Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA SÁU GIỐNG DƯA LEO (Cucumis sativus L.) TRỒNG TẠI XÃ KONGYANG, HUYỆN KONGCHORO, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.08 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA SÁU GIỐNG DƯA LEO (Cucumis sativus L.) TRỒNG
TẠI XÃ KONGYANG, HUYỆN KONGCHORO,
TỈNH GIA LAI

Họ và tên: LƯƠNG THỊ MỸ LOAN
Ngành: NÔNG HỌC
Lớp: DH05NHGL
Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 09/2009


SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA SÁU GIỐNG DƯA LEO (Cucumis sativus L.) TRỒNG
TẠI XÃ KONGYANG, HUYỆN KONGCHORO,
TỈNH GIA LAI

Tác giả

LƯƠNG THỊ MỸ LOAN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Nông học


Giáo viên hướng dẫn
Th.S PHẠM HỮU NGUYÊN

Tháng 09/2009
i


LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh, Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
phân hiệu tại Gia Lai, quí thầy cô trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
và trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai đã tận tình giảng dạy, trang bị hành trang kiến
thức khoa học về Nông nghiệp thực sự hữu ích và những kinh nghiệm quý báu để em
có đủ tự tin bước vào đời.
Xin gửi lòng biết ơn đến thầy Phạm Hữu Nguyên đã truyền đạt kiến thức, tận
tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu giúp em hoàn thành tốt khóa luận này.
Con xin thành kính ghi ơn cha mẹ đã nuôi dưỡng, dạy bảo và tạo điều kiện tốt
nhất để cho con học tập nên người; anh, chị, em trong gia đình đã giúp đỡ và động
viên rất nhiều trong suốt quá trình học tập.
Cảm ơn các bạn Nông học Gia Lai 31 đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi
hoàn thành khóa học cũng như luận văn tốt nghiệp này.
TP.HCM, ngày 10/08/2009
Sinh viên thực hiện

Lương Thị Mỹ Loan

ii


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “So sánh sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của sáu
giống dưa leo (Cucumis sativus L.) trồng tại xã KongYang, huyện Kongchoro, tỉnh
Gia Lai” được tiến hành từ tháng 03/2009 – 05/2009. Thí nghiệm được bố trí theo khối
đầy đủ ngẫu nhiên (Randomized Complete Block Design - RCBD), đơn yếu tố, 3 lần
lặp lại với 6 giống: Caesar 17, giống 124, giống 702, TN 169, TN 317 và L – 04 (đ/c).
Kết quả thu được:
Về sinh trưởng: Giống 702 là giống sinh trưởng tốt nhất với chiều cao trung
bình là 274,8 cm, số lá nhiều nhất với 30,3 lá và số cành cấp 1 nhiều hơn so với đối
chứng.
Về phát dục: Giống 702 và TN 169 là 2 giống có thời gian phát dục sớm (34
NSG) nhưng lại có thời gian kết thúc thu hoạch muộn (67NSG).
Về sâu bệnh: Giống có tỷ lệ bị sâu bệnh nhiều nhất là giống 124. Giống L – 04
(đ/c) có tỷ lệ sâu bệnh ít nhất.
Về năng suất: TN 169 là giống cho năng suất thực tế (64,68 tấn/ha) và năng
suất thương phẩm cao nhất (61,52 tấn/ha).
Về phẩm chất: Tất cả các giống thí nghiệm đều có phẩm chất ngon, hình thức
trái đẹp. Trong đó giống có màu sắc được người dân địa phương ưa chuộng nhất là
giống L – 04 và giống 124.
Tóm lại, qua thực hiện thí nghiệm với 6 giống dưa leo cho thấy giống TN 169
là giống có triển vọng nhất: phát dục sớm, cho năng suất cao, tỷ lệ đèo thấp, phẩm chất
ngon.

iii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang


Trang tựa

i

Lời cảm tạ ....................................................................................................................... ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................ vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các hình .........................................................................................................ix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu .................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ..................................................................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài........................................................................................................2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
2.1 Tổng quan về cây dưa leo ......................................................................................3
2.1.1 Nguồn gốc .......................................................................................................3
2.1.2 Đặc tính thực vật học ......................................................................................4
2.1.3 Điều kiện ngoại cảnh.......................................................................................5
2.1.4 Các thời kỳ sinh trưởng và phát dục của dưa leo............................................5
2.1.4.1 Thời kì nảy mầm ......................................................................................6
2.1.4.2 Thời kì cây con.........................................................................................6
2.1.4.3 Thời kì ra hoa ...........................................................................................6
2.1.4.4 Thời kì quả ...............................................................................................6
2.1.4.5 Thời kì già cỗi ..........................................................................................7
2.2 Sâu bệnh hại trên cây dưa leo ................................................................................7
2.2.1 Sâu hại.............................................................................................................7
2.2.2 Bệnh hại ..........................................................................................................8
2.3 Những kết quả nghiên cứu về dưa leo trong và ngoài nước..................................9

2.3.1 Ngoài nước......................................................................................................9
iv


