arid Tropics)

NSG

:Ngày sau gieo

NSLT

:Năng suất lý thuyết


NSTT

:Năng suất thực thu

RCBD

: Khối đầy đủ ngẫu nhiên

TB

:Trung bình

TL

:Tỉ lệ

TN

:Thí nghiệm

TS

:Tổng số

VH

:Vô hiệu

vi



DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Diện tích trồng lạc của các vùng ở nước ta..............................................9
Bảng 2.2 Diện tích trồng lạc của một số tỉnh cao nhất nước ta.............................10
Bảng 2.3 Năng suất lạc của một số tỉnh cao nhất nước ta.....................................11
Bảng 2.4 Sản lượng lạc của một số tỉnh cao nhất nước ta.....................................11
Bảng 3.1 Diễn biến khí hậu - thời tiết tại địa phương trong quá trình tiến hành
thí nghiệm ..............................................................................................................17
Bảng 3.3 Tên giống và nguồn gốc giống tham gia thí nghiệm .............................17
Bảng 4.1 Tỷ lệ nảy mầm của các giống lạc thí nghiệm.........................................23
Bảng 4.2 Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống.................................24
Bảng 4.3 Động thái tăng trưởng chiều cao cây .....................................................26
Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ..........................................................27
Bảng 4.5 Tổng số cành, cành hữu hiệu, cành vô hiệu và tỷ lệ cành hữu hiệu
của các giống .........................................................................................................27
Bảng 4.6 Tổng số lá thật/cây của các giống lạc thí nghiệm ..................................29
Bảng 4.7 Tốc độ ra lá của các giống lạc................................................................29
Bảng 4.8 Tổng số nốt sần, nốt sần hữu hiệu, nốt sần vô hiệu của các giống lạc...30
Bảng 4.9 Thời gian nở hoa và số hoa trên cây của các giống lạc tham gia thí
nghiệm ...................................................................................................................31
Bảng 4.10: Chỉ tiêu về quả của các giống lạc thí nghiệm .....................................32
Bảng 4.11 : Trọng lượng 100 quả, trọng lượng 100 hạt và tỷ lệ hạt/quả của các
giống ......................................................................................................................33
Bảng 4.12 Khả năng cho quả 1, 2, 3, 4 hạt/cây của các giống lạc thí nghiệm ......34
Bảng 4.13 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống ....................35
Bảng 4.15 Thành phần và mức độ sâu bệnh hại trên các giống lạc thí nghiệm ....37

vii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1. Toàn cảnh khu thí nghiệm............................................................19
Hình P1. Chuẩn bị đất TN............................................................................42
Hình P2. TN được phủ bạt sau khi gieo hạt .................................................42
Hình P3. Các giống lạc TN thời điểm 90 NSG............................................42
Hình P4. Bệnh rỉ sắt gây hại trên giống bệnh 3-Th......................................43
Hình P5. Hình ảnh rễ giống lạc L23 thời điểm thu hoạch ...........................43
Hình P6. Hình dạng quả của 7 giống lạc thí nghiệm ...................................44
Hình P7. Hình dạng hạt của 7 giống lạc thí nghiệm ....................................44
Biểu đồ 1: Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lạc TN .............45
Biểu đồ 2: Động thái tăng trưởng số lá của các giống lạc TN .....................45
Biểu đồ 3: Số nốt sần hữu hiệu và vô hiệu của các giống lạc TN................45
Biểu đồ 4: Năng suất của các giống lạc TN .................................................46

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Cây lạc (Arachis hypogeae L.) là một loài cây công nghiệp ngắn ngày. Lạc
không chỉ là cây lấy dầu quan trọng có giá trị dinh dưỡng cao, dùng làm thực phẩm
cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, với khả năng cố định đạm của bộ rễ, lạc có ý
nghĩa to lớn trong hệ thống canh tác, luân canh tăng vụ cũng như góp phần cải tạo và
sử dụng lâu bền tài nguyên đất đai.
Từ lâu con người đã biết sử dụng lạc như một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng
trong các bữa ăn. Giá trị dinh dưỡng của lạc được quyết định bởi các thành phần chủ
yếu chứa trong hạt như các chất khoáng và acid amine. Do vậy từ hạt lạc có thể chế

