Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

KHÓ KHĂN CỦA NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG VIÊN (NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM MỘT NGÀY LÀM VIỆC CỦA NỮ ĐIỀU DƯỠNG VIÊN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.19 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TIỂU LUẬN CUỐI KỲ :
XÃ HỘI HỌC LAO ĐỘNG
Giảng viên: GS.LÊ NGỌC HÙNG
Sinh viên: Đặng Thị Ngọc Ánh
Mssv: 10030032
Tên đề tài: KHÓ KHĂN CỦA NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG VIÊN (NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM MỘT NGÀY LÀM VIỆC CỦA NỮ ĐIỀU DƯỠNG VIÊN)


Tên đề tài: KHÓ KHĂN CỦA NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG VIÊN (NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM MỘT NGÀY LÀM VIỆC CỦA NỮ ĐIỀU DƯỠNG VIÊN)

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lực lượng Điều dưỡng viên (kể cả nữ Hộ sinh) giữ vai trò nồng cốt trong hệ thống
chăm sóc sức khỏe ban đầu với mục tiêu chẩn đoán, điều trị, chăm sóc các nhu cầu thiết yếu
của người dân trong việc nâng cao sức khỏe, duy trì, phục hồi và dự phòng bệnh tật ở ba
tuyến: tuyến đầu, tuyến sau, và tuyến cuối kết hợp với các chuyên ngành khác trong toán
chăm sóc sức khỏe
Tại các nước phát triển Anh, Mỹ, Canada,... cũng như các nước đang phát triển như Thái
Lan, Philippines. Malaysia, ... Điều dưỡng viên đã được nâng cao vai trò trong việc quản lý
các cơ sở y tế ban đầu, bệnh viện, toán chăm sóc sức khỏe, tham gia khám và điều trị –
chăm sóc các bệnh cấp và mãn tính theo chuyên ngành của điều dưỡng và có mặt trong hầu
hết các lãnh vực khác và là nghề đang được kính trọng nhất hiện nay. Riêng tại Việt Nam thì
tình hình không khả quan và còn nhiều tồn tại, mặc dù trình độ đào tạo và phạm vi thực
hành của điều dưỡng Việt Nam hiện nay đã có nhiều thay đổi, song trong nhận thức chung
về vai trò của người điều dưỡng chưa được cập nhật phù hợp với thực tế, nguowif điều


dưỡng viên vất phải rất nhiều khó khăn trong nghề nghiệp của mình, chinha vì vậy mà tôi
lựa chọn đề tài khó khăn của nghề điều dưỡng viên để nghiên cứu
2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu 1: những khó khăn của nghề điều dưỡng viên là gì?
Câu 2: nguyên nhân dẫn đến những khó khăn của nghề điều dưỡng viên?

3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
2


3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khó khăn trong của nghề điều dưỡng viên
3.2. Khách thể nghiên cứu
Điều dưỡng viên, bệnh nhân
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: bệnh viện bạch mai, hà nội
Thời gian: tháng 5/2013
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp, theo nghĩa chung nhất là cách thức để đạt đến mục tiêu, là các hoạt
động được xếp đặt theo phương thức nhất định. Cũng có thể hiểu phương pháp là cách thức
để xem xét đối tượng một cách có tổ chức và có hệ thống. Từ góc độ Triết học, phương
pháp được coi là phương tiện để nhận thức, là cách thức tái hiện lại đối tượng nghiên cứu
trong tư duy. Cơ sở của phương pháp là các quy luật khách quan của thực tại. Nghiên cứu
xã hội học là một quá trình nhận thức xã hội đặc biệt vì vậy phương pháp nghiên cứu xã
hội học cũng có thể coi là hệ thống các nguyên tắc, các biện pháp cùng với các công cụ cho
việc nghiên cứu thực tế xã hội trong sự phù hợp với mục tiêu và từng giai đoạn của nghiên
cứu.
4.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận có thể hiểu là lí luận về phương pháp sử dụng hay là sự luận
chứng về mặt lí thuyết những phương pháp nghiên cứu khoa học. Đối với xã hội học thì

phương pháp luận là lí thuyết về phương pháp nhận thức xã hội, là cách thức mà theo đó
nhà xã hội học xem xét, lí giải đối tượng nghiên cứu của mình, là “hệ thống các nguyên tắc
của triết học xã hội và lịch sử triết học nhằm giải thích cho con đường và luận giải cho

