Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89 KB, 7 trang )

UBND TỈNH NINH BÌNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số:
DỰ THẢO

/KH-SGDĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ninh Bình, ngày

tháng 9 năm 2018

KẾ HOẠCH
Giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018-2020
Căn cứ Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT ngày 29/01/2018 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo Quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật; Quyết định số
338/QĐ-BGDĐT ngày 30/01/2018 của Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch giáo dục
người khuyết tật giai đoạn 2018-2020 của ngành Giáo dục, Sở GDĐT xây dựng Kế
hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018-2020 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tăng cường khả năng tiếp cận và nâng cao chất lượng giáo dục người
khuyết tật; tạo điều kiện để người khuyết tật được tiếp cận giáo dục chất lượng,
bình đẳng và thân thiện.
2. Yêu cầu
- Xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị trong việc triển khai thực hiện công
tác giáo dục người khuyết tật;


- Tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh;
- Huy động, vận động, khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư, tài trợ, giúp
đỡ về tài chính, cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật phục vụ công tác giáo dục đào
tạo nhằm nâng cao hiệu quả trợ giúp người khuyết tật tiếp cận giáo dục.
II. Chỉ tiêu
Phấn đấu đến năm 2020:
- Có ít nhất 40% người khuyết tật trong độ tuổi THPT, 75% người khuyết tật
trong độ tuổi THCS; 85% người khuyết tật độ tuổi mầm non và tiểu học được tiếp
cận giáo dục hòa nhập chất lượng, bình đẳng và thân thiện.
- Mỗi cấp học có ít nhất 50% cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo
dục người khuyết tật được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục
người khuyết tật do các cấp tổ chức.
- 100% cơ sở giáo dục được phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật.
- 30% cơ sở giáo dục tổ chức hiệu quả hoạt động phòng/góc hỗ trợ giáo dục
hòa nhập học sinh khuyết tật.
- Tham mưu UBND tỉnh thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa
nhập cấp tỉnh.
III. Nhiệm vụ và giải pháp
1. Thành lập, kiện toàn, nâng cao năng lực tổ chức hoạt động của Ban
chỉ đạo giáo dục người khuyết tật cấp Sở, Phòng GDĐT. Hàng năm, xây dựng và
tổ chức thực hiện kế hoạch của Ban chỉ đạo.
2. Công tác truyền thông


- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và trách
nhiệm đảm bảo Quyền tiếp cận giáo dục của người khuyết tật, phổ biến chính sách,
pháp luật về người khuyết tật.
- Nêu gương, nhân rộng những tập thể tiên tiến, cá nhân tiêu biểu trong công
tác giáo dục người khuyết tật.

- Tổ chức và tham gia hội thảo, diễn đàn, sự kiện trong nước và quốc tế về
người khuyết tật.
3. Khảo sát, đánh giá nhu cầu giáo dục người khuyết tật
- Khảo sát, thu thập số liệu và nhu cầu giáo dục của người khuyết tật.
- Xác định năng lực và nhu cầu về chuyên môn nghiệp vụ giáo dục người
khuyết tật của cán bộ quản lí và giáo viên các cấp.
- Rà soát các điều kiện bảo đảm môi trường học tập an toàn và thân thiện
cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục.
4. Rà soát, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các
nội dung giáo dục người khuyết tật
- Đánh giá 10 năm thực hiện những nội dung về giáo dục trong Luật người
khuyết tật; đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung Luật người khuyết tật và
các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật cho phù hợp với thực
tiễn.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện các văn bản, nội
dung về giáo dục người khuyết tật của các cơ sở giáo dục.
- Nghiên cứu, đề xuất nội dung về giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2021-2030.
5. Tăng cường các điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục NKT
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên về kiến thức,
kĩ năng phát hiện, can thiệp, chăm sóc, giáo dục người khuyết tật.
- Đưa nội dung giáo dục hòa nhập vào trong các chương trình bồi dưỡng
thường xuyên, định kì cho giáo viên.
- Kịp thời triển khai chương trình, tài liệu hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
theo hướng tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Mua sắm, cung cấp các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đặc thù phục vụ giáo dục
người khuyết tật cho các cơ sở giáo dục.
- Huy động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài
để nâng cao chất lượng giáo dục người khuyết tật.
6. Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
- Tổ chức hoạt động của phòng (góc) hỗ trợ giáo dục hòa nhập tại các cơ sở

giáo dục có điều kiện.
- Tham mưu UBND tỉnh thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa
nhập cấp tỉnh.
- Khuyến khích, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thành lập Trung tâm hỗ trợ
phát triển giáo dục hòa nhập.
- Tư vấn, hỗ trợ về phát hiện sớm, can thiệp sớm, giáo dục trẻ khuyết tật tại
địa phương.
IV. Lộ trình thực hiện và phân công trách nhiệm (Phụ lục đính kèm)
V. Kinh phí thực hiện


