Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ GỐC HUMATE ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT PHÈN TỈNH LONG AN, VỤ ĐÔNG XUÂN, NĂM 2008 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ
GỐC HUMATE ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG
SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT PHÈN TỈNH LONG AN,
VỤ ĐÔNG XUÂN, NĂM 2008 - 2009

Họ và tên sinh viên: Mai Thanh Liêm
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2005 - 2009

Tháng 8/2009


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ
GỐC HUMATE ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG
SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT PHÈN TỈNH LONG AN,
VỤ ĐÔNG XUÂN, NĂM 2008 - 2009

Tác giả
MAI THANH LIÊM
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông Học

Giáo viên hướng dẫn:
ThS Lê Văn Dũ

Tháng 8 năm 2009
i




CẢM TẠ
Tôi chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
- Ban chủ nhiệm Khoa Nông Học
- Quí thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
- Ban giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Nghiệp Đồng
Tháp Mười
Đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
- ThS Lê Văn Dũ, giảng viên bộ môn Nông Hóa Thổ Nhưỡng, khoa Nông
Học, Trường Đại học Nông Lâm
- TS. Nguyễn Đức Thuận, phó giám đốc nghiên cứu Trung Tâm Nghiên Cứu
và Phát Triển Nông Nghiệp Đồng Tháp Mười
- K.S Hồ Thị Châu, trưởng bộ môn Đất Phân Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát
Triển Nông Nghiệp Đồng Tháp Mười
Đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt thời gian
thực hiện thí nghiệm.
- Cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện tốt nhất cho đề tài được hoàn
thành.

ii


TÓM TẮT
MAI THANH LIÊM, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 8/2009.
“ĐÁNH GIA HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ GỐC HUMATE
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT PHÈN
TỈNH LONG AN, VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 - 2009”
Giảng viên hướng dẫn: ThS. LÊ VĂN DŨ

Phân bón lá gốc humate ngày càng được sử dụng rộng rãi cho nhiều loại cây
trồng, đặc biệt là cây lúa. Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại phân bón lá gốc
humate có nguồn gốc khác nhau của nhiều nhà sản xuất trong nước và ngoài nước.
Thí nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá gốc humate đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất lúa trên đất phèn; hiệu quả kinh tế; và xác định loại
phân bón lá thích hợp cho lúa trên đất phèn Đồng Tháp Mười. Thí nghiệm được bố trí
kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại và 6 nghiệm thức bao gồm:
1. Không xịt phân bón lá (đ/c)
2. Phân bón lá K - Humate
3. Phân bón lá Vina S. Humate
4. Phân bón lá Super Humate
5. Phân bón lá K - H
6. Phân bón lá Super humic
Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 30 m2, mật độ sạ 120 kg/ha, phân nền NPK 80 54 - 38, phun phân bón lá theo nồng độ và hướng dẫn của nhà sản xuất cung cấp.
Qua kết quả thí nghiệm cho thấy:
Về sinh trưởng và phát triển:
Các nghiệm thức sử dụng phân bón lá góp phần làm thể hiện rõ đặc tính của
giống và đồng thời đã thúc đẩy cây lúa sinh trưởng, phát triển mạnh hơn.
Về năng suất:
Các nghiệm thức sử dụng phân bón lá đều có năng suất cao hơn so với đối
chứng. Kết quả xử lí thống kê cho thấy các nghiệm thức khác biệt có nghĩa về năng
suất. Trong đó nghiệm thức K - humate đạt năng suất cao nhất là 5,35 tấn/ha, kế đến là
iii


nghiệm thức Vina super humate đạt 5,18 tấn/ha. Nghiệm thức đối chứng có năng suất
thấp nhất.
Về hiệu quả kinh tế:
Nghiệm thức có sử dụng phân bón lá gốc humate có lợi nhuận thấp nhất là
nghiệm thức K - H đạt 10.417.000 đồng/ha. Các nghiệm thức còn lại đều đem lại lợi

nhuận cao hơn đối chứng. Nghiệm thức K - humate có lợi nhuận cao nhất là
13.960.000 đồng/ha; kế tiếp là nghiệm thức Vina super humate có lợi nhuận là
13.189.000 đồng/ha. Các nghiệm thức sử dụng phân bón lá gốc humate đều có hiệu
quả đồng vốn cao hơn đối chứng ngoại trừ nghiệm thức K - H (1,14 đồng); hiệu quả
đồng vốn cao nhất là nghiệm thức K - humate (1,54 đồng).

iv


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lời cảm tạ ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt .......................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................v
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách sơ đồ và các đồ thị .........................................................................................x
Danh sách chữ viết tắt ................................................................................................... xi
Danh sách các hình ...................................................................................................... xii
Chương 1 GIỚI THIỆU...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục đích, yêu cầu.....................................................................................................2
1.2.1. Mục đích ................................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu:.................................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................3
1.4. Giới hạn đề tài ..........................................................................................................3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................4
2.1. Việc sử dụng phân bón lá đối với cây trồng.............................................................4

