Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA 4 LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA OM4900 TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN MUỘN 2008 – 2009 TẠI XÃ TÂN HIỆP HUYỆN HÓC MÔN, TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
[\

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA 4 LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG
LÚA OM4900 TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN MUỘN
2008 – 2009 TẠI XÃ TÂN HIỆP HUYỆN
HÓC MÔN, TP. HỒ CHÍ MINH

SVTH: TRẦN QUỐC BỀN
NGÀNH: NÔNG HỌC
NIÊN KHÓA 2005 – 2009

Tháng 08/2009


SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA 4 LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH
TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNGLÚA
OM 4900 TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN MUỘN 2008 - 2009
TẠI XÃ TÂN HIỆP HUYỆN HÓC MÔN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

TRẦN QUỐC BỀN

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư nông nghiệp
ngành Nông Học



Giáo viên hướng dẫn
ThS. CAO XUÂN TÀI

Tháng 08/2009
i


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa
Nông Học đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học
tập tại trường.
Quý thầy cô khoa Nông Học đã tận tình dạy bảo những kiến thức quý báu trong
suốt quá trình học tập.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc:
Th.S Cao Xuân Tài, đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Ban lãnh đạo công ty cổ phần Hóc Môn thành phố Hồ chí Minh đã giúp đỡ, tạo
điều kiện tốt cho em hoàn thành tốt đề tài.
Xin cảm ơn tất cả các bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt qua trình học
tập và thực hiện đề tài.
Thành kính ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của ba mẹ, và sự động viên to lớn
của gia đình trong suốt thời gian qua.

Tp. HCM, tháng 08 năm 2009
Sinh viên thực hiện

Trần Quốc Bền

ii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “So sánh ảnh hưởng của 4 loại phân bón lá đến sinh trưởng
phát triển và năng suất trên giống lúa OM4900 tại xã Tân Hiệp huyện Hóc Môn Tp.
HCM vụ ĐX muộn 2008 - 2009”
Thí nghiệm nhằm xác định loại phân bón lá thích hợp cho giống lúa OM4900
cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, thí nghiệm được tiến hành tại xã Tân Hiệp,
Huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh, từ ngày 19/01/2009 đến 30/04/2009. Thí
nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố với 3 lần
lập lại và 4 nghiệm thức sử dụng phân bón lá gồm: HVP801, SF900, BIOMASS, Đầu
Trâu 701 và 1 nghiệm thức đối chứng không sử dụng phân bón lá.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Việc sử dụng phân bón lá đã làm tăng diện tích lá, trọng lượng chất khô, số hạt
chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt của giống lúa OM4900.
Các nghiệm thức sử dụng phân bón lá có năng suất cao hơn nghiệm thức đối
chứng không sử dụng phân bón lá. Trong đó, sử dụng phân bón lá Đầu Trâu 701 đạt
năng suất cao nhất là 5,04 tấn/ha, kế đến là nghiệm thức 3 sử dụng phân bón lá SF900
đạt năng suất 4,90 tấn/ha. Nghiệm thức đối chứng không sử dụng phân bón lá có năng
suất thấp nhất là 4,10 tấn/ ha.
Sử dụng phân bón lá cho lợi nhuận cao hơn không sử dụng phân bón lá, lợi
nhuận biến động từ 575.000 (đồng/ha) đến 3.356.400 (đồng/ha). Trong đó, sử dụng
phân bón lá đầu trâu 701 có lợi nhuận cao nhất là 3.356.400 (đồng/ha), kế đến là sử
dụng phân bón lá SF900 đạt lợi nhuận 2.898.400 (đồng/ha), lợi nhuận thấp nhất là
nghiệm thức sử dụng phân bón lá HVP801 đạt 575.000 (đồng/ha).

iii


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii 
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii 
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv 
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii 
DANH SÁCH CÁC HÌNH.......................................................................................... viii 
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ ix 
Chương 1. GIỚI THIỆU .................................................................................................1 
1.1  Đặt vấn đề.............................................................................................................1 
1.2  Mục đích yêu cầu..................................................................................................2 
1.2.1 Mục đích .........................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ..........................................................................................................2
1.3  Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................2 
1.4  Giới hạn đề tài ......................................................................................................2 
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................3 
2.1 Vài nét về nguồn gốc, phân loại và đặc điểm thực vật học của cây lúa................3 
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại..................................................................................3 
2.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây lúa.................................................................4 
2.2 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới.......................................................................5 
2.3  Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam................................................................6 
2.4  Vai trò của phân bón đối với năng suất lúa ..........................................................7 
2.5  Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới ............................................................8 
2.6  Nhu cầu phân bón đối với cây lúa ở Việt Nam đến năm 2010 ............................9 
2.7  Sơ lược về phân bón lá.......................................................................................10 
2.7.1. Cơ chế hấp thu .............................................................................................11 
2.7.2 Ưu điểm của việc dử dụng phân bón lá.........................................................11 
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................12 
iv



3.1  Thời gian và địa điểm thí nghiệm.......................................................................12 
3.2  Điều kiện nơi tiến hành thí nghiệm....................................................................12 
3.3  Vật liệu nghiên cứu và phương pháp thí nghiệm...............................................13 
3.3.1. Vật liệu nghiên cứu......................................................................................13 
3.3.1.2. Phân bón lá SF 900 ...................................................................................15 
3.3.1.3. Phân bón lá BIOMASS.............................................................................15 
3.3.1.4. Phân bón lá Đầu Trâu 701 ........................................................................16 
3.3.2. Phương pháp thí nghiệm .............................................................................17 
3.3.2.2 Quản lý và chăm sóc..................................................................................18 
3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.................................................................20 
3.4.1. Các chỉ tiêu nông học ..................................................................................20 
3.4.2. Chỉ tiêu sinh lý.............................................................................................20 
3.4.3. Chỉ tiêu sâu bệnh hại ...................................................................................20 
3.4.5. Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ......................21 
3.4.6 Hiệu quả kinh tế và bội thu năng suất của phân bón lá ................................21 
3.5. Xử lý số liệu .......................................................................................................21 
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ...........................................................................23 
4.1  Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao ........................................................23 
4.1.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây...........................................................23 
4.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ................................................................24 
4.1  Động thái và tốc độ đẻ nhánh.............................................................................25 
4.2.1. Động thái đẻ nhánh ......................................................................................25 
4.2.2. Tốc độ đẻ nhánh...........................................................................................26 
4.2  Chỉ số diện tích lá (LAI).....................................................................................26 
4.3  Động thái tích luỹ chất khô ................................................................................28 
4.4  Tình hình sâu bệnh .............................................................................................29 
4.5.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số bông .......................................30 
4.5.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chiều dài bông. ...........................30 
4.5.3.Ảnh hưởng của phân bón lá đến số hạt. .......................................................31 

