Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ SÂU ĐẾN QUẦN THỂ RẦY NÂU (Nilaparvata lugens Stal.) VÀ THIÊN ĐỊCH TRONG RUỘNG LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 2009 TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ SÂU
ĐẾN QUẦN THỂ RẦY NÂU (Nilaparvata lugens Stal.) VÀ
THIÊN ĐỊCH TRONG RUỘNG LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN
2008 - 2009 TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH TIỀN GIANG

Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Khoá: 2005 - 2009
Sinh viên thực hiện: TRẦN HỒNG QUYẾN

Tháng 08/2009


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ SÂU ĐẾN
QUẦN THỂ RẦY NÂU (Nilaparvata lugens Stal.) VÀ THIÊN ĐỊCH
TRONG RUỘNG LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 - 2009
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG

Tác giả
TRẦN HỒNG QUYẾN

Khóa luận được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp
ngành Bảo vệ thực vật.

Hội đồng hướng dẫn


Hướng dẫn chính: ThS. LÊ CAO LƯỢNG
Đồng hướng dẫn: ThS. ĐỖ VĂN VẤN
(Trung tâm BVTV phía Nam)

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 08 năm 2009
i


LỜI CẢM TẠ
Thành kính khắc ghi công ơn của cha mẹ đã nuôi dưỡng, dạy dỗ con cho đến
ngày hôm nay.
Để hoàn tất được đề tài này tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Qúy thầy cô khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh.
- Thầy Lê Cao Lượng, bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông học, trường Đại học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn trong quá trình thực tập.
- Thạc sỹ Đỗ Văn Vấn, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đã tận tình hướng
dẫn trong quá trình thực tập.
- Ban lãnh đạo và các cán bộ kỹ thuật tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam
đã tận tình chỉ bảo những kiến thức cần thiết để hoàn thành đề tài.
- Cám ơn tất cả các bạn trong và ngoài lớp Bảo vệ thực vật 31 đã tận tình giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Long An, tháng 08/2009
Sinh viên thực hiện

Trần Hồng Quyến


ii


TÓM TẮT
Đề tài: Khảo sát ảnh hưởng của một số thuốc trừ sâu đến quần thể rầy nâu
(Nilaparvata lugens Stal.) và thiên địch trong ruộng lúa vụ Đông Xuân 2008 - 2009
tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.) là loài côn trùng gây hại quan trọng nhất
trên cây lúa hiện nay và đặc biệt trong những năm gần đây rầy nâu đã bùng phát trên
diện rộng ở các tỉnh trồng lúa của nước ta. Thí nghiệm đồng ruộng được bố trí tại xã
Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang nhằm khảo sát ảnh hưởng của một số
thuốc trừ sâu (Chlopyrifos ethyl, Cypermethrin, Chlopyrifos ethyl + Cypermethrin) và
số lần phun (1, 2, 3, 4 lần) lên quần thể rầy nâu và thiên địch. Thí nghiệm được bố trí
theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 2 yếu tố.
Kết quả thí nghiệm cho thấy hỗn hợp Chlopyrifos ethyl + Cypermethrin có khả
năng gây tái phát rầy nâu mạnh nhất (mật số rầy nâu cao từ 1,14 - 1,39 lần so với
nghiêm thức đối chứng), ảnh hưởng đến quần thể thiên địch nhiều nhất làm giảm đáng
kể mật số nhện, bọ xít mù xanh, bọ xít nước trên đồng ruộng. Các loại thuốc
Chlopyrifos ethyl, Cypermethrin cũng gây tái phát và ảnh hưởng đến thiên địch nhưng
ở mức độ thấp. Còn nghiệm thức đối chứng tuy mật số rầy lúc đầu cũng ngang bằng
với các nghiệm thức xử lý thuốc nhưng nhờ bảo tồn được sự cân bằng giữa thiên địch
và rầy nâu trên ruộng lúa nên không gây bùng phát rầy nâu.
Về số lần phun kết quả thí nghiệm cho thấy càng phun thuốc nhiều lần (3 - 4)
và phun không đúng lúc thì càng gây bộc phát rầy nâu so với nghiệm thức phun 1 lần.
Nếu phun thuốc Chlopyrifos ethyl + Cypermethrin, là loại thuốc có phổ tác dụng rộng
nhiều lần thì sẽ làm giảm quần thể thiên địch tự nhiên trên ruộng lúa. Đây là một trong
các nguyên nhân gây bộc phát rầy nâu. Nghiệm thức đối chứng nhờ bảo tồn được sự
cân bằng giữa thiên địch và rầy nâu nên không gây bộc phát rầy nâu.
Năng suất lúa có khuynh hướng giảm đối với nghiệm thức phun Chlopyrifos
ethyl + Cypermethrin kết hợp với việc phun thuốc nhiều lần. Năng suất ở nghiệm thức

đối chứng là 4,42 tấn/ha trong khi đó ở các nghiệm thức xử lý thuốc là từ 3,83 đến
4,28 tấn /ha.

iii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa....................................................................................................................... i
Lời cảm tạ ..................................................................................................................... ii
Tóm tắt.......................................................................................................................... iii
Mục lục ......................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................ vi
Danh sách các hình ....................................................................................................... vii
Danh sách các bảng .................................................................................................... .viii
Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề............................................................................................................... 1
1.2 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.3 Giới hạn đề tài ........................................................................................................ 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về rầy nâu .............................................................................................. 3
2.1.1Vị trí phân loại...................................................................................................... 3
2.1.2 Một số đặc điểm sinh học và hình thái của rầy nâu ............................................ 3
2.1.3 Triệu chứng gây hại............................................................................................. 4
2.1.4 Quy luật phát sinh phát triển ............................................................................... 6
2.1.5 Biện pháp phòng trừ ............................................................................................ 8
2.2 Thiên địch của rầy nâu ........................................................................................... 12