2.2. Vài nét về humic và humate .....................................................................................7
2.2.1. Humic ....................................................................................................................7
2.2.1.1. Định nghĩa ..........................................................................................................7
2. 2.1.2. Sự hình thành các hợp chất humic.....................................................................8
2.2.1.3. Tính chất của các hợp chất humic ....................................................................13
2.2.2. Humate.................................................................................................................17
2.2.3. Vai trò của humic và humate đối với cây trồng ..................................................18
2.3. Vài nét về Đồng Tháp Mười...................................................................................21
2.4. Một số vấn đề canh tác lúa trên đất phèn ..............................................................27
2.4.1. Chọn đất phèn để trồng lúa..................................................................................27
2.4.2. Vấn đề thiết kế đồng ruộng .................................................................................27
v


2.4.3. Vấn đề san bằng mặt ruộng .................................................................................28
2.4.4. Vấn đề làm đất ở ruộng đất phèn trồng lúa .........................................................28
2.4.5. Giống lúa trên đất phèn .......................................................................................28
2.4.6. Bón vôi cho lúa trên đất phèn..............................................................................29
2.4.7. Phân bón cho lúa trên đất phèn............................................................................29
2.4.8. Quản lý nước cho lúa trên đất phèn.....................................................................30
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................31
3.1. Địa điểm, thời gian thực hiện: ................................................................................31
3.2. Đặc điểm tự nhiên khu đất thí nghiệm ...................................................................31
3.2.1. Đất đai..................................................................................................................31
3.2.2. Khí hậu thời tiết ...................................................................................................31
3.2. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................32
3.2.1. Các chế phẩm phân bón lá gốc humate dùng trong thí nghiệm: .........................32
3.2.2. Giống lúa VND 95 - 20 .......................................................................................32
3.3. Phương pháp thí nghiệm.........................................................................................33
3.3.1. Bố trí thí nghiệm và quy trình canh tác ...............................................................33

3.3.1.1. Bố trí thí nghiệm...............................................................................................33
3.3.1.2. Quy trình canh tác ............................................................................................34
3.3.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .......................................................................36
3.3.2.1. Chỉ tiêu về hình thái .........................................................................................36
3.3.2.2. Chỉ tiêu nông học..............................................................................................37
3.3.2.3. Chỉ tiêu sinh lý..................................................................................................39
3.3.2.4. Chỉ tiêu sâu bệnh ..............................................................................................40
3.3.2.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ...................................................41
3.3.2.6. Hệ số thu hoạch (HI): .......................................................................................41
3.3.2.7. Hiệu quả kinh tế: ..............................................................................................42
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu và viết báo cáo..........................................................42
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................43
4.1. Chỉ tiêu về hình thái ...............................................................................................43
4.2. Chỉ tiêu nông học....................................................................................................44
4.2.1. Thời gian sinh truởng và phát dục.......................................................................44
vi


4.2.2. Động thái tăng truởng chiều cao..........................................................................45
4.2.3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao ..............................................................................46
4.2.4. Động thái đẻ nhánh..............................................................................................47
4.2.5. Tốc độ đẻ nhánh ..................................................................................................48
4.2.6. Khả năng đẻ nhánh và tỉ lệ nhánh hữu hiệu ........................................................49
4.2.7. Độ yếu cây (tính đổ ngã) .....................................................................................49
4.2.8. Độ tàn lá...............................................................................................................50
4.2.9. Độ thoát cổ bông..................................................................................................50
4.2.10. Độ rụng hạt ........................................................................................................50
4.3. Chỉ tiêu sinh lý........................................................................................................51
4.3.1. Chỉ số diện tích lá (LAI)......................................................................................51
4.3.2. Động thái tích lũy chất khô .................................................................................52

4.4. Chỉ tiêu sâu bệnh ....................................................................................................53
4.4.1. Ngộ độc phèn.......................................................................................................53
4.4.2. Bệnh đạo ôn .........................................................................................................53
4.4.3. Vàng lùn và lùn xoắn lá.......................................................................................54
4.4.4. Rầy nâu ................................................................................................................54
4.4.5. Sâu cuốn lá...........................................................................................................55
4.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .........................................................55
4.5.1. Năng suất lý thuyết (NSTT) ................................................................................55
4.5.2. Năng suất thực tế (NSTT) ...................................................................................56
4.5.3. Các yếu tố cấu thành năng suất ...........................................................................56
4.6. Hệ số thu hoạch (HI): .............................................................................................58
4.7. Hiệu quả kinh tế:.....................................................................................................59
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................61
5.1. Kết luận : ................................................................................................................61
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................63

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Thành phần cấu tạo cơ bản của các chất humic ...........................................16
Bảng 2.2: Đặc điểm khí tượng của Đồng Tháp Mười ..................................................22
Bảng 2.3: Các nhóm đất chính ở Đồng Tháp Mười......................................................25
Bảng 2.4: Sử dụng đất ở Đồng Tháp Mười...................................................................26
Bảng 3.1: Đặc điểm lý hóa tính của đất trước khi thí nghiệm ......................................31
Bảng 3.2: Điều kiện khí hậu thời tiết từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2009 ......................32
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của PBL gốc humate đến đặc điểm hình thái giống lúa............44
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của PBL gốc humate đến màu sắc lá.........................................44

