Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm ba bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa động vật và người tại huyện Mường La tỉnh Sơn La (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

PHÙNG THỊ LAN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM BA BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRUYỀN
LÂY GIỮA ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI TẠI HUYỆN
MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn nuôi thú y

Khóa học:

2013 - 2017

THÁI NGUYÊN – 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------

PHÙNG THỊ LAN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM BA BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRUYỀN
LÂY GIỮA ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI TẠI HUYỆN
MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Lớp:

K45 – TY – N01

Khoa:

Chăn nuôi thú y

Khóa học:


2013 - 2017

Giảng viên hướng dẫn:

GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan

THÁI NGUYÊN – 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này trước hết em xin gửi lời cảm
ơn tới toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã
truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và bổ ích trong những năm học
vừa qua.
Em xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo GS.TS. Nguyễn Thị Kim
Lan, cô giáo ThS. Đỗ Thị Lan Phương đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn
em thực hiện đề tài và hoàn thiện Khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú
y, Trạm Thú y huyện Mường La, đã giúp đỡ em hoàn thành Khóa luận thực
tập tốt nghiệp này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và
động viên em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập
tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa
vào kiến thức đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên Khóa luận không tránh
được sai sót. Kính mong được sự góp ý, nhận xét của quý thầy cô để giúp cho
kiến thức của em ngày càng hoàn thiện và có nhiều kinh nghiệm bổ ích cho
công việc sau này.

Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2017

Sinh viên

Phùng Thị Lan


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Thực trạng tập quán chăn nuôi và sinh hoạt của người dân ........... 32
ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La ....................................................................... 32
Bảng 3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn ... 34
tại huyện Mường La ........................................................................................ 34
Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae theo
tuổi lợn ............................................................................................................ 35
Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae theo
giống lợn.......................................................................................................... 37
Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn ... 39
theo phương thức chăn nuôi ............................................................................ 39
Bảng 3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun bao ở lợn tại huyện Mường La ...... 40
Bảng 3.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò tại huyện
Mường La ........................................................................................................ 42



iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

F:

Fasciola

g:

gam

XN:

Xét nghiệm

Cs:

Cộng sự

Nxb:

Nhà xuất bản

T.solium:

Taenia solium

mm:


milimet

TT:

Thị trấn

KCTG:

Kí chủ trung gian

KCCC:

Kí chủ cuối cùng

C. cellulosae:

Cysticercus cellulosae


iv

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ..................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................... 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5
1.1.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của ấu trùng Cysticercus cellulosae,
giun bao ở lợn và sán lá gan ở trâu, bò ............................................................. 5
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh do ấu trùng
Cysticercus cellulosae, bệnh giun bao ở lợn và bệnh sán lá gan trâu, bò ....... 20
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 20
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 23
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................... 25
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 25
2.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 25
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh ấu trùng Cysticercus
cellulosae lợn ở một số xã của huyện Mường La, tỉnh Sơn La ....................... 26
2.3.2. Nghiên cứu bệnh gạo ở lợn ................................................................... 26


v

2.3.3. Nghiên cứu bệnh giun xoắn trên lợn ở huyện Mường La, tỉnh
Sơn La ............................................................................................................. 26
2.3.4. Nghiên cứu bệnh sán lá gan trên trâu, bò ở huyện Mường La, tỉnh
Sơn La ............................................................................................................. 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 27
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh ấu trùng
Cysticercus cellulosae, bệnh giun bao ở lợn và bệnh sán lá gan trâu, bò tại
một số xã của huyện Mường La, tỉnh Sơn La ................................................. 27

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun bao ở lợn tại một số xã
của huyện Mường La, tỉnh Sơn La.................................................................. 29
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu tỷ lệ nhiễm sán lá gan trâu, bò tại một số
xã của huyện Mường La, tỉnh Sơn La ............................................................. 30
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 31
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 32
3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh ấu trùng Cysticercus
cellulos ae ở lợn tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La........................................ 32
3.1.1. Điều tra về tập quán chăn nuôi lợn và sinh hoạt của người dân ở
huyện Mường La, tỉnh Sơn La .......................................................................... 32
3.1.2. Tình hình nhiễm bệnh ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn tại
huyện Mường La, tỉnh Sơn La ........................................................................ 33
3.2. Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun bao ở lợn tại huyện Mường La, tỉnh
Sơn La ............................................................................................................. 40
3.3. Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò tại huyện Mường La,
tỉnh Sơn La ...................................................................................................... 42
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................... 46
4.1. Kết luận ................................................................................................... 46
4.1.1. Về bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra ở lợn ..................... 46


vi

4.1.2. Về tình hình nhiễm bệnh giun bao ở lợn tại huyện Mường La............. 46
4.1.3. Về tình hình nhiễm bệnh sán lá gan trâu, bò ở huyện Mường La,
tỉnh Sơn La ...................................................................................................... 47
4.2. Đề nghị ..................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 48



