Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DĨ AN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hồng Nhung
Mã số sinh viên: 05124074
Lớp : DH05QL
Ngành: Quản lý đất đai.
Trang 1
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
Tp.Hồ Chí Minh, Tháng 7 năm 2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH
---------#"--------
BÙI THỊ HỒNG NHUNG
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DĨ AN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn: Th.S . Trần Duy Hùng
(Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)
-Tháng 07 năm 2009Trang 2
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
UUUUUUUUUUUU
Con xin kính dâng đến ba mẹ - người đã dày công sinh thành, vất vả nuôi dưỡng,
dạy dỗ con nên người và có được kết quả như ngày hôm nay lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Em xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông âm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Quản lý đất đai và Bất động sản.
Cùng toàn thể quý thầy cô trong Khoa đã hết lòng giảng dạy và truyền đạt những
kiến thức quý báu trong suốt thời gian em học tại trường.
Thầy Trần Duy Hùng, giáo viên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo cho
em trong suốt quá trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp.
Ban lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Dĩ An- tỉnh Bình Dương.
Cùng toàn thể cô chú, anh chị đang công tác tại phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Dĩ An đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Các bạn của lớp DH05QL- những người bạn đã đồng hành với tôi trong suốt quá
trình học tập và thực tập tốt nghiệp, cùng tôi trao đổi những kiến thức, góp ý chân thành,
thẳng thắng để tôi xây dựng và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, Tháng 08 năm 2009.
Sinh viên
Bùi Thị Hồng Nhung
Trang 3
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
TÓM TẮT.
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hồng Nhung, Khoa Quản lý Đất đai và Bất động
sản, trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh.
Đề tài: “ Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện
Dĩ An – tỉnh Bình Dương từ năm 2005 đến nay”.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Duy Hùng, bộ môn Quy hoạch; khoa Quản lý
Đất đai và Bất động sản, Trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh.
Năm 2005 được sự chỉ đạo của UBND Tỉnh và sự giúp đỡ của Sở Tài nguyên và
Môi trường, UBND Huyện Dĩ An đã tiến hành triển khai lập dự án quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đến năm 2010.
Hiện nay tình hình sử dụng đất của huyện cũng như cơ sở hạ tầng tuy có những
thay đổi đáng kể nhưng vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội
của huyện. Vì vậy công tác đánh giá tình tình thực hiện QHSDĐ của huyện Dĩ An có ý
nghĩa rất lớn trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
Trong quá trình thực hiện đề tài có vận dụng các phương pháp tổng hợp sau:
Thống kê, so sánh, chuyên gia, tổng hợp- phân tích, công nghệ và điều tra thực địa.
Thông qua đó có thể đánh giá tổng quát tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của
huyện Dĩ An đến năm 2008 với các nội dung sau:
- Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn từ đó rút ra được những
thuận lợi, khó khăn nhằm tìm ra hướng giải quyết hợp lý hơn.
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch: công tác thực hiện quy hoạch sử dụng
đất huyện Dĩ An đến năm 2008 cho thấy có sự chênh lệch so với chỉ tiêu của quy hoạch
đã thực hiện, một số chỉ tiêu quy hoạch không còn phù hợp với nhu cầu thực tế dẫn đến
việc điều chỉnh quy hoạch là cần thiết.
- Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử sụng đất huyện Dĩ An là công việc rất
cần thiết nhằm làm cơ sở cho việc quản lí và sử dụng đất đai, làm cơ sở để đề xuất
hướng điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp hơn.
Kết quả của việc đánh giá phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành Quản lý Nhà
nước về đất đai làm cơ sở cho công tác lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
Trang 4
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................Trang 1
PHẦN I: TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu............................................................ 3
I.1.1 Cơ sở khoa học của nghiên cứu............................................................... 3
I.1.2 Cơ sở pháp lý của nghiên cứu ................................................................. 4
I.1.3 Cơ sở thực tiễn để nghiên cứu ................................................................. 4
I.1.4 Các khái niệm, các nguyên tắc trong quy hoạch, tổng quan tình hình nghiên
cứu quy hoạch trong và ngoài nước. ..................................................................... 4
I.2 Khái quát về địa bàn nghiên cứu.................................................................. 8
I.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu......................................................... 8
I.3.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 8
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 8
I.3.3 Các bước thực hiện .................................................................................. 8
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 10
II.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên-tài nguyên thiên nhiên- thực trạng
môi
trường ................................................................................................................. 10
II.1.1 Đánh giá về điều kiện tự nhiên............................................................. 10
II.1.2 Đánh giá về tài nguyên thiên nhiên...................................................... 12
II.1.3 Đánh giá về thực trạng môi trường ...................................................... 15
II.2 Thực trang phát triển kinh tế - xã hội ...................................................... 16
II.2.1 Tình hình phát triển kinh tế .................................................................. 16
II.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế............................................... 17
II.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ............................................... 19
II.2.4 Đánh giá thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn........... 21
II.2.5 Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ............. 22
II.3 Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai, hiện trạng sử dụng đất và
biến động đất đai ............................................................................................... 25