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của PBL gốc humate đến thời gian sinh trưởng và phát dục ....45
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của PBL gốc humate đến động thái tăng trưởng chiều cao cây lúa..46
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của PBL gốc humate đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây lúa .....47
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của PBL gốc humate đến động thái đẻ nhánh ...........................48
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của PBL gốc humate đến khả năng đẻ nhánh và tỉ lệ nhánh hữu hiệu ...49
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của PBL gốc humate đến độ rụng hạt .......................................50
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của PBL gốc humate đến chỉ số diện tích lá ...........................52
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của PBL gốc humate đến động thái tích lũy chất khô.............53
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của PBL gốc humate đến bệnh đạo ôn ....................................54
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của PBL gốc humate đến mật độ rầy nâu................................54
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của phân bón lá gốc humate đến sâu cuốn lá ..........................55
Bảng 4.15: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .............................................58
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của PBL gốc humate đến hệ số thu hoạch...............................58
Bảng 4.17: Lợi nhuận và hiệu quả kinh tế ....................................................................60
Bảng 4.18: Hiệu quả lợi nhuận của việc sử dụng phân bón lá gốc humate ..................60

viii


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

Trang
Đồ thị 4.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây ..........................................................73
Đồ thị 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây...............................................................73
Đồ thị 4.3: Động thái đẻ nhánh .....................................................................................74
Đồ thị 4.4: Tốc độ đẻ nhánh..........................................................................................74
Đồ thị 4.5: Chỉ số diện tích lá .......................................................................................75
Đồ thị 4.6: Động thái tích lũy chất................................................................................75
Đồ thị 4.7: Năng suất thực tế ........................................................................................76
Đồ thị 4.8: Hiệu quả sử dụng 1 đồng vốn .....................................................................76


ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NT : Nghiệm thức
NSS : Ngày sau sạ
ĐC : Đối chứng
TT : Thứ tự
Vina S.humate: Vina Super humate
PBL: Phân bón lá

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cơ chế hình thành humic ................................................................................9
Hình 2.2: Con đường hình thành humic từ lignin...........................................................9
Hình 2.3: Thuyết polyphenol của sự hình thành mùn...................................................12
Hình 2.4: Sự hoá đặc đường - amine ...........................................................................13
Hình 2.5: Các tính chất hóa học của humic ..................................................................14
Hình 2.6: Axit humic quan sát dưới kình hiển vi điện tử .............................................15
Hình 2.7: Mô hình cấu trúc của axit humic .................................................................15
Hình 2.8: Mô hình cấu trúc của axit fuvic ....................................................................16
Hình 2.9: Tỉ lệ HA và FA ở đất đồng cỏ và đất đất rừng .............................................17
Hình 3.1 : Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................................34
Hình 1: Toàn cảnh khu thí nghiệm lúc bắt đầu thí nghiệm ..........................................77
Hình 2: Các nghiệm thức ở thời điểm bố trí thí nghiệm...............................................78

Hình 3: Toàn cảnh khu thí nghiệm lúc lúa trổ ..............................................................79
Hình 4: Các nghiệm thức ở thời điểm lúa trổ ...............................................................79
Hình 5: Toàn cảnh khu thí nghiệm lúc thu hoạch.........................................................80

xi


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Lúa là loại cây lương thực quan trọng trên thế giới, cho năng suất cao và dễ
trồng, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á, lúa là cây lương thực đứng vị trí hàng đầu
do tập quán sử dụng gạo là nguồn dinh dưỡng chính trong bữa ăn hàng ngày. Đây cũng
là khu vực có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới do khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều,
thích hợp cho canh tác cây lúa.
Nằm ở Đông Nam bán đảo Đông Dương, Việt Nam là một nước nông nghiệp
với trên 70% dân số làm nông nghiệp. Cây lúa là một trong những cây trồng chính của
nước nhà. Từ một nước thiếu lương thực, giờ đây nước Việt Nam đã trở thành nước
xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Sản lượng và năng suất liên tục tăng (năm
2000 - 32,5 triệu tấn, năng suất bình quân 4,24 tấn/ha và đến năm 2007 là 35,7 triệu
tấn, năng suất bình quân 4,87 tấn/ha).
Để đạt được kết quả đó, ngoài những chính sách đẩy mạnh phát triển kinh tế
nông nghiệp của Đảng và Nhà nước như chính sách khuyến nông, cơ giới hóa, phát
triển hệ thống thủy lợi, …các thành tựu về khoa học, kỹ thuật đã mang đến một cuộc
cách mạng giống lúa với các giống lúa cao sản, lúa ngắn ngày, lúa lai. Các giống lúa
này đòi hỏi phải có quy trình chăm sóc nghiêm ngặt, đặc biệt việc bón phân, phải đảm
bảo đúng chủng loại, đủ lượng và đúng thời điểm. Trong quy trình bón phân, đa số
nông dân đều có sử dụng phân bón lá cho lúa nhằm cung cấp chất dinh dưỡng kịp thời
vào những thời điểm cần thiết, giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản, khả năng hữu
dụng của phân bón lá cao vừa giúp tiết kiệm phân góp phần giảm chi phí sản xuất và