1. Ngân sách nhà nước được bố trí từ dự toán chi thường xuyên hàng năm
của ngành giáo dục và các địa phương; các chương trình mục tiêu, các đề án có
liên quan đến trợ giúp người khuyết tật.
2. Hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
VI. Tổ chức thực hiện
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo giáo dục người khuyết tật.
Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục hỗ trợ giáo dục hòa nhập người khuyết tật.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.
- Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ việc thực hiện giáo dục hòa nhập tại các cơ sở
giáo dục.
- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành của tỉnh trong việc hướng dẫn các
phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục thực hiện các chính sách giáo dục
người khuyết tật tại địa phương.
- Giao phòng Giáo dục Tiểu học làm đầu mối đôn đốc thực hiện, tham mưu
việc tổ chức kiểm tra và tổng hợp báo cáo đánh giá việc triển khai thực hiện Kế
hoạch giáo dục người khuyết tật theo từng năm và giai đoạn.
2. Các phòng giáo dục và đào tạo, các đơn vị trực thuộc Sở
- Xây dựng kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018-2020 tại đơn

vị; phối hợp với cơ quan, ban ngành của huyện, thành phố để triển khai thực hiện
kế hoạch.
- Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ việc thực hiện giáo dục người khuyết tật tại các
cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý.
- Điều tra, thống kê, báo cáo số liệu về giáo dục người khuyết tật về Sở
GDĐT định kì trước 30/9 và 05/6 hàng năm (theo mẫu gửi kèm).
- Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện giáo dục người khuyết tật về Sở Giáo
dục và Đào tạo định kỳ kết thúc học kì I và kết thúc năm học (bằng văn bản)./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ GDĐT;
- Các phòng GDĐT;
- Các đơn vị thực thuộc Sở;
- Ông Giám đốc Sở GDĐT;
- Lưu: VT, GDTH. A/3.

KT.GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

Phạm Thanh Toàn


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH

PHỤ LỤC
Lộ trình thực hiện và phân công trách nhiệm thực hiện Kế hoạch giáo dục người khuyết tật
Giai đoạn 2018-2020 của ngành Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình
(Kèm theo Kế hoạch số
TT

1

2

3

/KH-SGDĐT ngày

tháng 9 năm 2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo)

Nhiệm vụ
Kết quả
Thời gian thực hiện
Đơn vị chủ trì
Đơn vị phối hợp
Thành lập, kiện toàn, nâng cao năng lực tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật các cấp
Quyết định của Sở
Các phòng: GDMN,
Thành lập Ban chỉ đạo giáo dục trẻ
- Phòng GDTH
GD&ĐT, Phòng
Năm 2018
GDTrH, TCCB,
khuyết tật
- Các phòng GDĐT
GD&ĐT
CTTT, KHTC, VP
Các phòng: GDMN,
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế
GDTrH, TCCB,

Bản kế hoạch
Hàng năm
Phòng GDTH
hoạch hàng năm của Ban chỉ đạo
CTTT, KHTC, VP;
Các phòng GD&ĐT
Công tác truyền thông
- Các văn bản, tài
liệu tuyên truyền;
Truyền thông, phổ biến các chính
- Các hội nghị, lớp
Phòng GD&ĐT, các
sách, quy định của nhà nước về giáo
2018 - 2020
Sở GDĐT
tập huấn;
cơ sở giáo dục
dục người khuyết tật
- Các tấm gương tiêu
biểu.
Khảo sát, đánh giá nhu cầu giáo dục khuyết tật
Tháng 9 hàng năm
Phòng GDTH
- Các phòng:
- Tổ chức khảo sát, thu thập số liệu và - Bảng thống kê số
GDMN, GDTrH,
xác định nhu cầu giáo dục của người liệu sau khảo sát;
Cập
nhật
hệ

thống
GDCN-GDTX,
khuyết tật độ tuổi mầm non, phổ
dữ liệu hàng năm.
KHTC;
thông.
- Các phòng GDĐT;
- Xác định năng lực và nhu cầu về
- Các cơ sở giáo dục
chuyên môn nghiệp vụ giáo dục người


khuyết tật của cán bộ quản lí, giáo
viên, nhân viên các cấp.

