Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ NHIỄM BỆNH PHẤN TRẮNG (Oidium heveae Steimn.) TRÊN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU BẢNG I VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TẠI MỘT SỐ CÔNG TY VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ NẤM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NƠNG HỌC
HHIH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ NHIỄM BỆNH PHẤN TRẮNG
(Oidium heveae Steimn.) TRÊN CÁC DỊNG VƠ TÍNH
CAO SU BẢNG I VÙNG ĐƠNG NAM BỘ TẠI
MỘT SỐ CÔNG TY VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ
THUỐC TRỪ NẤM

Ngành: NÔNG HỌC
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Vinh
Niên khóa: 2005 - 2009

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2009


ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ NHIỄM BỆNH PHẤN TRẮNG
(Oidium heveae Steimn.) TRÊN CÁC DỊNG VƠ TÍNH
CAO SU BẢNG I VÙNG ĐƠNG NAM BỘ
VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT
SỐ THUỐC TRỪ NẤM

Tác giả

Nguyễn Phương Vinh


Luận văn được đệ trình để hồn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư Nông nghiệp
ngành Nông Học

Hội đồng hướng dẫn:
KS. Nguyễn Hữu Trúc
ThS. Phan Thành Dũng
KS. Nguyễn Đôn Hiệu

- Giảng viên khoa Nông học Đại học Nơng
Lâm thành phố Hồ Chí Minh
- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao su
Việt Nam, trưởng Bộ môn Bảo vệ Thực vật
- Cán bộ nghiên cứu tại Bộ môn Bảo vệ Thực
vật Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2009
i


LỜI CẢM TẠ
Trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của
nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi học tập tại truờng.
Quý thầy cô khoa Nông Học – truờng Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian học tập tại trường.
Thầy Nguyễn Hữu Trúc đã tận tình hướng dẫn để tơi hồn thành khóa luận này.
Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi
trong thời gian tôi thực tập tại cơ quan.

ThS. Phan Thành Dũng, ThS. Trần Ánh Pha, ThS. Nguyễn Thái Hoan,
KS. Nguyễn Đơn Hiệu, KS. Nguyễn Ngọc Mai và tồn thể cơ, chú, anh, chị trong Bộ
môn Bảo vệ Thực vật/Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã tận tình hướng dẫn để tơi
hồn thành khố luận này.
Tồn thể các bạn lớp DH05NH đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập và thực hiện đề tài.
Bạn Võ Thanh Trung và toàn thể các bạn sinh viên thực tập tại Viện Nghiên
cứu Cao su Việt Nam trong khoảng thời gian từ 20/01/2009 – 12/08/2009 đã động viên
giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tác giả
Nguyễn Phương Vinh

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Điều tra mức độ nhiễm bệnh phấn trắng trên các dịng vơ tính cao su
bảng I vùng Đông Nam Bộ và đánh giá hiệu quả của một số thuốc trừ nấm” đã
được thực hiện tại Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam; Công ty Cao su Tây Ninh;
Công ty Cổ Phần Cao su Đồng Phú và Công ty Cao su Đồng Nai. Thời gian thực hiện:
từ 20/01/2009 đến 12/08/2009.
Mức độ nhiễm bệnh phấn trắng trên các dòng vơ tính cao su bảng I vùng Đơng
Nam Bộ đã được đánh giá dựa vào kết quả điều tra từ các dịng vơ tính: RRIV 1;
RRIV 3; PB 255 và PB 260. Mỗi dịng vơ tính được tiến hành điều tra trên 3 vườn
nhân, mỗi vườn điều tra 5 điểm, mỗi điểm chọn 10 cây và mỗi cây quan trắc 5 lá chét
giữa ở tầng lá trên cùng. Cấp bệnh trong quá trình quan trắc được ghi nhận dựa vào
bảng phân cấp bệnh phấn trắng của Phan Thành Dũng (2004). Mức độ nhiễm bệnh của
các dịng vơ tính được đánh giá dựa theo tài liệu của Tan và cộng sự (1992). Kết quả
cho thấy, cả 4 dịng vơ tính cao su bảng I vùng Đông Nam Bộ đều bị nhiễm bệnh phấn
trắng ở mức từ trung bình đến nặng, với cấp bệnh trung bình cao nhất của các dịng vơ

tính được điều tra như sau: PB 255: 3,5 (nhiễm nặng); PB 260: 3,8 (nhiễm nặng);
RRIV 1: 2,4 (nhiễm trung bình) và RRIV 3: 3,1 (nhiễm nặng).
Thí nghiệm thử thuốc trong phòng được thực hiện theo phương pháp in vivo
trên 3 loại thuốc trừ nấm là: Anvil 5 SC, V-tvil 500 SC và Vixazol 275 SC ở các mức
nồng độ: 0,5; 1; 5; 10 và 15 ppm a.i. Các mẫu lá dùng trong thí nghiệm được lấy từ
dịng vơ tính RRIV 4 ở giai đoạn từ 12 – 15 ngày tuổi và tương đối sạch bệnh, sau khi
xử lý thuốc và chủng bệnh các mẫu lá này được duy trì ở điều kiện ẩm độ thích hợp và
nhiệt độ 24 ± 2 oC trong 7 ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy cả 3 loại thuốc dùng
trong thí nghiệm đều rất có hiệu lực phịng trừ nấm Oidium heveae Steimn. (Thuốc
Anvil 5 SC có ED50: 0,49 mg a.i/l; V-tvil 500 SC có ED50: 7,70 mg a.i/l và thuốc
Vixazol 275 SC có ED50: 2,04 mg a.i/l).
Nồng độ thương phẩm theo lý thuyết để thử nghiệm ngồi đồng được tính từ
các chỉ số ED50 của thí nghiệm thử thuốc trong phịng, với mức nồng độ tham khảo
của từng loại thuốc cụ thể như sau: Anvil 5 SC: 0,10 %; V-tvil 500 SC: 0,15 % và
Vixazol 275 SC: 0,09 %.
iii