biến ra rất nhiều món ăn bổ dưỡng phục vụ cho đời sống con người.
Bên cạnh vai trò là nguồn thực phẩm thiết yếu cho con người thì các sản phẩm
phụ từ cây lạc cũng rất có ý nghĩa đối với ngành chăn nuôi. Cùng với sự phát triển của
công nghiệp ép dầu, khô dầu lạc đã trở thành một thành phần không thể thiếu trong
dây chuyền chế biến thức ăn.
Đặc biệt, lạc còn là cây trồng có khả năng cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất
nhờ khả năng cố định đạm từ khí quyển thông qua bộ rễ cộng sinh với vi khuẩn nốt
sần Rhizobium vigna.
Lạc là một trong những cây công nghiệp thế mạnh của tỉnh Nghệ An. Trong đó
huyện Nghi Lộc là địa phương được mệnh danh là "Vua lạc" vì có diện tích trồng và
sản lượng cao nhất tỉnh với diện tích năm 2008 lên tới 6.282 ha, đạt tổng sản lượng
12.947 tấn. Những xã có năng suất lạc cao gồm: Nghi Phong, Nghi Liên, Nghi Trung.
Cũng như tất cả các loại cây trồng khác, giống là một trong những yếu tố quyết
định trong việc nâng cao năng suất và sản lượng lạc. Hiện nay, ở nhiều địa phương
người nông dân vẫn đang sử dụng những giống cũ đã bị thoái hoá, lẫn tạp cho năng
suất thấp, chất lượng không cao, độ đồng đều kém không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
1


Chính vì vậy việc chọn ra những giống lạc cho năng suất cao và ổn định để bổ sung
vào bộ giống cho địa phương luôn được quan tâm. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “THEO DÕI ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA 07 GIỐNG LẠC (Arachis hypogeae L.) TRỒNG VỤ
XUÂN TẠI XÃ NGHI TRUNG, HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN”.
1.2 Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của các giống lạc tham gia thí nghiệm. Từ đó chọn ra những giống có triển
vọng nhất, thích hợp với điều kiện canh tác của địa phương nhằm thay thế các giống
cũ đã thoái hóa.

1.2.2 Yêu cầu
- Bố trí thí nghiệm nhằm theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, khả năng
chống chịu của các giống lạc tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và khả năng cho năng suất của các
giống tham gia thí nghiệm, xác định giống thích hợp với địa phương.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu về cây lạc
Vị trí phân loại:
Lớp: Song tử diệp
Lớp phụ: Rosidae
Bộ: Đậu (Leguminosae)
Họ: Họ đậu (Legumimoseae)
Họ phụ: Cách bướm (Papilionaceae)
Giống: Arachis: Lạc
Loài: Archis hypogaea L. (1756)
Tên khoa học: Arachis hypogeae L.
2.1.1 Nguồn gốc, xuất xứ
Người tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã phát hiện sự phân bố rộng rãi các vùng
trồng lạc ở Nam Mỹ, đặc biệt trên những vùng đảo Tây Ấn, Mêhicô, vùng biển Đông –
Đông Bắc Braxin, trên những dải đất ấm áp của vịnh Rio Plata (Achentina, Paragoay,
Bolivian, cực Tây Nam Braxin, Peru).
Những bằng chứng khảo cổ học dựa trên sự phân tích chỉ số cacbon ở thung
lũng Chicama (Pêru) cho biết cây lạc xuất hiện vào khoảng 1500 – 1200 năm trước
Công nguyên.

Nhà truyền giáo châu Âu Bartolome Lascasas, khi du lịch dọc tây Ban Nha từ
1510 – 1547 bắt gặp cây lạc với tên “mani”. Tuy vậy những ghi chép đầu tiên là của
thuyền trưởng Gonzalo Fernandez (1513), ông cũng là người đầu tiên phổ biến tên
“mani” của lạc.
Năm 1542, Ulrich Schmidt khi thám hiểm Paragoay cho biết cây lạc có tên
“manduiss, mandubi” là một cây trồng quan trọng ở vùng đất ấm này.
3


Năm 1578, Jean de Lery cũng phát hiện thấy cây lạc có tên “manobi” ở hòn đảo
trong vịnh Riodejaneiro.
Những bằng chứng dân tộc học cho thấy trong 40 loài cây thục phẩm được
người Tây Ban Nha tìm thấy có cây lạc ở vùng thung lũng Andean. Thế kỷ XVI những
thổ dân châu Mỹ vùng Thượng Paragoay trồng lạc như một loại rau chính.
Những nhà tự nhiên học châu Âu nghiên cứu cây lạc vào thế kỷ XVII. Năm
1742, Jean Baptiste Labat đã đưa ra một bảng mô tả cây lạc đặc biệt và đã ghi một
danh sách các thực phẩm dùng lạc làm nguyên liệu.
Những bằng chứng khoa học đã khẳng định lạc có ngồn gốc ở Nam Mỹ, sau đó
phổ biến ở châu Âu, tới vùng bờ biển châu Phi, châu Á (Trung Quốc, Indonesia, Ấn
Độ), tới quần đảo Thái Bình Dương và cuối cùng tới vùng Đông Nam Hoa Kỳ. Tuy
nhiên, giới hạn sản xuất của cây lạc về mặt địa lý ở khoảng 40o vĩ Bắc đến 40o vĩ Nam.
(Vũ Công Hậu, Ngô Thế Dân, Trần Thị Dung, 1995).
2.1.2 Đặc điểm thực vật học
2.1.2.1 Rễ
Rễ cây lạc thuộc loại rễ cọc, phần lớn rễ tập trung ở lớp đất sâu từ 3 – 18 cm.
Từ khi cây bắt đầu mọc đến khi có 5 lá, rễ mọc nhanh hơn thân lá. Cây có 3 – 4 lá,
trọng lượng rễ bằng 50% trọng lượng cả cây, khi có 8 lá trở đi, thân lá mọc nhanh hơn
rễ. Lúc cây có 9 lá trọng lượng rễ bằng 60 % và lúc cây ra hoa thì bằng 10 % trọng
lượng cả cây.
Trên rễ có rất nhiều nốt sần, đây là vị trí cộng sinh của vi khuẩn cố định đạm.

