Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Phương án cứu nạn, cứu hộ theo nghị định 83

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.42 KB, 22 trang )

Mẫu số 4

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ban hành kèm theo nghị định
Số: 83/2017/NĐ-CP, ngày
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
18/07/2017

PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ CỦA CƠ SỞ
(Lưu hành nội bộ)

TÊN CƠ SỞ

: NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI

ĐỊA CHỈ

: Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh

CHỦ QUẢN

: CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG
SFC VIỆT NAM

ĐIỆN THOẠI

:

Hà Nội, Năm 2018


SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TỔNG THỂ CỦA CƠ SỞ (2)



2


A. ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ
I. Vị trí địa lý (3):
Nhà máy xử lý nước thải có địa chỉ tại Ấp 5, xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh,
Hồ Chí Minh, Tổng diện tích mặt bằng khoảng 14 ha.
Cơ sở có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông: Giáp Đường Nội Bộ
- Phía Tây: Giáp Rạch nước và đất trống.
- Phía Nam: Giáp Rạch nước
- Phía Bắc: Giáp Rạch nước
II. Giao thông bên trong và bên ngoài:(4)
1. Tuyến đường giao thông từ các đơn vị CS PC&CC đến NHÀ MÁY XỬ LÝ
NƯỚC THẢI
- Phòng Cảnh sát PC&CC Huyện Bình Chánh: Đường số 8 – Đường Tân Túc –
Đường Dẫn Cao Tốc Trung Lương – Cầu Vượt Nguyễn Văn Linh – Đường Nguyễn Văn
Linh – Đường Phạm Hùng – Đường Nội bộ - NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2. Giao thông bên trong
- Từ Đường Phạm Hùng vào đến cơ sở có tuyến đường nội bộ với chiều dài 0,5km,
tuyến đường này có chiều rộng 10m.
- Bên trong có đường rộng 5m bao quanh phần diện tích xây dựng các công trình
chuyên dụng.
- Tại các khu vực có cửa rộng từ 1.2 – 4m trở lên mở ra lối đi chính có mặt tiền
quay về đường nội bộ hướng ra đường Phạm Hùng.
- Đường nội bộ bên trong cơ sở có chiều rộng từ 5 – 6m, các tuyến đường nội bộ
này được làm ngăn cách giữa các khu vực kho bãi vật tư, khu xử lý và khu vực văn
phòng.
- Các lối đi bên trong thông thoáng rộng 1,2-2m, thông với các cầu thang bộ và

sảnh chờ. Các cửa ra vào tại các nhà kho, khu văn phòng rộng 2-4m, bằng cửa kính
khung nhôm hoặc bằng cửa tấm sắt kéo, cao 2,5-3m, đảm bảo công tác thoát nạn và
chữa cháy khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
3. Giao thông bên ngoài
- Các tuyến đường đến cơ sở rộng từ 9,5m - 30m, bằng phẳng, mặt đường đổ nhựa,
thuận tiện cho xe chữa cháy hoạt động. Tuy nhiên, vào các giờ cao điểm, trên tuyến
Đường Phạm Hùng, lưu lượng xe tham gia nhiều nên hay xảy ra tình trạng kẹt xe làm
hưởng đến việc lưu thông của xe chữa cháy khi cháy xảy ra.
3


III. Tính chất đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn cứu hộ: (5)
 Cơ sở gồm các hạng mục công trình: Nhà Điều Hành Chính, Nhà kho, Nhà
xe, Nhà ủ phân, Nhà tách cát, nhà bảo vệ và bể xử lý nước thải.
 Tổng diện tích mặt bằng 14.000 m2.
 Cấu Trúc xây dựng: Tổng diện tích xây dựng 12.00m2, nhà được xây dựng
bằng bê tông côt thép, tường gạch chịu lửa bậc II.
a) Khu vực xử lý nước thải gồm: Khu xử lý nước, Nhà thổi khí, Trạm bơm, Nhà khử
trùng và một số nhà công trình phục phụ khác.
- Kết cấu công trình: Khung thép hoặc Bê tông cốt thếp
+ Kết cấu móng: Móng bê tông đặt trên nền đệm cát;
+ Kết cấu sàn: Sàn phẳng bê tông cốt thép
+ Kết cấu khung: Hệ kết cấu là hệ dầm, cột thép và sàn bê tông cốt thép
toàn khối;
+ Kết cấu mái: Bê tông cốt thép dán mái tôn
Số người thường xuyên có mặt tại khu vực xử lý nước thải khoảng trên
dưới 15 người. Tùy thuộc vào lịch làm việc và sắp xếp ca.
Đánh giá, dự báo khả năng thiệt hại khi có sự cố, tai nạn: Có thể gây thiệt
hại về tính mạng con người và tài sản của công ty.
b) Khu vực phòng hành chính

