Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẤT XỬ LÝ TIỀN THU HOẠCH ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT, THỜI GIAN BẢO QUẢN XOÀI BƯỞI VÀ ĐIỀU TRA SẢN XUẤT XOÀI THEO HƯỚNG ASEAN GAP TẠI HỢP TÁC XÃ SUỐI LỚN, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẤT XỬ LÝ TIỀN THU HOẠCH ĐẾN
NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT, THỜI GIAN BẢO QUẢN XOÀI BƯỞI
VÀ ĐIỀU TRA SẢN XUẤT XOÀI THEO HƯỚNG ASEAN GAP
TẠI HỢP TÁC XÃ SUỐI LỚN, TỈNH ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ MỴ
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2005-2009

Tháng 08/2009


ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẤT XỬ LÝ TIỀN THU HOẠCH ĐẾN
NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT, THỜI GIAN BẢO QUẢN XOÀI BƯỞI
VÀ ĐIỀU TRA SẢN XUẤT XOÀI THEO HƯỚNG ASEAN GAP
TẠI HỢP TÁC XÃ SUỐI LỚN, TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả

NGUYỄN THỊ MỴ

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư nông nghiệp
Ngành Nông học

Giảng viên hướng dẫn



PGS.TS. NGUYỄN VĂN KẾ

Tháng 08 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Con xin tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục con nên người
cùng những người thân đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho con trong suốt thời
gian qua.
- Chân thành cảm ơn ban Giám Hiệu, ban chủ nhiệm khoa cùng quý thầy cô
trong khoa Nông Học của trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình giảng dạy
truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
- Đặc biệt cảm ơn thầy PGS.TS. Nguyễn Văn Kế người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ để em hoàn thành tốt đề tài này.
- Cảm ơn chú Nguyễn Thế Bảo chủ nhiệm HTX Suối Lớn và bác Phạm Văn
Ứng đã tạo mọi điều kiện để con thực hiện tốt đề tài này.
- Cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của kỹ sư Nguyễn Văn Hùng cùng các
anh chị cán bộ Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Miền Đông Nam bộ, nhóm thực hiện
đề tài về GAP cho cây xoài Bưởi tại HTX Suối Lớn, tỉnh Đồng Nai.
- Cảm ơn tập thể lớp DH05NHA và tất cả bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi
trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Mỵ

ii



TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của một số chất xử lý tiền thu hoạch đến năng suất, phẩm
chất, thời gian bảo quản xoài Bưởi và điều tra sản xuất xoài theo hướng ASEAN GAP
tại HTX Suối Lớn, tỉnh Đồng Nai”. Thí nghiệm xử lý tiền thu hoạch cho cây xoài Bưởi
được tiến hành ở vườn xoài của ông Phạm Văn Ứng tại HTX Suối Lớn và phân tích
quả, bảo quản quả tại phòng thí nghiệm sinh hóa của Trung Tâm Nghiên Cứu Cây ăn
Quả Miền Đông Nam Bộ. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn
yếu tố, 4 lần lặp lại trên 6 nghiệm thức. Điều tra sản xuất xoài theo hướng ASEAN
GAP được tiến hành tại địa bàn HTX Suối Lớn, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Thời
gian thực hiện từ tháng 2 năm 2009 đến tháng 8 năm 2009.
Mục tiêu:
1) Xác định và đánh giá hiệu quả của biện pháp xử lý tiền thu hoạch đến năng
suất, phẩm chất và thời gian bảo quản xoài Bưởi tại HTX Suối Lớn, tỉnh Đồng Nai.
2) Nắm hiện trạng sản xuất xoài và phân tích theo hướng Asean GAP ở HTX
Suối Lớn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai để có cơ sở cho việc khuyến cáo và vận
động nhà vườn sản xuất xoài theo hướng GAP trong vùng dự án GAP đã được tỉnh
Đồng Nai phê duyệt.
Kết quả đạt được:
1)Thí nghiệm: qua thí nghiệm xử lý tiền thu hoạch: Calcium-sicogreens cho kết
quả tốt nhất thể hiện qua năng suất tăng do tăng kích thước trái, giảm mức hư hỏng và
kéo dài thời gian bảo quản quả và tăng hàm lượng ĐTS/Acid làm quả ngọt hơn. Các
hợp chất của cacium và kalium đều tăng hàm lượng ĐTS/Acid, tuy nhiên nghiệm thức
xử lý K2SO4 và KNO3 cho hàm lượng ĐTS/Acid cao hơn các nghiệm thức còn lại.
Nghiệm thức xử lý CaCl2 và Ca(NO3)2 giữ được độ chắc quả sau 9 NBQ và kéo dài
thời gian bảo. Các nghiệm thức có xử lý đều làm giảm mức hư hỏng, tuy nhiên nghiệm
thức xử lý CaCl2 giảm mức hư hỏng thấp nhất.
2) Điều tra: hầu hết các nhà vườn vẫn còn nhiều điểm hạn chế, so với các tiêu
chuẩn của GAP thì chưa đạt yêu cầu: không có sổ sách ghi chép theo dõi hoạt động
của vườn, sử dụng các giống tự sản xuất chưa sạch bệnh, vẫn còn canh tác theo kiểu

truyền thống, chưa có một qui trình chung về kỹ thuật canh tác. Các kiến thức về sử
iii


dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, quản lý đất đai, nguồn nước, bảo vệ môi trường,
bảo vệ sức khỏe cho người lao động vẫn còn hạn chế. Để có thể khuyến cáo nhà vườn
sản xuất xoài theo hướng GAP trong thời gian tới, cần có sự quan tâm, hỗ trợ nhiều
hơn nữa của các cơ quan có chức năng. Cần mở nhiều lớp tập huấn về GAP sâu và
rộng hơn cho nhà vườn trong khu dự án.

iv


MỤC LỤC
TRANG TỰA ............................................................................................................... ..i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................. ii
TÓM TẮT................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................................... v
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG...................................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................................ x
Chương 1 MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề..............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu.................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu..................................................................................................................2
1.4 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................................... 4
2.1. Tìm hiểu chung về cây xoài .................................................................................4
2.1.1. Nguồn gốc.....................................................................................................4
2.1.2. Đặc điểm thực vật học ..................................................................................4