Thí nghiệm ngồi đồng đã được thực hiện trên 3 loại thuốc trừ nấm là:
Vixazol 275 SC nồng độ 0,10 và 0,15 %; Anvil 5 SC nồng độ 0,15 % và V-tvil 500 SC
nồng độ 0,10 và 0,15 %. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên trên
vườn nhân của dịng vơ tính RRIV 3. Kết quả sau 3 đợt xử lý thuốc cho thấy, nghiệm
thức V-tvil 500 SC nồng độ 0,10 % có hiệu lực làm giảm chỉ số bệnh (CSB): 80,0 %
và tỷ lệ bệnh (TLB): 54,2 %; nghiệm thức V-tvil 500 SC nồng độ 0,15 % có hiệu lực
làm giảm CSB: 78,5 % và TLB: 61,8 %; nghiệm thức Anvil 5 SC nồng độ 0,15 % có
hiệu lực làm giảm CSB: 73,0 % và TLB: 51,1 %; nghiệm thức Vixazol 275 SC nồng
độ 0,10 % có hiệu lực làm giảm CSB: 55,4 % và TLB: 18,7 % và nghiệm thức Vixazol
275 SC nồng độ 0,15 % có hiệu lực làm giảm CSB: 79,8 % và TLB: 64,9 %.

iv



MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa..........................................................................................................................i
Lời cảm tạ ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt.......................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... vii
Danh sách các hình và đồ thị...................................................................................... viii
Danh sách các bảng .......................................................................................................ix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2 Mục đích ...................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu .....................................................................................................................2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................3
2.1 Cây cao su.................................................................................................................3
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về cây cao su............................................................................3
2.1.2 Tình hình phát triển cây cao su trong nước ...........................................................3
2.2 Sâu bệnh hại trên cây cao su.....................................................................................4
2.2.1 Tổng quan về sâu bệnh hại trên cây cao su ..........................................................4
2.2.2 Bệnh phấn trắng trên cây cao su............................................................................5
2.2.2.1 Sơ lược về nấm Oidium heveae Steimn. ............................................................5
2.2.2.2 Lịch sử và tác hại của bệnh phấn trắng trên cây cao su .....................................7
2.2.2.3 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh phấn trắng trên cây cao su ....8
2.3 Thuốc bảo vệ thực vật và một số nghiên cứu, ứng dụng phòng trị bệnh phấn
trắng trên cây cao su ....................................................................................................11

2.3.1 Sơ lược về thuốc bảo vệ thực vật ........................................................................11
2.3.1.1 Lịch sử thuốc bảo vệ thực vật...........................................................................11
2.3.1.2 Phân loại thuốc bảo vệ thực vật........................................................................12
2.3.1.3 Thuốc bảo vệ thực vật nhóm carbamate...........................................................12
v


2.3.1.4 Nhóm thuốc trừ nấm gốc triazole.....................................................................13
2.3.2 Phịng trị bệnh phấn trắng trên cây cao su bằng thuốc BVTV ............................15
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP .........................................................17
3.1 Thời gian điều tra và địa điểm nghiên cứu.............................................................17
3.2 Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................17
3.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................17
3.3.1 Điều tra mức độ nhiễm bệnh phấn trắng trên các dvt cao su bảng I vùng
ĐNB tại một số công ty cao su.....................................................................................17
3.3.2 Đánh giá hiệu quả phòng trừ nấm O. heveae gây bệnh phấn trắng trên cây
cao su của một số thuốc trừ nấm ..................................................................................19
3.3.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát mức độ ức chế sự phát sinh phát triển nấm
O. heveae của một số thuốc trừ nấm bằng phương pháp in vivo..................................19
3.3.2.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây cao
su của một số thuốc trừ nấm bằng phương pháp thí nghiệm ngồi đồng.....................21
3.4 Xử lý số liệu ...........................................................................................................23
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................24
4.1 Triệu chứng.............................................................................................................24
4.2 Kết quả điều tra ......................................................................................................26
4.3 Kết quả thử thuốc trong phòng...............................................................................29
4.4 Kết quả thử thuốc trên vườn nhân ..........................................................................32
4.4.1 Diễn biến TLB và CSB........................................................................................33
4.4.2 Hiệu quả kinh tế...................................................................................................35
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................40

5.1 Kết luận...................................................................................................................40
5.2 Đề nghị ...................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................42
PHỤ LỤC .....................................................................................................................46

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
a.i: Hoạt chất (Active ingredient)
AGROINFO: Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
BVTV: Bảo vệ Thực vật
CBTB: Cấp bệnh trung bình
CSB (%): Chỉ số bệnh (%)
CTCPCS: Công ty Cổ Phần Cao su
CTCS: Công ty Cao su
CV: Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)
Dvt: Dịng vơ tính
ĐNB: Đơng Nam Bộ
ED50: Liều lượng hiệu quả đối với 50 % số cá thể thí nghiệm (Effective dose 50)
H.: Hevea
IPSARD: Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
LC50: Nồng độ gây chết 50 % số cá thể thí nghiệm (Lethal concentration 50)
LD50: Liều lượng gây chết 50 % số cá thể thí nghiệm (Lethal dose 50)
O.: Oidium
T.: Trichoderma
TLB (%): Tỷ lệ bệnh (%)
USD: United States Dollar
V.: Veratum
VNĐ: Việt Nam đồng

VRG: Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam (Vietnam Rubber Group)

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2 Hình thái nấm Oidium heveae Steimn. .............................................................6
Hình 4.1 Triệu chứng bệnh phấn trắng trên lá cao su.................................................24
Hình 4.2 Nấm bệnh gây rụng lá chét và cuống lá phủ đầy phấn màu trắng...............25
Hình 4.3 Nấm bệnh gây biến dạng trên lá già và làm mất diệp lục............................25
Hình 4.4 Vết bệnh cũ trên lá .......................................................................................26
Hình 4.5 Nghiệm thức đối chứng ở đợt quan trắc lần 2 .............................................37
Hình 4.6 Nghiệm thức Anvil 5 SC nồng độ 0,15 % ở đợt quan trắc lần 2 .................37
Hình 4.7 Nghiệm thức V-tvil 500 SC nồng độ 0,1 % ở đợt quan trắc lần 2 .............38
Hình 4.8 Nghiệm thức V-tvil 500 SC nồng độ 0,15 % ở đợt quan trắc lần 2 ............38
Hình 4.9 Nghiệm thức Vixazol 275 SC nồng độ 0,10 % ở đợt quan trắc lần 2 .........39
Hình 4.10 Nghiệm thức Vixazol 275 SC nồng độ 0,15 % ở đợt quan trắc lần 2 .......39
Đồ thị 4.1 Tương quan giữa các nồng độ thuốc thử nghiệm và mức độ ức chế sự
phát triển của nấm O. heveae sau 7 ngày .....................................................................32