- Kết cấu công trình: 2 tầng
+ Kết cấu móng: Móng bê tông đặt trên nền đệm cát;
+ Kết cấu sàn: Sàn phẳng bê tông cốt thép ;
+ Kết cấu khung: Hệ kết cấu là hệ dầm, bê tông cốt thép tường gạch;
+ Kết cấu mái: Kết cấu bê tông, dán tôn
- Số người thường xuyên có mặt khoảng 10 người.
- Đánh giá, dự báo khả năng thiệt hại khi có sự cố, tai nạn: có thể gây thiệt hại về
tính mạng con người và tài sản của công ty.
c) Khu vực nhà xử lý bùn và nhà ủ phân
- Kết cấu công trình:
+ Kết cấu móng: Móng bê tông đặt trên nền đệm cát;
+ Kết cấu sàn: Sàn phẳng bê tông cốt thép ;
+ Kết cấu khung: Hệ kết cấu là hệ dầm, bê tông cốt thép tường gạch;
+ Kết cấu mái: Kết cấu bê tông, dán tôn
- Số người thường xuyên có mặt khoảng 12 người.
4


- Đánh giá, dự báo khả năng thiệt hại khi có sự cố, tai nạn: có thể gây thiệt hại về
tính mạng con người và tài sản của công ty.
d) Khu vực nhà kho
- Kết cấu công trình:
+ Kết cấu móng: Móng bê tông đặt trên nền đệm cát;
+ Kết cấu sàn: Sàn phẳng bê tông cốt thép ;
+ Kết cấu khung: Hệ kết cấu là hệ dầm, bê tông cốt thép tường gạch;
+ Kết cấu mái: Kết cấu bê tông, dán tôn
- Số người thường xuyên có mặt 2 người.
- Đánh giá, dự báo khả năng thiệt hại khi có sự cố, tai nạn: có thể gây thiệt hại về
tính mạng con người và tài sản của công ty.
IV. Lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ tại chỗ: (6):

1. Tổ chức lực lượng :
Đội trưởng đội PCCC cơ sở ông: Nguyễn Văn Linh
Số lượng đội viên đội PCCC cơ sở:

người.

Số người đã huấn luyện nghiệp vụ về PCCC:

người.

2. Lực lượng thường trực chữa cháy và cứu nạn cứu hộ:
Trong giờ làm việc: Đội chữa cháy cơ sở có

người và

người trực ban đêm.

VI. Phương tiện cứu nạn cứu hộ của cơ sở (7):

Stt

Tên phương tiện

Đơn vị

Số lượng

1
2
3

4
5
6
7

Búa
Rìu
Xà Beeng
Hộp sơ cứu
Mặt nạ phòng độc 3M6800
Cáng cứu thương
Tủ thuốc cấp cứu
Biển khu vực không phận sự cấm
vào

Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Hộp

05
01
04
01
04
02
02


Cái

02

8

Ghi chú

5


9

Cọc tiêu cảnh báo an toàn
Dải băng phân ranh giới khu vực
10
cứu nạn, cứu hộ
11 Câu liêm
12 Thang nhôm và thang dây
13
14
15

Cái

06

Cái


01

Cái
Cái

04
02

B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SỰ CỐ, TAI NẠN PHỨC TẠP NHẤT.
I. Phương án xử lý tình huống cháy phức tạp nhất:
1. Giả định tình huống cháy phức tạp nhất (8):
- Thời gian xảy ra cháy: 11h30.
- Điểm xuất phát cháy: Nhà điều hành chính.
- Nguyên nhân xảy ra cháy: do sơ xuất sử dụng ngọn lửa trần
- Chất cháy chủ yếu: Vật tư, thiết bị máy móc điện tử, giấy, gỗ,..
- Khả năng cháy lan và dự báo thiệt hại:
Hướng phát triển đám cháy lan rộng diện tích khu vực nhà điều hành.
Do cháy phát sinh nhanh và ở trên cao ngọn lửa nhanh chóng đe dọa cháy lan toàn
bộ kho. Đám cháy tỏa ra nhiều khói khí độc, nhiệt độ đám cháy tăng cao, đe dọa đến
tính mạng và sức khỏe của những người bị kẹt lại trong khu vực ảnh hưởng bởi khói và
khí độc. Trong thời điểm đang diễn ra sự cố, số lượng người trong khuôn viên dự kiến
khoảng trên 30 người tạo nên sự hoảng loạn, tìm cách thoát nạn ra khu vực an toàn. Dự
kiến có khoảng 5 người bị kẹt lại, toàn bộ số người còn lại tham gia cứu người, cứu tài
sản, chữa cháy hoặc di chuyển lại nơi tập trung sơ tán.
2. Tổ chức triển khai cứu nạn cứu hộ (9):
a. Nguyên tắc chung tổ chức thoát nạn cứu nạn, cứu hộ:

6



- Công tác tổ chức thoát nạn, cứu người trong đám cháy với phương châm: Ưu
tiên cứu người, quá trình cứu người bị nạn được tổ chức song song trong quá trình tổ chức
chữa cháy.
- Huy động mọi phương tiện cần thiết phục vụ công tác cứu nạn và cứu người
trong đám cháy.
- Gọi điện khẩn cấp cho cơ quan cấp cứu Y tế số điện thoại 115 tới ứng cứu đỗ ở
vị trí thuận tiện và đưa người bị nạn tới bệnh viện đa khoa huyện.
- Tổ chức người vận chuyển tài sản ra vị trí quy định.
- Tổ chức lực lượng bảo vệ an toàn tài sản đã cứu ra bên ngoài, đề phòng kẻ gian
lợi dụng sơ hở lấy cắp tài sản.
b. Nguyên tắc chung tổ chức chữa cháy:
- Người phát hiện ra cháy hô hoán báo động cho mọi người biết địa điểm xảy ra
cháy.
- Khi thấy báo động có cháy nhanh chóng cắt điện khu vực xảy ra cháy (người
gần tủ điện nhất nhanh chóng di chuyển đến tủ cắt điện).
- Cán bộ quản lý nhà máy (người được ủy quyền) báo điện thoại 114 hoặc
(028) 3.7594.696 cho lực lượng Cảnh sát PCCC chuyên nghiệp tới tổ chức chữa cháy
(Phòng CS PC&CC Huyện Bình Chánh).
+ Báo điện thoại cho chủ cơ sở biết khu vực xảy ra cháy (nếu chủ cơ sở không có
mặt).
+ Báo, gọi điện thoại cho lực lượng Cảnh sát 113 và Công an huyện Bình Chánh.
tới hỗ trợ về công tác bảo vệ trật tự an ninh.
+ 01 người tổ chức đón và hướng dẫn xe chữa cháy.
- Tổ chức lực lượng và phương tiện PCCC của cơ sở để tổ chức chữa cháy.
- Hỗ trợ cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo sự phân công của chỉ huy chữa
cháy thành phố, hỗ trợ triển khai đường vòi...
3. Công tác tổ chức chữa cháy:
7



Khi xảy cháy, nổ (Xe chữa cháy của lực lượng chuyên nghiệp chưa đến) thì Cán bộ
quản lý nhà máy (hoặc người được ủy quyền) là người tổ chức, chỉ huy chữa cháy.
a. Lực lượng PCCC cơ sở
- Lực lượng: Huy động

người là đội viên đội PCCC cơ sở.

- Phương tiện: Hệ thống chữa cháy vách tường, hệ thống báo cháy và chữa cháy tự
động. Bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy xe đẩy được trang bị tại cơ sở.
- Nhiệm vụ:
+ Thông tin báo cháy: Thông tin và xử lý báo cháy, cúp điện khu vực cháy.
+ Hướng dẫn thoát nạn- cứu nạn:
 Tổ chức hướng dẫn cho CBCNV thoát ra nơi an toàn, tập trung tại
khu vực đường nội bộ, kế khu vực văn phòng, xác định số người còn
mắc kẹt trong đám cháy.
 Trực tiếp cứu 05 nạn nhân trong đám cháy chuyển đến khu vực tập
kết nạn nhân tổ chức sơ cấp cứu, phân loại và chuyển thương.
+ Chữa cháy: Triển khai 04 lăng B phun nước vào đám cháy chữa cháy, ngăn
chặn cháy lan và làm mát cho công tác thoát nạn, đồng thời sử dụng bình
chữa cháy xách tay và bình chữa cháy xe đẩy chữa cháy ban đầu.
+ Di chuyển tài sản: Di chuyển máy móc thiết bị ra khu vực tập kết tài sản.
+ Tổ bảo vệ: Tổ chức tăng cường công tác bảo vệ an ninh trật tự bên trong
NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI
+ Khi lực lượng Cảnh sát PC&CC đến nơi, Chỉ huy trưởng lực lượng dẫn
phòng báo cáo lại toàn bộ tình hình, diễn biến đám cháy cho chỉ huy trưởng
lực lượng cảnh sát PC&CC, đồng thời phối hợp cứu người bị nạn và làm
các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Chỉ huy chữa cháy.
b. Lực lượng Cảnh sát PC&CC TP.Hồ Chí Minh:
- Lực lượng: Huy động 20 CBCS của các đơn vị Phòng HD, CĐ về Chữa cháy,
Phòng cứu nạn- cứu hộ, Phòng CS PC&CC Huyện Bình Chánh, Phòng CS

