Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn một số biện pháp xây dựng nề nếp lớp nhằm nâng cao ý thức học tập cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.5 KB, 20 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NỀ NẾP LỚP
NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 3
PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Công tác chủ nhiệm lớp quả thật nặng nề và phức tạp. Người giáo viên phải
vừa như người mẹ dịu dàng, người thầy nghiêm khắc, người bạn gần gũi, trọng tài
phân minh. Thành công của giáo viên là làm cho học sinh tôn trọng, kính yêu, tin
tưởng, là xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, gắn bó, có nề nếp tốt, học tập tốt.
Trong thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ
không đạt hiệu quả cao. Đi đôi với chất lượng - kết quả học tập, công tác xây dựng
nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của giáo viên
tiểu học.
Giáo viên chủ nhiệm lớp là người tổ chức, quản lý trực tiếp và sâu sát nhất về
mọi mặt với học sinh và thực hiện giáo dục đạo đức lối sống, phát triển nhân cách…
Ngoài ra trong quá trình rèn luyện nền nếp - thói quen tốt trong học sinh có thể năng
cao hiệu quả học tập cũng như hình thành cho các em lối sống văn minh, lịch sự. Vì
thế công tác chủ nhiệm lớp giữ vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và duy trì
nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh.
Phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ lớp làm nòng cốt, là “cánh tay phải”
của mình. Muốn vậy cần phải có một sự chọn lựa dựa trên cơ sở định hướng của
giáo viên và khả năng tín nhiệm của học sinh. Để giúp cho các em hoạt động có hiệu
quả, tích cực, chính xác, người giáo viên cần thiết kế hệ thống sổ sách theo dõi phù
hợp và thường xuyên kiểm tra, đánh giá để có cách điều chỉnh hợp lý. Đồng thời
người giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường và gia đình học sinh, góp phần
thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Để phần nào góp phần đáp ứng được yêu cầu đổi mới như trên và nâng cao
chất lượng, hiệu quả giáo dục trong nhà trường; bản thân tôi chọn đề tài “Một số


biện pháp xây dựng nề nếp lớp nhằm nâng cao ý thức học tập cho học sinh lớp 3” để
nghiên cứu và thực hiện”.


2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhằm đảm bảo mục tiêu dạy học - giáo dục, giúp các em nắm vững kiến thức,
kĩ năng của khối lớp 3 và rèn những thói quen tốt nhằm hình thành ý thức kỉ luật,
tính tự giác… để học tốt các lớp học trên.
Rèn luyện tinh thần năng động, sáng tạo, cố gắng học tập, tự cải tạo mình để
theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
Để thực hiện được những mục tiêu trên tôi đã thực hiện ghi lại những biện
pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản
thân.
Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công
tác xây dựng nề nếp lớp. Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà
trường, từ Ban Giám khảo của và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt
mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn. Đề tài sáng kiến
kinh nghiệm này, tôi đã thực hiện từ năm học 2012-2013 được chỉnh sửa, bổ sung
và hoàn thiện. .
3. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Từ trước đến giờ giáo viên trong khối đã vận dụng nhiều biện pháp như nhắc
nhở, nêu gương, xây dựng ban cán bộ lớp, kết hợp vơí phụ huynh… để duy trì nề
nếp nhưng còn mang tính nhất thời, chưa sâu sát nên kết quả chưa mang tính khả thi
cao.. Việc tổ chức cho học sinh tự đánh giá, nhận xét hành vi, việc làm của mình
trước tập thể chưa được chú trọng hết mức. Công tác phối hợp chưa chú trọng, chưa
thiết kế hệ thống sổ sách theo dõi phù hợp và thường xuyên kiểm tra theo dõi của gia
đình đối với học sinh.
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi áp dụng.


Hc sinh lp 3A trng Tiu hc Vừ Trng Ton v ỏp dng thc hin ton
khi 3 trong nh trng.
PHN TH HAI: NI DUNG
I. C S Lí LUN:

L mt ngi giỏo viờn tụi luụn suy ngh, trn tr tỡm ra phng ỏn tt nht
gúp phn giỏo dc hc sinh khụng ch cú y kin thc cp nht m bo yờu cu
ca xó hi m cũn l nhng em hc sinh ngoan ngoón cú trỏch nhim tr thnh
ngi cú ớch cho t nc.
Bn thõn tụi nhn thy mt giỏo viờn khụng ch dy cỏc em tri thc m cũn dy
cỏc em cỏch lm ngi, hỡnh thnh nhng nhõn cỏch ban u cho tr, giỏo dc cỏc
em tinh thn thỏch nhim t tin, t trng, lm ch bn thõn v bi dng cỏc em k
nng qun lý m nhn trỏch nhim, ng x tt v bit lng nghe ý kin. Vy phi
lm th no t c nhng yờu cu ny? ú l mt cõu hi khú khụng phi ai
cng tỡm c cõu tr li. Thy rừ vn ny, tụi luụn coi trng c hai lnh vc dy
ch v dy ngi trong cụng tỏc giỏo dc. Mt mt hc tp ng nghip, trau di
thờm chuyờn mụn khụng ngng phỏt trin v nng lc ging dy, mt khỏc tụi
luụn coi trng giỏo dc o c hc sinh trong cụng tỏc ch nhim lp. Giáo viên
chủ nhiệm lớp là