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Bảng phân cấp bệnh phấn trắng....................................................................18
Bảng 3.2 Phân hạng mức độ nhiễm bệnh phấn trắng dựa theo CBTB ........................19
Bảng 3.3 Hóa chất BVTV và nồng độ khảo nghiệm ngoài đồng ................................21
Bảng 4.1 CBTB và mức độ nhiễm bệnh phấn trắng trên vườn nhân

của các dvt cao su bảng I vùng ĐNB tại một số công ty cao su..................................27
Bảng 4.2 Mức độ ức chế sự phát triển nấm O. heveae của các loại thuốc
thử nghiệm sau 3; 5 và 7 ngày chủng bệnh .................................................................30
Bảng 4.3 Chỉ số ED50 của các loại thuốc thử nghiệm đối với nấm O. heveae
sau 7 ngày xử lý............................................................................................................31
Bảng 4.4 Diễn biến TLB sau 3 đợt xử lý thuốc ...........................................................34
Bảng 4.5 Diễn biến CSB sau 3 đợt xử lý thuốc ...........................................................34
Bảng 4.6 So sánh chi phí và hiệu quả đạt được ở mỗi loại thuốc trong thí nghiệm ....36
Bảng 7.1 Kết quả điều tra mức độ nhiễm bệnh phấn trắng trên các dvt cao su
bảng I vùng ĐNB tại CTCS Tây Ninh; CTCS Đồng Nai và CTCPCS Đồng Phú.......48
Bảng 7.2 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính của thuốc trừ nấm Vixazol 275 SC...49
Bảng 7.3 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính của thuốc trừ nấm V-tvil 500 SC ......49
Bảng 7.4 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính của thuốc trừ nấm Anvil 5 SC ..........49
Bảng 7.5 Số liệu tổng hợp của thí nghiệm trong phịng ..............................................50
Bảng 7.6 Tỷ lệ bệnh sau các lần xử lý thuốc và số liệu đã được
chuyển đổi tương ứng..................................................................................................51
Bảng 7.7 Chỉ số bệnh sau các lần xử lý thuốc và số liệu đã được
chuyển đổi tương ứng...................................................................................................52
Bảng 7.8 Kết quả phân tích biến lượng TLB (%) trước xử lý .....................................53
Bảng 7.9 Kết quả phân tích biến lượng TLB (%) đợt 1...............................................53
Bảng 7.10 Kết quả phân tích biến lượng TLB (%) đợt 2.............................................54
Bảng 7.11 Kết quả phân tích biến lượng TLB (%) đợt 3.............................................55
Bảng 7.12 Kết quả phân tích biến lượng CSB (%) trước xử lý ...................................56
Bảng 7.13 Kết quả phân tích biến lượng CSB (%) đợt 1.............................................57
ix


Bảng 7.14 Kết quả phân tích biến lượng CSB (%) đợt 2.............................................58
Bảng 7.15 Kết quả phân tích biến lượng CSB (%) đợt 3.............................................59
Bảng 7.16 Hiệu lực làm giảm TLB (%) và CSB (%) sau 3 lần xử lý thuốc................60

Bảng 7.17 Kết quả phân tích biến lượng hiệu lực làm giảm TLB (%)
sau 3 lần xử lý..............................................................................................................61
Bảng 7.18 Kết quả phân tích biến lượng hiệu lực làm giảm CSB (%)
sau 3 lần xử lý...............................................................................................................62

x


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Cây cao su (Hevea brasiliensis Muell. Arg) có nguồn gốc từ vùng châu thổ
sơng Amazon, được chính thức du nhập vào Việt Nam vào năm 1897
(Đặng Văn Vinh, 1997). Hiện nay ở nước ta, cao su là loại cây trồng có vị trí quan
trọng trong đời sống kinh tế – xã hội và đóng góp một nguồn ngoại tệ rất lớn cho đất
nước thông qua việc xuất khẩu nguyên liệu (năm 2008, xuất khẩu cao su của Việt Nam
đạt 685 nghìn tấn và giá trị thu được là 1,69 tỷ USD). Ngồi ra, cịn tạo công ăn việc
làm cho hàng triệu người lao động, phủ xanh đất trống đồi trọc và góp phần cải tạo
mơi trường sinh thái. Vì những lợi ích thiết thực trên mà diện tích cao su cả nước ngày
càng được mở rộng (từ năm 2000 đến năm 2008 diện tích cao su nước ta đã tăng
trưởng bình quân hơn 4 %/năm), hiện nay diện tích cao su ở nước ta là 601,8 nghìn ha
và dự kiến sẽ ổn định ở mức 850 – 870 nghìn ha vào năm 2015 (AGROINFO và
IPSARD, 2009). Tuy nhiên, cùng với việc trồng độc canh và xu hướng mở rộng diện
tích ra các vùng trồng mới, thiệt hại do sâu bệnh gây nên trên cây cao su cũng ngày
càng trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế người dân.
Theo Chee (1976), có 550 loài sinh vật gây hại trên cây cao su, trong đó 24 lồi
có ảnh hưởng về mặt kinh tế. Một trong những nấm bệnh quan trọng đó là Oidium
heveae Steimn. gây bệnh phấn trắng. Theo Phan thành Dũng (2004), bệnh hiện diện ở
tất cả các nước trồng cao su trên thế giới và có khả năng gây hại ở mọi lứa tuổi của

cây, trên vườn cây khai thác bệnh làm giảm từ 10 đến 50 % sản lượng, ngoài ra bệnh
còn làm chậm sinh trưởng và gây chết cây trên vườn nhân; vườn ương và vườn cây
kiến thiết cơ bản (KTCB).

