Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH GÂY HẠI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ BỌ PHẤN TRẮNG (Bemisia tabaci Gennadius) TRÊN CÂY CÀ PHÁO VỤ XUÂN HÈ 2009 Ở XÃ BÀU ĐỒN HUYỆN GÒ DẦU TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH GÂY HẠI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC
MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ BỌ PHẤN TRẮNG (Bemisia tabaci
Gennadius) TRÊN CÂY CÀ PHÁO VỤ XUÂN HÈ 2009
Ở XÃ BÀU ĐỒN - HUYỆN GÒ DẦU - TỈNH TÂY NINH

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN ĐỖ HOÀNG VIỆT
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Niên khóa: 2005 - 2009

Tháng 8/2009


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH GÂY HẠI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC MỘT SỐ
LOẠI THUỐC TRỪ BỌ PHẤN TRẮNG (Bemisia tabaci Gennadius)
TRÊN CÂY CÀ PHÁO VỤ XUÂN HÈ 2009 Ở XÃ BÀU ĐỒN
HUYỆN GÒ DẦU - TỈNH TÂY NINH

Tác giả

NGUYỄN ĐỖ HOÀNG VIỆT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Bảo vệ thực vật

Giáo viên hướng dẫn:


TS. TRẦN TẤN VIỆT
KS. NGUYỄN HỮU TRÚC

Tháng 8 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ba Mẹ là người đã dày công sinh thành, nuôi dưỡng, dẫn dắt tôi trong suốt
chặng đường dài của cuộc sống và học tập để có được ngày hôm nay.
- Thầy Trần Tấn Việt, Thầy Nguyễn Hữu Trúc đã hết lòng giảng dạy, hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tại trường và thực tập tốt nghiệp.
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ
nhiệm Khoa Nông học và quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy trong những năm học tập
dưới mái trường thân yêu.
- Tập thể cán bộ công nhân viên Trạm nghiên cứu thực nghiệm thuốc lá Bàu
Đồn, Tây Ninh thuộc Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá Tp.HCM đã tạo điều kiện thuận
lợi về chỗ ở giúp tôi hoàn thành tốt đề tài.
- Kỹ sư Đoàn Nguyễn Kiến Trúc đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
- Gia đình chú Nguyễn Văn Châu, ấp 3 xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây
Ninh.
- Các bạn sinh viên lớp Bảo vệ thực vật 31 đã giúp đỡ, động viên trong thời
gian học tập và thực hiện đề tài.
TP Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 8 năm 2009
Sinh viên

NGUYỄN ĐỖ HOÀNG VIỆT


ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát tình hình gây hại và đánh giá hiệu lực một số loại thuốc trừ
bọ phấn trắng (Bemisia tabaci Gennadius) trên cây cà pháo vụ Xuân Hè 2009 ở xã
Bàu Đồn - huyện Gò Dầu - tỉnh Tây Ninh” đã được thực hiện từ tháng 1/2009 đến
tháng 6/2009 tập trung nghiên cứu tình hình gây hại của bọ phấn trắng trên cây cà
pháo, đánh giá hiệu lực một số thuốc phòng trừ nhằm góp phần bổ sung biện pháp
quản lý bọ phấn trắng trên cây cà pháo một cách hiệu quả.
Qua điều tra nông dân bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, nhận thấy rằng
cây cà pháo được trồng phổ biến tại xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Các
hộ nông dân trồng luân canh cà pháo với các loại cây trồng khác với diện tích trồng
phần lớn từ 0,4 - 0,7 ha (57,6 %) và cho thu nhập khá ổn định. Phần lớn nông dân có
áp dụng tiến bộ kỹ thuật phủ liếp trồng bằng màng phủ plastic (60 %). Phân hóa học
được sử dụng khá nhiều với số lượng lớn đặc biệt là NPK 20 - 20 - 15 (90 %), một số
ít nông dân có sử dụng phân hữu cơ (23,3 %). Nông dân nhận biết được một số loài
sâu hại chính trên cà pháo và đa số sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu pha trộn với nhau
để phun định kì 7 - 10 ngày/ lần (66,7 %) với liều lượng cao để phòng trừ sâu hại.
Tiến hành điều tra thành phần sâu hại theo phương pháp chuẩn của Viện Bảo vệ
thực vật, ghi nhận được trên cà pháo có 9 loài sâu hại thuộc 7 họ khác nhau. Trong đó
bọ phấn trắng Bemisia tabaci G. và rầy xanh Empoasca biguttula Shiraki xuất hiện ở
mức độ rất phổ biến, gây hại nặng và xuất hiện ở tất các các kỳ điều tra. Kế đến là sâu
xanh Heliothis armigera Hb., sâu khoang Spodoptera litura Fab., và sâu đục trái cà
Leucinodes orbonalis G. xuất hiện phổ biến. Còn các loài khác như bọ rùa Epilachna
sp. , bọ trĩ vàng Thrips palmi K., bọ xít xanh Nezera viridula Ln., và sâu đất Agrotis
ypsilon Hufn. chỉ ở mức độ ít phổ biến.
Qua theo dõi diễn tiến mật số cho thấy sự xuất hiện khá sớm của bọ phấn trắng
trên cây cà pháo, chỉ 7 ngày sau trồng, mật số tăng dần theo tuổi cây và đến giai đoạn
49 - 56 ngày sau trồng thì nhận thấy số lượng lớn ấu trùng bọ phấn trên cây.

Bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu lực các loại thuốc theo kiểu khối đầy đủ ngẫu
nhiên với 11 nghiệm thức và 4 lần lặp lại thu được kết quả như sau: hầu hết các loại
thuốc thí nghiệm đều có khả năng phòng trừ bọ phấn trắng và hiệu lực phòng trừ cao
sau 3 - 5 ngày phun, sau đó giảm dần và thấp nhất ở thời điểm 10 NSP. Thuốc DAS iii