8


PC&CC Quận 8, Phòng Công tác chính trị, Phòng Tham mưu chỉ huy điều hành
công tác cứu nạn, cứu hộ
- Phương tiện: Huy động 04 xe nước chữa cháy, 02 máy bơm chữa cháy, 01 xe cứu
hộ, 01 xe cứu thương và 01 xe chở phương tiện.
- Phân chia khu vực chiến đấu: Dự kiến các đơn vị tham gia chữa cháy và cứu nạncứu hộ được phân chia thành 02 khu vực:
+ Khu vực 1: Chữa cháy, ngăn chặn cháy lan trên Đường nội bộ phía trước
khu vực văn phòng triển khai 02 xe nước chữa cháy của Phòng Cảnh sát
PC&CC Huyện Bình Chánh.
+ Khu vực 2: Chữa cháy, ngăn chặn cháy lán Đường nội bộ đối diện nhà xe
triển khai 01 xe nước chữa cháy của Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 8.
- Nhiệm vụ:
+ Nhận tin và xuất xe đến đám cháy, nắm tình hình đám cháy và tiếp nhận
quyền chỉ huy chữa cháy từ Đội trưởng PCCC NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC
THẢI
+ Tổ chức ngay các hoạt động trinh sất, nhận định tình hình cháy, chi viện lực
lượng, phương tiện đến đám cháy.
+ Tổ chức tìm kiếm cứu 5 nạn nhân trong khu vực cháy ra khu vực tập kết
chuyển giao cho lực lượng y tế sơ cấp cứu ban đầu và chuyển thương.
+ Tổ chức tiếp nhận các nạn nhân do lực lượng chuyển giao, nhanh chóng
đưa đến các bệnh viện gần nhất điều trị.
+ Triển khai các đội hình chữa cháy, làm mát, ngăn chặn cháy lan cho đến khi
đám cháy được dập tắt hoàn toàn.
+ Tổ chức công tác truyền tiếp nước đảm bảo đủ lưu lượng nước chữa cháy
liên tục cho các xe chữa cháy tại mặt lửa.
+ Thiết lập Trung tâm thông tin chỉ huy chữa cháy di động để đảm bảo thông
tin luôn được thông suốt giữa các khu vực chữa cháy và cứu nạn- cứu hộ và
9



trung tâm chỉ huy của Cảnh sát PCCC Thành phố Hồ Chí Minh, chuẩn bị
máy bộ đàm 4W và quy định mật danh cho các đơn vị tham gia phối hợp.
+ Nắm tình hình lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và các số liệu
khác phục vụ công tác rút kinh nghiệm thực tập phương án và thực hiện
chế độ thông tin báo cáo theo quy định.
c. Các lực lượng tham gia phối hợp
 Công an Huyện Bình Chánh
+ Lực lượng: Huy động 10 CBCS
+ Phương tiện: 02 xe tuần tra và các dụng cụ hỗ trợ khác
+ Nhiệm vụ:
 Có phương án bảo vệ ANTT, chốt chặn và phân luồng giao thông
trên các tuyến đường Phạm Hùng, Đường nội bộ,...
 Đảm bảo ANTT xung quanh khu vực cháy phục vụ cho lực lượng
Cảnh sát PC&CC triển khia đội hình chữa cháy và cứu hộ- cứu nạn.
 Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, đề nghị Ban chỉ huy Công an
Huyện Bình Chánh có kế hoạch riêng để triển khai thực hiện.
 Ban chỉ huy Quân sự Huyện Bình Chánh
+ Lực lượng: Huy động 10 CBCS
+ Phương tiện: 01 xe chuyên dụng và các dụng cụ hỗ trợ khác
+ Nhiệm vụ:
 Phối hợp với Công an huyện Bình Chánh, lực lượng PCCC NHÀ
MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI bảo đảm an ninh trật tự xung quanh khu
vực cháy.
 Tổ chức tìm kiếm cứu 05 nạn nhân trong khu vực cháy ra khu vực
tập kết và chuyển giao cho lực lượng y tế sơ cấp cứu ban đầu và
chuyển thương.
10



+ Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, đề nghị Ban chỉ huy Quân sự Huyện Bình
Chánh có kế hoạch riêng để triển khai thực hiện.
 Hội Chữ thập đỏ Huyện Bình Chánh
+ Lực lượng: Huy động 10 CBCS
+ Phương tiện: Các dụng cụ trang bị sơ cấp cứu ban đầu và hỗ trợ khác
+ Nhiệm vụ:
 Thiết lập vị trí, chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện sơ cấp cứu ban
đầu
 Tổ chức tiếp nhận 05 nạn nhân bị thương tích do lực lượng Cảnh sát
PC&CC Thành phố, lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng Quân sự
Huyện Bình Chánh đưa ra từ bên trong đám cháy và tổ chức sơ cấp
cứu ban đầu.
 Chuyển giao 05 nạn nhân bị thương nặng cho Bệnh viện Huyện Bình
Chánh và phòng Cứu nạn – cứu hộ để nhanh chóng đưa nạn nhân đến
nơi điều trị gần nhất
 Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, đề nghị Hội chữ thập đỏ Huyện
Bình Chánh có kế hoạch riêng để triển khai thực hiện.
 Bệnh viện Huyện Bình Chánh
+ Lực lượng: Huy động 04 Cán bộ và nhân viên y tế
+ Phương tiện: 01 xe cấp cứu và các dụng cụ trang bị hỗ trợ khác
+ Nhiệm vụ:
 Sau khi nhận tin báo cháy tại NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI,
bệnh viện Huyện Bình Chánh điều động lực lượng và CB – CNV
đến bệnh viện gần nhất để tiến hành chữa cháy