2.2.1 Nhện lùn (Atypena formosana) ........................................................................... 12
2.2.2 Nhện chân dài (Tetragnatha maxillosa).............................................................. 12
2.2.3 Nhện Lycosa (Lycosa pseudoannulata) .............................................................. 13
2.2.4 Bọ xít mù xanh (Crytohinus lividipennis) ........................................................... 14
2.2.5 Bọ xít nước ăn thịt (Microvelia donglasi atrolineata) ........................................ 14
2.2.6 Ong kí sinh trứng rầy........................................................................................... 15
2.2.7 Nấm gây bệnh rầy nâu......................................................................................... 15
2.3 Hiện tượng tái phát rầy nâu .................................................................................... 16
2.3.1 Nghiên cứu trong nước........................................................................................ 16
iv


2.3.2 Nghiên cứu ngoài nước ....................................................................................... 18
2.4 Sơ lược về các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm .............................................. 22
2.4.1 Chlopyrifos ethyl ................................................................................................. 22
2.4.2 Cypermethrin ....................................................................................................... 23
2.4.3 Chlopyrifos ethyl + Cypermethrin ...................................................................... 24
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm........................................................................... 25
3.2 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................................. 26
3.3 Bố trí thí nghiệm..................................................................................................... 27
3.4 Phương pháp theo dõi và chỉ tiêu theo dõi ............................................................ 30
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................... 30
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm và số lần phun đến mật số rầy nâu ở từng
thời điểm điều tra.......................................................................................................... 31
4.2 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm và số lần phun đến mật số nhện ở từng
thời điểm điều tra.......................................................................................................... 35
4.3 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm và số lần phun đến mật số bọ xít mù
xanh ở từng thời điểm điều tra ..................................................................................... 39

4.4 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm và số lần phun đến mật số bọ xít nước ở
từng thời điểm điều tra ................................................................................................. 42
4.5 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm và số lần phun đến sự tái phát rầy nâu 44
4.6 Năng suất thực thu.................................................................................................. 46
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận................................................................................................................... 50
5.2 Đề nghị ................................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 52

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

BVTV

Bảo vệ thực vật

NSS

Ngày sau sạ

NTP

Ngày trước phun

NSP


Ngày sau phun

NSTT

Năng suất thực tế

BXN

Bọ xít nước

BXMX

Bọ xít mù xanh

HSTP

Hệ số tái phát

NXB

Nhà xuất bản

F

Sự khác biệt giữa các nghiệm thức

IRRI

International Rice Research Institute


IPM

Integrated Pest Management

CV

Cofficient of Variation

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Nội dung

Trang

Hình 2.1 Vòng đời của rầy nâu..................................................................................... 4
Hình 2.2 Nhện lùn ........................................................................................................ 12
Hình 2.3 Nhện chân dài ................................................................................................ 13
Hình 2.4 Nhện Lycosa .................................................................................................. 13
Hình 2.5 Bọ xít mù xanh .............................................................................................. 14
Hình 2.6 Bọ xít nước ăn thịt ......................................................................................... 15
Hình 2.7 Nấm tua ......................................................................................................... 16
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................................. 29
Hình 4.1 Toàn cảnh khu thí nghiệm ............................................................................. 48
Hình 4.2 Toàn cảnh khối I khu thí nghiệm................................................................... 49
Hình 4.3 Toàn cảnh khối II khu thí nghiệm ................................................................. 49
Hình 4.4 Toàn cảnh khối III khu thí nghiệm ................................................................ 49
Hình 4.5 Khung điều tra ............................................................................................... 49

Hình 4.6 Triệu chứng gây hại của rầy nâu ................................................................... 49

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Nội dung

Trang

Bảng 3.1 Nhiệt độ và ẩm độ vùng thí nghiệm.............................................................. 26
Bảng 3.2 Các nghiệm thức thí nghiệm ......................................................................... 28
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến mật số rầy nâu ở từng thời
điểm điều tra ................................................................................................................. 31
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của số lần phun đến mật số rầy nâu ở từng thời điểm điều tra .. 33
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến mật số nhện ở từng thời điểm
điều tra .......................................................................................................................... 35
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của số lần phun đến mật số nhện ở từng thời điểm điều tra ...... 36
Bảng 4.5 Tương tác giữa các loại thuốc thí nghiệm và số lần phun đến mật số nhện ở
từng thời điểm điều tra ................................................................................................. 38
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến mật số bọ xít mù xanh ở từng
thời điểm điều tra.......................................................................................................... 39
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của số lần phun đến mật số bọ xít mù xanh ở từng thời điểm điều
tra .................................................................................................................................. 40
Bảng 4.8 Tương tác giữa các loại thuốc thí nghiệm và số lần phun đến mật số bọ xít
mù xanh ở từng thời điểm điều tra ............................................................................... 41
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến mật số bọ xít nước ở từng thời
điểm điều tra ................................................................................................................. 42
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của số lần phun đến mật số bọ xít nước ở từng thời điểm điều
tra .................................................................................................................................. 43

Bảng 4.11 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến hệ số tái phát rầy nâu ........ 44
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của số lần phun đến hệ số tái phát rầy nâu .............................. 45
Bảng 4.13 Năng suất thực tế......................................................................................... 46

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rầy nâu là một đối tượng nguy hiểm nhất trên ruộng lúa gây thiệt hại lớn nhất
cho người trồng lúa bởi vì người trồng lúa không chỉ phải quản lý rầy nâu mà phải
đồng thời phòng chống bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá để đảm bảo năng suất và sản lượng
lúa gạo. Để phòng chống rầy nâu chúng ta phải áp dụng một quy trình canh tác theo
hướng phòng trừ tổng hợp trong đó thuốc bảo vệ thực vật là một nhân tố không thể
thiếu trong việc kiểm soát rầy nâu (Cục BVTV và Viện BVTV, 1980).
Mật số rầy nâu khi được khống chế bởi các loài thiên địch, ký sinh nên khi xảy
ra hiện tượng bộc phát trên diện rộng. Nhưng khi cuộc “cách mạng xanh” được ứng
dụng rộng rãi, các giống lúa ngắn ngày được lai tạo để đáp ứng nhu cầu thâm canh
tăng vụ, giải quyết nhu cầu lương thực cho con người. Do thâm canh tăng vụ, bón
nhiều phân hóa học, đặc biệt là phân đạm đã tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát
sinh gây hại. Việc phòng trừ sâu hại, đặc biệt là sâu ăn lá ở giai đoạn đầu của cây lúa
(0 - 40 ngày sau sạ) đã giết chết các loài thiên địch, kí sinh của rầy nâu nên rầy nâu đã
trở thành đối tượng gây hại chính trên cây lúa. Trong những thập niên gần đây, ở nước
ta rầy nâu đã bộc phát vào những năm 1980, 1990 (Phạm Văn Lầm, 2006).
Thuốc bảo vệ thực vật có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp vì
nó giúp bảo vệ cây trồng tránh được sự phá hoại của các loài dịch hại. Tuy nhiên để sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật đạt hiệu quả cao cần phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng và
cần phải áp dụng với nhiều phương pháp khác. Nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
không đúng nguyên tắc thì sẽ không mang lại hiệu quả làm ảnh hưởng xấu cho cây