001 liều lượng 313 ml/ha và thuốc Chess 50 WG liều lượng 300 ml/ha cho hiệu lực
qua 2 lần phun cao nhất ở 5 NSP (93,6 % và 92,2 %) và còn kéo dài đến 7 NSP (> 78
%). Hiệu lực cao đến sau phun 5 ngày còn thể hiện ở các thuốc DAS - 001 liều lượng
208 ml/ha (83 %), Oshin 20 WP liều lượng 130 g/ha (82,4 %), Mospilan 3 EC liều
lượng 833 ml/ha (80,1 %), Admire 200 OD liều lượng 175 ml/ha (79,8 %). Thuốc
Actara 25 WG liều lượng 125 g/ha cho hiệu lực phòng trừ khá cao và ngắn, chỉ 1 - 3
NSP ( < 80 %). Các thuốc DAS - 001 liều lượng 105 ml/ha, Vertimec 1.8 EC liều
lượng 1278 ml/ha và GF - 1629 60SC liều lượng 320 ml/ha đều có hiệu lực thấp (< 65
%).
Các loại thuốc với các liều lượng thí nghiệm không gây ngộ độc cho cây cà
pháo và góp phần giữ năng suất cao của cây nhờ giải quyết trừ bọ phấn trắng, trong đó
thuốc DAS - 001 liều lượng 313 ml/ha và Chess 50 WG liều lượng 300 ml/ha có hiệu
lực trừ bọ phấn trắng cao nhất. Tuy nhiên các loại thuốc sử dụng đều có ảnh hưởng
đến thiên địch (nhện, bọ rùa) và làm giảm mật số của chúng.

iv


MỤC LỤC
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn...................................................................................................................... ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... viii

Danh sách các bảng ....................................................................................................... ix
Danh sách các hình ..........................................................................................................x
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................2
1.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................2
1.4. Giới hạn đề tài ..........................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1. Giới thiệu tổng quát về cây Cà pháo ........................................................................3
2.1.1. Giới thiệu chung ....................................................................................................3
2.1.2. Đặc điểm thực vật học cây cà pháo .......................................................................3
2.1.3. Giá trị dinh dưỡng .................................................................................................6
2.1.4. Canh tác cà pháo....................................................................................................7
2.1.4.1. Gieo trồng ...........................................................................................................7
2.1.4.2. Chăm sóc ............................................................................................................7
2.2. Thành phần sâu hại cà pháo......................................................................................8
2.2.1. Sâu xanh Heliothis armigera Hübner (Noctuidae - Lepidoptera).......................8
2.2.2. Sâu đục trái cà Leucinodes orbonalis Guenee (Pyralidae-Lepidoptera) ...............9
2.2.3. Rầy xanh Empoasca biguttula Shiraki (Cicadellidae - Homoptera) ..................10
2.2.4. Bọ trĩ vàng Thrips palmi Karny (Thrippidae - Thysanoptera) ............................11
2.2.5. Bọ xít xanh Nezera viridula Linnaeus ( Pentatomidae - Hemiptera) .................11
2.2.6. Bọ phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius (Aleyrodidae - Homoptera) ..............12
2.3. Một số nghiên cứu về bọ phấn trắng ......................................................................12
2.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước........................................................................12
v


2.3.1.1. Phân bố, thành phần loài và ký chủ..................................................................12
2.3.1.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái........................................................................13
2.3.1.3. Đặc điểm gây hại .............................................................................................16

2.3.1.4. Ký sinh và biện pháp phòng trị........................................................................17
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................19
2.3.2.1. Phân bố, thành phần loài và ký chủ.................................................................19
2.3.2.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái.........................................................................20
2.3.2.4. Ký sinh và biện pháp phòng trị.........................................................................22
2.4. Một số loại thuốc dùng trong thí nghiệm ...............................................................22
2.4.1. DAS - 001 (Dow AgroSciences) .........................................................................23
2.4.2. Admire 200 OD (Bayer Vietnam Ltd) ................................................................23
2.4.3. Mospilan 20 SP (Nippon Soda Co., Ltd).............................................................23
2.4.4. GF - 1629 (Dow AgroSciences ) .........................................................................24
2.4.5. Actara 25 WG (Syngenta Vietnam Ltd)..............................................................24
2.4.6. Oshin 20 WP ( Mitsui Chemicals, Inc.) ..............................................................25
2.4.7. Vertimec 1.8 EC (Syngenta Vietnam Ltd) ..........................................................25
2.4.8. Chess 50 WG (Syngenta Vietnam Ltd) ...............................................................26
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...............................27
3.1. Nội dung, địa điểm và thời gian nghiên cứu ..........................................................27
3.1.1. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................27
3.1.2. Địa điểm ..............................................................................................................27
3.1.3. Thời gian nghiên cứu...........................................................................................27
3.2. Các yếu tố khí tượng tại Tây Ninh từ tháng 1/2009 đến tháng 6/2009 ..................27
3.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu......................................................................28
3.3.1. Vật liệu nghiên cứu..............................................................................................28
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................28
3.2.2.1. Điều tra thành phần sâu hại trên cà pháo và tình hình gây hại của bọ phấn
trắng .......................................................................................................................28
3.2.2.2. Điều tra thành phần sâu hại cà pháo.................................................................29
3.2.2.3. Điều tra biến động mật số của bọ phấn trắng trên cà pháo ..............................29

vi



3.2.2.4. Khảo nghiệm hiệu lực diệt bọ phấn trắng của các liều lượng thuốc thí nghiệm
...............................................................................................................................30
3.3. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................33
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................35
4.1. Kết quả điều tra nông dân.......................................................................................35
4.2. Thành phần sâu hại cà pháo....................................................................................39
4.3. Diễn biến mật số bọ phấn trắng trên cà pháo ở các ruộng thí nghiệm từ 1/3 30/5/2009 .................................................................................................................45
4.4. Đánh giá hiệu lực của thuốc DAS - 001 và một số loại thuốc khác đối với bọ phấn
trắng Bemisia tabaci G. tại xã Bàu Đồn, Gò Dầu, Tây Ninh ..............................47
4.4.1. Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đối với mật số bọ phấn trắng và ở lần
phun 1 ..................................................................................................................47
4.4.2. Hiệu lực trừ bọ phấn trắng của các loại thuốc thí nghiệm, lần phun 1................50
4.4.3. Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đối với mật số bọ phấn trắng ở lần
phun 2 ..................................................................................................................53
4.4.4. Hiệu lực trừ bọ phấn trắng của các loại thuốc thí nghiệm, lần phun 2................57
4.5. Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đối với mật số thiên địch ..................................60
4.6. Đánh giá ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đối với cây cà pháo về độc tính
và năng suất .........................................................................................................64
4.6.1. Độc tính của thuốc thí nghiệm đối với cây cà pháo ............................................65
4.6.2 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đối với năng suất cà pháo..................65
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................67
Kết luận..........................................................................................................................67
Đề nghị ..........................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................69

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AVRDC: Asian Vegetable Research and Development Center
NT: Nghiệm thức
NSP: Ngày sau phun
TLCV: Tobacco Leaf Curl Virus
TMoV: Tomato Mottle Virus
TYLCV: Tomato Yellow Mosaic Virus
SYMV: Soybean Yellow Mosaic Virus
STT: Số thứ tự

