Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Nhân viên phòng công tác xã hội tại bệnh viện Nhi T.Ư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.2 KB, 15 trang )

Họ và tên sinh viên: Bùi Thị Hoàn
Lớp k55 – Xã hội học
Đề tài: Nghề công tác xã hội tại bệnh viện
Áp dụng nghiên cứu trường hợp: Chị Ngô Bình Minh
Cử nhân xã hội học trường Đại học Công Đoàn năm 2007
Nhân viên phòng công tác xã hội tại bệnh viện Nhi T.Ư
Phần 1: Lý thuyết
1.

Lý do chọn đề tài:

Một nụ cười, một cái nắm tay ấm áp, một ánh nhìn trìu mến… thật giá trị trong
cuộc sống và nó thật sự có ý nghĩa rất lớn đối với người bệnh. Có lẽ khi là bệnh nhân, ai
cũng cần ở người thầy thuốc sự trợ giúp về tâm lý, đó là sự gần gũi, động viên và chia sẻ,
sự tận tình chăm sóc giúp đỡ. Đó là một “liều thuốc” vô giá đối với người bệnh. Tuy
nhiên, thực tế hiện nay, khi sự “quá tải” về số lượng bệnh nhân, áp lực của người thầy
thuốc đã khiến cho những “liều thuốc” tinh thần cần có cho người bệnh phần nào bị hạn
chế. Vậy nên, nhu cầu đưa công tác xã hội vào lĩnh vực y tế đang là một đòi hỏi cần sự
quan tâm, đầu tư và khuyến khích. Như Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã nói:
“Đây là một phương pháp giải quyết của nghề công tác xã hội với những nhân viên cong
tác xã hội chuyên nghiệp”.
Bệnh viện Nhi Trung ương có hơn 1.000 lượt bệnh nhi đến khám mỗi ngày và có
tới gần 1.000 bệnh nhân nằm điều trị nội trú. Trong số đó có nhiều bệnh nhi hoàn cảnh
khó khăn, bất hạnh, có nhiều trường hợp bệnh nặng, có khả năng chữa trị nhưng do hoàn
cảnh gia đình khó khăn không có tiền thuốc thang nên phải xin về, có những bệnh nhi
quãng thời gian tuổi thơ là không gian gắn liền với bệnh tật. Đó là một bức tranh thực tế,
mặc dù hệ thống pháp luật, chính sách về y tế đã được ban hành và từng bước được hoàn


thiện trong thực tiễn; những tiến bộ khoa học - kỹ thuật về y tế ngày một phát triển, cơ sở
vật chất y tế ngày càng được cải thiện, sự chăm lo của cộng đồng trong đó có hoạt động


nhân đạo, từ thiện được đẩy mạnh đã góp phần tích cực hỗ trợ cho người dân khắc phục
những rủi ro gặp phải trong quá trình khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ.
Nhu cầu của bệnh nhân thì lớn, khả năng đáp ứng của hệ thống y tế thì có mức độ, tình
trạng bệnh tật gia tăng về số lượng và loại bệnh, nhu cầu khám chữa bệnh có chất lượng
cao ngày càng lớn, các bệnh viện, cơ sở y tế cũng như nhân viên y tế ở tuyến trên thường
quá tải, chi phí thuốc men ngày càng cao, các dịch vụ y tế chưa được liên kết, bệnh nhân
hiểu biết về bệnh tật còn hạn chế, các quy định, chế độ chính sách và cách giao tiếp ứng
xử đôi khi chưa đúng mực… đã gây nên những bức xúc, căng thẳng trong mối quan hệ
giữa bệnh nhân với nhân viên y tế, với cơ sở y tế, giữa người nhà bệnh nhân với ngành Y
tế.
Để giải quyết hiệu quả và bền vững vấn đề trên cần thực hiện đồng bộ nhiều
phương pháp. Không đơn giản chỉ là từng biện pháp cứu đói, tặng quà từ thiện hay hỗ trợ
kỹ thuật nhân đạo riêng lẻ mà là phương pháp “Trợ giúp người khác tự giúp mình” với
mục tiêu giúp họ nhận biết vấn đề, mong muốn giải quyết vấn đề và cùng tham gia vào
quá trình giải quyết vấn đề nhằm hướng tới sự phát triển hài hoà hơn, đem lại cuộc sống
tốt đẹp hơn. Việc đưa công tác xã hội vào lĩnh vực y tế là hết sức cần thiết. Tất cả những
vấn đề trên sẽ được cải thiện nếu có sự tham gia của những người làm công tác xã hội tại
các bệnh viện.
2.
3.
3.1.

