Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

ĐIỀU TRA VỀ GIỐNG VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY TIÊU (Piper nigrum L.)TẠI HUYỆN ĐĂK ĐOA TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM T P. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NHIỆP

ĐIỀU TRA VỀ GIỐNG VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY TIÊU
(Piper nigrum L.)TẠI HUYỆN ĐĂK ĐOA
TỈNH GIA LAI

Họ và tên sinh viên: HUỲNH THỊ ÁNH VI
Ngành : NÔNG HỌC
Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 09 năm 2009


ĐIỀU TRA VỀ GIỐNG VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY TIÊU
(Piper nigrum L.) TẠI HUYỆN ĐĂK ĐOA
TỈNH GIA LAI

Tác giả

HUỲNH THỊ ÁNH VI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư nông nghiệp ngành
Nông Học

Giáo viên hướng dẫn:
KS. PHAN GIA TÂN


Tháng 09 năm 2009
i


LỜI CẢM TẠ
* Chân thành cảm ơn:
- Thầy Phan Gia Tân - Giảng viên chính Bộ môn Cây công nghiệp Khoa Nông
học - Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và
hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khoa luận tốt nghiệp này.
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Ban Chủ Nhiệm Khoa cùng các Thầy – Cô Khoa Nông học Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức quý
báu trong suốt quá trình học tập ở Trường.
* Thành thật cảm ơn:
- Ủy Ban Nhân Dân huyện Đăk Đoa - tỉnh Gia Lai.
- Tram Khuyến Nộng, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng thống
kê huyện Đăk Đoa - tỉnh Gia Lai.
- Các khuyến nông viên và bà con nông dân đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi trong suốt quá trình thực tập.
- Gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành
khóa luận này.
Đăk Đoa, tháng 9 năm 2009
Huỳnh Thị Ánh Vi

ii


TÓM TẮT
Huỳnh Thị Ánh Vi, Khoa Nông Học, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2009.

“Điều tra về giống và kỹ thuật canh tác cây tiêu tại huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia
Lai” được tiến hành tại huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai.
Giáo viên hướng dẫn chính: Kỹ sư Phan Gia Tân.
Mụch đích của đề tài là qua điều tra cơ bản về tình hình sản xuất đặc biệt về
giống và kỹ thuật canh tác cây tiêu tại huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai nhằm rút ra giống
tiêu tôt cùng kỹ thuật thâm canh để tăng năng suất chất lượng, hạ giá thành đầu tư cho
trồng tiêu ở huyện Đăk Đoa nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung.
Bằng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA) thực hiện trên 100 hộ trồng
tiêu ở 4 xã có trồng nhiều tiêu của huyện Đăk Đoa theo phiếu mẫu soạn sẵn. Thời gian
điều tra 4 tháng từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2009.
Qua điều tra đánh giá đã thu được các kết quả như sau:
1. Về ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên: nhiệt độ trung bình, cường độ ánh
sáng và độ ẩm ở vùng này nói chung thích hợp cho cây tiêu sinh trưởng và phát triển.
Nhưng do lượng mưa phân phối không đều trong các tháng. Nhất là các tháng mùa
khô lượng mưa rất ít, hạn hán kéo dài đã làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển
và năng suất của cây tiêu.
2. Về giống: có 4 giống đang được trồng phổ biến là: tiêu Sẻ, tiêu Vĩnh Linh,
tiêu Trâu lá tròn và tiêu Lộc Ninh. Trong đó, tiêu Sẻ và tiêu Vĩnh linh là hai giống tiêu
được trồng nhiều nhất ở huyện.
3. Về kỹ thuật canh tác: hầu hết các vườn tiêu được trồng và chăm sóc theo
kinh nghiệm,bón phân còn tùy tiện, chủ yếu bón phân vô cơ. Công tác phòng trừ sâu
bệnh chưa được quan tâm đúng mức. Chỉ phòng trừ khi sâu bệnh hại đã xuất hiện.
Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác còn hạn chế.

iii


4. Về nọc: phần lớn các nông hộ tại vùng điều tra chủ yếu trồng tiêu trên 2 loại
nọc đúc và nọc gỗ. Rất ít vườn tiêu trồng trên loại nọc xây và nọc sống.
5. Về bệnh hại: các lọai bệnh hại chủ yếu là bệnh vàng lá chết nhanh, bệnh

vàng lá chết châm, bệnh tiêu điên, bệnh thán thư, bệnh do tuyến trùng, bệnh thối vi
khuẩn và bệnh khô vằn. Trong đó phổ biến gây hại nặng nhất là bệnh vàng lá chết
nhanh.
6. Về sâu hại: các sâu hại chính là rệp sáp. rệp muội, sùng trắng, kiến, mối, bọ
xít lưới, bọ xít muỗi và sâu đục thân. Trong đó gây hại năng nhất là rệp sáp.
7. Về kỹ thuật chế biến: nông dân chủ yếu chế biến sản xuất tiêu đen để bán.
8. Về hiệu quả kinh tế: trong tình hình giá tiêu xuống thấp như hiện nay chỉ còn
35.000 đ/kg tiêu đen với mô hình trồng tiêu trên nọc đúc phải đến năm thứ 5 mới bắt
đầu cho lợi nhuận.

iv


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa...................................................................................................................... i
Cảm tạ.......................................................................................................................... ii
Tóm tắt......................................................................................................................... iv
Mục lục ........................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... vii
Danh sách các hình ...................................................................................................... viii
Danh các bảng ............................................................................................................. ix
Chương 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................................. 1
1.2. Mục đích, yêu cầu và giới hạn của đề tài ............................................................. 2
1.2.1. Mục đích của đề tài............................................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài.............................................................................................. 2