3


những phương pháp để xây dựng, làm tăng trưởng và vận dụng tri thức xã hội học” (Chung
Á, Nguyễn Đình Tấn, Sđd, tr178).
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luôn xem xét sự vật, hiện tượng trong quá trình phát
triển và những mối liên hệ phổ biến, mỗi sự vật, hiện tượng khi thay đổi tất yếu dẫn đến sự
thay đổi của các sự vật, hiện tượng xã hội khác.Đồng thời tiếp cận vấn đề dưới cái nhìn của
xã hội học, kết hợp lí thuyết với thực nghiệm…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này có sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học đặc thù như:
phương pháp quan sát, phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp phỏng vấn sâu.
4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu: là phương pháp thu thập thông tin dựa trên những tài
liệu (sơ cấp và thứ cấp) có sẵn. Phân tích tài liệu giúp nắm bắt được những thông tin liên
quan đến vấn đề, và từ đó thấy được tính cấp thiết của đề tài.
Tiến hành tìm kiếm, thu thập các thông tin liên quan đến nội dung của đề tài nghiên
cứu từ các bài báo, trên mạng Internet….
4.2.3. Phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu: là phương pháp thu thập thông tin được sử dụng để thu
thập những thông tin mang tính chiều sâu, những vấn đề chưa được đề cập hoặc cần được
làm rõ hơn… Thông qua chia sẻ của những người được phỏng vấn. Thực hiện bằng cách
đối thoại theo một chủ đề, một trật tự câu hỏi nhất định giữa người hỏi với người được hỏi.
Phỏng vấn sâu cũng giúp kiểm chứng mức độ tin cậy của những thông tin thu được trước
đó và thu thập thêm những thông tin cần thiết cho đề tài.

Tiến hành phỏng vấn một nữ điều dưỡng viên tại bệnh viện bạch mai, hà nội
4


Nữ điều dưỡng: Lê Mai Loan
Đặc điểm :
Tuổi: 26 tuổi
Giới tính: nữ
Học vấn : cao đẳng y tế hà nội
Kinh niệm làm việc: 4 năm
Công tác: khoa cấp cứu,bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội

4.2.4. Phương pháp quan sát
Quan sát công việc trong một ngày làm việc của nữ điều dưỡng viên tại bệnh viện
bạch mai
5. Giả thuyết nghiên cứu
Điều dưỡng viên gặp khó khăn :
thời gian làm việc nhiều
khối lượng công việc lớn
áp lực công việc cao
công sức bỏ ra nhiều nhưng lương nhận được thấp
nguyên nhân khó khăn:
do chưa được xã hội đánh giá cao
lực lượng điều dưỡng viên còn ít ở nước ta dẫn đến tình trạng công việc của điều dưỡng
nhiều hơn so với các nước khác
5


NỘI DUNG CHÍNH


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
1. Áp dụng lý thuyết xã hội học để giải quyết vấn đề
Có thể giả thích bằng quan điểm xã hội học về thị trường lao động:
Sơ đồ : khung lý thuyết của adam smith về sự phân công lao động trong xã hội

Nhu cầu trao đổi dẫn đến thị trường phát triển từ đó sự phân công lao động tăng dẫn đến
sự chuyên nghiệp hóa. Sự phân công lao động phụ thuộc vào thị trường mà thị trường lại
phụ thuộc vào nhu cầu trao đổi. khi có nhu cầu trao đổi sẽ xuất hiện thị trường và từ đó
dẫn đến sự phân công lao động . sự phân công lao động tạo ra của cải làm cho năng suất
chất lượng, lao động tăng tạo nên sự chuyên môn hóa. Nhờ có phân công lao động cấu
trúc xã hội xuất hiện nhiều người khác nhau về vị trí, vị thế. Phân công lao động càng
6


phong phú, đa dạng thì cấu trúc đa dạng cách thức lao động, sản xuất nhiều nghề mới.
(trích từ bài giảng xã hội học lao động của GS. Lê Ngọc Hùng)
Theo như lý thuyết trên ta có thể giải thích : nhu cầu của thị trường đối với nghề điều
dưỡng viên là khá lớn. từ đó tạo nên sự phân công lao động trong nghề điều dưỡng viên,
tuy nhiên nhu cầu trao đổi với nghề còn thấp khiến cho nghề điều dưỡng viên chưa được
xã hội đánh giá cao.
Lý thuyết mâu thuẫn -phê phán
Một số khái niệm cơ bản: về quan hệ giữa con người và xã hội, thuyết này cho rằng
sự tự do phát triển của cá nhân phụ thuộc vào sự kiến tạo hợp lý xã hội và trong một xã hội
hợp lý sẽ không còn chỗ cho mâu thuẫn giừa năng lực người và cách tổ chức lao động xã
hội (trích Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb đại học quốc gia Hà Nội,
trang 279)
Lý thuyết này dùng để làm gì trong đề tài:
Lý thuyết này sẽ giúp giải thích mâu thuẫn giữa việc người điều dưỡng viên bỏ ra rất nhiều
công sức thời gian nhưng do tổ chức y tế của các bệnh viện người điều dưỡng viên bị trả
lương ít, gây nên những khó khăn về thời gian đặc biệt cho những nữ điều dưỡng viên