Câu hỏi nghiên cứu:
Công việc cụ thể của một nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện là gì?
Nhận xét, đánh giá về công việc đấy ra sao?
Phương pháp thu thập thông tin:
Tìm đọc tài liệu:

Là phương pháp thu thập thông tin thông qua những tài liệu sơ cấp và thứ cấp. Đây
là phương pháp đầu tiên mà tôi sử dụng trong nghiên cứu, nhằm nắm bắt được những

thông tin liên quan đến nghề công tác xã hội nói chung và nghề công tác xã hội trong bệnh


viện nói riêng, có cái nhìn tổng quát hơn về nghề công tác xã hội, đồng thời thấy đươc tính
cấp thiết của đề tài.
Nguồn tài liệu chủ yếu là sách, báo, tạp chí, mạng internet…. Trên cơ sở những
thông tin thu được chúng tôi tiến hành phân tích và xử lý để đưa ra kết quả phù hợp với đề
tài, xây dựng những câu hỏi phỏng vấn sâu liên quan đến nội dung của bài nghiên cứu nhỏ
này.
3.2.

Phương pháp phỏng vấn cá nhân:

Đây là phương pháp thu thập thông tin định tính. Thông qua cuộc phỏng vấn sâu bán
cấu trúc có thể thấy một cách rõ ràng hơn, tập trung hơn, sâu sắc hơn vào những khía cạnh
chưa đầy đủ thông tin hoặc cần khai thác kỹ hơn về mảng thông tin đó bổ sung vấn đề nghiên
cứu đã vạch ra cho đề tài. Trong đề tài này , tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu đối tượng nghiên
cứu tại chính nơi họ làm việc để tìm hiểu công việc mà nhân vật đã làm và cần phải chuẩn
bị những gì cho hành trang công việc của mình cũng như những khó khăn gặp phải trong
công việc, những yêu cầu về công việc đó, những quyền lợi được hưởng cũng như đánh
giá của đối tượng về nghề mà mình đang làm.
3.3.

Phương pháp quan sát:

Để tiến hành tìm hiểu những thông tin liên quan đến công việc cũng như công việc
của đối tượng nghiên cứu diễn ra như thế nào, thái độ của họ với công việc này ra sao, tôi
đã thực hiện một chuyến đi quan sát tại nơi làm việc của đối tượng và thu được những
thông tin bổ sung cho bài tập.
4.

Lý thuyết áp dụng:
Lý thuyết lựa chọn hợp lý:
Thuyết lựa chọn hành vi hợp lí dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành động
một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lí
để dạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Có nghĩa là trước khi quyết định một hành
động nào đó thì con người luôn đặt lên bàn cân để cân đo đong đếm giữa chi phí và lợi


nhuận mang lại. Nếu chi phí ngang bằng hoặc nhỏ hơn lợi nhuận thì dẫn tới hành động.
Ngược lại nếu chi phí mà vượt quá lợi nhuận thì sẽ không hành động.
Theo Homans chủ thể hành động luôn cân nhắc và tính toán những loại hoạt động
khác nhau đang đặt ra cho họ. Chủ thể hành động so sánh tổng số phần thưởng liên quan
đến quá trình hoạt động, tính toán khả năng thực tế phần thưởng đó có nhận được hay
không? Những phần thưởng có giá trị cao về mặt khách quan.
Homans đã đánh giá tương quan giữa giá tri phần thưởng và chi phí giành được
phần thưởng. Những phần thưởng được mong đợi nhất là phần thưởng có khả năng thưc tế
giành được và có giá trị xã hội cao. Những phần thưởng ít được mong đợi là phần thưởng
ít có khả năng thực tế giành được và có giá trị xã hội không cao.
Thuật ngữ “ lựa chọn” dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết
định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách
thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực. Phạm vi của
mục đích ở đây không chỉ là yếu tố vật chất mà còn cả yếu tố lợi ích về xã hội và tinh
thần.
Áp dụng lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý để giải thích:
Giải thích hành vi lựa chọn nghề công tác xã hội tại bệnh viện của chị Ngô Bình
Minh:
Khi chọn nghề này, chị Minh cũng đã có sự cân nhắc và tính toán những điều liện,
những khó khăn khi làm nghề này, nhưng đổi lại chị sẽ có một công việc ổn định trong
thời kỳ kinh tế có nhiều biến động. Hơn nữa phạm vi mục đích làm công việc này của chi
không những chỉ mang yếu tố kinh tế mà còn mang yếu tố tinh thần, đó là một công việc