Khi cây có 4 lá, rễ phát triển tiết ra xung quanh một chất thu hút vi khuẩn Rhizobium
lại gần. Vi khuẩn xâm nhập vào nhu mô rễ, hòa tan vỏ tế bào và tiết ra một số chất
kích thích làm cho tế bào quanh vi khuẩn phân chia nhanh làm thành khối u. Tế bào
nốt sần kết hợp với đường bột do lá quang hợp được với đạm của không khí tạo ra chất
protein cung cấp cho cây và vi khuẩn.
Vi khuẩn nốt sần phát triển tốt trong điều kiện đất tơi xốp, thoáng khí, có ẩm độ
55 – 77%, nhiệt độ 25 – 30oC và pHH20 khoảng 5,5 – 7,2, đặc biệt phải có oxy. (Chu
Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó, 2006)
2.1.2.2 Thân và cành
4


Thân lạc là dạng thân thảo, mềm, có màu xanh, xám, tím, hồng đậm, hoặc hồng
nhạt. Lúc còn non thân tròn và đặc ruột, lúc già có cạnh và rỗng ruột. Chiều cao thân
khoảng từ 15 – 75 cm, trung bình là 30 – 40 cm.
Cây lạc phân cành ngay từ gốc. Cặp cành thứ 1 và hai cặp cành phụ là những
cặp cành hữu hiệu nhất, các cành này có thể sản sinh ra 60% số quả thu hoạch.
Sự phát triển của thân cành ảnh hưởng bởi nhiệt độ không khí và kỹ thuật canh
tác.
2.1.2.3 Lá
Lá lạc thuộc loại lá kép, mỗi lá có từ 3 – 6 lá chét (thường có 4 lá chét). Tùy
theo mỗi giống, lá chét có thể to hay nhỏ. Lá to nhất là lá thứ 5 – 6 từ ngọn trở xuống.
Số lượng lá một cây thay đổi tùy theo thời vụ. Khi hoa gần tàn thì lá cũng không tăng
thêm. Sau khi hoa tàn được vài ngày, bộ lá dần chuyển màu vàng, rồi khô rụng dần từ
gốc lên ngọn cây.
2.1.2.4 Hoa
Hoa lạc gồm các bộ phận chính: lá bắc, đài hoa, tràng hoa, nhị đực và nhụy cái.
Lá bắc giữ nhiệm vụ che chở hoa khi hoa còn ở dạng nụ đồng thời đảm nhiệm vai trò
quang hợp. Đài hoa có 5 thùy, phần dưới đài kết thành ống màu xanh nhạt, dài 3 – 6
cm, phần trên phình to đỡ lấy tràng hoa. Tràng hoa có 5 cánh gồm một cánh chính, hai

cánh bên và hai cánh thuyền dính nhau. Nhụy cái gồm phần dưới là bầu nhụy, phần
trên là nuốm hơi cong, phần giữa là vòi nhụy khá dài luồn suốt dọc ống, giữa các nhị
đực. Nhị đực có 10 túi phấn, mỗi túi có nhiều hạt phấn.
Lạc là cây tự thụ phấn nghiêm ngặt, hoa tung phấn vào lúc 6 giờ đến 10 giờ.
Sau khi hoa đã thụ phấn, lớp tế bào ở cách đầu tia 2 – 3 cm phân chia nhanh nhiều lần,
làm tia dài ra. Đầu tia tới mặt đất sau khi hoa nở được khoảng 11 ngày, sau 7 – 8 ngày
nữa tia cắm sâu xuống đất.
Hoa lạc nở trên cành nhưng đậu quả dưới đất. Những hoa nở trong 2 – 3 tuần lễ
đầu sẽ đậu thành quả nhiều nhất.
2.1.2.5 Quả
Quả lạc hình kén, dài từ 1 – 8 cm, rộng từ 0,5 – 2 cm, một đầu có vết dính với
tia, một đầu là mỏ quả, phần giữa thắt lại ngăn cách các hạt.