2. Tình hình nghề điều dưỡng viên của các nước trên thế giới
Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 2006, có 57 quốc gia, đa số ở châu
Phi và châu Á, thiếu hụt một lượng nhân viên y tế trầm trọng với khoảng 4,2 triệu người.
Với một đội ngũ y tá hiện tại là 3 triệu người, Mỹ vẫn phải đối diện với sự thiếu hụt cần bổ
sung đến hơn 1 triệu y tá đến năm 2012. Số y tá ngoài nước đến Mỹ làm việc đã tăng từ
4.000 người năm 1998 lên 15.000 người năm 2004.
Tại các nước tiên tiến, nhu cầu và cả quan niệm về nghề điều dưỡng đã có những bước tiến
quan trọng. Chẳng hạn, hiệp hội Điều dưỡng Mỹ định nghĩa điều dưỡng là bao gồm các
7


hoạt động chẩn đoán và điều trị đáp ứng nhu cầu của con người liên quan tới các vấn đề sức
khoẻ hiện tại hoặc tiềm tàng. Đối với điều trị, mọi máy móc, công nghệ và kỹ thuật hiện đại
không thể thay thế được sự chăm sóc của người điều dưỡng vì chúng sẽ không tác động
được tới cảm xúc và điều chỉnh hành động cho thích ứng với nhu cầu đa dạng của mỗi
người. Ở Thái Lan và Philippines những năm gần đây, đã có những chương trình đào tạo
điều dưỡng theo từng chuyên ngành (Nurse Practitioner/Specialist): lão khoa, nhi khoa,
người lớn, chăm sóc gia đình, cộng đồng, sức khoẻ tâm thần...
3. Tình hình nghề điều dưỡng viên ở Việt Nam
Cuối thế kỷ XIX, khi các bệnh viện đầu tiên của Việt Nam được người Pháp thành lập thì
ngành điều dưỡng và nghề điều dưỡng viên mới chính thức được hình thành. Lúc đầu những
người điều dưỡng được đào tạo tại các bệnh viện theo cách "cầm tay chỉ việc" để làm công
việc phục vụ. Đến năm 1946, các khóa đào tạo y tá, hộ sinh nông thôn được mở ra và sau đó
tăng lên trình độ trung học vào cuối những năm 1960. Hệ đào tạo cao đẳng và đại học điều
dưỡng được bắt đầu vào cuối thế kỷ XX.
Ở Việt Nam, trước đây người điều dưỡng được gọi là Y tá, có nghĩa là người phụ tá của
người thầy thuốc. Ngày nay, điều dưỡng đã được xem là một nghề độc lập trong hệ thống y
tế do đó người làm công tác điều dưỡng được gọi là điều dưỡng viên. Người điều dưỡng
hiện có nhiều cấp bậc, trình độ và đã được qui định rất cụ thể và chi tiết trong hệ thống

ngạch bậc công chức theo các văn bản quy định của Bộ Nội vụ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Từ năm 2000 trở đi, ngành điều dưỡng Việt Nam có những thay đổi như hình thành được hệ
thống quản lý điều dưỡng ở các cấp với 65% Sở Y tế các tỉnh đã bổ nhiệm điều dưỡng
trưởng, 84,7% các bệnh viện có phòng điều dưỡng, công tác đào tạo điều dưỡng đã nâng lên
được hai bậc ở trình độ cao đẳng và đại học, thực hành điều dưỡng đang có chuyển biến
thông qua thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện, vị trí xã hội của người điều dưỡng đã
được nhìn nhận.Năm 2008, chỉ tiêu đào tạo điều dưỡng hệ cử nhân tại các trường đại học
chủ lực của ngành y như đại học Y Hà Nội chỉ tuyển 120 chỉ tiêu, đại học Y Thái Bình 50
chỉ tiêu, đại học Y dược TP.HCM 50 chỉ tiêu... Một số trường đào tạo điều dưỡng hệ trung
8


cấp (24 tháng – 2 năm) có số lượng tuyển sinh nhiều hơn như trường cao đẳng Nguyễn Tất
Thành, trường trung học tư thục Điều dưỡng và kỹ thuật y tế Hồng Đức, trường bồi dưỡng
cán bộ y tế (thuộc đại học Y Phạm Ngọc Thạch)... có thể tuyển từ 600 đến trên 1.000 học
sinh, nhưng năng lực đào tạo cũng có giới hạn vì thiếu cơ sở vật chất, thực hành cũng như
giảng viên.
4. Trình bày sơ lược về nghề điều dưỡng viên
Xã hội học xem xét lao động với tư cách là hiện tượng xã hội nảy sinh biến đổi và phát
triển trong bối cảnh xã hội. theo quan điểm mác xít: “ lao động trước hết là một quá trình
diễn ra giữa con người và tựu nhiên , một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính
mình. Con người làm chung gian , diều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự
nhiên”
Thành phần cấu trúc của nghề điều dưỡng viên:
Mục đích lao động: với nghề điều dưỡng viên mục đíc lao động mà xã hội kì vọng đó là
việc hoàn thành tốt công việc, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh
Đối tượng lao động: tiếp xúc với con người. chăm sóc, hỗ trợ điều trị bệnh nhân
Phương tiện lao động: các trang thiết bị dành riêng cho ngành y tế
Điều kiện lao động: làm việc trong môi trường bệnh viện: nơi chăm sóc phụ hồi những