4.5.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến trọng lượng 1000 hạt..................31 
v


4.5.5. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất ....................................31 
4.5.5.1. Năng suất lý thuyết...................................................................................31 
4.5.5.2 Năng suất thực tế của các nghiệm thức thí nghiệm...................................32 
4.6  Hiệu quả kinh tế và bội thu năng suất của phân bón lá......................................33 
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.........................................................................36 
5.1  Kết luận ..............................................................................................................36 
5.2  Đề nghị ...............................................................................................................37 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................38 
PHỤ LỤC ......................................................................................................................40 

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Viết tắt/ký hiệu

Viết đầy đủ/ý nghĩa

1

ĐC

Đối chứng

2


NSC

Ngày sau cấy

3

NSLT

Năng suất lý thuyết

4

NSTT

Năng suất hạt thực thu

5

LAI

Leaf area index: chỉ số diện tích lá

6

FAO

Food and Agriculture Origanzation of the

United Nations (Cơ quan Lương Nông Liên Hợp Quốc)
7


NT

Nghiệm thức

8

CV

Coefficient of Variation: hệ số biến thiên

9

REP

Lần lập lại

10

TCN

Trước công nguyên

11

NXB

Nhà xuất bản

vii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1 Toàn cảnh khu thí nghiệm ............................................................................ 45
Hình 2 Khoảng cách giữa các REP............................................................................ 45
Hình 3 Nghiệm thức không sử dụng phân bón lá ...................................................... 46
Hình 4 Nghiệm thức sử dụng phân bón lá HVP801 .................................................. 46
Hình 5 Nghiệm thức sử dụng phân bón lá SF900 ..................................................... 47
Hình 6 Nghiệm thức sử dụng phân bón lá BIOMAS ............................................... 47
Hình 7 Nghiệm thức sử dụng phân bón lá Đầu Trâu 701.......................................... 48
Hình 8 Rầy nâu gây hại trên thí nghiệm .................................................................... 48

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp sản lượng lúa Thế giới và Châu lục giai đoạn 2001 - 2005................... 6
Bảng 3.1. Số liệu khí tượng từ tháng 01- 04 năm 2009 ở vùng Nam Bộ............................ 12
Bảng 4.1 Động thái tăng trưởng chiều cao của giống lúa OM4900 qua các nghiệm thức. . 23
Bảng 4.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao của giống lúa OM 4900 qua các nghiệm thức thí
nghiệm........................................................................................................................................ 24
Bảng 4.3 Động thái đẻ nhánh................................................................................................... 25
Bảng 4.4 Tốc độ đẻ nhánh........................................................................................................ 26
Bảng 4.5 Chỉ số diện tích lá của giống lúa OM4900 qua các nghiệm thức .......................... 27
Bảng 4.6 Động thái tích lũy chất khô của giống lúa OM4900 qua các nghiệm thức........... 28
Bảng 4.7 Kết quả thống kê của các nghiệm thức thí nghiệm................................................. 30
Bảng 4.8 So sánh tổng thu nhập của các loại phân bón lá (đồng/ha) .................................... 33
Bảng 4.9 Lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của giống lúa OM4900 qua các nghiệm thức. ..... 34
Bảng 4.10 Hiệu quả kinh tế và bội thu năng suất của các nghiệm thức thí nghiệm............. 35

Bảng 4.11 Hiệu quả lợi nhuận của việc sử dụng phân bón lá. ............................................... 35

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây.........................................................42
Biểu đồ 4.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây .............................................................43
Biểu đồ 4.3 Động thái đẻ nhánh các nghiệm thức thí nghiệm......................................43
Biểu đồ 4.4 Tốc độ đẻ nhánh các nghiệm thức thí nghiệm...........................................43
Biểu đồ 4.5 Chỉ số diện tích lá của các nghiệm thức thí nghiệm..................................44
Biểu đồ 4.6 Động thái tích luỹ chất khô của các nghiệm thức thí nghiệm ...................44

x


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây lúa là cây lương thực truyền thống được trồng chính ở nhiều nước trên thế
giới, ngày nay cây lúa được trồng ở Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Đại Dương và đặc biệt
là ở Châu Á, nơi sản xuất và tiêu thụ hơn 90% lúa gạo thế giới. Nằm ở Đông Nam bán
đảo Đông Dương, Việt Nam là một nước nông nghiệp lâu đời với trên 70% dân số làm
nông nghiệp, chiếm 32,5% thu nhập quốc dân. Cây lúa là một trong những cây trồng
chính của nền nông nghiệp nước ta, từ một nước thiếu lương thực giờ đây Việt Nam đã
trở thành nước sản xuất gạo thứ 2 trên thế giới.
Để đạt được những kết quả đó, ngoài những chính sách đẩy mạnh phát triển
kinh tế nông nghiệp của Đảng và Nhà nước như chính sách khuyến nông, cơ giới hóa
nông nghiệp, phát triển thủy lợi, trong thâm canh lúa còn các chương trình phát triển