2.1.3. Đặc điểm sinh thái ........................................................................................5
2.1.4. Kỹ thuật canh tác ..........................................................................................6
2.1.5. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ............................................................8
2.2. Các quá trình sinh lý, sinh hóa trong quá trình bảo quản xoài.............................9
2.2.1. Các biến biến đổi về sinh lý..........................................................................9
2.2.2. Các biến đổi về vật lý .................................................................................10
2.2.3. Các biến đổi về sinh hóa .............................................................................10
2.2.4. Sự thay đổi màu sắc ....................................................................................11
2.2.5. Sự thay đổi cấu trúc ....................................................................................11
2.2.6. Sự thay đổi vị và hương thơm.....................................................................11
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xoài trong quá trình bảo quản ...............11
2.3.1. Nhiệt độ.......................................................................................................11
2.3.2. Độ ẩm tương đối của không khí .................................................................11
2.3.3. Ánh sáng .....................................................................................................12
v


2.3.4. Thành phần khí quyển.................................................................................12
2.3.5. Vi sinh vật ...................................................................................................12
2.4. Các phương pháp bảo quản ................................................................................12
2.4.1. Bảo quản trong điều kiện thông thường .....................................................12
2.4.2. Bảo quản lạnh .............................................................................................13
2.4.3. Bảo quản trong môi trường không khí có kiểm soát ..................................13
2.4.4. Bảo quản trong môi trường không khí cải tiến ...........................................13
2.4.5. Bảo quản bằng hóa chất ..............................................................................14
2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài ....................................................................14
2.6. Một số hóa chất dùng trong thí nghiệm xử lý tiền thu hoạch ............................15
2.7. Tìm hiểu chung về GAP.....................................................................................18
2.7.1. Khái niệm....................................................................................................18
2.7.2. Mục tiêu và phạm vi của ASEAN GAP .....................................................19

2.7.3. Những điểm chính trong ASEAN GAP......................................................19
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................... 23
3.1. Thời gian và địa điểm.........................................................................................23
3.2. Điều kiện thí nghiệm ..........................................................................................23
3.3. Vật liệu và phương pháp ....................................................................................25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................ 29
4.1. Kết quả thí nghiệm xử lý tiền thu hoạch xoài Bưởi ......................................29
4.1.1. Diễn tiến tăng trưởng kích thước quả xoài ................................................29
4.1.2. Tỷ lệ quả thương phẩm ...............................................................................31
4.1.3. Năng suất thu hoạch của xoài Bưởi ............................................................32
4.1.4. Thành phần vật lý của quả xoài Bưởi .........................................................33
4.1.5. Thành phần sinh hóa của quả xoài Bưởi.....................................................34
4.1.6. Đánh giá cảm quan xoài Bưởi ....................................................................35
4.1.7 Hao hụt trọng lượng quả ..............................................................................36
4.1.8 Sự biến đổi độ chắc thịt quả.........................................................................37
4.1.9. Mức hư hỏng trên quả.................................................................................38
4.2. Điều tra hiện trạng sản xuất xoài trong vùng dự án ASEAN GAP.............40
4.2.1. Module1: Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ...................................................40
vi


4.2.3. Module 3: Bảo vệ môi trường.....................................................................54
4.2.4. Module 4: Chất lượng sản phẩm.................................................................55
4.2.5. Thảo luận chung..........................................................................................60
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................. 62
5.1. Kết luận ..............................................................................................................62

5.2. Đề nghị
........................................................................................................................... 63..
80


vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA

Analysis of Variance

CV

Coefficient of Variation

ĐC

Đối chứng

ĐTS

Đường tổng số (g/100 g ăn được)

FAO

Food and Agriculture Organization

GAP

Good agriculture practices

HTX


Hợp tác xã

ICM

Quản lý cây trồng tổng hợp

IPM

Quản lý sâu bệnh tổng hợp

LSD

Least significant Differences

KTTVKV

Khí tượng thủy văn khu vực

MRL

Mức dư lượng tối đa cho phép

NBQ

Ngày bảo quản

WHO

Tổ chức y tế thế giới


WTO

Tổ chức thương mại thế giới

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Khuyến cáo bón phân cho xoài dựa theo tuổi cây................................................... 7
Bảng 3.1. Tình hình khí tượng vùng trong thời gian thí nghiệm............................................ 23
Bảng 3.2. Điều kiện khí hậu Vũng Tàu trong các tháng tiến hành thí nghiệm .................... 24
Bảng 4.1. Chiều dài và chiều rộng quả xoài Bưởi lúc thu hoạch ........................................... 30
Bảng 4.2. Tỷ lệ quả thương phẩm ............................................................................................ 31
Bảng 4.3. Năng suất thu hoạch xoài ........................................................................... .32
Bảng 4.4. Các thành phần vật lý của quả xoài Bưởi ............................................................... 33
Bảng 4.5. Các thành phần sinh hóa trong 100 g dịch quả....................................................... 34
Bảng 4.6. Điểm cảm quan xoài Bưởi....................................................................................... 35
Bảng 4.7. Sự hao hụt trọng lượng quả trong quá trình bảo quản............................................ 36
Bảng 4.8. Sự biến đổi độ chắc trong quá trình bảo quản (kg/cm2)......................................... 37
Bảng 4.9. Điểm hư hỏng trên quả trong quá trình bảo quản.................................................. 38
Bảng 4.10. Bảng kết quả phân tích mẫu đất ........................................................................... 40
Bảng 4.11. Bảng kết quả phân tích nước ................................................................................ 41
Bảng 4.12. Quy mô diện tích vườn xoài .................................................................................. 42
Bảng 4.13. Hiện trạng phòng trừ sâu bệnh tại HTX Suối Lớn............................................... 43
Bảng 4.14. Các loại phân hóa học được sử dụng trong vùng sản xuất xoài.......................... 46
Bảng 4.15. Danh sách các loại thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp theo điều tra ....................... 47
Bảng 4.16. Một số thông tin điều tra về thu hoạch và xử lý xoài sau thu hoạch................... 49
Bảng 4.17. Một số thông tin về chủ vườn trồng xoài ở HTX Suối Lớn ................................ 53
Bảng 4.18. Bảng kết quả phân tích quả xoài ........................................................................... 55