bệnh nhân mắc bệnh.
Chủ thể lao động: là những điều dưỡng viên đã được đào tạo về nghề điều dưỡng.
Xu hướng lao động : điều dưỡng viên thường có lương tương đối thấp hơn so với các
nghề khác nhưng đủ đảm bảo sự phát triển và tồn tại của cá nhân đồng thời mang ý nghĩa
tinh thần sâu sắc.
5. Khó khăn của nghề điều dưỡng viên( trường hợp nghiên cứu một ngày làm việc

của nữ điều dưỡng viên)( phỏng vấn sâu lấy bằng chứng)
9


5.1 Thời gian làm việc
Thời gian làm việc của một điều dưỡng viên là tương đối lớn:
“bọn chị việc làm việc theo ca 8 giờ mỗi ngày và thêm giờ ăn cơm trưa nưã tiếng là 8.5

giờ ở bệnh viện một ngày.., nhưng thực tế thì có thể khác, nếu lượng điều dưỡng không đủ
bọn chị cũng phải làm tăng ca. Đặc biệt là khoa cấp cứu của bọn chị thời gian không thể
nào mà đúng được”
Với thời gian làm việc như trên thì có gây khó khăn gì cho chị không ạ?
“ có chứ em do đặc thù làm việc tại các bệnh viện là phải đi trực, bọn chị cứ hai buổi một
tuần là phải trực , có lúc thì vào những ca buổi sang, có lúc thì vào những ca đêm. Vất vả
lắm, chị lại có con nhỏ nên cứ tối mà bỏ con đi để chúng nó cho ông bà, chồng trông ,
nhiều lúc con gọi mẹ mà nghĩ khổ thân nó lắm”
“Nghề này khá cực vì làm công việc gì khác nếu quá mệt có thể bỏ về sớm, hôm sau làm
tiếp, chứ nghề điều dưỡng không thể bỏ lại bệnh nhân được".
Như vậy có thể thấy vấn đề về thời gian của nghề điều dưỡng cũng gây ảnh hưởng lớn
đến cuộc sống của họ.với đặc thù nghề điều dưỡng là phải trực ca trên bệnh viện, nó gây
khó khăn lớn trong đời sống hàng ngày cho các điều dưỡng viên, đặc biệt là các điều
dưỡng viên là nữ.
5.2 Khối việc công việc lớn

Nghiên cứu một ngày làm việc của nữ điều dưỡng viên cho thấy bệnh viện liên tục có
bệnh nhân đến với đặc biệt chị Mai Thị Loan làm ở khoa cấp cứu nên lượng bệnh nhân
hàng ngày rất nhiều, thêm vào đó là khoa cấp cứu luôn yêu cầu đối với điều dưỡng viên
nhanh nhẹn, xử lý tình huống linh hoạt. Có thể thấy khối lượng công việc của điều dưỡng
viên là rất lớn .
“ công việc mối ngày nhiều lắm nhất là chị lại làm ở khoa cấp cứu ở bệnh viện lớn như thế
này một ngày không thể đếm xuể những ca cấp cứu được em ạ. nhất là trong mùa nắng ,
mưa thất thường như thế này, bệnh nhân đổ về bệnh viên nhiều, thêm vào đó đây lại là bệnh
viện lớn bệnh nhân tứ sứ đổ về đông lăm, bọn chị phải làm việc tăng ca nhiều, vì lượng điều
dưỡng viên trong bệnh viện lại không đủ”
Khối lượng công việc lơn như trên ảnh hưởng mạnh mẽ đến điều dưỡng viên. Họ
luôn luôn phải căng thẳng , trợ giúp bác sĩ để có thể kịp thời cứu sống người bệnh.
5.3 Áp lực công việc cao
Công việc nặng nề, áp lực công lực khá lớn gây nhiều khó khăn cho điều dưỡng viên
10


“Công việc nặng nề, thường xuyên phải làm đêm, có những lúc làm xong ca cấp cứu mà
không chỉ bác sĩ, bọn chị cũng vã mồ hôi hột vì chỉ cần một sai sót nhỏ thôi nó cũng lấy đi
tính mạng của bệnh nhân, Một ngày trung bình mỗi y tá chăm sóc từ 4 đến 6 bệnh nhân và
tùy vào ngày cũng như tùy vào việc bệnh nhân có xuất viện hay không mà có thể chăm sóc
thêm bệnh nhân mới nhập viện”
“ có chứ em chị nghĩ nghề nào cũng có áp lực công việc nhưng những người làm trong
nghề y tế này chịu áp lực công việc là cao nhất, không bao giờ được phép mắc bất cứ một
sai sót nào, sai sót của mình được dổi bằng tính mạng của cả bênh nhân. khi bệnh nhân
trở bênh nặng, bọn chị là những người lo lắng nhất. trong đầu luôn luôn suy nghĩ rằng
liệu có phải tại mình không làm việc đúng cách nên họ mới trở bệnh nặng như thế không,
nhất là khi bệnh nhân nằm lâu tại phòng bệnh cơ thể bốc mùi thì bọn chị cũng là người
vệ sinh cho bệnh nhân, nhất là những điều dưỡng viên ở khoa lây nhiễm , có những căn
bệnh lây nhiễm đến người nhà bệnh nhân còn sơ, tránh xa, thế nhưng bọ chị vẫn phải vệ