1


Để hạn chế tác hại của bệnh phấn trắng trên cây cao su, hiện nay có nhiều biện
pháp đã được nghiên cứu và áp dụng. Trong đó, nghiên cứu về sử dụng giống kháng
bệnh được xem là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu của Bộ môn
Bảo vệ Thực vật/Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, hiện nay ở nước ta chưa có một
dịng vơ tính (dvt) cao su nào hoàn toàn miễn dịch đối với loại nấm này. Mặt khác,
công tác chọn tạo giống cũng cần rất nhiều thời gian nghiên cứu. Do đó, để phịng trừ
bệnh phấn trắng trên cây cao su hiện nay, biện pháp sử dụng hóa chất được xem là hữu
hiệu nhất, vì biện pháp này có khả năng dập dịch nhanh, kịp thời ngăn chặn sự lây lan
và phát triển của bệnh, mang lại hiệu quả phòng trị cao.
Hiện nay, theo khuyến cáo của Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam, thuốc
Anvil 5 SC có hiệu quả phịng trừ cao đối với bệnh phấn trắng trong vườn ương, vườn
nhân và vườn cây KTCB. Tuy nhiên, do giá bán trên thị trường của loại thuốc này hiện
nay khá cao (150.000 VNĐ/lít), dẫn đến chi phí phịng trị cao. Xuất phát từ thực tế
trên, đề tài “Điều tra mức độ nhiễm bệnh phấn trắng (Oidium heveae Steimn.) trên
các dịng vơ tính cao su bảng I vùng Đông Nam Bộ và đánh giá hiệu quả của một số
thuốc trừ nấm” được thực hiện, nhằm tìm ra loại thuốc mới có hiệu quả phịng trị
bệnh phấn trắng tốt hơn so với khuyến cáo hiện hành và xác định mức độ nhiễm bệnh
phấn trắng của các dvt cao su bảng I vùng ĐNB, làm cơ sở cho những khuyến cáo
phịng trị sau này.
1.2 Mục đích
Mục đích của đề tài là đánh giá mức độ nhiễm bệnh phấn trắng trên các dvt cao
su đang được trồng phổ biến tại vùng ĐNB và tìm ra loại hóa chất có hiệu lực phịng
trị cao đối với loại nấm bệnh này.

1.3 Yêu cầu
-

Khảo sát mức độ nhiễm bệnh phấn trắng trên các dvt cao su bảng I vùng ĐNB.

-

Khảo sát mức độ ức chế sự phát sinh phát triển nấm O. heveae của một số thuốc

trừ nấm bằng phương pháp in vivo.
-

Đánh giá hiệu lực phòng trừ nấm O. heveae gây bệnh phấn trắng trên cây cao su

của một số thuốc trừ nấm trên vườn nhân.
2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cây cao su
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về cây cao su
Cây cao su (Hevea brasiliensis) thuộc chi Hevea, họ Euphorbiaceae. Thích hợp
sinh trưởng và phát triển ở những vùng có nhiệt độ từ 25 – 30 0C, lượng mưa tối thích
từ 1.500 – 2.000 mm/năm với số ngày mưa từ 100 – 150 ngày/năm. Theo ghi nhận tại
Malaysia, gió bão là một trong những yếu tố làm hạn chế việc mở rộng diện tích cao
su, tuy nhiên ở tốc độ gió từ 1 – 2 mét/giây thì đây lại là điều kiện thuận lợi giúp vườn
cây thơng thống và hạn chế bệnh hại. Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến
cường độ quang hợp do đó ảnh hưởng đến sinh trưởng sản lượng vườn cây, số giờ

chiếu sáng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su là từ
1800 – 2800 giờ/năm (Nguyễn Thị Huệ, 2007).
Lá cao su là lá kép, mọc cách, mỗi lá gồm 3 lá chét, lá phát triển theo tầng.
Trong điều kiện khí hậu tại Việt Nam để hình thành một tầng lá mới cần từ 25 – 35
ngày trong mùa mưa và 40 – 45 ngày trong mùa khô. Cây cao su từ 3 năm tuổi trở lên
có đặc điểm là hàng năm, vào một thời điểm cố định toàn bộ tán lá sẽ vàng úa và rụng
trụi, sau đó cây tái tạo lại tán lá non, hiện tượng này gọi là rụng lá sinh lý (rụng lá qua
đông). Tại Việt Nam, cây cao su rụng lá qua đông vào khoảng tháng 1 đến tháng 2
hàng năm, tuỳ từng dvt mà hiện tượng này có thể kéo dài từ 15 – 20 ngày hoặc
trên 1 tháng (Nguyễn Thị Huệ, 2007).
2.1.2 Tình hình phát triển cây cao su trong nước
Cây cao su được di nhập và trồng thành công tại Việt Nam vào năm 1897
(Đặng Văn Vinh, 1997), từ đó đến nay diện tích và sản lượng cao su nước ta không
ngừng gia tăng. Theo AGROINFO và IPSARD (2009), năm 2008 diện tích cao su tại
3


Việt Nam là 601,8 nghìn ha (chiếm 5,4 % diện tích cao su thiên nhiên thế giới và xếp
hàng thứ 5 sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ). Hiện nay ở nước ta, cao su
là loại cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao, năm 2008 giá trị xuất khẩu cao su của
Việt Nam là 1,69 tỷ USD.
Theo định hướng phát triển của Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam sau
khi đạt được diện tích 700 nghìn ha sẽ lập kế hoạch tiếp tục mở rộng để đạt được diện
tích 850 nghìn ha cao su vào năm 2015 (AGROINFO và IPSARD, 2009).
2.2 Sâu bệnh hại trên cây cao su
2.2.1 Tổng quan về sâu bệnh hại trên cây cao su
Sâu bệnh hại là nhân tố quan trọng làm hạn chế việc mở rộng diện tích cây cao
su đến vùng trồng mới, theo Nguyễn Hải Đường (1996) hàng năm nấm bệnh lấy đi
khoảng 15 % sản lượng cao su thiên nhiên thế giới. Tại Nam Mỹ, nguyên quán của cây
cao su H. brasiliensis đến nay vẫn chưa thực hiện được sự nghiệp trồng cao su trên

quy mô lớn, nguyên nhân chủ yếu do tại đây chưa thể kiểm soát được bệnh rụng lá
Nam Mỹ do nấm Mycrocyclus ulei gây nên (Phan Thành Dũng, 2004). Cũng theo
Nguyễn Hải Đường (1996) tại Việt Nam thiệt hại do nấm bệnh gây ra hàng năm rất
lớn, đặc biệt là các bệnh: nấm hồng, phấn trắng và loét sọc mặt cạo.
Theo Chee (1976) có 550 loài sinh vật gây hại trên cây cao su, trong đó 26 lồi
có tầm quan trọng về mặt kinh tế. Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của các
chuyên gia Trung Quốc (1961 – 1964) và của Nguyễn Hải Đường và cộng sự
(1965 – 1995), có 19 loại bệnh hại trên cây cao su gồm: 7 bệnh lá, trong đó 3 bệnh
chính gây thiệt hại đến kinh tế là: phấn trắng, rụng lá mùa mưa và héo đen đầu lá.
5 bệnh thân cành, trong đó 3 bệnh chính gây hại kinh tế: nấm hồng, thối vỏ và khô
ngọn cành. 3 bệnh mặt cạo, trong đó 2 bệnh chính gây thiệt hại kinh tế: loét sọc mặt
cạo và khô mủ. 4 bệnh rễ, trong đó 2 bệnh chính nhưng hiếm gặp, chỉ thấy ở miền
Trung và miền Bắc Việt Nam: bệnh rễ đỏ và bệnh rễ nâu. 13 loại sâu hại, trong đó 4
loại phổ biến nhất: mối ăn vỏ và rễ cao su tươi, sùng, câu cấu và sâu ăn lá.
Cùng với việc phát triển nhanh chóng về diện tích và được trồng độc canh tập
trung trên diện tích lớn trong điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, gần đây tình hình
4