Bảng 4.19. Các giống xoài được trồng ở HTX Suối Lớn theo kết quả điều ra ..................... 56
Bảng 4.20. Tuổi vườn và số cây tương ứng............................................................................. 57
Bảng 4.21. Khoảng cách trồng xoài tại HTX Suối Lớn.......................................................... 58

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Các công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm theo hướng GAP.................... 19
Hình 3.1. Treo thẻ và đánh dấu quả..................... ........................................................ 26
Hình 3.2. Bảo quản quả ở nhiệt độ phòng .................................................................... 27
Hình 4.1. Diễn tiến tăng trưởng chiều dài quả......................................................................... 29
Hình 4.2. Diễn tiến tăng trưởng chiều rộng quả ...................................................................... 30
Hình 4.3. Vỏ quả và thịt quả xoài bị hư hỏng.......................................................................... 39
Hình 4.4. Quả xoài lúc mới thu hoạch ..................................................................................... 39
Hình 4.5. Nguồn nước tưới và hệ thống tưới nhỏ giọt cho xoài............................................. 42
Hình 4.6. Một số sâu bệnh hại trên xoài................................................................................... 44
Hình 4.7. Nhà vườn quét vôi để phòng một số bệnh do nấm................................................. 46
Hình 4.8. Bao bì đóng gói sản phẩm và nhà xưởng của HTX Suối Lớn............................... 51
Hình 4.9. Phun thuốc theo nhà vườn và theo GAP ................................................................. 51
Hình 4.10. Quản lý rác thải chưa đúng .................................................................................... 55
Hình 4.11. Thu hoạch xoài của nhà vườn................................................................................ 59

x


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Xoài (Mangifera indica L.) là một trong những loại trái cây đặc sản ở nước ta,
trong thời gian qua diện tích trồng xoài gia tăng ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long,
Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Tại miền Đông Nam Bộ, Đồng Nai là tỉnh có điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây ăn trái với nhiều trái cây đặc sản. Một số loại
trái cây trong tỉnh Đồng Nai có diện tích tập trung và chất lượng ngon thuộc loại sản
phẩm có khả năng thương mại hóa cao ở thị trường trong nước, có tiềm năng xuất
khẩu trong đó có xoài. Diện tích trồng xoài ở Đồng Nai hiện hơn 7200 ha, sản lượng
34000 tấn (Cục thống kê tỉnh Đồng nai, 2006) và sản xuất xoài chủ yếu tại các huyện
Xuân Lộc, Định Quán, Vĩnh Cửu chiếm hơn 80% tổng diện tích trong tỉnh (Sở NN và
PTNT tỉnh Đồng Nai, 2007).
Tuy nhiên vấn đề khó khăn hiện nay là khâu chế biến, tồn trữ và vận chuyển
xoài đi xa còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác hầu hết trái cây trong tỉnh chưa được
xây dựng thương hiệu và chưa được công nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,
chưa thể truy nguyên xuất xứ hàng hóa và chưa công bố tiêu chuẩn cơ sở. Việc gia
nhập WTO mang đến cho nông nghiệp Việt Nam triển vọng về một sân chơi khổng
lồ, đồng thời cũng bắt buộc người sản xuất phải đối diện ngay với luật chơi cực kỳ
khó khăn đó là khẩn trương xây dựng quy trình GAP, tập trung sản xuất hàng hoá
lớn, có chất lượng cao và giá rẻ để nâng cao tính cạnh tranh của nông sản phẩm.
Trong những thách thức này quy trình GAP là chìa khoá thành công cho ngành trái
cây, rau quả và hoa.

1


Trước tình hình trên, để nâng cao chất lượng, kéo dài thời gian bảo quản xoài
và để sản phẩm xoài Đồng Nai đạt tiêu chuẩn GAP. Được sự giúp đỡ của khoa Nông
Học trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, sự hỗ trợ của Trung Tâm Nghiên Cứu Cây
Ăn Quả Miền Đông Nam Bộ, và sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Kế, đề tài: “Ảnh
hưởng của một số chất xử lý tiền thu hoạch đến năng suất, phẩm chất, thời gian bảo
quản xoài Bưởi và điều tra sản xuất xoài theo hướng ASEAN GAP và tại HTX Suối

Lớn, tỉnh Đồng Nai ” được thực hiện.
1.2. Mục tiêu
- Nội dung 1: Xác định và đánh giá hiệu quả của một số chất xử lý tiền thu
hoạch CaCl2, Ca(NO3)2, K2SO4, KNO3, Calcium-sicogreens để nâng cao năng suất,
chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản xoài đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Nội dung 2: Điều tra hiện trạng sản xuất và kĩ thuật canh tác xoài của 25 hộ
nông dân trong hợp tác xã Suối Lớn, từ đó dựa trên những quy định của ASEAN GAP
để xác định xem người nông dân đã thực hiện điều khoản nào và chưa thực hiện điều
khoản để xây dựng mô hình ASEAN GAP cho hợp tác xã trồng xoài Suối Lớn nằm
trong dự án được tỉnh phê duyệt.
1.3. Yêu cầu
Nội dung 1:
- Bố trí thí nghiệm, theo dõi và thu thập số liệu về kích thước quả, năng suất.
- Thu hoạch những quả đạt độ tuổi để phân tích phẩm chất và xác định thời gian
bảo quản quả.
- Xác định và đánh giá hiệu quả của từng chất đến phẩm chất và thời gian bảo
quản quả.
Nội dung 2:
- Điều tra 25 hộ dựa theo bảng câu hỏi (checklist) của ASEAN GAP.
- Đánh giá hiện trạng sản xuất xoài theo hướng ASEAN GAP và đưa ra một số
khuyến cáo cho việc sản xuất xoài theo hướng ASEAN GAP ở HTX Suối Lớn.
- Phân tích mẫu đất, nước, trái tại trung tâm đo lường chất lượng 3.

