Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BÀI tập và tự LUẬN TIỀN tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.03 KB, 5 trang )

BÀI TẬP VÀ TỰ LUẬN
A. BÀI TẬP
1.giả sử bạn gửi 10 triệu đồng vào ngân hàng STB dc trả lãi suất 8% trên năm. Sau 5 năm thì số tiền lãi và tiền gốc
là:
a. lãi đơn = 10tr + 5 x 10tr x 0.08= 14tr đồng

Công thức lải đơn: gốc + thời gian x gốc x %
b. lãi kép = 10tr x (1+ 0.08)5 =14.693.281 đồng

Công thức lải suất kép: gốc x (1+% lời)n
2. bạn muốn có một số tiền 145 triệu trong 6 năm và lãi suất 9% trong 6 năm. lãi kép tính hằng năm thì bây giời
bạn gửi vào ngân hàng số tiền

Công thức hiện giá tiền: V0=Vn(1+i)-n
V0= 145tr (1+0.09)-6= 86.458.762 đồng
3. giả sử bạn bỏ ra 90 triệu để mua một chưng khoán nợ lãi kép có thời hạn 5 năm, sạu năm bạn nhận dc 200 triệu
thì lãi suất dc hưởng lá

Áp dụng công thức hiện giá tiền
90tr= 200tr x (1+X)-5=> X = 17.31%
B. CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Chế độ bảng vị vàng có nhiều ưu điểm nhưng tại sau trong chế độ lưu thông tiền tệ ngày nay không sử
dụng chế độ bảng vị vàng?
Trả lời:
- không đủ phương tiện lưu thông trong thời kỳ nền kinh tế ngày càng phát triển.
- khó có thể chia nhỏ
- bị hao mòn khi vận chuyển
2. Phân biệt lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa
* Lãi suất thực
- Là lãi suất có xem xét đến lạm phát, không được các ngân hàng công bố ra bên ngoài và lãi suất thực
bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát


* Lãi suất danh nghĩa
- Là lãi suất không xem xét đến lạm phát, được các ngân hàng công bố ra ngoài và tất cả các lãi suất trên
thị trường đều là lãi suất danh nghĩa.
3. Phân biệt chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
* Chính sách tiền tệ
- NHTW dùng công cụ tiền tệ điều hành


* Chính sách tài khóa
- NHTW dùng công cụ NSNN điều hành, điều tiết nền kinh tế vĩ mô.
4. Phân tích tác động của các nhân tố: quan hệ cung cầu vốn trên tt, lạm phát,chính sách tiền tệ, chính sách
tài khóa, rủi ro và kỳ hạn tín dụng đến lãi suất tín dụng?
* Quan hệ cung cầu vốn trên thị trường
cung vốn > cầu vốn => lãi suất chắc chắn giảm và ngược lại
* Lạm phát
Lạm phát cao (sức mua đồng tiền giảm) => lãi suất tăng và ngược lại.
* Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ mở rộng => lãi suất giảm
Chính sách tiền tệ thắt chặt => lãi suất tăng
* Chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa mở rộng => lãi suất giảm
Chính sách tài khóa thắt chặt => lãi suất tăng
* Rủi ro và kỳ hạn tín dụng
Rủi ro lớn => lãi suất cao và ngược lại
Kỳ hạn tín dụng càng dài => lãi suất càng cao và ngược lại
5. Những ai tham gia trên thị trường tiền tệ và hàng hóa nào dc mua bán trên thị trường tiền tệ?
* Những thành viên tham gia thị trường tiền tệ là:
- Ngân hàng trung ương
- Ngân hàng thương mại
- Nhà môi giới

- Bộ tài chính
- Các định chế tài chính phi ngân hàng
- Chính quyền địa phương
- Nhà đầu tư
- Doanh nghiệp
- Kho bạc nhà nước,...
* Hàng hóa được mua bán trên thị trường tiền tệ gồm:
- Tín phiếu kho bạc
- Giấy chứng nhận tiền gửi của ngân hàng


- Hối phiếu thương mại
- Các giấy tờ có giá khác: trái phiếu ngắn hạn công ty, tín phiếu ngân hàng,..
6. Nguyên tắc xác định lãi suất tín dụng?
- Căn cứ vào quan hệ cung cầu tiền vay: lãi suất tín dụng được hình thành theo quan hệ cung cầu vốn trên
thị trường
- Căn cứ vào cơ chế lãi suất dương: Tỷ lệ lạm phát < lãi suất huy động < lãi suất cho vay
- Căn cứ vào thời hạn cho vay: Với các kỳ hạn huy động vốn và cho vay khác nhau thì lãi suất được quy
định khác nhau
- Các loại tiền vay khác nhau thì lãi suất cũng khác nhau.
7. Khi NHTW thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng thì tác động đến đầu tư như thế nào?
Chính sách tiền tệ mở rộng: Bơm tiền ra thị trường => cung tiền ngoài thị trường tăng => lãi suất giảm =>
đầu tư tăng.
8. Trình bày những biện pháp mà NHTW áp dụng để điều tiết lượng tiền phát hành vào lưu thông?
- Dự trữ bắt buộc: NHTW thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc khi muốn tăng giảm cung tiền.
- Thị trường mở: NHTW mua hoặc bán chứng từ có giá trên thị trường tiền tệ để điều chỉnh tăng hoặc giảm
lượng tiền trong lưu thông.
- Lãi suất: Việc tăng/ giảm lãi suất tác động đến việc thu hẹp/ mở rộng khối tiền tệ.
-Tỷ giá hối đoái: NHTW dùng biện pháp này để tăng/ giảm khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế.
- Hạn mức tín dụng: Mức dư nợ tối đa mà NHTW được phép cho vay và biện pháp này làm thay đổi khả