đặc biệt là ít ảnh hưởng đến môi trường và đất trồng. Phân bón lá humate ngoài những
ưu điểm trên, chúng còn được xem như là một chất kích kháng giúp cây trồng có khả
năng chống chịu với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh. Humate đã đem
đến cho nền nông nghiệp ở các nước Mỹ, Úc, Canada, Nga, … đạt đỉnh điểm về năng
suất đi đôi với chất lượng và chính nó đã góp phần rất lớn vào việc xây dựng nền nông
1


nghiệp hữu cơ bền vững. Ở nước ta, từ những năm 80, Viện Hoá học Công nghiệp đã
tiến hành tách chiết axit humic từ than bùn để điều chế một số loại humate dùng làm
chất kích thích sinh trưởng phun cho cây trồng. Kết quả là đã được thị trường chấp
nhận. Tuy nhiên, chỉ trong vài năm gần đây thì các chế phẩm phân bón lá humate mới
thực sự được nông dân sử dụng rộng rãi. Hiện nay các sản phẩm humate vô cùng
phong phú trên thị trường.
Long An là một tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long. Lúa là cây trồng chính
của Tỉnh. Là vùng phèn nhưng nhờ hệ thống kênh rạch, thủy lợi tốt cùng với các biện
pháp kỹ thuật canh tác lúa hợp lý trên đất phèn mà tỉnh cũng như vùng đã sản xuất lúa
khá thành công, đóng góp không nhỏ vào an ninh lương thực và xuất khẩu.
Cây trồng có thể hấp thu chất dinh dưỡng qua lá, nhất là trong điều kiện trở
ngại về đất, nước hoặc trong các giai đoạn khủng hoảng của cây. Trong những năm
gần đây, nhiều loại phân bón lá mới đã được sử dụng trong sản xuất lúa, trong đó có
các dạng phân bón lá có gốc humate.
Với mục đích tìm ra loại phân bón lá humate thích hợp cho địa phương, được
sự chấp nhận của khoa Nông học trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh,
dưới sự hướng dẫn của ThS. Lê Văn Dũ, đề tài “Đánh giá hiệu quả của một số loại
phân bón lá gốc humate đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa trên đất
phèn tỉnh Long An, vụ Đông - Xuân 2008 - 2009” đã được thực hiện.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
− Đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá gốc humate đến sinh trưởng, phát triển và

năng suất lúa trên đất phèn;
− Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại phân bón lá gốc humate;
1.2.2. Yêu cầu:
− Bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng;
− Theo dõi các chỉ tiêu sinh trường, phát triển và năng suất, chỉ tiêu sâu bệnh hại;

2


1.3. Ý nghĩa thực tiễn
Qua kết quả thí nghiệm của đề tài, chọn ra loại phân bón lá gốc humate thích
hợp với giống lúa VND 95 - 20 và điều kiện sản xuất của địa phương để khuyến cáo
áp dụng rộng rãi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất.
1.4. Giới hạn đề tài
Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên đề tài chỉ thực hiện trên loại đất phèn,
giới hạn trong vụ Đông Xuân và chỉ với một số lượng phân bón lá gốc humate nhất
định.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Việc sử dụng phân bón lá đối với cây trồng
Đạm, lân và kali là những yếu tố chính hạn chế năng suất cây trồng, nếu cây
trồng được bón đủ, bón cân đối với đạm, lân, kali và bón đúng kĩ thuật thì năng suất
tăng đột biến. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, cây trồng không chỉ cần đạm, lân,
kali mà còn rất nhiều chất dinh dưỡng khác như vôi, magiê, lưu huỳnh, silíc, sắt, bo,
kẽm, đồng, chất hữu cơ, vv ... sẵn có trong đất hoặc được bổ sung hàng năm bằng
nguồn phân bón vào đất. Quá trình canh tác hàng ngàn đời nay làm chất dinh dưỡng

cần thiết ngày càng cạn kiệt. Mặt khác cuộc cách mạng về giống hiện nay cho ra đời
nhiều loại giống cây trồng năng suất cao, đòi hỏi sử dụng nhiều chất dinh dưỡng, nếu
chỉ bón đạm, lân, kali hay NPK thông thường thì cây trồng không phát huy năng suất
và ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Tuy nhiên, trong thực tế không phải người
nông dân nào cũng sử dụng phân bón đúng kĩ thuật, nên có nhiều người đầu tư thâm
canh cao nhưng năng suất, chất lượng nông sản lại giảm do bón không cân đối, không
đúng thời điểm. Việc sử dụng phân bón qua lá sẽ khắc phục được các nhược điểm trên.
Theo Chu Thị Thơm và cs, (2006) thì phân bón qua lá là một tiến bộ kĩ thuật được
dùng nhiều trong thời gian gần đây. Tuy vậy, bón phân qua lá không thể hoàn toàn
thay thế được 100% bón phân qua đất. Các loại phân bón qua lá là những hợp chất
dinh dưỡng, có thể là các nguyên tố đa lượng, trung lượng hoặc vi lượng, được hoà tan
trong nước và phun lên cây để cây hấp thu. Đây là cách bón phân mới được phổ biến
trong những năm gần đây, bởi vì thông thường phân được bón vào đất và được cây
trồng hấp thu qua rễ.
Bón phân qua lá phát huy được hiệu lực nhanh. Tỷ lệ cây sử dụng chất dinh
dưỡng thường đạt ở mức cao, cây sử dụng đến 90% chất dinh dưỡng bón qua lá, trong
khi đó bón qua đất cây chỉ sử dụng 45-50%.
Bón qua lá tốt nhất là các đợt bón bổ sung, bón thúc để đáp ứng nhanh các nhu
cầu dinh dưỡng của cây. Đặc biệt là giúp cây chóng phục hồi sau khi bị sâu bệnh, bão
4