các giống lúa đặc biệt là giống lúa cao sản, lúa ngắn ngày, lúa lai. Các giống lúa mới
này đòi hỏi quy trình chăm sóc nghiêm ngặt trong quá trình canh tác, đặc biệt là bón
phân là rất quan trọng vì đa số những giống này có sức sinh trưởng ngắn đòi hỏi phải
bón đúng loại phân, đủ lượng và đúng thời điểm.
Từ lâu nhân dân ta đã có câu “người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Bón phân đã
là một trong những yếu tố chính làm tăng năng suất cây trồng để nuôi sống nhân loại
trên thế giới. Tính nhu cầu phân bón cho cây trồng là dựa trên cơ sở đặc điểm của đất
đai, đặc điểm của cây trồng để tính số lượng phân cần cung cấp làm cho cây trồng có
thể đạt được năng suất tối ưu (Năng suất cao nhưng hiệu quả kinh tế cũng cao).
Từ trước đến nay, người nông dân chỉ quan tâm đến việc sử dụng các loại phân
hỗn hợp như NPK hay Urea với số lượng lớn vào đất mà chưa quen sử dụng một loại
phân bón lá trực tiếp cho cây trồng. Điều này làm ảnh hưởng đến kết quả thu hoạch
của cây trồng cũng như có thể làm ô nhiễm đất.

1


Phân bón lá có nhiều ưu điểm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng năng
suất, tăng khả năng: Chịu hạn, chịu rét, chịu sâu bệnh, ít gây tác động tới môi trường.
Phân bón lá được coi là một tiến bộ kỹ thuật sử dụng ngày càng nhiều trên thế giới.
Huyện Hóc Môn là 1 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nông
nghiệp chủ yếu là trồng lúa, nhưng năng suất chưa cao. Do việc đầu tư phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật và các tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa cao. Với mục đích xác định loại
phân bón lá thích hợp cho địa phương, được sự chấp thuận của khoa Nông Học trường
Đại học Nông Lâm Tp. HCM đề tài “So sánh ảnh hưởng của 4 loại phân bón lá đến
sinh trưởng phát triển và năng suất trên giống lúa OM4900 tại xã Tân Hiệp huyện Hóc
Môn Tp. HCM vụ ĐX muộn 2008 - 2009” được thực hiện.
1.2 Mục đích yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Lựa chọn loại phân bón lá có tác dụng làm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế

đối với giống lúa OM4900 trên vùng đất ở xã Tân Hiệp huyện Hóc Môn Tp. HCM.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sự sinh trưởng, phát triển và
năng suất của giống lúa OM4900 để làm cơ sở cho việc lựa chọn loại phân bón lá thích
hợp đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
1.3 Ý nghĩa thực tiễn
Qua kết quả thí nghiệm của đề tài chọn ra loại phân bón lá phù hợp với giống
lúa OM4900 và điều kiện sản xuất tại địa phương để khuyến cáo áp dụng rộng rãi
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất.
1.4 Giới hạn đề tài
Do hạn chế về thời gian, kinh phí nên không phân tích đất và đề tài chỉ theo dõi
ảnh hưởng của 4 loại phân bón lá đến giống OM4900 vụ Đông Xuân muộn năm 2008 2009 tại xã Tân Hiệp huyện Hóc Môn Tp. HCM.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Vài nét về nguồn gốc, phân loại và đặc điểm thực vật học của cây lúa
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại
Nguồn gốc
Lúa nước nguồn gốc từ Châu Á và Châu Phi được trồng tới 90% diện tích ở
Châu Á (FAO, 1996) và đã được Alexandre đại đế nhập vào Châu Âu vào thời điểm
300 năm trước công nguyên. Lúa nước là loài cốc có năng suất cao nhất, có loại hạt
dài (indica), loại hạt bầu ngắn (japonica).
Tổ tiên của lúa châu Á O. sativa là một loại lúa hoang phổ biến (Oryza
rufipogon) dường như có nguồn gốc tại khu vực xung quanh chân núi Himalaya, với
O. sativa thứ indica ở phía Ấn Độ và O. sativa thứ japonica ở phía Trung Quốc. Hiện
nay đây là giống lúa chính được gieo trồng làm cây lương thực trên khắp thế giới.
Nhiều giả thuyết khác nhau về nơi đầu tiên tiến hành việc gieo trồng hay thuần hoá

giống lúa này.
Lúa châu Phi đã được gieo trồng trong khoảng 3.500 năm. Trong khoảng thời
gian từ 1500 TCN đến 800 TCN thì O. glaberrima đã lan rộng từ trung tâm xuất phát
của nó là lưu vực châu thổ sông Niger và mở rộng tới Sénégal. Tuy nhiên, nó không bao
giờ phát triển xa khỏi khu vực nguồn gốc của nó. Việc gieo trồng loài lúa này thậm chí
còn suy giảm do các giống châu Á, có thể đã được những người Ả Rập từ bờ biển phía
Đông đem tới Châu Phi đại lục trong thời gian khoảng từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 11.
Tóm lại, cây lúa trồng bắt nguồn từ cây lúa hoang dại. Tổ tiên xa là một cây lúa
dại lâu năm sống cả ở Châu Á và Châu Phi. Ở Châu Á qua các hình thái lúa dại hàng
năm như O.rufypogon, O.nivara, O.fatua mà con người đã thuần hóa và tuyển chọn nó
trở thành cây lúa Châu Á Oryza sativa. Còn ở Châu Phi cũng qua các hình thái lúa dại
hàng năm mà con người đã thuần hóa và tuyển chọn nó trở thành cây lúa trồng Châu
Phi Oryza glaberrima.
3


Phân loại
¾ Giới: Plantae (thực vật).
¾ Ngành: Manoliphyta (thực vật hạt kín).
¾ Lớp: Liliopsida (lớp thực vật một lá mầm).
¾ Bộ: Cyperales (cỏ).
¾ Họ: Poaceae (hoà bản).
¾ Chi:Oryza
Có hơn 28 loài hoang dại đã được định danh, có tổng nhiễn sắc thể là từ 24 - 48
n. Năm 1963, các nhà di truyền học đã công nhận còn 19 loài, trong đó có loài Oryza
sativa và Oryza glaberrima là hai loài lúa trồng còn lại là lúa dại, phổ biến nhất là loài
Oryza sativa, còn Oryza glaberrima chỉ chiếm diện tích nhỏ ở Tây Phi và có năng suất
thấp. Riêng loài Oryza sativa còn có 2 loài phụ là loài phụ Indica, loài phụ Japonica
và một số loài trung gian của hai loài này là Javanica hay Japonica nhiệt đới, lúa trồng
nước ta thuộc loài này.