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cà pháo ..................................6
Bảng 2.2 Thành phần hóa học một số loại rau muối chua..............................................6
Bảng 3.1 Một số yếu tố khí tượng tại Tây Ninh từ tháng 1 đến tháng 6/2009 .............27
Bảng 3.2 Các loại thuốc và liều lượng dùng trong thí nghiệm, Tây Ninh, năm 2009..30
Bảng 3.3 Bảng phân cấp độc tính của thuốc khảo nghiệm đối với cà pháo .................33
Bảng 4.1 Một số thông tin về tập quán canh tác cà pháo tại Tây Ninh, năm 2009 ......36
Bảng 4.2 Tình hình sử dụng phân bón trên ruộng cà pháo của nông dân tại Tây Ninh,
năm 2009 .......................................................................................................36
Bảng 4.3 Thành phần sâu hại trên cà pháo theo nhận biết của nông dân tại Gò Dầu,
Tây Ninh, năm 2009 ......................................................................................38
Bảng 4.4 Một số loại thuốc trừ sâu trên cà pháo thường được dùng theo kết quả điều
tra nông dân tại Gò Dầu, Tây Ninh năm 2009 .............................................38
Bảng 4.5 Thói quen sử dụng thuốc trừ sâu của nông dân tại Gò Dầu, Tây Ninh, năm
2009 ...............................................................................................................39
Bảng 4.6. Thành phần sâu hại trên cà pháo theo kết quả điều tra trên các ruộng cà pháo
tại Gò Dầu, Tây Ninh năm 2009 ...................................................................40
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đối với mật số bọ phấn trắng lần phun 1,

Tây Ninh, năm 2009 ......................................................................................49
Bảng 4.8 Hiệu lực trừ bọ phấn trắng của thuốc thí nghiệm, lần phun 1, Tây Ninh, năm
2009 ...............................................................................................................51
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đối với mật số bọ phấn trắng lần phun 2,
Tây Ninh, năm 2009 ......................................................................................54
Bảng 4.10 Hiệu lực trừ bọ phấn trắng của thuốc thí nghiệm lần phun 2, Tây Ninh, năm
2009 ...............................................................................................................58
Bảng 4.11 Mật số quần thể thiên địch (nhện, bọ rùa) sau khi phun thuốc, Tây Ninh,
năm 2009 .....................................................................................................61
Bảng 4.12 Độc tính của các loại thuốc thí nghiệm đối với cà pháo, Tây Ninh, 2009 ..64
Bảng 4.13 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến năng suất cà pháo, Tây ninh,
2009 ...............................................................................................................65
ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 3.1 Sơ đồ điều tra biến động mật số bọ phấn trắng .............................................29
Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..................................................................................30
Hình 3.3 Ruộng thí nghiệm...........................................................................................34
Hình 3.4 Các loại thuốc dùng trong thí nghiệm............................................................34
Hình 4.1 Bọ phấn trắng Bemisia tabaci G....................................................................41
Hình 4.2 Trái cà pháo bị sâu đục trái gây hại, Tây Ninh, 2009....................................42
Hình 4.3 Thành trùng rầy xanh trên cà pháo, Tây Ninh, 2009 .....................................42
Hình 4.4 Ấu trùng rầy xanh trên cà pháo, Tây Ninh, 2009 ..........................................43
Hình 4.5 Thành trùng và ấu trùng bọ phấn trắng trên cà pháo, Tây Ninh, 2009..........43
Hình 4.6 Một số ruộng cà pháo điều tra thành phần sâu hại, Tây Ninh, 2009 .............44
Biểu đồ 4.1 Biến động mật số bọ phấn trắng (con/lá) trên cà pháo, Tây Ninh, 2009...45
Hình 4.7 Ấu trùng bọ phấn trắng trên cà pháo, Tây Ninh, 2009 ..................................46
Hình 4.8 Điều tra mật số bọ phấn trắng, Tây Ninh, 2009.............................................52
Hình 4.8 Bọ phấn trắng ở ô đối chứng..........................................................................56

Hình 4.9 Ấu trùng bọ rùa trên ruộng cà pháo thí nghiệm, Tây Ninh, 2009 .................63
Hình 4.10 Nhện trên ruộng cà pháo thí nghiệm, Tây Ninh, 2009 ................................63
Hình 4.11 Thu hoạch cà pháo .......................................................................................66

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cà pháo (Solanum macrocarpon L.) là một loại cây lâu năm nhưng thường
được trồng lấy quả trong năm để sử dụng chế biến làm rau thực phẩm ở nhiều nước
trên thế giới nên được coi như là cây hàng năm. Cà pháo là món ăn lâu đời quen thuộc
của nhân dân ta, đã đi vào nhiều câu ca dao tục ngữ. Bữa ăn của người dân nước ta
ngày nay đã được cải thiện rất nhiều, đảm bảo dinh dưỡng tốt hơn, nhưng các món ăn
truyền thống như dưa cà, tương, mắm vẫn được nhiều người ưa thích. Bên cạnh đó,
theo Đông y cà pháo còn có công dụng nhuận tràng, lợi tiểu và chữa được một số
chứng bệnh.
Tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong sản
xuất nông nghiệp của xã, Phòng Nông nghiệp huyện đã chủ động khuyến khích nhân
dân đưa các giống cây màu vào canh tác trong đó có cây cà pháo. Với đặc tính dễ
trồng, thích nghi với nhiều điều kiện đất đai khí hậu khác nhau nên diện tích trồng cà
pháo tại đây ngày càng được mở rộng. Năm 2008 theo thống kê của Sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, huyện Gò Dầu có hơn 30 ha cà pháo và nhiều
năm qua nông dân đã bắt đầu trồng cà pháo theo hướng sản xuất hàng hóa. Song song
với việc diện tích trồng cà pháo ngày càng tăng thì tình hình sâu bệnh hại là một vấn
đề rất được quan tâm của bà con nông dân nơi đây.
Thành phần sâu hại trên cây cà pháo tại Tây Ninh bao gồm sâu xanh, sâu đục
trái cà, sâu khoang, bọ phấn trắng, rầy xanh. Trong đó bọ phấn trắng là đối tượng gây
hại phổ biến và nặng nhất. Cả thành trùng và ấu trùng bọ phấn trắng đều chích hút

nhựa cây, đồng thời tiết chất có hàm lượng đường cao tạo môi trường thuận lợi cho
nấm bồ hóng phát triển mạnh làm giảm cường độ quang hợp của lá. Bọ phấn trắng còn
là vector truyền nhiều loại bệnh virus quan trọng như xoăn vàng lá cà chua (TYLCV),
1