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, tình trạng gia tăng các bệnh truyền lây giữa động vật và
người đã gây ra những tác động lớn, làm thiệt hại nặng cho người chăn nuôi,
ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Đã có hơn 200 bệnh lây truyền từ động vật sang người được mô tả.
Nguy cơ các bệnh lây truyền từ động vật sang người xảy ra khi có sự tiếp xúc
của con người với động vật, qua sự phơi nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp với
động vật, sản phẩm từ động vật và môi trường sống của chúng.
Cả động vật nuôi và động vật hoang dã đều có thể là ổ chứa tác nhân
gây bệnh của những bệnh này. Những bệnh ký sinh trùng truyền lây từ động
vật sang người bao gồm từ bệnh ở thể nhẹ (như bệnh do giun H. contortus)
đến gây tử vong (như bệnh giun xoắn Trichinella spiralis, bệnh gạo lợn, bệnh
sán lá gan lớn…).
Bệnh gạo lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosae của sán dây trưởng
thành Taenia solium gây ra là một bệnh truyền lây giữa người và động vật.
Sán dây Taenia solium là mối đe dọa không chỉ đối với lợn mà còn là mối đe
dọa lớn đối với con người. Tỷ lệ người nhiễm sán dây T. solium ở các nước
trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển ở Châu Phi, Nam Mỹ và
Châu Á khá cao (3 - 24%) (Barton Behriesh và cs, 2012). Ngoài bệnh do sán
dây trưởng thành T. solium ký sinh ở ruột non, người còn bị bệnh do ấu trùng
của nó (Cysticercus cellulosae) gây ra. Trong vòng đời của sán dây T. solium
cần hai ký chủ: người là ký chủ cuối cùng, lợn là ký chủ trung gian. Tuy
nhiên, sự nguy hiểm lại thể hiện ở việc con người có thể nhiễm trứng sán dây
và bị bệnh ấu trùng Cysticercus cellulosae ký sinh ở nhiều vị trí khác nhau
trong cơ thể: cơ, mắt, tim, não… Nguy hiểm nhất là Neurocysticercosis - một



2

căn bệnh gây tỷ lệ tử vong cao ở người do ấu trùng sán dây T. solium ký sinh
ở não gây ra. Người bị bệnh thường đau đầu dữ dội, suy nhược thần kinh
nhanh chóng, chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa, thị lực giảm, trí nhớ giảm
sút, co giật, rối loạn cảm giác, tê liệt, hôn mê và chết.
Bệnh giun xoắn giun bao (giun xoắn) là một bệnh ký sinh trùng nguy
hiểm truyền lây từ động vật (chuột, lợn) sang người. Ở nước ta, tháng 2/1967
có 27 người ăn thịt lợn tái, 21 người mắc bệnh, 3 người chết; tháng 6/1968 có
133 người ăn, 68 người mắc bệnh, 4 người chết; năm 1970 có 62 người ăn, 34
người mắc bệnh, 4 người chết; năm 2001 ở Điện Biên có 23 người mắc bệnh,
4 người chết; năm 2004 tại Tuần Giáo, Lai Châu có 20 người mắc; tháng
6/2008 tại bản Làng Chếu - Bắc Yên (Sơn La) có 23 người mắc, 2 người chết.
Mặc dù tỷ lệ nhiễm thấp nhưng bệnh rất nguy hiểm vì khi bệnh truyền lây từ
chuột và lợn sang người thì gây tỷ lệ tử vong ở người rất cao.
Theo kết quả xét nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương
năm 2008, tại 12 bản của 3 xã thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã có
58/735 mẫu lợn dương tính với bệnh giun bao. Hiện nay Bệnh giun bao đang
có chiều hướng gia tăng và thực sự là mối nguy hiểm lớn cho con người và
vật nuôi.
Bệnh sán lá gan lớn là một trong các bệnh ký sinh trùng truyền lây từ
súc vật nhai lại sang người. Nhiều ý kiến cho rằng, bệnh sán lá gan lớn khó
kiểm soát triệt để vì mầm bệnh luôn tồn tại trong môi trường, trong đàn gia
súc nhai lại nuôi và đàn súc vật hoang dã mắc bệnh hoặc mang căn bệnh....
Trong mô hình cơ cấu bệnh tật hiện nay, bệnh ký sinh trùng nói chung
và bệnh sán lá gan lớn nói riêng đang gia tăng đáng kể trên người tại nhiều
vùng, lãnh thổ trên thế giới cũng như Việt Nam. Để giải quyết bệnh sán lá gan
lớn ở người, cần thiết nhận định tình hình dịch tễ và yếu tố nguy cơ, mà trong



3

đó phải kể đến nguyên nhân tác động của khí hậu toàn cầu làm thay đổi sinh
thái của ốc - vật chủ trung gian truyền bệnh sán lá gan lớn.
Với những đặc điểm rất đặc trưng của vùng, tỉnh Sơn La có nhiều khó
khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, sự che phủ của diện tích rừng
núi rộng lớn, có chung đường biên giới với Lào, trình độ dân trí thấp, tập
quán sinh hoạt và sản xuất lạc hậu, … là các điều kiện thuận lợi dẫn đến nguy
cơ bùng phát các bệnh truyền lây từ động vật sang người rất cao. Đồng thời,
cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu để có các giải pháp kiểm soát
bệnh truyền lây từ động vật sang người ở khu vực Tây Bắc Việt Nam.
Cho đến nay, ở nước ta vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về biện
pháp phòng chống bệnh gạo lợn ,bệnh giun bao ở lợn, vì vậy cũng chưa kiểm
soát được bệnh, là mối nguy hiểm thường trực cho con người.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên, chúng tôi tiến hành đề tài "Nghiên
cứu tỷ lệ nhiễm ba bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa động vật và người tại
huyện Mường La, tỉnh Sơn La”
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae, tỷ lệ nhiễm
giun bao ở lợn và tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở trâu, bò tại một số xã của
huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ
bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae, bệnh giun bao ở lợn và bệnh sán lá
gan trâu, bò tại số xã của huyện Mường La, tỉnh Sơn La, có một số đóng góp
mới cho khoa học.