có thể nân cao những kiến thức mà chị đã học được ở trong trường, phát triển những kỹ
năng mềm đồng thời có nhiều mạng lưới xã hội hơn.
Giải thích xu hướng phát triển nghề công tác xã hội trong bệnh viện: Đây là một
nghề mới nhưng hiện nay đang đươc coi là nghề “ hót”. Xu hướng những năm gần đây,


nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của người dân sẽ càng tăng, trong khi đó đội ngũ cán bộ
y tế như: Bác sĩ, y tá, điều dưỡng lại không có thời gian để có thể tư vấn, giúp đỡ, cảm
thông với từng người bệnh được. Nhân viên công tác xã hội là những người có đủ trình
độ, có các kỹ năng, có những phương pháp để có thể tư vấn, tham vấn, chia sẻ những nỗi
đau, những khó khăn của bênh nhân, đồng thời có khả năng huy động các nguồn lực để
giúp đỡ bênh nhân, giúp bệnh nhân có thể có được kết quả điều trị cao hơn. Như vậy, sự
phát triển của nghề công tác xã hội trong bệnh viện là một nghề phù hợp với sự phát triển
của nhu cầu xã hội.
Phần 2: Nội dung chính
1.

Tổng quan chung về nghề công tác xã hội:

Công tác xã hội là một nghề rất mới ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là nghề công tác
xã hội tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên nghề công tác xã hội hiện nay đang rất cần ở nước ta
hiện nay, nhất là trong các bệnh viện cần một đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên
nghiệp.
Nhiệm vụ của nhân viên CTXH là trợ giúp những người có bệnh về tình cảm, tâm
thần và thể lực. Một số lĩnh vực trách nhiệm của họ có thể là lĩnh vực bảo vệ trẻ em, tham
vấn người sử dụng ma túy, tham vấn hôn nhân hoặc gia đình, tham vấn người bị xâm hại
tình dục và sức khỏe tâm thần. Họ làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như các cơ sở
chăm sóc, các bệnh viện, nhà an dưỡng hoặc các cơ sở liên quan. Một phần công việc của
nhân viên CTXH y tế là hỗ trợ đánh giá bệnh nhân để cho ra viện hoặc xem xét nhu cầu
của họ, của gia đình bệnh nhân trong quá trình bệnh nhân nằm viện. Họ cũng là người

cung cấp các dịch vụ đa dạng không chỉ trong quá trình bệnh nhân nằm viện mà cả trước
hoặc sau khi bệnh nhân ra viện.
Công tác xã hội trong bệnh viện là một nghề đặc biệt. Ở các nước phát triển đã
hình thành từ lâu. Ngành y tế nước ta cũng đã và đang bắt đầu triển khai hành động. Tại
Việt Nam hiện nay, có hai bệnh viện phát triển phòng công tác xã hội, trong đó có bệnh