ngời chịu trách nhiệm

thực hiện mọi quyết

định quản lí của hiệu trởng đối với lớp và các thành viên trong lớp.
cấp Tiểu học nơi mà các em đang hình thành và phát triển
nhân cách, giáo viên chủ nhiệm cũng là ngời phối hợp với các tổ
chức, đoàn thể trong trờng trong đó quan hệ nhiều là tổng phụ
trách đội, hội cha m hc sinh , để làm tốt công tác dạy- học- giáo
dục. Trong thực tế cũng có giáo viên đến trờng chỉ quan tâm
nhiều đến việc dạy, cha quan tâm đến việc hình thành nề nếp
và tìm hiểu tình cảm cuộc sống của các em Để có một lớp học
sinh ngoan, chịu khó học tp, đội ngũ tự quản tốt, biết vâng lời
thầy cô, biết yêu quý bạn bè, biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn,



biết giữ gìn của công, biết giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự
Thì thầy cô phải làm gì? Làm nh thế nào cho có hiệu quả?
iu ny ó thụi thỳc tụi trn tr tỡm gii phỏp thc hin xõy dng n np
lp sao cho cú hiu qu gúp phn nõng cao ý thc hc tp ca hc sinh. Chớnh vỡ vy
tụi ó mnh dn la chn Sỏng kin kinh nghim v cụng tỏc ch nhim xõy dng n
np lp nhm ỳc rỳt mt s kinh nghim v cụng tỏc ny ng thi mong c bn
bố ng nghip b sung gúp ý thờm cụng tỏc ny cú hiu qu trong trng hc.
II. THC TRNG:
1. Thun li;
Cụng tỏc ch nhim lp l mt trong nhng nhim v quan trng trong quỏ
trỡnh dy hc, hn na nm hc 2012 - 2013 c s quan tõm ch o sõu sỏt ca
Ban giỏm hiu nh trng cng nh s gỳp v hp tỏc ca cỏc thy cụ giỏo b
mụn.
Bờn cnh ú giỏo viờn ch nhim cng nh lp 3A c s ng tỡnh ng h
ca i a s ph huynh hc sinh. Mt s cỏc em hc sinh cú nng lc hc tp cng
nh nng lc qun lý tt, cỏc em u cựng la tui iu ú giỳp rt nhiu trong
cụng tỏc ch nhim.
2. Khú khn:
Cỏc em t lp Hai mi lờn, cú s thay i v lp, v thy, v bn.
Nhn lp u nm hc, qua tỡm hiu tụi c giỏo viờn ch nhim c cho
bit cú mt s em rt quy. Tht vy, mc dự cỏc em rt ỏng yờu, lanh li
nhng li tựy tin trong cỏc hot ng lp. T t th ngi, cỏch gi tay phỏt biu,
cha cú ý thc phi hp trong hc nhúm cú 5 em rt nghch, hay chc phỏ bn,
chy li trong lp trong gi hc. Khi cú mt thy cụ thỡ cỏc em tng i trt t
nhng khi giỏo viờn va quay lng thỡ cỏc em li nhn. Qua ú, cho thy cỏc em
ch s cụ ch cha nhn thc c vic mỡnh lm. Qua kho sỏt u nm hc v
thng xuyờn hng ngy trờn lp thỡ cú n 7 em im khụng n nh (lỳc t im



khá, lúc trung bình và có lúc còn điểm yếu) mặc dù tôi nhận thấy các em có khả
năng tiếp thu khá.
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm chú ý đến việc học, việc rèn luyện
của con em, khả năng, mức độ tiếp thu, tự quản của các em cũng khác nhau nên
cũng tạo nên những trở ngại nhất định trong quá trình học tập của các em cũng như
trong công tác chủ nhiệm.
Còn một số em khả năng tập trung trong các công việc trong một thời gian nhất
định cũng như trong học tập chưa được tốt dẫn đến chất lượng chưa được cao. Đây
là những đối tượng học sinh cần được lưu tâm nhiều trong cả quá trình dạy học.
Với sự bùng nổ của các yếu tố trò chơi không lành mạnh, các nguồn thông tin,
phương tiện ngày càng phát triển…tác động không nhỏ đến sự phát triển đi lên của
đời sống xã hội. Các em bị tác động nên sao nhãng đến việc học tập và rèn luyện.
Một số gia đình bươn chải với cuộc sống khó khăn đầy biến động đã không
thường xuyên quan tâm đến con em. Sự phối hợp, trách nhiệm của các cơ quan có
trách nhiệm đôi lúc chưa được chặt chẽ…là một trong những nguyên nhân ảnh
hưởng không nhỏ tác động xấu đến các em.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Biện pháp 1: Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo
dục phù hợp :
a) Nắm đặc điểm đối tưởng học sinh: Đầu năm học khi đã được phân công
nhiệm vụ tôi đã tiến hành khảo sát đối tượng học sinh trong những tuần đầu huy
động học sinh đến lớp thông qua:
- Từ hồ sơ học bạ: Nhằm nắm thông tin học sinh một cách chính xác và tiện
cho việc theo dõi liên hệ phụ huynh.
- Qua giáo viên chủ nhiệm cũ: nhằm nắm được đối tượng học sinh và ban đầu
hỗ trợ cho việc tiếp cận, giúp đỡ học sinh theo từng đặc điểm riêng biệt của từng em.


