Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC LIỀU LƯỢNG ĐẠM ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT THUỐC LÁ VÀNG SẤY K326 TRỒNG TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU TẠI XÃ CỬU AN, AN KHÊ, GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.04 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC LIỀU LƯỢNG ĐẠM
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT THUỐC LÁ
VÀNG SẤY K326 TRỒNG TRÊN ĐẤT XÁM
BẠC MÀU TẠI XÃ CỬU AN,
AN KHÊ, GIA LAI

Họ và tên sinh viên :NGUYỄN THỊ HỒNG THỊNH
Ngành : NÔNG HỌC
Niên khoá : 2005 – 2009

Tháng 08/2009


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC LIỀU LƯỢNG ĐẠM
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT THUỐC LÁ
VÀNG SẤY K326 TRỒNG TRÊN ĐẤT XÁM
BẠC MÀU TẠI XÃ CỬU AN,
AN KHÊ, GIA LAI

Tác giả

NGUYỄN THỊ HỒNG THỊNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
Cấp bằng Kỹ sư ngành
Nông học



Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS HUỲNH THANH HÙNG

Tháng 08 năm 2009
i


CẢM TẠ
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu truờng đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Nông Học
Phòng đào tạo trường đại học Nông Lâm phân hiệu Gia Lai
Bộ môn Nông Hóa Thổ Nhưỡng khoa Nông Học
PGS.TS. Huỳnh Thanh Hùng đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp
Anh Dương Văn Hoài cán bộ kỹ thuật viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá cùng gia đình tận
tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tiến hành đề tài
Cảm ơn bạn bè và tập thể lớp Nông Học Gia Lai đã giúp đỡ động viên tôi trong quá trình
học tập và tiến hành đề tài

Gia lai, ngày 2 tháng 8 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hồng Thịnh

ii


TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng các liều lượng đạm đến năng suất và phẩm
chất thuốc lá vàng sấy k326 trồng trên đất xám bạc màu tại xã Cửu An, thị xã An

Khê, tỉnh Gia Lai” được tiến hành tại thôn An Điền Nam 1, xã Cửu An, thị xã An
khê, tỉnh Gia Lai, thời gian từ tháng 02 / 2009 đến 06 / 2009. Thí nghiệm 1 yếu tố
được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại.
Khảo sát 5 mức độ đạm: 40, 60, 80, 100, 120 kg N/ha trên nền cố định 80 P205, 180
K2O kg/ha.
Kết quả thu được
Khi bón đạm tăng các chỉ tiêu theo dõi về chiều cao cây, số lá, đường kính thân,
kích thước lá, diện tích lá tăng lên. Điều này chứng tỏ khi tăng lượng đạm thì tốc độ
sinh trưởng của cây tăng lên, làm tăng sinh khối của cây.
Khi tăng lượng đạm thì thời gian xuất hiện nụ sớm hơn cũng như thời gian hoàn
thành phát dục sớm hơn. Thời gian thu hoạch muộn hơn.
Tỷ lệ sâu, bệnh tăng lên khi lượng đạm tăng nhưng không ảnh hưởng nhiều đến
năng suất.
Lượng đạm tăng, năng suất tăng tuy nhiên mức 120N có năng suất thấp hơn
mức 100N. Phù hợp nhất ở mức 100N có năng suất cao nhất
Khi lượng đạm tăng lá thuốc đạt cấp loại 1+2 có xu hướng giảm dần thấp nhất ở
mức 120N. Thành phần hóa học lá thuốc đều đạt loại khá, tuy nhiên lượng đạm càng
cao cũng ảnh hưởng đến tính chất hóa học của lá thuốc.
Bón đạm ở mức 100N đạt năng suất cao nhất, cấp loại khá, đầu tư phân bón
thấp hơn mức 120N nhưng mang lại lợi nhuận cao, hiệu quả kinh tế lớn nhất.
Liều lượng phân đạm thích hợp để đạt năng suất cao, phẩm chất khá, hiệu quả
kinh tế cao nhất của giống thuốc lá K326 trồng trên đất xám bạc màu tại An Khê ở
mức 100N trền nền cố định 80 kg P205 và 180 kg K20 trên ha.

iii


MỤC LỤC
Nội dung


Trang

Cảm tạ............................................................................................................................. ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh sách các từ viết tắt ................................................................................................ vii
Danh sách các bảng ...................................................................................................... viii
Danh sách các hình ......................................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục đích của đề tài ................................................................................................2
1.3 Yêu cầu của đề tài ..................................................................................................2
1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................................................2
1.5 Ý nghĩa khoa học của đề tài.....................................................................................2
1.6 Phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................................................3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................4
2.1 Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng của cây thuốc lá .................................................4
2.1.1 Giá trị kinh tế......................................................................................................... 4
2.1.2 Giá trị sử dụng ....................................................................................................... 4
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá trên thế giới và Việt Nam ....5
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá trên thế giới........................ 5
2.2.1.1 Tình hình sản xuất nguyên liệu thuốc lá trên thế giới ..............................5
2.2.1.2 Tình hình tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá trên thế giới...................................6
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá ở Việt Nam............................................. 6
2.2.2.1 Tình hình sản xuất nguyên liệu thuốc lá ở Việt nam................................6
2.2.2.2 Tình hình tiêu thụ, nhập khẩu, xuất khẩu nguyên liệu ở Việt Nam .........7
2.2.3 Chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển sản xuất thuốc lá ở Việt Nam..... 8
2.2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá ở Gia Lai ............................ 9
2.2.4.1 Tình hình sản xuất thuốc lá ở Gia Lai ......................................................9
iv



2.2.4.2 Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá tỉnh Gia Lai ............................10
2.2.4.2 Tình hình sản xuất thuốc lá ở An Khê....................................................11
2.3 Cở sở khoa học của việc nghiên cứu bón phân cho cây thuốc lá ........................12
2.4 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ........................................................................14
2.5 Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................15
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................17
3.1 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................17
3.2 Vật liệu nghiên cứu..............................................................................................17
3.2.1 Điều kiện thí nghiệm ........................................................................................... 17
3.2.1.1 Điều kiện khí hậu thời tiết ......................................................................17
.3.2.1.2 Điều kiện đất đai ....................................................................................17
3.2.1.3 Giống.......................................................................................................18
3.2.1.4 Phân bón ..................................................................................................18
3.2.1.5 Thuốc bảo vệ thực vật ..............................................................................19
3.3 Quy trình kỹ thuật ................................................................................................19
3.3.1 Chọn đất trồng ..................................................................................................... 19
3.3.2 Chuẩn bị đất trồng ............................................................................................... 19
3.3.3 Cách trồng và dặm cây........................................................................................ 19
3.3.4 Bón phân.............................................................................................................. 19
3.3.5 Chăm sóc ............................................................................................................. 20
3.3.6 Ngắt ngọn, bấm chồi ........................................................................................... 20
3.3.7 Phòng trừ sâu, bệnh hại ....................................................................................... 20
3.3.8 Thu hoạch và sơ chế............................................................................................ 21
3.4 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................21
3.4.1 Bố trí thí nghiệm.................................................................................................. 21
3.4.2 Quy mô thí nghiệm.............................................................................................. 22
3.4.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm........................................................................................ 22
3.4.4 Các chỉ tiêu theo dõi............................................................................................ 22