II.3.1 Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai.................................. 25
II.3.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2008.......................................... 27
II.3.3 Đánh giá biến động đất đai................................................................... 33
II.4 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất............................. 39
II.4.1 Giới thiệu phương án QHSDĐ 2005-2010 .......................................... 39
II.4.2 Đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất trong QHSDĐ được duyệt đến
năm 2008 ............................................................................................................. 42
II.4.3 Đánh giá tình hình thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn huyện Dĩ An
49
II.4.4 So sánh chỉ tiêu KHSDD hàng năm so với KHSDĐ đã đề ra.............. 53
Trang 5
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
II.4.5 Đánh giá các kết quả đã thực hiện được trong QHSDĐ từ năm 2005 đến 2008
55
II.4.6 Đánh giá quá trình thực hiện QHSDĐ so với chỉ tiêu QHSDĐ
năm
2010 ..................................................................................................................... 57
II.4.7 Đánh giá chung về tình hình thực hiện QHSDĐ trên địa bàn
huyện
Dĩ An ................................................................................................................... 59
II.4.8Đánh giá hiệu quả khi thực hiện phương án QHSDĐ........................... 59
II.4.9 Đề xuất hướng điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020........................... 61
KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ ................................................................................ 68
Trang 6
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính huyện Dĩ An.........................................Trang 11
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu khí hậu của huyện Dĩ An ........................................... 12
Bảng 2.3 : Tài nguyên đất huyện Dĩ An.............................................................. 13
Bảng 2.4: Cơ cấu kinh tế huyện Dĩ An năm 2008............................................... 17
Bảng 2.5: Giá trị sản xuất công nghiệp huyện Dĩ An từ 2005-2008................... 19
Bảng 2.6: Dân số huyện Dĩ An vào năm 2008.................................................... 20
Bảng 2.7 : Thống kê các tuyến đường trong huyện............................................. 22
Bảng 2.8 : Cơ cấu sử dụng đất huyện Dĩ An năm 2008. ..................................... 28
Bảng 2.9: Hiện trạng sử dụng đất năm 2008 phân theo các cấp hành chính....... 29
Bảng 2.10: So sánh diện tích các loại đất trong huyện Dĩ An............................. 30
Bảng 2.11: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Dĩ An năm 2008. ......... 31
Bảng 2.12: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2008
của
huyện Dĩ An......................................................................................................... 32
Bảng 2.13: Cơ cấu sử dụng đất năm 2005 của huyện Dĩ An. ............................. 34
Bảng 2.14: So sánh cơ cấu sử dụng đất huyện Dĩ An giai đoạn 2000-2005. ...... 34
Bảng 2.15: Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp huyện Dĩ An giai đoạn 20002005. .................................................................................................................... 34
Bảng 2.16: Biến động diện tích đất lâm nghiệp huyện Dĩ An giai đoạn
20002005. .................................................................................................................... 35
Bảng 2.17: Biến động diện tích đất phi nông nghiệp huyện Dĩ An giai đoạn 20002005. .................................................................................................................... 36
Bảng 2.18: Biến động đất đai 2005-2008 của huyện Dĩ An................................ 38
Bảng 2.19: Phương án QHSDĐ huyện Dĩ An giai đoạn 2005-2010................... 40
Bảng 2.20: QHSDĐ nông nghiệp theo đơn vị hành chính. ................................. 42
Bảng 2.21: Tình hình thực hiện QHSDĐ đến năm 2008. ................................... 45
Bảng 2.22: Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
đến
năm 2008. ............................................................................................................ 46
Bảng 2.23: Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2008.
............................................................................................................................. 48
huyện Dĩ
Bảng 2.24 : Các công trình nằm trong quy hoạch đã thực hiện của
An ........................................................................................................................ 50
Bảng 2.25 : Các công trình, dự án nằm trong QHSDĐ 2005-2010 nhưng chưa được
thực hiện của huyện Dĩ An. ................................................................................. 51
Bảng 2.26: Các công trình, dự án nằm ngoài quy hoạch nhưng được thực hiện 52
Bảng 2.27: So sánh các chỉ tiêu sử dụng đất trong KHSDĐ năm 2006 của huyện Dĩ
An ....................................................................................................................... 54
Bảng 2.28: So sánh các chỉ tiêu sử dụng đất trong KHSDĐ năm 2007 của huyện Dĩ
An. ....................................................................................................................... 55
Bảng 2.29: So sánh tình hình thực hiện QHSDĐ năm 2008 với 2010................ 57
Trang 7
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
Bảng 2.30: So sánh tình hình thực hiện QHSD đất nông nghiệp năm 20080 với 2010
............................................................................................................................. 57
Bảng 2.31: So sánh tình hình thực hiện QHSD đất phi nông nghiệp năm 2008 với 2010
............................................................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu 2.01
Biểu 2.02
Biểu 2.03
Biểu 2.04
Biểu 2.05
: Tài nguyên đất huyện Dĩ An.
: Cơ cấu sử dụng đất huyện Dĩ An năm 2008.
: Diện tích đất nông nghiệp năm 2008.
: Biến động đất đai 20050-2008.
: Kết quả thực hiện QHSD đất nông nghiệp huyện Dĩ An đến năm 2008.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KTXH
UBND
HĐND
TN-MT
GCNQSDĐ
QHSDĐ
KHSDĐ
SDĐ
QSDĐ
KCN
: Kinh tế- xã hội.
: Ủy ban nhân dân.
: Hội đồng nhân dân.
: Tài nguyên môi trường.
: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
: Quy hoạch sử dụng đất.
: Kế hoạch sử dụng đất.