- Qua học sinh trong lớp: nhằm phát hiện những ưu điểm hạn chế của các em
nhằm tạo điều kiện và làm cơ sở xây dựng cho các em cùng giúp đỡ nhau trong học

tập cũng như trong sinh hoạt.
- Qua phụ huynh: Nhằm nắm được hoàn cảnh, cá tính và khả năng đặc biệt
hay những hạn chế của học sinh để có biện pháp bồi dưỡng, giúp đỡ thiết thực.
b) Tiến hành phân loại đối tượng : Qua việc nắm được đối tượng, đặc điểm
học sinh tôi tiến hành phân loại đối tượng học sinh để đưa vào sổ kế hoạch công tác
chủ nhiệm, cụ thể:
- Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn.
- Học sinh khuyết tật.
- Học sinh các biệt về đạo đức.
- Học sinh yếu.
- Học sinh có những năng lực đặc biệt.
* Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn: Tổng số học sinh
khó khăn trong lớp 12 em, trong đó có 2 em đặc biệt khó khăn, để giúp đỡ các em
đặc biệt khó khăn có đủ điều kiện học tập tôi đã thông qua nhà trường hỗ trợ trang
phục, sách vở cho các em từ quỹ khuyến học của nhà trường. Riêng các em khó
khăn tôi tiến hành rà soát lại các em khó khăn mặt nào để có biện pháp giúp đỡ như:
“Gây quỹ giúp đỡ bạn nghèo của lớp để gúp đỡ bạn”.
* Đối với những học sinh khuyết tật (Lớp tôi không có )
* Đối với học sinh cá biệt về đạo đức:
- Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và
mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo….Hoặc trẻ có
những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được…
- Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng
không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi
các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Giao cho các em đó


một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh
mình. Tạo mối quan hệ bạn bè cho các em dần dần khắn khích với nhau vì đối với
các em học sinh cá biệt về đạo đức ít khi hòa đồng với bạn bè xung quanh, tạo cho

đối tượng học sinh này có cơ hội giúp bạn một việc dù nhỏ từ đó các em sẽ được bạn
bè quý mến hơn và ngược lại đối với cả lớp cũng phải có thái độ ân cần giúp đỡ bạn
bằng lời động viên, cổ vũ để giúp bạn dần hoàn thiện mình.
* Đối với học sinh học yếu:
- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào. Có
thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc
em đó có lỗ hỏng về kiến thức nên cảm thấy chán nản.
- Tôi lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau:
+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời gian
ngoài giờ lên lớp, 15 phút đầu giờ, những ngày có 4 tiết học tôi dành cả tiết thứ 5 để
kèm các em.
+ Những đối tượng học sinh bị hỏng kiến thức tôi thống kê theo môn, nội
dung bị hỏng và tập trung các em lại thành nhóm yếu theo mảng kiến thức. Sau đó
bản thân tôi cùng học với các em những lúc ra chơi hàng ngày có thể dùng hình thức
trò chơi, thi đố vui, thi tìm nhanh… như thế vừa giúp các em được giải trí mà còn
tiếp thu được kiến thức bị hỏng ( việc làm này đòi hỏi mỗi giáo viên phải hết sức
nhiệt tình, linh hoạt trong cách tổ chức cho từng nhóm yếu khác nhau được luân
phiên giúp đỡ). Sau lúc cùng học giáo viên có yêu cầu nhỏ cho từng nhóm yếu
nghiên cứu và xem nội dung cụ thể nào đó và lần sau báo lại cho cô và các bạn cùng
nghe. Như thế các em sẽ thực hiện nhiệt tình hơn và điều không thể thiếu trong lúc
này là lời khen cho những em thực hiện tốt lời dặn, như vậy lần sau các em sẽ tiếp
tục thực hiện tốt hơn. Làm như vậy dần dần lắp được những chỗ hõng kiến thức của
các em một cách nhẹ nhàng.
+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm
tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em.


+ Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong qua trình lên lớp.
+ Tổ chức cho học sinh học theo nhóm ở nhà để học sinh khá giỏi giúp đỡ học
sinh yếu kém tiến bộ theo nhóm nhà gần nhau. Tổ chức cho các em thi đua đôi bạn