trồng, sinh vật, con người và môi trường.
Hiện tượng tái phát rầy nâu do phun thuốc không đúng đã được nghiên cứu và
ghi nhận ở Viện nghiên cứu lúa Quốc tế từ năm 1968. Nghiên cứu cho rằng việc phun
thuốc trừ sâu đã làm cháy rầy 94 % so với không phun thuốc 18 % (IRRI, 1979).
1


Ở Đồng bằng sông Cửu Long một trong những tác nhân làm bộc phát rầy nâu
trong năm 2007 và 2008 là việc lạm dụng thuốc trừ sâu trong nông dân. Thực tế ngoài
đồng đã chứng minh nếu càng phun thuốc nhiều lần nguy cơ cháy rầy sẽ càng cao.
Điển hình cháy rầy ở Thủ Thừa, Long An (10 lần phun thuốc); Hồng Dân, Bạc Liêu
(10 lần phun thuốc); Tịnh Biên, An Giang (8 lần phun thuốc)…
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng tôi xin thực hiện đề tài “Khảo sát
ảnh hưởng của một số thuốc trừ sâu đến quần thể rầy nâu Nilaparvata lugens
(Stal.) và thiên địch trong ruộng lúa vụ Đông Xuân 2008 - 2009 tại huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang ”.
1.2 Nội dung nghiên cứu
Khảo sát ảnh hưởng của thuốc trừ sâu và số lần phun thuốc đến quần thể rầy
nâu trong điều kiện đồng ruộng tự nhiên.
Khảo sát ảnh hưởng của thuốc trừ sâu và số lần phun thuốc đến quần thể thiên
địch chính (nhện, bọ xít mù xanh, bọ xít nước) của rầy nâu trong điều kiện đồng ruộng
tự nhiên.
Thu hoạch năng suất thực tế để so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức.
1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2008 - 2009 tại Trung tâm Bảo vệ
thực vật phía Nam, xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang từ ngày
16/1/2009 đến 30/5/2009, chỉ khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu và số
lần phun trên đối tượng chính là rầy nâu và thiên địch chính của chúng (nhện, bọ xít
mù xanh, bọ xít nước).


2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về rầy nâu
2.1.1Vị trí phân loại
- Tên khoa học: Nilaparvata lugens Stal.
- Họ: Delphacidae
- Bộ: Homoptera
Rầy nâu là loài sâu hại quan trọng nhất trên lúa ở các nước nằm ở phía Đông
Nam của Châu Á kéo dài từ Nhật Bản, Triều Tiên, phía Đông của Trung Quốc cho đến
các nước Ấn Độ, Pakistan, Srilanka qua các nước nằm ở vùng Đông Nam Á như
Malaysia, Indonesia, Philippine, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan… ( Cục BVTV
và Viện BVTV, 1980).
2.1.2 Một số đặc điểm sinh học và hình thái của rầy nâu:
Rầy nâu là loại côn trùng chích hút, có kích thước khá nhỏ, phát triển qua 3 giai
đoạn: Trứng, rầy non (rầy cám, ấu trùng) và trưởng thành. Rầy nâu thuộc nhóm côn
trùng biến thái không hoàn toàn.
Vòng đời: 28 - 30 ngày:
+ Trứng: 6 - 7 ngày.
+ Ấu trùng 12 - 13 ngày.
+ Trưởng thành 10 - 12 ngày.
Trứng: Hình ống cong, một đầu thon nhỏ, trông tựa quả chuối, có chiều dài gần
1 mm. Khi mới đẻ, trứng màu nâu vàng, khi gần nở có màu sẫm. Rầy cái đẻ trứng vào
bẹ lá hoặc gân chính của lá lúa, đầu trứng hơi lộ ra ngoài và được phủ bằng một lớp
sáp. Trứng được đẻ thành từng ổ, xếp úp thìa tựa nải chuối.
Rầy non (rầy cám, ấu trùng): Rầy non từ khi nở ra từ trứng đến lúc trưởng
thành, trải qua 5 tuổi, ấu trùng màu đen xám sau thành vàng nâu, thân hình tròn và dài
1 - 3 mm.

3


+ Rầy non thường tập trung ở gần gốc lúa(trên mức nước ruộng) ít di động; khi
bị khua động bò quanh gốc lúa hoặc nhảy sang gốc khác.
Rầy trưởng thành: Cả rầy đực và rầy cái trưởng thành đều có 2 dạng là cánh
dài và cánh ngắn.
+ Dạng cánh ngắn: Trưởng thành dạng cánh ngắn con cái dài 3,5 - 4mm, con
đực dài 2 - 2,5 mm. Cánh trước dài bằng một nửa chiều dài cánh trước của dạng cánh
dài, kéo dài tới đốt bụng thứ 6. Dạng trưởng thành cánh ngắn thường bò, ít di chuyển.
+ Dạng cánh dài: Con cái dài 4,5 - 5 mm, con đực dài 3,6 - 4,2 mm. Hay bay
nhảy, di chuyển, thích ánh sáng đèn. Khi hết nguồn thức ăn thì bay đi nơi khác. Rầy
nâu trưởng thành đẻ trứng sau vũ hóa 3 - 5 ngày.
Cả rầy non và trưởng thành không thích ánh sáng trực xạ nên rầy nâu sống gần
gốc lúa, chích hút ngay thân lúa, chỉ khi râm mát rầy trưởng thành mới bò lên mặt lá.