11


 Tiếp nhận 03 nạn nhân bị thương tích do Hội Chữ thập đỏ Huyện

Bình Chánh chuyển giao, nhanh chóng đưa các nạn nhân này đến
bệnh viện gần nhất để tiến hành điều trị.
 Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, đề nghị bệnh viện Huyện Bình
Chánh có kế hoạch riêng để triển khai thực hiện.
 Công ty Điện lực Bình Chánh:
+ Lực lượng: 01 tổ công tác gồm 02 cán bộ công nhân viên.
+ Phương tiện: các dụng cụ hỗ trợ đóng, ngắt điện.
+ Nhiệm vụ:
 Cắt, đóng điện xung quanh khu vực diễn tập trước và sau 10 phút
để đảm bảo an toàn cho lực lượng, phương tiện tham gia chữa
cháy và cứu nạn – cứu hộ.
+ Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, đề nghị công ty điện lực Bình Chánh
có kê hoạch riêng để triển khai thực hiện.
 Công ty CP cấp nước Chợ Lớn
+ Lực lượng: 01 tổ công tác gồm 04 cán bộ công nhân viên.
+ Phương tiện: Các dụng cụ hỗ trợ tăng áp lực nước.
+ Nhiệm vụ:
 Tăng áp lực hệ thống cung cấp nước trên các tuyến đường xung
quanh NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI trong bán kính 500m
phục vụ cho các xe nước trong tình huống sử dụng hút trụ theo
đội hình con thoi để triên khai chữa cháy.
 Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, đề nghị công ty CP cấp nước
Chợ Lớn có kế hoạch riêng để triển khai thực hiện.
3. Sơ đồ triển khai lực lượng; phương tiện chữa cháy (11):

12


13



4. Nhiệm vụ của người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến hiện trường để cứu nạn, cứu hộ:(11)
1. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng tại chỗ:
- Phát hiện sự cố cháy, cắt điện tòa nhà, gọi điện báo cho lực lượng Cảnh sát
PCCC theo số 114 và các lực lượng địa phương đến hỗ trợ.
- Huy động toàn bộ đội viên đội CNCH sử dụng các phương tiện tại chỗ như đèn
pin, cáng cứu hộ, các phương tiện phá dỡ, mặt nạ phòng độc,… Xác định vị trí, số người
còn bị kẹt trong khu vực cháy .
- Cứu người bị kẹt trong khu vực cháy
- Tiến hành xác định rõ vị trí nạn nhân trong khu vực xảy ra cháy, đưa nạn nhân ra
khỏi khu vực nguy hiểm trước khi lực lượng CNCH chuyên nghiệp đến. Trong trường
hợp nạn nhân bất tỉnh, hôn mê hoặc bị thương ở chân, tay và các vết thương hở thì tiến
hành các bước sơ cấp cứu ban đầu trước khi chuyển đến các cơ sở y tế, khám chữa bệnh
ban đầu.
- Tham gia phân luồng giao thông để lực lượng chức năng có thể tiếp cận hiện
trường. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự khu vực xảy ra sự cố
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của chỉ huy tại hiện trường.
2. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu
hộ:
- Tiếp nhận quyền chỉ huy cứu nạn cứu hộ từ lực lượng cơ sở.
- Xác định vị trí đỗ xe, vị trí đặt các thiết bị phục vụ cứu nạn cứu hộ.
- Tổ chức mạng lưới thông tin liên lạc.
- Tổ chức trinh sát tai nạn, phối hợp với chủ cơ sở và người chứng kiến sự việc
nắm số lượng, vị trí người bị nạn. Trinh sát làm rõ mỗi nguy hiểm đe dọa đến tính an
toàn của nạn nhân, cán bộ chiến sỹ và người xung quanh.
- Triển khai các đội hình CNCH tìm kiếm nạn nhân trong các khu vực bị sập đổ, kết
hợp với các phương tiện phá dỡ phối hợp cùng với đội CNCH của cơ sở, lãnh đạo cơ sở
nhằm tìm kiếm nhanh nhất nạn nhân.
Khi phát hiện được nạn nhân tiến hành đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm

trước khi lực lượng CNCH chuyên nghiệp đến. Trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh, hôn
mê hoặc bị thương ở chân, tay và các vết thương hở thì tiến hành các bước sơ cấp cứu
14


ban đầu trước khi chuyển đến các cơ sở y tế, khám chữa bệnh ban đầu. Phối hợp với các
lực lượng chức năng khác phong tỏa hiện trường.
3. Nhiệm vụ cụ thể của các lực lượng khác:
3.1.Bệnh viện Đa Khoa Huyện Bình Chánh:
Cấp cứu và chuyển nạn nhân bằng các phương tiện xe cứu thương, cáng cứu
thương. Là một công việc hết sức quan trọng cấp bách. Do vậy, cần phải tiến hành khẩn
trương và đồng bộ. Vị trí tập kết tại đường phía Bắc.
3.2. Chính quyền địa phương, công an phường, dân quân tự vệ.
- Triển khai lực lượng tại các vị trí được phân công; khoanh vùng tai nạn, giữ gìn
an ninh trật tự; bảo vệ tài sản của lực lượng tham gia cứu nạn cứu hộ và của tòa nhà xảy
ra sự cố; phân luồng giao thông.
- Điều động lực lượng trên địa bàn phục vụ công tác cứu nạn cứu hộ
3.3. Lực lượng Cảnh sát giao thông.
Tổ chức hướng dẫn, phân luồng giao thông xung quanh khu vực tai nạn. Chốt chặn
tại 2 đầu đường đi vào khu vực tai nạn, điều hành phương tiện ra vào phục vụ công tác
cứu nạn cứu hộ. Ngăn các phương tiện không có nhiệm vụ vào khu vực chiến đấu
3.4. Lực lượng cảnh sát điều tra.
Nắm tình hình, lấy lời khai của các tổ chức, cá nhân có liên quan; thực hiện các
biện pháp nghiệp vụ theo quy định của luật Tố tụng hình sự.
3.5. Nhân viên điện lực phụ trách địa bàn.
- Đóng, ngắt, cung cấp điện phục vụ công tác tổ chức CNCH.
- Tham xử lý các vấn đề liên quan đến sử dụng, đảm bảo an toàn về điện tại hiện
trường.
3.6. Kỹ sư kết cấu của nhà máy.
- Đánh giá sự ổn định của các công trình lân cận. Tư vấn các biện pháp ổn định