cùng tiến bộ ở lớp, hướng dẫn các em cách học cách giúp đỡ bạn.
+ Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến
bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em.
+ Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu
hổ trước bạn bè. Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng
phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh
để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt.
Biện pháp 2: Bầu ban cán sự lớp, xây dựng đội ngũ cán bộ lớp quản lý giỏi.
Như chúng ta đã biết xây dựng một đội ngũ cán sự quản lý giỏi là việc rất
quan trọng, người giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải có kế hoạch thực hiện.
Hơn nữa, để đội ngũ cán sự lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc
thực hiện nề nếp học tập của các bạn là công việc cần thiết và có ích.
- Lựa chọn BCS lớp: Trước hết, những học sinh được chọn làm cán bộ lớp
bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: Học tập, kỷ luật, tham gia
các hoạt động, đối xử với bạn bè.... Căn cứ vào hồ sơ học bạ của HS. Căn cứ sự tín
nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu năm học. Nếu chỉ bầu chọn ban
cán sự lớp vẫn chưa đủ, giáo viên phải sinh hoạt để từng cán sự lớp hiểu nhiệm vụ
và công việc của mình từ đó các em sẽ điều khiển lớp tốt hơn đạt hiệu quả hơn.
Ngoài ra giáo viên còn phải thiết kế sổ theo dõi giúp các em vì các em ở tuổi này thì
còn nhỏ phải tập cho các em cách làm việc có khoa học từ việc kiểm tra theo dõi đến
ghi chép để làm cơ sở tổng kết chính xác khách quan đó cũng là việc làm rất cần
thiết để hỗ trợ cho giáo viên. Qua những minh chứng được ghi chép, sau tổng kết rèn
cho từng em trong lớp biết những khiếm khuyết của mình mắc phải tự nêu cách khắc
phục và sửa chữa.


- Sau đó phân công trách nhiệm cho từng cán sự lớp tùy theo số lượng học
sinh, việc bố trí chỗ ngồi giáo viên chọn ban cán sự lớp phù hợp. Vì lớp tương đối
đông nên tôi chọn cán sự lớp bao gồm: lớp trưởng, 3 lớp phó , 4 tổ trưởng, 4 tổ phó.
VD: Thiết kế sổ theo dõi của cán sự lớp.

Thứ/ngày

Họ và tên bạn

Hai/ 22-9

Nguyễn Văn A

Ba/ 23-9

khuyết điểm

Họ và tên bạn

Nội dung khen

Đi trể, quên sách Nguyễn Văn B

Được 2 hoa điểm

tiếng việt.

tốt.

……………….. ……………….

…………………

……………………


……………….

…………………

……………………

Họ và tên bạn
Tổng hợp

Nội dung mắc

………………..
Tổng số lần mắc
khuyết điểm

Họ và tên bạn

Tổng số lần được
khen

Nguyễn Văn A

5 lần

Nguyễn Văn B

3 lần

……………..


………………

……………….

…………………

- Lớp trưởng: Lớp trưởng là người điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động
của lớp và từng thành viên trong lớp, cụ thể:
+ Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy
định của lớp, trường.
+ Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh nội quy, quy định
về học tập và sinh hoạt nhà trường như trang phục, vệ sinh, theo dõi sĩ số lớp. Xây
dựng và thực hiện nề nếp tự quản trong HS.
+ Tổ chức, động viên giúp đỡ những bạn gặp khó khăn trong học tập, rèn
luyện và đời sống, báo cáo lại cho GVCN.
Ví dụ : Học sinh phải so hàng ra vào lớp . Lớp trưởng là người điều động các
bạn sao cho thật nhanh ngay ngắn. Lớp có bạn học sinh thường hay đi học trễ lớp
trưởng nên nhắc nhở bạn đi học đúng giờ .
- Lớp phó học tập:
+ Ðôn đốc các thành viên đi học đầy đủ, đúng giờ, học tập nghiêm túc.


+ 15 phút đầu giờ kiểm tra việc chuẩn bị bài của bạn, ghi vào sổ theo dõi riêng
hàng ngày, báo cáo lại cho giáo viên và làm cơ sở tổng kết thi đua cuối tuần.
+ Báo cáo kịp thời với GVCN những sự việc “có vấn đề” trong công việc học
tập hàng ngày.
Ví dụ: Vào đầu giờ mỗi ngày, lớp trưởng yêu cầu các bạn lấy sách ra đọc
bài , ôn lại những bài đã học trong tuần qua; hoặc ôn lại các bản nhân chia.
- Lớp phó lao động:
+ Đôn đốc và giám sát các bạn thực hiện lao động tập trung, lao động trực

tuần, hàng ngày.
+ Theo dõi vệ sinh trực nhật của các tổ cuối tuần tổng kết.
- Lớp phó phụ trách văn nghệ:
+ Theo dõi đôn đốc các hoạt động văn nghệ, thể dục giữa giờ.
+ Bắt giọng lớp hát tập thể đầu giờ học hoặc những lúc chuyển tiết…
- Tổ trưởng, tổ phó:
+ Đầu giờ ( trước giờ truy bài): Tổ trưởng, tổ phó kiểm tra những việc sau:
soạn sách vở theo đúng thời khóa biểu, mang đầy đủ đồ dùng học, có ý thức xem bài
trước, đi học đúng giờ, …rồi tổ trưởng chấm điểm thi đua theo qui đinh như sau: ( vi
phạm 1 nội dung trừ: 2 điểm xấu )
+ Trong giờ học: Tổ trưởng, tổ phó theo dõi các bạn trong tổ thái độ học tập,
phát biểu xây dựng bài, đạt điểm cao trong học tập thì cộng điểm thưởng như sau:
Đạt điểm 10 một môn thì cộng 5 điểm tốt, phát biểu xây dựng bài cộng 1điểm /1lần.
Nói chuyện trong giờ học thì bị trừ 2 điểm/ 1lần….
Biện pháp 3: Xây dựng các nền nếp quy định chung để xây dựng tác phong:
a. Nền nếp học sinh:
- Vệ sinh cá nhân:
+ Rửa mặt sạch sẽ trước khi đến lớp.