2


1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: xoài Bưởi
- Thời gian và địa điểm: thực hiện từ tháng 2 năm 2009 đến tháng 6 năm 2009
tại HTX Suối Lớn, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

- Các giới hạn: Đề tài được tiến hành trong một thời gian ngắn nên không thể
thực hiện trên nhiều vườn và nhiều vụ khác nhau, kinh phí lại có hạn nên hạn chế một
phần kết quả.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tìm hiểu chung về cây xoài
2.1.1. Nguồn gốc
Theo Kunasol (1986), xoài được trồng cách đây 4000 năm ở Ấn Độ và Đông
Nam Á nhưng Ấn Độ được xem là trung tâm khởi nguyên của cây xoài. Theo Vũ
Công Hậu (1996), xoài có nguồn gốc ở Đông Bắc Ấn Độ, bắc Myanmar, ở vùng đồi
núi chân dãy Hymalaya và từ đó lan đi khắp thế giới, sớm nhất sang Đông Dương,
Nam Trung Quốc và các nước khác vùng Đông Nam Á. Từ đầu thế kỷ 16 khi người
Bồ Đào Nha tìm ra đường biển sang Viễn Đông thì xoài được mang đi trồng khắp
các vùng nhiệt đới trên thế gới và cả bán nhiệt đới như Florida, Israel (Nguyễn Văn
Kế, 2001).
2.1.2. Đặc điểm thực vật học
• Rễ
Rễ hút phân bố tập trung ở tầng sâu 0 – 50 cm, còn sâu dưới 1,25 – 3,8 m thì
chỉ thấy rễ cái. Về bề rộng, rễ có thể ăn xa 9 m, nhưng tập trung ở vùng bán kính 2 m.
Nói chung rễ xoài khỏe giúp cây xoài chịu hạn tốt.
• Thân, tán
Là đại mộc, tán rộng, cây có thể cao tới 40 m và có thể sống rất lâu 100 – 300
năm. Tuy nhiên các giống ghép tán hẹp, cây thấp (10 – 15 m) và mau cỗi hơn, dạng
tán hình cầu. Thân sần xùi với các vết nứt dọc theo thân.
• Lá

Lá non có màu tím hồng hoặc phớt nâu, lá già có màu xanh đậm. Lá có kích
thước lớn: rộng 6 - 10 cm, dài 35 cm. Một năm cây ra 3 – 4 đợt lộc. Thời gian từ
khi chồi non đến khi lá chuyển xanh khoảng 35 ngày. Thời gian tồn tại của lá xoài
là 3 năm.
4


• Hoa
Hoa mọc thành chùm, mỗi chùm có 2000 – 4000 hoa. Một cây có hàng triệu
hoa. Hoa có kích thước nhỏ chỉ 6 – 8 mm. Có 2 loại hoa là hoa lưỡng tính và hoa đực.
Hoa lưỡng tính có tiểu nhụy hữu thụ, có vòi nhụy, có bầu noãn phát triển. Hoa đực thì
tiểu nhụy bất thụ và có bao phấn phát triển. Theo Sing (2000), tỷ lệ hoa lưỡng tính và
hoa đực trên cây phụ thuộc vào giống; điều kiện khí hậu; chăm sóc; thời gian ra hoa; vị
trí chùm hoa và điều kiện dinh dưỡng.
• Quả
Quả xoài có thịt quả, vỏ quả và hạt. Thời gian từ khi ra hoa đến khi quả chín tùy
giống: giống chín sớm thì 2 tháng, giống chính vụ thì 3,5 tháng, giống chín muộn thì 4
tháng. Hạt xoài gồm 2 lớp vỏ gân xơ và nội quả bì là vỏ cứng, rồi đến vỏ màng trong
suốt và lớp vỏ bao màu nâu mềm, trong cùng là lá mầm và phôi. Xoài nguồn gốc Đông
Dương thì đa phôi, xoài nguồn gốc Ấn Độ và Pakistan thì đa số đơn phôi. Trong các
phôi có một phôi hữu tính, còn các phôi khác thì hình thành từ tế bào phôi tâm. Từ một
hạt có thể mọc lên ba bốn cây con. Cây mọc từ phôi vô tính thì giống cây mẹ, còn cây
mọc từ phôi hữu tính thì khác mẹ. Ở các giống đơn phôi, thì hạt mọc cây khác hẳn cây
mẹ vì đó là phôi hữu tính (Vũ Công Hậu, 1996).
2.1.3. Đặc điểm sinh thái
• Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình tối thích cho xoài là 25oC. Nhiệt độ trung bình tối thấp
21oC, vì vậy xoài được trồng từ bình nguyên tới cao độ 600 m. Từ 1000 tới 1200 m
xoài vẫn phát triển tốt nhưng không nên làm các vườn xoài thương mại. Trên 42oC
xoài sẽ bị hại. Xoài thích hợp ở vùng có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, trong đó mùa khô

ít nhất phải kéo dài 3 tháng, mùa khô không kéo dài quá 7 tháng. Vũ lựợng hữu hiệu
150 mm/tháng. Mưa nhiều hoặc có sương vào lúc trổ bông thì sự thụ phấn sẽ thất bại.
Gió mạnh cũng làm hoa rụng nhiều (Nguyễn Văn Kế, 2001).
• Lượng mưa
Xoài là cây chịu hạn. Cây xoài yêu cầu một mùa khô ít nhất là ba tháng để phân
hóa mầm hoa. Còn yêu cầu nước nếu mưa phân bố đều thì cần 900 – 1000 ml/năm là
trồng xoài có hiệu quả kinh tế. Xoài có thể chịu ngập trong một thời gian ngắn.
5