Hình 2.1 Vòng đời của rầy nâu (Nguồn Bài giảng Côn trùng của Đại học Trà Vinh)
2.1.3 Triệu chứng gây hại
Tác hại trực tiếp:
Rầy nâu dùng vòi để chích hút nhựa cây làm cho cây lúa bị khô héo. Khi rầy
nâu chích vào lúa, chúng để lại trên lá, thân một vệt nâu cứng, cản trở sự luân chuyển
nước và chất dinh dưỡng làm thân, lá bị khô héo. Mật độ cao gây ra hiện tượng cháy
rầy.
4


Theo dự báo của Ban chỉ đạo phòng chống rầy nâu và bệnh hại lúa Đông Xuân
ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cho biết về diễn biến rầy nâu ngoài đồng như sau: đợt
rầy nâu tuổi 1 đã nở rộ từ ngày 22/02/2009 ở khắp các tỉnh ĐBSCL mật số khá cao.
Quan sát ngoài đồng cho thấy rằng: tỉ lệ trứng rầy nâu bị ký sinh, hỏng khoảng 12%, tỉ

lệ rầy tuổi 1 bị tiêu diệt khá nhiều do ký sinh thiên địch ngoài đồng, vì vậy mật số rầy
nâu tuổi 2 - 3 khá thấp (khoảng 500 - 1.000 con/m2).
Diện tích nhiễm nặng xuất hiện ở các giống nhiễm rầy nặng là OMCS2000,
OM2517, OM1490, OM1589, Jasmine 85, nếp Nhật, nếp CK92, nếp LV3, nếp
CK2003, OM4088, OM2514, VD20, OM2717, OM1723, Tài nguyên 128, … Trong
đó có 85 ha có cháy cục bộ (tỉ lệ 1 - 50% diện tích).
Rầy nâu đang phá hại trên 140.000 ha lúa Đông Xuân, tăng gấp 2,5 lần so với
thời điểm đầu năm 2008, theo báo cáo mới nhất của ngành nông nghiệp 13 tỉnh/thành
ĐBSCL.
Như vậy, so với những ngày trước Tết Nguyên Đán năm 2009, diện tích nhiễm
rầy nâu đã tăng đột biến (gấp đôi). Mật số rầy phổ biến từ 750 - 2.000 con/m2, trong đó
có khoảng 5.100 ha bị nhiễm nặng (trên 3.000 con/m2). Ở Cái Bè (Tiền Giang), Châu
Thành A (Hậu Giang) có những diện tích mật số lên đến 9.000-10.000 con/m2 (Báo
Nông nghiệp Việt Nam, 2009).
+ Mật độ rầy từ 750 đến 20.000 con/m2. Trong đó, diện tích lúa bị nhiễm rầy
nâu nhiều và nặng tập trung tại 4 tỉnh Đồng Tháp, Bạc Liêu, An Giang, Long An với
124.000 ha. Hàng ngàn hecta lúa Đông Xuân cũng bị nhiễm bệnh đạo ôn, cháy lá,
vàng lùn và lùn xoắn lá.
+ Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã yêu cầu các
tỉnh ĐBSCL củng cố hoạt động của ban chỉ đạo phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn
xoắn lá các cấp, phân công cán bộ bám sát những địa phương có diện tích nhiễm nhiều
và nặng để khoanh vùng, phun trừ tập trung kịp thời, đặc biệt là hướng dẫn nông dân
sử dụng thuốc chống lột xác khi rầy còn nhỏ (tuổi 1 - 3) nhằm không để rầy lây lan
thêm.
+ Cục khuyến cáo nông dân từ nay đến ngày 28/02/2009 phải thường xuyên đi
thăm đồng vì sẽ xuất hiện lứa rầy mới và chỉ phun thuốc trừ rầy khi mật độ rầy cám
tuổi 2 - 3 cao hơn 3 con/tép lúa. Hiện các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Long An, Bạc
5



Liêu đã củng cố xong ban chỉ đạo phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá
các cấp, cung cấp thêm cho nông dân hàng chục tấn thuốc trừ sâu, đồng thời phân
công cán bộ trực tại những địa bàn trọng điểm hướng dẫn bà con diệt rầy cứu lúa.
Tác hại gián tiếp:
Ngoài tác hại trực tiếp rầy nâu còn là tác nhân truyền bệnh vàng lùn và lùn xoắn
lá trên cây lúa gây thiệt hại nghiêm trọng đặc biệt là các tỉnh ở ĐBSCL. Rầy nâu chích
hút nhựa cây lúa bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá rồi mang mầm bệnh vi rút này trong cơ
thể để truyền sang cho cây lúa khoẻ mạnh khi chúng đến chích hút cây lúa đó.
Rầy nâu mang mầm bệnh có khả năng truyền bệnh cho đến khi chết.
Cây lúa càng non càng dễ bị nhiễm bệnh, về sau có thể không trổ bông được,
năng suất giảm nghiêm trọng hoặc mất trắng. Cây lúa già bị nhiễm bệnh thì năng suất
bị giảm ít hơn.
+ Bệnh lùn xoắn lá là một trong các bệnh virus của lúa do rầy nâu truyền. Từ
năm 1977 bệnh lùn xoắn lá đã xuất hiện lẻ tẻ ở một vài nơi tại Tiền Giang là vùng dịch
rầy nâu lúc đó. Đến vụ Hè Thu 1978 bệnh này đã xuất hiện trên diện rộng ở ĐBSCL,
Đông Nam Bộ, ven biển miền Trung. Riêng ở ĐBSCL, vụ Hè Thu 1978 có 40.000 ha
lúa bị xoăn lùn, trong đó diện tích bị nhiễm của Tiền Giang là 20.000 ha (Phạm Văn
Lầm, 2006).
+ Vào các năm 1999 - 2001 bệnh lùn xoắn lá bùng phát trở lại tại ĐBSCL cùng
với rầy nâu. Gần đây trong vụ Đông Xuân 2005 - 2006, cùng với rầy nâu bệnh lùn
xoắn lá đã tái xuất hiện với diện tích 3.000 ha. Vụ Hè Thu 2006 ở các tỉnh ĐBSCL
mới xuống giống được 300.000 ha đã có 13.402 ha bị nhiễm rầy nâu và rầy nâu đã
truyền bệnh lùn xoắn lá trên lúa Hè Thu sớm với diện tích khoảng 329 ha ở các tỉnh
Đồng Tháp, Long An, Trà Vinh, Tiền Giang (Phạm Văn Lầm, 2006).
2.1.4 Quy luật phát sinh phát triển của rầy nâu
Rầy nâu (Nilaparvata lugens) là loại côn trùng chích hút gây hại lúa. Rầy nâu
có khả năng bùng phát với mật độ rất cao do có các đặc điểm: Có khả năng đẻ trứng
rất cao (mỗi con cái có thể đẻ trên 200 trứng), trứng đẻ trong bẹ lá lúa nên ít bị thiên
địch tấn công, ấu trùng sống bám vào gốc lúa do đó khó phát hiện kịp thời và khó sử
dụng thuốc để phòng trừ. Chu kỳ sinh trưởng, hay vòng đời rất ngắn, nên chỉ trong