2.3.2 Trong nước....................................................................................................10
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................13
3.1 Thời gian địa điểm nghiên cứu ...........................................................................13
3.2 Vật liệu thí nghiệm ..............................................................................................13
3.3 Điều kiện nghiên cứu...........................................................................................16
3.3 1 Điều kiện thời tiết..........................................................................................16
3.3.2 Điều kiện đất đai ...........................................................................................16
3.4 Phương pháp thí nghiệm......................................................................................17
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ...........................................................................................17
3.4.2 Quy trình kỹ thuật .........................................................................................18
3.4.3 Chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................20
3.4.3.1 Chỉ tiêu sinh trưởng................................................................................20
3.4.3.2 Các chỉ tiêu về phát dục .........................................................................20
3.4.3.3 Tình hình sâu bệnh hại trên các nghiệm thức.........................................21
3.4.3.4 Các yếu tố cấu thành năng suất ..............................................................21
3.4.3.5 Phẩm chất trái .........................................................................................21
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................22
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................23
4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng.......................................................................................23
4.1.1 Ngày nảy mầm ..............................................................................................23
4.1.2 Khả năng tăng trưởng chiều cao cây.............................................................24
4.1.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây .................................................................27
4.1.4 Khả năng ra lá trên thân chính ......................................................................29
4.1.5 Tốc độ ra lá trên thân chính ..........................................................................31
4.1.6 Khả năng phân cành cấp 1 ............................................................................33
4.1.7 Tốc độ ra cành cấp 1 .....................................................................................35

4.2 Các chỉ tiêu phát dục của các giống dưa leo theo thí nghiệm..............................37
4.2.1 Thời gian phát dục.........................................................................................37
4.2.2 Tỷ lệ đậu trái của các giống thí nghiệm ........................................................39
4.3 Tình hình sâu bệnh hại.........................................................................................41
4.4 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.......................................................45
v


4.5 Phẩm chất trái ......................................................................................................47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................51
5.1 Kết luận................................................................................................................51
5.2 Đề nghị:................................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................52
PHỤ LỤC .....................................................................................................................54

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
C.17: Caesar 17
đ/c: Đối chứng
LT: Lý thuyết
NS: Năng suất
NSG: Ngày sau gieo
NSTP: Năng suất thương phẩm
NT: Nghiệm thức
TB: Trung bình
TGBQ: Thời gian bảo quản
TLTB: Trọng lượng trung bình
TT: Thực tế


vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

3.1 Các giống dưa leo thí nghiệm

13

3.2 Tình hình thời tiết ở Kongchoro trong thời gian làm thí nghiệm

16

4.1 Thời gian nảy mầm, tỉ lệ mọc cây và ngày xuất hiện lá thật

23

4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây

24

4.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

27

4.4 Khả năng ra lá trên thân chính


29

4.5 Tốc độ ra lá trên thân chính

31

4.6 Khả năng phân cành cấp 1

34

4.7 Tốc độ phân cành cấp 1

35

4.8 Thời gian phát dục của các giống dưa leo thí nghiệm

37

4.9 Tỉ lệ đậu trái của các giống dưa leo thí nghiệm

39

4.10 Tình hình sâu bệnh của các giống dưa leo thí nghiệm

42

4.11 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống dưa leo thí nghiệm

45


4.12 Phẩm chất trái của các giống dưa leo thí nghiệm

48

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

4.1 Ruộng dưa leo thí nghiệm ở giai đoạn 30 NSG

26

4.2 Trái biến dị của giống dưa leo 702

40

4.3 Đặc điểm ra trái của giống Caesar 17

40

4.4 Bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis)

44

4.5 Bệnh hoa lá (khảm) (virus)


44

4.6 Đặc điểm trái của giống dưa leo 702

48

4.7 Trái của các giống dưa leo thí nghiệm

46

4.8 Đặc điểm trái của giống dưa leo TN 169

50

Phụ lục 1 Khả năng tăng trưởng chiều cao cây của các giống thí nghiệm

54

Phụ lục 2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống thí nghiệm

54

Phụ lục 3 Khả năng ra lá của các giống thí nghiệm

55

Phụ lục 4 Tốc độ ra lá của các giống thí nghiệm

55


Phụ lục 5 Khả năng phân cành cấp 1 của các giống thi nghiệm

56

Phụ lúc 6 Tốc độ phân cành cấp 1 của các giống thí nghiệm

56

Phụ luc 7 Năng suất của các giống thí nghiệm

57

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rau là một loại thức ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của con
người, đặc biệt là dân Châu Á và nhất là con người Việt nam. Ngành sản xuất rau đóng
vai trò trong việc cung cấp nguồn thức ăn dinh dưỡng với đầu đủ vitamin, khóang chất
và chất xơ cho mọi người. Khi đời sống người dân được nâng cao, đã dư thừa lương
thực thực phẩm thì người ta có xu hướng sử dụng rau nhiều hơn để đảm bảo sức khỏe,
sắc đẹp và tuổi thọ. Ngoài ra, rau còn là nguồn thu nhập quan trọng cho rất nhiều gia
đình ở Việt nam.
Dưa leo (Cucumis sativus L.) cũng là một loại rau được sử dụng rộng rãi trong
bữa ăn hàng ngày dưới dạng quả tươi, sào, trộn salat, cắt lát, muối chua, đóng hộp.
Ngoài ra, nó còn được sử dụng làm mỹ phẩm, đắp mặt, giải khát. Dưa leo còn là mặt
hàng xuất khẩu quan trọng, góp phần tăng thu nhập cho người lao động. Năng suất dưa

leo cũng tăng dần trong quá trình áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ngày nay
nhờ vào kỹ thuật lai tạo giống đã tạo ra được nhiều giống tốt có năng suất cao, phẩm
chất tốt và kháng được sâu bệnh. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương có điều kiện ngoại cảnh
khác nhau nên cần trồng thử nghiệm để chọn ra những giống thích hợp cho từng địa
phương.
Xuất phát từ yêu cầu trên và được sự đồng ý của Khoa Nông học trường Đại
học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và được sự hướng dẫn của thầy Phạm Hữu
Nguyên, tôi đã tiến hành thí nghiệm “So sánh sự sinh trưởng, phát triển và năng
suất của sáu giống dưa leo trồng tại xã KongYang, huyện Kongchoro, tỉnh Gia
Lai ”.