2.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây lúa
Rễ lúa
Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm gồm có: Rễ mộng là rễ ra đầu tiên và sau đó là các
rễ phụ. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm,
rễ đã già có màu đen.
Rễ có tác dụng giúp cho việc hút nước, chất dinh dưỡng và vận chuyển lên phía
trên. Ngoài ra rễ còn giúp cho cây đứng vững trong đất.
Thân
Thân lúa hình tròn như ống, phía trong rỗng, trên thân gồm có nhiều mắt và
lóng. Trước thời kỳ lúa trổ, thân lúa được bao bọc bởi bẹ lá. Tổng số mắt trên thân
chính bằng số lá trên thân cộng thêm 2. Chỉ vài lóng ở ngọn dài ra, số còn lại ngắn và
dày đặc. Lóng trên cũng dài nhất. Một lóng dài hơn 5 mm được xem là lóng dài. Số
lóng dài từ 3 - 8 lóng. Theo giải phẫu ngang lóng, lóng có một khoảng trống lớn gọi là
xoang lỏi.
Cây lúa có thể đẻ nhánh khi có 4 - 5 lá thật. Ở ruộng lúa cấy, sau khi bén rễ hồi
xanh cây lúa bắt đầu đẻ nhánh. Lúa kết thúc đẻ nhánh vào thời kỳ làm đốt, làm đòng.

4


Từ cây mẹ đẻ ra nhánh con (cấp 1), nhánh cấp 1 đẻ nhánh cấp 2, nhánh cấp 2 đẻ nhánh
cấp 3. Những nhánh hình thành vào giai đoạn cuối thường là nhánh vô hiệu.
Thân giữ cho cây đứng vững, vận chuyển và dự trữ nước, muối khoáng được
thân vận chuyển lên lá để thực hiện chức năng quang hợp và các sản phẩm đồng hóa
chuyển đi các bộ phận khác đều phải qua thân. Thân dự trữ đường, bột cho bông phát
dục ở thời kỳ sau.

Lá lúa điển hình gồm: bẹ lá, phiến lá, lá thìa và tai lá.
+ Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân.
+ Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá ( trừ lá thứ hai).

+ Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác.
+ Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm
Lá được hình thành từ các mầm lá ở mắt thân. Lá sinh trưởng dài ra bắt đầu từ
đầu lá rồi đến phiến lá, sau đó mới đến bẹ lá dài ra. Tốc độ ra lá thay đổi theo thời gian
sinh trưởng và điều kiện ngoại cảnh.
Số lá trên cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, thời vụ cấy, biện pháp bón phân và
quả trình chăm sóc. Lá ở thời kỳ nào thường quyết định đến sinh trưởng của cây trong
thời kỳ đó. Ba lá cuối cùng thường liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến thời kỳ làm
đòng và hình thành hạt.
Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, đảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ
lá (nhất là lá đòng), lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.
Bông lúa
Bông lúa là loại hoa chùm gồm có: trục bông, nhánh (gié cấp 1), chẽn (gié cấp
2) và hoa. Thường mỗi mắt là một nhánh, mọc xen kẻ nhau, chỉ có mắt ở gốc bông
mới có thể có 2 đến 3 mắt mọc chung nhau. Bông lúa dài hay ngắn tùy thuộc vào điều
kiện ngoại cảnh và tùy theo giống, trung bình 20 - 25 cm.
2.2 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 2001 - 2005: Có 114 nước trồng lúa và phân
bố ở tất cả các Châu lục trên thế giới. Trong đó, Châu Phi có 41 nước trồng lúa, Châu
Á - 30 nước, Bắc Trung Mỹ - 14 nước, Nam Mỹ - 13 nước, Châu Âu - 11 nước và
Châu Đại Dương - 5 nước (Nguồn: FAO, 2006).
5


Diện tích lúa biến động và đạt khoảng 152.000 triệu ha, năng suất lúa bình quân
xấp sỉ 4,0 tấn/ha. Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất 44.790 triệu ha, ngược
lại Jamaica là nước có diện tích trồng lúa thấp nhất 24 ha.
Năng suất lúa cao nhất đạt 9,45 tấn/ha tại Australia và thấp nhất là 0,9 tấn/ha tại
IRAQ.
Bảng 2.1: Tổng hợp sản lượng lúa Thế giới và Châu lục giai đoạn 2001 - 2005.