bệnh hại trên cây cao su ở nước ta ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh các bệnh truyền
thống như: phấn trắng; nấm hồng và héo đen đầu lá, gần đây ở nước ta cịn có thêm sự
xuất hiện của bệnh rụng lá Corynespora vào 08/1999 và sự bùng phát của bệnh nứt vỏ
xì mủ do nấm Botryodiploidia theobromae Pat. gây nên (Phan Thành Dũng, 2004).
2.2.2 Bệnh phấn trắng trên cây cao su
2.2.2.1 Sơ lược về nấm Oidium heveae Steimn.
¾ Phân loại
Nấm O. heveae là tác nhân chủ yếu gây nên tình trạng rụng lá thứ cấp trên cây
cao su trong giai đoạn ra lá mới ngay sau đợt rụng lá qua đông hàng năm.
Theo Phan Thành Dũng (2004) nấm O. heveae cịn có tên gọi khác là Acrosporium
heveae (Steimn.) Subramania, thuộc bộ Moniliales, lớp Deuteromycetes. Theo Lê

Lương Tề và Vũ Triệu Mân (1998) nấm O. heveae thuộc bộ Hyphalales, lớp
Deuteromycetes, giai đoạn hữu tính thuộc lớp Ascomycetes tuy nhiên rất ít gặp.
Theo NCBI (2009) nấm O. heveae gây bệnh phấn trắng trên cây cao su có hệ
thống phân loại như sau:
Giới: Fungi
Giới phụ: Dikarya
Ngành: Ascomycota
Ngành phụ: Pezizomycotina
Lớp: Leotiomycetes
Bộ: Erysiphales
Họ: Erysiphaceae
Họ phụ: Mitofporic Erysiphaceae
Chi: Oidium
Loài: Oidium heveae

5


¾ Đặc điểm hình thái
Sợi nấm O. heveae có cấu tạo đa bào, màu trắng trong suốt và phân cành. Cành
sinh bào tử không màu, không phân cành và hợp với sợi nấm theo chiều thẳng đứng.
Bào tử có dạng elíp hoặc hình trống, với kích thước biến động trong khoảng
25 – 42 x 12 – 17 μm. Có 2 – 4 bào tử đính thành chuỗi trên một cành (Lê Lương Tề
và Vũ Triệu Mân, 1998; Sivanesan và Holliday, 1976).
¾ Đặc tính sinh vật học
Nấm O. heveae thuộc loại ký sinh bắt buộc, bào tử nảy mầm và xâm nhiễm vào
lá qua khí khổng hoặc xuyên qua tầng cutin và biểu bì dậu. Nấm phát tán bào tử nhờ
gió và tồn tại từ mùa này sang mùa khác trên cây thực sinh trong vườn khai thác,
vườn ương và vườn nhân. Ngồi ra, nấm cịn ký sinh trên cỏ mực, cây xà bông,
cây song và cây mây (Phan Thành Dũng, 2004).


Hình 2 Hình thái nấm O. heveae (Sivanesan và Holliday, 1976)
A: Cuốn bào tử đính, B: Bào tử
Những nghiên cứu in vitro và in vivo của Liyanage và cộng sự (1985) cho biết,
một tỷ lệ cao bào tử O. heveae lấy được từ những lá nhiễm bệnh đã không nảy mầm
6


nếu không được rung nhẹ để loại đi những bào tử già có sức sống kém. Sự nảy mầm
của bào tử được đánh giá tốt nhất sau khi chủng bệnh 24 giờ. Bào tử nấm
O. heveae có thể nảy mầm ở nhiệt độ 5 – 35 oC, đạt cực đại ở 25 – 35 oC và bị ức chế
hoàn toàn ở 40 oC. Bào tử có thể nảy mầm trong khoảng ẩm độ biến thiên rất rộng, tuy
nhiên để sự nhiễm bệnh diễn ra tốt hơn thì cần phải có ẩm độ cao. Khi ủ ở nhiệt độ cao
sự nảy mầm của bào tử tốt hơn trong trạng thái bão hịa nước và có sự giảm rõ rệt khi
để khơ. Bào tử vẫn có khả năng nảy mầm và sinh trưởng tốt trên bề mặt mơi trường trơ
như lam kính và bề mặt lá khi có mặt của nước tự do như sương mù. Tuy nhiên, sự
hình thành bào tử bị ức chế khi kéo dài thời gian nấm trong nước. Dưới ánh sáng nhân
tạo sự nảy mầm của bào tử xảy ra tốt hơn trong tối. Ánh sáng trực tiếp của mặt trời và
đèn cực tím gây ảnh hưởng xấu đến sự nảy mầm bào tử, điều này thể hiện trên các bào
tử rời rõ hơn trên các bào tử dính chặt với nhau trên lá.
2.2.2.2 Lịch sử và tác hại của bệnh phấn trắng trên cây cao su
Bệnh phấn trắng do nấm O. heveae gây ra trên cây cao su đã được báo cáo lần
đầu tiên tại Indonesia (Arens, 1918), sau đó bệnh tiếp tục được ghi nhận tại các quốc
gia: Uganda (Small, 1924), Sri Lanka (Stoughton–Harris, 1925), Malaysia (Sharples,
1926), và Ấn Độ (Mitra và Mehta, 1938) (trích dẫn bởi Edathil và cộng sự, 2000). Gần
đây nhất bệnh được ghi nhận tại Papua New Guinea năm 1967 (trích dẫn bởi
Phan Thành Dũng, 2004). Ngày nay bệnh phấn trắng đã được ghi nhận tại hầu hết các
vùng trồng cao su trên thế giới.
Tác hại của bệnh phấn trắng trên cây cao su biến động tùy thuộc vào điều kiện
khí hậu cụ thể ở từng quốc gia và từng vùng sinh thái, bệnh gây hại nặng tại những