: Sử dụng đất.
: Quyền sử dụng đất
: Khu công nghiệp
Trang 8
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên Quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn xây dựng và phát triển
nhân sinh, kinh tế xã hội, quốc phòng và an ninh. Vai trò của đất đai đối với con
người và các hoạt động sống trên trái đất là rất quan trọng nhưng lại có hạn về diện
tích và cố định về vị trí. Do đó việc sử dụng đất cần phải tiết kiệm và hợp lý trên cơ
sở hiệu quả và lâu bền.
Từ yêu cầu thực tiễn trên, điều 18 Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam năm 1992 khẳng định: “ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai
theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng có mục đích và có hiệu quả”.
Như vậy quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là một nhiệm vụ quan trọng giúp
Nhà nước quản lý thống nhất toàn bộ đất đai.
Tỉnh Bình Dương là tỉnh thuộc vùng miền Đông Nam Bộ, là một trong những
tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh
chóng.
Trong đó Huyện Dĩ An là một trong những huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế
dẫn đầu của tỉnh. Nằm giáp với Thành Phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hòa ,
gần các Cảng biển, sân bay Tân Sơn Nhất,….tạo điều kiện cho việc vận chuyển và lưu
thông hàng hóa một cách dễ dàng. Đây là các điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế của huyện.
Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của huyện đã và đang gây ra nhiều sức ép lớn
đối với đất đai. Do đó phải có một phương án sử dụng đất hợp lý để mang lại hiệu qiả
sử dụng đất cao nhất nhằm đáp ứng cho nhu cầu sử dụng đất của huyện đang là vấn đề
rất cấp thiết hiện nay.
Quy hoạch sử dụng đất huyện Dĩ An thời kỳ 2005-2010 được xây dựng nhằm
giải quyết tốt các mối quan hệ đất đai, tạo điều kiện cho công tác quản lí đất đai của
Nhà nước được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng, tạo cơ sở cho việc giao đất, cho thuê
đất, thu hồi đất và điều hòa quan hệ sử dụng đất trong các ngành, các lĩnh vực trong
xã hội.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện Quy hoạch sử dụng đất do những điều kiện
chủ quan và khách quan nên công tác quy hoạch thực hiện chưa đúng với các tiến độ
đề ra.
Từ tầm quan trọng của công tác Quy hoạch sử dụng đất, được sự chấp thuận
của Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM và
Phòng Tài Nguyên Môi Trường Huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng
đất trên địa bàn huyện Dĩ An - Tỉnh Bình Dương”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Đánh giá tình hình quy hoạch sử dụng đất của Huyện Dĩ An Tỉnh Bình Dương
từ năm 2005-2008 để xác định những thuận lợi và khó khăn mà công tác quy hoạch đã
đạt được. Từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục để công tác quy hoạch sử dụng đất
Trang 9
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
trở thành một công cụ đắc lực để Nhà nước quản lý đất đai một cách hợp lý và có hiệu
quả.
- Phục vụ cho công tác Quản lý Nhà nước về đất đai.
- Làm cơ sở cho công tác điều chỉnh Quy hoạch đến năm 2020.
Đối tượng nghiên cứu cụ thể:
- Các phương án QH-KHSDD của Huyện Dĩ An.
- Tình hình thực hiện QH-KHSDD của Huyện Dĩ An.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu của đề tài được thực hiện trên địa bàn Huyện Dĩ An
tỉnh Bình Dương.
- Thời gian nghiên cứu: 04 tháng từ đầu tháng 4 đến đầu tháng 8 năm 2009.
Trang 10
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
PHẦN I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
I.1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU.
Hệ thống quy hoạch ra đời rất sớm ở Liên Xô (cũ ): bắt đầu từ thập niên 30
và phát triển liên tục không ngừng cho đến nay. Hệ thống QHSDD gồm 4 cấp:
- Tổng sơ đồ sử dụng đất toàn Liên bang.
- Tổng sơ đồ sử dụng đất các tỉnh và nước cộng hòa.
- Quy hoạch vùng và huyện.
- Quy hoạch liên xí nghiệp và xí nghiệp.
Theo hướng dẫn của FAO năm 1983: “ QHSDD là việc đánh giá có hệ thống
về tiềm năng đất, nước, đưa ra các phương án sử dụng đất và các điều kiện kinh tế- xã
hội cần thiết nhằm lựa chọn và chỉ ra một phương án sử dụng đất tốt nhất”.
Ơ nước ta có 2 quan điểm về QHSDD.
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: QHSDD đơn thuần chỉ là một biện pháp kinh
tế- kỹ thuật thông qua đó người ta thực hiện các công tác sau:
+ Đo đạc bản đồ đất đai.
+ Phân chia diện tích.
+ Giao đất cho các ngành.
+ Thiết kế xây dựng đồng ruộng.
- Quan điểm thứ hai cho rằng: QHSDD được xây dựng trên các quy phạm
pháp luật của Nhà nước nhằm nhấn mạnh tính pháp chế của QHSDD.
Cả 2 quan điểm trên đều chưa thỏa mãn đúng và đầyđủ vì bản chất của quy
họach không nằm ở kỹ thuật đo đạc, cũng không thuộc về hình thức pháp lý, mà nó
nằm bên trong của việc tổ chức sử dụng đất như là một tư liệu sản xuất đặc biệt, coi
đất như đối tượng của các mối quan hệ trong đối tượng sản xuất.