4


3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi
lợn áp dụng biện pháp phòng trị bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae,
bệnh giun bao ở lợn và bệnh sán lá gan ở trâu, bò, nhằm hạn chế tỷ lệ gia súc
mắc bệnh, đồng thời giảm nguy cơ nhiễm bệnh sang người, đảm bảo sức
khỏe cộng đồng.


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của ấu trùng Cysticercus cellulosae, giun
bao ở lợn và sán lá gan ở trâu, bò
 Đặc điểm hình thái, cấu tạo của ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn
- Đặc điểm hình thái:
Ấu trùng Cysticercus cellulosae là một hạt nước hình cầu hay hình bầu
dục, dài 6 - 10 mm, rộng 5 - 10 mm, chứa đầy nước. Trên có mặt một điểm
trắng đục, bằng hạt gạo, đó chính là đầu sán tụt vào.
Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2001) [20] : Ấu trùng Cysticercus
cellulosae ký sinh ở não, mắt, cơ lưỡi, cơ mông, cơ liên sườn, cơ tim của lợn
và người. Ấu trùng có cấu tạo dạng bọc mầu trắng, giống hạt gạo nếp, đường
kính từ 8 - 10 mm, bên ngoài là tổ chức liên kết dầy, bên trong chứa dịch thể
trong suốt và một đầu sán màu trắng. Cấu tạo như đầu sán dây trưởng thành.
Do ấu trùng Cysticercus cellulosae ký sinh ở cơ, não, tim của lợn. Sán
dây trưởng thành là Taenia solium ký sinh ở ruột non người. Ngoài lợn còn
thấy gạo (ấu trùng) ở người. Lợn là ký chủ trung gian. Người vừa là vật chủ
trung gian vừa là vật chủ cuối cùng vì ấu trùng ký sinh ở các cơ và não của

người. (Bùi Quý Huy, (2006)) [7]
- Sức đề kháng của ấu trùng:
Ấu trùng sán dây lợn do có vỏ bọc nên có sức tồn tại cao. Ở thịt lợn
chưa nấu chín, có vắt chanh, ấu trùng vẫn tồn tại nguyên vẹn. Những biện
pháp điều trị nhằm làm vôi hóa ấu trùng nói chung đều không có tác dụng
(Nguyễn Văn Đề và cs, (1998)) [3]. Những hóa chất có tác dụng diệt khuẩn,
nếu được dùng với nồng độ cao có tác dụng diệt ấu trùng sán lợn tốt. Phạm


6

Hoàng Thế đã thí nghiệm tiêm các dung dịch ancol hoặc iod vào bọc ấu trùng
thấy có tác dụng diệt ấu trùng nhanh.
Ấu trùng có sức đề kháng cao ở nhiệt độ thấp và có sức đề kháng yếu ở
nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ 50 – 60oC, ấu trùng sán dây chết sau 1giờ.
Theo Zirintunda G., Ekou J. (2015) : Ấu trùng sán dây lợn có thể sống hơn
70 ngày ở nhiệt độ từ 1 - 4oC, nhưng lại bị diệt trong 5 ngày ở nhiệt độ từ 5oC đến - 8oC (thịt ướp lạnh có thể diệt được gạo)
 Đặc điểm hình thái, cấu tạo của giun bao ở lợn
Giun tròn Trichinella spiralis có thân hình rất nhỏ. Cơ thể giun chia
thành 2 phần. Phần trước nhỏ, phần sau to hơn một chút. Phần trước là thực
quản, gồm các tế bào xếp hình chuỗi hạt, chiếm tới ⅓ chiều dài cơ thể.
- Giun đực trưởng thành dài 1,4 - 1,6 mm, rộng 0,06 mm. Không có gai giao
hợp, chỉ có hai gai chồi ở cuối thân. Lỗ bài tiết ở giữa 2 gai chồi
- Giun cái dài 3 - 4 mm, rộng 0,06 mm. Âm hộ ở khoảng 1/5 phía trước thân.
Hậu môn ở tận cùng đuôi.
Giun cái đẻ ra ấu trùng. Mỗi giun cái có thể đẻ từ 1000 - 1500, có khi
6000 - 10.000 trứng.
Ấu trùng mới đẻ có kích thước 0,08 - 0,12 x 0,005 - 0,006 mm. ấu
trùng cuộn hình xoáy ốc trong tổ chức cơ, bọc bởi màng bao tạo thành kén.
Vì vậy giun xoắn còn có tên gọi là giun bao.