6


vòng đời một tháng là có một lứa với mật độ nhân lên cả trăm lần. Có khả năng di cư
theo gió với khoảng cách cả ngàn kilomet theo hướng xuôi gió. Lúc phát sinh với mật
độ cao gây ra hiện tượng “cháy rầy” làm giảm năng suất lúa nghiêm trọng, thậm chí
mất trắng hoàn toàn. Rầy nâu còn là môi giới truyền các bệnh virus (vàng lùn và lùn
xoắn lá (Công ty cổ phần nông dược HAI, 2005).
Nguyễn Thị Chắt (2006) cho rằng trong một vụ lúa thì thường xuất hiện 3 lứa
rầy và có một đợt rầy di trú từ nơi khác đến xuất hiện trong giai đoạn 7 - 10 ngày sau
sạ.
+ Lứa 1: 15 - 40 ngày sau sạ.
+ Lứa 2: 40 - 65 ngày sau sạ.
+ Lứa 3: 65 - 90 ngày sau sạ.
Trong một ruộng lúa thường có 3 lứa rầy phát sinh ứng với các thời kỳ lúa đẻ
nhánh, có đòng và trổ chín. Mật độ rầy tích lũy lứa sau nhiều hơn lứa trước và tác hại
nặng nhất là cháy rầy thường xảy ra vào lứa thứ 3 khi lúa trổ đến chín, đây cũng là giai
đoạn cây lúa không còn khả năng sinh trưởng phục hồi. Đối với các lứa rầy trước, nhất
là lứa đầu phát sinh khi cây lúa đẻ nhánh mặc dù mật độ rầy cao, lúa bị vàng nhưng
sau đó lúa vẫn có thể hồi phục sinh trưởng bình thường.
Sự phát sinh và tác hại của rầy nâu liên quan đến nhiều yếu tố:
- Thời tiết nóng và ẩm thích hợp cho rầy phát triển.
- Canh tác liên tục nhiều vụ lúa trong năm, gieo cấy mật độ dày và bón nhiều
phân đạm hóa học tạo điều kiện cho rầy tích lũy phát triển, giảm khả năng chống chịu
của lúa, tăng mức độ bị hại.
- Sự phát triển và tác hại của rầy nâu rất khác nhau giữa các giống lúa. Có
những giống lúa nhiễm rầy và giống kháng rầy rất rõ, sự khác nhau này chủ yếu do cấu
tạo gen của các giống lúa, một phần là do thời gian sinh trưởng và sức đẻ nhánh. Các
giống lúa mang gen kháng rầy, thời gian sinh trưởng ngắn, đẻ nhánh gọn và ít, thường
ít bị hại.

- Rầy nâu có nhiều loại thiên địch, nhóm ký sinh (ong ký sinh), nhóm bắt mồi
(nhện, bọ xít mù xanh, bọ xít nước...), nhóm gây bệnh (nấm tua, nấm xanh, nấm
trắng...). Cá loài thiên địch là yếu tố rất quan trọng khống chế sự phát triển của rầy trên
đồng ruộng. Điều kiện thời tiết và ruộng lúa không thích hợp cho thiên địch phát triển,
7


đặc biệt việc dùng thuốc trừ sâu quá mức, diệt mất nhiều thiên địch sẽ làm rầy bùng
phát, gây hại nặng (Nguyễn Minh, 2007).
2.1.5 Biện pháp phòng trừ
Phương hướng chung là quản lý tổng hợp, vận dụng nhiều biện pháp để tiến
hành nhằm đạt được hiệu quả phòng trừ tốt nhất.
Biện pháp giống:
Giống kháng rầy nâu là biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất, đa số các giống lúa
cải tiến đang được gieo trồng hiện nay đều có mang gen kháng rầy nâu. Trong quá
trình gieo trồng nếu thấy giống đang gieo trồng bị nhiễm rầy nâu thì nên thay giống
mới kháng rầy. Nguyên nhân do nòi của rầy nâu (biotype) luôn thay đổi thích nghi với
giống kháng để sinh tồn. Việc lai tạo và chọn giống kháng rầy nên được tiến hành liên
tục để luôn có giống kháng thay thế khi giống đang được gieo trồng trở nên bị nhiễm
rầy.
Nên dùng các giống lúa kháng rầy hoặc ít nhiễm, hạn chế dùng các giống nhiễm
như Jasmine 85, OM1490.
Biện pháp canh tác:
Gieo cấy đúng thời vụ, tập trung.
Gieo sạ với mật độ vừa phải, tránh sạ quá dày (nên sạ ở mức 80 - 100 kg/ha kết
hợp với sạ hàng; từ 100 - 120 kg/ha với sạ lan tuỳ theo chân đất và thời vụ...). Việc sạ
thưa và diệt cỏ sớm cũng tạo những khoảng trống thuận lợi cho sự di chuyển của nhóm
thiên địch săn mồi như nhện, kiến 3 khoang, bọ xít nước và nhiều loại khác... Các loại
này khống chế rất tốt mật số rầy nâu giai đoạn sớm của cây lúa.
+ Tuy rầy trưởng thành ít gây hại trực tiếp cây lúa vào lúc này nhưng chúng lại