QHSDD có 3 tính chất phải thể hiện: tính pháp chế, tính kỹ thuật và tính kinh
tế.
Từ đó có thể rút ra khái niệm QHSDD như sau: “ QHSDD là hệ thống các biện
pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lí đất đai
đầyđủ , hơp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bỗ quỹ đất đai
và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã
hội tạo điều kiện bảo vệ đất và môi trường”.
Kế hoạch sử dụng đất.
Kế hoạch sử dụng đất( KHSDD): là sự chia nhỏ, chi tiết hóa quy hoạch sử dụng
đất về mặt nội dung và thời kỳ được lập theo cấp lãnh thổ hành chính.
KHSDD nếu được phê duyệt thì vừa mang tính pháp lý vừa mang tinh pháp
lệnh mà Nhà nước giao cho địa phương hòan thành trong giai đoạn kế hoạch. KHSDD
bao gồm:
- KHSDD ngắn hạn: là kế hoạch được lập theo mỗi theo chu kỳ mỗi năm hoặc 5
năm tùy theo cấp đơn vị hành chính.
Trang 11
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
- KHSDD theo quy hoạch: là KHSDD được lập theo QHSDD ở 4 cấp: toàn
quốc, tỉnh, huyện, xã. KHSDD theo quy hoạch có thể là kế hoạch dài hạn (5 năm) hoặc
kế hoạch ngắn hạn ( 1 năm).
I.1.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU:
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam 1992 đã được sửa đổi,
bổ sung theo Nghị Định số 51/2001-QH ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa 10 kỳ
họp thứ 10.
- Luật đất đai 2003 được Quốc hội khóa 11 kỳ họp thứ 4 thông qua ngày
26/11/2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ban hành ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng
dẫn thi hành Luật đất đai.
- Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 1/11/2004 về việc hướng dẫn lập, điều
chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quyết định 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 của Bộ Tài Nguyên Môi
Trường về việc ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy họach, kế họach sử dụng đất.
- Nghị quyết đại hội đại biểu huyện Dĩ An lần thứ IX.
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch- kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010
của huyện Dĩ An đã được UBND Tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1316/QĐ-UBND
ngày 20/3/2007 về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử
dụng đất giai đoạn 2006-2010 của huyện Dĩ An.
- Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Dương thời kỳ 2001-2010, đã được Chính
phủ phê duyệt tại Quyết Định số 873/QĐ-TTg ngày 01/10/2002.
- Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Dương đến năm 2010
và tầm nhìn đến năm 2020 ( đã được Bộ TN&MT thẩm định ngày 21/06/2005).
- Các văn bản của HĐND và UBND các cấp, một số các chương trình, dự án
phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Dĩ An.
I.1.3 CƠ SỞ THỰC TIỂN ĐỂ NGHIÊN CỨU.
Hiện nay công tác thực hiện QHSDD nước ta phần lớn đã thực hiện ở các
tỉnh , thành nhưng tính khả thi chưa cao, tầm chiến lược lâu dài còn hạn chế và công
tác quy hoạch còn nhiều bất cập trong tổ chức thực hiện quy hoạch tại các địa phương.
Luật đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn ra
đời đã nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn trong công tác lập và tổ chức thực hiện quy
hoạch nhằm đảm bảo tính khả thi trong quy hoạch.
Đánh giá tổng quát tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn
huyện Dĩ An nhằm tìm ra sự phù hợp và những tồn tại của quy hoạch sử dụng đất để
làm cơ sở cho việc quản lý và sử dụng đất đai, làm cơ sở để đề xuất hướng điều chỉnh
quy hoạch huyện đến năm 2010.
Trang 12
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
I.1.4 CÁC KHÁI NIỆM, CÁC NGUYÊN TẮC TRONG QUY HOẠCH, TỔNG
QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
I.1.4.1 Các khái niệm:
Đất đai( Land): là phần không gian đặc trưng được xác định gồm các yếu tố
thổ quyển, thạch quyển, sinh quyển, khí quyển và thủy quyển. Trong vùng đất đó còn
bao gồm các hoạt động của con người từ quá khứ đến hiện tại và các triển vọng trong
tương lai.
Quy hoạch: là đánh giá, tập hợp nguồn lực nhằm xác định động lực phát triển
của vùng nghiên cứu, từ đó đưa ra phương án nghiên cứu cho tương lai.
Quy hoạch sử dụng đất: là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp
chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và
có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai ( khoanh định cho các mục
đích và cho các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất ( các giải pháp sử
dụng đất cụ thể) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất
đai và môi trường.
Kế hoạch sử dụng đất: là sự chia nhỏ, chi tiết hóa quy hoạch sử dụng đất về
mặt nội dung và thời kỳ được lập theo cấp lãnh thổ hành chính.
I.1.4.2. Các nguyên tắc trong quy hoạch:
Nguyên tắc chính sách: là nguyên tắc chủ đạo, trong quy hoạch sử dụng đất
phải căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của chính quyền địa
phương.
Nguyên tắc hệ thống:
Nguyên tắc hệ thống thể hiện:
+ Quy hoạch sử dụng đất gồm 5 cấp: toàn quốc, tỉnh, huyện, xã và khu công
nghệ cao.