5


Vỏ quả chiếm từ 20 – 32% trọng lượng quả, dày từ 0,3 – 2 mm, gồm 3 lớp: vỏ
ngoài, vỏ giữa có mô cứng và vỏ trong có mô mềm.
Quả lạc hình thành từ ngoài vào trong, vỏ trước, hạt sau. Trong giai đọan vỏ
quả hình thành, thể tích quả lớn nhanh vì lớp vỏ quả trong nằm giữa noãn và quả ngoài
lớn nhanh làm thành một tầng mô mềm rất dày. Trong giai đoạn hạt hình thành, noãn
càng lớn lên thì vỏ quả trong càng xẹp đi và gần như biến mất khi hạt già.
2.1.2.6 Hạt
Hạt lạc gồm: trụ trên lá mầm, 2 lá mầm, cổ rễ và rễ sơ cấp. Hạt có nhiều hình
dạng: tròn, dài, tam giác do hạt bị chèn ép với nhau trong ngăn chứa, 1 quả có thể có
từ 1 – 5 hạt.
Trọng lượng 100 hạt giúp xác định kích thước, độ lớn của hạt. Trọng lượng 100
hạt của đậu hạt nhỏ khoảng từ 35 – 39g, hạt trung bình: 40 – 54g, hạt lớn: 55 – 70g,
hạt rất lớn: 70 – 90g, hạt khổng lồ: trên 90g.
2.1.3 Giá trị và công dụng của cây lạc trong đời sống

Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày đồng thời cũng là một trong những cây thực
phẩm quan trọng của Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung. Toàn bộ cây đậu đều
có giá trị sử dụng. Lạc là thực phẩm có giá trị cao đối với con người cả về mặt cung
cấp năng lượng và cung cấp protein. Thành phần dinh dưỡng trong hạt lạc chứa: 47 –
54% chất béo, 26% protein, conorachin, arachin, hydrat cacbon, vitamin và enzim. Lạc
được dùng làm món ăn với nhiều hình thức như: rang, giã nấu canh, làm mứt, bánh
kẹo, làm nước chấm. Và giá trị kinh tế của lạc thực sự được xác định từ khi công
nghiệp ép dầu lạc được phát triển.
Các sản phẩm được chế biến từ hạt lạc như: Dầu lạc, bơ lạc, lạc rang, lạc luộc ủ
men, bột lạc, protein lạc cô đặc.
Dầu lạc ngoài việc dùng làm thực phẩm còn được sử dụng trong công nghiệp
làm xà phòng, dầu bôi trơn, dược phẩm, mỹ phẩm.
Trong đông y, hạt lạc có tính bình, vị ngọt béo có thể dùng để điều trị các bệnh
như: cao huyết áp, chảy máu cam, đau họng mãn tính, khản tiếng, ho khan.
Thân lá: mỗi hecta lạc sinh trưởng tốt có thể thu được 8 – 10 tấn thân lá tươi,
chứa 3 – 6% protein là nguồn thức ăn chất lượng cho chăn nuôi. Ngoài ra thân lá đậu
còn làm chất độn chuồng, phân xanh.
6


Vỏ quả đậu trộn với phân chuồng dùng làm phân hữu cơ, đốt lấy tro hoặc làm
chất giữ ẩm trong sản xuất hoa lan (Phan Gia Tân, 2005).
2.2 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Lạc được xem là loại hạt có dầu quan trọng đứng thứ 3 sau đậu nành và bông
vải. Lạc là một loại cây trồng khá phổ biến, đặc biệt thích hợp ở khu vực nhiệt đới và
cận nhiệt đới trong khoảng 56oB – 56oN. Hiện nay trên thế giới có trên 108 quốc gia
và vùng lãnh thổ có trồng và canh tác lạc với diện tích và sản lượng khác nhau. Ấn Độ,
Trung Quốc và Mỹ là những nước sản xuất lạc đứng đầu thế giới hơn 35 năm qua. Cả
3 cường quốc về lạc này đã sản xuất khoảng 70% lạc trên toàn thế giới.