1.2.3. Giới hạn của đề tài............................................................................................. 3
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
2.1. Tổng quan về cây tiêu........................................................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu cây tiêu trên thế giới.......................................................... 6
2.2.1. Những nghiên cứu về giống tiêu ....................................................................... 6
2.2.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật canh tác ............................................................ 6
2.3 Tình hình nghiên cứu cây tiêu trong nước ............................................................ 7
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA ................................... 9
3.1. Thời gian và địa điểm điều tra.............................................................................. 9
3.1.1. Thời gian điều tra .............................................................................................. 9
3.1.2. Địa diểm điều tra ............................................................................................... 9
3.2. Nội dung điều tra .................................................................................................. 9
3.3. Phương pháp và các chỉ tiêu điều tra.................................................................... 9
3.3.1. Phương pháp điều tra......................................................................................... 9
3.3.2. Các chỉ tiêu điều tra........................................................................................... 10
3.3.3. Xử lý số liệu ...................................................................................................... 10
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT................................................................... 11
v


4.1. Kết quả điều tra về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội ........................ 11
4.1.1 Vị trí địa lý ..................................................................................................... 11
4.1.2. Các yếu tố điều kiện về khí hậu thời tiết....................................................... 11
4.1.3. Tình hình thủy văn nước tưới ....................................................................... 12
4.1.4. Điều kiện về đất đai....................................................................................... 12
4.2. Điều kiện lao động và tình hình sản xuất nông nghiệp ........................................ 15
4.2.1. Tình hình dân số và lao động ........................................................................ 15
4.2.2. Tình hình sản nông nghiệp ........................................................................... 16
4.2.3. Tình hình sản xuất tiêu trong vùng điều tra ................................................ 16
4.3. Kết quả điều tra về giống và kỹ thuật tác ............................................................. 17

4.3.1. Kết quả tra về giống tiêu ............................................................................... 17
4.3.2. Kết quả điều tra về kỹ thuật canh tác ............................................................ 21
4.4. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế trong ngành trồng tiêu..................................... 48
4.4.1. Tình hình giá bán tiêu.................................................................................... 48
4.4.2. Kết quả điều tra về hiệu quả kinh tế.............................................................. 48
4.4.3. Sơ bộ hạch toán hiệu quả đầu tư ................................................................... 52
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 54
5.1. Kết luận................................................................................................................. 54
5.1.1. Về ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên ..................................................... 54
5.1.2. Về giống ........................................................................................................ 54
5.1.3. Về kỹ thuậtt canh tác ..................................................................................... 54
5.1.4. Về nọc............................................................................................................ 54
5.1.5. Về bệnh hại.................................................................................................... 54
5.1.6. Về sâu hại ...................................................................................................... 55
5.1.7. Về kỹ thuật chế biến...................................................................................... 55
5.1.8. Về hiệu quả kinh tế........................................................................................ 55
5.2. Đề nghị ................................................................................................................. 55
5.2.1. Về giống ........................................................................................................ 55
5.2.2. Về kỹ thuật canh tác ...................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 57
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 58
vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASTA: American Spice Asociation
BVTV:Bảo vệ thực vật
DTTN: Diện tích tự nhiên
FAO: Tổ chức lượng nông quốc tế
IPO: Hiệp hội tiêu quốc tế

IPM: Phòng trừ tổng hợp
TB: Trung bình
P1.000 hạt: Trọng lượng 1.000 hạt
VPO: Hiệp hội tiêu Viêt Nam

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

1.1

Tình hình sản xuất tiêu ở Việt Nam qua các năm ............................................ 5

4.1

Một số yếu tố về khí hậu thời tiết trung bình hàng năm của huyện
Đăk Đoa ........................................................................................................... 12

4.2

Tổng hợp diện tích các loại đất trên địa bàn huyện Đăk Đoa ......................... 13

4.3

Biến thiên về diện tích, năng suất và sản lượng tiêu ở huyện Đăk Đoa
từ năm 2004 – 2008.......................................................................................... 16


4.4

Tình hình sản xuất tiêu ở các xã của huyện Đak Đoa năm 2009 ..................... 17

4.5

Kết quả so sánh về dặc trưng hình thái sinh trưởng và mức độ phổ biến
của 4 giống tiêu khảo sát trong vùng điều tra. ................................................. 20

4.6

Kết quả điều tra về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trên nọc của
4 giống tiêu khảo sát trong vùng điều tra. ........................................................ 21

4.7

Kết quả điều tra về mật độ nọc/ha, khoảng cách trồng và số dây/nọc trong
vùng điều tra. .................................................................................................... 27

4.8

Lượng phân bón cho tiêu qua các năm............................................................. 33

4.9

Thời gian bón, lần bón và lượng phân bón cho cây tiêu qua các năm .............. 34

4.10 Các loại bệnh gây hại chủ yếu trên cây tiêu ở vùng điều tra............................ 45
4.11 Các loại côn trùng gây hại chủ yếu trên cây tiêu ở vùng điều tra .................... 45

4.12 Biến động giá tiêu đen tại huyện Đắk Đoa từ năm 1997 đến năm 2009.......... 48
4.13 Sơ bộ tính toán chi phí đầu tư cho 1 ha tiêu ở năm 1 – 2 kiết thiết cơ bản
trên loại nọc đúc ............................................................................................... 49
4.14 Chi phí đầu tư cho 1 ha tiêu ở năm thứ 3 trên nọc loại đúc ............................. 50
4.15 Sơ bộ tình toán chi phí đầu tư cho 1 ha vườn tiêu ở năm thứ 4 trên loại nọc
đúc .................................................................................................................... 51
4.16 Sơ bộ tính toán chi phí đầu tư cho 1 ha vườn tiêu ở năm thứ 5 trên loại nọc
đúc .................................................................................................................... 52

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

P.1

Giống tiêu trâu.................................................................................................. 58

P.2

Giống tiêu sẻ..................................................................................................... 58

P.3

Giống tiêu Vĩnh Linh ....................................................................................... 58

P.4


Giống tiêu Lộc Ninh......................................................................................... 58

P.5

Tiêu trồng trên nọc xây .................................................................................... 59

P.6

Tiêu trồng trên nọc đúc .................................................................................... 59

P.7

Tiêu trồng trên nọc gỗ ...................................................................................... 59