1


1.2 Mục tiêu
Tìm hiểu sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của 6 giống dưa leo thí nghiệm
để tìm ra giống dưa leo có triển vọng, cho năng suất cao, phẩm chất ngon và phù hợp
với thị hiếu của người tiêu dùng tại địa phương.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, năng suất và đánh giá các đặc
tính, phẩm chất của trái, tình hình sâu bệnh hại của 6 giống thí nghiệm.
1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện trong mùa mưa nên ảnh hưởng đến khả năng đậu hoa, đậu
trái của các giống thí nghiệm. Ngoài ra, đề tài chỉ thực hiện trong một vụ từ tháng 03 –
05/2009.

2


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan về cây dưa leo
2.1.1 Nguồn gốc
Cây dưa leo có tên khoa học là Cucumis sativus L., thuộc họ bầu bí
(Cucurbitaceae) nên mang đặc tính sinh trưởng, phát triển của họ bầu bí. Dưa leo có
thể được sử dụng bằng nhiều cách, ăn sống, dầm giấm, muối chua. Khi thị trường
trong nước và thế giới được mở rộng, nhu cầu của con người ngày càng cao, đòi hỏi có
những giống dưa có phẩm chất tốt, mẫu mã đẹp, năng suất cao phù hợp với thị hiếu
của người tiêu dùng.
Cuối thế kỷ XX dưa leo là cây rau chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất rau
trên thế giới. Những nước cho năng suất cao như: Trung Quốc, Liên Bang Nga, Nhật
Bản, Mỹ, Hà Lan, Ai Cập và Tây Ban Nha. Nhiều tài liệu cho biết dưa leo có nguồn
gốc ở miền tây Ấn Độ. Có ý kiến cho rằng dưa leo có nguồn gốc ở Nam Á và được
trồng trọt khoảng 3000 năm nay. Cũng có ý kiến cho rằng cây dưa leo có nguồn gốc từ
Việt Nam. Trong quá trình giao lưu buôn bán nó được trồng phổ biến sang Trung
Quốc và từ đây chúng được phát triển sang Nhật Bản và lên Châu Âu. Hiện nay dưa
leo được trồng ở khắp nơi, từ xích đạo tới 63o vĩ bắc, đứng thứ 6 trong số các rau trên
thế giới (Mai Thị Phương Anh, 1996).
Ở nước ta những năm gần đây dưa leo đã trở thành một trong những cây rau
quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Dưa leo có hai nhóm, một nhóm ngắn ngày (30
– 31 ngày sau gieo là cho thu hoạch) thích hợp cho mùa mưa và một nhóm các giống
dài ngày (34 – 37 ngày sau gieo là cho thu hoạch), thích hợp cho vụ Đông Xuân. Dưa
leo có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên thích hợp nhất là vụ Đông Xuân.

3


2.1.2 Đặc tính thực vật học
‫ ٭‬Rễ: Bộ rễ dưa leo phát triển rất yếu, rễ chỉ phân bố ở tầng đất mặt 30 – 40 cm.

Rễ ưa ẩm, không chịu hạn cũng không chịu ngập úng, bao gồm rễ chính và rễ phụ. Độ
ăn sâu của rễ tùy thuộc vào độ tơi xốp của đất và độ dày của tầng đất canh tác. Rễ
chính ăn tương đối sâu 1 m, rễ phụ ăn tương đối nông thường tập trung ở tầng đất 15 –
20 cm. Ở dưa leo còn có thể hình thành rễ bất định nếu gặp điều kiện thuận lợi.
‫ ٭‬Thân: Thân dưa leo thuộc loại thân thảo hằng niên, thân dài, có nhiều tua
cuốn để bám khi bò. Chiều dài thân tùy điều kiện canh tác và giống, các giống canh tác
ngoài đồng thường chỉ dài 0,5 – 2,5 m. Thân trên lá mầm và lóng trong điều kiện độ
ẩm cao có thể thành lập nhiều rễ bất định. Thân tròn hay góc cạnh, có lông ít nhiều tùy
giống. Thân chính thường phân nhánh, nhưng cũng có nhiều dạng dưa leo hoàn toàn
không thành lập nhánh ngang. Sự phân nhánh của dưa leo còn chịu ảnh hưởng của
nhiệt độ ban đêm.
‫ ٭‬Lá: Lá dưa leo thuộc lá đơn, to mọc cách trên thân, dạng lá hơi tam giác với
cuống lá rất dài 5 – 15 cm, rìa lá nguyên hay có răng cưa. Lá có 5 cạnh, chia thùy nhọn
dạng chân vịt hoặc dạng lá tròn, trên cuống và phiến lá có lông cứng ngắn. Màu sắc lá
thay đổi theo giống.
‫ ٭‬Hoa: Hoa đơn tính cùng cây hay khác cây. Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi
hay đơn độc, hoa đực mọc thành cụm từ 5 – 7 hoa, dưa leo cũng có hoa lưỡng tính.
Hoa có màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng.
‫ ٭‬Quả và hạt: Quả dưa leo thường thuôn dài, có 3 múi, hạt dính vào giá noãn.
Hình dạng, độ dài, khối lượng, màu sắc quả thay đổi tùy giống. Màu sắc quả của hầu
hết dưa leo là màu xanh, xanh vàng, khi chín vỏ quả thường nhẵn hoặc có gai. Quả
tăng trưởng rất nhanh, ở điều kiện thuận lợi sau nở hoa 8 – 10 ngày quả chín kĩ thuật.
Hạt dưa leo có màu vàng nhạt, kích thước hạt thay đổi tùy theo giống và sự vận
chuyển của cây vào hạt. Hạt giống tiêu chuẩn có trọng lượng 1000 hạt là 20 – 30 g. Số
lượng hạt trong quả biến động từ 150 – 500 hạt. Hạt trong điều kiện bảo quản tốt có
giới hạn nảy mầm từ 8 – 10 năm và sử dụng 3 – 4 năm.