vùng có khí hậu mát mẻ và thường xuyên xuất hiện sương mù. Theo Leitch (1971)
không thể canh tác được những dvt cao su mẫn cảm với nấm O. heveae trong điều kiện
khí hậu mát mẻ tại những vùng có cao trình trên 300 m ở Sri Lanka, trong khi có thể
canh tác tốt những dvt này tại những vùng thấp hơn như Java (Indonesia) (trích dẫn
bởi Lim, 1972).
Tại Việt Nam, phấn trắng là một trong những bệnh nguy hiểm và đáng lo ngại ở
khắp các vùng trồng cao su trong cả nước, bệnh thường xuất hiện vào thời điểm cây
cao su ra lá mới ngay sau đợt rụng lá qua đông vào khoảng tháng 1 đến tháng 3 hàng
7


năm. Tại ĐNB, mức độ gây hại của bệnh phụ thuộc vào điều kiện thời tiết hàng năm,
nếu có sương mù kết hợp với nhiệt độ lạnh bệnh sẽ gây rụng lá 2 – 3 đợt/năm, dẫn đến
cạo chậm 1 – 2 tháng trên vườn cây khai thác. Tại Tây Nguyên, do bị ảnh hưởng của
cao trình nên bệnh thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm (vùng này có cao
trình trên 300 m. Đặc biệt tại CTCS Mang Yang, nơi có cao trình trên 650 m, nhiệt độ
bình quân vào mùa thay lá mới sau đợt rụng lá qua đông hàng năm tại đây khá thấp
(thấp hơn vùng ĐNB từ 2 – 3 oC) và thường xuyên xuất hiện sương mù). Tại khu vực
miền Trung, bệnh phấn trắng khơng phải là đối tượng gây hại chính trên cây cao su, do
vào khoảng thời gian cây cao su thay lá mới tại đây thường xuất hiện những cơn mưa
kéo dài làm trôi bào tử và ngăn cản sự bùng phát của bệnh (Mai Văn Sơn, 2004).
Theo Peou Hour (1999) bệnh phấn trắng có thể xuất hiện trên mọi lứa tuổi của
cây cao su, từ vườn ương, vườn nhân, vườn KTCB đến vườn cây khai thác, gây rụng
hoa và giảm tỷ lệ đậu trái. Nghiêm trọng hơn, khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm
O. heveae có thể gây rụng lá nhiều lần vì vậy dẫn đến chết cành, chết cây nhất là đối
với vườn ương, vườn nhân và vườn cây KTCB. Trường hợp lá bệnh khơng rụng thì
các vết bệnh cũ trên lá tồn tại quanh năm làm giảm diện tích quang hợp, làm chậm
sinh trưởng và giảm sản lượng mủ của vườn cây khai thác. Theo Phan Thành Dũng
(2004) mỗi năm bệnh phấn trắng lấy đi từ 10 – 50 % sản lượng trên vườn cây khai
thác, nguyên nhân chủ yếu là do phải kéo dài thời gian nghỉ dưỡng sau đợt rụng lá qua

đông hàng năm và hậu quả của vết bệnh cũ để lại trên lá làm mất diện tích quang hợp.
Tại Malaysia, theo Wastie (1969) và Azaldin (1975) các nghiệm thức được
phòng trừ bệnh phấn trắng có năng suất tăng 8,1 % so với đối chứng khơng xử lý thuốc
(trích dẫn bởi Zhuoyong và cộng sự, 2004). Tại Trung Quốc, Zhuoyong và cộng sự
(2004) cho biết, trên các dvt RRIM 600, GT 1 và PB 86 nếu bị nhiễm bệnh ở mức độ
nặng có thể làm giảm từ 7,5 – 12,9 % sản lượng mủ.
2.2.2.3 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh phấn trắng trên
cây cao su
Phương pháp sử dụng lá cắt rời của các dvt và lây bệnh phấn trắng nhân tạo
được Lim đưa ra năm 1972, trong đó có sự khác biệt lớn về số lượng đính bào tử
(conidiphore) có trong từng khuẩn lạc (colony) phát triển trên bề mặt lá của các dvt.
8


Những dvt mẫn cảm có số lượng bào tử cao hơn so với dvt ít mẫn cảm hơn, tương tự
diện tích vết bệnh cũng lớn hơn (Lim, 1972).
Trước năm 1980, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (RRIV) đã xây dựng vườn
kiểm định bệnh để đánh giá mức độ nhiễm bệnh của các dvt cao su nhập nội từ
Malaysia và Sri Lanka, dựa theo phương pháp do các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên
cứu Cao su Malaysia (RRIM) đề xuất. Bước đầu đã xác định rõ mức độ nhiễm bệnh
phấn trắng và héo đen đầu lá của các dvt này, kết quả thu được từ vườn kiểm định
bệnh cho thấy có sự tương quan với kết quả quan trắc thực hiện trên cây trưởng thành
trồng ngoài sản xuất (Nguyễn Hải Đường và cộng sự, 1990).
Trong giai đoạn 1996 – 2000, các phương pháp tuyển non thực hiện trong
phịng thí nghiệm cũng đã được thực hiện và mang lại kết quả tin cậy. Cùng thời gian
này, một vườn kiểm định bệnh đã được thiết lập với 87 dvt và đã xác định mức độ
nhiễm bệnh phấn trắng và héo đen đầu lá làm cơ sở cho công tác nghiên cứu giống sau
này (Phan Thành Dũng và cộng sự, 2000).
Theo Thomson và cộng sự (2000), dvt LCB 870 của Sri Lanka có khả năng
kháng bệnh phấn trắng, tuy nhiên dvt này không được trồng phổ biến do năng suất

thấp. Theo kết quả đánh giá nguồn gen IRRBD’81, những cây lai xuất phát từ cây bố
mang nguồn gen IRRBD’81 như RO 44/268 và RO 44/71 có khả năng kháng bệnh
phấn trắng (Lại Văn Lâm và cộng sự, 2009).
Tại Ấn Độ, các dvt được sắp xếp theo mức độ mẫn cảm với bệnh phấn trắng như
sau:
¾ Ít mẫn cảm: PB 86, GT 1, GL 1, PR 107, PB 5/139, RRIM 703, RRII 208
và PB 310.
¾ Mẫn cảm: TJIR 1, PB 5/51 và RRIM 605.
¾ Rất mẫn cảm: RRII 105, RRII 118, RRII 300, PB 261, PB 217, PB 235, PB 280
và PB 311.
Tại Việt Nam, theo khuyến cáo của Tổng Công ty Cao su Việt Nam (2004) các
dvt: VM 515; PB 235; PB 255; RRIV 4 và GT 1 có tính mẫn cảm cao đối với bệnh