P.8

Tiêu trồng trên nọc sống................................................................................... 59

P.9

Bệnh vàng lá chết nhanh .................................................................................. 60

P.10 Bệnh vàng lá chết chậm.................................................................................... 60
P.11 Bệnh thán thư ................................................................................................... 60
P.12 Rệp sáp hại tiêu ................................................................................................ 60
P.13 Sùng trắng hại tiêu............................................................................................ 61
P.14 Tiêu chín được thu hoạch ................................................................................. 61

ix



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L. thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), có
nguồn gốc ở Ấn Độ. Tiêu là loại nông sản phụ nhưng có giá trị kinh tế cao, có thị
trường tiêu thụ rộng rãi. Vì hạt tiêu không chỉ làm gia vị trong bữa ăn hàng ngày mà
còn được sử dụng với số lượng lớn trong công nghiệp chế biến đồ hộp và thực phẩm,
làm hương liệu trong công nghiệp hàng mỹ phẩm và thuốc trong y dược.
Nguồn gốc cây tiêu trồng ở Việt Nam do người Hoa di dân từ đảo Hải Nam
Trung Quốc đưa vào trồng đầu tiên ở tỉnh Kiên Giang, vào thế kỹ XVII. Sau đó lan
dần ra các tỉnh khác như: Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh,
Quảng Trị, Đồng Nai, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Bình Thuận. Trồng tiêu tuy vốn
đầu tư ban đầu cao nhưng lại là cây mau thu hồi lại vốn và mang lại hiệu quả kinh tế
cao làm tăng thu nhập cho các nhà vườn. Vì vậy mà diện tích và sản lượng tiêu trong
cả nước ngày càng tăng, đưa lại doanh thu ngày càng lớn.
Từ năm 2003 đến nay, Việt Nam luôn chiếm ngôi số 1 thế giới về lượng tiêu
xuất khẩu. Bình quân 70.600 tấn/năm. Từ cuối 6 tháng cuối năm 2009 lại đây, do giá
tiêu xuất khẩu được cải thiện 2.000 - 2.100 USD/tấn (đối với tiêu đen) và 3.100 3.200 USD/tấn (đối với tiêu trắng), đã kéo giá tiêu trong nước tăng từ 25.000 đ/kg đến
40.000 đ/kg. Ngành hồ tiêu nước ta tới đây bước vào thời kì phát triển sản xuất mới.
Bà con nông dân rất phấn khởi vì trồng tiêu đã có lãi nhờ giá tiêu tăng. Huyện Đăk
Đoa là một trong những huyện có diện tích trồng tiêu lớn và cho năng suất cao của
tỉnh Gia Lai. Do điều kiện đất đai, khí hậu rất phù hợp cho cây tiêu phát triển. Vì vậy
mà diện tích cây tiêu ở huyện Đăk Đoa cũng không ngừng tăng lên.
Năm 2004 diện tích trồng tiêu 300 ha với sản lượng 292 tấn và đến năm 2008
diện tích trồng tiêu 340 ha. Đạt sản lượng 819 tấn (Thống kê huyện Đăk Đoa - 2008).
1



Tuy nhiên kết quả sản xuất do giá tiêu không ổn định đã gây bất lợi cho việc đầu tư
thâm canh cho tiêu dẫn đến năng suất và chất lượng hạt tiêu bị giảm. Trong các yếu tố
kỹ thuật, nguyên nhân cơ bản vẫn là do sâu bệnh phá hoại nặng, do nhà vườn chọn
giống chưa tốt và kỹ thuật canh tác chưa phù hợp cho việc thâm canh nên năng suất
tiêu chưa cao, chỉ ở mức trung bình. Vì vậy, để có thể phát triển sản xuất tiêu ổn định
ở huyện Đăk Đoa nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung đòi hỏi phải tìm ra biện pháp
thâm canh để cây tiêu đạt năng suất cao, tăng phẩm chất hạt và hạ giá thành đầu tư.
Trong đó, việc điều tra về giống và kỹ thuật thâm canh cây tiêu ở huyện Đăk Đoa có ý
nghĩa bước đầu nhằm tuyển chọn giống tiêu tốt có năng suất cao, phẩm chất tốt, ít sâu
bệnh cũng như xây dựng quy trình canh tác thâm canh thích hợp cho cây tiêu.
Được sự phân công của Bộ môn Cây Công nghiệp, Khoa Nông học, Trường
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Điều
tra về giống và kỹ thuật canh tác cây tiêu tại huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai”.
1.2. Mục đích, yêu cầu và giới hạn của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Qua điều tra cơ bản thực tiễn về các đều kiện tự nhiên, tình hình sản xuất, cơ
cấu giống và kỹ thuật canh tác sẽ rút ra được các giống tiêu tốt cần trồng cũng như các
biện pháp kỹ thuật thâm canh có thể áp dụng để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả
kinh tế cho cây tiêu trồng ở huyện Đăk Đoa nói riêng và các tỉnh trồng tiêu ở vùng Tây
Nguyên nói chung.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
Trong thời gian điều tra 4 tháng (từ 2/2009 đến 6/2009) cần đạt các yêu cầu sau:
1) Điều tra các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình sản
xuất tiêu ở địa phương.
2) Khảo sát các đặc điểm về hình thái, tính thích nghi, khả năng cho năng suất
và chất lượng của các giống tiêu hiện trồng tại địa phương. Thu thập những kinh
nghiệm truyền thống của các nông hộ về kỹ thuật chọn giống, canh tác, chăm sóc, thu
hoach, bảo quản và chế biến đối với cây tiêu.