sinh chăm sóc họ thường xuyên”
Áp lực công việc cũng là một trong những khó khăn đối với nghề điều dưỡng viên. Điều
này đã được chứng minh qua các con số sau:
Theo khảo sát của Viện Y học lao động & Vệ sinh môi trường tại một khoa hồi sức cấp cứu,
gần 23% số nhân viên có điểm stress ở mức cao, 42% có điểm stress ở mức trung bình. Hơn
20% số điều dưỡng than phiền rằng họ thường xuyên có các biểu hiện: cảm thấy nhức đầu,
có cảm giác lo âu và căng thẳng tinh thần, giấc ngủ bất thường…
Theo nghiên cứu của Lê Thành Tài và cộng sự - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, có sự
khác biệt về tỉ lệ stress giữa các bệnh viện thuộc 3 tuyến TƯ, tỉnh và huyện. Số điều dưỡng
bị stress ở tuyến TƯ cao nhất, tiếp đến là tuyến tỉnh và thấp nhất là tuyến huyện. Các yếu tố
gây stress cho điều dưỡng bao gồm thường gặp phản ứng của bệnh nhân và người nhà, thâm
niên công tác, làm việc quá nhiều giờ, công việc nhiều áp lực, làm việc trong điều kiện thiếu
thốn máy móc, trang thiết bị, đông người, ồn ào, tiếp xúc nhiều mầm bệnh, dễ bị thương
tích, thu nhập chưa thỏa đáng và công việc ít có cơ hội thăng tiến… Có đến 72% nghĩ đến
khối lượng công việc quá nhiều. Hơn 50% nghĩ đến thời gian nghỉ ngơi không hợp lý,
không được huấn luyện chuyên môn đầy đủ, áp lực đến hạn cuối phải hoàn thành công việc.
11


Hơn 30% nghĩ đến đặc điểm công việc phải giải thích với nhiều đối tượng, thiếu trang thiết
bị, quá nóng…
Do đặc thù công việc tại các bệnh viện lớn sẽ có đông bệnh nhân nên việc điều dưỡng viên
phải chịu áp lực công việc là một điều tất nhiên do tình trạng dồn nhiều công việc liền một
lúc. Đây cũng là một trong những khó khăn lớn của nghề điều dưỡng.
5.4 Lương thấp
Công việc vất vả, khối lượng công việc lớn tuy nhiên với nghề điều dưỡng viên một trong
những khó khăn có thể nhìn thấy đó là vấn đề tiền lương. Tiền lương của điều dưỡng viên
mỗi tháng chỉ khoảng từ 2.5-3 triệu/tháng, với số tiền lương như vậy chưa đủ đáp ứng
được các nhu cầu tối thiểu của cá nhân.
Hỏi vấn đề này cũng hơi tế nhị nhưng công việc của chị bận rộn chịu áp lực công việc

cao vậy lương chị nhận được hiện nay khoảng bao nhiêu ạ? Nó có đủ cho chị chi trả cho
đời sống hiện nay khồng?
Lương bọn chị theo nhà nước chỉ có hơn 2 triệu thôi em làm ở đây lương trung bình từ
học việc cho tới làm chính là 2,5- 3 triệu/tháng. Buổi tối trực thì tùy từng ca sẽ được bồi
dưỡng thêm 100 – 200.000 đồng. , những người trẻ mới vào nghề với đồng lương như
vậy họ bỏ việc rất nhiều, nếu không có tâm với nghề này thì không sao theo được”
Em hay nghe người ta nói ngoài lương cứng còn có lậu chị nghĩ sao về vấn đề này?”
Vì tiền lương của nghề điều dưỡng thấp nên một vấn đề đã nảy sinh vấn đề trong nghề điều
dưỡng đó là vấn đề tham nhũng, đút lót cho điều dưỡng viên.
“ bệnh viện không phải là cái chợ nên bệnh nhân không thể trả giá. “Mình nói bao nhiêu
họ trả bấy nhiêu. Nếu không có cái tâm, mình chỉ làm khổ bệnh nhân” Trước đồng tiền bồi
dưỡng của một số người nhà bệnh nhân khá giả, người điều dưỡng nếu không vững vàng sẽ
dễ dàng bị tha hóa. Và hầu hết bọn chị khi nói về nghề điều dưỡng của mình đều cho rằng,
phải luôn tự nhắc nhở bản thân mỗi ngày để giữ được cái tâm từ mẫu của một lương y”
5.5 Nguyên nhân gây khó khăn cho nghề điều dưỡng viên ở việt nam hiện nay
5.5.1 Xã hội chưa đánh giá đúng