3.4.4.1 Chỉ tiêu sinh trưởng................................................................................22
3.4.4.2 Chỉ tiêu sinh thực....................................................................................23
3.4.4.3 Chỉ tiêu sâu, bệnh hại chính (%) ...........................................................23
v


3.4.4.4 Chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ............................23
3.4.4.5 Chỉ tiêu về chất lượng phân tích lá thuốc (%)........................................24
3.4.4.6 Chỉ tiêu về bình hút cảm quan................................................................24
3.4.4.7 Tính toán hiệu quả kinh tế......................................................................24
3.5 Phân tích thống kê và xử lý số liệu...................................................................24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................25
4.1 Ảnh hưởng các lượng đạm đến chỉ tiêu sinh trưởng............................................. 25
4.1.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây ...........................................................25
4.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây .............................................................27
4.1.3 Động thái tăng trưởng số lá ( cm ) ............................................................27
4.1.4 Tốc độ tăng trưởng số lá (cm / ngày) ........................................................29
4.1.5 Đường kính thân........................................................................................29
4.1.6 Kích thước lá .............................................................................................30
4.1.7 Diện tích lá ................................................................................................31
4.2 Ảnh hưởng các lượng đạm đến chỉ tiêu sinh thực................................................. 32
4.2.1 Thời gian xuất hiện nụ ................................................................................32
4.2.2 Thời gian thu hoạch (ngày) .......................................................................33
4.3 Ảnh hưởng các lượng đạm đến chỉ tiêu sâu bệnh ................................................. 33
4.3.1 Sâu..............................................................................................................33
4.3.1 Bệnh ...........................................................................................................34
4.4 Ảnh hưởng các lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất........................... 35
4.5 Ảnh hưởng các lượng đạm đến chỉ tiêu về chất lượng ......................................... 37
4.5.1 Thành phần cấp loại ..................................................................................38
4.5.2 Chỉ tiêu sinh hóa........................................................................................38

4.6 Ảnh hưởng các lượng đạm đến hiệu quả kinh tế................................................... 40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................42
5.1 Kết luận................................................................................................................42
5.2 Đề nghị.................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................44
PHỤ LỤC .....................................................................................................................45

vi


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP: Chi phí
DT: Diện tích
D: Dài
ĐVT: Đơn vị tính
LT: Lý thuyết
NT: Nghiệm thức
NST: Ngày sau trồng
KLTB: Khối lượng trung bình
KL: Khối lượng
SL: Sản lượng
STT: số thứ tự
TLS: Tỷ lệ sâu
TLB: Tỷ lệ bệnh
TT: Thực tế
TD: Tận dụng
R: Rộng

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1 Tình hình sản xuất thuốc lá trên địa bàn tỉnh Gia Lai ...................................10
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá trên địa bàn tỉnh Gia Lai, năm 2008.
.......................................................................................................................................11
Bảng 3.1 Kết quả phân tích đất .....................................................................................18
Bảng 4.1: Ảnh hưởng các lượng đạm đến động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) ..26
Bảng 4.2 Ảnh hưởng các lượng đạm đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày)27
Bảng 4.3 Ảnh hưỏng các lượng đạm đến động thái tăng trưởng số lá (lá)....................28
Bảng 4.4 Ảnh hưởng các lượng đạm đến tốc độ tăng trưởng số lá (cm/ngày) ..............29
Bảng 4.5 Ảnh hưởng các lượng đạm đến đường kính thân (cm)...................................30
Bảng 4.6 Ảnh hưởng các lượng đạm đến kích thước lá (cm ) .......................................31
Bảng 4.7 Ảnh hưởng các lượng đạm đến diện tích lá (cm2)..........................................31
Bảng 4.8 Ảnh hưởng các lượng đạm đến thời gian xuất hiện nụ (ngày) .........................32
Bảng 4.9 Ảnh hưởng các lượng đạm đến thời gian thu hoạch và kết thúc thu hoạch
(NST ) ............................................................................................................................33
Bảng 4.10 Ảnh hưởng các lượng đạm đến tỷ lệ sâu ăn lá (%) .........................................34
Bảng 4.11 Ảnh huởng các lượng đạm đến tỷ lệ bệnh khảm lá thuốc lá (TMV) (%) ........35
Bảng 4.12 Ảnh hưởng các lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất......................36
Bảng 4.13 Ảnh hưởng các lượng đạm đến năng suất (tạ/ha) ...........................................37
Bảng 4.14 Ảnh hưởng các lượng đạm đến thành phần cấp loại (%) .............................38
Bảng 4.15 Ảnh hưởng các lượng đạm đến thành phần hóa học (%) .............................39
Bảng 4.16 Ảnh hưởng các lượng đạm đến bình hút cảm quan (điểm) ..........................40
Bảng 4.17 Ảnh hưởng các lượng đạm đến hiệu quả kinh tế (ha) ..................................41

viii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Cây con trong khay xốp...................................................................................45
Hình 2: Thuốc trồng ra ngoài đồng………………… ..................................................45
Hình 3: Thuốc 45 NST…………………………………………………………….....45
Hình 4: Thuốc 65 NST………………..........................................................................46
Hình 5: Thuốc được dựng trong trại………………………………………………….46
Hình 6: Ghim thuốc………………. .............................................................................46
Hình 7: Giai đoạn ủ vàng lá thuốc…………………………………………………....46
Hình 8: Thuốc loại 1 .....................................................................................................47
Hình 9: Thuốc loại 2, 3 .................................................................................................47