2



3) Điều tra đánh giá tình hình sâu bệnh hại trên cây tiêu và kinh nghiệm phòng
trừ trong nông dân.
4) Tìm hiểu giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm và các loại chi phí đầu tư, qua
đó lượng toán hiệu quả kinh tế mang lại cho mỗi nông hộ.
Sơ bộ rút ra kết luận về giống và các biện pháp canh tác hợp lý phục vụ tăng
năng suất, chất lượng, hạ giá thành và đạt hiệu quả kinh tế cao.
1.2.3. Giới hạn của đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn chỉ có 4 tháng so với chu trình sinh trưởng
của cây tiêu (1 năm) nên không thể quan sát hết được các giai đoạn sinh trưởng, phát
triển của cây tiêu. Ngoài ra do địa bàn điều tra rộng, địa hình tương đối phức tạp
không thuận lợi cho việc đi lại điều tra nên các kết quả điều tra chỉ có ý nghĩa bước
đầu. Vì vậy cần được triển khai nghiên cứu điều tra nhiều hơn về các đặc điểm nông
học của giống, hiệu quả của các tiến bộ kỹ thuật canh tác và bón phân. Như vậy sẽ rút
ra được kết luận tốt hơn có ý nghĩa hơn.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về cây tiêu
Cây tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L. thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), có
nguồn gốc Ấn Độ mọc hoang dại trong rừng nhiệt đới ở vùng Gats Tây và Assam. Khi
được phát hiện là loại cây gia vị được nhiều người ưa thích thì cây tiêu đã được người
Ấn Độ nhân nhanh và trồng phổ biến. Sau đó cây tiêu đã được đưa trồng lan ra các
nước lân cận như: Indonesia, Srilanka, Campuchia, Việt Nam. Tuy tiêu là mặt hàng
xuất khẩu có giá trị cao nhưng do không chịu được nhiệt độ thấp cho nên cây tiêu chỉ
trồng được ở các nước gần xích đạo có khí hậu nhiệt đới, trong khoảng vĩ độ 150 Bắc

và 150 Nam. Riêng ở Việt Nam nhờ có đất đỏ bazan cây tiêu được trồng đến vĩ độ 170
Bắc (Khe Sanh - Quảng Trị) vẫn sinh trưởng phát triển cho năng suất bình thường.
Sản lượng tiêu trên toàn thế giới năm 1986 đạt 14.000 tấn/năm. Và không
ngừng tăng lên cả về diện tích lẫn sản lượng khi nhu cầu tiêu trong ngành chế biến
thực phẩm, làm gia vị ngày càng phát triển. Theo Tổ chức Lương nông quốc tế (FAO)
tổng sản lượng tiêu trên thế giới đạt 289.000 tấn trong năm 2006, giảm 4% so với năm
2005. Ở Việt Nam diện tích và sản lượng tiêu cũng đã tăng rất nhanh từ năm 2000.
Theo số liệu từ Hiệp hội tiêu Việt Nam (VPO), trong năm 2008 cả nước đã
xuất gần 90.000 tấn hồ tiêu. Tổng kim ngạch đạt 309 triệu USD. Hiện nay, có khoảng
trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ là thị trường nhập khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Tính
đến hết quý 1/2009, cả nước đã xuất khẩu được trên 27.000 tấn hạt tiêu, tăng 93% về
sản lượng và 31,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Tính đến hết quý 1 năm 2009
cả nước có 13 nhà máy chế biến tiêu, công xuất khoảng 60.000 tấn/năm. Sản phẩm
tiêu sạch Việt Nam đạt tiêu chuẩn xuất khẩu của Mỹ (ASTA)
Do có vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, lực lượng lao động
dày kinh nghiệm, cây hồ tiêu đã phát triển ở nhiều địa phương trong cả nước, trong đó
4


tập trung trọng điểm tại 6 tỉnh: Bình Phước, Gia Lai, Đắc Nông, Đồng Nai, Bà Rịa
Vũng Tàu, Đắc Lắc. Năng suất hồ tiêu ngày càng được cải thiện, bình quân đạt 5 - 7
tấn/ha/năm, có vườn tiêu cho 10 tấn/ha/năm.
Bảng 1.1. Tình hình sản suất tiêu ở Việt Nam qua các năm.
Năm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

1965


465

605

1999

20.000

39.000

2000

28.000

58.000

2005

49.000

83.000

2006

48.000

78.000

2007


48.000

89.000

2008

50.000

98.000

Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2008.
Từ năm 2003 đến nay, Việt Nam luôn chiêm ngôi số 1 thế giới về lượng tiêu
xuất khẩu. Bình quân 70.600 tấn/năm với sản lượng khoảng 77.500 tấn/năm, chiếm
gần 30% sản lượng tiêu toàn cầu. Và trong 3 năm gần đây đều chiếm trên 35% sản
lượng thế giới.
Theo báo cáo thường niên của Hiệp hội tiêu Việt Nam (VPO) năm 2008 và
triển vọng năm 2009 của Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp - nông thôn
(AGROINFO), hầu hết các nước nằm trong nhóm 15 thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn
của Việt Nam. Hiệp hội tiêu Việt Nam còn rất non trẻ, được thành lập năm 2001, đến
nay đã kết nạp hơn 60 hội viên đủ các thành phần kinh tế, đã trở thành nòng cốt trong
hoạt động thu mua, chế biến, xuất khẩu. Tháng 3 – 2005, Hiệp hội tiêu Việt Nam được
kết nạp và Hiệp hội tiêu quốc tế - là người thừa hành tham gia các hoạt động sản phẩm
của hiệp hội tiêu quốc tế. Vai trò, tiếng nói của Hiệp hội tiêu Việt Nam đã và đang có
vị thế quan trọng trong ngành tiêu trong nước và quốc tế. (Nguồn:
Cập
nhật : 04/05/2009 09:09).
Tuy nhiên,do nhu cầu giá cả xuất nhập khẩu tiêu trên thế giới luôn luôn biến
động, tác hại của thời tiết, sâu bệnh; hạn chế vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh; thiếu
5