4



2.1.3 Điều kiện ngoại cảnh
Theo tác giả Phạm Hồng Cúc và ctv (2001), điều kiện ngoại cảnh để cho cây
dưa leo sinh trưởng phát triển tốt là:
‫ ٭‬Điều kiện nhiệt độ
Giống như các cây thuộc họ bầu bí, dưa leo rất mẫn cảm với sương giá đặc biệt
là nhiệt độ thấp dưới 00C. Dưa leo yêu cầu nhiệt độ nảy mầm của hạt phải cao hơn
120C. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát dục là 18 – 320C. Nhiệt độ thấp hơn
50C hay cao hơn 400C làm cây ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ thích hợp để quả lớn
nhanh là 25 – 300C. Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa của cây. Nhiệt
độ càng thấp thời gian ra hoa càng kéo dài.
‫ ٭‬Điều kiện ánh sáng
Dưa leo thuộc nhóm cây ưa sáng ngày ngắn. Độ dài chiếu sáng thích hợp cho
cây sinh trưởng và phát dục là 10 – 12 giờ/ngày. Nắng nhiều có tác dụng tốt đến hiệu
suất quang hợp, làm tăng năng suất, chất lượng quả và rút ngắn thời gian lớn của quả.
Cường độ ánh sáng thích hợp cho dưa leo trong phạm vi 15.000 – 17.000 lux.
‫ ٭‬Điều kiện ẩm độ
Quả dưa leo chứa đến 95 % nước nên yêu cầu về độ ẩm của cây rất lớn. Mặt
khác do bộ lá lớn, hệ số thoát nước cao nên dưa leo là cây đứng đầu về nhu cầu nước
trong họ bầu bí. Độ ẩm đất thích hợp cho dưa leo là 85 – 95 %, độ ẩm không khí 90 –
95 %. Cây dưa leo chịu hạn rất yếu. Thiếu nước cây không những sinh trưởng kém mà
còn tích lũy lượng cucurbitaxina là chất gây đắng trong quả. Thời kì cây ra hoa, tạo
quả yêu cầu lượng nước cao nhất.
‫ ٭‬Đất và dinh dưỡng
Do bộ rễ phát triển kém, sức hấp thụ của rễ yếu nếu gặp hạn, úng hay nồng độ
phân cao bộ rễ dưa leo dễ bị vàng khô và thối rễ. Cây dưa leo cũng không chịu được
hạn. Dưa leo thích hợp với các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha, đất
thịt nhẹ và thoát nước tốt, độ pH thích hợp là 6,5 – 7,5.

5



2.1.4 Các thời kỳ sinh trưởng và phát dục của dưa leo
Dưa leo có tên khoa học là Cucumis sativus L., thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae)
mang đặc tính sinh trưởng và phát triển thuộc họ bầu bí. Quá trình sinh trưởng và phát
triển của họ bầu bí phân thành các thời kì chính sau:
2.1.4.1 Thời kì nảy mầm (từ khi mọc đến 2 lá mầm )
Hạt dưa leo tương đối lớn, chứa nhiều dinh dưỡng nên mọc mầm khá mạnh.
Yếu tố quan trọng trong thời kì này là nhiệt độ. Thời kì nảy mầm của họ bầu bí yêu
cầu nhiệt độ cao, phải lớn hơn 120C thì hạt mới có khả năng nảy mầm, nhiệt độ thích
hợp nhất là 25 – 300C, nhiệt độ dưới 100C hạt không mọc.
2.1.4.2 Thời kì cây con (từ khi cây có 2 lá mầm đến 4 – 5 lá thật)
Thời kì này bộ phận trên mặt đất sinh trưởng chậm. Thân lá sinh trưởng rất
chậm, lá nhỏ, lóng thân nhỏ và ngắn, thân ở trạng thái đứng thẳng chưa phân cành. Bộ
phận dưới mặt đất phát triển nhanh cả về độ sâu và bề rộng, khả năng ra rễ phụ rất
mạnh. Vì vậy, cần vun xới, bón thúc, tưới giữ ẩm để kích thích ra rễ và thúc đẩy sinh
trưởng thân lá, chú ý phòng trừ sâu bệnh.
2.1.4.3 Thời kì ra hoa (từ khi cây có 4 – 5 lá thật đến khi có hoa cái đầu tiên)
Thời kì này thân lá sinh trưởng mạnh, số lá, diện tích lá, chiều dài, đường kính
thân tăng vượt trội so với thời kì cây con, tua cuốn và nhánh được hình thành liên tục.
Thân chuyển từ trạng thái đứng thẳng sang bò, hoa đực ra nhiều và có hoa cái đầu tiên.
Ở thời kì này thường xảy ra tình trạng lốp, mất cân đối giữa sinh trưởng và phát
triển dẫn đến thân lá nhiều, hoa quả ít nếu chăm bón không đúng kĩ thuật. Vì vậy cần
chú ý cân đối dinh dưỡng, điều tiết nước, tỉa nhánh, vun xới để cho năng suất cao.
2.1.4.4 Thời kì quả (từ khi có hoa cái thứ nhất đến hình thành quả tập trung)
Cây sinh trưởng và phát triển rất mạnh, khối lượng thân, lá, quả trên mặt đất và
khối lượng dưới mặt đất đạt tối đa. Quả được hình thành một cách liên tục, quả tăng
nhanh về kích thước và khối lượng, quả phát triển cân đối, mẫu mã đẹp. Năng suất và
chất lượng quả đạt tốt nhất, phần trăm số quả thương phẩm cao.
6