• Đất
Xoài không kén đất, chỉ cần tầng canh tác dày, độ pH tốt nhất là 5,5 – 6,5; trên
dưới chỉ tiêu này một chút cũng không ảnh hưởng nhiều. Đất cát hoặc lẫn sỏi đá vẫn
cho quả tốt, mực nước ngầm thích hợp là 2,5 m. Nếu mực nước ngầm không ổn định
thì ảnh hưởng xấu đến bộ rễ (Nguyễn Văn Kế, 2001).
2.1.4. Kỹ thuật canh tác
• Thiết kế vườn trồng
Căn cứ vào giống, điều kiện đất đai, độ dốc có thể thiết kế khoảng cách trồng
khác nhau từ 5 x 4 m; 6 x 5 m; 7 x 7 m hoặc 8 x 8 m (Vũ Công Hậu, 1996). Theo
Nguyễn Minh Châu (2003) khoảng cách trồng phù hợp là 6 x 6 m, có thể bố trí hàng
cây theo kiểu chữ chi hoặc ô vuông để dễ chăm sóc.
• Tạo cành tỉa tán
Sau mỗi vụ thu hoạch xoài cần tiến hành tỉa cành đồng loạt ngay. Tỉa loại bỏ
những cành sâu bệnh, cành vượt, tỉa bỏ những phát hoa không đậu quả, cành nằm
trong tán (mọc sai vị trí, cành vô hiệu). Cành nhỏ dùng kéo cắt, cành lớn dùng cưa.
Đối với cây xoài lớn tuổi, già cỗi có thể dùng phương pháp đốn đau (cưa ngọn) để tạo
lại tán cây. Tùy theo tuổi và tình trạng cây mà tiến hành hàng năm (Viện Nghiên cứu
cây ăn quả miền Nam, 2007).
• Chế độ phân bón
Cần chú ý cung cấp lượng phân hữu cơ cho vườn xoài, giảm bớt lượng phân vô

cơ để giúp cải tạo đất, tăng năng xuất và phẩm chất quả. Công thức bón phân cho xoài
thay đổi tùy theo điều kiện đất, tuổi cây, sản lượng thu hoạch vụ trước.
Thời kỳ xây dựng cơ bản: lượng phân của năm nên được chia đều thành 5 - 6
lần bón và cung cấp cho cây dưới dạng dung dịch tưới quanh gốc cây.
Thời kỳ kinh doanh: từ khi cây bắt đầu cho quả việc cung cấp phân bón nên
tương ứng với các giai đoạn phát triển của cây.
- Lần 1: bón ngay sau tỉa cành sau thu hoạch: bón tất cả lượng phân chuồng
hoặc 50 % lượng phân hữu cơ (các loại phân đã chế biến), 60 % đạm cả năm, 60 %
lượng lân, 40 % lượng kali.
- Lần 2: vào khoảng tháng 11 khi các lá đã xanh trên cây, bón chuẩn bị cho xoài
ra hoa: 25 % lượng phân hữu cơ, 40 % lượng lân còn lại, 30 % lượng kali.
6


- Lần 3: ba tuần sau khi đậu quả (quả có đường kính khoảng 1cm) bón 25 %
lượng phân hữu cơ còn lại, 20 % lượng đạm, 15 % lượng kali.
- Lần 4: khoảng 8-10 tuần sau khi đậu quả, bón hết lượng phân còn lại.
Bảng 2.1: Khuyến cáo bón phân cho xoài dựa theo tuổi cây
Tuổi cây

Urea

Super Lân

Sunfat Kali

Phân hữu cơ

(năm)


(g/cây)

(g/cây)

(g/cây)

(kg)

1

150

300

100

20

2

300

600

200

30

3


450

900

300

40

4

600

1200

400

50

5

750

1500

500

60

6


900

1800

600

70

7

1050

2100

700

80

8

1200

2400

800

90

9


1350

2700

900

100

10

1500

3000

1000

150

> 10

2000-4000

3000-6000

1300-2600

150-300

( Nguồn: Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, 2007)
• Vấn đề xử lý ra hoa

Sau khi thu hoạch phải tỉa cành, bón phân theo liều lượng khuyến cáo sau thu
hoạch. Cây ra đọt non có thể sử dụng MPK phun 2 lần cách nhau 10 ngày để lá xoài
sớm thành thục, giai đoạn này cần ngưng tưới (giữ mực nước trong mương phải thấp
hơn mặt liếp tối thiểu 60 cm). Khi lá xoài chuyển màu xanh đậm (cơi đọt được 2 - 3
tháng) tưới Paclobutrazol 10 %, liều lượng 10 g/m đường kính tán. Sau đó 75 - 90
ngày phun thiourea nồng độ 0,5 %, khoảng 20 ngày sau cây sẽ ra hoa. Khi xoài đang
nhú bông khoảng 10 -15 cm chú ý phun thuốc trừ bệnh hại. Chú ý khi xoài đang nở
hoa, tránh phun thuốc để bảo vệ côn trùng có ích đến thụ phấn cho xoài. Trong giai
đoạn này cần cung cấp thêm phân bón lá chứa Bo (hàn the 50g nước, acid boric 1-2
g/10 lít nước) (Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, 2007).

7


2.1.5. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ
Theo Nguyễn Minh Châu và ctv (2004) trên xoài có một số loại sâu bệnh gây
hại quan trọng và cách phòng trừ như sau:
- Rầy bông xoài (Idioscopus spp.): Cả rầy trưởng thành và rầy non đều gây hại
trên hoa, đọt non và lá non. Phòng trừ bằng cách sau thu hoạch cắt tỉa cành tạo điều
kiện thông thoáng để hạn chế sự phát triển của rầy. Dùng các loại thuốc để phun như:
Actara, Admire, Trebon.
- Con cắt lá (Deporaus marginatus): Gây hại chủ yếu trên lá non vào thời điểm
cây ra đọt và lá non vào các tháng mùa khô. Phòng trị bằng cách điều khiển cho cây ra
đọt đồng loạt. Thu dọn các lá bị hại trong vườn đem tiêu hủy. Phun thuốc khi thấy
trưởng thành xuất hiện như Secsaigon 10 EC, Saliphos 35 EC, Polytrin, Karate.
- Sâu đục cành non (Alcicodes sp.): Sâu đẻ trứng trên đọt non của xoài, sâu non
nở ra ăn dần xuống phía dưới làm cành bị chết khô, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến
sinh trưởng của cây. Phòng trị bằng cách điều khiển cho cây ra đọt non đồng loạt để dễ
kiểm soát. Phun thuốc khi cây ra đọt non bằng các loại thuốc Fenbis 25 EC,
Sagomycin 20 EC, Karate.

- Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides): Bệnh xuất hiện trên lá non,
cành non, trên bông và cả trên quả. Trên lá non và cành non bệnh làm ảnh hưởng đến
khả năng sinh trưởng của cây, trên chùm bông bệnh làm đen và rụng bông, trên quả
làm cho quả bị chai sượng, thối và rụng. Phòng trị bằng cách điều khiển cho cây ra đọt
non đồng loạt. Khi phát hiện trên lá và đọt non cần phun thuốc Antracol, Benomyl để
phòng trừ. Trên hoa và quả cần phun phòng 4 lần từ khi hoa nở cho đến khi 2 tháng
sau đó.
- Bệnh đốm đen (Xanthomonas campestris): Xảy ra trên lá, quả và chồi non.
Phòng trị bằng cách vệ sinh vườn sạch sẽ, thoáng mát. Khi xuất hiện bệnh phun các
loại thuốc phòng trừ như: Kasuran, COC 85.
-

Bệnh phấn trắng (Oidium mangiferae): Gây hại trong điều kiện thời tiết nóng

ẩm có sương đêm, bệnh thường phát triển từ ngọn của phát hoa, lan dần đến cuống
hoa, quả non, lá non và cành. Phòng trị bằng cách tỉa cành, tạo tán cho cây phát triển
mạnh và vườn thông thoáng. Giai đoạn cây ra bông và tạo quả non cần phun thuốc để
phòng trị ngay bằng các loại thuốc Carbenzim 500 FL, Bernomyl.
8


-

Bệnh nấm hồng (Corticium samonicolor): Gây hại trên cành và thân. Khi xuất

hiện bệnh cần cắt bỏ và tiêu hủy các nhánh nhiễm bệnh. Phun thuốc hóa học Rovral,
COC 85 vào mùa mưa để phòng trị.
2.2. Các quá trình sinh lý, sinh hóa trong quá trình bảo quản xoài
2.2.1. Các biến biến đổi về sinh lý
• Sự chín của quả

Quan sát quá trình chín của trái cây ta có thể phân ra làm 2 nhóm chính: nhóm
có đỉnh hô hấp và nhóm không có đỉnh hô hấp. Nhóm có đỉnh hô hấp là nhóm cường
độ hô hấp cao lúc đầu và giảm dần về cuối, là loại trái cây có thể tiếp tục chín sau khi
rời khỏi cây mẹ; trong khi những trái cây không có đỉnh hô hấp thì cường độ hô hấp
giảm dần và không có khả năng tiếp tục chín sau khi hái. Xoài là loại trái cây có đỉnh
hô hấp nên thường được thu hái ở độ chín thu hoạch sau đó được tiếp tục làm chín
trong quá trình tồn trữ nên có thể tác động các biện pháp để làm chậm quá trình chín
và kéo dài thời gian bảo trái.
• Sự hô hấp
Sự hô hấp của quả dẫn đến sự giảm khối lượng của quả một cách tự nhiên. Các
biện pháp làm giảm cường độ hô hấp sẽ hạn chế được sự giảm khối lượng tự nhiên
(Quách Đĩnh & ctv,1996).
Ở rau quả có hai kiểu hô hấp chính là hô hấp hiếu khí và yếm khí. Hô hấp hiếu
khí là quá trình oxy hóa các chất hữu cơ như đường, acid hữu cơ, lipid, protein thành
những hợp chất đơn giản như CO2 và H2O còn trong điều kiện thiếu O2 thì tế bào thực
vật hô hấp yếm khí và sản phẩm cuối cùng là CO2 và C2H5OH. Quá trình hô hấp sẽ
gây ra sự tổn thất về chất lượng hàng hóa trong quá trình tồn trữ như thúc đẩy sự lão
hóa, trọng lượng khô. Tuy nhiên sự hô hấp vẫn cần cho quá trình biến dưỡng để tạo ra
năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của sinh vật (Đinh Ngọc Loan, 2004).
Phương trình hô hấp:
Hô hấp hiếu khí: C6H10O6 + 6O2
Hô hấp yếm khí: C6H10O6

6CO2 + 6H2O + 674 Kcal
2C2H5OH + 2CO2 + 28 Kcal

9


2.2.2. Các biến đổi về vật lý

• Sự giảm khối lượng tự nhiên
Sự giảm khối lượng tự nhiên xảy ra do quá trình bay hơi nước và tổn hao các
hợp chất hữu cơ trong khi hô hấp. Trong bất kỳ điều kiện tồn trữ nào, không thể tách
khỏi sự giảm khối lượng tự nhiên. Tuy nhiên khi tạo điều kiện tối ưu thì có thể giảm
sự hao hụt khối lượng đến mức tối thiểu. Sự giảm khối lượng tự nhiên phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: giống loài, khí hậu, cách thức chăm sóc, bón phân, mức độ nguyên vẹn,
độ chín. Để giảm thiểu sự mất khối lượng tự nhiên, cần chú ý đến các yếu tố như: nhiệt
độ và ẩm độ không khí trong bảo quản quả.
• Sự sinh nhiệt
Sau thu hoạch, quả vẫn tiếp tục duy trì hoạt động sống, các hoạt động sinh lý,
sinh hóa vẫn diễn ra bên trong quả, điển hình là quá trình hô hấp. Tùy theo hàm lượng
oxy trong môi trường tồn trữ mà quả sẽ diễn ra quá trình hô hấp hiếu khí hay yếm khí.
Phần lớn lượng nhiệt sinh ra được tỏa ra môi trường xung quanh làm cho nhiệt độ môi
trường tồn trữ tăng.
• Sự thoát hơi nước
Sau thu hoạch quả luôn bị mất nước, đây cũng là một hiện tượng tất yếu. Tốc
độ và lượng nước mất đi phụ thuộc rất nhiều các yếu tố: bản thân nguyên liệu (độ
háo nước của hệ keo trong quả, cấu tạo và trạng thái của mô che...) và môi trường
bảo quản, tồn trữ (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ của không khí). Sự mất nước làm cho quả
nhăn nheo.
2.2.3. Các biến đổi về sinh hóa
• Glucid: là thành phần thay đổi lớn và mạnh nhất trong quá trình tồn trữ cũng
như trong quá trình sinh trưởng và phát triển của quả. Quá trình đường hóa diễn ra
dưới tác dụng của các enzyme nội tại mà chủ yếu là ba loại photphorylaza. Tổng hàm
lượng đường khi đó tăng lên cực đại thì giảm xuống. Sụ tích tụ đường trong thời kì
chín không do đường hóa mà còn do sự thủy phân hemixenluloza.
• Pectin: trong quá trình chín, propectin chuyển thành pectin hòa tan làm cho liên
kết giữa các tế bào, giữa các mô yếu đi và quả mềm.
• Acid: sự giảm acid trong quá trình tồn trữ là do quá trình hô hấp và decarboxyl
hóa, khi đó các acid hữu cơ bị phân hủy thành CH3CHO.