có khả năng truyền bệnh virus vàng lùn và lùn xoắn lá, nhất là trong vụ Hè Thu và Thu
Đông. Những ruộng lúa thu hoạch muộn sẽ là nơi rầy cư ngụ và là nguồn lây sang
những ruộng vừa xuống giống vụ mới. Chỉ cần với mật số 1 - 2 con rầy trưởng thành/
tép lúa thì sự truyền bệnh trở nên quan trọng, nhất là đối với ruộng lúa sinh trưởng
kém do độc chất hữu cơ.
+ Khi lúa giáp tán, ẩm độ đầy đủ, ánh sáng vừa phải là điều kiện rầy tăng nhanh
mật số do tỉ lệ sống sót cao. Có thể kiểm tra định kỳ mật số rầy cám bằng cách vổ 3
8


lần vào gốc lúa rồi vẹt ra quan sát thấy rầy rơi trên mặt nước. Rầy cám có màu trắng,
sau đó chuyển dần sang màu nâu và nhảy lên gốc lúa khi rơi xuống nước.
+ Theo Dutcher (1979), ruộng lúa bón nhiều phân đạm cũng làm giảm khả năng
ăn mồi của loài thiên địch tự nhiên của rầy nâu như bọ xít mù xanh (Cyrtorhinus
lividipennis) bởi vì nước bọt của rầy nâu sống trên cây lúa bón nhiều đạm làm giảm
khả năng ăn trứng rầy nâu của bọ xít mù xanh. Cho nên việc bón phân NPK cân đối,
sử dụng bảng so màu lá lúa để bón phân đạm cho lúa vào 2 thời điểm 20 - 25 ngày sau
sạ và 40 - 45 ngày sau sạ là rất cần thiết.
Khi có rầy trưởng thành nhiều nên tháo cạn nước 4 - 5 ngày để rầy nâu đẻ
trứng ở bẹ gần gốc, sau đó cho nước vào trứng ung sẽ không nở được.
Biện pháp sinh học:
Trong ruộng lúa có nhiều loài thiên địch, ký sinh có khả năng khống chế rầy
nâu ở mật số thấp không có khả năng gây bộc phát rầy. Một số loài thiên địch quan
trọng của rầy nâu như các loài nhện, bọ xít nước (Microvelia douglasi atrolieata), bọ
xít mù xanh (Cytorhinus lividipennis), bọ rùa (Micrasspis crocea), các loài ong ký sinh
trứng rầy (Anagrus optabitas, Paracentrobia andoi, Tetrastichus formosanus), nấm ký
sinh như nấm xanh (Metarhizium anisopliae), nấm trắng (Beauveria bassiana), nấm
tua (Hirsutella citriformis).
Rầy nâu chỉ bộc phát thành dịch khi thiếu lực lượng thiên địch này trên đồng
ruộng, thường là các ruộng có phun thuốc trừ sâu phổ rộng ở giai đoạn đầu của cây lúa

(0 - 40 ngày sau sạ) để phòng trừ bọ trĩ, sâu ăn lá... Cho đến nay có rất nhiều chương
trình canh tác lúa nhằm bảo vệ lực lượng thiên địch này đã được áp dụng trong thời
gian qua như chương trình IPM, chương trình 3 giảm 3 tăng, chương trình sản xuất lúa
an toàn, chương trình 1 phải 5 giảm… Các chương trình này đều nhằm mục đích giảm
phun thuốc trừ sâu, đặc biệt là ở giai đoạn 0 - 40 ngày sau sạ nhằm bảo tồn các loài
thiên địch để khống chế sâu hại và giảm ô nhiễm môi trường, sản phẩm an toàn cho
người sử dụng. Không nên đốt đồng, làm sạch cỏ bờ ruộng, chỉ nên cắt ngắn cỏ bờ để
tạo điều kiện cho các loài ký sinh, thiên địch có nơi sinh sống giai đoạn thu hoạch lúa.
Hạn chế phun thuốc, nhất là giai đoạn từ khi sạ cho đến 40 ngày sau sạ, chỉ
phun thuốc khi thật cần thiết (mật độ rầy cao hoặc rầy xuất hiện cùng với sâu bệnh
nguy hiểm khác (bệnh đạo ôn, bệnh lùn xoắn lá...).
9


Biện pháp vật lý:
Dùng bẫy đèn để theo dõi rầy trưởng thành vào đèn và dự báo mật số rầy sắp
tới.
Biện pháp hóa học:
Khi mật độ rầy khoảng 2 - 3 con/tép lúa trong khi đã sử dụng tất cả các biện
pháp trên thì biện pháp cuối cùng can thiệp đó là sử dụng hóa chất để tiêu diệt rầy nâu.
Tuy nhiên khi sử dụng thuốc phải đảm bảo nguyên tắc “4 đúng”.
- Đúng thuốc: Khi phòng trừ rầy nâu hại lúa thì phải căn cứ giai đoạn sinh
trưởng của lúa, giai đoạn sinh trưởng của rầy để chọn loại thuốc phù hợp. Chỉ nên
chọn những nhóm thuốc có tác động chọn lọc cao như các nhóm Buprofezin,
Fenobucarb, Isoprocarb, Imdacloprid, Thiamethoxam, Etofenprox; đặc biệt là nhóm
thuốc thế hệ mới chưa bị rầy nâu kháng thuốc như Oshin, Alika, Cheess ... Không nên
chọn những nhóm thuốc trừ sâu phổ rộng sẽ dễ ảnh ảnh hưởng đến thiên địch tạo điều
kiện bộc phát rầy nâu sau khi phun thuốc. Nếu phát hiện đa số rầy nâu trên ruộng là
rầy cám với độ tuổi còn non thì nên chọn nhóm Buprofezin (đây là nhóm thuốc diệt
rầy theo cơ chế chống lột xác) sẽ ít làm ảnh hưởng đến thiên địch. Khi đa số rầy nâu