12


Nghề điều dưỡng viên là một nghề chịu nhiều khó khăn trong công việc tuy nhiên cái nhìn
của xã hội về nghề này đã có nhiều cải thiện tuy nhiên vẫn có những cái nhìn không mấy
thiện cảm về nghề điều dưỡng viên.
“chị vẫn còn nhớ như in, có một lần sau khi làm vệ sinh cho người bệnh xong, bước ra ở
khỏi phòng bệnh nhân mồ hôi nhễ nhại đã đứng sững người khi nghe người nhà bệnh nhân
nói với nhau: tụi điều dưỡng cho tiền nó mới làm, không cho tiền nó không làm đâu. Về tới
khoa, chị bật khóc nức nở. Nghĩ mà đau lòng, không được một lời cảm ơn lại còn phải nhận
những lời nói đầy khinh miệt như vậy”
Xã hội vẫn cho rằng đây là nghề chỉ cần đi học nghề là có thể làm được mà không đánh
giá cao nghề điều dưỡng viên. Tha hóa trong nghề điều dưỡng viên nhận tiền của bệnh

nhân là một trong những nhân tố khiến xã hội không có cái nhìn thiện cảm về nghề. Với
những trường hợp tha hóa trong nghề điều dưỡng (nhận tiền của bệnh nhân) mới làm tốt
khiến cho cái nhìn của xã hội về nghề cũng giảm đi đáng kể .
5.5.2 lượng điều dưỡng viên ở Việt Nam còn thiếu
Trong khi đó, khâu đào tạo điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay yếu về cả số lượng lẫn chất
lượng. Hầu hết là y tá được đào tạo theo hệ trung cấp hai năm với tiêu chí trong nước và
không biết ngoại ngữ. Cụ thể, theo báo cáo của hội Điều dưỡng Việt Nam, hiện nay nước ta
chỉ có khoảng 60.000 điều dưỡng viên, mới đáp ứng 1/3 nhu cầu.
Bộ Y tế cho biết tỷ lệ điều dưỡng viên có trình độ cao đẳng, đại học mới đạt 6% (tại các
bệnh viện tuyến trung ương là 12%, tuyến tỉnh là 5,1% và tuyến huyện là 3,6%). Và để đạt
tiêu chuẩn bác sĩ/điều dưỡng viên là 1/3,5 theo quyết định 153/2006/QÐ-TTg, các bệnh viện
cần tuyển thêm hơn 180.000 điều dưỡng viên, hộ sinh nữa từ nay đến năm 2020. Theo
thống kê từ bộ Giáo dục và đào tạo, cả nước hiện có khoảng trên 70 cơ sở đào tạo trung cấp,
cao đẳng và đại học ngành điều dưỡng. Nhưng ngoại trừ các cơ sở đào tạo bậc trung cấp
điều dưỡng ngắn hạn bổ sung nguồn lực cho địa phương, đối với các trường đại học, cao
đẳng y tế công lập, hiện năng lực đào tạo rất ít ỏi, chỉ khoảng 200 sinh viên/năm.
13


Lượng điều dưỡng viên không đủ gây nên những ảnh hưởng đáng kể cho nghề. Vì một điều
dưỡng viên trung bình phải làm công việc của 3 người, đó là gánh nặng đối với điều dưỡng,
và lượng điều dưỡng viên không đủ sẽ làm giảm đi năng lực của điều dưỡng viên khi phải
làm quá nhiều công việc,

6. Quan sát một ngày làm việc của điều dưỡng viên.
Công việc cảu chị Lê Mai Loan bắt đầu từ lúc 7h 30’ sáng.
Buổi sáng khi bước vào bệnh viện, điều dưỡng viên nhìn xem lịch được phân công mình
sẽ chăm sóc bệnh nhân nào. Sau đó, lấy giấy có ghi sơ lượt về thông tin bệnh nhân rồi
họp chuyển ca, nghe báo cáo về bệnh nhân từ y tá ca đêm.
Sau khi nghe tình hình báo cáo và có thể kiểm tra hồ sơ bệnh án của bệnh nhân sơ lược , chị

đến từng bệnh nhân chào hỏi rồi ban giao ca. Chị bắt đầu tới từng bệnh nhân giới thiệu về
mình và cho biết tôi là y tá của họ vào ngày hôm đó. Tùy theo tình hình mà chị sẽ xem nên
đến khám bệnh kiểm tra cho bệnh nhân nào trước.nhưng chị chia sẻ : “chị thường đến kiểm
tra bệnh nhân bệnh nặng trước để xem họ như thế nào và xem có cần phải làm gì không.”
Với từng bệnh nhân, chị đến khám sơ, nghe tim mạch, kiểm tra xem họ có bình
thường,hay bệnh trở nặng hơn. Chị cũng kiểm tra xem tay chân họ có vấn đề gì không,
họ có bị vết thương, dị tật, lở loét, có thể lăn qua lăn lại trên giường bệnh, có thể đi đứng
được. hay có thể cần dùng gâỵ hoặc người giúp khi họ đứng lên, chẳng hạn như cần đi
tiểu hay đi cầu.
Sau giờ cơm sáng cũng là lúc cho bệnh nhân uống thuốc. Vì đa phần những bệnh nhân của
chị bị bệnh khá nhiều nên phải uống thuốc rất nhiều. Thuốc được phân loại ra theo từng
bệnh nhân mỗi ngày do trợ lý dược sĩ mang đến từng tầng. Lấy thuốc ra cho từng bệnh nhân
xong, chị bắt đầu đi cho bệnh nhân uống thuốc.
Việc cho uống thuốc cơ bản là như vậy diễn ra cả ngày. Thuốc cho uống theo toa và tùy theo
bệnh nhân mà chỉ có hai liều sáng chiều hay liên tục trong ngày suốt ca làm việc của chị.
14