Đơn vị tính: Triệu tấn
Thế giới, Châu lục

2001

2002

2003

2004

2005

- Toàn Thế giới

597.981

569.035

584.272

606.268

618.441

+ Châu á

544.630

515.255


530.736

546.919

559.349

+ Châu Âu

3.650

3.210

2.260

2.468

2.340

+ Châu Đại Dương

1.164

1.218

1.457

1.574

1.344


+ Nam Mỹ

19.784

19.601

19.973

23.726

24.020

+ Bắc,Trung Mỹ

12.260

12.195

11.623

12.816

12.537

+ Châu Phi

16.493

17.556


18.223

18.765

18.851

(Nguồn: FAO, 2006).
2.3 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Nghề trồng lúa ở Việt Nam có lịch sử lâu đời nhất so với nghề trồng lúa ở các
nước châu Á. Theo các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Cây lúa đã
có mặt từ 3000 - 2000 năm trước công nguyên. Tổ tiên chúng ta đã thuần hóa cây lúa
dại thành cây lúa trồng và đã phát triển nghề trồng lúa đạt được những tiến bộ như
ngày nay.
Năng suất lúa bình quân cả nứơc năm 2004 đạt 4,86 tấn/ha, tăng 1,68 tấn/ha
(55,8%) so với năm 1990. Thời kỳ năm 1990 - 2000, tốc độ tăng năng suất lúa bình
quân 2,5%/năm, đạt 5,5%/năm trong những năm 2001 - 2004.
Sản lượng lúa năm 2004 đạt 36,1 triệu tấn, tăng 16,9 triệu tấn (88%) so với năm 1990,
bình quân mỗi năm tăng gần 1,2 triệu tấn. Thời kỳ 1990 - 2000 tốc độ tăng sản lượng
lúa bình quân 5,0%/năm và ở mức 3,6%/năm trong thời kỳ năm 2001 - 2004.
6


Sản lượng lúa tăng 88% thời kỳ 1990 - 2004, do năng suất tăng 56% và diện
tích tăng 27%. Hơn 70% sản lượng lúa của cả nước được sản xuất ở hai vùng Đồng
Bằng Sông Hồng và đồng bằng sông cửu long, trong đó, Đồng Bằng Sông Cửu Long
có ưu thế cả về năng xuất và xuất khẩu gạo. Sản lượng lúa toàn vùng đã tăng từ 8,9
triệu tấn/năm 1990 lên 18,5 triệu tấn năm 2004.
Vụ Đông Xuân hiện chiếm trên 40% diện tích gieo trồng và gần 50% tổng sản
lượng lúa cả năm. Vụ Hè Thu tạo nên hệ thống 3 vụ lúa/năm từ vùng bắc trung bộ trở

vào, chiếm 30% tổng diện tích gieo trồng với 26,5% tổng sản lượng. Vụ mùa chiếm
gần 30% diện tích và 23% tổng sản lượng lúa cá năm.
Nhìn chung sản xuất lúa gạo ở Việt Nam điều trong tình trạng manh mún, nhỏ
bé; lao động phần nhiều là thủ công, năng suất thấp, việc cơ giới hoá và ứng dụng
khoa hoc, công nghệ mới cũng như các kỹ thuật tiên tiến vào các công đoạn sản xuất
rất khó khăn.
Đơn vị sản xuất chủ yếu là hộ gia đình chưa được tổ chưc theo quy hoạch dẫn
đến tình trạng nhiều lại giống khác nhau được gieo trồng trên cùng một khu vực, một
khoảng ruộng, hậu quả là chủng loại sản phẩm không đồng nhất, chất lượng không ổn
định.
2.4 Vai trò của phân bón đối với năng suất lúa
Từ ngày có kỹ nghệ phân hoá học ra đời, năng suất cây trồng trên thế giới cũng
như ở nước ta ngày càng được tăng lên rõ rệt. Ví dụ chỉ tính từ năm 1960 đến 1997,
năng suất và sản lượng lúa trên thế giới đã thay đổi theo tỷ lệ thuận với số lượng phân
hoá học đã được sử dụng (NPK, trung, vi lượng) bón cho lúa. Trong những thập kỷ
cuối thế kỷ 20 (từ 1960 - 1997), diện tích trồng lúa toàn thế giới chỉ tăng có 23,6%
nhưng năng suất lúa đã tăng 108% và sản lượng lúa tăng lên 164,4%, tương ứng với
mức sử dụng phân hoá học tăng lên là 242%. Nhờ vậy đã góp phần vào việc ổn định
lương thực trên thế giới.
Ở nước ta, do chiến tranh kéo dài, công nghiệp sản xuất phân hoá học phát
triển rất chậm và thiết bị còn rất lạc hậu. Chỉ đến sau ngày đất nước được hoàn toàn
giải phóng, nông dân mới có điều kiện sử dụng phân hoá học bón cho cây trồng ngày
một nhiều hơn. Ví dụ năm 1974 - 1976 bình quân lượng phân hoá học (NPK) bón cho
1 ha canh tác mới chỉ có 43,3 kg/ha. Năm 1993 - 1994 sau khi cánh cửa sản xuất nông
7


nghiệp được mở rộng, lượng phân hoá học do nông dân sử dụng đã tăng lên đến 279
kg/ha canh tác. Số lượng phân hoá học bón vào đã trở thành nhân tố quyết định làm
tăng năng suất và sản lượng cây trồng lên rất rõ, đặc biệt là cây lúa. Rõ ràng năng suất