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây thuốc lá (Nicotiana tabacum. L) là loại cây công nghiệp ngắn ngày, có giá
trị kinh tế cao. Thuốc lá là một trong những nguồn thu nhập chính của nông dân và
ngân sách nhà nước, ngày nay thuốc lá trở thành nhu cầu và tập quán trong sinh hoạt
không thể thiếu của con người. Nhiều quốc gia trên thế giới sản xuất thuốc lá với sản
lượng lớn như: Trung Quốc. Ấn Độ, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Zimbabwe, Brazil…
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới có điều kiện thích hợp để trồng và phát
triển cây thuốc lá. Ngành thuốc lá ở nước ta hiện nay đã và đang thu hút một lượng lớn
lao động tham gia trồng, sản xuất và phát triển thuốc lá, cung cấp nguyên liệu cho sản
xuất thuốc lá điếu trong nước và xuất khẩu. Trong thời gian hơn 20 năm qua, Tổng
công ty thuốc lá Việt Nam đã từng bước đầu tư vùng nguyên liệu thuốc lá tập trung
với quy mô rất lớn, chỉ đạo thực hiện quy trình công tác và chuyển giao công nghệ mới

cho người trồng thuốc lá. Nhờ vậy, năng suất và chất lượng thuốc lá nguyên liệu dần
được cải thiện từng bước, đáp ứng được nhu cầu sản xuất thuốc lá điếu trong nước và
tham gia xuất khẩu nguyên liệu. Đến nay đã và đang hình thành những vùng nguyên
liệu chuyên canh thích hợp cho phát triển cây thuốc lá, đáp ứng tiêu chuẩn cho các nhà
máy, tăng thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước. Cây thuốc lá đã tham gia vào chương
trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói, giảm
nghèo, giải quyết việc làm và từng bước làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nhiều địa
phương nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Hầu hết các nước trồng thuốc lá vàng sấy nổi tiếng trên thế giới như Mỹ,
Zimbabwe, Trung Quốc….đều có vùng trồng chủ yếu nằm ở các đồi núi, thung lũng, và
thường trồng thuốc lá vàng sấy vào vụ mưa là chính cho năng suất và chất lượng khá cao.
Các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến được áp dụng triệt để như: tạo con giống khỏe
mạnh và sạch bệnh, có chế độ phân bón thích hợp cho từng vùng, từng loại đất cụ thể, các
kỹ thuật làm đất, trồng, vun xới đều được cải tiến tùy theo điều kiện đất đai khí hậu từng
địa phương dựa trên nhu cầu dinh dưỡng và sự phát triển của cây thuốc lá.
1


Vùng kinh tế Tây Nguyên nói chung Tỉnh Gia Lai nói riêng có đất đa số là vùng
đồi núi, điều kiện đất đai, khí hậu rất thích hợp để trồng cây thuốc lá nhất là thuốc lá vàng
sấy, nhờ có độ cao so với mặt nước biển > 300 m, có biên độ ngày đêm chênh lệch khá
cao từ 10 – 120C, có lượng mưa nhỏ khoảng < 100 mm, đây là điều kiện cây sẽ tích luỹ
nhiều chất khô, đặc biệt tạo thuốc lá có hương rất thơm, có chất lượng cao đáp ứng nhu
cầu cho các nhà máy thuốc lá điếu trong nước.
Từ những nhận định trên tiến tới thực hiện đề tài “Nghiên cứu Ảnh hưởng các
liều lượng đạm đến năng suất và phẩm chất thuốc lá vàng sấy K326 trồng trên
đất xám bạc màu tại xã Cửu An, thị xã An khê, tỉnh Gia Lai”. Nhằm tạo tiền đề để
phát triển cây thuốc lá ổn định đem lại năng suất và chất lượng cao, tiến tới xuất khẩu
và hạn chế nhập khẩu.
1.2 Mục đích của đề tài

Xác định lượng đạm phù hợp cho việc trồng thuốc lá vàng sấy K326 trên đất
xám bạc màu trên cơ sở kết quả thu được góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật bón
phân cho thuốc lá
1.3 Yêu cầu của đề tài
Xác định ảnh hưởng các lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển cây thuốc lá
Xác định ảnh hưởng các lượng đạm đến năng suất và phẩm chất thuốc lá
Sơ bộ lượng toán hiệu quả kinh tế
1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đưa ra công thức phân hợp lý nhằm làm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và
chất lượng thuốc lá
Làm cơ sở khoa học cho việc khuyến cáo người dân bón phân cân đối, hợp lý cho
cây thuốc lá. Tạo vùng nguyên liệu có sản lượng ổn định, cung cấp cho các nhà máy và
xuất khẩu ra nước ngoài.
Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, đưa cây thuốc lá là cây xóa đói
giảm nghèo cho bà con nông dân ở miền núi.
1.5 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo
nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất thuốc lá vàng sấy nhất là lượng phân bón thích hợp

2


giúp nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế thuốc lá tại An Khê nói riêng và
Gia Lai nói chung.
Là tài liệu tham khảo, chuyển giao tiến bộ kỷ thuật, trên cơ sở vững chắc tin cậy
hơn.
1.6 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Xác định liều lượng đạm bón thích hợp cho cây thuốc lá vàng sấy với giống K326
tại An Khê, Gia Lai.


3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng của cây thuốc lá
2.1.1 Giá trị kinh tế
Thuốc lá là cây công nghiệp chính của thế giới, có giá trị kinh tế cao và mang
lại nguồn lợi rất cao cho nhiều nước.
Bulgary có diện tích trồng thuốc lá 5 % diện tích canh tác đem lại lợi nhuận cho
người trồng thuốc lá từ 20 – 35 %.
Hoa kỳ lợi nhuận do thuốc lá và thuốc điếu 5 – 6 tỷ USD/năm
Cuba sản xuất nổi tiếng là Cigar Habana, xuất hàng năm 90–120 triệu
điếu/năm, giá loại cao cấp đôi khi lên đến 8 USD/1 điếu.
Giá nguyên liệu xuất khẩu (tuỳ giống, chất lượng) biến động trên thị trường thế
giới: 3500 – 5700 USD/T. Tính bình quân 4500 USD/tấn (1 tấn thuốc lá xấp xỉ 20 – 22
tấn gạo, đầu tư tốn 4 – 6 lần so với xản xuất gạo)
Nước ta: thuốc lá là ngành thu lợi nhuận cao nhất trong bộ nông nghiệp và công
nghiệp thực phẩm, năm 1994 ngành thuốc lá nộp ngân sách nhà nước 860 tỷ đồng,
năm 2004 nộp ngân sách là 1700 tỷ đồng, năm 2005 nộp ngân sách 6700 tỉ đồng.
Ngoài ra, ngành thuốc lá còn tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định hơn 20.000 công
nhân lao động ở các nhà máy thuốc lá điếu, hơn 1.000.000 lao động sản xuất nông
nghiệp.(Huỳnh Thanh Hùng, 2003)
2.1.2 Giá trị sử dụng
* Sử dụng về mặt thực phẩm
Các bộ phận phân bố theo tỷ lệ trên cây thuốc lá: 30 % lá, 40 % thân, 10 % rễ.
Chủ yếu lá dùng để hút, ngoài ra để nhai, ngửi
Protid thuốc lá: chứa nhiều acid amin quan trọng, tình chất bổ dưỡng vượt cả
Caclein (phomat) protein trong sữa. Từ thuốc lá có thể thu được 12 - 15 % protein cao
cấp sử dụng làm thực phẩm.