công trình phục vụ chiến đấu theo yêu cầu của chỉ huy.
- Tham mưu về kỹ thuật khoan cắt bê tông phục vụ cứu người.
- Tham mưu huy động lực lượng, phương tiện máy móc xây dựng.
II. Phương án xử lý các tình huống cứu nạn, cứu hộ đặc trưng:(12)
1. Tình huống:
- Thời gian xảy ra cháy: 14h00.
15


- Điểm xuất phát cháy: Nhà kho
- Nguyên nhân xảy ra cháy: Sơ xuất trong sử dụng ngọn lửa trần
Chất cháy chủ yếu là gỗ, giấy, thiết bị điện tử, văn phòng phẩm…
- Thời gian cháy tự do của đám cháy từ khi bắt đầu đến khi lực lượng chữa cháy
tại chỗ triển khai đội hình chữa cháy: 05 phút.
- Diện tích đám cháy: 05 m2.
- Số người bị mắc kẹt 1 người
Khi xảy ra cháy ngọn lửa nhanh chóng lan rộng và tỏa khói. Do tiếp xúc với chất
dễ cháy, khối lượng chất cháy lớn ngọn lửa phát triển mạnh, bức xạ nhiệt lớn, khói tỏa
nhiều, khả năng lan nhanh, nếu không kịp thời chữa cháy thì đám cháy có khả năng cháy
lan rộng.
* Nguyên tắc chung tổ chức thoát nạn cứu nạn, cứu hộ:
- Công tác tổ chức thoát nạn, cứu người trong đám cháy với phương châm: Ưu
tiên cứu người, quá trình cứu người bị nạn được tổ chức song song trong quá trình tổ chức
chữa cháy.
- Huy động mọi phương tiện cần thiết phục vụ công tác cứu nạn và cứu người
trong đám cháy.
- Gọi điện khẩn cấp cho cơ quan cấp cứu Y tế số điện thoại 115 tới ứng cứu đỗ ở
vị trí thuận tiện và đưa người bị nạn tới bệnh viện đa khoa huyện.
- Tổ chức người vận chuyển tài sản ra vị trí quy định.
- Tổ chức lực lượng bảo vệ an toàn tài sản đã cứu ra bên ngoài, đề phòng kẻ gian

lợi dụng sơ hở lấy cắp tài sản.
* Kế hoạch tổ chức cứu chữa:
- Khi xảy cháy, nổ (Xe chữa cháy của lực lượng chuyên nghiệp chưa đến) thì Cán
bộ quản lý nhà máy là người tổ chức, chỉ huy chữa cháy.
- Đội chữa cháy của cơ sở triển khai cứu chữa cụ thể như sau:

16


Khi phát hiện cháy, người phát hiện lập tức hô hoán báo động toàn cơ sở. Cán bộ
quản lý nhà máy (hoặc người được ủy quyền ) gọi điện thoại đến các nơi sau:
+ Lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp số: 114 hoặc Lực lượng chữa cháy khu vực
Phòng Cảnh sát PC&CC Huyện Bình Chánh: (028) 3.7594.696
+ Công an Huyện Bình Chánh: 113
+ Điện lực Bình Chánh: (028) 6268 9159
+ Trung tâm y tế: 115
* Khi nghe hô cháy và vị trí đám cháy, đội PCCC cơ sở nhanh chóng.
- 01 người di chuyển đến cầu dao cắt điện toàn bộ khu vực.
- Đội PCCC cơ sở sử dụng các phương tiện chữa cháy (bình chữa cháy) khống chế
đám cháy
- 01 người bảo vệ tài sản và các khu vực xung quanh.
- Cán bộ quản lý nhà máy (người được ủy quyền) Đón xe chữa cháy, xe Công an
đến làm nhiệm vụ, những người không có nhiệm vụ không cho vào khu vực cháy. Phối
hợp với cơ quan CS PCCC giải quyết vụ cháy, phục vụ hậu cần thông tin liên lạc nếu vụ
cháy kéo dài

17


2. Tình huống 2:

Nhiệm vụ của các lực lượng

Stt

1

Kế hoạch
huy động
Giả định tình huống
lực lượng,
Và tính toán lực lượng
phương tiện Lực lượng
Phương tiện CNCH
cứu nạn,
tại chỗ
cứu hộ