+ Tay chân luôn sạch sẽ, móng tay cắt ngắn.
+ Tóc cắt cao, không chải tóc năm năm (đối với học sinh nam). Nữ buộc tóc
gọn gàng, không để tóc lõa xõa khi viết bài,…đầu tóc luôn gội sạch sẽ.
+ Quần áo sạch, gọn gàng.
- Vệ sinh văn minh, sinh hoạt để học sinh có thói quen:
+ Che miệng mũi khi ngáp, khi hắt hơi.
+ Không khạc, nhổ bừa bãi.
+ Không xả rác trong lớp học, ngoài sân trường, cổng trường, không bỏ rác
qua cửa sổ, phải bỏ rác đúng qui định.
+ Luôn giữ sạch môi trường xung quanh.

b. Nền nếp về đạo đức:
- Lễ độ với mọi người:
+ Có thói quen chào hỏi thầy cô và khách khi vào trường.
+ Biết xin lỗi khi làm việc sai.
+ Biết cám ơn khi nhận quà hoặc khi người khác giúp đỡ mình.
+ Biết xưng hô đúng mực với mọi người xung quanh.
+ Không nói tục, chưỡi thề, đánh nhau.
+ Biết giúp đỡ mọi người, nhất là người già và trẻ em.
- Làm điều tốt:
+ Thẳng thắn, trung thực, thật thà, không quay cóp trong khi làm bài kiểm tra
hoặc thi cử.
+ Nhặt được của rơi biết trao trả lại cho người mất hoặc đưa giáo viên để
thông báo cho người mất biết.
+ Giữ gìn tài sản riêng, tài sản của bạn và của nhà trường.
- Kỷ luật:


Thực hiện nghiêm túc các quy định của trường, lớp. thực hiện tốt 5 điều Bác
Hồ dạy.
Thực hiện tốt 5 nhiệm vụ học sinh (hàng ngày mỗi khi xếp hàng ra về giáo
viên cho các em đọc 1 trong 5 nhiệm vụ học sinh và luân phiên như thế các em khắc
sâu và nhớ kĩ cả 5 nhiệm vụ).
Hay vắng học, vắng các buổi lao động, những sinh hoạt tập trung. Nghỉ học
không có giấy xin phép của phụ huynh, tự ý viết giấy phép và giả mạo chữ kí phụ
huynh .
c. Khi đi học và ra về:
- Không đi học quá sớm, không được bám vào cửa sổ hoặc đứng trước cửa lớp
khi lớp khác đang học.
- Không được quay số, thục bi da, bấm điện tử, bắn đạn ăn tiền, mua đồ chơi
bạo lực (súng, dao, pháo…).

- Khi nghe hiệu lệnh trống phải tập trung nhanh vào lớp, ổn định chỗ ngồi.
- Khi ra về phải trật tự, đi thẳng ra cổng trường không được đứng trước cửa
lớp khác khi lớp khác còn học, đi thẳng một mạch về tới nhà, không la cà.
- Trên đường về không được đùa giỡn, chạy xe đạp hàng hai, hàng ba.
d. Nền nếp học tập:
- Đến lớp phải chú ý học, tập trung nghe giảng, tích cực xây dựng bài, tuân thủ
theo mọi yêu cầu của cô.
- Biết giữ gìn và sử dụng tốt các đồ dùng học tập như: sách giáo khoa, viết,
thước, com-pa…theo đặc trưng của bộ môn.
- Tập vở phải có bao bìa, dán nhãn, biết trình bày vở sạch, đẹp.
- Bài kiểm tra phải được cất giữ cẩn thận trong túi đựng bài kiểm tra.
- Học bài và làm bài theo yêu cầu của giáo viên.


Biện pháp 4: Đưa ra qui định phù hợp tâm lí lứa tuổi, kết hợp giao tiếp không
bằng lời trong giờ dạy:
Học sinh dù nghịch thế nào các em cũng rất thích được đề cao, thích được
khen và được “cho điểm”. Nắm bắt được tâm lí nầy tôi đã thống nhất với các em một
sô qui định như:
* Các hoạt động học tập như: lấy sách vở, bảng, xoay bảng, đọc nhóm, đồng
thanh… được qui định bằng ký hiệu ở bảng lớp.
Ví dụ: S24 (sách GK trang 24), đặt thước ngang, xoay thước: 2 dãy kiểm chéo
nhau… Thảo luận nhóm đôi, nhóm ba, nhóm bốn… thì học sinh ở bàn chẵn sẽ chạy
lên bàn lẻ phía trước… 1 nhịp gõ bắt đầu thảo luận, 2 nhịp kết thúc.
* Ánh mắt nhìn thay lời gọi đọc bài, gật đầu: bảo ngồi xuống.
* Khi muốn phát biểu mà đứng dậy hoặc hô “cho em, em cô” thì sẽ mất quyền
ưu tiên.
* Đứng phát biểu không ngay ngắn hoặc trả lời không tròn câu thì không được
điểm tối đa.
* Làm việc theo nhóm nếu không tập trung thì sẽ không được trình bày hoặc