đốm vằn cà chua (TMoV), khảm vàng đậu tương (SYMV), xoăn lá thuốc lá (TLCV).
(Walkey, 1991).
Để phòng trừ bọ phấn trắng gây hại, hầu hết nông dân tại đây đều sử dụng
thuốc hóa học để phun. Tuy nhiên việc phun thuốc không đúng cách, pha trộn hỗn hợp
nhiều loại thuốc với nhau và phun với liều lượng cao hơn so với khuyến cáo của nhà
sản xuất, đồng thời bọ phấn trắng là loại sâu hại khó phòng trị, có khả năng lẫn tránh
thuốc, sinh sản nhiều, và rất dễ kháng thuốc do đó hiệu quả phòng trừ mang lại chưa
cao. Từ những thực tế đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát tình hình gây hại
và đánh giá hiệu lực một số loại thuốc trừ bọ phấn trắng (Bemisia tabaci
Gennadius) trên cây cà pháo vụ Xuân Hè 2009 ở xã Bàu Đồn - huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh”, nhằm góp phần bổ sung biện pháp quản lý bọ phấn trắng trên cây cà
pháo một cách hiệu quả.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Khảo sát tình hình gây hại của bọ phấn trắng trên cây cà pháo và đánh giá hiệu
lực một số loại thuốc trừ bọ phấn trắng trên cà pháo trong vụ Xuân Hè năm 2009 tại xã
Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
1.3 Nội dung nghiên cứu
-

Điều tra thực trạng canh tác, thành phần sâu hại, mức độ gây hại của bọ phấn
trắng trên cây cà pháo.

-

Điều tra biến động mật số bọ phấn trắng trên cà pháo.


-

Khảo nghiệm hiệu lực trừ bọ phấn trắng của các thuốc thí nghiệm

-

Đánh giá ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến quần thể thiên địch, độc tính đối
với cây và năng suất cà pháo.

1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện từ 12/1/2009 đến 12/6/2009 tại xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu,
tỉnh Tây Ninh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu tổng quát về cây Cà pháo
2.1.1 Giới thiệu chung
Cây cà pháo có tên khoa học là Solanum macrocarpon L. , thuộc chi Solanum,
họ Solanacea, có tên tiếng Anh là Gboma Eggplant.
Về phân loại thực vật học của cây này hiện chưa có sự thống nhất cao trong các
tài liệu nhưng hầu hết đều xếp nó là một biến chủng của loài cà tím (tên khoa học
Solanum melongena L.), một số lại xếp nó thành một loài riêng.
Cà pháo có nguồn gốc ở Châu Phi, các giống cà hoang dại được tìm thấy đầu
tiên ở Tây Phi và các vùng đảo lân cận trong đó có khoảng hơn 20 loài được công bố.
(Bukenya và Bonsu, 2004).
Cà pháo được trồng khá phổ biến ở Châu Phi, Trung và Nam Mỹ, các vùng

nhiệt đới của Châu Á. Ở Việt Nam, cà pháo được trồng rất phổ biến ở nhiều vùng để
chế biến làm thức ăn trong các bữa cơm hàng ngày.
2.1.2 Đặc điểm thực vật học cây cà pháo
Cà pháo là loại cây thân thảo, mọc thẳng hay leo, cao tới 1,5 m, có lông bao
phủ, mọc theo chùm hình sao, hóa gỗ ở gốc. Các lá hình mác thuôn dài, kích thước 10
- 30 x 4 - 15 cm, thùy lá ngắn và rộng, có thể dài đến 8 cm, cả 2 mặt lá đều có lông tơ
mọc thành chùm hình sao bao phủ. Hoa cái có phần phát hoa nở rộng, nhụy hoa ngắn,
cuống hoa nhỏ, đài hoa hình chuông. Hoa đực ngắn hơn, thường có 5 - 6 nhị; có
cuống nhỏ, đài hoa hình chuông; tràng hòa hình phễu tròn hoặc hình chuông, dài 2 3,5 cm, màu đỏ tía nhạt, có thể màu trắng, có lông bao phủ bên ngoài, bên trong nhẵn.
Hoa có màu từ trắng đến tím, quả hình cầu hơi nén xuống, kích thước 5 - 6 cm x 7 - 8
cm, màu từ trắng, vàng cam đến tím và có nhiều hạt nhỏ. Có thể sử dụng như là rau ăn
3


quả hay ăn lá. Chu kỳ phát triển: lâu năm, vụ thu hoạch lá đầu tiên có thể sau 40 - 50
ngày còn quả ăn được có thể thu hoạch sau 80 - 100 ngày (Bukenya và Bonsu, 2004)

Hình 2.1 Cây cà pháo

4


Hình 2.2 Hoa và trái cà pháo

5


2.1.3 Giá trị dinh dưỡng cà pháo
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cà pháo và các loại cà khác như sau:
Bảng 2.1 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của một số loại cà

Thành phần hóa học ( %)

Cà pháo Cà bát

Nước

Cà tím

93,0

87,9

67,9

Protein

1,0

1,1

0,9

Lipid

0,2

0,3

0,2


Xenluloza

0,8

1,4

1,4

Dẫn xuất không protein

4,5

8,7

9,1

Khoáng toàn phần

0,5

0,6

0,5

24,4

441

454


Protein tiêu hóa (g)

6,0

6,0

5,0

Calci (g)

1,1

0,2

0,2

Phospho (g)

0,2

0,1

0,1

Giá trị dinh dưỡng trong 1 kg thức ăn
Năng lượng trao đổi (kcal)

Bảng 2.2 Thành phần hóa học một số loại rau muối chua (tính trên 100 g sản phẩm)
Thành phần
Nước (g/l)


Cải bẹ

Cải bắp Cà pháo Dưa leo Dưa gang

85,6

94,9

77,0

86,7

88,2

Chất đạm (g)

1,7

1,1

1,2

0,7

0,7

Acid lactic (g)

2,3


4,6

1,8

3,4

2,8

16,0

23,0

13,0

16,0

14,0

Chất xơ (g)

2,3

1,5

1,9

0,7

0,7


Tro (g)

3,4

2,9

1,6

3,7

2,6

Năng lượng (cal)

Ngoài ra trong Ðông và Tây y đều cho rằng cà pháo có tác dụng bổ dưỡng, có
khả năng phòng và chữa một số bệnh. Cà pháo có vị ngọt tính hàn, có tác dụng nhuận
tràng, lợi tiểu, ôn bệnh trong bốn mùa (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa)
( )
6


2.1.4 Canh tác cà pháo
2.1.4.1 Gieo trồng
Cà pháo có thể được trồng ở độ cao đến 600 m. Ở Việt Nam, nó có thể trồng
làm hai vụ: vụ sớm gieo hạt vào tháng 7 - tháng 8, thu hoạch lứa đầu vào tháng 11 12; vụ chính gieo hạt vào tháng 1 - 2, thu hoạch quả lứa đầu vào tháng 5 - 6. Cây cà
phát triển tốt trên các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, các loại đất dễ thoát
nước. Cách thức gieo trồng như sau:
- Hạt cà có vỏ cứng tương đối dày, vì vậy để hạt có thể nảy mầm được tốt trước
khi gieo hạt cần ngâm hạt trong nước 23 - 30 giờ. Vớt ra để cho se hạt rồi đem gieo.