viện Nhi T. Ư. Phòng công tác xã hội tại bệnh viện Nhi T. Ư được thành lập năm 2008
với 6 thành viên nhưng hiện nay đã phát triển rất mạnh mẽ.
Nhân viên công tác xã hội ở bệnh viện khác hẳn với nhân viên công tác xã hội ở
các lĩnh vực khác. Trước hết, họ phải là người có tấm lòng nhân hậu, chín chắn, nhạy
cảm với những cảm xúc và suy nghĩ của người bệnh, không thiên vị, không phân biệt đối
xử. Họ phải có kỹ năng truyền thông tốt, khơi thảo, khơi dậy, có khả năng giao tiếp và
làm việc nhóm. Họ có mối quan hệ rộng rãi ở cộng đồng, với giới truyền thông, với các
tổ chức, các trung tâm xã hội như một mạng lưới để hỗ trợ một cách cụ thể khi cần. Họ
có các kỹ năng tham vấn tâm lý, biết tôn trọng, chân thành và thấu cảm nhưng giữ tinh
thần khoa học, khách quan, không bị ảnh hưởng bởi văn hóa cá nhân. Luôn kiên định và
từ bi hỉ xả. Đồng thời họ là một nhân vật trung gian, đại diện cho cả hai phía là bệnh viện
và bệnh nhân, thiết lập mới quan hệ bình đẳng và truyền thông có hiệu quả giữa hai phía,
giúp giảm xung đột, nâng cao hiệu quả điều trị.
Một phần công việc của nhân viên CTXH y tế là hỗ trợ đánh giá bệnh nhân để cho
ra viện hoặc xem xét nhu cầu của họ, của gia đình bệnh nhân trong quá trình bệnh nhân
nằm viện. Họ cũng là người cung cấp các dịch vụ đa dạng không chỉ trong quá trình bệnh
nhân nằm viện mà cả trước hoặc sau khi bệnh nhân ra viện.
Thông qua mối quan hệ với bệnh nhân, nhân viên CTXH giúp họ hoặc gia đình
xác định những khó khăn, tìm cách để vượt qua các khó khăn đó và giúp họ sử dụng có
hiệu quả sự trợ giúp như các nguồn thông tin, dịch vụ hỗ trợ đời sống. Việc thừa nhận các
vấn đề xã hội trong y tế và lựa chọn được những bệnh nhân cần sự trợ giúp xã hội đòi hỏi
sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ và nhân viên CTXH.
Thông qua mối quan hệ với bệnh nhân, nhân viên CTXH giúp họ hoặc gia đình

xác định những khó khăn, tìm cách để vượt qua các khó khăn đó và giúp họ sử dụng có
hiệu quả sự trợ giúp như các nguồn thông tin, dịch vụ hỗ trợ đời sống. Việc thừa nhận các
vấn đề xã hội trong y tế và lựa chọn được những bệnh nhân cần sự trợ giúp xã hội đòi hỏi
sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ và nhân viên công tác xã hội.


Nghề công tác xã hội trong bệnh viện có những đặc trưng và những yêu cầu như
sau:
Trình độ học vấn
Để trở thành một nhân viên cong tác xã hội trong bệnh viện cần phải tốt nghiệp
các trường cao đảng và đại học chuyên nghành xã hội học, công tác xã hội. Yêu cầu về
trình độ học vấn và kinh nghiệm còn phụ thuộc vào từng đơn vị.
Môi trường làm việc
Nhân viên công tác xã hội có môi trường làm việc khá rộng. Nó không chỉ bó hẹp
trong bệnh viện mà đòi hỏi nhân viên công tác xã hội phải thật năng động và có mối qua
hệ cũng như mạng lưới quan hệ xã hội rộng.
Đặc trưng của các công việc này là sử dụng trí óc, cường độ làm việc lại cao, nên
dễ dẫn đến căng thẳng. Bên cạnh đó, do yêu cầu công việc là có khả năng giao tiếp và
năng động, có khả năng xử lý các tình huống tốt nên thường phải vận động rất nhiều.
Những tố chất cần thiết
Để trở thành một nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện, cần có những tố chất
cần thiết như khả năng tổ chức, giao tiếp tốt, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình với
công việc,yêu nghề, không ngại khó khăn, có trình độ ngoại ngữ.
Tính chất công việc
Trong một ngày làm việc, một nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện phải gặp gỡ
rất nhiều bệnh nhân, tiếp xú rất nhiều với người nhà của bệnh nhân, đồng thời làn việc
trong một môi trường rất nhạy cảm nên có thể rất căng thẳng nên họ là ngwoif rất nhẫn
nại và bình tĩnh. Ngoài ra, nhân viên công tác xã hội còn phải xây dựng hệ thống các nhà
tài trọ nên rất năng động.