+ Quy hoạch cấp trên lập trước, quy hoạch cấp dưới lập sau, quy hoạch cấp trên
là quy hoạch định hướng, quy hoạch cấp dưới là quy hoach chi tiết cụ thể hóa quy
hoạch cấp trên, phản ánh rõ quy hoạch cấp trên.
+ Quy hoạch sử dụng đất được thực hiện trước, kế hoạch sử dụng đất thực hiện
sau.
+ Thống nhất trong các hệ thống bản đồ: cấp huyện trở lên sử dụng bản đồ nền
là bản đồ địa hình, quy hoạch chi tiết cấp xã và khu công nghệ cao sử dụng bản đồ nền
là bản đồ địa chính.
Nguyên tắc khả biến: quy hoạch sử dụng đất có khả năng thay đổi do đó quy
hoạch chỉ có hiệu lực trong kỳ quy hoạch, sau thời kỳ quy hoạch phải tiến hành xây
dựng lại thời kỳ của giai đoạn mới. Ngoài ra sự thay đổi của chủ trương, chính sách
cũng làm cho quy hoạch sử dụng thay đổi theo cho phù hợp.
Nguyên tắc dân chủ đại chúng: quy hoạch phải có sự tham gia và đóng góp ý
kiến của các vị lãnh đạo địa phương, của quần chúng trong suốt kỳ quy họach.
Nguyên tắc triệt để, tiết kiệm, hiệu quả:
+ Triệt để: trong quy hoạch phải cân đối và phân bổ triệt để quỹ đất cho đến
năm đầu ra của vùng nghiên cứu.
Trang 13
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
+ Sử dụng tiết kiệm: là sử dụng các loại đất gắn với đầu tư các công trình đặc
biệt gắn với các dự án cơ sở hạ tầng.
+ Hiệu quả sử dụng đất thể hiện qua ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.
Nguyên tắc phù hợp: quy hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch liên
ngành, quy hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội,
đây là cơ sở để đánh giá phê duyệt.
I.1.4.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu quy hoạch trong và ngoài nước
1. Công tác QHSDĐ trên thế giới.
Công tác quy hoạch sử dụng đất đóng vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối
với Việt Nam mà nó còn có ý nghĩa quan trọng đối với các nước trên thế giới, cụ thể
là:
- Ở các nước tư bản phát triển : Anh, Mỹ, Pháp, Úc…gần đây nhất là các nước
Thái Lan, Malayxia, Philippin đã ứng dụng các quy phạm vào công tác điều tra, đánh
giá, quy họach.
- Ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á: Trung Quốc, Lào, Campuchia nhìn
chung công tác quy hoạch đã phát triển và hình thành bộ máy quản lý đất đai tương
đối tốt nhưng mới dừng lại ở phần quy hoạch tổng thể cho các ngành.
- Ở Liên Xô ( cũ): công tác quy hoạch sử dụng đất đã tiến hành có hệ thống từ
sau cách mạng tháng 10 (1917). Tới nay đã hình thành hệ thống tổ chức thống nhất từ
Trung Ương đến địa phương, gồm các cơ quam quản lí, nghiên cứu, thiết kế ,quy
hoạch đảm bảo cho việc sử dụng đất, phát triển nông nghiệp có cơ sở khoa học vững
chắc.
Kết quả đã xây dựng được:
- Tổng sơ đồ phát triển lực lượng sản xuất toàn Liên bang.
- Tổng sơ đồ phát triển lực lượng sản xuất các tỉnh và các nước cộng hòa.
- Quy hoach vùng và quy hoạch huyện.
- Quy hoạch liên xí nghiệp và xí nghiệp.
Ngoài ra trên thế giới còn nhiều tác giả đã quan tâm, nghiên cứu và đưa ra một số tài
liệu về quy họach có giá trị, cụ thể:
Một số tài liệu về đánh giá QHSDD trên thế giới như:
- Quy hoạch phát triển các quốc gia.
- Đất và QHSDD.
- Hướng dẫn quy hoạch và phát triển các quốc gia.
- Quy hoạch vùng.
- Quy hoạch tài nguyên và sử dụng đất.
Bên cạnh đó còn có một số báo cáo về QHSDD:
- OAS.1994 Quy hoạch phát triển vùng.
- FAO.1991. Báo cáo lần thứ 13 trình bày về QHSDĐ.
2.Công tác QHSDĐ ở Việt Nam:
Giai đoạn trước 1975.
- Ở miền Bắc: công tác quy hoạch thực hiện trong các nông lâm trường do các
ngành chủ quản, các cấp tỉnh huyện thực hiện.
- Ở miền Nam: thành lập các dự án quy hoạch thời chiến.
Trang 14
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
- Hạn chế: quy hoạch chủ yếu phục vụ cho hoạt động của nông trường và hợp
tác xã nông nghiệp trong quá trình thực hiện thiếu sự phối hợp của các ngành có liên
quan nên không có giá trị pháp lí cao.
Giai đoạn từ 1975-1980: tiến hành xây dựng các dự án phân vùng nông lâm
nghiệp.
- Phương án phân vùng nông lâm nghiệp cả nước.
- Phương án phân vùng nông lâm nghiệp 7 vùng kinh tế ( vùng Đông bắc bắc
bộ, vùng duyên hải miền trung, khu 4 cũ, vùng Tây nguyên, vùng Đông nam bộ, vùng
đồng bằng Sông Cửu Long, vùng miền núi trung du Bắc bộ).