Khi cây con mọc cần phải luôn giữ ẩm, nếu cây con mọc quá dày nên tỉa bớt, chỉ để lại
khoảng cách giữa các cây con là 5 - 6 cm.
- Trước khi nhổ cây con đem trồng không nên tưới nước cho cây 5 - 7 ngày, chỉ
tưới ẩm 4 - 5 giờ trước lúc nhổ cho cây để không bị đứt rễ và chóng bén.
- Cà có bộ rễ phát triển, vì vậy đất trồng cà cần được cuốc sâu. Nên cuốc đất
làm hai lần, lần thứ nhất cuốc lật phơi ải để đất tơi xốp, ánh nắng mặt trời sẽ tiêu diệt
phần lớn sâu bệnh trong đất. Mặt khác, đất được phơi ải có những chuyển hoá sinh học
và hoá học trong đất có lợi cho cây trồng. Lần thứ hai cuốc xong tiến hành làm tơi đất,
san phẳng mặt để trồng cây. Trong quá trình trồng và chăm sóc cần đảm bảo chế độ
thoát nước tốt, thường xuyên giữ cho đất trồng được khô ráo, tránh ngập úng.
2.1.4.2 Chăm sóc
Cà pháo sinh trưởng tương đối dài ngày vì vậy cần nhiều phân. Bón nhiều lần
cho cây khỏe, ngăn ngừa được rụng hoa, rụng quả. Nhất là những nơi đất xấu, bón lót
làm tăng năng suất rõ rệt. Cần tiến hành bón thúc kịp thời, có thể chia thành 4 thời kỳ
bón thúc cho cà như sau:
- Thời kỳ thứ nhất: bón ngay sau khi trồng cây con một tuần, bón nước phân
hữu cơ pha loãng với nồng độ 20 - 30 %. Cách 5 - 7 ngày bón một lượt. Sau khi trồng
cây con được 1 tháng, tiến hành bón phân hữu cơ vào gốc kết hợp với vun gốc cho
cây.
- Thời kỳ thứ hai: bón vào lúc cây có nụ đến khi có quả. Đợt này không nên bón
nhiều để hạn chế cây mọc vống, rụng hoa, rụng quả. Nếu đất xấu, cây phát triển kém,
có thể bón 1 - 2 lần.
7


- Bón thúc đợt ba vào thời kỳ từ sau khi cây có quả đến lúc thu hoạch. Thời kỳ
này cần bón nhiều phân, cách 4 - 7 ngày bón một lượt. Tưới nước phân hữu cơ pha
loãng với nông độ 30 - 50 %, thúc cho cây tiếp tục ra hoa kết quả.
- Đợt bốn: bón vào lúc thu hoạch rộ trở đi. Sau mỗi lần thu hoạch bón một lượt
phân để giữ cho cây có hoa liên tục đảm bảo năng suất về cuối.

- Từ lúc trồng đến lúc ra hoa cần giữ độ ẩm trong đất. Nếu trời nắng tưới ngày
một lần, trời râm mát 3 - 4 ngày tưới một lần. Lúc cà có quả non thì tưới nhiều hơn.
Thời kỳ đầu khi cây con mới trồng cần thường xuyên xới đất để đất không đóng váng,
tăng độ ẩm cho đất, giúp cho bộ rễ phát triển và cây lớn nhanh. Nhất là sau khi trồng
cây con 1 tháng thì vun gốc để thúc cho bộ rễ phát triển, tăng cường sức giữ nước, giữ
màu của đất, chống đổ ngã cho cây.
Cây cà sau khi mọc được 7 - 9 lá là bắt đầu có quả. Lúc đó những nhánh dưới
chùm hoa thứ nhất cần tỉa bỏ hết đi. Thường những nhánh này phát triển yếu, hoa quả
hình thành chậm. Các cành này thường mọc thẳng đứng làm cho bên trong tán cây rậm
rạp, thiếu ánh sáng, tán cây không thông thoáng, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển
nhiều. Cần tỉa nhanh kịp thời, chỉ để lại một nhánh gần chùm quả thứ nhất, các nhánh
khác cần được tỉa bỏ. Từ thời kỳ giữa đến cuối thời gian sinh trưởng của cây cà mọc
thêm nhiều lá ở phía dưới làm cho cây không thông gió và thiếu ánh sáng. Vì vậy, cần
tỉa lá kịp thời để thúc mọc thêm nhiều quả.
2.2 Thành phần sâu hại cà pháo
2.2.1 Sâu xanh Heliothis armigera Hübner (Noctuidae - Lepidoptera)
Thành trùng là một ngài đêm màu xám tro có chiều dài thân 14 - 17 mm, sải
cánh 28 - 35 mm. Cánh trước màu xám vàng, khoảng 1/3 từ gốc cánh có vân ngang
không rõ rệt, khoảng 1/3 từ đỉnh cánh có vệt lớn màu xám nâu đen, giữa cánh có một
chấm đen nhỏ, đối diện mặt dưới cánh chấm đen đậm và to hơn. Bên ngoài chấm đen
có một vệt nâu mờ hình hạt đậu. Cánh sau màu xám sáng hơn, gần mép cánh có vệt
màu xám đen, gần giữa cánh có vệt hình trăng non màu xám tro.
Trứng hình bán cầu, mặt trứng có 24 - 28 gân nổi chạy từ đỉnh trứng, mới đẻ có
màu vàng nhạt gần nở có màu xám tro hay xanh nhạt.