lụt gây hại, hoặc là khi trong đất vì những lí do khác nhau bị thiếu chất dinh dưỡng
một cách đột ngột.
Các công trình nghiên cứu khoa học cũng như thực tế sản xuất cho thấy là bón
phân qua lá có tác dụng rõ rệt trong việc làm tăng năng suất và phẩm chất nông sản,
tăng giá trị thương phẩm của nông sản hàng hoá. Như người ta phun urê lên lá với
nồng độ 0,5 - 1,5%. Tuy nhiên phần lớn các loại phân bón qua lá là những hỗn hợp các
chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng ở dạng hoà tan trong nước. Để nâng cao hiệu
quả của phân bón qua lá, người ta thường bổ sung các chất kích thích sinh trưởng cây,

các phi tohoocmon, các enzim vào.
Giữa phân bón lá với chất kích thích sinh trưởng có những điểm khác nhau.
Chất chất kích thích sinh trưởng chỉ phát huy được tốt khi cây có đầy đủ chất dinh
dưỡng, nếu không cây có thể bị thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến những hậu quả xấu đến
sinh trưởng và phát triển của cây. Vì vậy, khi trong phân bón lá có chất kích thích sinh
trưởng thì các chất dinh dưỡng đã có sẵn trong phân, cho nên 2 loại chất sẽ phát huy
tác dụng của nhau. Nếu chỉ dùng riêng chất kích thích sinh trưởng thì phải bổ sung
thêm phân bón cây mới đủ dinh dưỡng để tăng trưởng. Phân bón qua lá có thể là các
loại phân đơn như N, P, K, Cu, Zn,...
Không nên sử dụng phân bón lá khi cây đang ra hoa, lúc trời đang nắng. Vì vậy
sẽ làm rụng hoa, quả và làm giảm hiệu lực của phân bón (Nguyễn Hạc Thuý, 2001).
Lá là cơ quan duy nhất thực hiện được quang hợp, tạo ra năng suất, đồng thời
cũng là cơ quan có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho cây. Phân bón qua lá có thể
có nguồn gốc hoá học hoặc hữu cơ. Phân bón qua lá có nguồn gốc hoá học thường là
các chất vi lượng.
Ngoài đạm, lân, kali và vi lượng, cây trồng còn cần những chất dinh dưỡng hữu
cơ khác như vitamin, đạm hữu cơ (protein), các chất kích thích sinh trưởng, ... để sinh
trưởng và phát triển. Các chất này có cấu tạo phân tử lớn và phức tạp hơn đạm, lân và
kali, do vậy, rễ không hấp thu được mà chỉ có lá mới hấp thu được.
Để bổ sung kịp thời nguồn dinh dưỡng cho cây trồng ngoài phương pháp bón
phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục, ... kết hợp với các loại phân khoáng, người ta còn
áp dụng phương thức bón phân qua lá để tạo điều kiện cho cây trồng hấp thu dinh
5


dưỡng, dễ dàng tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Theo Vũ Cao
Thái (1996), đã nhận định, bón phân qua lá là một giải pháp chiến lược an toàn dinh
dưỡng cho cây trồng. Khả năng hấp thu dinh dưỡng qua lá được phát hiện vào đầu thế
kỉ XIX bằng phương pháp đồng vị phóng xạ cho thấy cây trồng ngoài bộ phận lá, các
bộ phận khác như thân, cành, hoa, trái đều có thể hấp thu được chất dinh dưỡng. Mặt