- Phương án phân vùng nông lâm nghiệp của tất cả các tỉnh, thành phố trong cả
nước.
- Hạn chế lớn nhất trong thời kỳ này là thiếu các số liệu điều tra cơ bản về
thống kê đất đai, thổ nhưỡng…., tính khả thi của phương án không cao vì chưa tính
đến tính khả thi về đầu tư ; chưa đề cập đến đất chuyên dùng, đất khu dân cư.
Giai đoạn từ 1981-1986 : quy hoạch phân bổ đất đai theo ngành, lãnh thổ ở các
cấp huyện, tỉnh, cả nước được đề cập đến trong tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực
lượng sản xuất, tuy chưa đầyđủ nhưng nó vẫn đáp ứng cho chiến lược phát triển kinh
tế- xã hội lúc bấy giờ.
So với thời kỳ 1975-1980 quy hoạch phân bố đất đai thời kỳ này về nội dung
và cơ sở khoa học đã được nâng lên một bước là trong tổng sơ đồ có bố trí các vùng
chuyên môn hóa lớn, các vùng trọng điểm, các khu cụm công nghiệp, du lịch, … để
thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam.
Hạn chế: quy hoạch phân bố đất đai chỉ mới đề cập đến trong tổng sơ đồ phát
triển và phân bố lực lượng sản xuất nhưng chưa được nghiên cứu thành nội dung riêng.
Giai đoạn từ 1987-1993: cuối năm 1987 Luật đất đai đầu tiên của VN được
ban hành và dành một số điều nói về quy hoạch đất đai. Ngày 15/04/1991 Tổng Cục
quản lí ruộng đất ban hành thông tư 106/QHKH/RĐ hướng dẫn về việc phân bổ đất
đai, chủ yếu là cấp xã. Riêng miền Bắc căn cứ vào thông tư này có ½ số xã đã tiến
hành lập QHSDĐ và miền Nam có 1/3 số xã đã tiến hành.
Như vậy, công tác QHSDĐ đã có cơ sở pháp lí quan trọng, song đây là thời kỳ
trầm lắng của công tác quy hoạch do vừa trải qua thời kỳ triển khai rầm rộ.
Hạn chế: QHSDĐ thời kỳ này chỉ triển khai ở cấp xã, còn các cấp lãnh thổ lớn
hơn không được triển khai.
Giai đoạn từ 1993 đến nay: các điều khoản quy định trong luật đất đai năm
1993 được cụ thể hóa so với luật 1987. Từ đó công tác QHSDĐ được quan tâm và chú
trọng hơn.
So với các thời kỳ trước, công tác QHSDĐ được triển khai đồng bộ ở 4 cấp.
Đến cuối năm 1999 đã đạt được một số kết quả như sau:
- QHSDĐ toàn quốc đến năm 2010 đã được Quốc Hội thông qua.
- QHSDĐ cấp Tỉnh: có 58 tỉnh, thành triển khai, trong đó có 7 tỉnh, thành được
Chính Phủ phê duyệt, 11 đã tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính Phủ ra quyết
định phê duyệt, các tỉnh còn lại xây dựng xong phương án để trình UBND và HĐND
thông qua.
Trang 15
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
- QHSDĐ cấp Huyện : Tổng cục địa chính đầu tư xây dựng 21 mô hình ở các
khu vực đặc thù ( đồng bằng, ven đô, miền núi…) trong phạm vi cả nước. Từ các mô
hình này, nhiều tỉnh đang triển khai ra diện rộng.
- QHSDĐ cấp xã: có 2.704 xã triển khai, và trong quá trình xây dựng có sự chỉ
đạo, phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật giữa Tổng cục địa chính và địa phương thực
hiện quy hoạch.
- Riêng QHSDĐ các ngành cũng được triển khai nhưng chỉ mới thực hiện được
việc rà soát xong quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh.
Tóm lại: Công tác lập QHSDĐ ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể,
góp phần to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của đất nuớc. Tuy nhiên vẫn
còn những vấn đề cần quan tâm hơn nữa, cụ thể:
- Nội dung bảo vệ môi trường, sử dụng đất bền vững.
- Tăng cường nâng cao tính khả thi của phương án.
- Mối liên hệ giữa địa bàn quy hoạch và vùng lân cận.
- Công tác điều chỉnh quy hoạch.
I.2 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.
Huyện Dĩ An là một trong 7 huyện, thị của tỉnh Bình Dương, thuộc phía Đông
Nam của tỉnh Bình Dương, tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai và
nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Là khu vực dẫn đầu về tốc độ phát triển
kinh tế của cả Tỉnh.
Huyện Dĩ An được tái lập theo nghị định số 58/NĐ-CP ngày 23/07/1999 của
Chính Phủ, được tách ra từ huyện Thuận An.