Để có thể làm tốt được công việc của một nhân viên công tác xã hôi, cần có rất
nhiều các kỹ năng: biết lắng nghe, biết thông cảm, chia sẻ nỗi đau với người bệnh, có khả
năng huy động các nguồn tài trọ để giúp đõ những bệnh nhân nghèo, giữ bí mật cho thân
chủ…
Yêu cầu của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện: là nhiệt tình, chăm chỉ,
yêu nghề. Bạn cần biết tiếng anh, thành thạo tin học văn phòng, và giao tiếp tốt, xử lý
tình huống khéo léo...
Vị trí, vai trò của nghề công tác xã hội tại bệnh viện trong xã hội hiện nay:
Lịch sử lao động/việc làm:
Chị Ngô Bình Minh - nhân viên phòng CTXH, BV Nhi T.Ư (Hà Nội)
Làm nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện Nhi T. Ư từ năm 2008.
Trước đó 1 năm làm nhân viên công tác xã hội tại trung tâm Nắng Mai.
Khi được hỏi về có dự định làm công việc khác không Chi trả lời:
“ Không em à. Chị làm ở đây lâu rồi nên cũng có tình cảm với nó lắm. Với lại lâu
rồi nên mình cũng yêu cái nghề này rồi.”
2.
Mô tả công việc
Chị Ngô Bình Minh trông trẻ hơn so với tuổi 29 của mình. Chi rất niềm nở và cẩn
thận trong công việc của mình. Hiện tại chị đang sống Tại Hoàng Mai, cách chỗ làm
khoảng 5km. Hằng ngày chị đi làm bằng xe máy.
Đối tượng làm việc của chị là những bệnh nhi trong bệnh viện và gia đình của các
em.
Là một nhân viên phòng công tác xã hội, công việc của chị Ngô Bình Minh là gặp
gỡ những gia đình bệnh nhân nghèo:


“Qua thống kê của các khoa về bệnh nhân thiếu tiền khám bệnh, cần tiền phẫu
thuật khẩn cấp, không có đồ ăn,… chị sẽ chắp nối và tìm kiếm sự giúp đỡ của các nhà tà
trợ”.

Không chỉ vậy, công việc của chị Minh còn là tham gia hỗ trợ nhân viên y tế tư
vấn cho người nhà bệnh nhân về phác đồ điều trị, trấn an tinh thần, giải tỏa các căng
thẳng giữa người nhà bệnh nhân với các cơ sở y tế hoặc bác sĩ.
Chị cho hay: “ Một người có bệnh hoặc đến bệnh viện thì thể chất của họ đang có
vấn đề nhưng nõi lo âu và sợ hãi của họ còn lớn hơn bởi họ không biết chuyện gì sẽ sảy
ra khi bên cạnh đó là những xáo trộn về công ăn việc làm, về các mối quan hệ, tiền bạc,
đi lại, ăn ở, bao nhiêu thứ khiến họ rối tung cả lên. Chỉ có những người làm công tác xã
hội mới là người gần gũi người bệnh, nhạy cảm với những đáp ứng của con người , lắng
nghe những nỗi khổ của người bệnh và tìm cách giúp đõ họ”.
Công việc của chị là tìmhiểu nguyên nhân gây bệnh, tìm những phương pháp chữa
trị phù hợp qua việc thu thập thông tin về điều kiện sống, thói quen, cá tính, đặc điểm tâm
lý của bệnh nhân và thực hiện các trợ giúp về tâm lý cho người bệnh. Trong những
trường hợp để lại tác động lâu dài, chị và các đồng nghiệp sẽ cung cấp hỗ trợ tâm lý xã
hội cho quá trình xã hội của bệnh nhân. Kết nối bệnh nhân đến với các dịch vụ xã hội,
vận động xã hội tham gia vào việc hỗ trợ, giúp đỡ bệnh nhân.
Giúp đỡ và chia sẻ với những bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại
Bệnh viện.
Trợ giúp các y bác sỹ giải thích cho gia đình người bệnh nhằm làm cho gia đình
người bệnh và nhân viên y tế thông cảm, hiểu biết, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác khám
và điều trị
Theo dõi, chăm sóc quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của người bệnh và gia đình
trong các trường hợp bệnh hiểm nghèo.
Hoạt động gây quỹ:


Kêu gọi sự tham gia ủng hộ từ thiện từ phía các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và
những nhà hảo tâm để giúp đỡ các em nhỏ không may mắn mắc các bệnh hiểm nghèo.
Tham gia thực hiện các chương trình gây quỹ cho Bệnh viện
Tham gia tổ chức các chương trình hội nghị và hội thảo của Bệnh viện
Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhằm phục vụ cuộc sống tinh thần của

các bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện.
Tổ chức các hoạt động hiến máu nhân đạo.
Quan hệ công chúng/
Quảng bá hình ảnh và các hoạt động của Bệnh viện với xã hội và cộng đồng.
Tăng cường quan hệ công chúng và báo chí.
Những yêu cầu đơi với công việc: Khi được hỏi những yêu cầu trong công việc
của chị là gì có thể thấy rất nhiều yêu cầu đòi hỏi nhân viên công tác xã hội phải có lòng
yêu nghề và những kỹ năng chuyên môn như:
Thông qua tiếp xúc với đối tượng, nắm bắt thông tin ở cộng đồng, nhân viên công
tác xã hội cần phải phát hiện sớm được những nguyên nhân mắc bệnh của của bệnh nhi,
những khó khăn của gia đình trẻ để có những hỗ trợ kịp thời giúp bệnh nhi được chăm
sóc tốt.
Tiếp nhận thông tin, đánh giá nhu cầu của bệnh nhân: chị đánh giá tình hình của
bệnh nhi, bao gồm cả chính bản thân và các mối quan hệ gia đình. Nhân viên công tác xã
hội cũng có thể can thiệp vào đời sống của gia đình, cộng đồng thông qua các phương
pháp như tham vấn, liệu pháp tâm lý và giáo dục để giúp họ hiểu được nhu cầu của bệnh
nhi, nâng cao kỹ năng chăm sóc, phục hồi chức năng và tăng cường khả năng ứng phó
với khủng hoảng.


Tư vấn, trị liệu tâm lý: Trên cơ sở đánh giá, tiếp xúc với đối tượng, nhân viên công
tác xã hội đưa ra các giải pháp để đối tượng tự giải quyết các vấn đề.
Quản lý đối tượng: Nhân viên công tác xã hội lập các hồ sơ quản lý đối tượng, bao
gồmcác ghi chép lưu trữ về đánh giá nhu cầu, các trợ giúp, sự tiến triển của đối tượng
trong phục hồi chức năng.
Hỗ trợ đối tượng tiếp cận với các chính sách phúc lợi xã hội: Nhân viên công tác
xã hội kết nối với chính quyền địa phương giải quyết các chính sách trợ giúp bệnh nhi
như: bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội, học chữ…Thông qua mối quan hệ với bệnh nhân,
bằng những mp giúp họ hoặc gia đình xác định những khó khăn, tìm cách để vượt qua
các khó khăn đó và giúp họ sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp như các nguồn thông tin,

dịch vụ hỗ trợ đời sống. Việc thừa nhận các vấn đề xã hội trong y tế và lựa chọn được
những bệnh nhân cần sự trợ giúp xã hội đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ và nhân
viên công tác xã hội.
Công việc của chi có thể bao gồm cả việc bảo đảm rằng gia đình hỗ trợ đầy đủ cho
trẻ trong quá trình trẻ nằm viện, giúp gia đình làm các thủ tục giấy tờ để được hưởng các
chính sách mà trẻ em được hưởng (ví dụ, ở Việt Nam là các thủ tục trẻ em dưới 6 tuổi
được khám chữa bệnh miễn phí), tìm chỗ ở cho người nhà bệnh nhân trong quá trình
chăm sóc trẻ ở bệnh viện và thông tin về những nguồn mà người nhà có thể tiếp cận để
giảm bớt những chi phí hoặc sự căng thẳng ở bệnh viện.
Trong khi trẻ em nằm viện, chị có thể tiếp xúc với các dịch vụ khác của bệnh viện
có thể sử dụng được, ví dụ dịch vụ đời sống hoặc Khoa dinh dưỡng… Tóm lại, mục tiêu
có thể là cung cấp sự chăm sóc liên tục từ khi trẻ em vào viện đến khi ra viện để hỗ trợ
phù hợp đối với trẻ và gia đình, để đảm bảo rằng thời gian ra viện đối với trẻ là phù hợp
và những đề nghị điều trị sau khi ra viện là phù hợp.
Nhân viên công tác xã hội khi tiếp xúc với bệnh nhân tại bệnh viện thường sẽ phải
có đánh giá sơ qua những điểm mạnh và điểm yếu về mặt tâm lý và môi trường của bệnh
nhân; hỗ trợ gia đình hợp tác trong trị liệu và giúp bệnh nhân sử dụng tốt các dịch vụ y tế;
hợp tác với cán bộ y tế điều trị trong việc cung cấp dịch vụ đảm bảo sử dụng tối đa kỹ