kinh nghiệm về sản xuất và vai trò điều tiết trợ, giúp của nhà nước còn nhiều bất cập.
Nên đã ít nhiều làm hạn chế hiệu quả sản xuất, kinh doanh của ngành tiêu Việt Nam.
Để ngành tiêu ổn định, bền vững xứng tầm là vị trí số một thế giới, phải rất cần
những chủ trương, nhiều giải pháp đồng bộ, hữu hiệu từ nhiều phía tác động đến sản
xuất và đến lưu thông phân phối xuất khẩu.
Sự tăng trưởng nhanh về sản lượng tiêu của nước ta do dịên tích tăng nhanh, kỹ
thật canh tác ngày một nâng cao phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây tiêu.
Đồng thời, nhờ công tác nghiên cứu của các Viện nghiên cứu và các Trường Đại học,
các Trung tâm khuyến nông của các tỉnh đã góp một phần không nhỏ vào việc chuyển
giao công nghệ mới, để tăng suất và sản lượng tiêu trên toàn quốc. Bên cạnh đó, cũng
nhờ vào sự cố gắng tìm tòi học hỏi để cải tiến kỹ thuật của bà con nông dân, mà sản
lượng và năng suất của cây tiêu không ngừng tăng lên. Ngoài ra còn có một tổ chức
tên gọi là Ủy tiêu quốc tế hay còn gọi là Hiệp hội tiêu quốc tế (IPO) được thành lập từ
năm 1972 dưới sự bảo hộ của Liên Hợp Quốc. Tổ chức này đã góp phần hỗ trợ cho
việc xuất khẩu tiêu của Việt Nam phát triển, cân đối giữa cung cầu và kiểm soát tất cả
các hoạt động của tiêu trên toàn thế giới.
2.2. Tình hình nghiên cứu cây tiêu trên thế giới
2..2.1. Những nghiên cứu về giống tiêu
Theo PGS.TS Phan Quốc Sủng (2000), hiện nay tại Ấn độ có tới 75 giống tiêu
thuần và giống tiêu lai. Giống tiêu được trồng phổ biến nhất là giống Karimunda, và
sau đó là các giống Cottanadan, Naragakhodi, Kuthravally, Balancotta, Panniyur 1,
Trong đó giống Panniyur 1 là giống kháng bệnh vàng lá chết nhanh (do nấm
Phytophthora sp. gây ra).
Ở Indonesia có khoảng 20 giống, Malaysia cũng có khoảng 15 - 20 giống
(Maitre, 1964) đã nghiên cứu và chọn được các giống tiêu tốt như: Lampong, Muntok,
Merapin, Lada belangtoeng, Lada manar.
Ở Campuchia có các giống được trồng phổ biến là Kamchay, Srechea, Kampot.
2.2.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật canh tác

6


Công tác bảo vệ thực vật đã xác định chính xác tác nhân gây ra bệnh vàng lá
chết nhanh trên cây tiêu là do nấm Phytophthora capsici (T Sao 1991 Mchau và
Coffey 1995). Đã giúp việc phòng trị bệnh có hiệu quả, đồng thời cũng sản xuất ra
những loại thuốc đặc trị cho bệnh này như: Sincosin + Agrispon, Aliette 80 WP. Đây
là điều đáng mừng cho các nông dân trồng tiêu trên thế giới.
Về lượng phân bón tiêu cũng đã dược nhiều nước nghiên cứu và đưa ra khuyến
cáo trong sản xuất. Tại Ấn độ, lượng phân bón đựoc khuyến cáo cho một nọc tiêu ở
thời kì kinh doanh là 140g N + 55g P2O5 + 270g K2O (Sadanandan, 1994). Ở
Malaysia lượng phân khuyến cáo cho một nọc tiêu là 250gN + 100g P2O5 + 250g
K2O (Azmil và Yau, 1993) hoặc 240g N + 120g P2O5 + 340g K2O (Dewar và Sutton,
1960).
2.3. Tình hình nghiên cứu cây tiêu trong nước
● Các giống tiêu trong nước:
- Tiêu Di Linh : tại cao nguyên Di Linh,tỉnh Lâm Đồng.
- Tiêu Quảng Trị: tại vùng Bình Trị Thiên.
- Tiêu Tiên Sơn: tại cao nguyên Pleiku, Đăk Lăk.
- Tiêu đất đỏ: tại vùng Đông Nam Bộ, Bà Rịa Vũng Tàu.
- Tiêu Trâu lá tròn, tiêu Trâu lá dài: Tại Lộc Ninh, Bình Phước, Gia Lai.
● Các giống tiêu nhập nội:
- Nguồn gốc Indonesia: tiêu Vĩnh Linh.
- Nguồn gốc Campuchia: tiêu Nam Vang, Phú Quốc, Kep, Kamchay, Srechea.
- Nguồn gốc Ấn độ: Pannijur 1 và 2, Balancotta, Karimunda
● Định hướng công tác giống ở Vịêt Nam trong thời gian tới là:
- Bình tuyển giống tại địa phương kết hợp xây dựng vườn nhân giống để đưa
nhanh các giống tiêu tốt mới ra sản suất.
- Chuyển vùng các giống địa phương và xây dựng tập đoàn giống cho từng
vùng sinh thái sản suất.