Diện tích tự nhiên của huyện là 6.010,04 ha, nhỏ nhất trong các huyện, thị trong
Tỉnh nhưng có mật độ dân số cao nhất trong Tỉnh. Dân số toàn huyện năm 2008 là
191.734 người, với mật độ bình quân là 3.190 người/km2. Huyện Dĩ An có 7 đơn vị
hành chính gồm có 6 xã và 1 thị trấn trong đó Thị trấn Dĩ An là trung tâm kinh tế, xã
hội, chính trị của huyện,với mật độ dân số là 3.190 người/ km2
Do biết phát huy ưu thế về vị trí địa lý cũng như lãnh đạo huyện đã có những
chính sách thu hút đầu tư nên huyện Dĩ An là huyện thu hút được nhiều nhà đầu tư
trong và ngoài nước nhất. Đến nay huyện Dĩ An có 6 KCN và 2 cụm công nghiệp với
tổng diện tích quy hoạch là 1.059 ha. Trong đó tỷ lệ lấp kín KCN Sóng Thần 1, Sóng
Thần 2, Bình Đường và dệt may Bình An đạt 100% diện tích, KCN Tân Đông Hiệp A,
Tân Đông Hiệp B đạt hơn 80% diện tích được duyệt.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền địa phương, kinh tế
của huyện Dĩ An qua các thời kỳ tăng trưởng với tốc độ ngày càng cao và ổn định.
I.3 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN.
I.3.1 Nội dung nghiên cứu:
1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, thực trạng kinh tế, xã hội
trên địa bàn huyện Dĩ An.
2. Đánh giá tình hình quản lí Nhà nước về đất đai, hiện trạng sử dụng đất và
biến động đất đai.
3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
4. Đề xuất hướng điều chỉnh QHSDĐ huyện đến năm 2020.
Trang 16
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp điều tra thực địa: nhằm thu thập thông tin điều tra chỉnh lí hiện
trạng sử dụng đất làm cơ sở cho công tác xử lý nội nghiệp.
Phương pháp thống kê: để thống kê diện tích đất và chỉ tiêu kinh tế - xã hội
nhằm phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tính toán biểu chu chuyển đất đai.
Phương pháp tổng hợp: trên cơ sở tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành
tổng hợp lựa chọn ra những số liệu phù hợp với đề tài.
Phương pháp phân tích: trên cơ sở số liệu đã tổng hợp, tiến hành phân tích,
đánh giá từng nội dung, từ đó nêu lên những mặt hiệu quả và những vấn đề tồn tại.
Phương pháp so sánh: dùng phương pháp so sánh giúp so sánh giữa hiện trạng
và mục tiêu quy hoạch đề ra, giữa phương án quy hoạch, kế hoạch với kết quả thực
hiện, từ đó có cơ sở để đánh giá được tình hình thực hiện quy hoạch của huyện.
Phương pháp chuyên gia: tham khảo và lắng nghe ý kiến của những người am
hiểu. Đây là cơ sở để đánh giá phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện.
Phương pháp công nghệ: trên cơ sở điều tra thực địa và ứng dụng các phần
mềm tin học để thành lập hệ thống bản đồ phục vụ cho công tác đánh gía quy hoạch sử
dụng đất trên địa bàn.
I.3.3 Các bước thực hiện.
Bước 1: Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm:
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường, kinh tế- xã
hội trong huyện.
- Tình hình quản lý và sử dụng đất đai.
- Tình hình thực hiện QHSDĐ của huyện.
- Số liệu thống kê, kiểm tra đất đai.
Bước 2: Từ các số liệu thu thập được, kết hợp điều tra thực địa, tiến hành phân tích,
đánh giá công tác QHSDĐ của huyện.
Bước 3: Từ kết quả đánh giá công tác QHSDĐ đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết
các vướng mắc trong quá trình thực hiện QHSDĐ.
Trang 17
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
PHẦN II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN,
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG.
II.1.1 Đánh giá về điều kiện tự nhiên:
1. Vị trí địa lý:
Huyện Dĩ An nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Dương, có ranh giới tứ cận
như sau:
- Phía Đông giáp Tp.Hồ Chí Minh.
- Phía Tây giáp huyện Thuận An.
- Phía Nam giáp Tp.Hồ Chí Minh.
- Phía Bắc giáp huyện Tân Uyên, Tp Biên Hòa- tỉnh Đồng Nai.
Dĩ An nằm ở ngã ba của các thành phố lớn trong vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, tiếp giáp với các quận nội thành của TP.Hồ Chí Minh, các phường của thành
phố Biên Hòa và các khu công nghiệp lớn của Bình Dương cũng như thị xã Thủ Dầu
Một. Do đó huyện Dĩ An là một trong 3 huyện thị có nền kinh tế phát triển mạnh nhất
của tỉnh Bình Dương vì có khả năng tiếp cận với các hạ tầng quan trọng như: Sân bay,
bến cảng, hệ thống ngân hàng, hệ thống thông tin liên lạc,… Vì có một số lợi thế như
sau:
- Có đầu mối giao thông quan trọng: vị trí huyện cách sân bay quốc tế Tân Sơn
Nhất khoảng 30km, cách cảng Cát Lái khoảng 20km, cách thành phố biển Vũng Tàu
80km. Là đầu mối giao thông đường bộ của vùng với tuyến đường xuyên Á, QL 1K,
QL 1A và là cửa ngõ của Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL đi ra khu vực miền
Trung và miền Bắc và ngược lại.
- Nằm ở giữa 3 trung tâm thành phố lớn là trung tâm Tp.Hồ Chí Minh, trung
tâm Tp.Biên Hòa và trung tâm Thị xã Thủ Dầu Một. Cách trung tâm Tp.Hồ Chí Minh
khoảng 20-25km, cách trung tâm Tp.Biên Hòa khoảng 6-10km.