9


phấn trắng. Theo Nguyễn Thị Huệ (2006) các dvt: AV 2037, RRIC 100, RRIC 102 và
PB 311 ít mẫn cảm với bệnh phấn trắng.
Theo kết quả phân hạng mức độ nhiễm bệnh phấn trắng của Phan Thành Dũng
(2005) thực hiện tại vườn kiểm định An Lộc/Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam
(Đồng Nai) như sau:
¾ Các dvt nhiễm rất nặng: LH 83/164, RRIC 100, PB 311, LH 83/032, IRCA 209,
GU 176, PB 314, PR 107, RRIC 101, LH 88/251, LH 82/198, LH 88/314 và
LH 88/217.
¾ Các dvt nhiễm nặng: IAN 2903, RIMM 600, GU 198, GT 1, IRCA 130,
LH 82/183, IRCA 41, LH 82/182, LH 83/150, IRCA 109, PB 330, LH 83/599,
VM 515, LH 83/075, LH 82/008, LH 83/480, PB 255, PB 254, FX 2804, LH 90/140,
IAN 6323 và LH 83/086.
¾ Các dvt nhiễm trung bình: PB 28/59, LH 83/152, GU 969, RRIC 121,
LH 90/236, LH 82/036, GU 161, LH 83/259, IAN 6721, PB 86, PB 217, LH 82/104,

PB 324, LH 83/083, LH 82/075, RRIC 130, LH 83/029, IRCA 18, RRIC 102,
IAN 3844, IRCA 230, VT 93/114, RRIC 115, RRIC 132, IRCA 111, LH 82/156,
LH 83/087, IRCA 27, LH 83/450, PB 235, RRIM 712, VE 1, LH 88/241
và LH 83/289.
¾ Các dvt nhiễm nhẹ: LH 82/158, PB 280, LH 83/085, RRIC 126, RRIC 117,
PB 260, FX 3864, RRIC 123, RRIC 128, PB 5/51, LH 82/145 và RRIC 111.
Năm 2008, Phan Thành Dũng và cộng sự tiến hành tuyển non dvt cao su kháng
bệnh phấn trắng, đề tài được thực hiện ở 60/72 dvt cao su tại vườn sơ tuyển Lai Khê –
03/Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam cho kết quả như sau:
¾ Các dvt nhiễm nhẹ: LH 67/697, LH 94/62, LH 94/501, LH 96/115, LH 91/579,
LH 94/133, LH 94/612, LH 94/1111, LH 94/592, LH 94/626, LH 96/345, LH 89/1366,
LH 96/133, LH 97/117, LH 97/267, LH 97/647 và LH 94/544.
¾ Các dvt nhiễm trung bình: LH 94/481, LH 95/206, LH 97/542, LH 82/182,
LH 91/486, LH 98/241, LH 98/377, LH 94/342, LH 94/359, LH 95/88, LH 95/174,
LH 95/395, LH 98/807, LH 94/267, LH 94/475, LH 95/208, LH 96/308, LH 97/646,
10


LH 91/999, LH 91/1119, LH 94/286, LH 94/377, LH 96/305, LH 95/105, PB 260,
LH 97/657, LH 98/239 và LH 98/274.
¾ Các dvt nhiễm nặng: LH 95/113, PB 235, LH 88/185, LH 97/563, LH 94/374,
LH 95/228, LH 97/165, LH 97/196, LH 95/109, LH 95/345, LH 97/80, LH 96/128,
LH 95/115, LH 98/42 và LH 98/444.
Theo Trần Ánh Pha và cộng sự (2008) các loài nấm: Trichoderma harzianum,
T. atrovilide, T. longibrachiatum, T. viride, T. koningii và T. aureoviride có triển vọng
phịng trừ bệnh phấn trắng trên cây cao su.
Ngoài ra, để hạn chế tác hại của bệnh phấn trắng trên cây cao su, cịn có thể tiến
hành gây rụng lá nhân tạo vào trước thời điểm cây cao su rụng lá qua đông, tạo điều
kiện cho cây cao su hình thành tầng lá mới trước mùa cao điểm bệnh. Có thể kết hợp
bón tăng lượng đạm và kali vào giai đoạn cây cao su bắt đầu ra lá mới để giúp cây sớm

ổn định tầng lá và giảm thiệt hại do bệnh gây nên.
2.3 Thuốc bảo vệ thực vật và một số nghiên cứu, ứng dụng phòng trị bệnh phấn
trắng trên cây cao su
2.3.1 Sơ lược về thuốc bảo vệ thực vật
Để hạn chế thiệt hại do côn trùng, nấm bệnh và cỏ dại gây nên, nhiều biện pháp
đã được con người áp dụng như: biện pháp canh tác, biện pháp sử dụng giống kháng –
giống sạch bệnh, biện pháp vật lý cơ học, biện pháp sinh học và biện pháp hóa học.
Tuy nhiên, do những lợi ích trước mắt của việc sử dụng hóa chất trong cơng tác phịng
trừ dịch hại, nên mặc dù có những hạn chế nhất định về mơi trường, nhưng hiện nay
biện pháp hóa học vẫn được sử dụng rộng rãi trong công tác bảo vệ cây trồng.
2.3.1.1 Lịch sử thuốc bảo vệ thực vật
Hóa chất bảo vệ thực vật đã được con người biết đến từ thời cổ đại, khi người
La Mã biết dùng hơi lưu huỳnh để trị côn trùng và muối để diệt cỏ dại. Vào năm 900
sau công nguyên, người Trung Quốc dùng arsenic sulfides để trừ côn trùng trong
vườn. Hai loại cây Veratum album và V. nigrum (cây lê lư) đã được người La Mã dùng
làm thuốc để trừ các loài gậm nhấm. Đến năm 1669, đã xuất hiện tài liệu đầu tiên ở
phương Tây về cách dùng arsenic trộn với mật để diệt kiến. Đầu thế kỷ 19, purethrin
11


và rotenone chiết xuất từ cây cúc dại và cây thuốc cá được dùng để phịng trị nhiều
loại cơn trùng gây hại. Năm 1865, hỗn hợp paris xanh gồm CuSO4 và arsenic được
dùng để trị bọ cánh cứng Colorado trên khoai tây. Đến năm 1883, Millardet cho ra đời
dung dịch Bordeaux, đây được xem là phát minh quan trọng trong việc sử dụng hố
chất để phịng trừ bệnh hại cây trồng, mặc dù đã có những hiểu biết về tác dụng trị
nấm của hợp chất đồng vào năm 1807. Ngày nay, có trên 30.000 loại thuốc có tên
thương phẩm khác nhau được tạo ra từ hơn 600 loại hoạt chất trong đó có trên 150
hoạt chất có tác dụng trị nấm và sử dụng hoá chất đã trở thành biện pháp quan trọng
trong công tác bảo vệ cây trồng (Phan Thành Dũng, 2004; Nguyễn Hữu Trúc, 2008).
2.3.1.2 Phân loại thuốc bảo vệ thực vật