năng và kiến thức của mỗi nhóm viên; cùng các đồng nghiệp có nghề nghiệp chuyên môn
khác cải tiến dịch vụ của bệnh viện bằng cách chia sẻ kiến thức liên ngành…
Để có thể làm tốt công việc của mình, chị cũng đã phải nỗ lực và học thêm cũng
như tham dự rất nhiều các chương trình tập huấn.
Chị cho rằng cần phải năng động cũng như hoạt bát thì mới có thể làm được công
việc này.
“Tuy không phải là bác sĩ hay điều dưỡng, nhưng mình là người trực tiếp nói
chuyện, giúp đỡ bệnh nhân, và nhất là những bệnh nhân là trẻ em thì cũng cần phải có
những kiến thức nhất định về y tế để có thể động viên bệnh nhân và người nhà bệnh
nhân. Như th, trước khi tham vấn hay tư vấ pháp đồ điều trị cho bệnh nhân, chị cũng

phải tìm hiểu rất kỹ cũng như có sự thảo luận với bác sĩ của bệnh nhân.”
“ Mình không phải là một chuyên gia tâm lý nhưng cũng cần phải nắm bắt được
tâm lý của bệnh nhân em à. Những kiến thức mình học ở trường chỉ là sơ qua thôi nên
chị cũng phải đọc rất nhiều sách, tham gia các khóa tập huấn. Điều quan trọng là mình
phải trấn an tinh thần cho bệnh nhân và người nhà để các em có thể điều trị đạt kết quả
cao nhất.”
Lúc đầu mới về làm việc tại đây chị cũng gặp phải rất nhiều khó khăn:
“ Những kiến thức mà mình được học chỉ là chung chung thôi nên những ngày
đầu mình còn lúng túng lắm em à. Mà bệnh nhân ở đây lại là trẻ em nữa nên càng khó
khẵn hơn. Có những trường hợp chị không biết làm thế nào nên còn gọi điện hỏi thầy
giáo ấy.Nhưng mà mãi rồi mình có kinh nghiệm rồi nên ổn. Càng làm lâu lại càng thấy
yêu nghề lắm. Khi có một em khỏi bệnh ra viện là mình thấy vui, vui vì đã giúp các em
một phần nào”.
Chị khuyên tôi: “ Nếu sau nà em có ý định làm việc trong ngành công tác xã hội
trong bệnh viện thì cũng tốt bởi đây là một nghề mới, trong những năm tới này sẽ phát
triển mạnh”
Đánh giá năng lực của mình: chị đánh giá năng lực của mình ở mức 7/ 10. Trong
thời gian tới chị sẽ cố gắng học thêm các kỹ năng mềm và các khóa tập huấn nếu có thời
gian.


Về mức lương hiện nay: Lương chính thức của chị là hơn 6 triệu, cộng thêm các
phụ cấp nữa thì hơn 7 triệu. Khi có thời gian chị vẫn đi làm thêm ở ngoài để có thêm thu
nhập trang trải cho cuộc sống.
3. Cơ hội việc làm cho nghề công tác xã hội trong bệnh viện
Nghề công tác xã hội là một nghề mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát
triển của đất nước, nghề CTXH đã có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây. Cả
nước có hơn 32.000 cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm việc trong lĩnh vực công tác xã
hội, công tác dân số và bảo vệ chăm sóc trẻ em lên tới 162.000 người.
Theo nhiều chuyên gia công tác xã hội, nghề công tác xã hội trong ngành y cần