Châu Á là nơi có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới với diện tích lên tới 12,91
triệu ha chiếm hơn một nửa diện tích trồng đậu của thế giới. Trong đó Ấn Độ trồng
6,41 triệu ha, Trung Quốc trồng 4,57 triệu ha (năm 2007).
Châu Phi là châu lục có diện tích trồng lạc lớn thứ hai sau Châu Á với diện tích
9,16 triệu ha. Trong đó Nigeria (2,23 triệu ha) và Senegal (0,61 triệu ha) là hai nước có
diện tích trồng lớn nhất châu lục này.
Châu Mỹ là khu vực có diện tích đứng thứ 3 sau Châu Á và Châu Phi, diện tích
trồng lạc của châu lục này đạt 1,01 triệu ha, đồng thời đây cũng là châu lục có năng
suất lạc cao nhất thế giới (2,84 tấn/ha). Trong đó Mỹ là nước có diện tích trồng lạc lớn
nhất (483.599 ha, năm 2007).
Châu Đại Dương có diện tích trồng lạc là 0,017triệu ha với sản lượng đạt 22487
tấn.
Châu Âu có diện tích (0,01 triệu ha), năng suất (0,82tấn/ha) lạc thấp nhất thế
giới.
Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước sản xuất chính trên thế
giới được trình bày ở các bảng 2.1, 2.2 và 2.3.

7


Bảng 2.1 Diện tích trồng lạc của một số nước chính trên thế giới trong những năm gần
đây
Quốc gia

Diện tích (ha)
2005

2006

2007


Ấn Độ

6.736.000

5.642.000

6.410.000

Trung Quốc

4.684.628

4.595.523

4.573.169

Nigêria

2.187.000

2.224.000

2.230.000

Sudan

961.380

594.583


597.917

Inđônêsia

720.526

706.753

660.480

Senegal

772.305

594.264

607.195

Myanma

650.000

650.000

665.000

Mỹ

659.240


489.270

483.599

Việt Nam

269.600

246.700

254.300

23.973.533

22.122.996

23.105.413

Thế giới

Bảng 2.2 Năng suất lạc của một số nước trên thế giới trong những năm gần đây
Quốc gia

Năng suất(tấn/ha)
2005

2006

2007


Ấn Độ

1,1866

0,8621

1,4326

Trung Quốc

3,0729

3,2069

2,8575

Nigêria

1,5903

1,7198

1,7200

Sudan

0,5408

0,9334


0,9432

Inđônêsia

2,0360

2,0799

1,1947

Senegal

0,9107

0,7748

0,5454

Myanma

1,4000

1,4000

1,5037

Mỹ

3,3507


3,2210

3,5085

Việt Nam

1,8149

1,8747

1,9858

Thế Giới

1,5939

1,5729

1,6075

8


Bảng 2.3 Sản lượng lạc một số nước trên thế giới trong những năm gần đây
Sản lượng (tấn)

Quốc gia

2005


2006

2007

7.993.300

4.864.000

9.183.000

14.395.479

14.737.561

13.067.855

3.478.000

3.825.000

3.478.000

520.000

555.000

564.000

1.467.000


1.470.000

789.089

Senegal

703.373

460.481

331.195

Myanma

910.000

910.000

1.000.000

2.208.930

1.575.980

1.696.728

489.300

462.500


505.000

38.213.344

34.799.143

37.144.128

Ấn Độ
Trung Quốc
Nigêria
Sudan
Inđônêsia

Mỹ
Việt Nam
Thế Giới

2.2.2 Tình hình sản xuất lạc tại Việt Nam
Bảng 2.4 Diện tích trồng lạc của các vùng ở nước ta (ĐVT: nghìn ha)
Vùng

Năm
2004

2005

2006


2007

Cả nước

263,7

269,6

246,7

254,6

Đồng bằng sông Hồng

33,6

34,6

30,3

32,1

Đông Bắc

34,5

37,2

35,7


39,1

Tây Bắc

7,7

8,6

8,6

8,5

Bắc Trung Bộ

79,2

82,7

75,2

77,7

Duyên hải Nam Trung Bộ

24,5

24,9

24,6


26,5

Tây Nguyên

25,3

24,5

23,1

20,5

Đông Nam Bộ

46,0

43,2

37,2

36,7

Đồng bằng sông Cửu Long

12,9

13,9

12,0


13,5

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007)
Từ năm 1990 diện tích trồng lạc ở Việt Nam liên tục tăng và đạt kỷ lục trong
năm 2005 với 269,6 nghìn ha và năng suất đạt 18,15 tạ/ha, sản lượng 489,3 nghìn tấn.
9