cây trồng phụ thuộc rất chặt chẽ với lượng phân hoá học bón vào. Tuy nhiên không
phải cứ bón nhiều phân hoá học thì năng suất cây trồng cứ tăng lên mãi. Cây cối cũng
như con người phải được nuôi đủ chất, đúng cách và cân bằng dinh dưỡng thì cây mới
tốt, năng suất mới cao và ổn định được. Vì vậy phân chuyên dùng ra đời là để giúp
người trồng cây sử dụng phân bón được tiện lợi hơn.
2.5 Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới
Nhiều nước không có công nghệ sản xuất phân bón, nhưng ngoại tệ lại có hạn
nên việc sử dụng phân khoáng ở các nước có sự chênh lệch khá lớn. Sự chênh lệch này
không phải do tính chất đất đai khác nhau quyết định mà chủ yếu là do điều kiện tài
chánh cũng như trình độ hiểu biết về khoa học dinh dưỡng cho cây trồng quyết định.
Còn trong các nước phát triển mức độ sử dụng phân khoáng khác nhau là do họ sử
dụng cây trồng khác nhau, điều kiện khí hậu khác nhau, cơ cấu cây trồng khác nhau và
họ cũng sử dụng các chủng loại phân khác nhau để bón bổ sung. Các số liệu khảo sát
cho thấy, bình quân các nước châu Á sử dụng phân khoáng nhiều hơn bình quân thế
giới. Tuy nhiên, Ấn Độ (nước có khí hậu nóng) lại dùng phân khoáng ít hơn bình quân
toàn châu Á. Trong lúc đó Trung Quốc và Nhật lại sử dụng phân khoáng nhiều hơn
bình quân toàn châu Á. Hà Lan là nước sử dụng phân khoáng nhiều nhất. Tuy nhiên
lượng phân chủ yếu bón nhiều cho đồng cỏ, rau và hoa để thu sản lượng chất xanh cao.
Việt Nam được coi là nước sử dụng nhiều phân khoáng trong số các nước ở Đông
Nam Á, số liệu tham khảo năm 1999 như sau:
- Việt Nam: Bình quân 241,82 kg NPK/ha
- Malaysia: Bình quân 192,60 kg NPK/ha
- Thái Lan: Bình quân 95,83 kg NPK/ha
- Philippin: Bình quân 65,62 kg NPK/ha
- Indonesia: Bình quân 63,0 kg NPK/ha
- Myanma: Bình quân 14,93 kg NPK/ha
- Lào: Bình quân 4,50 kg NPK/ha
- Campuchia: Bình quân 1,49 kg NPK/ha
8



Theo số liệu ghi nhận được ở trên cho thấy Campuchia, Lào và Myanma sử
dụng phân khoáng ít nhất, đặc biệt là Campuchia. Có thể đó là thị trường xuất khẩu
phân bón của Việt Nam khá thuận lợi, nếu Việt Nam góp phần nâng cao kiến thức sử
dụng phân bón cho họ có kết quả.
2.6 Nhu cầu phân bón đối với cây lúa ở Việt Nam đến năm 2010
Tính nhu cầu phân bón cho cây trồng là dựa trên cơ sở đặc điểm của đất đai,
đặc điểm của cây trồng để tính số lượng phân cần cung cấp làm cho cây trồng có thể
đạt được năng suất tối ưu (Năng suất cao nhưng hiệu quả kinh tế cũng cao). Cho đến
năm 2010, ước tính tổng diện tích gieo trồng ở nước ta vào khoảng 12.285.500 ha,
trong đó cây có thời gian sinh trưởng hàng năm là 9.855.500 ha và cây lâu năm khoảng
2.431.000 ha (Theo số liệu của Vũ Năng Dũng, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp, 2002).
Nhu cầu phân bón cho lúa ở ĐBSCL ước tính hàng năm phải tiêu thụ hết
khoảng 400.000 tấn N, 180.000 tấn P2O5 và 120.000 tấn K2O, phần lớn lượng phân
trên phải nhập bằng ngoại tệ, chỉ một phần ít được sản xuất trong nước (Phan Sỹ Tân,
2005). Hiệu quả sử dụng phân bón hiện nay của nông dân vẫn còn ở mức rất thấp, nếu
tính trong cả nước hàng năm lượng phân đạm bị mất đi do quá trình bốc hơi, thẩm
thấu, rửa trôi vào khoảng 1,2 - 1,3 triệu tấn/tổng số 2 triệu tấn được bón vào đất
(Nguyễn Văn Bộ, 2002).
Để tạo được 1 tạ thóc cần 2 kg N; 0,7 - 0,9 kg P2O5 ; 3,2 kg K2O và 2kg Si. Vì
vậy, để đạt năng suất hạt 6 - 7 tấn/ ha/ vụ cần bón cho lúa số lượng phân bón như sau:
8 - 10 tấn phân chuồng, 100 - 120 kg N/ ha, 100 - 120 kg P2O5/ ha và 30 -60 kg K2O/
ha. Ở đất phù sa Sông Hồng, Sông Cửu Long, kali chưa phải là yếu tố hạn chế năng
suất. Đất phèn nặng, cần tăng phân lân lên 90 - 150 kg P2O5/ ha (Mai Văn Quyền,
1995).
Để thoả mãn nhu cầu phân bón cho các loại cây trồng trên các diện tích này,
đến năm 2010 ta cần có 2.100.000 tấn phân Urê, 300.000 tấn phân DAP, 3.000.000 tấn
phân NPK các loại, 1.400.000 tấn phân lân dạng super và nung chảy và 400.000 tấn
phân Kali (Nguyễn Văn Bộ, 2002). Dự kiến cho đến thời gian ấy ta có thể sản xuất

được khoảng 1.600.000 tấn phân Urê, 300.000 tấn phân DAP, 3.000.000 tấn phân
NPK và 1.400.000 tấn phân lân các loại. Số phân đạm và DAP sản xuất được là nhờ
9