trên ruộng là rầy trưởng thành di trú thì nên chọn các nhóm thuốc gây chết nhanh như
Fenobucarb, Isoprocarb, Imdacloprid, Thiamethoxam, Etofenprox. Còn khi thấy trên
ruộng có nhiều tuổi rầy khác nhau thì cần phối trộn 2 nhóm thuốc để phun. Ngoài ra,
việc chọn đúng thuốc còn được hiểu là phải luân phiên thay đổi thuốc sử dụng, bởi vì
nếu sử dụng nhiều lần một loại thuốc sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc của dịch hại và
sẽ rất khó khăn cho công tác phòng trừ sau này.
- Đúng liều lượng: Chỉ nên pha thuốc đúng theo liều lượng khuyến cáo trên
nhãn chai hoặc bao bì của thuốc, không nên tăng thêm liều lượng hoặc giảm bớt liều
lượng đã được khuyến cáo và đặc biệt là cần phải đảm bảo đủ lượng nước phun trên
đơn vị diện tích. Đối với rầy nâu cần phải phun lượng nước pha thuốc từ 400 - 500 lít
nước/ha khi lúa ở giai đoạn đẻ nhánh và từ 500 - 600 lít nước/ha khi lúa ở giai đoạn
đòng trổ. Đây là một trong những nguyên tắc mà nông dân chưa đảm bảo được vì
thông thường nông dân hay pha nồng độ cao hơn khuyến cáo nhưng lượng nước phun
lại thấp hơn khuyến cáo gấp nhiều lần, cho nên nơi nào có thuốc thì rầy nâu chết, thậm
chí gây cháy lá (do nồng độ thuốc quá đậm đặc) nhưng những nơi không có thuốc thì
10


rầy nâu không chết, từ đó mà nó tiếp tục gây hại cho lúa, đồng thời cũng gia tăng thêm
tính kháng thuốc của rầy nâu.
- Đúng lúc: Chỉ sử dụng thuốc vào những thời điểm thật cần thiết, đối với rầy
nâu là khi phát hiện rầy cám nở ở độ tuổi từ tuổi 1 đến tuổi 3 hoặc khi có rầy trưởng
thành chiếm đa số trong ruộng với mật số cao trên 3.000 con/m2 (trên 3 con/tép). Bởi
vì lúc này sự gây hại của rầy nâu mạnh nhất cần phải can thiệp bằng thuốc để bảo vệ
cho cây lúa, không nên phun thuốc khi rầy nâu có mật số thấp hoặc khi tuổi rầy không
còn gây thiệt hại đáng kể cho ruộng lúa. (Lưu ý: Phun thuốc đúng lúc còn có nghĩa là
chỉ nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát, không phun thuốc vào lúc giữa trưa
nắng nóng sẽ dễ gây độc cho cây lúa và làm ảnh hưởng đến sức khỏe người đi phun
thuốc, cũng không nên phun thuốc lúc trời đang mưa và sắp mưa vì làm giảm hiệu lực
của thuốc).

- Đúng cách: Tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc, những yêu cầu về kỹ thuật và
nơi xuất hiện của dịch hại mà sử dụng cho đúng cách. Đúng cách thể hiện từ khâu pha
thuốc đến phun rải thuốc đúng cách làm sao cho thuốc có thể tiếp xúc được với dịch
hại nhiều nhất mà không làm ảnh hưởng đến người đi phun thuốc và môi trường xung
quanh. Do rầy nâu sinh sống ở phần gốc lúa cho nên cần hướng vòi phun vào sát gốc
lúa nơi rầy tập trung hoặc trước khi phun nên cho nước ngập ruộng để rầy nâu di
chuyển lên cao nhằm giúp cho việc phun xịt dễ trúng rầy hơn. Chỉ nên sử dụng vòi
phun một béc để rà cần phun sát vào gốc lúa thì hiệu quả sẽ cao hơn, không sử dụng
cần phun nhiều béc để phun thuốc trị rầy nâu, vì làm như thế sẽ không đưa được cần
phun sát vào gốc lúa (Nguyễn Văn Liêm, Chi cục BVTV Vĩnh Long).
Nếu gieo trồng giống nhiễm rầy, trên ruộng đã có phun thuốc trừ sâu ở giai
đoạn 0 - 40 ngày sau sạ để phòng trừ sâu ăn lá nên thăm ruộng thường xuyên để phát
hiện khi thấy mật số rầy tăng nhanh.

11


2.2 Thiên địch của rầy nâu
2.2.1 Nhện lùn
Tên khoa học: Atypena formosana Oi.
Họ: Linyphiidae
Bộ: Araneae
Nhện lùn khi trưởng thành có 3 đôi chấm vạch ở lưng. Nhện lùn thích ở ruộng
nước và kéo màng ở gốc cây lúa phía trên mặt nước. Nhện lùn di chuyển chậm và bắt
mồi chủ yếu là khi chúng mắc vào màng. Có cơ thể rất nhỏ, có thể có đến ba, bốn chục
con trong một bụi lúa. Chúng kéo màng ở gần gốc lúa, di chuyển chậm và bắt mồi khi
con mồi mắc vào màng. Một con nhện có thể ăn 4 - 5 con rầy/ngày.

Hình 2.2 Nhện lùn
2.2.2 Nhện chân dài

Tên khoa học: Tetragnatha maxillosa Thorell.
Họ: Tetragnathidae
Bộ: Araneae
Nhện chân dài có thân và chân dài thường nằm dài trên lá lúa. Nhện chân dài
thích ở vùng ẩm, chúng ẩn ở thân cây lúa lúc giữa trưa và rình mồi ở lưới vào buổi
sáng. Nhện chân dài chăng lưới loại hình tròn nhưng rất yếu.

12


Hình 2.3 Nhện chân dài
2.2.3 Nhện Lycosa
Tên khoa học: Lycosa pseudoannulatai Boesenberg and Strand.
Họ: Lycosidae
Bộ: Araneae
Nhện Lycosa có vạch hình nĩa trên lưng và bụng có những điểm trắng. Chúng
không kéo màng mà tấn công con mồi trực tiếp. Nhện trưởng thành ăn rất nhiều loại
côn trùng có hại, kể cả bướm sâu đục thân, thường gặp rất nhiều trên ruộng lúa, chúng
chủ động tấn công rầy rất nhanh. Một con nhện trưởng thành có thể ăn thịt từ 5-15 con
rầy/ngày.