năng cung ứng tiền.
9. Phân biệt thuê vận hành và thuê tài chính
* Thuê vận hành:
- Là thuê để hoạt động
- Thời gian thuê ngắn so với tuổi thọ của tài sản
- Tài sản bị hư hao thì DN không cần bỏ tiền ra sửa chữa mà người bỏ tiền ra sửa chữa là chủ tài sản
* Thuê tài chính:
- Ngân hàng mua tài sản xong rồi cho thuê
- Thời gian thuê dài sắp xỉ tuổi thọ của sản phẩm
- Tài sản hư hao thì DN phải bỏ tiền ra sửa chữa
- Thuê tài chính gồm:
+ Thuê có cam kết mua: Ký hợp đồng sẽ mua tài sản, tài sản coi như là của DN và trả tiền thuê tài sản thấp.
+ Thuê không có cam kết mua: Trả tài sản khi hết hạn và hình thức thuê này phải trả tiền rất cao có thể gần
bằng với giá trị tài sản.


10. Chính sách tài khóa thắt chặt nó tác động như thế nào đối với đầu tư tư nhân?
Cung tiền giảm => lãi suất tăng => Đầu tư tư nhân giảm
11. Công cụ lưu thông của tín dụng thương mại là gì? và có đặc điểm gì?
- Công cụ lưu thông của tín dụng là: Thương phiếu (dùng trong hoạt động thương mại)
- Đặc điểm:
+ Tính trừu tượng : không nêu lên hoạt động thương mại của hai bên
+ Tín bắt buộc trong việc trả tiền: có tính pháp lý, buộc phải trả tiền
+ Tính lưu thông: có khả năng chuyển nhượng
12. Phân biệt các loại thương phiếu
* Thương phiếu theo phương thức ký chuyển nhượng được phân thành:
- Thương phiếu vô danh: trên thương phiếu không ghi người thụ hưởng
- Thương phiếu đích danh: có ghi đích danh người thụ hưởng và chỉ có người đó được hưởng
- Thương phiếu ký danh: ghi tên người hưởng, có quyền ký chuyển nhượng (bán ) cho người khác và người
mua là người thụ hưởng

* Thương phiếu trên cơ sở người lập:
- Kỳ phiếu thương mại: lệnh phiếu hay hối phiếu nhận nợ
- Hối phiếu : hối phiếu đòi nợ
13. Tiền tệ có những chức năng gì? và chức năng nào là cơ bản quan trọng nhất? Vì sao?
* Những chức năng của tiền tệ:
- Chức năng phương tiện trao đổi
- Chức năng thước đo giá trị (đơn vị đánh giá) hay chức năng đơn vị tính toán
- Chức năng phương tiện tích lũy ( dự trữ giá trị).
* Chức năng cơ bản quan trọng nhất là: Chức năng phương tiện trao đổi
Vì:
- Tiền được sử dụng như một vật trung gian trong việc trao đổi.
- Giúp chúng ta phân biệt giữa tiền với những dạng tài sản khác như chứng khoán, bất động sản,..
- Tạo điều kiện cho quan hệ trao đổi hàng hóa trở nên thuận tiện
- Giúp ta dể dàng chuyển đổi ra bất kỳ món hàng hóa nào để thỏa mãn nhu cầu
- Góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa
14. Tại sao tín dụng ngân hàng lại giữ vị trí chủ đạo trong hệ thống tín dụng?
- Tín dụng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế là người trung gian điều hoà quan hệ cung
cầu về vốn trong nền kinh tế, hoạt động tín dụng đã thông dòng cho vốn chảy từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn.


- Tín dụng ngân hàng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất được thực hiện bình thường liên tục
và phát triển nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình tái ẩn xuất mở rộng, đầu tư phát triển kinh tế, mở rộng phạm vi
quy mô sản xuất.
- Tín dụng ngân hàng thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả và củng cố chế độ hoạch toán kinh tế.
- Tín dụng Ngân hàng tạo điều kiện mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại.
15. Phân tích mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng
- Tín dụng thương mại là cơ sở cho tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển
- Tín dụng thương mại đảm bảo cho khoản hàng hoá đối ứng đó vì khi tín dụng thương mại phát sinh có
nghĩa là việc sản xuất, tiêu thụ đã được thực hiện.
- Tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển đã tác động trở lại tín dụng thương mại.

- Nhờ có tín dụng ngân hàng đã giúp cho các doanh nghiệp có vốn sản xuất kinh doanh, mở rộng đầu tư đổi
mới thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, sản xuất hàng hoá được phát triển, mở rộng và tín dụng thương mại cũng
được mở rộng.
16. Phân tích sự khác nhau cơ bản giữa các hình thức tín dụng
- Tín dụng thương mại:
+ Đối tượng của tín dụng thương mại là hàng hóa, chỉ xảy ra với các DN, có chủ nợ và con nợ.
+ Giảm chi phí giao dịch do không thông qua khâu trung gian.
- Tín dụng ngân hàng
+ Quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ chức khác nhau, các cá nhân trong nền kinh tế quôc dân.
+ Ngân hàng đóng vai trò là một trung gian tài chính chuyển tiền từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn
+ Thể hiện tín độc lập tương đối với sự vận động của quá trình tái sản xuất
- Tín dụng nhà nước
+ Quan hệ tín dụng giữa nhà nước với dân cư, đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong
quản lý kinh tế - xã hội.
+ Nhà nước vay bằng cách phát hành trái phiếu, tín phiếu hoặc công phiếu
17.Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động
* Vốn lưu động: giá trị của toàn bộ tài sản lưu động của doang nghiệp đó
* Vốn cố định: giá trị của toàn bộ tài sản cố định, đất đai, nhà xưởng và những khoản đầu tư tài chính dài
hạn của doanh nghiệp



×