vào kế hoạch nâng cấp nhà máy phân đạm Bắc Giang, xây dựng 2 cụm chế biến phân
đạm ở Bà Rịa - Vũng Tàu và ở Cà Mau mà có. Nếu được như vậy lúc đó ta chỉ còn
phải nhập thêm khoảng 500.000 tấn Urê và 300.000 tấn phân Kali nữa là tạm đủ. Chỉ
còn khoảng 6 năm nữa là đến năm 2010, tổng khối lượng phân các loại cần có là 7,1
triệu tấn, một khối lượng phân khá lớn, trong lúc đó, hiện nay (năm 2003) ta mới sản
xuất được khoảng 1,5 triệu tấn phân đạm và lân. Còn số lượng 1,2 triệu tấn phân NPK
có được là nhờ vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập.
Năm 2002, cả nước nhập khẩu 2.833.907 tấn phân các loại (Urê, DAP, Kali,
sunphát đạm). Nếu tính cả số phân nhập bằng con đường tiểu ngạch thì năm 2002 số
lượng phân nhập có khoảng 3 triệu tấn, nếu cộng thêm 1,5 triệu tấn sản xuất trong
nước thì vẫn còn cần thêm 2,6 triệu tấn phân các loại nữa mới đáp ứng được yêu cầu
sản xuất nông nghiệp. Công ty Phân bón Bình Điền đang chuẩn bị xây dựng thêm 1
nhà máy sản xuất phân bón ở tỉnh Long An với công suất 600.000 tấn phân NPK/năm,
lúc đó Công ty có thể cung cấp được khoảng 1/3 lượng phân NPK theo yêu cầu đặt ra.
Như vậy cho đến nay, số lượng phân hoá học dùng cho sản xuất nông nghiệp phần lớn
là dựa vào nhập khẩu. Nếu việc nâng cấp nhà máy phân đạm Bắc Giang cũng như việc
xây dựng 2 cụm chế biến phân đạm ở Bà Rịa - Vũng Tàu và Cà Mau thực hiện đúng
theo kế hoạch thì đến năm 2010 ta chỉ còn nhập khối lượng phân không nhiều lắm.
Ngược lại, nếu kế hoạch trên có trở ngại thì việc tiếp tục nhập phân hoá học với khối
lượng lớn là điều tất yếu. Tuy nhiên để việc sử dụng phân bón có hiệu quả, không có
dư lượng đạm quá mức cho phép, không gây ô nhiễm môi trường thì ngay bây giờ ta
phải trang bị cho người sản xuất những kiến thức khoa học cần thiết về tính chất 2 mặt
của phân bón, biết được nhu cầu phân bón của từng loại cây, từng giai đoạn sinh
trưởng của cây trên từng loại đất, từng mùa vụ để họ từ quản lý lấy nguồn tài nguyên
quí giá của họ mới có hiệu quả được.

2.7 Sơ lược về phân bón lá
Các loại phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng, có thể là những nguyên tố đa
lượng, trung lượng và vi lượng được hoà tan trong nước và phun lên lá để hấp thu.
Phân bón lá là một tiến bộ kỹ thuật được dùng nhiều trong thời gian gần đây,
tuy vậy bón phân qua lá không thể hoàn toàn thay thế được 100% bón qua đất.

10


Đây là một cách bón phân mới được phổ biến trong những năm gần đây. Bởi
vậy thông thường phân được bón vào đất và cây hấp thu dinh dưỡng qua rễ.
2.7.1 Cơ chế hấp thu
Là một bộ phận quan trọng của cây trồng chúng làm nhiệm vụ quang hợp cho
cây và hấp thu dinh dưỡng qua lá. Tất cả những quá trình này được tiến hành các cơ
quan có trên mặt lá và các lổ khí khổng, sự hấp thu chất dinh dưỡng vào lá là do sự
chênh lệch nồng độ dinh dưỡng giữa chất dinh dưỡng bên ngoài lá và chất dinh dưỡng
ở bên trong lá nhờ đó mà dinh dưỡng được hấp thu vào lá.
Khí khổng có kích thước trung bình 100µm2 (dài 7 – 10 µm, rộng 3 – 12 µm).
số lượng khá lớn có thể chiếm 1% diện tích lá. Lổ khí khổng phân bố cả bề mặt lá và
mặt dưới lá.
Số lượng khí khổng của từng loại cây rất khác nhau. Ví dụ: Số lượng lổ khí
khổng của lúa 47mm2 lá, mặt trên của lá lúa có 52, mặt dưới có 68. Ở cà chua là 142,
mặt trên có 12 mặt dưới 130, ở khoai tây là 210 mặt trên có 50 mặt dưới có 160. Đặc
biệt ở những cây thân gỗ, số lượng khí khổng rất lớn, từ 300 - 400, chúng đều được bố
trí ở mặt dưới của lá.
Điều đáng chú ý ở đây là muốn cho phân bón qua lá lại mang hiệu quả cao nhất
thì nó phải được phun lên bề mặt lá có nhiều lổ khí khổng nhất, ví dụ: Khi phun phân
bón lá cho lúa, ngô thì có thể phun đều 2 mặt lá, nhưng khi phun cho cà chua, khoai
tây thì phun lướt mặt trên còn tập trung vào mặt dưới. Còn khi phun cho một số cây
thân gỗ thì chỉ phun mặt dưới lá (Lê Văn Tri, 2003).

2.7.2 Ưu điểm của việc dử dụng phân bón lá
- Chất dinh dưỡng được cung cấp cho cây nhanh hơn bón gốc.
-

Hiệu suất sử dụng dinh dưỡng cao hơn.

-

Chi phí thấp hơn.

-

Ít ảnh hưởng đến môi trường và đất trồng.

-

Khi dùng phân bón lá cây lú khỏe hơn, cứng cáp hơn, chịu được sâu bệnh,
không làm chua đất như khi bón nhiều và liên tục phân bón hóa học vào đất.

-

Hạt thóc cũng nặng và chắc hơn.

11


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
− Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 01/2009 đến 04/2009.

− Địa điểm: Xã Tân Hiệp huyện Hóc Môn Tp. HCM
3.2 Điều kiện nơi tiến hành thí nghiệm
3.2.1 Điều kiện khí hậu
Số liệu khí tượng thủy văn được cung cấp bởi trạm khí tượng thủy văn Viện lúa
ĐBSCL.
Bảng 3.1. Số liệu khí tượng từ tháng 01- 04 năm 2009 ở vùng Nam Bộ
Nhiệt độ trung

Lượng

Ẩm độ

Số giờ nắng

Lượng bốc

bình (0C)

mưa (mm)

(%)

(giờ)

hơi (mm)

1

25,9


0

70

176

119

2

27,7

13

73

167

11

3

29,3

58

72

237


138

4

29,5

187

76

187

100

Trung bình

28,1

64,5

72,75

191,75

92

Tháng

(Nguồn: Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, Trạm Tân Sơn Nhất)
Qua bảng 3.1 cho thấy: Nhiệt độ tương đối ổn định qua các tháng, biến động từ 25,9

