Email marketing, viết sao
cho tốt?
Để viết được một bức email hồn chỉnh và có giá trị,
những người làm marketing thực sự phải đầu tư rất
nhiều cơng sức và trí lực, và đặc biệt, khơng nên phạm
các sai lầm như những email sau đây.
Có bao giờ bạn băn khoăn tự hỏi điều gì tạo nên một email
triển vọng? Là phần nội dung hay hình thức? Trên thực tế,
một bức email đạt yêu cầu phải chứa cả nội dung thú vị và
hình thức vừa mắt, bởi chẳng ai lại để tâm một lời đề nghị vớ
vẩn, cũng như chẳng có ai coi một bức thư có kết cấu lộn xộn
là tốt cả.
Do đó, việc viết email marketing địi hỏi marketer phải nỗ
lực gấp đơi để xử lí phần nội dung sao cho phù hợp nhưng
vẫn giữ được kết cấu hợp lý.
Để giúp bạn hiểu kĩ hơn về công việc này, hãy cùng xem qua
3 ví dụ về email marketing với sự giúp đỡ của người thiết kế
trải nghiệm người dùng Jessica Ivins:
1, The Container Store
Điều bạn bắt gặp đầu tiên khi đọc email của The Container
Store là lời chào hàng về giải pháp để sắp xếp đồ đạc cho trẻ
nhỏ. Câu trả lời cho câu hỏi: “ Mình có thể sắp xếp thứ gì vào
trong đó?” chắc chắn sẽ xuất hiện trong đầu bất cứ khách
hàng nào khi xem email có các hình ảnh về sản phẩm này.
Với những người yêu thích sản phẩm của The Container
Store, họ sẽ dễ dàng liên lạc với công ty qua đường dẫn tới
trang web của cửa hàng ở bên trên, đối với những người chưa
thực sự tin tưởng, một số hình ảnh về sản phẩm quả thực sẽ
làm họ hài lòng.
“Tơi đã xem đi xem lại hình ảnh và nhãn hiệu của sản phẩm
qua giao diện của email” Jessica nhận xét. “Dù vậy, tôi vẫn
thấy rằng 2 khẩu hiệu Easy as ABC và Happpy Organization
Home Sale có quá nhiều chi tiết, chỉ thống đi qua trí óc
người đọc một phần bởi màu sắc, kiểu chữ và trang trí thiếu
trau chuốt của chúng”.
The Container Store nên thay đổi lại giao diện sang một
phiên bản đơn giản hơn ở phần đầu để gia tăng được tỉ lệ
click đến trang web cửa hàng.
2, ASPCA
Là một tổ chức phi lợi nhuận, phương châm hoạt động của
ASPCA khác biệt hơn rất nhiều so với những cửa hàng bán
lẻ khác, dù vậy, họ cũng cùng chia sẻ mục tiêu của mình là
thuyết phục người đọc hành động. Phần mở đầu của email
nói về lợi ích của vác xin, chủ đề chính mà người viết đề cập
đến.
Để dễ thuyết phục người đọc hơn nữa, họ trích thêm phần hỏi
đáp với những câu trả lời thích đáng cho câu hỏi :” Vác Xin
giúp gì cho thú ni của chúng ta?” Phần link khám phá phía
bên phải sẽ hoàn thiện thêm phần trải nghiệm của người
dùng.
“Phần trình bày khá đẹp và gọn ghẽ, khá dễ để đọc lướt qua”
Jessica trả lời. Dẫu vậy, sẽ là bất khả thi nếu bạn đang tìm
kiếm một bức thư mang tính cá nhân hay thân thiện từ
ASPCA. “Giọng điệu trong bức thư q khơ khan và lạnh
lùng, nó khơng hề thân thiện hay mang tính tương tác cao. tơi
khơng hề hi vọng một sự thay đổi từ người viết, nhưng giọng
điệu ấy có thể sẽ cản trở bước tiến từ chiến lược content và
thương hiệu của họ”
3, House of Bespoke:
Khác với 2 ví dụ trước, email của House of Bespoke khá
ngắn, bạn thực sự không phải kéo chuột để xem hết bức thư
điện tử của họ. Dù vậy, House of Bespoke vẫn giúp chúng ta
hiểu ra tại sao người dùng nên subcribe trang chủ của họ.
Trong bức email, House of Bespoke gợi ý về mòn quà tặng
trong ngày của cha cùng một vài lựa chọn về trang phục đi
kèm nhằm giúp người đọc chọn được mẫu vải phù hợp.
Nhưng có phải cứ ngắn là tốt? “ Trong ba mẫu email trên, tôi
thấy dường như email này còn khá dang dở, cột bên phải(
vùng màu đen) dường như khác biệt và không ăn khớp với
phần còn lại như bị chắp nối vào. Cả phần mẫu chữ của bức
email dường như không được đả động đến. Lựa chon phông
nền quá đơn điệu và không hề có sự khéo léo trong thiết kế
logo.
Jessica cũng nhận xét thêm về phần call to action của bức
thư: “Phần nội dung không năng động, như một quy luật tất
yếu, bạn cần phải cung cấp đủ thông tin và hồn cảnh cho
người đọc để họ có thể dễ dàng tiến tới bước tiếp theo. Bức
email có ảnh của một người đàn ông mặc vest không làm
người đọc liên tưởng tới thứ mà cửa hàng cung cấp”.
House of Bespoke nên thử nghiệm giữa nội dung dài và ngắn
để tìm kiếm cách thức trình bày mang lại hiệu quả cao nhất.