10


• Vitamin C: giảm nhanh do quá trình khử trong mô bị phá hủy và không khí xâm
nhập.
• Hương thơm: được sản sinh do các chất bay hơi được tổng hợp trong quá trình
chín của quả gồm các aldehyde, rượu, este ( Quách Đĩnh, 1982 ).
2.2.4. Sự thay đổi màu sắc
Màu sắc của xoài thay đổi từ xanh đến vàng, đó là kết quả của sự thay đổi đồng
thời của sự biến mất chlorophyl và sự gia tăng carotenoid.
2.2.5. Sự thay đổi cấu trúc
Cấu trúc hay độ cứng của quả sẽ quyết định độ chín và thời gian tồn trữ của
quả. Khi quả còn xanh chứa nhiều protopectin làm quả cứng, khi quả chín protopectin
chuyển hóa thành phần hòa tan làm quả mềm. Sự mềm của quả xảy ra do hai trường
hợp: mất độ dòn do mất nước, sự thủy phân glucid thành đường.
2.2.6. Sự thay đổi vị và hương thơm
Trong quá trình chín của quả có sự thay đổi vị chủ yếu do tinh bột chuyển hóa
thành đường, còn hương thơm là sự hình thành các hợp chất bay hơi như ester,
alcohol, acid, hợp chất carbonyl.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xoài trong quá trình bảo quản
Thời gian bảo quản rau quả tươi phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố ngoại cảnh
khác nhau như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, thành phần khí quyển và các yếu tố khác.
2.3.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố môi trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình sống của rau quả
khi bảo quản. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ các phản ứng sinh lý bên trong cũng như
bên ngoài của quả càng cao và điều này được thể hiện qua sự tăng cường độ hô hấp,
tăng sự mất nước, giảm khối lượng tự nhiên của quả làm quả nhanh chóng hư hỏng.
2.3.2. Độ ẩm tương đối của không khí
Độ ẩm tương đối của không khí trong kho bảo quản có ảnh hưởng lớn đến sự
bốc hơi nước của rau quả. Trong quá trình tồn trữ rau quả, độ ẩm của khí quyển cần

được duy trì thích hợp để vừa có thể chống bốc hơi nước vừa hạn chế được sự phát
triển của vi sinh vật gây hư hỏng. Vì vậy đối với loại rau quả có thời gian bảo quản
ngắn người ta thường duy trì độ ẩm không khí trong khoảng 90 – 95 % để hạn chế
11


thoát hơi nước và vàng héo. Còn đối với các loại rau quả có khả năng chống thoát hơi
nước tốt hơn và tồn trữ được lâu hơn thì cần giữ độ ẩm xuống 80 – 90 %.
2.3.3. Ánh sáng
Ánh sáng có tác dụng kích thích quá trình hô hấp và phá hủy chất dinh dưỡng
như vitamin. Ánh sáng là một trong những nguyên nhân làm hàm lượng vitamin ở rau
quả giảm dần theo thời gian tồn trữ. Do đó cần bảo quản ở chỗ râm mát không có ánh
sáng gay gắt.
2.3.4. Thành phần khí quyển
Thành phần khí quyển có ảnh hưởng rất quan trọng lên cường độ hô hấp và thời
gian tồn trữ của quả. Cường độ hô hấp và tốc độ biến dưỡng của quả sẽ giảm khi tăng
hàm lượng CO2 và giảm hàm lượng O2. Tuy nhiên, việc giảm hàm lượng O2 còn phải
được nghiên cứu để tìm giới hạn tối thiểu để tránh sự hô hấp yếm khí.
2.3.5. Vi sinh vật
Vi sinh vật là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm chất
lượng quả trong quá trình tồn trữ. Các hư hỏng do vi sinh vật ở quả chủ yếu là do các
loại nấm bệnh và vi khuẩn gây ra. Vi sinh vật phát triển trên rau quả tươi gây nên hiện
tượng thối rữa và những biểu hiện hư hỏng trầm trọng khác. Những loại nguyên liệu
chứa hàm lượng nước cao, nhiều dinh dưỡng là môi trường thuận lợi cho sự phát triển
của vi sinh vật.
2.4. Các phương pháp bảo quản
2.4.1. Bảo quản trong điều kiện thông thường
“Điều kiện thường” là điều kiện của nhiệt độ và độ ẩm bình thường của tự
nhiên. Nhiệt độ và ẩm độ tự nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào sự biến động của khí hậu
và thời tiết.

Phương pháp này chỉ dùng để bảo quản rau quả trong thời gian ngắn. Ngoài ra
thời gian bảo quản rau quả còn phụ thuộc vào đặc tính sinh học của từng loại rau quả.
Rau quả có thời kỳ ngủ sinh lý càng dài và độ bền càng cao thì hạn bảo quản càng lâu.
Muốn kéo dài thời gian bảo quản ở điều kiện thường thì thông gió tự nhiên là một
trong những yếu tố quan trọng để giữ chất lượng (Hà Văn Thuyết – Trần Quang Bình,
2000).