Ngoài thuốc uống bằng miệng thì còn có thuốc truyền qua ven mạch máu, thuốc xịt vào
mũi, thuốc nhỏ mắt, thuốc kem sát trùng, hay thuốc bỏ vào hậu môn. Nếu là thuốc về huyết
áp thì trước khi cho bệnh nhân uống chị phải kiểm tra huyết áp của họ. Nếu huyết áp có vấn
đê hay quá thấp, chị phải gọi điện cho bác sĩ để xem mình có được cho uống hay phải tạm
không cho uống thuốc đó chờ liều tiếp theo. Nếu bệnh nhân uống thuốc được không nói gì
còn nếu họ không uống được thì chị phải nghiền thuốc hay dùng một loại thức ăn mềm trộn
vào thuốc rồi cho họ uống như cho em bé uống thuốc vậy.
Tiếp đó chị cũng phải làm vệ sinh cho những bệnh nhân trên giường bệnh. Với những bệnh
nhân không có người thân bên cạnh.
Công việc một ngày cứ tiếp tục như thế, chăm sóc bệnh nhân, xem xét tình hình của bệnh
nhân, sức khỏe của bệnh nhân có vấn đề mới phải ngay lập tức báo cho bác sĩ.


KẾT LUẬN
Kết luận
Những khó khăn của công việc điều dưỡng tập trung nhiều vào vấn đề lương bổng,
số lượng công việc lớn, áp lượng công việc cao. Những khó khăn này của nghề điều dưỡng
ít nhiều cũng gây tác động mạnh đến đời sống cá nhân cũng như tinh thần trách nhiệm đối
với công việc của họ.
Lao động này trong thời gian kế tiếp sẽ ngày càng nhiều, tuy nhiên do đào tạo chất lượng
đào tạo nghề điều dưỡng viên còn nhiều hạn chế.
Phụ lục:
Danh mục tài liệu tham khảo:
Lê Ngọc Hùng. Xã hội học lao động. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
15


Lê Ngọc Hùng. Lịch sử và lý thuyết xã hội học. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 2008
Nhật ký phỏng vấn:
Bối cảnh tiếp xúc lần thứ 1 :
Địa điểm: tại nhà riêng của người trả lời , tại số nhà 5, ngách 15B, 281 Trương Định, Hoàng
Mai, Hà Nội.
Thời gian : 7-9h tối ngày 2/6/2013
Nhận xét lần đầu tiếp xúc: người được phỏng vấn tỏ ra rất thân thiện, nói chuyện vui vẻ, và
chia sẻ nhiều về đời sống cá nhân, gia đình, nghề nghiệp.
Bối cảnh tiếp xúc lần 2:
Địa điểm: tại nhà riêng của người trả lời , tại số nhà 5, ngách 15B, 281 Trương Định, Hoàng
Mai, Hà Nội.
Thời gian: 7-9h tối ngày 6/6/1023
Diễn biến: điều tra viên tiến hành phỏng vấn sâu người được hỏi.
Bối cảnh tiếp xúc lần 3:
Địa điểm: tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Thời gian: ngày 7/6/2013

Quan sát một ngày làm việc của đối tượng, tại bệnh viện.
Biên bản phỏng sâu:
Pvv: em chào chị! Hôm nay nóng quá chị nhỉ? Chị mới đi làm về ạ?
LML: uh chào em, hôm nay nóng thật , chị đi làm về lâu rồi.
Pvv: vâng ạ, hôm nay em lại đến làm phiền chị một chút đây, chị cho em chút thời gian nhé?
16


LML: uh có gì đâu, chị rảng mà (cười)
Pvv: em được biết chị làm nghề điều dưỡng ở bệnh viện Bạch Mai, nên muốn hỏi chị một
vài vấn đề về nghề này, chị giúp em nhé?
LML: nhất chí thôi, em cứ hỏi đi
Pvv: chị làm nghề này được lâu chưa?
LML: uh chị tốt nghiệp ra trường, may mắn là xin được việc luôn chị làm được gần 6 năm
rồi em ạ
Pvv: thời gian cũng tương đối rồi chị nhỉ! Chắc chị cũng có nhiều kinh nghiệm về nghề rồi?
LML: công việc thì vẫn thế, cũng gọi là có chút kinh nghiệm
Pvv: theo chị thì nghề này có gặp nhiều khó khăn không?
LML: đương nhiên nghề gì cũng có khó khăn mà em, nhưng nghề của chị trong ngành y tế
có thể là gặp nhiều khó khăn hơn ( cười)
Pvv: thời gian làm việc của chị mỗi ngày là khoảng bao nhiêu giờ ạ?
LML: bọn chị việclàm việc theo ca 8 giờ mỗi ngày và thêm giờ ăn cơm trưa nưã tiếng là
8.5 giờ ở bệnh viện một ngày.., nhưng thực tế thì có thể khác, nếu lượng điều dưỡng không
đủ bọn chị cũng phải làm tăng ca. Đặc biệt là khoa cấp cứu của bọn chị thời gian không thể
nào mà đúng được.
Pvv: thế còn chuyện đi trực thì sao hả chị?
LML: có chứ em do đặc thù làm việc tại các bệnh viện là phải đi trực, bọn chị cứ hai buổi
một tuần là phải trực , có lúc thì vào những ca buổi sang, có lúc thì vào những ca đêm.
Pvv: với thời gian làm việc như vậy chị có gặp khó khăn gì không ạ?
LML: Vất vả lắm, chị lại có con nhỏ nên cứ tối mà bỏ con đi để chúng nó cho ông bà,