phát triển ở 3 cấp độ: Cộng đồng, cấp bệnh viện, cấp hoạch định chính sách. Trong đó
cấp độ bệnh viện cần nhân viên công tác xã hội nhiều nhất. Theo thống kê của bộ y tế cho
thấy cả nước có hơn 1000 bệnh viện với 300.000 giường bệnh gồm 40 bệnh viện T. Ư,
gần 350 bệnh viện cấp tỉnh với khoảng 200.000 giường bệnh. Theo Tiến sĩ Hoàng Bách
Hường, Giám đốc trung tâm đào tạo cán bộ bồi dưỡng dân số- y tế tình trạng thiếu nhân
viên am hiểu các liệu pháp trị liệu về xã hội khá phổ biến ở các bệnh viện.
Để triển khai tốt các hoạt động xã hội tại bệnh viện trên, số nhân viên công tác xã
hội chuyên nghiệp cần hải tới hàng chục ngàn người. Trong khi đó mô hình phòng công
tác xã hội mới chỉ áp dụng tại một vài bệnh viện trong cả nước, nhân sự thiếu. Nhiều
bệnh viện chưa có chức danh chuyên môn về công tác xã hội và các biện pháp trị liệu xã
hội. Tại bệnh viện Việt – Đức, bệnh nhân nhiễm HIV/ AIDS cũng có tới 200 người nhập
viện mỗi năm, gia đình phải thuê người chăm sóc. Những Người làm dịch vụ này đều
không có kỹ năng tư vấn, kiến thức chuyên môn và phòng hộ bản thân.
Như vậy có thể thấy hiện nay, rất cần thiết để phát triển nghề công tác xã hội
trong bệnh viện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Nghề công tác xã
hội thực sự có triển vọng rất cao. Sinh viên chuyên ngành xã hội học và công tác xã hội
có cơ hội việc làm cao hơn.


4. Kết luận
Hiện nay, tại hầu hết các bệnh viện của cả nước, nhất là bệnh viện tuyến trên
thường xuyên trong tình trạng quá tải. Do vậy các nhân viên y tế không có đủ thời gian
và khả năng để giải quyết nhanh nhu cầu bức xúc của bệnh nhân như tư vấn phác đồ điều
trị, tư vấn cách phòng ngừa, trấn an tinh thần cho người bệnh… khiến họ phải chờ đợi
lâu. Do vậy có nhiều bệnh nhân muốn rút ngắn thời gian đã tìm đến “cò bệnh viện" khiến
đối tượng này hoành hành ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, sự không bằng lòng của người
bệnh đối với các cơ sở y tế, sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa người nhà bệnh nhân
và bác sỹ… đã xuất hiện nhiều.
Hoạt động công tác xã hội ở bệnh viện không chỉ có vai trò hỗ trợ bệnh nhân mà
còn có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ thầy thuốc giảm bớt áp lực công việc cũng như

nâng cao hiệu quả điều trị.
Nhân viên công tác xã hội trong ngành y tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa người
bệnh với người thân, giữa người bệnh với những người xung quanh, giữa người bệnh với
cơ sở y tế… Họ được đào tạo về tâm lý của bệnh nhân, về chuyên môn trong y học.
Nhân viên CTXH đã góp phần xoa dịu nỗi đau bệnh tật của bệnh nhi, trợ giúp đắc
lực cho bác sỹ, tạo ra mối thiện cảm, sự gắn kết giữa bệnh nhân - cơ sở y tế - người nhà
bệnh nhân. Một số kết quả đáng ghi nhận như qua 2 năm hoạt động Tổ đã kêu gọi được
gần 3 tỷ đồng mua trang thiết bị cho bệnh viện; xây dựng được 2 sân chơi trong bệnh
viện, kêu gọi các nhà hảo tâm giúp người nghèo là bệnh nhân hơn 100.000 bữa ăn và 200
xuất cháo miễn phí; tổ chức biểu diễn văn hoá, văn nghệ phục vụ bệnh nhân 2 tháng/lần;
tặng quà, động viên bệnh nhân… Nhân viên CTXH đã nỗ lực tham gia vào tiến trình
chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân nhỏ tuổi. Họ trở thành cầu nối giữa người bệnh và
cán bộ y tế, tích cực vận động xã hội chung tay góp phần chia sẻ để vơi đi nỗi đau về thể
xác, đem lại cho các em những niềm vui, những nụ cười, trợ giúp để giảm bớt những khó
khăn với gia đình các cháu bé đang điều trị. Từ thực tế hoạt động của Tổ CTXH tại Bệnh


viện nhi TW đã có tác dụng và hiệu quả tốt trong việc khám chữa bệnh và là chỗ dựa cho
bệnh nhân trong khám điều trị và chữa bệnh.
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học
2. />3. />4. />


×