Đây là thời kì cây yêu cầu nhiều nước và dinh dưỡng nhất. Vì vậy cần bón thúc
hợp lí, thu hoạch trái đúng độ thương phẩm nhằm tăng sản lượng.
2.1.4.5 Thời kì già cỗi (từ sau trái rộ đến tàn)
Ở thời kì này sinh trưởng của thân lá giảm nhanh chóng, hoa trái ít, trái ít đậu,
hình dạng quả không bình thường, phẩm chất kém trái nhỏ, năng suất và chất lượng
quả giảm rõ rệt.
Cần chú ý chăm sóc để kéo dài sự làm việc của lá làm tăng năng suất của lứa
cuối vụ, giảm tỉ lệ đèo.
2.2 Sâu bệnh hại trên cây dưa leo
Theo Phạm văn Biên, 2003, cây dưa leo thường xuất hiện một số sâu bệnh hại
2.2.1 Sâu hại
- Sâu xanh ăn lá (Diaphania indica): Sâu non dài khoảng 8 – 10 mm, màu xanh
lá cây nhạt, trên lưng có 2 sọc trắng chạy dọc cơ thể. Sâu non thường sống ở đọt và
mặt dưới lá non, nhả tơ cuốn lá non lại ở bên trong đó cắn đọt và lá, khi có quả non
sâu gặm quả làm vỏ sần sùi loang lỗ.
Sâu xanh ăn lá phát sinh gây hại từ khi cây dưa còn nhỏ đến có quả, nhiều nhất
là khi cây bắt đầu ra hoa và có quả non.
- Ruồi đục lá (Liriomyza trifolii): Ruồi đục lá còn gọi là sâu vẽ bùa. Sâu non
đục lớp biểu bì lá thành những đường vòng vèo màu trắng có thể nhìn thấy con dòi và
phân của chúng trong các đường đục. Nhiều vết đục sẽ làm lá bị cháy khô, cây sinh
trưởng kém và mau tàn lụi, quả ít và nhỏ.
Ruồi đục lá có thể phát sinh phá hại rất sớm từ khi cây mới mọc đến khi cây ra
hoa, có quả. Thiệt hại trong mùa khô thường cao hơn mùa mưa.
- Bọ trĩ (Thrips palmi): Bọ trĩ còn gọi là Bù lạch. Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ,
dài khoảng 1 mm. Bọ trĩ sống tập trung ở đọt hoặc mặt dưới lá non. Bọ trĩ hút nhựa
làm đọt và lá non xoăn lại, có nhiều đốm nhỏ màu vàng nhạt. Mật độ cao làm cây cằn

7



cỗi, chùn đọt, không vươn lóng, lá vàng và khô, hoa rụng, quả ít và nhỏ. Bọ trĩ còn là
môi giới lan truyền bệnh virus cho cây dưa.
Bọ trĩ phát triển nhanh trong điều kiện thời tiết nóng và khô, có sức kháng
thuốc và mau quen thuốc.
- Rệp muội (Aphis gossypii): Rệp muội còn gọi là rầy mềm. Rệp muội rất nhỏ,
cơ thể dài khoảng 1 mm, hình quả lê, trần trụi và mềm. Màu sắc thay đổi từ vàng nhạt
đến xanh thẫm hoặc xanh đen tùy theo mùa.
Rệp sống tập trung thành đám ở chồi và mặt dưới lá non từ khi cây có 2 – 3 lá
thật đến khi thu hoạch. Rệp chích hút nhựa làm cho dây dưa chùn đọt, sinh trưởng
kém, lá vàng, mật độ rệp cao có thể làm khô lá. Rệp muội còn là môi giới lan truyền
bệnh khảm virus cho cây dưa.
2.2.2 Bệnh hại
- Bệnh chết cây con (Rhizoctonia solani): Cổ rễ cây con chỗ gần mặt đất bị thối
nhũn, tóp lại, màu nâu, cây ngã gục trong khi lá non vẫn còn xanh, sau vài ngày cây
khô héo. Bệnh chỉ phát sinh phá hại từ khi cây mới mọc đến có 1 – 2 lá thật.
Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, ẩm độ cao, trên đất cát
thường nhiều hơn đất thịt.
- Bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis): Bệnh gây hại chủ yếu trên lá.
Vết bệnh lúc đầu là những đốm nhỏ màu vàng, về sau lớn dần lên có màu nâu, hình đa
giác có góc cạnh rất rõ. Sáng sớm quan sát kỹ mặt dưới lá chỗ vết bệnh có lớp tơ nấm
màu trắng hoặc vàng nhạt. Vết bệnh lúc già rất giòn, dễ vỡ.
Bệnh sương mai thường phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, mưa nhiều
hoặc ban đêm có nhiều sương, từ khi cây dưa đã lớn đến khi thu hoạch quả.
- Bệnh thán thư (Colletotrichum lagenarium): Trên lá, vết bệnh lúc đầu là
những đốm hình tròn, màu vàng nhạt, sau lớn lên có màu nâu và những vòng tròn
đồng tâm màu nâu sẫm, vết bệnh khô đi và rách vỡ. Trên thân, bệnh tạo thành các vết
màu nâu, hơi lõm, về sau khô đi, có màu xám trắng. Trên quả vết bệnh tròn, màu nâu
vàng nhạt, lõm vào vỏ, về sau chuyển màu nâu đen, giữa vết bệnh nứt ra và sinh lớp
phấn màu hồng.