khác, theo tác giả trên cho rằng diện tích lá của cây bằng 15 - 20 lần diện tích đất do
tán che phủ, do đó nhận được dinh dưỡng bằng phun qua lá được nhiều hơn.
Phân bón lá do các cơ sở ở trong nước sản xuất được chia làm 2 dạng chính:
- Sử dụng các chất sinh trưởng giúp cây tăng cường sinh trưởng, từ đó tăng khả
năng hấp thu các chất dinh dưỡng đa lượng.
- Không chứa các chất sinh trưởng mà chỉ dựa vào nguyên tố khoáng vi lượng,
đa lượng được phối hợp trộn theo một tỉ lệ hợp lí giúp cây trồng sinh trưởng ổn định
một cách tự nhiên.
Trong những năm 90 của thập kỉ 90, châu Âu đã chế tạo và sử dụng rộng rãi các
loại phân phức hữu cơ. Ưu điểm của loại phân bón lá phức hữu cơ là: Nhờ khả năng
tạo phức giữa các axit anim với các kim loại như Cu++, Zn++, Mo++, Ni++, Mn++, Mg++,
Ca++ mà ta có thể đưa cùng một lúc hầu hết các nguyên tố vi lượng, đa lượng và trung
lượng trong các cấu tạo của phức chất. Cấu trúc dạng phức tạo khả năng bền vững cho
các phân tử do đó khả năng bảo quản cất giữ được lâu bền, cũng nhờ có cấu trúc dạng
phức hữu cơ nên độ pH ổn định tuyệt đối. Các axit amin trong cấu trúc của phân bón lá
có tác dụng cung cấp trực tiếp dinh dưỡng trực tiếp cho cây và tham gia ngay vào việc
tổng hợp và kích thích khả năng sinh tổng hợp Protein trong cây, kích thích sự hấp thu
các yếu tố dinh dưỡng khác. Cũng nhờ có các ưu điểm trên, hiệu suất đồng hoá của
cây đối với các loại phân bón lá này cao hơn so với các loại phân bón lá khác, phân
bón được chế tạo ở dạng dễ bảo quản (Hoàng Ngọc Thuận, 1996).
Có những bằng chứng rằng cây trồng hấp thu 20% dinh dưỡng từ đất và 80%
qua lá. Tuy nhiên ở đây cần phối hợp bón phân qua lá và qua rễ để đạt năng suất cao
nhất. Khi phun phân qua lá chất dinh dưỡng được hấp thu qua khí khổng (chủ yếu nằm
ở mặt dưới lá). Các cơ quan khác, như: Thân, cành chồi hoa, quả cũng đều có khả năng
hấp thu chất dinh dưỡng, có nghĩa là có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trong
6


quá trình và phát triển của cây. Để bổ sung kịp thời nguồn dinh dưỡng cho cây trồng
ngoài phương thức bón phân khoáng kết hợp phân hữu cơ, xác lá mục, phân xanh, ...

còn áp dụng các phương thức bón phân ngoài rễ (phun phân qua lá) tạo điều kiện cho
cây đậu tương hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn, bổ sung nguồn dinh dưỡng kịp khi cây
trồng bị trở ngại trong việc sử dụng nguồn dinh dưỡng từ đất hoặc kết hợp với nguồn
dinh dưỡng từ đất tạo điều kiện thuận lợi cho cây đậu tương sinh trưởng, phát triển tốt
nhất.
Bón phân qua lá tránh được sự cạnh tranh về thức ăn với các sinh vật khác
trong đất, sự rửa trôi do mưa bão và hạn hán.
Những kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng phân bón lá trên các loại
cây trồng khá tốt. Theo Vũ Cao Thái (1996), sản lượng tăng trung bình từ 10 - 20%
đối với cây lấy lá, 10 - 20% đối với cây lấy quả và 5 -10% đối với lúa, điều này khá rõ
vì lá là cơ quan tổng hợp trực tiếp chất hữu cơ và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
trồng thông qua các quá trình sinh lí, sinh hoá và quang hợp. Khi bón phân qua lá tốc
độ hấp thu dinh dưỡng nhanh và hiệu quả sử dụng cao, khắc phục được những hạn chế
từ việc bón phân vào đất do sự rửa trôi, bốc hơi hay giữ chặt trong đất. Hiệu suất sử
dụng phân bón vào đất chỉ đạt 40 - 45% trong khi đó với phương thức bón qua lá có
thể nâng hiệu suất sử dụng của cây tới 90 - 95%, đây là cơ sở hợp lí để đưa những
nguyên tố vi lượng quý hiếm vào những dạng phân bón lá để tăng hiệu quả và tiết
kiệm. Mặt khác bón phân qua lá giúp cho cây trồng trong những điều kiện hạn hán
hoặc ngập lụt, thời kì khủng hoảng của cây trồng, cây suy kiệt...Bằng cách này sẽ là
con đường nhanh nhất giúp cho cây nhanh chóng phục hồi.
2.2. Vài nét về humic và humate
2.2.1. Humic
2.2.1.1. Định nghĩa
Axít humic: Axít humic là một chuỗi và vòng cac bon yếu của axít hữu cơ
không tan trong dung dịch axít nhưng tan trong dung dịch kiềm. Axít humic sẽ bị kết

7


tủa khi pH giảm xuống dưới 2. Trọng lượng phân tử axít humic rất cao (10.000 100.000).