đóng vai trước lớp.
Với các em hay nghịch, em học yếu tôi khéo léo sắp xếp các em một chỗ ngồi
thích hợp để dễ quản lí và tạo cơ hội cho các em nầy tham gia các hoạt động học tập
nhiều hơn (vừa sức các em), cũng là tạo cơ hội để khen ngợi, khuyến khích giúp các
em tự tin và học tập tích cực hơn.
- Trong vài tuần đầu tôi vừa ra kí hiệu vừa nhắc nhở để các em hoạt động nhịp
nhàng. Sau đó tôi không nhắc mà chỉ ra kí hiệu. Nếu có em nào thiếu chú ý hoặc nói
chuyện riêng trong lúc giảng bài tôi sẽ dừng lại để thầm nhắc nhở. Như vậy các em
sẽ biết mà tự điều chỉnh lại mình. Hạn chế việc la rầy hoặc gõ thước để ổn định học
sinh.
Biện pháp 5: Nền nếp cụ thể theo từng thời điểm:


a. Chuẩn bị khi đi học:
- Đã học bài và làm bài ở nhà đầy đủ.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ theo đặc trưng bộ môn.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Ăn mặc đúng đồng phục (áo quần, khăn quàng, phù hiệu đầy đủ đúng theo
qui định).
- Không ăn quà trước cổng trường, không mang đồ ăn, nước uống vào lớp.
- Nghe lệnh trống phải tập trung vào lớp, ổn định trật tự.
b. Trong mười lăm phút đầu giờ:
- Ổn định tổ chức: hát đầu giờ mỗi ngày.
- Mỗi học sinh tự ôn bài, không ai được đi ra ngoài chơi.
- Các tổ trưởng làm nhiệm vụ, kiểm tra nhanh vở bài tập, dụng cụ học tập, nền
nếp của tổ mình. Lớp phó học tập kiểm tra bài tập của các bạn.
- Lớp phó học tập sửa bài tập, khi đó được giáo viên hướng dẫn.
c. Trong giờ học:
- Cả lớp đứng dậy chào thầy, cô khi vào lớp.
- Dụng cụ học tập đã để đầy đủ ở bàn trước mặt (sách giáo khoa, vở ghi, vở

bài tập, giấy nháp, thước…)
- Khi thầy, cô kiểm tra bài cũ học sinh phải nhanh nhẹn khẩn trương: trả lời
lớn, rõ ràng.
- Tập trung nghe giảng, không được nói chuyện, làm việc riêng. Ngồi học với
tư thế ngay ngắn, không rút chân lên ghế, không dựa tường…
- Tích cực phát biểu xây dựng bài để hình thành kiến thức bài học.
- Biết sử dụng đồ dùng học một cách khoa học, tránh ồn ào gây mất trật tự.


* Giáo viên cần lưu ý: Không để lớp mất trật tự, nhưng phải có không khí
thoải mái, không biến lớp thành thụ động để giáo viên áp đặt kiến thức cho học sinh.
d. Trong giờ chơi:
- Chơi những trò chơi lành mạnh không chạy rượt; không xô đẩy, đánh nhau;
không nói tục; không chơi những trò chơi nguy hiểm.
- Không mang quà vào lớp ăn, không được xả rác ở hộc bàn, lớp học, cửa sổ,
sân, cổng trường…
- Không leo trèo cửa sổ, bàn ghế, cây cối…bảo vệ tài sản của chung và của
riêng.
e. Ra về:
Khi ra về phải đi thẳng ra cổng, không la cà trước của lớp khi lớp khác còn
học. Đi một mạch về nhà. Đồng phục tốt cho tới về đến nhà.
Biện pháp 6: Phối kết hợp thường xuyên với phụ huynh:
* Đối vói Ban đại diện CMHS lớp: Từ đầu năm học. Tôi đã định hướng bầu
chọn Ban đại diện phụ huynh của lớp với các tiêu chuẩn sau: Phụ huynh có đời sống
kinh tế ổn đinh. Có tâm huyết, nhiệt tình tất cả vì học sinh thân yêu. Am hiểu nhiều
về lĩnh vực giáo dục có con em học khá giỏi.
* Ban phân hội lớp gồm 2 thành viên: Trưởng ban, phó ban. Nhiệm vụ ban
phân hội lớp: Kết hợp với GVCN lớp theo dõi, động viên quá trình học tập, sinh
hoạt của học sinh. Đặc biệt quan tâm đến các phong trào lớp. Nắm rõ được hoàn
cảnh gia đình, chỗ ở của từng học sinh để kịp thời thăm hỏi. Có kế hoạch khen

thưởng kịp thời học sinh lớp tiến bộ theo từng tuần, tháng, theo các đợt kiểm tra định
kỳ của nhà trường.
*Đối với từng phụ huynh học sinh: Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề
ra yêu cầu để phụ huynh cùng GVCN rèn nề nếp học sinh như sau: Hằng ngày kiểm
tra sách vở của con em mình. Nhắc nhở con em học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước
khi đến lớp. Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con em theo thời khoá biểu