Protein trong cây thuốc lá > 5 lần đậu nành > 15 lần lúa mì
4


* Sử dụng trong công nghiệp
Trồng nhóm Nicotiana rustica, nicotine 4 – 5 % trích nicotine sản xuất thuốc
trừ sâu sulfat nicotine.
Từ thân và lá đã chiết suất được Sclareol và 13 epi – Sclareol chống bệnh rỉ sắt
cây họ đậu.
Từ lá thuốc lá trích hàm lượng Axit nicotineic dùng cho công nghiệp dược
phẩm.
Hạt chiết suất 34 – 40 % dầu phục vụ trong công nghiệp.
Thân: chế tạo các loại giấy có chất lượng cao
Hoa: chiết suất tinh dầu, sản xuất nước hoa thuốc lá.
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá trên thế giới
2.2.1.1 Tình hình sản xuất nguyên liệu thuốc lá trên thế giới
Thuốc lá vàng sấy là loại nguyên liệu chủ yếu để sản xuất thuốc lá điếu và một
phần dùng để hút tẩu. Hiện nay, các nước sản xuất nguyên liệu hàng đầu thế giới như
Trung Quốc, Mỹ, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Zimbabwê, Inđônêxia và Hy Lạp với diện tích
và sản lượng chiếm gần 3/4 tổng sản lượng trên thế giới
Những nước có trình độ thâm canh tiên tiến như Mỹ, Zimbabwê trồng thuốc lá
cho năng suất khá cao hơn hẳn so với các nước khác và đạt bình quân 25 tạ /ha. Năng
suất bình quân các nước trên thế giới là: 900 – 1100 kg/ha, trong đó các nước có bình
quân năng suất tương đối cao là: Đức 16 tạ /ha, Liên Xô Cũ 14 tạ /ha, Bulgaria 12
tạ/ha. Nước sản xuất thuốc lá có sản lượng cao nhất trên đầu người là Bulgari: bình
quân 20 kg /người, Hy Lạp 12 kg /người.
Do việc hạn chế hút thuốc lá nên một số nước sản xuất trước đây hàng năm
giảm diện tích sử dụng từ 3 – 7 % nhưng một số nước có khuynh hướng gia tăng, đặc
biệt là các nước thứ 3 (các nước đang phát triển)

Năm 2004, tổng sản lượng nguyên liệu thuốc lá trên toàn thế giới đạt 5,2 triệu tấn,
trong đó thuốc lá vàng sấy chiếm trên 60 %, thuốc lá Burley khoảng 14,8 %, thuốc lá
Oriental 7 % và chưa tới 1/6 sản lượng thuốc lá được sản xuất là các loại thuốc lá khác.
Theo chủng loại nguyên liệu, thuốc lá vàng sấy sản lượng năm 2004 khoảng 3,757 triệu

5


tấn (tăng 4,6 % so với năm 2003) ; thuốc lá Burley tăng sản lượng tới 11,4 % (khoảng 87
ngàn tấn) ; thuốc lá Oriental và semi- Oriental đạt khoảng 400 ngàn tấn.
Một số quốc gia sản xuất đứng đầu thế giới trong năm 2004 là: Trung Quốc 35
%, Brazil 15 %, Ấn Độ 10 %, Mỹ 6 %, Inđonesia 2 %, trong đó Trung Quốc là nước
đứng đầu trên toàn thế giới về sản xuất nguyên liệu thuốc lá.(Phạm kiến Nghiệp, 2005)
2.2.1.2 Tình hình tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá trên thế giới
Tổng sản lượng thuốc lá điếu tiêu thụ trên thế giới là 5001 tỷ điếu, lượng tiêu thụ
tập trung chủ yếu ở Châu Á, Châu Âu (80 % tổng lượng tiêu thụ ); các quốc gia Châu Mỹ
tiêu thụ khoảng 15 %
Tình hình nhập khẩu thuốc lá năm 2004 của một số quốc gia hàng đầu thế giới:
Trung Quốc 35 %, Mỹ 14 %, Nhật Bản 4 %, Đức 9 %, Hà Lan 5 %, Anh 5 %, tổng sản
lượng nguyên liệu nhập khẩu toàn thế giới là 1,9 triệu tấn. Trung Quốc vẫn là quốc gia
hàng đầu về nhập khẩu mặc dù gần đây đã có nhiều đổi mới đáng kể trong sản xuất
nguyên liệu. Trong 4 năm gần đây Mỹ là quốc gia có mức nhập nguyên liệu tăng đáng
kể (bình quân là 8,2 % năm trong giai đoạn 2000 – 2004) trong khi lượng xuất khẩu lại
giảm bình quân 3,4 %.
Tình hình xuất khẩu có 3 quốc gia: Brazil 33 %, Trung Quốc 7 %, Mỹ 7 % đã
xuất khẩu gần 1/2 tổng sản lượng nguyên liệu xuất khẩu toàn thế giới.
Các số liệu thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ và trao đổi nguyên liệu
thuốc lá nói trên cho thấy thuốc lá hiện vẫn là loại nông sản được trao đổi phổ biến và
hầu như vẫn chưa biến động lớn cho dù phong trào chống thuốc lá đang lan rộng. Ban
đầu việc sử dụng thuốc lá được cho là có khả năng chữa bệnh, giúp cho trí tuệ minh

mẫn, sản khoái cho đến nay việc lạm dụng quá mức thuốc lá trong tiêu dùng đã làm
nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe nhưng từ bỏ thói quen hút thuốc không
phải là việc dễ dàng. Tất cả các quốc gia trên thế giới đang cùng nhau bàn bạc và thảo
luận để cùng ký một công ước chung kiểm soát thuốc lá toàn cầu: “Hiệp định khung
kiểm soát thuốc lá toàn cầu – FCTC”
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá ở Việt Nam
2.2.2.1 Tình hình sản xuất nguyên liệu thuốc lá ở Việt nam
Thuốc lá vàng sấy ở Việt Nam được trồng rải rác trên địa hình đồng bằng duyên
hải, trung du và miền núi.
6