đến 29,5oC. Với nhiệt độ trung bình là 28,1oC.
Ẩm độ qua các tháng biến động từ 70 – 76%.
Lượng mưa trung bình giữa các tháng có sự chênh lệch nhiều, trong đó lượng
mưa cao nhất là ở tháng 4 (187 mm) và thấp nhất là tháng 1 (0 mm),
Lượng bốc hơi trung bình giữa các tháng cũng thấp.
Nhìn chung thời gian làm thí nghiệm tháng đầu tiên không mưa, nhưng tháng
cuối thì mưa nhiều, tăng qua các tháng làm lúa dể nhiểm sâu bệnh, lép lững, giảm
năng suất và gây khó khăn trong khi thu hoạch .
12


3.3 Vật liệu nghiên cứu và phương pháp thí nghiệm
3.3.1 Vật liệu nghiên cứu
Các loại phân bón lá dùng trong thí nghiệm: gồm 04 loại phân bón lá.
3.3.1.1 Phân bón lá HVP 801
Nơi cung cấp: công ty cổ phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Nông Nghiệp Tp. HCM, địa chỉ
02 Tăng Nhơn Phú, P Phước Long, Q9 Tp. HCM
− Thành phần
+ Total Nitrogen (N) w/v

>= 100g/lit

+ Available Phosphate (P2O5) w/v

>= 80g/lit

+ soluble Potash (K2O)w/v

>= 60g/lit


+ Iron total mg/lit (Fe)

>= 1000mg/lit

+ Magiesium mg/lit

>=1000mg/lit

+ Copper total (Cu)

>=450mg/lit

+ Zine-chelated, expressed as metal (Zn)

>= 540 mg/lit

+ Manganese – chelated, expressed as metal (Mn)

>= mg/lit

+ boron, fertinbor FB-48 (Bo)

>= 150mg/lit

+ Cobalt (Co)

>= 3mg/lit

+ Mo


>= 5mg/lit

+ Thiamine Monoitrate, Vitamin B1

>=150mg/lit

+

= 99,9%

Inert ingre dients

− Công dụng
+ Giúp cây sinh trưởng, phát triển nhanh, đâm chồi khoẻ, bộ rể phát triển
mạnh, kích thích ra hoa nhiều, tỉ lệ đậu quả cao, giảm rụng trái. Rau các loại phát triển
nhanh lá, trái củ, lá màu xanh non. Các loại đậu chắc, hạt nhiều trái. Lúa đẻ khoẻ cứng
cây, trổ nhanh và tập trung, tăng khả năng chịu phèn, hạn.
+ Hoa kiểng các loại phát triển tốt, hoa to, màu sắc đẹp và lâu tàn. Giúp hạt
giống nảy mầm mạnh và đều. Cành chiết nhanh ra rễ.
+ Bổ sung vi lượng cho cây trồng, làm cân đối dinh dưỡng giúp cây tăng sức
đề kháng đối với sâu bệnh và phèn hạn.

13


+ Tăng phẩm chất nông sản, phát huy ưu điểm của giống, nhất là nông sản khi
thu hoạch có màu sắc đẹp, hấp dẫn, tăng giá trị thương phẩm.
+ Tăng năng suất cây trồng từ 15 – 30%.
− Cách dùng
+ Lúa, bắp: pha 1/400 (pha 20cc hoặc 1,5 nắp trắng/8lít nước (1 nắp 15cc))

+ Lúa phun 3 lần: Lần 1: 7 – 15 ngày sau khi sạ cấy,lần 2: Lúc lúa bắt đầu làm
đòng, lần 3: Lúc bất đầu trổ để kích thích trổ nhanh.
+ Bắp: Phun 3 lần: Lần 1: Khi có 3 – 4 lá, lần 2: Khi có hoa kèn, lần 3: Khi đã
thụ phấn xong. Phun 4 bình 8 lít cho 1000m2.
+ Cây ăn quả: pha 1/400 (20cc hoặc 1,5 nắp trắng/8 lit nước) phun đều trên lá
trước khi trổ hoa và sau khi đậu trái non. Mỗi lần phun cách nhau 7 - 10 ngày. Ngưng
phun lúc cây trổ hoa.
+ Các lại đậu: pha 1/400 (20cc hoặc 1,5 nắp trắng/8 lít nước). Đậu phộng phun
3 lần, lần 1: Sau khi nảy mầm 10 ngày, lần 2: Sau khi nảy mầm 25 ngày, lần 3: 45
ngày sau khi nảy mầm. đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ phun 10 ngày 1 lần trước
khi có 2 – 3 lá đến trước khi ra hoa, ngưng phun lúc đậu dang ra hoa, tiếp tục phun khi
đậu trái non để đậu to, ít lép.
+ Rau cải, củ: Khi cây còn nhỏ pha 1/ 800 (10cc hoặc 2/3 nắp trắng/8 lít nước),
khi cây lớn pha 1/500 - 1/600 (hay 15 – 16cc cho 8 lít nước) phun đều trên lá. Mỗi lần
phun cách nhau 7 - 10 ngày, dùng 4 bình 8 lít cho 1000 m2.
+ Hoa kiểng các loại: pha 1/8000 (10cc hoặc 2/3 nắp trắng/8 lít nước) phun đều
trên lá không nên phun trực tiếp vào hoa. Mỗi lần phun cách nhau 10 - 15 ngày. Các
loại hoa ngắn ngày (3 tháng): Phun 3 lần, lần cuối trước khi ra hoa.
− Lưu ý
+ Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát
+ Lắc đều trước khi dùng
+ Không độc cho người, gia súc và môi trường
+ Bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo.
+ Có thể pha chung với thuốc trừ sâu.
+ Tuyệt đối không phun quá nồng độ hướng dẫn.
14


×