- Kén của ấu trùng giun bao màu trắng, gồm hai lớp, hình bầu dục nếu
ở lợn, loài gặm nhấm, chó; hình tròn nếu ở cáo, gấu, mèo … Vì vậy kén của
giun bao trong tổ chức cơ có nguồn gốc từ vật chủ, chứ không phải nguồn gốc
từ ký sinh trùng.
Đặc điểm hình thái, cấu tạo của sán lá gan ở trâu, bò
Sán lá F. gigantica và F. hepatica có màu đỏ nâu. Trong đó, F. gigantica
là loài sán lá phổ biến ở nước ta. Loài sán này có chiều dài từ 25 - 75 mm,


7

rộng từ 3 - 12 mm, hình lá, u lồi hình nón của đầu là phần tiếp theo của thân,
vì vậy sán không có ‘‘vai’’. Hai rìa bên thân sán song song với nhau, có hai
giác bám: giác bụng và giác miệng. Giác miệng ở đầu sán thông với hầu, thực
quản, ruột gồm hai manh tràng phân thành nhiều nhánh nhỏ. Giác bụng tròn,
lớn hơn giác miệng và ở gần giác miệng. Trứng sán F. gigantica màu vàng
nâu, hình bầu dục, phình rộng ở giữa, thon dần về hai đầu, đầu hơi nhỏ có nắp
trứng, trứng dài 0,13 - 0,18 mm, rộng 0,06 - 0,1 mm.
Loài F. hepatica có đầu lồi và nhô ra phía trước làm cho sán có ‘‘vai’’.
Sán dài 18 - 51 mm, rộng 4 - 13 mm, phần đầu hình nón dài 3 - 4 mm, chứa
cả hai giác bám, giác bụng lớn hơn giác miệng. Hai rìa bên thân sán không
song song với nhau mà phình ra ở chỗ vai rồi thon lại ở cuối thân. Cấu tạo
bên trong của F. hepatica giống F. gigantica. Trứng sán có hình thái, màu sắc
tương tự trứng của loài F. gigantica, dài 0,13 - 0,15 mm; rộng 0,07 - 0,09 mm.

Hình 1.1 Hai loài sán F. gigantica và F. hepatica
A - Fasciola hepatica
B - Fasciola gigantica
Cũng như nhiều loài sán lá khác, sán lá gan lưỡng tính, có thể thụ tinh
chéo hoặc tự thụ tinh. Sán có giác miệng và giác bụng, giác bụng không nối

với cơ quan tiêu hoá. Sán không có hệ hô hấp, tuần hoàn và cơ quan thị giác


8

(ở giai đoạn mao ấu có dấu vết sắc tố mắt). Hệ sinh dục rất phát triển với cả
bộ phận sinh dục đực và cái trong cùng một sán. Tử cung sán chứa đầy trứng.
Hệ bài tiết gồm 1 - 2 ống bài tiết chạy dọc cơ thể. Từ ống bài tiết có
nhiều nhánh nhỏ chạy ra hai bên và tận cùng là tế bào ngọn lửa. Các ống này
tập trung dịch bài tiết vào túi dự trữ ở cuối thân và đổ ra ngoài qua lỗ bài tiết.
Hệ thần kinh kém phát triển, gồm hai hạch não nằm ở hai bên, nối với
nhau bằng vòng dây thần kinh. Từ đó có ba đôi dây thần kinh đi về phía trước
và phía sau thân, những dây này nối với nhau bằng nhiều dây nhỏ. Cơ quan
cảm giác bị tiêu giảm.
Hệ sinh dục của sán phát triển mạnh, có bộ phận sinh dục đực và cái
trên cùng một cơ thể. Bộ phận sinh dục đực gồm hai tinh hoàn phân nhánh
mạnh, xếp trên dưới nhau ở phần sau cơ thể. Mỗi tinh hoàn thông với ống dẫn
tinh riêng rồi đổ vào túi sinh dục. Phần cuối của túi sinh dục được kitin hóa,
gọi là cirrus, có chức năng như dương vật. Buồng trứng phân nhánh ở phía
trước tinh hoàn. Tử cung sán chứa đầy trứng, uốn khúc thành hình hoa ở giữa
ống dẫn noãn hoàng và giác bụng. Tuyến noãn hoàng xếp dọc 2 bên thân và
phân nhánh.
1.1.2.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae, bệnh giun
bao ở lợn và bệnh sán lá gan trâu, bò
 Đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae
Trên thế giới có khoảng 2,5 triệu người mắc bệnh do ấu trùng
Cysticercus cellulosae, bệnh gặp khắp nơi trên thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh phụ
thuộc vào thói quen ăn nhất là ở những nơi có tập tục ăn thịt lợn sống, chưa
nấu chín. Việc quản lý phân thải chưa tốt như sử dụng các loại hố xí không
hợp vệ sinh, nuôi lợn thả rông. Ngoài ra, chưa có chế độ quy định về kiểm tra

an toàn thực phẩm chặt chẽ cũng làm bệnh có thể lưu hành. Ở châu Mỹ La
tinh tỷ lệ nhiễm từ 0,2 - 2,7%, châu Á từ 3,9 - 38%, châu Phi từ 0,13 - 8,6%,