Miền Bắc: sản lượng hàng năm 10.000 – 12.000 tấn/năm, hình thành các vùng
chuyên canh như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc, Thanh Hoá, Nghệ An
Miền Nam: các vùng trọng điểm: Bình Thuận, Đồng Nai, Phú Yên, TP Hồ Chí
Minh, Tây Ninh, An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh
Ngoại trừ vùng trồng thuốc lá vàng sấy Tây Ninh, các vùng trồng thuốc lá vàng
sấy khác ở phía nam ít được nghiên cứu, hầu hết các đơn vị sản xuất nguyên liệu trong
khu vực áp dụng các thành tựu từ kinh nghiệm và công trình nghiên cứu về thuốc lá
vàng sấy ở Tây Ninh và nước ngoài nên chỉ cho một kết quả nhất định. Dưới sự chỉ
đạo của Tổng Công Ty thuốc lá Việt Nam cây thuốc lá vàng sấy đã được phát triển,
nhiều vùng chuyên canh trồng thuốc lá vàng sấy mới đã hình thành như: Krông Pa, An
Khê (Gia Lai),Azunpa, Ninh Thuận, Tây Ninh
Tình hình sản xuất nguyên liệu thuốc lá vàng sấy năm 2004 đạt thấp hơn so với
năm trước (bằng 71,5 % so với năm 2003) nguồn nguyên liệu nhập để sản xuất thuốc
lá không ổn định, giá cả tăng ở một vài nơi tình trạng tranh mua tranh bán nguyên liệu
diễn ra gay gắt ảnh hưởng đến các nhà đầu tư trồng nguyên liệu. Năm 2004 toàn hiệp
hội thuốc lá Việt Nam thu mua 46,360 tấn đạt 71,48 % so với năm 2003, trong đó các
đơn vị thuộc Tổng Công Ty thuốc lá Việt Nam và công ty liên doanh BAT – Vinataba
là 27.978 tấn, đạt 56 %. (Phạm kiến Nghiệp, 2005)

Theo thống kê của liên hiệp quốc, Việt Nam là quốc gia xếp hạng thứ 17 trong
tổng số 20 quốc gia sản xuất thuốc lá điếu hàng đầu thế giới: đây sẽ là vừa thuận lợi
vừa là những khó khăn không nhỏ khi nước ta hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.
2.2.2.2 Tình hình tiêu thụ, nhập khẩu, xuất khẩu nguyên liệu ở Việt Nam
Hàng năm các nhà máy thuốc điếu của Việt Nam nhập khẩu của Brazil,
Zimbabuê khoảng 2000 tấn nguyên liệu dạng lá có chất lượng cao, đặc trưng khẩu vị
thuốc lá cho sản xuất các mác thuốc điếu có chất lượng cao và nhập khẩu khoảng 7000
tấn sợi cao cấp phối chế sẵn để sản xuất các mác thuốc cao cấp và hợp tác sản xuất
như: 555, Marlboro, Vinataba, Careven ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu và sợi phối
chế sẵn khá lớn chiếm tỷ trọng trên 70 % kim ngạch nhập khẩu toàn ngành.
Trong thời gian tới sẽ tập trung đầu tư nâng cao chất lượng nguyên liệu tại một
số vùng có điều kiện thích hợp để có thể tham gia phối chế sản xuất sợi chất lượng
cao.
7


Trong các năm qua ngành thuốc lá còn sử dụng một số lượng lớn thuốc lá vàng
sấy của Campuchia và Trung Quốc ước tính từ 15.000 – 30.000 tấn/năm, tuy nhiên
nguyên liệu Trung Quốc nhập vào nước ta phần lớn là nguyên liệu chất lượng trung
bình và thấp có giá rất rẻ nên dẫn đến tình trạng dư thừa nguyên liệu trong nước, ảnh
hưởng đến việc phát triển vùng nguyên liệu. Hiện nay, thuốc lá nguyên liệu trong nước
có chất lượng và số lượng thay thế được nguyên liệu Trung Quốc nhưng giá nguyên
liệu của ta còn cao hơn so với nguyên liệu của Trung Quốc vì vậy nhà nước đã có biện
pháp hạn chế lượng nguyên liệu Trung Quốc nhập vào Việt Nam, tăng diện tích và sản
lượng nguyên liệu thuốc lá trồng trong nước nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho
người nông dân ở vùng trồng nguyên liệu thuốc lá. (Phạm Kiến Nghiệp, 2005)
Việt Nam có số dân trên 80 triệu người, tuổi bình quân 24.9, có mức tiêu dùng
thuốc lá xếp hạng thứ 12 trên thế giới: có 59 % đàn ông, 3.4 % đàn bà hút thuốc lá;
trên 50 % thanh niên trong độ tuổi 19 – 20 hút thuốc nhưng tới 71 % thanh niên trong
độ tuổi 20 – 24 hút thuốc trong số này trên 70 % số người hút thuốc sống tại những

vùng có thu nhập thấp. Số tiền mà người hút thuốc tại Việt Nam dành cho thuốc lá
khoảng 8.200 tỷ đồng (tương đương 53,3USD) và bình quân mỗi người hút khoảng 60
– 80 USD, năm 2003 ngành thuốc lá đã đóng góp cho ngân sách nhà nước 250 triệu
USD và là ngành có đóng góp đứng thứ 3 sau ngành dầu khí, điện lực. (Nguyễn Văn
Biếu, 2003)
Thuốc lá xuất khẩu nước ta tăng trong các năm 1997 – 2001, chủng loại nguyên
liệu phong phú, đa dạng: thuốc lá vàng sấy, thuốc lá nâu, thuốc lá Burley thị trường
xuất khẩu được mở rộng ra nhiều nước một số khách hàng là các công ty hàng đầu thế
giới như: DIMON,BAT
Thuốc lá nguyên liêu xuất khẩu đã qua chế biến chiếm tỷ trọng lớn 90 % trong
tổng sản lượng nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu hàng năm. Xuất khẩu thuốc lá sợi các
loại đạt 10.000 tấn năm 2004, do những khó khăn nhất định về chất lượng nguyên liệu
về sản lượng thu mua nên chưa đáp ứng đầy đủ số lượng và chất lượng theo yêu cầu
của khách hàng. (Phạm Kiến Nghiệp, 2005)
2.2.3 Chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển sản xuất thuốc lá ở Việt Nam
Theo nghị định 76/2001/ NĐ – CP ngày 22/10/2001 về hoạch động sản xuất và
kinh doanh thuốc lá của chính phủ đã quy định nhà nước khuyến khích và tạo điều
8


kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển vùng
thuốc lá. Theo tinh thần nghị định trên, nhà nước đã mở rộng và tạo điều kiện như
nhau cho mọi thành phần kinh tế có khả năng đầu tư nếu có đầy đủ các điều kiện theo
quy định.
Để tiếp cận với nền công nghiệp thuốc lá ở các nước tiên tiến trên thế giới, nghị
định 76 của chính phủ cũng đã có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài
tham gia đầu tư phát triển vùng trồng thuốc lá trong nước để sản xuất ra nguyên liệu
chất lượng cao, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực chế biến thuốc lá nguyên liệu để
thay thế dần nguyên liệu cao cấp nhập khẩu và hướng đến xuất khẩu, giảm kim ngạch
nhập khẩu và tăng thu cho ngân sách nhà nước. Các cơ chế chính sách khuyến khích

đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất thuốc lá nguyên liệu đã tạo
nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, thời gian qua đã có một số dự án đầu tư
nước ngoài trong việc phát triển vùng thuốc lá như: dự án của công ty liên doanh thuốc
lá BAT – Vinataba về việc hỗ trợ vùng trồng và chế biến sợi thuốc lá cao cấp
* Mục tiêu công tác xuất nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu trong giai đoạn 2001 – 2010
Nhập khẩu giảm dần và tiến tới không nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu, chất
lượng trung bình và thấp mà trong nước đã sản xuất được. Chỉ nhập khẩu thuốc lá
nguyên liệu có chất lượng cao, có nguồn gốc nổi tiếng trên thế giới như Brazil, Mỹ,
Zimbabuê mà Việt Nam chưa sản xuất được.
Xuất khẩu: giữ vững các thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới và đa
dạng hóa sản phẩm nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu. Tiềm năng của nguyên liệu thuốc
lá Việt Nam trên thị trường xuất khẩu có nhiều thuận lợi, tuy thuốc lá Việt Nam chính
thức tham gia thị trường thế giới năm 1991 nhưng đến năm 1998 mới tham gia xuất
khẩu thuốc lá vàng sấy với chủng loại thuốc lá vàng sấy Tây Ninh
Mục tiêu: đến năm 2010 diện tích đạt 39.000 ha, năng suất 2 tấn/ha, sản lượng
77.000 tấn. Cơ cấu chủng loại nguyên liệu phù hợp với nhu cầu sản xuất trong nước và
xuất khẩu.
2.2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá ở Gia Lai
2.2.4.1 Tình hình sản xuất thuốc lá ở Gia Lai
Do điều kiện thích nghi phát triển tốt của cây thuốc lá cộng với nhu cầu nguyên
liệu ngày càng lớn của thị trường, khẩu vị người tiêu dung, từ niên vụ năm 1998 –
9


1999 các giống thuốc lá vàng nhập nội được đư vào trồng thử nghiệm tại huyện
KrôngPa, kết quả đã chọn ra giống thuốc lá Coker 176 và K326 cho năng suất khá cao
(bình quân 15 – 16 tạ/ha) chất lượng cao và là nguồn nguyên liệu mà nhu cầu trong
nước còn rất thiếu phải nhập khẩu.
Như vậy, dù có sự quan tâm của ngành thuốc lá đối với người trồng trong việc
đầu tư các chủng loại phân bón chuyên dùng, giá mua thỏa đáng và lực lượng cán bộ

kỹ thuật quản lý kinh tế và chỉ đạo tốt vùng trồng trên đại bàn tỉnh trong thời gian qua,
nhưng diện tích cây thuốc lá vẫn biến động hàng năm. Nguyên nhân chủ yếu là do điều
kiện khí hậu khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài không có nước tưới đặc biệt nông dân vẫn
còn tập quán trồng thu hái không theo quy trình kỹ thuật nên dẫn đến năng suất và chất
lượng giảm sút, đầu ra không ổn định.
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất thuốc lá trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Tổng số

Thuốc lá vàng sấy

Thuốc lá nâu

Năm

DT( ha )

SL( tấn )

DT( ha )

SL( tấn )

DT( ha )

SL( tấn )

2000

1294


1153

294

515

1000

638

2001

1991

1875

304

517

1687

358

2002

2284

2344


685

1265

1599

1079

2003

2351

2589

13155

2377

1035,5

212

2004

2432

3651

1663,6


2974

768,4

677

2005

2558

4390

2275,4

4214,3

282,6

175,1

(Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai, 2009)
DT : diện tích, SL : sản lượng
2.2.4.2 Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá tỉnh Gia Lai
Trên địa bàn toàn tỉnh, diện tích thuốc lá trồng chủ yếu ở 3 huyện: Krông Pa,
Ayunpa, Iapa chủ yếu là thuốc lá vàng sấy, một số ít thuốc lá nâu và đã trở thành vùng
chuyên canh thuốc lá, đã giải quyết công ăn việc làm cho nông dân tăng thu nhập cho
nông dân.

10



Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá trên địa bàn tỉnh Gia Lai, năm 2008.
Diện tích
(ha)

Năng suất
(tạ)

Sản lượng
(tấn)

1. An Khê

16

18

28,8

2. Đăk Pơ

10

9

9

3. Kbang

42


7

28

4. Kong Chro

22

7

16

5. Ayunpa

224

20

436

6. Phú Thiện

92

20

184

7. Iapa


347

22

763

8. Krong Pa

2.254

20

4.395

9. Tổng số

3.005

20

5.855

Đơn vị
Hành chính

(Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai, 2009)
Về chất lượng nguyên liệu thuốc lá: được đánh giá là một trong nhưng tỉnh
trồng cây thuốc lá cho chất lượng tốt nhất cả nước. Sản phẩm loại 1, loại 2 chiếm trên
50 % sản lượng thuốc lá toàn tỉnh, sản phẩm loại 3, loại 4 chỉ đạt khoảng 10 – 30 %

sản lượng thốc lá toàn tỉnh.
2.2.4.2 Tình hình sản xuất thuốc lá ở An Khê
Trong vụ đông xuân năm 2008 – 2009, kế hoạch đưa ra là 15 ha đất trồng thuốc
lá, thực hiện 16 ha, năng suất đạt 18 tạ/ha, sản lượng 28.8 tấn.
* Thực trạng sản xuất thuốc lá tại An Khê
Thuốc lá vàng sấy có tại An Khê từ năm 1934, được đánh giá là thuốc lá có
chất lượng cao, có mùi thơm đặc trưng. Do cơ chế thị trường, do kỹ thuật trồng theo
tập quán nên năng suất hiện nay đạt không cao, dẫn đến nguồn thu nhập bà con trồng
thuốc lá không cao cho nên không thu hút được bà con trồng thuốc lá.
Tập quán trồng cây con bằng cây con giống thẳng nên cây con dễ nhiễm bệnh
từ vườn ươm, khi trồng ra ruộng cây con sống ngoài đồng thấp, phải trồng lại nhiều
lần dẫn đến cây con phát triển ngoài đồng không đồng đều ảnh hưởng đến năng suất
chất lượng rất lớn. Bón phân không theo quy trình kỹ thuật, bón tùy tiện từ nhiều loại