8


Sâu non mới nở màu xanh nhạt có chấm đen to trên ngực, đầu đen. Sâu tuổi lớn
màu sắc biến động rất nhiều từ màu xanh lá cây, đến xanh đậm, sang màu nâu, màu

nâu đen v.v. nhưng trên lưng luôn có 3 vệt dọc thân đậm mà trong đó có nhiều đường
lượn sóng nhỏ, bên dưới lỗ thở có vệt dọc màu vàng, bụng sâu non có màu sáng hơn
lưng. Cơ thể bao phủ nhiều u lông nhất là đốt bụng đầu tiên và đốt bụng cuối cùng trên
lưng mỗi đốt có 2 u lông lớn. Đầu sâu non màu vàng nâu có kèm theo những chấm
nhỏ, mảnh cứng ngực trước màu đậm hơn.
Nhộng màu hung đỏ dài 15 - 18 mm, đốt cuối bụng nhỏ có 2 gai nhỏ hơi cong
ra ngoài. Nhộng thường vũ hoá về đêm, ngài hoạt động ban đêm, ban ngày ẩn nấp
trong các bụi cỏ, sau 2 - 3 ngày ăn thêm sẽ giao phối và đẻ trứng. Trứng đẻ rải rác hay
từng nhóm 2 - 3 trứng trên lá, trên đài hoa, lá bao, râu bắp. (Nguyễn Thị Chắt, 2006)
Trên cà pháo thành trùng đẻ trứng phân tán trên búp lá non, nụ hoa. Sâu non
mới nở ra ăn búp và lá non, tuổi càng lớn sâu non phá hại hoa, nụ và quả nhất là quả
còn xanh và có thể cắn và đục điểm sinh trưởng làm cho ngọn bị rỗng hay đứt ngọn,
rụng bông, rụng quả. Khi quả còn xanh sâu thường đục từ giữa quả vào, vết đục gọn
không nham nhở, đục đến đâu chúng đùn phân đến đó, một nửa thân thường ở ngoài
quả. Khi quả đã chín sâu thường đục từ cuống vào trong quả và nằm trong quả ăn phá.
Gặp trời mưa hay bị sương rơi nhiều những quả bị đục có thể bị thối, rụng.
2.2.2 Sâu đục trái cà Leucinodes orbonalis Guenee (Pyralidae - Lepidoptera)
Thành trùng là một loại ngài nhỏ sải cánh rộng khoảng 20 - 22 mm, cánh màu
trắng có điểm 3 hình tam giác nhỏ màu vàng, hồng cam và đen. Ban ngày chúng ẩn
nấp dưới tán lá, trong các bụi cỏ dại trên ruộng hoặc xung quanh bờ, đường đi, đến
chiều mát thì bay ra họat động. Sau vũ hóa khoảng một ngày thành trùng bắt đầu giao
phối, sau khi giao phối 2 - 3 ngày thì con cái bắt đầu đẻ trứng.
Trứng được đẻ thành từng cụm ở mặt dưới của lá (thường là những lá thứ 4 - 6 từ
trên ngọn xuống). Một con cái trung bình đẻ được vài chục trứng, cá biệt đến trên 200
trứng. Trứng dẹp, màu trắng sữa, xếp thành hình ngói lợp.
Sâu non có 6 tuổi . Tuổi 1 và 2 có kích thước rất nhỏ (dài 1,2 - 1,8 mm), màu
phớt xanh, có nhiều lông phủ. Tuổi 3, 4 màu trắng đến hồng. Khi đẫy sức sâu có màu
hồng đậm, có 4 sọc nâu, dưới bụng màu trắng đục. Sâu hóa nhộng trên ngọn cây, trên
9



lá già, trên thân hoặc dưới thảm thực vật. Nhộng dài 10 - 12 mm, bọc trong hai lớp kén
dầy màu hồng đậm. Sau khi vào nhộng khoảng 2 tuần thì nhộng vũ hóa thành con
trưởng thành.
Sau khi nở vài ngày sâu đục vào bên trong trái để gây hại. Vết đục của sâu nhỏ,
lại nằm ở gần sát cuống trái nên hơi khó phát hiện. Sau khi đục vào bên trong sâu ăn
thành những đường ngoằn nghèo trong phần xốp thịt trái, làm cho trái bị hư hỏng, mất
giá trị thương phẩm, những trái bị hại nặng sẽ không sử dụng được. Những trái bị sâu
hại nếu gặp mưa sẽ dễ bị thối do chỗ đục bị bội nhiễm vi sinh vật. Ngoài trái sâu còn
đục vào cả những cành non, làm cho cành non bị héo, ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển của cây. Sâu thường gây hại nhiều trong mùa mưa, nhất là vào những thời
kỳ có mưa lớn, tạo ẩm độ không khí cao . (Nguyễn Khang Thái, 2004 )
2.2.3 Rầy xanh Empoasca biguttula Shiraki (Cicadellidae - Homoptera)
Thành trùng màu xanh la cây hơi ngả vàng, cơ thể dài từ 2 - 3 mm hình thoi,
đuôi nhọn, 2 chân sau dài và rất nở nang, đốt chày chân sau có hai hàng gai nhọn, trên
cánh có hai chấm nhỏ, cánh trong mờ màu xanh nhạt, dài quá bụng, đầu hình tam giác,
chính giữa đầu có vệt trắng.
Trứng màu trắng, dài và cong như quả chuối rất nhỏ, kích thước 0,2 x 0,5 mm
được đẻ rải rác trong gân lá của mặt dưới lá, mới đẻ màu trắng đục, sắp nở màu nâu
sẫm. Thời gian ủ trứng từ 5 - 7 ngày.
Ấu trùng hình dạng giống rầy trưởng thành, không có cánh, màu xanh lá cây
hơi vàng.
Rầy trưởng thành ban ngày ẩn dưới tán lá hoặc phía bên kia ánh sáng mặt trời,
khi bi động rầy bò ngang và lẩn trốn nhanh. Rầy trưởng thành đẻ trứng ở phần non gần
ngọn hoặc cuống và gân lá, trứng cắm vào mô cây, thành trùng cái đẻ khoảng 200
trứng.
Ấu trùng và thành trùng đều sống tập trung ở mặt dưới lá chích hút nhựa làm lá
non không phát triển được, gân lá bị cong xuống, co rúm lại, nhăn nheo, lúc đầu tạo
những đốm nhỏ biến màu sau chuyển màu vàng nhạt, lá nhỏ và khô cháy, hoa nhỏ, quả
ít và nhỏ. Ngoài ra lá cũng ngả vàng từ bìa lá vào trong và rụng sớm do vết đẻ trứng và

vết chích hút của cả ấu trùng lẩn thành trùng. Ngoài hiện tượng nêu trên, rầy xanh còn