12


2.4.2. Bảo quản lạnh
Bảo quản lạnh là phương pháp bảo quản phổ biến nhất hiện nay. Nguyên tắc
của phương pháp này là dùng nhiệt độ lạnh để làm tê liệt các hoạt động của vi sinh vật,
côn trùng, phương pháp này đòi hỏi phải hạ thấp nhiệt độ của nguyên liệu xuống một
mức nhất định.
Nhiệt độ môi trường bảo quản càng thấp thì càng có tác dụng ức chế cường độ
của các quá trình sinh lý hóa xảy ra trong rau quả và trong vi sinh vật dẫn đến kéo dài
thời gian bảo quản rau quả tươi.
2.4.3. Bảo quản trong môi trường không khí có kiểm soát
Bảo quản rau quả trong môi trường không khí có kiểm soát (CA: Controlled
Atmosphere) thường được áp dụng kết hợp với tồn trữ lạnh. Trong môi trường bảo
quản này thành phần khí O2, CO2 được điều chỉnh (kiểm soát) khác với môi trường
không khí bình thường. Phương pháp này đòi hỏi một phòng lạnh với một van mở để
theo dõi nồng độ CO2, O2, một bộ phận lọc khí CO2 hoặc O2. Phòng bảo quản nên cách
nhiệt giống như phòng lạnh và phải kín khí để giữ cho thành phần các chất khí trong
phòng đúng như yêu cầu. Có thể tạo điều kiện CA bằng cách lọc khí N2 từ nitơ lỏng
hoặc thiết bị tách N2; dùng không khí đã được rút khí O2; có thể làm tăng nồng độ CO2
bằng cách bổ sung thêm CO2 , thêm nước đá khô.
2.4.4. Bảo quản trong môi trường không khí cải tiến
Bảo quản rau quả trong môi trường không khí cải tiến (MA: Modified

Atmosphere) là hệ thống bảo quản đơn giản và rẻ tiền hơn CA, thích hợp đối với khối
lương sản phẩm nhỏ. Việc áp dụng phương pháp MA có hiệu quả cao hay thấp phụ
thuộc vào loại rau quả, giống, độ chín sinh lý, thành phần khí, nhiệt độ tồn trữ và thời
gian tồn trữ ( Lâm Thanh Hiền, 2004).
Ở phương pháp này người ta sẽ áo một lớp màng bao sinh học cho sản phẩm
bằng cách nhúng trực tiếp vào dung dịch màng bao. Sản phẩm sau khi được nhúng vào
dung dịch tạo màng và được làm khô thì màng bao sẽ hạn chế sự trao đổi khí giữa quả
với môi trường bên ngoài, làm hạn chế sự hấp thụ khí O2 đồng thời làm tăng lượng khí
CO2 trong sản phẩm dẫn đến làm giảm cường độ hô hấp nên có thể trì hoãn được sự
chín và hư hỏng của sản phẩm. Ngoài ra, việc áo lớp màng bao này lên quả còn giúp
hạn chế tối thiểu rối loạn sau thu hoạch như tổn thương lạnh, bệnh do vi khuẩn xâm
13


nhập. Tuy nhiên, độ dày của màng bao cần nghiên cứu kỹ, nếu quá mỏng thì không có
hiệu quả trong việc bảo quản còn nếu quá dày sẽ đưa đến sự rối loạn sinh lý và nhanh
hư hỏng.
2.4.5. Bảo quản bằng hóa chất
Khi cần thiết phải bảo quản dài ngày, khi không có phương tiện bảo quản lạnh
hoặc một số trường hợp chỉ dùng riêng nhiệt độ thấp không giải quyết được đầy đủ
yêu cầu của quá trình bảo quản như thời gian, thối mốc người ta còn dùng biện pháp
bảo quản bằng hóa chất. Đây là phương pháp có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt các
vi sinh vật gây bệnh, dễ áp dụng, giá thành tương đối thấp nên ngày càng được sử
dụng rộng rãi với qui mô lớn. Khi sử dụng các loại thuốc hóa học để bảo quản cần đảm
bảo yêu cầu triệt để bảo đảm sức khỏe con người, không ảnh hưởng đến chất lượng
nông sản và dể tách khỏi sản phẩm khi cần sử dụng.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm như: có thể làm biến
đổi phần nào chất lượng của rau quả, tạo mùi vị không tốt, tác dụng của thuốc giảm
dần do tính kháng thuốc của vi sinh vật gây bệnh ngày càng tăng và nhất là không an
toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng và với môi trường.

Người ta thường dùng thuốc trừ nấm trong bảo quản quả như: Topxin – M
0,1 %, Mertect 90, Benlat, Carbendazim( CBZ). Ngoài ra người ta còn dùng các
biện pháp bảo quản khác như xử lý nhiệt (dùng nước nóng, không khí nóng hoặc
hơi nước nóng), chiếu tia bức xạ, sử dụng phương pháp phòng trừ sinh học (sử
dụng các vi sinh vật đối kháng hoặc các vi sinh vật khác có khả năng chống lại
hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh).
2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài
• Ngoài nước
Trên thế giới xoài là cây ăn quả đứng hàng thứ 4 sau cam, nho, táo, cây có múi.
Tổng sản lượng xoài trên thế giới đạt khoảng 15 triệu tấn (Nguyễn Văn Luật, 2004)
nhưng đến năm 2007 theo thống kê của FAO thì sản lượng xoài trên thế giới là
33.445.297 tấn. Trong đó Châu Á là khu vực sản xuất xoài lớn nhất thế giới với
khoảng 80 % sản lượng, kế đến là Châu Mỹ khoảng 13 % và Châu Phi khoảng 7 %.
Ấn Độ là nước trồng nhiều xoài và luôn cao nhất thế giới 13.501.000 tấn trên diện tích

14


×