8


Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, mưa nhiều, từ khi cây dưa
bắt đầu có hoa đến thu hoạch.
- Bệnh hoa lá (bệnh khảm): Tác nhân là do virus. Cây bị bệnh đọt non xoăn lại,
lá nhạt màu và lốm đốm vàng, loang lỗ, các đốt thân co ngắn, cây chùn lại, phát triển
rất chậm, quả ít và biến dạng, sần sùi, có vị đắng.
Bệnh do bọ trĩ và rệp làm môi giới lan truyền. Sự phát triển và tác hại của bệnh
có liên quan chặt chẽ với mật độ bọ trĩ và rệp trên đồng ruộng. Mức độ nhiễm bệnh
của các giống dưa cũng khác nhau.
2.3 Những kết quả nghiên cứu về dưa leo trong và ngoài nước
2.3.1 Ngoài nước
Cây dưa leo (Cucumis sativus L.) là một loại cây trồng phổ biến trong họ
bầu bí Cucurbitaceae, được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của
nhiều nước. Theo FAO (2009) diện tích trồng dưa leo năm 2007 trên thế giới là
2.566.294 ha, năng suất trung bình 17,24 tấn/ha và sản lượng đạt 44.240.338 tấn; các
nước có diện tích trồng và năng suất dưa leo các loại cao như Hà Lan (603 ha, 716,67
tấn/ha), Anh (103 ha,479,62 tấn/ha), Pháp (663 ha, 176,48 tấn/ha), Đức (3224 ha,
75,90 tấn/ha), Hàn Quốc (48893 ha,67,49 tấn/ha).
Cây dưa leo được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu, nhất là khu vực Đông
Nam Á: Thái Lan, Indonesia, Philipine và được lai tạo nhiều giống. Các giống được
phân loại tùy theo hình thức sử dụng và hình thái quả. Trong số các giống nhập nội có
2 nhóm được trồng phổ biến:
Nhóm quả rất nhỏ (dưa chuột bào tử) cho sản phẩm để chế biến là 2 – 3 ngày
tuổi như F1 Marinda, F1 Levina (Hà Lan), năng suất từ 3 – 8 tấn/ha.
Nhóm quả to gồm các giống lai F1 của Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản. Các
giống của Đài Loan có kích thước 25 – 30 x 4,5 – 5,0 (cm), quả có dạng hình trụ màu
xanh nhạt, gai qua màu trắng. Các giống dưa leo của Nhật Bản quả dài hơn 30 – 45 x
4,0 – 5,0 (cm), quả nhăn hoặc nhẵn, gai trắng, vỏ xanh đậm. Các giống trên có năng

suất khá cao (trung bình từ 30 – 35 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt trên 40 tấn/ha).
Quả sử dụng để ăn tươi hoặc muối (Trần Khắc Thi, 1995).
9


2.3.2 Trong nước
Phần lớn các giống dưa trồng ở Việt Nam là giống địa phương. Các giống được
phân thành 2 nhóm theo quy cách sử dụng thông qua kích thước quả:
Nhóm quả ngắn (đại diện là giống Tam Dũng – Vĩnh Phú). Quả dài 10 cm,
đường kính 2,3 – 3 cm. Thời gian sinh trưởng ngắn (65 – 80 ngày) dạng này thích hợp
ngâm giấm.
Nhóm quả trung bình (đại diện là giống Yên Phong – Quế Võ) quả 15 – 20 cm,
đường kính 3,5 – 4,5 cm, thời gian sinh trưởng 75 – 85 ngày, năng suất 23 – 25 tấn/ha.
Các giống này sử dụng để ăn tươi hoặc chẻ nhỏ đóng lọ thủy tinh (Nguyễn Văn Thắng,
1996).
Theo nghiên cứu của Doãn Ngọc Lân (Công ty xuất nhập khẩu Biên giới Thanh
Hóa), Trần Đình Long (Viện Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam) đã thử nghiệm việc bấm
ngọn trên giống dưa lai của Đài Loan No 297 F1 trong vụ Đông Xuân tại Hậu Lộc –
Thanh Hóa cho thấy giống này thích hợp cho việc sản xuất. Năng suất đạt từ 66,4 –
77,8 tấn quả tươi/ha, số lượng quả đạt tiêu chuẩn xuất khẩu 58,6 – 77,8 tấn/ha.
Công ty hạt giống Đông Tây đã lai tạo ra các giống 300, 302, 702, Nova, 124 có
khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao.
Công ty TNHH – TM Trang Nông đã lai tạo giống TN 126, TN 406, 331, 785, TN
169 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và năng suất cao
Công ty TNHH An Phú Nông đã lai tạo thành công 2 giống dưa leo F1 là Hải Yến
1465 và Dạ Yến 1469. Cây sinh trưởng khỏe, kháng bệnh tốt, ra trái cả trên thân và
nhánh phụ. Năng suất cao đạt từ 62 – 67 tấn/ha đối với giống Hải Yến và đạt từ 70 –
80 tấn/ha đối với giống Dạ Yến 1469.
 Các kết quả thí nghiệm so sánh giống dưa leo
Thị trường giống dưa leo ngày càng đa dạng và phong phú. Những giống dưa