10


truyền bệnh virus cho cây. Trong mùa nắng rầy phát triển nhiều và gây hại nhiều nhất,
tập trung khi cây ra hoa và có trái non.
(Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh, 2003)
2.2.4 Bọ trĩ vàng Thrips palmi Karny (Thripidae - Thysanoptera)
Bọ trĩ vàng thuộc họ Thripidae, bộ cánh tơ. Đây là họ có số lượng lớn nhất,
gây hại chủ yếu trên các cây họ bầu bí và họ cà, hầu hết gây hại và truyền bệnh đốm
héo cà chua cho cây trồng. Đặc điểm phân loại chủ yếu của họ Thripidae là cánh nhỏ,
phần cuối cánh thon nhọn. Râu đầu từ 6 - 9 đốt. Ở đốt thứ 3 và 4 của râu đầu có hình
dạng không đồng đều và có các gai nhọn chìa ra trên các đốt.
Cà tím, cà pháo là kí chủ ưu thích thứ hai sau bầu bí của loài bọ trĩ vàng này
(Tsai và ctv., 1995)
Thành trùng bọ trĩ vàng dài 1,3 mm. Mạch cánh trước của cánh trước có 1 dãy
lông, tiếp theo là một khoảng trống và sau đó có 2 đến 3 lông nhọn phát triển. Mảnh
lưng của đốt ngực cuối có các hoa vân hướng về sau, giữa có một cặp lông và phần rìa
có một cặp lông. Mảnh lưng sau chỉ có hai cặp lông lớn ở phía rìa sau, còn các lông
khác nhỏ. Râu đầu có 7 đốt, đốt thứ 3 và thứ 5 có các gai nhọn. Đầu có lông quanh mắt
đơn. Đốt bụng thứ 8 có dãy lông nhọn dạng răng lược ở viền sau. (Martin và ctv.,
1999)
Trên cây cà pháo, bọ trĩ vàng thường gây hại trên lá bánh tẻ, ít khi xuất hiện
trên ngọn hay lá già. Chúng thường phân bố rải rác trên lá, buổi trưa nằng nóng chúng
lại tụ tập lại thành đàn ở các chỗ kín trên gân lá hay mặt dưới lá. Khi hại nặng sẽ tạo
thành những đốm ánh bạc trên mặt lá.
2.2.5 Bọ xít xanh Nezera viridula Linnaeus (Pentatomidae - Hemiptera)
Thành trùng là loài bọ xít màu xanh có chiều dài cơ thể từ 14 - 18 mm và chiều
rộng từ 7 - 9 mm, con đực nhỏ hơn con cái. Hai bên gốc vai có hai chấm đen nhỏ, vòi

hút màu nâu đỏ, râu màu nâu nhạt xen kẽ màu vàng nhạt. Mảnh lưng ngực trước
(Pronotum) bầu tròn với đường diềm màu vàng nhạt. Trên mảnh tam giác (Scutellum)
có 3 chấm nhỏ màu vàng nhạt xếp thành hàng và mỗi chấm đen nhỏ ở mỗi góc trước.
Thành trùng sống từ 12 - 18 ngày có khi sống 40 - 50 ngày. Trứng bọ xít xanh hình
trống, mới đẻ có màu vàng nhạt, gần nở có màu nâu nhạt hay nâu hồng. Trứng được đẻ
ở mặt dưới lá thành ổ, mỗi ổ từ 5 - 8 hàng và khoảng 70 - 130 trứng /1 ổ.
11


Ấu trùng mới nở có dạng bầu, tròn. Đầu, chân, râu màu đen, bụng màu đỏ. Tuổi
này ấu trùng bọ xít xanh rất khó phân biệt với ấu trùng bọ xít xanh vai hồng Piezodorus rubrofasciatus L. Ấu trùng càng lớn màu sắc càng thay đổi, ấu trùng tuổi
cuối cùng cơ thể tròn, màu xanh đậm, mầm cánh xanh đậm, trên lưng có 8 chấm trắng
lớn xếp thành hai hàng, quanh rìa bụng có nhiều đốm trắng lớn. Sau khi vũ hoá trưởng
thành từ 7 - 10 ngày sau bọ xít xanh mới giao phối và đẻ trứng. (Nguyễn Thị Chắt,
2006)
Thành trùng và ấu trùng đều chích hút nhựa cây và trái cà nhất là khi trái còn
non. Ruộng cà pháo bị bọ xít xanh gây hại, trên trái bị đốm nâu đen, trái bị chín sớm,
nếu bị chích nặng có thể bị thối.
2.2.6 Bọ phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius (Aleyrodidae - Homoptera)
Nhóm bọ phấn trắng thuộc bộ cánh đều (Homoptera), họ Aleyrodidae, cơ thể
nhỏ, dài khoảng 1 - 3 mm, gân cánh trước là gân đơn hoặc phân một nhánh. Thành
trùng là loài bướm nhỏ, cả con đực và cái đều có cánh, cánh được phủ một lớp bụi sáp
trắng mịn (Gerling, 2004).
Berlinger (1986) cho rằng sự biến thái của bọ phấn trắng có điểm khác với bộ
Homoptera, giai đoạn mới nở (tuổi 1) thì hoạt động, nhưng tuổi 2, 3, 4 thì không hoạt
động giống như vảy của rệp dính, cánh phát triển trong suốt giai đoạn biến thái sẽ lộ ra
khi chúng vũ hóa thành con trưởng thành. Chúng gây hại dưới 3 hình thức: trực tiếp,
gián tiếp và có vai trò như một vai trò vector truyền bệnh.
2.3 Một số nghiên cứu về bọ phấn trắng
2.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

2.3.1.1 Phân bố, thành phần loài và ký chủ
Bọ phấn trắng có nguồn gốc từ Trung Mỹ và vịnh Caribe. Ở một số vùng của
Châu Mỹ, bọ phấn trắng được báo cáo xuất hiện ở các quốc gia, khu vực như:
Bahamas, Barbados, Brazil, Canary Islands, Costa Rica, Cuba, Dominica, Ecuador,
Haiti, Martinique, Peru, Philippines, Panama và Nam Florida, trên các đảo ở Thái Bình
Dương, bọ phấn trắng tìm thấy ở các khu vực như: American Samoa, đảo Cook, Fiji,
Hawaii, Kiribati, Majuro, đảo Mariana, Nauru, Palau, Pohnpei, Tokelau, Tonga và Tây
Samoa (Waterhouse và Norris, 1989).