chồng trông , nhiều lúc con gọi mẹ mà nghĩ khổ thân nó lắm. Nghề này khá cực vì làm
17


công việc gì khác nếu quá mệt có thể bỏ về sớm, hôm sau làm tiếp, chứ nghề điều dưỡng
không thể bỏ lại bệnh nhân được
Pvv: vâng ạ! Công việc một ngày của chị phải làm có nhiều không ạ?
LML: công việc mối ngày nhiều lắm nhất là chị lại làm ở khoa cấp cứu ở bệnh viện lớn
như thế này một ngày không thể đếm xuể. nhất là trong mùa nắng , mưa thất thường như
thế này, bệnh nhân đổ về bệnh viên nhiều, thêm vào đó đây lại là bệnh viện lớn bệnh nhân
tứ sứ đổ về đông lăm, bọn chị phải làm việc tăng ca nhiều, vì lượng điều dưỡng viên
trong bệnh viện lại không đủ. Một ngày trung bình mỗi y tá chăm sóc từ 4 đến 6 bệnh
nhân và tùy vào ngày cũng như tùy vào việc bệnh nhân có xuất viện hay không mà có thể
chăm sóc thêm bệnh nhân mới nhập viện. những chị làm ở khoa cấp cứu thì toàn bệnh
nhân nặng nên công việc cũng vất vả hơn.
Pvv: làm trong nghề y tế, sai sót là được trả bằng cả tính mạng của bệnh nhân, điều này có
làm cho chị chịu nhiều áp lực công việc không ạ?
LML: có chứ em chị nghĩ nghề nào cũng có áp lực công việc nhưng những người làm
trong nghề y tế này chịu áp lực công việc là cao nhất, không bao giờ được phép mắc bất
cứ một sai sót nào, sai sót của mình được dổi bằng tính mạng của cả bênh nhân. khi bệnh
nhân trở bênh nặng, bọn chị là những người lo lắng nhất. trong đầu luôn luôn suy nghĩ
rằng liệu có phải tại mình không làm việc đúng cách nên họ mới trở bệnh nặng như thế
không, nhất là khi bệnh nhân nằm lâu tại phòng bệnh cơ thể bốc mùi thì bọn chị cũng là
người vệ sinh cho bệnh nhân, nhất là những điều dưỡng viên ở khoa lây nhiễm , có những
căn bệnh lây nhiễm đến người nhà bệnh nhân còn sơ, tránh xa, thế nhưng bọ chị vẫn phải
vệ sinh chăm sóc họ thường xuyên”
Pvv: Hỏi vấn đề này cũng hơi tế nhị nhưng công việc của chị bận rộn chịu áp lực công
việc cao vậy lương chị nhận được hiện nay khoảng bao nhiêu ạ? Nó có đủ cho chị chi trả
cho đời sống hiện nay khồng?
LML: Lương bọn chị theo nhà nước chỉ có hơn 2 triệu thôi em làm ở đây lương trung

bình từ học việc cho tới làm chính là 2,5- 3 triệu/tháng. Buổi tối trực thì tùy từng ca sẽ
được bồi dưỡng thêm 100 – 200.000 đồng. , những người trẻ mới vào nghề với đồng
lương như vậy họ bỏ việc rất nhiều, nếu không có tâm với nghề này thì không sao theo
được”
Pvv: Em hay nghe người ta nói ngoài lương cứng còn có lậu chị nghĩ sao về vấn đề này?
18


LML: bệnh viện không phải là cái chợ nên bệnh nhân không thể trả giá. “Mình nói bao
nhiêu họ trả bấy nhiêu. Nếu không có cái tâm, mình chỉ làm khổ bệnh nhân” Trước đồng
tiền bồi dưỡng của một số người nhà bệnh nhân khá giả, người điều dưỡng nếu không
vững vàng sẽ dễ dàng bị tha hóa. Và hầu hết bọn chị khi nói về nghề điều dưỡng của
mình đều cho rằng, phải luôn tự nhắc nhở bản thân mỗi ngày để giữ được cái tâm từ mẫu
của một lương y (thái độ trả lời câu hỏi này của người trả lời là khá trần chừ, do dự).
Pvv: vâng em cảm ơn chị, vì đã chia sẻ thông tin trên, em xin đảm bảo những thông tin
chị cung cấp chỉ mang tính nghiên cứu chứ không xử dụng vào mục đích khác.

19



×