9

các nước theo đạo Hồi ở vùng Bắc Phi, Do Thái giáo thì hiếm gặp hơn. Tại
Việt Nam, theo điều tra của Viện Sốt Rét KST - CT TW, tỷ lệ nhiễm ấu trùng
Cysticercus cellulosae vùng đồng bằng từ 0,5 - 2%, vùng trung du và miền
núi là 3,8 - 6%.
 Đặc điểm dịch tễ bệnh do giun bao ở lợn
* Phân bố :
Bệnh giun bao thấy ở khắp nơi trên thế giới, với những mức độ khác nhau.
Bệnh của những động vật có giun bao có thể chia thành ổ dịch thiên
nhiên (chủ yếu là những động vật hoang dại có giun bao) và ổ dịch gần người
(chủ yếu là những động vật chăn nuôi). Bệnh giun bao ở người liên quan chủ
yếu tới ổ dịch giun bao ở các động vật chăn nuôi, hiếm khi liên quan tới ổ
dịch giun bao ở các động vật hoang dại.
Theo dẫn liệu của Phạm Văn Thân (2005) [26]: ở Châu Âu, Đức là
nước có tỷ lệ giun bao nặng nhất (có tới 0,05 % số lợn nhiễm giun bao) sau đó
do tích cực phòng bệnh mà tỷ lệ này giảm xuống 0,014 %. Ở Bungari, tỷ lệ
lợn nhiễm giun bao tới 3,24%, ở Rumani là 0,1 %.
Ở Mỹ, 0,093% lợn bị nhiễm giun bao có nơi như Boston tỷ lệ nhiễm ở
lợn tới 5%, ở Chicago tới 8 - 27%. Ở Châu Mỹ bệnh thường xảy ra đối với
người ở Nam Mỹ và Trung Mỹ. Ở Châu Phi, bệnh giun bao lợn thấy ở
Angeri, Ai Cập và Đông Phi.
Ở Châu Á, bệnh có ở Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin, Lào, Việt Nam
Ở Châu Úc, bệnh có ở Úc, quần đảo Ha - oai. Theo thông báo của tổ
chức Y tế thế giới, tháng 3 năm 2001, dịch giun bao đã sảy ra tại Italia, làm
hàng nghìn người mắc bệnh, 50% số lợn điều tra trong đợt dịch này bị nhiễm

giun bao.
* Con đường truyền bệnh :
- Qua thức ăn: Ăn thịt động vật có ấu trùng (ấu trùng có thể sống trong
thịt gia súc chết 2 - 4 tháng)
- Động vật nhiễm do ăn phân của động vật
- Do ăn phải côn trùng mang mầm bệnh


10

- Truyền qua bào thai
- Người mắc bệnh do ăn thịt động vật mắc giun bao chưa nấu chín : thịt
tái, nem chua, nem lạp, giăm bông, thịt hun khói.
* Vòng tuần hoàn căn bệnh :
- Năm 1860, theo Zenker vòng tuần hoàn của bệnh là : Chuột → Lợn
→ Người.
- Năm 1962, theo Kozal : có 49 loài mắc.
* Tình hình mắc giun bao:
- Trên thế giới xảy ra ở Bắc cực và Châu Phi ước tính có khoảng 11
triệu người mắc và tỷ lệ chết: 0,2 %. Có 43/198 nước thấy vật nuôi (Lợn)
nhiễm Có 66/198 nước thấy thú rừng nhiễm. Gần đây bệnh đã có ở các nước
Châu Âu : Serbia, Croatia, Rumani, Bungari, Ireland Tại châu Á: 22/45 nước
có bệnh như Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản.
 Đặc điểm dịch tễ của bệnh sán lá gan trâu, bò
Bệnh sán lá gan là bệnh chung của hầu hết các loài thú đặc biệt là loài
nhai lại, kể cả người. Trâu, bò bị nhiễm bệnh nặng hơn và ở tất cả các lứa
tuổi. Bê, nghé non bị bội nhiễm sẽ phát bệnh ở thể cấp tỉnh. Trong điều kiện
sinh thái ở nước ta, đàn trâu, bò thường bị nhiễm sán lá gan quanh năm. Bởi
vì thời tiết ấm áp và ẩm ướt trên mặt đất làm cho ốc ký chủ phát triển mạnh từ
đó làm môi giới truyền bào ấu cho trâu, bò suốt 12 tháng trong năm. Nhìn

chung tất cả các trâu, bò nhập nội đều mắc bệnh sán lá gan, kể cả bò sữa.
Trâu, bò nhiễm sán khi gặp điều kiện không thuận lợi vào vụ đông và đầu vụ
xuân (làm việc nặng, thời tiêt lạnh, thiếu thức ăn xanh) sẽ phát bệnh hàng loạt
rồi chết, đôi khi tưởng là một bệnh truyền nhiễm.
1.2.1.2. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh
 Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh do ấu trùng Cysticercus
cellulosae (bệnh gạo lợn)


11

- Bệnh lý:
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2001) [20]: Khi lợn mắc bệnh gạo có triệu
chứng không điển hình, khi mổ khám mới thấy những tổn thương bệnh lý.
Nếu gạo ở não thì con vật bị co giật, sùi bọt mép giống như cơn động ở người.
Mổ khám lợn bị bệnh thường thấy ấu trùng ký sinh ở tổ chức cơ vân, chèn ép
các mao mạch gây trở ngại tuần hoàn, chèn ép thần kinh gây bại liệt. Ấu trùng
cũng gây ra các ổ viêm xơ hóa ở các tổ chức nội quan của vật chủ. Ấu trùng
“gạo lợn” tạo ra các kén trong cơ, gây tắc mao mạch, chèn ép vào thần kinh
vận động, làm liệt từng bộ phận của cơ thể, đặc biệt khi ấu trùng ký sinh ở
não vật chủ làm con vật có triệu chứng thần kinh. Ấu trùng có thể có ở nhiều
vị trí khác nhau trong cơ thể, nhưng nhiều nhất là ở bắp thịt, cơ lưỡi, cổ, vai,
mông, cơ liên sườn, cơ tim, cơ hoành cách mô.
- Lâm sàng:
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [14], Phạm Sỹ Lăng và cs
(2001) [12] : Lợn bị bệnh có triệu chứng không rõ rệt và thay đổi theo chỗ ký
sinh của gạo, nếu ở lưỡi có thể thấy liệt lưỡi và hàm dưới, nếu ở cơ chân thì
thấy con vật đi lại khó khăn, nếu ở não thì thấy triệu chứng thần kinh, nếu
nhiễm nhiều và toàn thân thì có triệu chứng viêm ruột và viêm gan, sau đó
viêm hệ cơ toàn thân. Lúc này con vật lờ đờ, thở dốc, không ăn, đi ỉa, gầy rạc