12


Tình hình bọ phấn trắng được báo cáo đầu tiên xuất hiện ở đảo Hawaii vào
năm 1978 trên đảo Oahu và được báo cáo trên các đảo chính khác vào năm 1981. Loài
này xuất hiện nhiều ở các vùng duyên hải và ở độ cao dưới 3048 mét (Martin và
Ronald, 1993).
Loài Bemisia tabaci G. được ghi nhận hiện diện hơn 90 nước, hầu hết ở các
nước vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và một số ở vùng ôn đới. Ở Châu Âu loài này có
hầu hết các nước khu vực Địa Trung Hải, Ý, Pháp, Thụy Sỹ. Ở Bắc Âu cũng ghi nhận
được loài này trong nhà kính (Traboulsi, 1994 trích từ Giustia và ctv.,1989 và IIE,
1986).
Ở Châu Phi chúng phân bố rộng rãi từ Chad và Ethiopia tới Zimbabwe và
Nam Phi, đảo Madagascar, Réunion và Mauritius (Ondieki, 1975).
Ở Châu Á và khu vực Thái Bình Dương loài này hiện diện ở nhiều nước như
Ấn Độ, Thái Lan…, nhiều khu vực ở Mỹ, Caribbean, Brazil, Mexico, Nam Mỹ,
California loài này là loài dịch hại nghiêm trọng trên cây trồng. Ngoài ra chúng còn
hiện diện nhiều nước ở vùng Cận Đông từ Algeria, Bahrain, Ciprus, Iran, Kuwait,
Lebanon, Somalia, Turkey, Pakixtan. (Traboulsi, 1994).
2.3.1.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái
Việc phân loại bọ phấn trắng rất phức tạp và không thể dựa vào các đặc tính

hình thái của thành trùng để định danh chúng, vì nhiều loại có hình dạng thành trùng
tương tự nhau. Do đó, việc xác định giống và loài thường dựa vào hình dạng và cấu
tạo của ấu trùng tuổi 4 hay còn được gọi là nhộng giả (Gill, 1992; Mound và Halsey,
1978). Tuy nhiên, theo Lopez-Avila (1986), hình dạng và kích thước nhộng của các
loài bọ phấn trắng luôn thay đổi tùy thuộc vào thành phần cutine cây ký chủ mà chúng
sống trên đó.
Loài Alerodicus dispersus Russell
Thành trùng có màu trắng và có kích thước nhỏ, chiều dài khoảng 2 - 3 mm và
có phủ một lớp sáp mịn trên cơ thể. Chúng gần giống như loài bướm nhỏ, cả con đực
và con cái đều có cánh. Mắt có màu đỏ nâu hơi sậm. Cánh của chúng trong suốt khi
mới vũ hóa và sau khi vũ hóa một vài giờ thì phủ lên một lớp phấn trắng (Waterhouse
và Norris, 1989).

13


Theo Waterhouse và Norris (1989), A. dispersus có 4 giai đoạn ấu trùng. Giai
đoạn đầu tiên của ấu trùng đôi khi còn được gọi là “con rận”, là giai đoạn ấu trùng có
chân bò và râu rõ rệt, giai đoạn đầu là giai đoạn duy nhất có khả năng di chuyển nhanh
nhẹn. Tất cả các giai đoạn ấu trùng khác thì chúng bất động. Ổ trứng gồm một hay
nhiều trứng nhỏ, hình elip, vỏ bọc nhẵn, trứng màu vàng đến nâu vàng, cùng với nhiều
chất sáp nhỏ, bám ở bề mặt của lá, thường là mặt dưới của lá cây, nó không theo một
quy luật nào cả, sáp phủ theo đường, điển hình là tạo thành một mẫu hơi xoắn.
Theo Berlinger (1986), sự biến thái của bọ phấn trắng có điểm khác với bộ
Homoptera, giai đoạn mới nở (tuổi 1) thì hoạt động, nhưng tuổi 2, 3, 4 thì không hoạt
động giống như vảy của rệp dính, cánh phát triển trong suốt giai đoạn biến thái sẽ lộ ra
khi chúng vũ hóa thành con trưởng thành.
Thành trùng có cặp cánh trắng, cơ thể dài khoảng 2 - 3 mm. Râu đầu của thành
trùng có 7 đốt. Con cái đẻ 14 - 26 trứng thành những vòng tròn xoắn ốc ngay trên biểu
bì của mặt dưới lá, được che phủ bởi lớp xám trắng mịn. Trứng dài khoảng 0,25 mm.

Giai đoạn ấu trùng có 4 tuổi. Trên cơ thể ấu trùng tuổi cuối có những sợi sáp trắng dài.
Thành trùng cái đẻ trứng ngay trong ngày vũ hóa. Những thành trùng cái không bắt
cặp thì trứng sẽ nở toàn con đực, nếu bắt cặp thì trứng sẽ nở ra cả đực và cái. Trong
điều kiện nhiệt độ 200C - 390C, thời gian ủ trứng 9 - 10 ngày, tuổi 1: 6 - 7 ngày, tuổi 2:
4 - 5 ngày, tuổi 3: 5 - 7 ngày, nhộng: 10 - 11 ngày (Waterhouse và Norris, 1989).
Thành trùng A. dispersus có thể sống đến 39 ngày trong điều kiện phòng thí
nghiệm, thành trùng cái A. dispersus đẻ trứng ngay trong ngày vũ hóa và tiếp tục đẻ
trứng trong suốt vòng đời của chúng, trứng dài khoảng 0,5 mm. Nếu không giao phối
con cái sẽ đẻ thế hệ con cháu là toàn con đực, nếu giao phối sẽ đẻ cả đực và cái. Chúng
hoạt động linh hoạt nhất trong một vài giờ buổi sáng. Giao phối xảy ra trong khoảng
thời gian buổi chiều (Waterhouse và Norris, 1989).
Loài Bemisia tabaci Gennadius
Theo Ronald và Martin (1992) cho rằng trứng thường được đẻ ở mặt dưới của
lá non, tầng trên của cây. Con cái đẻ từ 28 - 300 trứng phụ thuộc vào nhiệt độ và cây
ký chủ. Ở nhiệt độ thấp thì gia tăng tỷ lệ tử vong. Trứng đẻ trứng hình quả lê, thường
được đẻ vào biểu bì của lá hay tế bào ở mặt dưới của lá. Trứng bám chặt vào lá bằng
một cái cuống. Khi mới đẻ trứng có màu trắng, và trở nên nâu khi sắp nở.
14


×