Giả sử sập đổ tại khu văn
phòng:

Lực lượng Cảnh
Các lực
sát
lượng khác
PCCC&CNCH

- 01 xe
CNCH

- Báo động - Nhận tin báo cháy - Công an

gọi điện thoại và xác nhận thôn g huyện Bình
-Nguyên nhân: Cháy gây - 07 CBCS 114 xin chi tin có người bị kẹt Chánh: Đảm
viện.
trong khu vực sụp bảo cho xe
ra sụp đổ cấu kiện xây - 05 mặt nạ
đổ. Báo cáo lãnh CNCH hoạt
dựng.
phòng độc - Tổ chức tìm
đạo đơn vị được
động.
- Bị kẹt 02 người trong - Quần áo mũ kiếm cứu
người bị nạn biết huy động
-Bệnh viện
khu vực sụp đổ.
ủng cách
CBCS
tham
gia
sơ cấp cứu
Đa khoa
- Thời gian xảy ra: Ngày
điện
cứu
chữa.
ban đầu.
Huyện Bình
X Tháng Y Năm Z.
- Các dụng
- Xuất 01 xe
Chánh: Tổ

- Sử dụng các
cụ phương
chức di
phương tiện CNCH cùng phối
tiện phá dỡ
tìm kiếm cứu hợp các xe chữa chuyển nạn
và tìm kiếm
cháy.
nhân đến cơ
nạn, các thiết
người bị nạn.
bị bảo hộ, - Thành lập các đội sở khám
thiết bị phá hình tìm kiếm cứu chữa bệnh
ban đầu
dỡ, thiết bị sơ nạn. Sử dụng các
cấp cứu ban phương tiện nhanh
đầu.
chóng tìm kiếm
nạn nhân

18


C. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY (14):
TT

Người xây
Ngày, tháng,
Người phê duyệt
Nội dung bổ sung, chỉnh lý dựng phương án

năm
phương án ký


1

2

3

4

5

D. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY (15):
Nội dung, hình
Tình huống
Ngày, tháng, năm thức học tập, thực
cháy
tập
1

2

3

Lực lượng,
Nhận xét, đánh
phương tiện
giá kết quả

tham gia
4

5

Hà Nội, ngày 16 /09 /2018
NGƯỜI PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN (16)
P. GIÁM ĐỐC

Hà Nội, ngày 16/09/2018
NGƯỜI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN (16)

Trần Mạnh Hùng

Nguyễn Văn Linh
19


HƯỚNG DẪN GHI PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
Chú ý: Mẫu phương án chữa cháy có thể co giãn số trang tùy theo mức độ nội dung
cụ thể.
(1) - Tên của cơ sở, thôn, ấp, bản, tổ dân phố, khu rừng, phương tiện giao thông cơ
giới đặc biệt ghi theo tên giao dịch hành chính.
(2) - Sơ đồ mặt bằng tổng thể: Cần thể hiện rõ kích thước, tên gọi, đặc điểm sử
dụng của các hạng mục, nhà, công trình, đường giao thông, nguồn nước trong cơ sở; vị
trí và kích thước đường giao thông; vị trí và trữ lượng các nguồn nước chữa cháy tiếp
giáp xung quanh. (Có thể sử dụng khổ giấy lớn hơn A4)
Đối với cơ sở là nhà cao tầng phải có thêm sơ đồ mặt cắt đứng và mặt bằng tầng điển
hình.
(3) - Vị trí địa lý: Ghi sơ lược vị trí cơ sở nằm ở khu vực nào, cách trung tâm quận,

huyện… bao nhiêu km; các công trình, đường phố, sông, hồ…. tiếp giáp theo bốn
hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
(4) - Giao thông phục vụ chữa cháy: Ghi đặc điểm các tuyến đường chính phục vụ
công tác chữa cháy.
(5) - Nguồn nước chữa cháy: Thống kê tất cả các nguồn nước có thể trực tiếp phục
vụ chữa cháy bên trong cơ sở và tiếp giáp với cơ sở như: bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh,
rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy nước…, ghi rõ khả năng lấy nước vào các mùa, thời điểm
trong ngày; chỉ dẫn vị trí, khoảng cách tới các nguồn nước ở bên ngoài.
(6) - Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc: Ghi rõ đặc điểm kiến trúc,
xây dựng và bố trí các hạng mục công trình (số đơn nguyên, số tầng, bậc chịu lửa, diện
tích mặt bằng, loại vật liệu của các cấu kiện xây dựng chủ yếu như tường, cột, trần, sàn,
mái…; phân tích tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục công trình
liên quan đến nguy hiểm cháy, nổ, độc, đặc điểm dây chuyền sản xuất, số người thường
xuyên có mặt; nêu đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của các chất cháy chủ yếu: Loại chất
cháy, vị trí bố trí, sắp xếp, số lượng, khối lượng, đặc điểm cháy, yếu tố độc hại khi cháy,
khả năng cháy lan ra khu vực xung quanh.
(7) - Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ: Ghi rõ tổ chức (tổ hay đội), người phụ
trách, số lượng đội viên phòng cháy chữa cháy và số người đã qua huấn luyện về phòng
cháy và chữa cháy. Số người thường trực trong và ngoài giờ làm việc.
(8) - Phương tiện chữa cháy của cơ sở: Ghi rõ chủng loại, số lượng, vị trí bố trí
phương tiện chữa cháy (chỉ thống kê phương tiện chữa cháy đảm bảo chất lượng theo quy
định).
(9) - Nội dung giả định tình huống cháy phức tạp nhất: Giả định tình huống cháy
xảy ra ở khu vực dễ dẫn đến cháy lan, tạo thành đám cháy lớn, phát triển phức tạp đe
dọa hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng của nhiều người, gây thiệt hại nghiêm trọng về
tài sản, đồng thời gây khó khăn, phức tạp cho việc chữa cháy mà cần phải huy động
nhiều người và phương tiện mới có thể xử lý được. Cần giả định rõ thời điểm xảy ra
cháy, nơi xuất phát cháy và chất cháy chủ yếu, nguyên nhân xảy ra cháy, thời gian cháy
tự do và quy mô, diện tích đám cháy tính đến thời điểm triển khai chữa cháy của lực
20