7


- Tiếp tục nhập nội các giống có phẩm chất tốt, năng suất cao và ổn định, chịu
thâm canh như Balancotta, Kalluvali (Ấn Độ), Kuching (Sarawak). Nghiên cứu khả
năng thích ứng và chọn lọc giống.
- Đối với Việt Nam nên chọn các giống: tiêu sẻ, Lada Belangtoeng (Vĩnh Linh,
Ba Chia), Pannijur 1 (Tiêu Ấn Độ) và Lampong (Tiêu Indonesia).
Các Viện nghiên cứu và các Trường Đại học ở nước ta cũng đã đóng góp rất
nhiều vào việc nghiên cứu cây tiêu trong nhiều năm qua. Trong đó phải kể đến Viện
Khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp Miền Nam, Viện Nghiên cứu Nông Lâm Nghiệp Tây
Nguyên, Trường Đại Học Nông Lâm Thàmh Phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Tây
Nguyên, Trường Đại Học Cần Thơ. Ngoài ra, các Trung tâm khuyến nông các tỉnh
cũng đã hỗ trợ đắc lực trong việc chuyển giao các công nghệ khoa học kỹ thuật cho
người dân. Năm 2001, đề tài cấp nhà nước KC 06 - 11 - NN nghiên cứu các giải pháp
khoa học công nghệ và thị trường để phát triển vùng tiêu nguyên liệu phục vụ cho chế
biến và xuất khẩu do Bộ Khoa học công nghệ chủ trì, Viện Khoa học kỹ thuật Miền
Nam thực hiện. Trước đó năm 1989 đề tài cấp nhà nước 18A - 01 - 06 ghiên cứu toàn
diện, tổng kết về giống tiêu, kỹ thuật canh tác và các giải pháp phát triển cây tiêu cung
do Viện Khoa học Miền Nam chủ trì.
Đề tài Đánh giá tuyển chọn nhân giống một số giống tiêu tốt trên địa bàn 2
huyện Xuân Lộc và Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai do Viện Khoa học kỹ thuật Miền Nam
chủ trì thực hiện từ tháng 4 năm 2004 đến tháng 12 năm 2007.
Năm 2005, Hội thảo chuyên đề về Bảo vệ thực vật cây tiêu được thực hiện ở
tỉnh Đồng Nai. Năm 2006, diễn đàn công nghệ cây tiêu do Bộ Nông nghiệp thực hiện
tổ chức tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

8



Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
3.1. Thời gian và địa điểm điều tra
3.1.1. Thời gian điều tra:
Đề tài đã được tiến hành trong 4 tháng, từ tháng 2 - 2009 đến tháng 6 - 2009.
3.1.2. Địa điểm điều tra
Đề tài được thực hiện tại huyện Đắk Đoa tỉnh Gia Lai. Chủ yếu được thực hiện
tại 4 xã trồng tiêu nhiều nhất của huyện là: xã Nam Yang, xã Đăkkrong, xã K’Dang và
xã Tân Bình.
3.2. Nội dung điều tra
Bao gồm các nội dung chính sau:
-Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất nông nghiêp, tình
hình sản xuất cây tiêu.
- Điều tra về giống (đặc điểm về hình thái và nông học, năng suất, tình hình sâu
bệnh hại).
- Điều tra về các biện pháp kỹ thuật canh tác đang phổ biến.
- Tình hình sâu bệnh hại cây tiêu, ổ dịch và phương pháp phòng trừ.
- Điều tra về giá cả thị trường, mức đầu tư và sơ bộ hoạch toán hiệu quả kinh tế
trồng tiêu đến năm thứ 5.
3.3. Phương pháp và các chỉ tiêu điều tra
3.3.1. Phương pháp điều tra
Chủ yếu theo Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA), theo bản mẫu
phiếu điều tra về cây tiêu của Bộ môn Cây Công nghiệp, Khoa Nông học, Trường Đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Thực hiện điều tra với 100 hộ nông dân
trong 4 xã trồng tiêu điển hình của huyện Đăk Đoa là: xã Nam Yang, xã Đăkkrong, xã
K’Dang và xã Tân Bình.
9


3.3.1.1. Điều tra trong phòng

- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện
Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai.
- Tham khảo các tài liệu có liên quan đến tình hình sản xuất nông nghiệp và
tình hình sản xuất tiêu tại địa phương.
- Thăm hỏi các cán bộ nông nghiệp huyện xã, các cán bộ khuyến nông có liên
quan đến sản xuất tiêu.
- Trao đổi với các hộ có kinh nghiệm trồng tiêu lâu năm đạt năng suất cao.
3.3.1.2. Điều tra ngoài đồng
Chọn các vườn tiêu sinh trưởng phát triển bình thường, đồng đều và các vườn
tiêu trong thời kì kinh doanh để điều tra, quan sát đánh giá một số chỉ tiêu về hình thái,
sinh trưởng, năng suất, kỹ thuật canh tác, tình hình sâu bệnh.
Ở mỗi điểm điều tra chọn 05 mẫu theo đường chéo góc hoặc ngẫu nhiên. Mỗi
mẫu chọn 2 - 3 nọc tiêu để khảo sát, đo đếm, đánh giá.
3.3.2. Các chỉ tiêu điều tra
Điều tra về cơ cấu giống và các chỉ tiêu về hình thái, sinh trưởng, năng suất, kỹ
thuật canh tác, tình hình sâu bệnh hại và các biện pháp phòng trừ theo các chỉ tiêu ghi
trong bản mẫu phiếu điều tra về cây tiêu của Bộ môn Cây Công nghiệp, Khoa Nông
học, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Điều tra các chi phí đầu tư cho cây tiêu trong 5 năm, sơ bộ đánh giá hiệu quả
đầu tư trồng 1 ha tiêu trong vùng điều tra.
3.3.3. Xử lý số liệu
Thống kê xử lý các số liệu thu thập được bằng phần mềm Microsoft Excel.

10


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT
4.1. Kết quả điều tra về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội
4.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Đăk Đoa nằm phía Đông - Bắc tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố
Pleiku 15 km. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 98.866 ha
Ranh giới hành chính của huyện Đăk Đoa như sau:
Phía Tây giáp Chư Pả và Pleiku.
Phía Nam giáp Chư Sê.
Phía Đông giáp Mang Yang.
Phía Đông Bắc giáp Kbang.
Huyện nằm ngay trên trục quốc lộ 19 nối liền thành phố và các tỉnh Tây
Nguyên với các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ, trục tỉnh lộ 670 nối quốc lộ 19 với
tỉnh Kon Tum. Huyện có lợi thế trong giao lưu kinh tế và hội đủ điều kiện phát triển
thành điểm phân phối, lưu thông hàng hóa đầu mối kinh tế của các tỉnh Tây Nguyên và
Duyên Hải Nam Trung Bộ, đồng thời giữ vị trí quan trọng trong việc giữ vững an ninh
quốc phòng của khu vực Tây Nguyên.
4.1.2. Các yếu tố điều kiện về khí hậu thời tiết
Nhìn chung huyện Đăk Đoa nằm trong vùng khí hậu mang đậm nét khí hậu
nhiệt đới gió mùa nóng ẩm quanh năm.
Kết quả điều tra về một số yếu tố khí hậu, thời tiết của huyện Đăk Đoa năm
2008 được tổng hợp trình bày trong bảng 4.1.
Qua kết quả bảng 4.1 cho thấy huyện Đắk Đoa nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa, cận xích đạo và được chia thành 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Mưa tập trung
theo mùa: từ tháng 05 đến tháng 11 dương lịch, chiếm 85% lượng mưa cả năm, tháng
có lượng mưa lớn nhất là tháng 8. Mùa khô từ cuối tháng 11 đến tháng 04 dương lịch,
chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm. Những cơn lốc xuất hiện trong mùa khô, không có
bão nhưng thường có ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới và bão xuất hiện ở các tỉnh Miền
Trung gây ra những cơn ma giông kéo dài. Sự phân bố mưa không đồng đều, gây nên
11


tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về chế độ ẩm trong mùa khô, nhất là các tháng
cuối mùa dẫn đến tình trạng hạn hán vào mùa khô.

Nhìn chung các điều kiện khí hậu thời tiết ở Đăk Đoa tương đối thuận lợi cho
cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt.
Bảng 4.1: Một số yếu tố về khí hậu thời tiết trung bình hàng năm của huyện Đăk Đoa.
Yếu tố

Kết quả

1. Nhiệt độ trung bình hàng năm (0C)

21,6

2. Nhiệt độ tối thấp trung bình (0C)

18,5

3. Nhiệt độ tối cao trung bình (0C)

7.500 – 8.390

3. Tổng tích ôn trung bình (0C)

72

4. Độ ẩm trung bình hàng năm (%)

92

5. Độ ẩm trung bình tháng cao nhất (%)

71


6. Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất (%)

2.213

7. Lượng mưa trung bình hàng năm (mm)

3.154

8. Lượng mưa trung bình năm cao nhất (mm)

156

9. Số ngày mưa trung bình năm (ngày)

3–5

10. Tốc độ gió trung bình năm (m/s)

820 - 911

11. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm (mm/năm)
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đăk Đoa năm 2008)
4.1.3. Tình hình thủy văn nước tưới
Do đặc điểm địa hình phức tạp bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn tạo nên các sông
suối lớn có nhiều bậc nước là tiềm năng lớn về thủy lợi, thủy điện phục vụ sản xuất
nông - lâm - nghiệp. Ngoài ra còn có nguồn nước ngầm tương đối lớn, chất lượng tốt
.Có khả năng khai thác, phục vụ nước tưới cho cây trồng và hoạt động của dồng bào
địa phương. Nhưng hiện nay, theo một số ý kiến của người dân địa phương nguồn
nước ngầm đã bị tụt 3 - 4 m so với trước. Đây là một trong những vấn đề cần được

quan tâm nghiên cứu để đưa ra khuyến cáo nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá
này.
4.1.4. Điều kiện về đất đai
Theo tài liệu đánh giá đất đai của tỉnh Gia Lai, toàn huyện có tổng diện tích
12


98.866 ha. Được chia thành 12 loại đất chính và được tổng hợp trình bày qua bảng 4.2.
Bảng 4.2: Tổng hợp diện tích các loại đất trên địa bàn huyện Đăk Đoa
STT

Hạng mục

Kí hiệu

Cộng

Diện tích

Tỉ lệ

Mức độ

(ha)

(%)

trồng

98.866


100

1

Đất xám bạc màu

Ba

275

0,28

không trồng

2

Đất nâu

Rk

83

0,08

trồng nhiều

3

Đất nâu thẩm .


Ru

1.747

1,77

trồng ít

4

Đất nâu tím

Ft

19.368,04

19,60

trồng nhiều

5

Đất nâu đỏ .

Pk

26.959,28

27,30


trồng nhiều

6

Đất nâu

Pb

2.705

2,74

trồng nhiều

7

Đất nâu vàng

2.389

2,40

trồng ít

8

Đất vàng đỏ

Fs


27.413,37

27,73

trồng nhiều

9

Đất mùn vàng đỏ

Ha

9.340,21

9,40

trồng ít

10

Đất thung lũng

D

5.439,24

5,50

trồng nhiều


11

Đất xói mòn trơ sỏi đá

E

2.162

2,19

không trồng

12

Đất ao hồ sông suối.

984,54

1,00

không trồng

(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Đăk Đoa năm 2009)
Kết quả điều tra ghi nhận các loại đất trồng tiêu tại huyện Đắk Đoa được thể
hiện ở bảng 4.2 cho thấy:
4.1.4.1. Đất xám bạc màu trên đất mắc ma axit và đá cát (Ba)
Diện tích 275 ha chiếm 0,28% tổng diện tích tự nhiên (DTTN) toàn huyện,
phân bố ở xã Hà Bầu. Đất có thành phần cơ giới nhẹ phản ứng rất chua pHKCl từ 3,8 4,5. Hàm lượng mùn đạm, lân, kali tổng số đều nghèo. Lân, kali dễ tiêu nghèo. Không
thích hợp trồng tiêu.

4.1.4.2. Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của bazan (Rk)
Diện tích 83 ha chiếm 0,08% tổng DTTN toàn huyện. phân bố ở xã Trang. Đất
có phản ứng từ chua đến ít chua pHKCl từ 4,5 - 5,7. Hàm lượng mùn khá, các chất tổng
số dể tiêu ở mức khá, hàm lượng Cation trao đổi (Ca++, Mg++) từ mức 8 - 32 mg/100g.
Rất thích hợp cho cây tiêu sinh trưởng và phát triển.
4.1.4.3. Đất nâu thẩm trên sản phẩm phong hóa của đá bọt và đá bazan (Ru)
13