Axít fulvic: Axít fulvic cũng là một chuỗi và vòng cac bon yếu của axít hữu cơ
nhưng tan trong mọi điều kiện pH (axít, trung tính hay kiềm). Trọng lượng phân tử của
axít fulvic nhỏ hơn (1.000 - 10.000).
2. 2.1.2. Sự hình thành các hợp chất humic
Sự hình thành các hợp chất humic là một phần của môn hóa học về mùn, đây là
một khía cạnh ít được hiểu một cách rõ ràng và là một trong những môn học kích thích
sự tò mò nhất. Các nghiên cứu về đề tài này đã trải qua một thời gian dài và nghiên
cứu liên tục, các lập luận về giả thuyết và thực tiễn cũng đã có sự thay đổi và được
điều chỉnh.
Vài con đường chỉ ra tiến trình hình thành các hợp chất humic trong suốt quá
trình phân hủy thực vật và những phần còn sót lại trong đất, một trong số những con
đường đó được chỉ ra ở hình 2.1: Đó là lý thuyết cổ điển được phổ biến bởi Waksman,
theo thuyết này thì các hợp chất humic được hình thành từ sự tổng hợp lignin (con
đường 1) nhưng đa số những nhà nghiên cứu hiện tại nghiêng về cơ chế liên quan đến
các quinone (con đường 2 và 3). Thực tế thì cả 4 con đường phải được cân nhắc sao
cho có cơ chế tương tự như quá trình tổng hợp các axit humic và axit fulvic trong tự
nhiên, bao gồm sự tạo thành amin - đường (con đường 4). Các con đường này có thể
diễn ra ở tất cả các loại đất nhưng phạm vi và mức độ thì không giống nhau. Con
đường lignin có khuynh hướng chiếm ưu thế ở đất thoát nước kém và trầm tích ẩm ước
(đầm lầy…) trong khi sự tổng hợp polyphenol có thể rất quan trọng ở những đất rừng.
Đất chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa khắc nghiệt thì sự tổng hợp mùn có khuynh
hướng nghiêng về con đường tạo ra đường - amin.

8


Hình 2.1: Cơ chế hình thành humic
Con đường 1 - Con đường lignin
Trong nhiều năm, người ta cho rằng các chất humic được chuyển hóa từ lignin
(con đường 1). Theo con đường này, lignin được các vi sinh vật sử dụng không hết và

phần còn lại trở thành thành phần của mùn đất. Sự biến đổi ở lignin gồm có sự mất
nhóm methoxyl (OCH3) với sự sinh ra các O - hydroxyphenol và oxi hóa các chuỗi
nhánh chất béo thành các nhóm COOH, từ đây biến đổi thành axit humic, sau đó là
axit fulvic (hình 2.2).

Hình 2.2: Con đường hình thành humic từ lignin
Theo thuyết lignin của Waksman thì đặc điểm của quá trình hình thành của
lignin là:
− Lignin và axit humic được phân hủy rất khó khăn bởi phần lớn nấm và vi
khuẩn.
9


− Lignin và axit humic tan một phần trong alcohol và pyridine
− Lignin và axit humic tan trong kiềm và kết tủa bởi các axit.
− Lignin và axit humic đều chứa các nhóm OCH3.
− Lignin và axit humic đều là axit tự nhiên.
− Khi các lignin bị làm nóng lên trong dung dịch kiềm chúng sẽ chuyển thành các
axit humic chứa methoxyl.
− Các axit humic có tính chất giống với các lignin bị ôxi hóa.
Mặc dù lignin ít bị phân hủy bởi các vi sinh vật hơn so với các bộ phận thực vật
khác nhưng cơ chế này vẫn tồn tại trong tự nhiên vì sự phân hủy oxi hóa hoàn toàn.
Mặt khác các phần còn lại của thực vật chưa phân hủy sẽ tích tụ trên bề mặt đất và
lượng chất hữu cơ của đất sẽ dần dần tăng lên đến khi CO2 được phóng thích hết ra
khỏi không khí.
Con đường số 2 và số 3 - Thuyết polyphenol
Trong con đường thứ 3 lignin vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong sự tổng
hợp mùn, nhưng theo cách khác. Theo cách này thì phenolic aldehydes và axit được
giải phóng từ lignin trong suốt quá trình phân giải vi sinh vật dưới tác động của
enzyme chuyển thành quinone, sự polymer hóa để tạo thành đại phân tử humic với sự

hiện diện hoặc vắng mặt của các amino.
Con đường 2 có một vài điểm tương tự với con đường 3, ngoại trừ các
polyphenols được tổng hợp bởi các vi sinh vật từ nguồn carbon không phải lignin
(celulose). Các polyphenols sau đó được oxi hóa thành quinones và chuyển thành
humic. Như đã lưu ý từ trước, các lý thuyết cổ điển của Waksman hiện đang được xem
là đã lỗi thời. Theo các khái niệm hiện tại, các quinones có nguồn gốc từ lignin, được
tổng hợp bởi các vi sinh vật , chính là cơ sở xây dựng chủ yếu mà từ đó chất humic
được hình thành.
Sự ra đời của những chất màu nâu bởi những phản ứng liên quan đến các
quinones không phải là hiện tượng hiếm hoi, mà nó cũng là một hiện tượng phổ biến
diễn ra trong sự hình thành melanine, chẳng hạn như trong thịt chín của trái cây và rau
quả sau khi bị các vết thương cơ giới và trong khi hình thành lớp áo hạt.
10