Có nhiều cách phân loại thuốc bảo vệ thực vật như: phân loại dựa vào đối tượng
phòng trừ, con đường xâm nhập hoặc nguồn gốc. Tuy nhiên, tại Việt Nam thuốc bảo
vệ thực vật được phân loại chủ yếu dựa vào đối tượng phòng trừ như: thuốc trừ sâu,
trừ bệnh, trừ ốc sên, trừ cỏ, trừ chuột, trừ nhện và thuốc điều tiết sinh trưởng cây trồng.
Trong mỗi nhóm trên dựa vào nguồn gốc thuốc bảo vệ thực vật lại được phân ra các
nhóm nhỏ hơn như: nhóm lân hữu cơ, nhóm Clo hữu cơ, nhóm carbamate, nhóm
pyrethroid và nhóm triazole.
2.3.1.3 Thuốc bảo vệ thực vật nhóm carbamate
Thuốc bảo vệ thực vật nhóm carbamate là những dẫn xuất của acid carbamic,
trong thành phần hố học có chứa nhóm carbamate như các chất: carbaryl,
carbosulfan, benomyl và carbendazim. Đây là nhóm thuốc đang được sử dụng rộng rãi
vì tương đối rẻ tiền, có hiệu lực cao và ít tồn lưu trong mơi trường. Hiện nay, có hơn
1000 hợp chất gốc carbamate đã được tổng hợp, sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau như: thuốc trừ sâu, trừ nấm bệnh, trừ cỏ, trừ ốc sên và trừ tuyến trùng
(Phạm Văn Biên và cộng sự, 2005; Nguyễn Hữu Trúc, 2008).
Đặc điểm chung của thuốc trừ nấm gốc carbamate là có phổ tác dụng rộng và
cho hiệu quả đặc biệt cao đối với lớp nấm hạch. Tuy nhiên, thuốc lại kém hiệu lực đối
với lớp nấm Phycomycetes. Các thuốc thuộc nhóm này ít độc với con người và động
vật máu nóng (Nguyễn Hữu Trúc, 2008).

12


Sơ lược về thuốc trừ nấm gốc carbendazim
o Tên hóa học: 2 – (methyloxycarbolamino) – benzimidazole
o Nhóm hóa học: carbamate.
o Tính chất: thuốc kỹ thuật dạng bột rắn, khơng màu, khơng tan trong nước, ít tan
trong dung mơi hữu cơ (xylene < 1/100 g, cyclohexan < 1/100 g).
o Công thức hóa học:


o Nhóm độc: III, LD50 qua miệng > 15.000 mg/kg, LD50 qua da > 2.000 mg/kg. Ít
độc với ong và cá (LC50 với cá 2,3 – 4 mg/lít trong 96 giờ).
o Là loại thuốc trừ nấm có tác động nội hấp phổ tác dụng rộng. Có hiệu lực cao
với các lớp nấm nang khuẩn, lớp nấm bất toàn và một số đảm khuẩn.
o Thuốc có khả năng hỗn hợp với maneb, mancozeb và hexaconazole. Khi dùng
có thể kết hợp với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác (Phạm Văn Biên
và cộng sự, 2005).
2.3.1.4 Nhóm thuốc trừ nấm gốc triazole
Thuộc nhóm này là những thuốc trừ nấm nội hấp, phổ tác dụng rộng, hiệu lực
mạnh đang được phát triển và sử dụng nhiều. Điển hình là các chất hexaconazole,
difenoconazole,

epoxiconazole,

imibenconazole,

probiconazole,

triadimefon,

tricyclazole và nhiều hợp chất khác (Phạm Văn Biên và cộng sự, 2005).
Thuốc thuộc nhóm này trong cơng thức cấu tạo có chứa gốc triazole

13


Cơ chế tác động của các thuốc gốc triazole: sự phá hại của nấm bệnh tăng khi
lượng ergosterol tăng, các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng kiềm hãm quá trình tổng
hợp ergosterol, ngăn cản sự hình thành rễ bám hay giác mút, sự sinh trưởng của tản
nấm và sự hình thành bào tử nấm hại. Các loại thuốc nhóm này dịch chuyển trong cây

rất nhanh, ít độc với con người và động vật máu nóng (Nguyễn Trần Oánh, 1997).
Sơ lược về thuốc trừ nấm hexaconazole:
o Tên hóa học: (RS) – 2 – (2,4 – dichlorophenyl) – 1 – (1H – 1,2,4 – triazole – 1
– yl) – hexan – ol.
o Cơng thức hóa học:

o Phân tử lượng: 314
o Nhóm hóa học: triazole
o Tính chất: thuốc kỹ thuật dạng tinh thể rắn, điểm nóng chảy: 111 oC, ít tan trong
nước, tan nhiều trong các dung mơi hữu cơ.
o Nhóm độc: III, LD50 qua miệng: 2189 – 6071 mg/kg, LD50 qua da: trên 2000
mg/kg, thuốc ít độc với cá và ong. Thời gian cách ly: 7 ngày.
o Đối tượng phòng trừ: bệnh khô vằn và lem lép hạt trên lúa. Đốm lá và gỉ sắt hại
đậu. Bệnh phấn trắng hại rau và bầu bí. Thán thư và gỉ sắt cà phê. Bệnh phấn trắng
trên nho, bệnh phồng lá chè. Bệnh sẹo trên táo. Bệnh phấn trắng và gỉ sắt trên hoa
cây cảnh.
o Liều lượng sử dụng: 0,75 – 1,5 lít/ha. Pha nước với nồng độ: 0,15 – 0,3 %.

14


×