Diện tích 1.747 ha chiếm 1,77% tổng DTTN toàn huyện, phân bố ở các xã:
Đăksơmei, Hà Bầu, Nam Yang, Kon Gang, Trang, Iapet, IaBăng. Đất có phản ứng
chua, hàm lượng mùn trung bình. Lân, kali dể tiêu thấp. Thành phần cơ giới trung
bình. Tổng lượng cation kiềm trao đổi thấp. Nếu được đầu tư nhiều và tưới tiêu tốt thì
cây tiêu phát triển tốt.
4.1.4.4. Đất nâu tím trên đá mắc ma bazơ và trung tính (Ft)
Diện tích 19.368.64 ha chiếm 19,62% tổng DTTN toàn huyện, phân bố ở các
xã: Đăksomei, Hà Bầu, Nam Yang, Kon Gang, H’Neng, Tân Bình, K’Dang, Glar,
Adơk, Iapet, IaBăng. Đất có phản ứng chua vừa pHKCl từ 4,0 - 4,7. Đất có độ phì khá
cao phù hợp cho trồng tiêu và cây công nghiệp lâu năm.
4.1.4.5. Đất nâu đỏ trên đá mắc ma bazo và trung tính (Pk)
Diện tích 26.959,28 ha chiếm 27,31% tổng DTTN toàn huyện, phân bố ở các
xã: Đăksomei, Hà Bầu, Nam Yang, Kon Gang, H’Neng, Tân Bình, K’Dang, Glar,
Adơk, Iapet, IaBăng, Trang, Hải Yang. Đất có phản ứng chua vừa ít pHKCl từ 4 - 4,5.
Hàm lượng mùn 3 - 5% ở tầng mặt. Các chất tổng số đạm, lân, kali nghèo, thành phần
cơ giới thường là sét, đất tơi xốp, thoáng khí lớn. Thích hợp cho cây tiêu sinh trưởng
và phát triển.
4.1.4.6. Đất nâu trên đá mắc ma bazơ và trung tính (Fp)
Diện tích 2.705 ha chiếm 2,74% tổng DTTN toàn huyện, phân bố ở các xã:
Đăksơmei, Đăkrong loại đất này thường phân bố ở rìa khối bazan hoặc các nơi có có
lượng mưa lớn. Đất có phản ứng rất chua pHKCl từ 3,9 - 4,4. Hàm lượng mùn 3 - 5% ở

tầng mặt. Các chất tổng số đạm giàu, lân khá, kali trung bình, lân và kali dễ tiêu thấp.
Tổng lượng cation kiềm trao đổi thấp (nhỏ hơn 2,5 mg/100g), độ no bazơ khoảng
30%. Đây là lọai đất tốt thích hợp cho phát triển cây tiêu, cây công nghiệp và cây ăn
quả.
4.1.4.7. Đất nâu vàng trên đất sét và đất biến chất
Diện tích 2.389 ha chiếm 2,42% tổng DTTN toàn huyện, phân bố ở các xã:
Đăksơmei, Hà Bầu, Kon Gang, K’Dang, Hải Yang, Hà Đông. Đất có phản ứng rất
chua pHKCl từ 3,8 - 4,3. Các chất tổng số đạm, lân, kali nghèo. Hàm lượng các cation
trao đổi thấp. Hàm lượng mùn từ nghèo đến trung bình 1% - 2%. Phần lớn diện tích
loại đất này còn có rừng. Không được sử dụng trồng tiêu.
14


4.1.4.8. Đất mùn vàng đỏ trên đất mắc ma axít (Ha)
Diện tích 9.340,21 ha chiếm 9,31% tổng DTTN toàn huyện, phân bố ở các xã
Đăksơmei, Hải Yang. Phân bố ở độ cao trên 1000 m, hàm lượng chất hữu cơ ở tầng
mặt cao 5 - 8%, nhưng xuống sâu lại giảm nhanh. Thích hợp cho cây tiêu sinh trưởng
và phát triển.
4.1.4.9. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D)
Diện tích 5.439,24 ha chiếm 5,51% tổng DTTN toàn huyện, phân bố ở các xã:
Tân Bình, K’Dang, Trang. Đất có phản ứng chua vừa pHKCl từ 4 - 4,5. Hàm lượng mùn
các chất tổng số đạm, lân, kali tầng mặt khá cao. Thích hợp cho cây tiêu sinh trưởng
và phát triển.
4.1.4.10. Đất xói mòn trơ sỏi đá (E)
Diện tích 2.162 ha chiếm 2,19% tổng DTTN toàn huyện, phân bố ở các xã:
K’Dang, IaBăng, Trang, Hải Yang. Chủ yếu là các loại đất đỏ vàng ở địa hình dốc,
thảm thực vật bị tàn phá nặng, quá trình xói mòn rửa trôi xảy ra mạnh. Tầng đất mỏng,
có đá lộ đầu trên mặt, tỉ lệ sỏi sạn cao. Cần trồng cây che phủ cải tạo đất, hạn chế xói
mòn. Đất này không được sử dụng cho việc trồng tiêu.
4.1.4.11. Đất ao hồ sông suối

Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Không được sử dụng cho việc trồng tiêu.
Nói chung điều kiện đất đai của huyện rất đa dạng và phong phú. Tầng đất mặt
dày. Đất đai màu mỡ, có độ phì cao rất phù hợp cho phát triển cho nhiều loại cây
trồng. Nhất là cây công nghiệp dài ngày trong đó có cây tiêu và trồng cỏ chăn nuôi đại
gia súc.
4.2. Kết quả điều tra về điều kiện lao động và tình hình sản xuất nông nghịêp
4.2.1. Tình hình dân số và lao động
Tổng dân số toàn huyện đến năm 2008 là 93.073 người. Trong đó nam chiếm
49,8%, nữ chiếm 49,84%. Số người trong độ tuổi lao động là 47.428 người. Chủ yếu là
lao động nông nghiệp chiếm 65%, xây dựng chiếm 13% và dịch vụ chiếm 20%. Nhìn
chung toàn huyện có nguồn nhân lực dồi dào trong sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, còn có các dân tộc khác sinh sống như: Jrai, Banar. Trong đó, dân tộc
kinh chiếm 88,2%, các dân tộc khác chỉ chiếm 11,8% phân bố rãi rác trong các xã.
4.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp
15


×