leo địa phương cho năng suất thấp dần dần được thay thế bằng các giống dưa leo F1
cho năng suất cao và phẩm chất ngon. Tuy nhiên do điều kiện khí hậu và thị hiếu mỗi
nơi khác nhau nên đòi hỏi phải tiến hành khảo sát để chọn ra những giống phù hợp với
10


mỗi địa phương. Nhiều thí nghiệm so sánh giống dưa leo đã được tiến hành và đã dạt
được một số kết quả:
Kết quả so sánh các giống dưa leo của Đồng Viết Hiệu được thực hiện từ 26/10
đến 16/01/2002 tại Tân Thành – Bà Rịa Vũng Tàu đã chọn ra được 2 giống cho năng
suất cao là giống Mỹ Xanh (Sm 3001) và giống 702 lần lượt với 45,41 tấn/ha và 43,78
tấn/ha.
Tại Cao Lãnh – Đồng Tháp kết quả so sánh giống dưa leo do Ngô Trọng Tăng
Hồng thực hiện từ 15/01 đến 10/03/2002 đã chọn được 3 giống cho năng suất cao là
Mỹ Trắng đạt 27,91 tấn/ha, Chiatai 783 với 22,35 tấn/ha và giống 702 với 21,34
tấn/ha.
Nguyễn Mạnh Thái đã thực hiện thí nghiệm so sánh 8 giống dưa leo tại Dương
Minh Châu – Tây Ninh trong vụ Đông Xuân 2004 – 2005 và đã chọn ra được 2 giống
Mỹ xanh 3001 và giống TN 169 cho năng suất cao lần lượt là 28,3 tấn/ha và 25,61
tấn/ha.
Kết quả so sánh các giống dưa leo của Đỗ Thanh Trường được thực hiện từ
tháng 12/04 – 15/06/2005 tại Chợ Mới – Tiền Giang, đã chọn ra được 2 giống triển
vọng có năng suất cao là giống 631 (Công ty giống Hoa Sen) với 42,88 tấn/ha, giống
331 (Công ty Trang Nông) với 42,06 tấn/ha.
Tại Tân Phú Trung – Củ Chi – TP.HCM kết quả so sánh một số giống dưa leo
do Kim Quy Chách thực hiện từ tháng 04 – 06/2005 đã chọn được 3 giống cho năng
suất cao, tổ hợp 19 đạt 31,77 tấn/ha, tổ hợp 20 đạt 31,61 tấn/ha và tổ hợp 21 đạt 32,30
tấn/ha.
Tại Đồng Phú – Bình Phước kết quả so sánh 5 giống dưa leo do Trần Đăng Sơn

được thực hiện từ ngày 11/05 – 18/07/2007 đã chọn được giống 124 của Hai mũi tên
đỏ có năng suất cao nhất với 51,3 tấn/ha.
Nguyễn Thị Bích Chi đã thực hiện so sánh 5 giống dưa leo tại Đăkpơ – Gia Lai
trong vụ hè 2007 đã chọn được giống Nova 474 cho năng suất cao với 64,85 tấn/ha.
Hiện tại ở Kongchoro, người dân đang sử dụng giống L – 04 rất phổ biến, một
phần vì giống này có trái màu xanh đậm nên được ưa chuộng, một phần vì vùng này
11


trồng dưa leo chủ yếu là vận chuyển phục vụ các vùng khác (An Khê, Pleiku, Bình
Định, Đà Nẵng), mà giống L – 04 có vỏ dày, dai nên việc vận chuyển đi xa đễ dàng
hơn. Tuy nhiên về mặt ổn định trong sản xuất cần phải có một cơ cấu giống đa dạng.
Do đó, tôi tiến hành thí nghiệm so sánh 6 giống dưa leo và được thực hiện tại
Kongchoro, Gia Lai.

12


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành tại xã KongYang,
Kongchoro, Gia Lai.
- Thời gian thí nghiệm: Thí nghiệm được thực hiện từ ngày 09/03 – 25/05/2009.
Ngày gieo: 19/03/2009.
Ngày bắt đầu thu hoạch: 22/04/2009.
Ngày kết thúc thu hoạch: 25/05/2009.
3.2 Vật liệu thí nghiệm
 Giống: Thí nghiệm được thực hiện với 6 giống dưa leo

Bảng 3.1 Các giống dưa leo thí nghiệm
Nghiệm thức

Giống

Xuất xứ

NT1

Caesar 17

Công ty cổ phần phát triển và đầu tư nhiệt đới

NT2

124

Công ty liên doanh hạt giống Đông Tây

NT3

702

Công ty liên doanh hạt giống Đông Tây

NT4

TN 169

Công ty TNHH – TM Trang Nông


NT5

TN 317

Công ty ChiaTai (Thái Lan)

NT6

L - 04

Công ty Tropica (Pháp)