11


phân bón, liều lượng không đúng. Sử dụng thuốc trừ sâu không đúng thuốc, còn tồn dư
khá nhiều trên lá thuốc làm cho lá thuốc bị ảnh hưởng rất nhiều đến tính chất.
2.3 Cở sở khoa học của việc nghiên cứu bón phân cho cây thuốc lá
Trong các loại cây trồng, cây thuốc lá vàng sấy là loại cây thích hợp trên đất cát
hoặc thịt nhẹ, nghèo mùn, tầng canh tác dày, thoát nước tốt và rất dễ thích ứng, nhạy
cảm với phân bón. Ngoài yếu tố làm tăng năng suất, phân bón ảnh hưởng rất sâu sắc
đến phẩm chất thuốc lá và nó được xem như là một yếu tố điều chỉnh phẩm chất. Cả
hai mặt thừa và thiếu đạm đều dẫn đến hiệu quả kém, thừa phân bón hoặc tỉ lệ phối
hợp không cân đối đều làm giảm chất lượng và cây thuốc lá kém sức đề kháng với
những điều kiện bất lợi như chống hạn kém, dễ nhiễm sâu bệnh.
Trong 3 yếu tố dinh dưỡng chính của cây thuốc lá nhu cầu cần nhiều nhất là
kali rồi đến đạm và lân. Mỗi một thành phần dinh dưỡng đều có tác dụng độc lập và
tác dụng tương hỗ để thúc đẩy lẫn nhau giúp cây mau phát triển, tạo năng suất và chất

lượng tốt nhất. Nguyên tắc bón phân cho thuốc lá là bón phối hợp, bón lót đầy đủ, bón
thúc sớm và kết thúc trước khi thân lá bước vào thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất.(Huỳnh
Thanh Hùng, 2003)
* Dinh dưỡng đạm của cây thuốc lá
Nitơ (N) là cơ sở của sự sống, là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất trong
quá trình sinh trưởng và phát triển của cây thuốc lá đặc biệt là thuốc lá Virginia. Do
vậy, mức bón đạm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng thuốc lá.
Giai đoạn lá bắt đầu xuất hiện đỉnh sinh trưởng là giai đoạn cây khá nhạy cảm
với dinh dưỡng đạm, do cây bắt đầu phân chia tế bào mạnh mẽ của lá vì thế đây là giai
đoạn nguyên tố đạm ảnh hưởng lớn nhất đến diện tích cuối cùng của lá. Thuốc lá cần
giảm mức độ hấp thu đạm trong thời kỳ cây xuất hiện nụ là tốt nhất, nằm giúp cho quá
trình chín của lá diễn ra thuận lợi nhất.
Đối với thuốc lá đặc biệt là thuốc lá Virginia, vượt quá giới hạn của sự cân bằng
đạm đều không có lợi ích kinh tế.
Thiếu đạm: cây còi cọc yếu ớt, có màu vàng úa, cây sinh trưởng chậm, triệu
chứng thiếu đạm thường biểu hiện ở lá dưới lá biến vàng sớm, sự biến vàng trầm trọng
làm cho lá cháy hay khô và có màu nâu sáng lá bị chín ép trong khi thực tế lá còn non,
sau khi sấy lá có lớp dầu độ đàn hồi kém thiếu hương vị.
12


Thừa đạm : làm cho lá thuốc có màu xanh tối, kích thước lá lớn, mặt lá xù xì rất
khó chuyển màu vàng khi sấy thường có màu nâu đỏ hay nâu tối, lá dòn nát gân thô,
cây thuốc lá rất dễ nhiễm bệnh khi thừa đạm nhất là bệnh đốm mắt cua (Cercospora ).
Thành phần hóa học lá xấu đi: lượng hydrat cacbon giảm, lượng protein tăng
lên, hàm lượng nicotin và protit tăng cao, hàm lượng đường bột thấp, làm thời gian
sinh trưởng kéo dài, quá trình chín kỹ thuật chậm, thuốc sấy có màu nâu đen, vị đắng
khét không có lợi cho phẩm chất.
* Dinh dưỡng lân của cây thuốc lá
Lân có tác dụng kích thích sự phát triển hệ rễ, tăng năng suất, xúc tiến việc chín

sớm và cải thiện phẩm chất lá thuốc. Lân giữ vai trò quan trọng trong chuyển hóa
hydrate carbon trong cây, có tác dụng tốt đối với kết cấu lý học của lá, sau khi sấy có
màu vàng sáng. Khi thiếu lân trầm trọng lá có màu xanh đậm, cây sinh trưởng rất kém
trong tháng đầu tiên sau khi trồng, ra hoa trễ, lá chín chậm, sấy có màu nâu sậm. Kích
thước lá nhỏ, lá đứng thẳng (rất khó nhận diện trên đồng ruộng), làm giảm năng suất
và phẩm chất thuốc lá. Thiếu lân dễ bị bệnh đốm nâu (Alternaria)
Nếu bón quá thừa lân năng suất có thể giảm, vì lân thúc đẩy quá trình tích lũy
cacbon hydrat, làm cho lá chín quá nhanh, đặc biệt khi cây sinh trưởng trong điều kiện
môi trường không thích hợp, ngoài ra khi bón quá nhiều lân làm cho chất lượng thuốc
lá kém, lá quá dày gây khó khăn cho phối chế thuốc lá điếu. (Huỳnh Thanh Hùng,
2003)
* Dinh dưỡng kali của cây thuốc lá
Kali có tác dụng đến sinh trưởng, đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
thuốc lá. Là loại nguyên tố mà cây thuốc lá yêu cầu nhiều nhất so với các nguyên tố
khác cần thiết cho cây.
Kali xúc tiến quá trình tổng hợp các Glucid hay hydrat cacbon trong lá, quá
trình vận chuyển và tích lũy các chất đó trong một số cơ quan dự trữ. Kali giúp men
Incertase xúc tiến việc tổng hợp các loại đường, tinh bột trong lá. Nghiên cứu ảnh
hưởng Kali đến độ cháy, tác giả (Cheateau và Renier, 1959) xác định độ cháy có quan
hệ với tỷ số K/(Ca + Mg ): tăng hàm lượng K trong lá làm giảm hàm lượng Ca và Mg
do đó ảnh hưởng đến trị số cân bằng giữa acid và base, khi K tăng tỉ lệ giữa
K /(Ca + Mg) tăng là kết quả của việc cải thiện độ cháy.
13