Năm 2007 (254,6 nghìn ha) diện tích có giảm so với năm 2005 nhưng năng suất lạc
tăng, đạt 19,85 tạ/ha, sản lượng đạt 505,5 nghìn tấn, đưa Việt Nam trở thành một trong
những nước sản xuất khẩu lạc hàng đầu trong khu vực (bảng 2.4). Hiện nay cây lạc
được trồng và canh tác ở hầu khắp các tỉnh thành ở Việt Nam, song diện tích, năng
suất và sản lượng phân bố không đồng đều giữa các khu vực, vùng miền, tỉnh thành và
địa phương.
Diện tích trồng lạc được phân làm 8 vùng trên cả nước (bảng 2.4). Trong đó
vùng Bắc Trung Bộ có diện tích lớn nhất với 77,7 nghìn ha (2007), Vùng có diện tích
thấp nhất là Vùng Tây Bắc với 8,5 nghìn ha (2007).
Sự phân bố không đều về diện tích và năng suất giữa các vùng dẫn tới sự khác
nhau về sản lượng lạc giữa các vùng này. Năm 2007 vùng Bắc Trung Bộ đạt sản lượng
cao nhất cả nước với 147,6 nghìn tấn, tiếp đến là vùng Đông Nam Bộ với 88,7 nghìn
tấn, vùng Đồng bằng sông Hồng 73,7 nghìn tấn (bảng 2.4).
Bảng 2.5 Diện tích trồng lạc của một số tỉnh cao nhất nước ta (ĐVT: nghìn ha)
Tỉnh

Năm
2004

2005

2006


2007

Nghệ An

24,1

27,2

23,3

24,4

Hà Tĩnh

21,4

21,7

20,3

20,5

Tây Ninh

25,3

23,4

20,9


21,3

Thanh Hóa

18,0

18,4

16,2

16,8

Đắc Lắc

13,7

12,4

11,7

9,2

Bắc Giang

9,2

10,9

9,7


10,1

Quảng Nam

8,5

8,9

9,6

10,6

Long An

8,7

8,8

7,2

7,8

Bình Định

7,8

7,7

7,4


8,1

Bình Thuận

7,3

8,2

7,0

6,7

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007)
Những địa phương có diện tích trồng lạc lớn nhất cả nước trong năm 2007 là:
Nghệ An 24,4 nghìn ha, Tây Ninh 21,3 nghìn ha, Hà Tĩnh 20,5 nghìn ha, Thanh Hóa
16,8 nghìn ha (bảng 2.5).
10


Bảng 2.6 Năng suất lạc của một số tỉnh cao nhất nước ta (ĐVT: tấn/ha)
Tỉnh

Năm
2004

2005

2006


2007

Tây Ninh

2,956

2,996

3,062

3,315

Long An

2,414

2,602

2,556

2,949

Nghệ An

2,021

1,673

1,979


2,176

Bình Định

1,769

2,026

2,243

1,691

Bắc Giang

1,837

1,890

1,711

1,960

Hà Tĩnh

1,748

1,650

1,837


1,800

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007)
Bảng 2.7 Sản lượng lạc của một số tỉnh cao nhất nước ta (ĐVT: nghìn tấn)
Tỉnh

Năm
2004

2005

2006

2007

Tây Ninh

74,8

70,1

64,0

70,6

Nghệ An

48,7

45,5


46,1

53,1

Hà Tĩnh

37,4

35,8

37,3

36,9

Thanh Hóa

28,9

29,3

23,6

29,9

Nam Định

21,8

22,7


24,9

24,1

Long An

21,0

22,9

18,4

23,0

Bắc Giang

16,9

20,6

16,6

19,8

Bình Định

13,8

15,6


16,6

13,7

Quảng Nam

10,7

12,8

15,1

16,9

Đắc Nông

7,6

15,2

16,6

19,0

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007)
Những tỉnh có sản lượng lạc cao trong cả nước bao gồm: Tây Ninh 70,6 nghìn
tấn, Nghệ An 53,1 nghìn tấn, Hà Tĩnh 36,9 nghìn tấn, Thanh Hoá 29,9 nghìn tấn (bảng
2.7).