hằng ngày. Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi. Sinh hoạt
điều độ, đúng thời khoá biểu, giờ nào việc nấy tránh tình trạng vừa học vừa chơi.
Thường xuyên trao đổi với GVCN qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại hoặc qua sổ
liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà.
*** Tuy nhiên sổ liên lạc thì chỉ nhận xét theo tháng, học kì nên việc thường
xuyên trao đổi kiểm tra việc học của học sinh hàng ngày, hàng tuần gặp khó khăn. Về
trao đổi bằng điện thoại thì sẽ tốn kém, vã lại một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn sẽ
không có điều kiện. Vì vậy tôi thiết kế quyển sổ theo dõi cá nhân từng học sinh, hàng
ngày các em ghi những nội dung giáo viên yêu cầu về nhà gia đình xem và giúp học
sinh thực hiện đồng thời nắm được quá trình học của các em kịp thời phối hợp với nhà
trường thực hiện.
Thứ/

Môn học

ngày

Nội dung chuẩn bị

Những biểu hiện
tốt


Những hạn chế

Hai/…/

…………

…………………………….

…………………..

………….…….

……

…………

…………………………….

………..…………

………….…….

…………

…………………………….

……………..……

………….…….


…………

…………………………….

…………..………

……….……….

Ba/.../…
Nhận xét của giáo viên

Ý kiến, chữ ký của phụ huynh

………………………………………………………….

………………………………………..

………………………………………………………….

………………………………………..

Biện pháp 7: Tập thói quen phê và tự phê
- Tôi đã xây dựng tiết sinh hoạt lớp cuối tuần cho học sinh. Tập cho các em
biết phê và tự phê một cách hồn nhiên, chân thật. Từng tổ các em sẽ ngồi lại chọn
bạn xuất sắc là bạn học tốt, không vi phạm những điều đã qui định, bạn nào có
chuyển biến hơn so với tuần trước thì được chọn là bạn tiến bộ cũng được tuyên
dương (lấy biểu quyết cả tổ). Em nào còn vi phạm cũng được bạn chỉ ra và nhận sai


trước tổ. Tôi đã theo suốt để tuyên dương trước lớp những học sinh xuất sắc cũng

như khéo léo xoa dịu, động viên những em còn sai phạm để sửa chữa ở tuần sau.
- Phải tìm nguyên nhân đối với học sinh vi phạm.
*Ví dụ 1: Một học sinh rất ngoan, nhưng hôm đó em không thuộc bài thì giáo
viên phải tìm hiểu nguyên nhân, nếu do hoàn cảnh khách quan, giáo viên không nên
cho điểm kém ngay mà cần động viên em về học tập cho tốt. Thầy, cô sẽ kiểm tra em
lần khác.
*Ví dụ 2: Nếu có em vi phạm nhiều lần về không học bài và không làm bài.
Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu nguyên nhân, nếu do học yếu thì sẽ phân công học
sinh khá giỏi giúp đỡ bằng cách giảng bài cho hiểu, động viên em chăm chỉ học tập
để không phụ lòng bạn bè, thầy cô.
- Để hình thành thói quen cho học sinh, tôi đã duy trì thường xuyên, liên tục
và có điều chỉnh cho phù hợp tình hình của lớp. Đặc biệt luôn tạo không khí gần gũi,
thân mật giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau.
- Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn luôn gần gũi các em, tình
thương yêu giữa các em phải công bằng. Chủ yếu là thái độ mềm mỏng, luôn động
viên nhắc nhỡ các em thực hiện tốt. Nhưng cũng cần phải nghiêm khắc xử lý đối với
các em cố tình vi phạm.
- Sắp xếp không để thời gian chết ở lớp, cũng không để tiết học nặng nề, căng
thẳng tôi đã chuẩn bị sẵn những bài toán vui, câu đố và chuyện kể có liên quan nội
dung bài để sử dụng cuối tiết.
IV. KẾT QUẢ :

Qua 1 năm vận dụng linh hoạt một số biện pháp trên, học sinh lớp tôi nhiều
em đã được cảm hoá và có những biến chuyển trong nhận thức: như em Võ Văn
Khen, Võ Văn Thưởng, Tô Chí Thiện, Đỗ Hoàng Kiên là những học sinh hay nghỉ
học nhiều, nghịch ngợm, nói leo cũng đã được khắc phục em. Hay như em Trần Thế
An, Nguyễn Xuân Hà, Ngô Hải Đăng, Nguyễn Văn Nới từ một học sinh thụ động
cũng đã tham gia nhiệt tình các phong trào của lớp;.... Ngô Hải Đăng, Võ Văn