Kali làm tăng hàm lượng khoáng bên trong nhựa cây, do vậy làm tăng sức
chống chịu của cây. Cùng với lân Kali tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ
thống rễ và làm cho mô cây cứng, do dó làm gia tăng tính chống chịu đổ ngã của cây.
Kali là thành phần chính của tro thuốc lá, thông thường hàm lượng Kali trong lá thuốc
biến động từ 2 – 8 %

Thiếu kali: ngọn lá bị đốm vàng sau chuyển sang nâu hoặc rỉ sắt tiếp đến mép lá
cũng có hiện tượng tương tự, lá thường thô phiến lá nhăn mép lá quăn xuống, có
những đốm đỏ nhạt xuất hiện trên lá đôi khi lá bị hóa nâu từ trên xuống từ ngoài vào
trong qua mép lá và ngọn lá. Sau khi sấy cho màu sắc xấu độ cháy kém. Thiếu lân
thường bón quá nhiều N ở dạng NH4 + và mức Mg, S cao.
Thừa kali: sự cháy không hoàn toàn, tàn có màu đen như dầu hắc, thuốc dễ bị
ẩm mốc, khó cháy do ion K+ có bán kính thủy hóa lớn, sau khi sấy khô lá có thể hút
ẩm trở lại, làm hàm lượng nước trong lá nhiều.
Như vậy, đối với thuốc lá vàng sấy thì yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất
lượng rõ nhất là đạm. Lượng đạm là nguyên tố dinh dưỡng lớn nhất đối với năng suất
và chất lượng. Sự thiếu và thừa đạm làm cho lá có phẩm chất kém, năng suất giảm rõ
rệt, vì thế đề tài chọn yếu tố đạm để nghiên cứu.
2.4 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Tại một số quốc gia, kết quả khảo cứu một số mức độ phân bón trong canh tác
cây thuốc lá như sau:
1 - Tại Canada: bón phân cho hiệu quả nhất là bón lót vô cơ trước khi trồng 10 ngày
theo tỷ lệ NPK là 4:14:8
2 - Vùng bắc Carolina: điều kiện thông thường bón phân theo tỷ lệ NPK là 30 – 40 N,
70 – 90 P205, 110 – 135 K20 (tỷ lệ 1:2:3), trong điều kiện đất trồng cây họ đậu giàu
chất hữu cơ tỷ lệ NPK là 22 – 26 N, 110 – 135 P205, 90 –110 K20 tỷ lệ (1:5:4)
3 - Vùng nam Calorina
Đất nặng: tỷ lệ bón 1: 2:3 hay 1: 3:3, trong đó đạm là 45 – 55 kg/ha
Đất trung bình tỷ lệ bón NPK là 1:2:3, lượng đạm 55 – 60 N
Đất nhẹ: tỷ lệ 1:2:3 hay 1:3:3, lượng đạm từ 60 - 72 N

14


4 - Vùng Virginia:
Đất cát nhẹ: các chất hữu cơ chiếm hàm lượng 0.9 %, bón với tỷ lệ: 4 : 8: 12,

trong đó đạm từ 40 – 50 N
2.5 Tình hình nghiên cứu trong nước
1 - Nguyễn Bích Ngọc, 1993 viện nghiên cứu thuốc lá xác định
Xác định liều lượng đạm (thí nghiệm I) kết quả công thức phân đạm 80 N với tỷ
lệ:80 : 80 : 120 cho khả năng sinh trưởng, năng suất và phẩm chất nguyên liệu khá ,
hiệu quả kinh tế cao.
Xác định tỷ lệ NPK (thí nghiệm II) cho kết quả tỷ lệ NPK là 80 – 80 – 160 cho
năng suất, phẩm chất thuốc lá khá tốt, hiệu quả kinh tế cao.
2 - Theo Đỗ Trí, 1994 tại Tân Phú Đồng Nai
Khảo sát liều lượng đạm cho kết quả công thức phân đạm NPK tỷ lệ 80:60:90
kg/ha là mức phân thích hợp cho năng suất và phẩm chất thuốc lá vàng cao bằng lá
lớn.
3 - Theo Nguyễn Duy Cường, 1995 tại Định Quán Đồng Nai
Khảo sát liều lượng đạm cho kết quả công thức phân đạm 80 N tương ứng với
tỷ lệ NPK: 80 – 80 – 120 là mức phân thích hợp cho sự phát triển thuốc lá vàng sấy tại
địa phương.
4 - Theo Nguyễn Hữu Đông, 1996
Đưa ra mức phân bón NPK theo tỷ lệ 100N – 150 P205 – 250 K20 là thích hợp
trên vùng đất xám bạc màu của giống thuốc lá vàng sấy.
5 - Nguyễn Thị Lan, 1997
Xác định nhu cầu phân đạm cho kết quả công thức phân đạm 100 N – 100 P205
– 250 K20 với mức phân thích hợp cho giống RG 17 có các chỉ tiêu sinh trưởng, tốt
hơn giống Coker 176 và K326 do đó cho năng suất cao hơn.
6 - Theo Nguyễn Tiết và các cộng sự (2000) cho thấy trên đất cát pha vùng Tây Ninh
có tầng canh tác dày 25 cm thì liều lượng đạm được sử dụng tùy theo độ mùn trong
đất, hàm lượng mùn 1,5 % thì lượng đạm cần bón là 50 kg/ha, Lân 60 kg/ha, Kali 90
kg/ha, hàm lượng mùn 0,6 %, hàm lượng đạm cần bón là 80 kg/ha. Đất có tầng canh
tác mỏng hơn, thành phần cơ giới nặng hơn thì bón ít đạm hơn và ngược lại. Tại tỉnh
Ninh Thuận theo nghiên cứu của Viện NC-KT Thuốc Lá thì trên đất chua vùng Ninh
15



×