11


2.3 Một số kết quả nghiên cứu về giống lạc trong và ngoài nước
2.3.1 Một số kết quả nghiên cứu về giống lạc trên thế giới
Mục tiêu của các nhà chọn tạo giống lạc hiện nay là chọn tạo ra những giống có
năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh hại, có khả năng chịu hạn, chịu mặn,
kháng nguy cơ nhiễm aflatoxin.
Năm 2001 – 2004 các nhà khoa học ở Viện ICRISAT đã chọn ra được giống
Streeton có khả năng hạn chế được nguy cơ nhiễm aflatoxin hoặc không nhiễm, dựa
trên khả năng kháng lại sự xâm nhiễm của hai loại nấm là Aspergillus flavus và
Aspergillus parasiticus, tác nhân sản sinh aflatoxin khi xâm nhiễm vào quả, hạt lạc.
2.3.2 Một số kết quả nghiên cứu về giống lạc tại Việt Nam
Từ năm 1990 tới nay năng suất lạc của Việt Nam liên tục tăng. Đặc biệt trong
giai đoạn 1999 – 2005 năng suất đã có sự tăng lên vượt bậc và đạt 18,15 tạ/ha (2005),
cao nhất từ trước tới nay. Có được thành công đó phải nói tới sự đóng góp rất lớn của
công tác chọn tạo giống.
Nước ta đã nhập nội hàng nghìn mẫu giống với các đặc tính quí, trong đó có
những giống đặc biệt xuất sắc, chia thành các nhóm giống như: nhóm giống năng suất
cao (L02, LVT, QD6, QD5, QD4); nhóm giống có thời gian sinh trưởng ngắn (JL24,
HL25); nhóm giống kháng bệnh héo xanh vi khuẩn (MD7) (Trương Đích, 2002; Phạm
Văn Thiều, 2002).
Chương trình lai tạo và gây đột biến lạc từ những nguồn vật liệu nhập nội cũng
đã đạt được nhiều thành công quan trọng:
• Năm 1975, Lê Song Dự đã chọn tạo ra giống Sen lai (75/23) từ cặp lai Mộc
Châu trắng và Trạm Xuyên. Giống lạc Sen Lai cho năng suất quả từ 16 – 24 tạ/ha,
khối lượng 100 hạt 53 – 56g, có khả năng chống chịu rét cao trong thời kỳ cây con hơn
giống Sen Nghệ An.
• Năm 1995 Lê Song Dự - Đại học Nông nghiệp I đã tạo ra giống V79 bằng cách
dùng tia Rơnghen gây đột biến trên giống Bạch Sa. Năng suất trung bình 27,9

tạ/ha, khối lượng 100 hạt 48 – 51gam, giống này chịu hạn tương đối khá.
• Năm 1995 Nguyễn Văn Liễu, Ngô Đức Dương, Trần Văn Lài, Trần Nghĩa –
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau đậu đỗ - Viện khoa học kỹ thuật Nông
12


nghiệp Việt Nam đã chọn tạo ra giống lạc 4329 do xử lý đột biến phóng xạ tia γ
= 5.000r trên giống Hoa 17. Năng suất TB 24,0 – 27,0 tạ/ha, khối lượng 100 hạt
55 – 59 gram, chống chịu thối nhũn và lở cổ rễ khá.
2.4 Một số giống lạc được trồng phổ biến
Miền Bắc
• Giống L18: nhập nội từ Trung Quốc, được Trung tâm Nghiên cứu Đậu đỗ chọn
lọc. Thời gian sinh trưởng 120 – 130 ngày (vụ Xuân), P 100 hạt là 60 - 65 g, P
100 quả 168 – 178 g.
• Giống Sen Lai: được lai từ đậu Sen Nghệ An và Trạm xuyên. Thời gian sinh
trưởng 120 – 128 ngày (vụ Xuân). Hạt to đều, P100 hạt là 53 – 56g. Vỏ lụa màu
trắng hồng, nhẵn, tỷ lệ dầu cao (54%).
• Giống V79: được tạo ra bằng cách gây đột biến trên giống Bạch Sa. Thời gian
sinh trưởng 128 - 135 ngày (vụ Xuân). Hạt to trung bình, đều, P100 hạt là 48 –
51g, tỷ lệ dầu 48,2 – 52,2% (Trương Đích, 2002).
Miền Nam
• Giống Nù: quả to mập, vỏ có gân, hạt to, trọng lượng 100 hạt là 53g, tỷ lệ dầu
40%.
• Giống đậu Lỳ: quả trung bình, vỏ không có gân, hạt nhỏ, P100 hạt là 48g, tỷ lệ
dầu cao 42 – 45%.
• Giống HL25: nhập nội từ Ấn Độ, Được Trung tâm Nghiên cứu Hưng Lộc chọn
lọc, thời gian sinh trưởng 88 – 93 ngày (vụ Xuân), P 100 hạt lớn hơn 50 g.
• Giống HL28: được Trung tâm Nghiên cứu Hưng Lộc chọn lọc từ giống lạc
nhập từ thái Lan. Thời gian sinh trưởng 90 ngày (vụ Xuân). Năng suất cao hơn
giống đậu HL25 28 – 30% nhưng dễ bị nhiễm bệnh đốm lá và rỉ sắt (Phan Gia

Tân, 2005).
2.5 Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh và đất đai
2.5.1 Điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp cho cây lạc sinh trưởng và phát triển là từ 20 –
30oC. Quả phát triển tốt trong đất ở nhiệt độ 30 – 33oC.
13