Thưởng, đã mê chơi game và nghỉ học thường xuyên cũng phần nào thay đổi chất
lượng học tập của mình. Điều đó được thể hiện qua sự tham gia của các em vào các
hoạt động học tập trong giờ học, qua kết quả của các bài kiểm tra.
Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng HS trong Ban cán sự lớp đã đem lại hiệu
quả trong việc quản lí nề nếp và chất lượng học tập. Các em thực hiện nhiệm vụ đầy
đủ với tinh thần trách nhiệm cao. Như em Võ Duy Cát thực chất thì em còn rất thụ
động nhưng từ khi giao nhiệm vụ làm một tổ trưởng thì em rất năng nổ, nhiệt tình
đôn đốc các bạn trong tổ học, thi đua rất tốt. Như em Nguyễn Mộng Mơ chưa mạnh
dạn trong giờ học khi được chọn làm cờ đỏ của lớp, em đã làm việc hết sức mình và
tự tin mạnh dạn hẳn lên.
Kết quả cuối cùng là 100% học sinh hạnh kiểm thực hiện đầy đủ. Riêng các
em học sinh đã có ý thức, học tập tốt và tích cực gia các hoạt động của lớp.
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
- Có thể nói trong công tác của người GVCN nếu chúng ta có một tinh thần
trách nhiệm thực sự, có những kế hoạch nội dung, biện pháp cụ thể, biết sử dụng
đúng đắn các hình thức và phương pháp giáo dục khác nhau. Cộng thêm một chút
nghị lực và lòng dũng cảm tin vào sự đúng đắn của kế hoạch và các biện pháp giáo
dục thì sẽ thành công. Muốn đạt được điều đó, GVCN phải đảm bảo các nguyên tắc
sau đây:
- Thầy cô là điểm sáng, là thần tượng của các em. Các em dễ tin, dễ nghe theo
lời dạy bảo của thầy cô.
- Nắm chắc được những thuận lợi, khó khăn, hiểu rõ thực tế trường lớp mình,
khéo léo tìm cách bỏ đi mọi rào cản trong mối quan hệ với phụ huynh, đề ra những
biện pháp hữu hiệu, tiếp cận gần với các em nhất, tôi nghĩ rằng bất cứ giáo viên nào
cũng sẽ sớm trở thành những người bạn của trẻ.
- Luôn gần gũi, bên cạnh, quan tâm tới hoàn cảnh sống của học sinh (nhất là
học sinh có hoàn cảnh đặc biệt) Bên cạnh đó, liên hệ chặt chẽ với phụ huynh, ban



phụ huynh của trường, của lớp, vận động cha mẹ có những hành động thiết thực hỗ
trợ học tập sẽ giúp cho hoạt động của lớp có hiệu quả hơn.
- Cùng với hoạt động học là hoạt động chủ đạo, để giúp học sinh hoàn thiện
nhân cách của mình thì người giáo viên cần phải thu hút học sinh vào các hoạt động
tập thể do trường, lớp tổ chức .
- Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu về nghệ thuật (vẽ, hát, múa, làm hoa…) sẽ
tăng thêm sự tự tin vào khả năng của chính bản thân mỗi học sinh.
- Phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ lớp làm nòng cốt, là “cánh tay phải”
của mình. Muốn vậy cần phải có một sự chọn lựa dựa trên cơ sở định hướng của
giáo viên và khả năng tín nhiệm của học sinh. Để giúp cho các em hoạt động có hiệu
quả, tích cực, chính xác, người giáo viên cần thiết kế hệ thống sổ sách theo dõi phù
hợp và thường xuyên kiểm tra, đánh giá để có cách điều chỉnh thích hợp Qua các
biện pháp mà tôi áp dụng ở trên tôi thấy đạt hiệu quả rất cao trong hai năm tôi làm
công tác chủ nhiệm lớp 3. Đây chỉ là vài biện biện pháp nhỏ mà bản thân được học
tập qua các đồng nghiệp, qua việc đúc kết nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp.
Bản thân sẽ tiếp tục học tập, trao đổi cùng đồng ngiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ
cao cả của người giáo viên như Bác Hồ đã từng dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây,
vì lợi ích trăm năm trồng người”.
II. KIẾN NGHỊ
Là một giáo viên thường đảm nhận công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn có ý thức
xây dựng nề nếp lớp. Sau thời gian nhiều năm tận tụy với HS và đề ra nhiều biện
pháp giáo dục kịp thời, phù hợp với tập thể lớp chủ nhiệm nên tôi cũng có một vài
kiến nghị như sau:
- Những thầy cô giáo chủ nhiệm cần phát huy hết chức năng, nhiệm vụ để
cùng nhau đưa tập thể lớp do mình quản lý ngày càng vững mạnh góp phần nâng cao
uy tín và chất lượng của trường.


- Tổng Phụ trách Đội trường nên có kế hoạch tổ chức cụ thể: quy định điểm
thưởng, phạt cho rõ ràng; công bố vị thứ thi đua vào đầu tuần để tuyên dương, khích

lệ học sinh kịp thời, đúng lúc.
- Rất nhiều trường hợp học sinh có hoàn cảnh khó khăn mà vẫn vượt khó
vươn lên để đạt thành tích cao trong học tập thì mong Nhà Trường tạo điều kiện
giúp đỡ cho em.
- Trong quá trình hoạt động của nhà trường, cần tổ chức nhiều hơn các hoạt
động vui chơi, giải trí cho học sinh để các em có được sân chơi lành mạnh, bổ ích.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi, rất mong được sự phối
hợp với bạn bè đồng nghiệp, ban đại diện cha mẹ học sinh và sự quan tâm chỉ đạo
của lãnh đạo, các đoàn thể nhà trường giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Khánh lâm, ngày 22 tháng 2 năm 2014

Người viết sáng kiến:

Trần Mỹ Thuận



×