lượng tại chỗ; dự kiến xuất hiện những yếu tố gây ảnh hưởng tác động lớn tới việc chữa
cháy như: Nhiệt độ cao, nhiều khói, khí độc, sụp đổ công trình…; dự kiến vị trí và số
lượng người bị kẹt hoặc bị nạn trong khu vực cháy.
(10) - Tổ chức triển khai chữa cháy: Ghi rõ nhiệm vụ của người chỉ huy, của từng
người, từng bộ phận trong việc báo cháy, cắt điện, triển khai các biện pháp dập tắt đám
cháy, chống cháy lan, hướng dẫn thoát nạn và tổ chức cứu người, cứu và di tản tài sản;
đón tiếp các lực lượng được cấp có thẩm quyền huy động đến chữa cháy; đảm bảo hậu
cần và thực hiện các hoạt động phục vụ chữa cháy khác; bảo vệ hiện trường và khắc
phục hậu quả vụ cháy.
(11) - Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy: Vẽ sơ đồ thể hiện rõ vị
trí và kích thước đám cháy ở hạng mục của nhà, công trình hoặc khu vực cụ thể trong
cơ sở; hướng gió chủ đạo; các vị trí bố trí triển khai lực lượng, phương tiện để dập cháy,
chống cháy lan, hướng dẫn tự thoát nạn và tổ chức cứu người, di tản tài sản; hướng tấn
công chính… (Các ký hiệu, hình vẽ trên sơ đồ thống nhất theo quy định).
(12) - Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy có mặt để chữa cháy: Ghi rõ những nội dung nhiệm vụ mà
người chỉ huy chữa cháy tại chỗ cần phải thực hiện, trong đó chú ý đến việc báo cáo
tình hình về đám cháy, công tác chữa cháy đang tiến hành và những việc liên quan với
người chỉ huy chữa cháy thuộc cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi người
chỉ huy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến đám cháy, nhiệm vụ tiếp
tục tham gia chữa cháy và bảo đảm các điều kiện cần thiết nếu đám cháy có khả năng
kéo dài.
(13) - Phương án xử lý một số tình huống cháy đặc trưng: Giả định tình huống
cháy xảy ra ở từng khu vực, hạng mục công trình có tính chất nguy hiểm về cháy, nổ
khác nhau và việc tổ chức chữa cháy cũng khác nhau; các tình huống sắp xếp theo thứ
tự “Tình huống 1, 2, 3…”; nội dung từng tình huống được ghi tóm tắt theo thứ tự và số
lượng lực lượng, phương tiện của các bộ phận cần huy động và bố trí triển khai làm gì,
ở vị trí nào; nội dung tóm tắt nhiệm vụ cơ bản của chỉ huy và đội viên ở các bộ phận

trong cơ sở được huy động chữa cháy (Cách ghi tương tự như tình huống cháy phức tạp
nhất và có sơ đồ chữa cháy kèm theo).
(14) - Bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy: Ghi rõ trường hợp thay đổi có liên
quan đến việc tổ chức chữa cháy nhưng chưa đến mức làm thay đổi cơ bản nội dung
phương án chữa cháy. Trường hợp có thay đổi lớn cơ bản làm ảnh hưởng đến nội dung
phương án thì phải tiến hành xây dựng lại theo quy định.
(15) - Theo dõi học và thực tập phương án chữa cháy: Ghi rõ việc đã tổ chức học
và thực tập các tình huống cháy trong phương án, có sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện
đã thực tập và đính kèm vào phương án chữa cháy này.
(16) - Chức danh người phê duyệt phương án chữa cháy.
(17) - Chức danh người có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy, đối với
phương án chữa cháy thuộc thẩm quyền phê duyệt cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa
cháy thì người đứng đầu cơ sở ký tên, đóng dấu.

21


22



×