Đặc điểm của các giống tham gia thí nghiệm
- Giống Caesar 17: do Công ty cổ phần phát triển và đầu tư nhiệt đới phân phối.
Cây phát triển rất khỏe, kháng bệnh tốt và dễ bám chà. Trái dài 16 – 18 cm có màu
13


xanh chắc, đóng phấn, ruột nhỏ ăn rất giòn và ngọt. Thu hoạch trái đều từ gốc tới
ngọn, ít dưa vụn. Năng suất trung bình 3 – 4 kg/cây (Công ty cổ phần phát triển và đầu
tư nhiệt đới, 2009).
- Giống 124: là sản phẩm của Công ty liên doanh hạt giống Đông Tây. Dưa leo
124 sinh trưởng tốt, phân nhánh nhiều, bông cái cao, thu hoạch rộ. Trái màu xanh rất
đẹp, trái suông, dài 17 – 19 cm, có đóng phấn, ăn giòn ngọt, trái lưu trữ từ 7 – 10 ngày
sau thu hoạch không bị vàng. Trái có độ đồng đều cao, năng suất trung bình 3 – 4
kg/gốc. Thời gian bắt đầu thu hoạch khoảng 32 – 34 ngày sau gieo (Công ty liên doanh
hạt giống Đông Tây, 2009).
- Giống 702: do Công ty liên doanh hạt giống Đông Tây sản xuất. Cây sinh
trưởng rất khỏe, trồng được quanh năm đặc biệt trong mùa vụ khắc nghiệt tháng 2 – 3

âm lịch. Trái xanh lam, suông dài 20 – 22 cm, ăn giòn ngọt, trái lưu trữ từ 7 – 10 ngày
sau thu hoạch không bị vàng. Trái có độ đồng đều cao, năng suất trung bình 3 – 4
kg/gốc. Thời gian bắt đầu thu hoạch 33 – 35 ngày sau gieo (Công ty liên doanh hạt
giống Đông Tây, 2009).
- Giống TN 169: là sản phẩm của công ty TNHH – TM Trang Nông. Dưa leo
TN 169 sinh trưởng mạnh, kháng bệnh rất tốt. Trồng được quanh năm, thích nghi
nhiều vùng khí hậu. Trái suông dẹp (dài 19 – 20 cm, đường kính 4 – 5 cm), da trơn
láng, màu xanh trung bình, trái nặng 200 – 220g. Ruột nhỏ, trái chắc, ăn giòn, ngon
ngọt và bảo quản được lâu. Thời gian bắt đầu thu hoạch 33 – 35 ngày sau khi gieo
(Công ty TNHH – TM Trang Nông, 2009).
- Giống TN 317: có xuất xứ từ Thái Lan, cây sinh trưởng mạnh, kháng bệnh rất
tốt. Trồng được quanh năm, thích nghi nhiều vùng khí hậu. Trái suông đẹp (dài 16 –
17 cm, đường kính 4 cm), da trơn láng, màu xanh đậm, ăn giòn, ngon ngọt, bảo quản
được lâu. Thời gian bắt đầu thu hoạch 35 ngày sau gieo. Năng suất đạt rất cao 50 – 60
tấn/ha (Công ty TNHH – TM Trang Nông, 2009).
- Giống L – 04: là chủng loại được xuất xứ từ Pháp, được rất nhiều nông dân ưa
chuộng do có khá nhiều ưu điểm vượt trội. Dưa leo L – 04 sinh trưởng và phát triển
mạnh, thân to, nhiều nhánh mang trái, cho mỗi nách lá là một trái. Trái dài, thẳng và
suông. Màu sắc trái rất đẹp xanh đậm, nhiều phấn, thịt dày, ít hạt, bảo quản được lâu.
14


Thời gian thu hoạch 35 – 40 ngày sau gieo và có thể kéo dài hơn 30 ngày. Đặc biệt
dưa leo L – 04 không bị vàng lá chân, kháng bệnh rất mạnh. Hiện tại đây là giống dưa
leo rất được ưa chuộng tại Gia Lai.
 Phân bón cho 1ha: 20 tấn phân chuồng, 1 tấn vôi, phân hóa học (238 kg N –
204 kg P2O5 – 178 kg K2O).
 Hóa chất:
Thuốc xử lý đất: Diazon 10H với liều lượng 15 kg/ha.
Thuốc bảo vệ thực vật:

Các loại thuốc phòng trừ sâu hại: phun Confidor 100 SL, Ammate 150 SC (8
ml/bình 8 lít), Trigard 100 SL (15 – 23 ml/bình 8 lít), Proclaim 1.9 EC (0,3 – 0,4
lít/ha) để phòng trừ bọ trĩ, sâu xanh, sâu vẽ bùa. Phun khi thấy sâu hại xuất hiện và
phun luân phiên các loại thuốc để tránh hiện tượng quen thuốc.
Thuốc phòng trị bệnh hại: Dithane M - 45 80WP (30 – 40 g/bình 8 lít). Phun
khi cây bắt đầu xuất hiện lá thật thứ 4 và phun định kì 7 ngày/lần.
Chất kích thích sinh trưởng: Phun flower (10 g/bình 16 lít) giai đoạn 20 ngày
sau gieo, phun 2 lần cách nhau 15 ngày. HN – siêu kẽm (10 ml/16 lít) phun trước khi
ra hoa, phun định kì 1 lần/tuần.
 Dụng cụ, trang thiết bị: bạt phủ nông nghiệp, lưới, cọc, thước dây, cân, viết,
giấy.

15


×