dần rồi chết. Triệu chứng bệnh phụ thuộc rất nhiều vào số lượng ấu trùng và
vị trí chúng ký sinh trong cơ thể lợn:
- Số lượng ấu trùng ít: Lợn bệnh có triệu chứng không rõ, không điển
hình. Người chăn nuôi chỉ thấy lợn xù lông, chậm lớn, đôi khi hay nghiến
răng, lợn vẫn ăn uống bình thường.
- Số lượng ấu trùng nhiều: Bệnh phát triển ngay từ những ngày đầu
nhiễm ấu trùng sán với các triệu chứng như:


12

Giảm ăn, tính mẫn cảm tăng, dễ bị kích thích, sốt 41 - 41,7oC, niêm
mạc mắt, miệng… đỏ tấy. Một số lợn ỉa lỏng trong 7 - 10 ngày, các biểu hiện
trên dần dần mất đi nhưng lợn ăn kém. Sau 1 tháng, do xuất hiện các ổ viêm
trong cơ vân và trong các cơ quan nội tạng nên lợn đứng lên, nằm xuống khó
khăn và rất ngại đi lại. Các dấu hiệu khác như thở khó, nhai khó, nuốt khó bắt
đầu xuất hiện và ngày một nặng dần khiến lợn thường xuyên rên rỉ.
Nếu ấu trùng Cysticercus cellulosae ký sinh trong não, trong mắt, còn
thấy lợn đi lại mất thăng bằng, có những cơn động kinh, co giật, mờ mắt hoặc
mù mắt. Bệnh kéo dài 1 - 2 tháng, phần lớn lợn bị còi cọc, gầy yếu hoặc chết
vì suy nhược và rối loạn chức năng các cơ quan.
+ Triệu chứng lâm sàng ở người:
Theo Bùi Quý Huy (2006) [7]: Bệnh ấu trùng sán dây (gạo) ở người có
triệu chứng rõ rệt, kéo dài từ vài tuần đến vài năm sau khi bị nhiễm sán.
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [13] cho biết: Nếu ấu trùng ở não người
thì chèn ép não, cản trở tuần hoàn máu, gây tụ máu, nếu ở mắt thì mờ mắt,
chảy nước mắt, có khi bị mù. Triệu chứng thường thấy là: Đau đầu dữ dội, bại
liệt, co giật, nôn mửa, rối loạn thị giác, suy nhược toàn thân. Nếu ấu trùng ở
cơ thì bệnh nhân bị mỏi và đau cơ, nếu gạo ở dưới da gây đau nhức rất khó chịu.
 Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh do ấu trùng giun bao

Ở giai đoạn ấu trùng đã phát triển thành giun trưởng thành thì ít gây tác
hại cho vật chủ.
Ở giai đoạn ấu trùng sẽ gây bệnh cho vật chủ do độc tố của chúng tiết ra.
Ở gia súc có các triệu chứng nôn mửa, gầy sút mhanh, ngứa ngáy, hay
cọ sát, đi lại khó khăn.
Ở người gây đau bụng , nôn mửa , ỉa chảy, gây phù (Mắt, đầu, 2 tay, 2
chân, toàn thân), gây đau cơ từng đợt làm con vật khó nhai, đi lại khó khăn.


13

Ngoài ra còn gây sốt cao ở kì đầu, kì sau sốt âm ỉ từng đợt, làm tăng bạch cầu
ái toan, tim đạp nhanh....
Qua theo dõi 63 bệnh nhân tại bệnh viện có: 95,5% bị đau cơ; 93,6% bị
sốt; 84,1% bị phù; 79,6% trường hợp bị ỉa chảy; tăng bạch cầu 79,6%, đau
bụng 50,7%, mỏi cơ 20,6%, nhức đầu 15,8% và nổi ban đỏ là 14,4%.
Bệnh tích: Cơ bị viêm; mầu thẫm, rắn, trương to, trong có ấu trùng, có
khi có bọc (có ấu trùng). Hoặc ấu trùng chết tạo thành ổ mủ, ổ Canxi.
Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh sán lá gan trâu, bò
Về bệnh lý, sán non trong quá trình di chuyển thường gây hiện tượng
tắc ống dẫn mật, tổn thương niêm mạc ruột non dẫn đến nhiễm khuẩn đường
tiêu hóa và ống dẫn mật. Sán trưởng thành sống trong ống dẫn mật và túi mật
di chuyển gây tổn thương cơ giới và gây viêm túi mật, viêm gan nhiễm khuẩn.
Sán trưởng thành cướp chất dinh dưỡng và ăn hồng cầu từ gan, mật để sống
và phát triển làm cho trâu, bò gầy còm và thiếu máu trầm trọng. Sán trưởng
thành trong quá trình ký sinh còn tiết ra độc tố tác động đến bộ máy tiêu hóa,
gây rối loạn tiêu hóa, rồi viêm ruột cấp tính và mãn tính làm ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe trâu, bò và dẫn đến tử vong do kiệt sức.
Vậy để nhận biết bệnh sán lá gan là khi trâu, bò bị bệnh thấy con vật
gầy còm, suy nhược thiếu máu, ỉa chảy kéo dài nhưng đôi khi lại thấy con vật