Ánh sáng: lạc là cây quang hợp theo chu trình C3 nên cường độ ánh sáng và
thời gian chiếu sáng rất quan trọng. Cường độ ánh sáng cao giúp cây quang hợp
mạnh, cường độ ánh sáng yếu cây sẽ tăng trưởng yếu, hoa rụng do không thụ phấn
được, thư đài đâm vào đất kém đồng thời cây dễ bị sâu bệnh.
Lượng mưa: lượng mưa lý tưởng để trồng lạc khoảng 500 – 1000mm/năm.
Lượng mưa để trồng lạc trước ngày gieo từ 100 – 120mm/tháng. Lúc phát triển thân
lá: 180 – 200mm/tháng (tính cả lúc thư đài phát triển). Giai đoạn quả chín: 120 – 150
mm/tháng.
Trong vòng đời cây lạc giai đoạn ra hoa kết quả là giai đoạn cần nhiều nước
nhất. Ẩm độ thích hợp nhất cho cây lạc phát triển là 80%. Vi khuẩn Rhizobium sẽ họat
động kém khi ẩm độ vượt quá 85%.
2.5.2 Yêu cầu đất đai
Đất trồng lạc cần có thành phần cơ giới nhẹ như cát, cát pha hay thịt nhẹ.
2.5.3 Thời vụ gieo trồng
Miền Bắc có 3 vụ chính trồng lạc:
-

Vụ Hè Thu

-

Vụ Mùa


-

Vụ Xuân (vụ chính)

2.5.4 Nhu cầu dinh dưỡng
- Vôi: bón vôi nhằm cung cấp Canxi cho lạc và điều chỉnh pH đất. Lượng vôi
cần bón là 1 tấn CaO/ha, tối đa 2 tấn/ha. Thời gian hấp thu canxi nhiều nhất là 13 – 30
ngày, khi thư đài đâm vào đất.
- Lân: bón lân làm tăng số hoa, tăng khả năng kết trái, giảm số trái có hạt lép.
Trung bình lượng phân lân cho các loại đất ở Việt Nam là 90 – 100kg/ha. Bón lót
toàn bộ lân khi gieo hạt.
- Kali: bón Kali có thể làm tăng năng suất gấp đôi vì giảm tỉ lệ trái 1 hạt.
Lượng Kali bón cho lạc từ 70 – 80 kg K2O/ha (đối với đất giàu Kali) hoặc từ 100 –
120 kg K2O/ha (đối với đất nghèo Kali).
- Đạm: lượng phân đạm bón cho lạc là từ 20 – 40 kg/ha.

14


- Phân hữu cơ: làm tăng hiệu quả cải tạo đất, giữ ẩm, cung cấp dinh dưỡng và
lưu huỳnh cho lạc. Lượng phân hữu cơ cần bón cho lạc thường từ 5 – 10 tấn/ha (tùy
vào từng loại đất).

15


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM


3.1 Thời gian địa điểm tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 04/02/2009 đến ngày 27/05/2009 tại xã Nghi
Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
* Đặc điểm khu đất thí nghiệm
Đất ở khu thí nghiệm thuộc loại đất cát biển, nghèo dinh dưỡng, địa hình khu
đất thí nghiệm tương đối bằng phẳng.
* Tình hình cỏ dại trên đất thí nghiệm
Trên khu đất thí nghiệm có sự hiện diện của các loại cỏ sau:
- Cỏ chỉ (Cynodon dactylon).
- Cỏ trinh nữ (Mimosa pudica).
- Cỏ hôi (Eupatium odoratum
3.2 Điều kiện khí hậu thời tiết
Điều kiện ngoại cảnh là một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát
triển, hoạt động sinh lý và sinh hóa của cây. Lạc là cây ưa nóng, có khả năng chịu hạn
ở một thời kỳ sinh trưởng nhất định, ngoài ra thiếu nước ở các thời kỳ khác đều có ảnh
hưởng xấu đến năng suất.
Khí hậu trên địa bàn Nghi Lộc trong vụ Đông Xuân 2009 có nhiều biến động,
cụ thể được trình bày ở bảng 3.1.
- Độ ẩm không khí biến động không lớn từ 83 – 87%. Tháng 5 có độ ẩm không
khí thấp nhất (83%), tháng 3 có độ ẩm không khí cao nhất (87%).
- Nhiệt độ trung bình hàng tháng tương đối thấp, biến động từ 22,0 – 27,2oC.
Trong đó tháng 3 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 22,0oC. Tháng 4 và tháng 5 nhiệt
độ có xu hướng tăng dần. Ở thời kỳ mọc mầm nhiệt độ trung bình thấp nên làm cho
thời gian mọc mầm kéo dài hơn. Nhưng đến thời kỳ cây con trở đi, chế độ nhiệt tương
đối thuận lợi cho cây lạc phát triển.
16


×