4

- Rà soát các điều kiện bảo đảm môi
trường học tập an toàn và thân thiện
cho người khuyết tật trong các cơ sở
giáo dục.
- Thống kê, tổng hợp số liệu giáo dục
người khuyết tật vào phần mềm phổ
cập giáo dục - xóa mù chữ, phần mềm
EMIS.
Rà soát, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các nội dung giáo dục người khuyết tật
- Đánh giá 10 năm thi hành những nội
dung về giáo dục trong Luật người
khuyết tật; đề xuất những nội dung
cần sửa đổi, bổ sung Luật người

- Hội nghị tổng kết;
khuyết tật và các văn bản quy phạm
- Báo cáo đánh giá
pháp luật về giáo dục người khuyết tật
và đề xuất
cho phù hợp với thực tiễn.

Năm 2020

Phòng GDTH

- Các phòng, ban Sở;
- Các phòng GDĐT;
- Trường ĐH Hoa
Lư;
- Các cơ sở giáo dục.

Từ 2018 đến 2020

Các phòng: GDMN,
GDTH, GDTrH

- Các phòng: TCCB,
CTTT, KHTC;
- Các phòng GDĐT.

- Nghiên cứu, đề xuất nội dung về
giáo dục người khuyết tật giai đoạn
2021-2030.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá kết

quả việc thực hiện các văn bản, nội 03 lần kiểm tra.
dung về giáo dục người khuyết tật của
các cơ sở giáo dục.
5

Tăng cường các điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục người khuyết tật
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ quản lí, giáo viên về kiến thức,
kĩ năng phát hiện, can thiệp, chăm sóc,
giáo dục người khuyết tật.

Tổ chức tập huấn, Năm 2018-2020
bồi dưỡng ít nhất
50% cán bộ quản lí,
giáo viên, nhân viên

Các phòng: GDMN,
GDTH, GDTrH

Các phòng GDĐT.


tham gia giáo dục
người khuyết tật các
cấp học.
- Đưa nội dung giáo dục hòa nhập vào Các văn bản hướng
trong các chương trình bồi dưỡng dẫn, chỉ đạo.
thường xuyên, định kì cho giáo viên.
Hướng dẫn triển khai
thực hiện:

- Kịp thời triển khai chương trình, tài - Chương trình hỗ trợ
liệu hỗ trợ giáo dục người khuyết tật giáo dục hòa nhập
theo hướng tiếp cận chương trình giáo người khuyết tật;
dục phổ thông mới.
- Tài liệu hướng dẫn
giáo viên, nhân viên
hỗ trợ giáo dục
người khuyết tật.
- Cung cấp các thiết
- Mua sắm, cung cấp các thiết bị, đồ bị, đồ dùng, đồ chơi;
dùng, đồ chơi đặc thù phục vụ giáo - Các văn bản hướng
dục người khuyết tật cho các cơ sở dẫn về bổ sung thiết
giáo dục.
bị, đồ dùng, đồ chơi
đặc thù tối thiểu theo
quy định.

Năm 2018-2020

Các phòng: GDMN,
GDTH, GDTrH,
GDCN-GDTX.

Các phòng GDĐT

Năm 2018-2020

Các phòng: GDMN,
GDTH, GDTrH,
GDCN-GDTX.


Các phòng GDĐT

Phòng KHTC

- Các phòng:
GDMN, GDTH,
GDTrH;
- Các phòng GDĐT;
- Các cơ sở giáo dục.

Năm 2018-2020

- Huy động các nguồn lực từ các tổ
chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài để nâng cao chất lượng giáo dục
người khuyết tật.
6

Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ giáo dục người khuyết tật
- Tổ chức hoạt động của phòng
(góc) hỗ trợ giáo dục hòa nhập tại
các cơ sở giáo dục.

- Văn bản hướng dẫn
thành lập và tổ chức
hoạt động;
- Hội thảo, tập huấn;

Năm 2018-2020


Phòng GDTH

- Các phòng:
GDMN, GDTH,
GDTrH;
- Các phòng GDĐT;


- Tham quan, học tập
kinh nghiệm.
- Ít nhất 30% cơ sở
giáo dục thực hiện.

- Khuyến khích, hướng dẫn các tổ
chức, cá nhân thành lập Trung tâm Văn bản hướng dẫn
hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
- Tư vấn, hỗ trợ về phát hiện sớm, 50% cơ sở giáo dục
can thiệp sớm, giáo dục trẻ khuyết hỗ trợ cho trẻ khuyết
tật tại địa phương
tật tại địa phương.

- Các cơ sở giáo dục.

Năm 2018-2020

Năm 2018-2020

Phòng TCCB


Các phòng GDĐT

Các phòng: GDMN,
GDTH, GDTrH,
GDCN-GDTX
Các phòng: GDMN,
GDTH, GDTrH.



×