Hình 2.4 Nhện Lycosa
13


2.2.4 Bọ xít mù xanh
Tên khoa học: Crytohinus lividipennis Reuter.
Họ: Miridae
Bộ: Hemiptera
Bọ xít mù xanh là thiên địch chích hút trứng và sâu non của các loài rầy. Con

trưởng thành màu xanh và đen. Bọ xít mù xanh xuất hiện nhiều trên ruộng có rầy nâu
phá hại kể cả trên ruộng nước lẫn ruộng khô. Cơ thể nhỏ cỡ bằng con rầy nâu, cánh
màu xanh, chúng tìm kiếm trứng rầy ở bẹ lá và thân cây lúa, dùng vòi hút khô trứng.
Bọ xít mù xanh có khả năng ăn mồi rất lớn, mỗi con một ngày có thể “ăn” từ 7 - 10
trứng, hoặc 1 - 5 con rầy. Thí nghiệm trong phòng tại Viện Bảo vê thực vật cho thấy
khả năng ăn mồi của bọ xít trưởng thành lớn hơn so với khả năng ăn mồi của bọ xít
non tuổi cuối (Phạm Văn Lầm, 1993). Những quan sát ở đồng ruộng cho thấy bọ xít
mù xanh phát sinh quanh năm. Tại Long Định trên lúa Hè Thu 1978 ở nơi thường
xuyên phun thuốc trừ sâu mật độ bọ xít mù xanh chỉ là 0,6 con/khay (20 cm x 20 cm)
trong khi đó ở những ruộng không phun thuốc trừ sâu là 8,6 con/khay.

Hình 2.5 Bọ xít mù xanh
2.2.5 Bọ xít nước ăn thịt
Tên khoa học: Microvelia donglasi atrolineatai Bergoth.
Họ: Veliidae
Bộ: Hemiptera
14


Đó là loài bọ xít nhỏ có vạch trên lưng có nhiều trên ruộng nước. Con trưởng
thành vai rộng có thể có cánh hoặc không có cánh. Loại không có cánh thì không có
vạch đen và vạch trắng ở cổ và cánh trước. Thân hình nhỏ và bàn chân trước chỉ có 1
đốt do đó có thể phân biệt được với các loài bọ xít khác, có cơ thể rất nhỏ, sinh sống
trên mặt nước. Cả con trưởng thành và con ấu trùng đều săn lùng và “ăn thịt” rầy cám
khi chúng rớt xuống mặt nước. Mỗi con bọ xít có thể “ăn thịt” 5-7 con rầy cám mỗi
ngày.

Hình 2.6 Bọ xít nước ăn thịt
2.2.6 Ong kí sinh trứng rầy
Có nhiều loài như Anagrus optabilis, A. flaveolus, Oligosita naias, O. aesopi,

Gonatocerus spp... chúng là những loài ong rất nhỏ, sống dưới tán lúa, trên đồng ruộng
mắt thường khó phát hiện. Tùy theo lòai mà chúng có mầu vàng đậm, mầu nâu đỏ, đỏ
nhạt, mầu vàng xanh...Chúng bay khắp ruộng lúa tìm kiếm ổ trứng của rầy nâu, rồi
dùng vòi dẫn trứng chích và đẻ trứng của chúng vào bên trong trứng của rầy nâu, làm
cho trứng của rầy nâu bị “ung” không nở ra rầy cám được. Một ngày một con ong có
thể tiêu diệt 2 - 8 trứng rầy, cá biệt có loài diệt tới 15 - 30 trứng rầy.
2.2.7 Nấm gây bệnh rầy nâu
Gồm một số loài như Hirsutella citriformis, Beauveria bassiana, Metarhizium
anisopliae... là những lòai nấm khi xâm nhập vào con rầy nâu, chúng phân hủy “thịt”
con rầy thành thức ăn cho chúng. Những lòai nấm này có lúc đã đến 90 – 95 % rầy nâu
trên ruộng lúa.
15


Sử dụng nấm gây bệnh trên côn trùng có thể dự phòng để thay thế cho việc sử
dụng thuốc hóa học. Nấm có khả năng tấn công tất cả các giai đoạn phát triển của côn
trùng và có thể xâm nhiễm côn trùng kiểu miệng chích hút, trong khi virút và vi khuẩn
không thể xâm nhiễm được. Hai loại nấm được sử dụng nhiều nhất là Metarhizium
anisopliae và Beauveria bassiana.

Hình 2.7 Nấm tua
2.3 Hiện tượng tái phát rầy nâu
2.3.2 Nghiên cứu trong nước
Tái phát quần thể sâu hại là hiện tượng mà ngay sau khi phun thuốc hóa học trừ
một loài sâu hại nào đó, mật độ quần thể của loài đó giảm đi rõ rệt nhưng chỉ sau một
thời gian ngắn, loài sâu hại đó lại phát sinh một đợt mới với mật độ cao hơn và gây hại
nghiêm trọng hơn đợt trước. Để trừ đợt sâu hại mới phát sinh, nông dân phải tăng liều
lượng và số lần phun thuốc hóa học. Làm như vậy dẫn đến tình trạng tái phát quần thể
sâu hại ngày càng gia tăng về cường độ và tần suất (Dutcher, 1984).
Hậu quả của sự tái phát bao gồm: Gia tăng thiệt hại mùa vụ và mất mát năng

suất (Dutcher và ctv, 1984; Braun và ctv, 1989), phá vỡ cân bằng sinh học, gia tăng chi
phí thuốc BVTV (Horton và ctv, 2005) và trong điều kiện mùa vụ liên tục sẽ làm gia
tăng mức độ phong phú của dịch hại cho mùa vụ tiếp theo.
Tại Việt Nam việc dùng thuốc hóa học trừ sâu trên lúa cũng gây hiện tượng tái
phát quần thể của rầy nâu. Một số các kết quả nghiên cứu cho thấy tại ruộng phun
thuốc Decis xảy ra hiện tượng cháy rầy sớm hơn khoảng một tháng so với các ruộng
16


×