ỉa táo làm cho con vật mất dần khả năng lao tác và sinh sản. Nếu trâu, bò bị
bệnh ở thể cấp tính thấy con vật bỏ ăn, đầy chướng dạ cỏ sau đó ỉa chảy dữ
dội, phân lỏng xám có mùi tanh, niêm mạc nhợt nhạt nhất là ở niêm mạc mắt,
miệng, hậu môn. Trường hợp bệnh nặng, chỉ vài ngày sau súc vật bệnh nằm
bệt không đi lại được và có thể chết trong trường hợp mất nước, rối loạn điện
giải và kiệt sức. Hiện tượng này thường xảy ra ở bê nghé non dưới 6 tháng
tuổi. Khi trâu, bò nhiễm sán gây ỉa chảy cũng sẽ bị kế phát bệnh khác nhất là


14

bệnh truyền nhiễm. Trong thực tế các trường hợp kế phát xảy ra nhiều, khi mổ
trâu, bò chết mới phát hiện trâu bò bị nhiễm sán lá gan quá nặng.
1.2.1.3. Chẩn đoán bệnh
 Chẩn đoán bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae
Chẩn đoán bệnh gạo lợn không thể căn cứ vào triệu chứng lâm sàng vì
triệu chứng lâm sàng thường biểu hiện không rõ rệt, ngay cả khi con vật
nhiễm bệnh ở giai đoạn nặng. Vì vậy, để chẩn đoán được bệnh gạo lợn, cần
mổ khám con vật tìm ấu trùng sán ký sinh trong các tổ chức cơ, hoặc chẩn
đoán bằng phương pháp huyết thanh học.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [14], Phạm Sỹ Lăng và cs
(2009) [19] cho biết: Khi con vật còn sống, có thể tìm gạo ở lưỡi, mắt. Nếu
không thấy gạo ở những nơi đó thì khó chẩn đoán. Có thể chẩn đoán bằng
phương pháp miễn dịch học: lấy các đốt sán dây T. solium để chế kháng
nguyên, tiêm nội bì 0,2 ml. Sau khi tiêm 15 - 45 phút, nếu nơi tiêm sưng và
đỏ thì dương tính. Tuy nhiên, phương pháp này có độ chính xác thấp vì có thể
gây ra phản ứng dương tính chéo với một số ấu trùng sán dây khác như C.
tenuicollis… Có thể ứng dụng kỹ thuật ELISA phát hiện lợn bị gạo. Đối với
con vật chết: mổ khám, tìm gạo ở cơ đùi, cơ lưỡi và cơ tim.
Theo Bùi Quý Huy (2006) [7] phát hiện dễ dàng “gạo” ở lợn khi rạch

lưỡi dao vào các thớ cơ, đặc biệt là cơ tim. Ở người, cũng có thể tìm thấy gạo
qua chụp X quang hoặc chụp cắt lớp. Chẩn đoán có độ tin cậy khá cao khi
làm các xét nghiệm huyết thanh đặc hiệu.
 Chẩn đoán bệnh giun bao
- Đối với lợn còn sống
Dựa vào triệu chứng lâm sàng và đặc điểm dịch tễ của bệnh. Để chẩn
đoán chính xác có thể áp dụng các biện pháp sau :


15

+ Phản ứng nội bì: dùng kháng nguyên chê từ ấu trùng giun bao trong
nước sinh lý, tiêm trong da. Phương pháp này có độ chính xác thấp vì có thể
sảy ra phản ứng chéo với các ký sinh trùng cùng họ giun xoắn như
Trichocephalus suis.
+ Chẩn đoán bằng các phương pháp ELISA, miễn dịch huỳnh quang....
+ Phương pháp kiểm tra phân tìm giun trưởng thành hoặc ấu trùng ít có
giá trị vì chúng có thể bị phân hủy trước khi ra ngoài.
+ Phương pháp sinh thiết cơ để kiểm tra ấu trùng phụ thuộc vào số
lượng ấu trùng có trong kí chủ.
- Đối với lợn đã chết
+ Cần kiểm tra giun bao ở thịt lợn. Để nâng cao hiệu quả chẩn đoán
phải cải tiến kỹ thuật kiểm tra giun bao chú ý các vấn đề sau :
Nghiên cứu vị trí lấy cơ kiểm tra giun bao. Vì chân cơ hoành cách bị
nhiễm giun nhiều nhất, nên thường lấy cơ này để kiểm tra.
Cải tiến trang bị và kỹ thuật kiểm tra giun bao, chế tạo máy cắt thịt
thành miếng mỏng và máy phóng ảnh để kiểm tra giun bao tự động hàng loạt.
* Chẩn đoán bệnh ở người
Ở người chẩn đoán căn cứ vào đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm
sàng. Để kết luận chính xác, phải làm các xét nghiệm chẩn đoán miễn dịch

như phản ưng ngưng kết bổ thể, phản ứng miễn dịch huỳnh quang, phản ứng
ELISA... Cần dựa thêm vào các kết quả xét nghiệm khác như: xét nghiệm
công thức máu thấy bạch cầu ái toan tăng cao. Ở giai đoạn đầu của bệnh, có
thể tìm thấy giun xoắn trưởng thành trong phân. Ở giai đoạn toàn phát có thể
tìm thấy ấu trùng giun bao trong các xét nghiệm sinh thiết. Cần chuẩn đoán
phân biệt với các bệnh với các bệnh viêm da, viêm cơ, viêm phế quản dị ứng,
viêm phổi, cúm....