Nguồn phenol cho sự tổng hợp mùn có thể bao gồm lignin, vi sinh vật, các
phenol không liên kết trong cây trồng và tannin. Trong những nguồn này thì chỉ có hai
nguồn đầu tiên đã được đặc biệt chú ý.
Cơ sở hình thành mùn của Flaig là:
− Sự giải phóng liên kết lignin khỏi cenlulose trong quá trình phân hủy các dư
thừa thực vật, bị oxi hóa tách ra tạo thành các đơn vị cấu trúc bậc nhất (dẫn xuất của
phenylpropane).
− Các chuỗi bên của các đơn vị cấu trúc lignin bị oxi hóa, sự methyl hóa xảy ra,
và kết quả là các polyphenol được chuyển thành các quinone bởi các enzyme
polyphenoloxidase.
− Các quinone sinh ra từ lignin (và từ các nguồn khác) phản ứng với những chất
chứa N để tạo thành các polymer có màu tối.
− Vai trò của các vi sinh vật là các nguồn polyphenol đã được nhấn mạnh bởi
Kononova. Bà ta kết luận rằng chất humic được hình thành bởi sự phân hủy cellulose
của vi sinh vật trước khi lignin bị phân hủy

Các giai đoạn dẫn đến sự hình thành chất humic được thừa nhận là:
− Nấm tấn công các carbohydrate đơn giản và các phần của các protein và các tia
tủy cellulose, tượng tầng, và các phần vỏ chưa phân hủy của cây.
− Cellulose của xylem bị phân phân hủy bởi các vi khuẩn hiếu khí. Các
polyphenol được tổng hợp bị oxi hóa chuyển thành các quinone bởi các
enzymephenoloxidase, và các quinone này sau đó phản ứng với các chất chứa N để tạo
thành các chất humic màu nâu.
− Lignin bị phân hủy. Các phenol được phóng thích trong quá trình phân hủy
cũng là nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho việc tổng hợp mùn.

11


Hình 2.3: Thuyết polyphenol của sự hình thành mùn
Con đường 4 - Sự hóa đặc amine - đường
Khái niệm mùn được hình thành từ đường (con đường 4) đã có từ những ngày
đầu của hóa học mùn. Theo khái niệm này cơ sở của việc lượng đường và các axit
amin giảm xuống, là các sản phẩm thông qua sự chuyển hóa của vi sinh vật trải qua
quá trình trùng hợp để tạo thành dạng polymer N màu nâu của các loại hình sản xuất
trong thời gian de-hydrate hóa của một số sản phẩm, thực phẩm ở nhiệt độ vừa. Một
phản đối chủ yếu đối với lý thuyết này là sự phản ứng diễn ra khá chậm ở điều kiện
nhiệt độ đất bình thường. Tuy nhiên, sự thay đổi mạnh mẽ và thường xuyên trong môi
trường đất (đóng băng và tan chảy, ẩm ướt và khô), cũng như sự trộn lẫn giữa các chất
phản ứng với các khoáng có tính xúc tác với nhau, có thể tạo điều kiện cho sự hóa đặc.
Một nét đặc biệt hấp dẫn của lý thuyết này là các chất phản ứng (đường, axit amin, …)
được sản xuất phong phú thông qua các hoạt động của các vi sinh vật. Những phản
ứng đầu tiên trong sự hóa đặc amine-đường đòi hỏi phải thêm các amine vào nhóm
aldehyde của đường để tạo thành N-glycosylamine thay thế. Các glycosylamine sau đó
chuyển thành N-thay thế-1-amino-deoxy-2-ketose. Điều này thì tùy thuộc vào: sự gãy
vỡ và hình thành chuỗi 3-carbon aldehydes và ketones, chẳng hạn như acetol,

diacetyl…; sự dehydrate hóa và hình thành các reductones và hydroxymethyl furfurals.
Tất cả các chất này phản ứng rất cao và sẵn sàng polymer hóa dưới sự hiện diện
của các amin để tạo thành các sản phẩm màu nâu.
12


Hình 2.4: Sự hoá đặc đường - amine (Stevenson 1982)
2.2.1.3. Tính chất của các hợp chất humic
Axit humic - một phần nhỏ chất humic không tan trong dung dịch axit có pH<2
nhưng tan ở các giá trị pH cao hơn. Chúng có thể được chiết rút từ đất bằng nhiều loại
hóa chất khác nhau mà không tan trong dung dịch axit loãng. Axit humic là thành phần
có thể chiết rút chủ yếu của các các hợp chất humic. Chúng có màu nâu đến đen.
Axit fulvic - một phần nhỏ chất humic tan trong nước dưới mọi điều kiện pH.
Chúng là phần còn lại sau khi loại bỏ axit humic bằng sự axit hóa. Các axit fulvic có
màu từ hơi vàng đến nâu vàng.
Humin - phần chất humic không tan trong nước ở bất kì pH nào và dung dịch
kiềm. Humin có màu đen.
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng tất cả các chất humic có màu tối có liên quan
mật thiết với các polymer cao phân tử nhưng không hoàn toàn giống nhau. Theo cơ sở
này thì sự khác nhau giữa axit humic và fulvic axit có thể được giải thích bởi sự khác
nhau về khối lượng phân tử, các nhóm chức (carboxyl, phenolic - OH) và mức độ
polymer hóa.
Các mối quan hệ này được diễn tả ở hình 2.4, trong hình chỉ ra rằng lượng
carbon và oxi, tính axit và mức độ polymer hóa tất cả thay đổi một cách có hệ thống
theo sự tăng lên của trọng lượng phân tử. Các axit fulvic có trọng lượng phân tử thấp
thì chứa lượng oxi cao hơn nhưng lượng carbon thì thấp hơn so với các axit humic có
13



×