16

Chẩn đoán bệnh sán lá gan của trâu, bò
Việc chẩn đoán có thể tiến hành trên súc vật còn sống hoặc đã chết.
Tuỳ điều kiện thực tế mà áp dụng biện pháp phù hợp.
Để chẩn đoán bệnh do Fasciola gây ra trên súc vật còn sống, có thể áp
dụng các biện pháp như: chẩn đoán lâm sàng kết hợp với tìm hiểu các đặc
điểm dịch tễ học, xét nghiệm phân con vật nghi bệnh và chẩn đoán miễn dịch học.
Những biểu hiện của súc vật nhai lại như: suy nhược, rụng lông, phù
thũng ở ngực, ức, thiếu máu, tiêu chảy... thường được nghi ngờ là triệu chứng
lâm sàng của bệnh sán lá gan. Tuy nhiên, các biểu hiện trên không chỉ thấy ở
bệnh do Fasciola gây nên mà có thể thấy ở nhiều bệnh khác. Vì vậy, triệu
chứng lâm sàng không phải là căn cứ duy nhất để kết luận bệnh. Những dẫn
liệu dịch tễ học của bệnh cần được xem xét, trong đó có yếu tố mùa vụ, vùng
và tuổi súc vật bệnh. Song, những dẫn liệu này cũng không phải là sở cứ có
tính quyết định trong chẩn đoán bệnh sán lá gan.
Việc xét nghiệm phân của súc vật nhai lại tìm trứng sán lá gan là biện
pháp chẩn đoán quan trọng nhất để xác định con vật có bị bệnh sán lá gan hay không.
Thường dùng phương pháp lắng cặn Benedek (1943). Theo Phạm Văn
Khuê và Phan Lục (1996) [9], phương pháp này phổ biến nhưng chưa phát
hiện được tất cả mọi gia súc nhiễm sán Fasciola, nhất là ở những súc vật

nhiễm ít hoặc ở giai đoạn sán còn non. Khi xét nghiệm phân, cần phân biệt
trứng Fasciola với trứng Paramphistomum ký sinh ở dạ cỏ để có kết quả chẩn
đoán chính xác.
Dreyfuss G., Rondelaud D (1997) [33] đã nghiên cứu và cho biết, có tới
27% số bò mổ khám có sán lá F. gigantica trong gan, nhưng khi xét nghiệm
phân lại cho kết quả âm tính (trường hợp này là âm tính giả).
Một số phương pháp miễn dịch phát hiện súc vật nhiễm sán lá gan đã
được sử dụng như phương pháp miễn dịch gắn men ELISA, phương pháp


17

miễn dịch huỳnh quang... Tuy nhiên, do khó khăn về trang thiết bị và việc chế
kháng nguyên chuẩn nên các phương pháp này còn ít được dùng trong chẩn
đoán bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh sán lá gan nói riêng. Tại Việt
Nam, đã dùng kháng nguyên tự chế từ loài F. gigantica ký sinh trên trâu, bò
Việt Nam, sử dụng trong phản ứng ELISA để chẩn đoán bệnh sán lá gan trâu,
bò và thu được kết quả tốt.
Nhiều tác giả nước ngoài đã áp dụng phương pháp ELISA để chẩn
đoán bệnh sán lá gan ở súc vật nhai lại tại Australia, tại Anh, tại Bỉ,… Các tác
giả cho biết, ELISA là phương pháp chẩn đoán bệnh sán lá gan hiệu quả, có
độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
Khi súc vật đã chết, cần tiến hành mổ khám tìm sán lá gan ở giai đoạn ấu
trùng và trưởng thành trong gan và ống dẫn mật. Phương pháp này cho kết
quả chẩn đoán chính xác hơn cả, vì tìm được cả sán non ở giai đoạn di hành,
tìm thấy sán cả trong những súc vật chỉ có rất ít sán ký sinh.
1.2.1.4. Phòng và điều trị bệnh
Phòng và trị bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae
Bệnh gạo lợn là bệnh chung ở người và gia súc, phải kết hợp giữa thú y
và y tế, áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp dưới đây:

Xây dựng củng cố và thực hiện nghiêm túc quy định kiểm nghiệm thịt.
Nếu thấy gạo thì tùy mức độ nặng nhẹ mà xử lý: trên 40 cm2 thịt có trên 3 hạt
gạo thì thịt phải hủy ngay, chế biến làm thức ăn cho gia cầm hoặc đem chôn.
Nếu 40 cm2 chỉ có 3 hạt gạo thì xử lý theo một số phương pháp sau:
+ Luộc chín ở nhiệt độ 60 - 75oC, toàn bộ ấu trùng sẽ chết.
+ Ướp muối: cho thịt vào nước muối đặc ướp 3 tuần lễ thì gạo bị chết.
+ Ướp lạnh từ 10 - 15oC. Đối với gạo bò ướp khoảng 10 ngày, gạo lợn
ướp 15 ngày.
Đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh cho người và gia súc gồm:


×