- Là đầu mối giao thông đường sắt với ga tổng hợp Dĩ An nối Tp. Hồ Chí Minh
với Hà Nội và các tỉnh khác có đường sắt đi qua.
- Nằm trên sông Đồng Nai hiện đã có cảng Bình Dương kết nối Dĩ An với các
cảng khác và với các tỉnh ĐBSCL.
- Là một trong những địa phương nằm trong hạt nhân của vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, ảnh hưởng quy hoạch vùng thành phố Hồ Chí Minh.
Với sự thuận lợi về vị trí địa lý nên huyện Dĩ An là một địa bàn có ý nghĩa quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội , quốc phòng- an ninh của tỉnh Bình
Dương.
Huyện Dĩ An có 7 đơn vị hành chính gồm 6 xã và 1 thị trấn, được thể hiện theo
bảng sau:
Trang 18
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính huyện Dĩ An.
STT
Đơn vị hành chính
Diện tích tự nhiên
( ha)
Tỷ lệ (%)
1
Xã An Bình
339,85
5,65
2
Xã Bình An
603,45
10,04
3
Xã Đông Hòa
1.024,79
17,05
4
Xã Tân Bình
1.035,90
17,23
5
Xã Tân Đông Hiệp
1.412,28
23,49
6
Thị trấn Dĩ An
1.043,47
17,36
7
Xã Bình Thắng
550,30
9,18
6.010,04
100
Toàn Huyện
(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Dĩ An)
2 Địa hình, địa mạo:
Huyện Dĩ An có địa hình tương đối bằng phẳng, biến đổi thấp dần từ Tây sang
Đông, có độ dốc không lớn trung bình từ 2-5%, địa hình khá thuận lợi cho bố trí sử
dụng đất. Với hai bậc thềm chính sau:
- Bậc thềm đồi bằng có độ cao từ 20-40m, thoát nước tốt, kết cấu địa chất vững
chắc phù hợp để xây dựng khu công nghiệp, các khu dân cư, các trung tâm hành chính
thương mại.
- Bậc thềm đồng bằng thấp độ cao 2-5m, có độ chịu nén kém, phù hợp cho phát
triển ngành nông nghiệp và dịch vụ, ít thuận lợi cho các công trình xây dựng.
3 Khí Hậu:
Dĩ An nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nhiệt độ
quanh năm trung bình từ 25,8oC-26.9oC, ít gió bão và không có mùa đông lạnh. Nhiệt
độ thấp nhất vào tháng 4 và cao nhất vào tháng 12.
Lượng mưa bình quân tương đối cao: 1600-1700mm/năm và phân bố theo mùa
rõ rệt là mùa mưa và mùa khô:
- Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 với tổng lượng mưa
chiếm tới trên 90% lượng mưa cả năm.
- Mùa khô: nắng nhiều, bức xạ lớn, lượng nước bốc hơi cao chiếm khoảng 7580% gây ra hạn hán. Vì vậy đối với sản xuất nông nghiệp cần chọn các loại cây trồng
phù hợp mang ý nghĩa rất quan trọng.
- Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 2500-2800 giờ/ năm, tháng có giờ nắng
cao nhất là tháng 12.
Trang 19
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu khí hậu của huyện Dĩ An
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Giá trị
1
Nhiệt độ trung bình hàng năm
0
C
27,55
Nhiệt độ cao nhất
0
C
29-30,3
Nhiệt độ thấp nhất
0
C
25,2
Độ ẩm trung bình hàng năm
%
77,50
Độ ẩm trung bình hàng năm cao nhất
%
85
Độ ẩm trung bình hàng năm thấp nhất
%
70
3
Lượng bốc hơi trung bình hàng năm
mm
997
4
Lượng mưa bình quân năm
mm
2100
5
Tốc độ gió trung bình năm
m/s
2-3
2
( Nguồn: Phòng Thống kê huyện Dĩ An)
4 Thủy Văn:
Hệ thống sông suối của Huyện Dĩ An đều thuộc hệ thống sông Đồng Nai.
Nguồn nước ngầm của huyện rất hạn hẹp, mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh
hoạt của huyện đều nhờ vào nguồn nước mặt của sông Đồng Nai.
Sông Đồng Nai chạy ven theo hướng Đông Bắc của huyện cùng với một hệ
thống sông rạch nhỏ như rạch Ông Tích, rạch Bà Lô,… các sông rạch này có nguồn
nước mặt có thể phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp sinh hoạt. Mạng
lưới sông ngòi, ao, hồ phân bố không đều chủ yếu là ở phía Đông Nam của huyện do
đó ở vùng này rất thuận tiện cho nuôi trồng thủy sản và tưới tiêu hoa màu phục vụ cho
nông nghiệp.
II.1.2 Tài nguyên thiên nhiên.
II.1.2.1 Tài nguyên đất.
Đất đai của huyện Dĩ An có tổng diện tích là 6.010,04 ha, bao gồm các loại đất
chính : Đất nâu vàng, đất xám, đất phù sa, đất xói mòn trơ sỏi đá và đất sông suối. Cụ
thể được thể hiện trong bảng sau:
Trang 20
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
Bảng 2.3: Tài nguyên đất huyện Dĩ An
STT
Nhóm Đất
Diện Tích ( ha)
Tỷ lệ (%)
1
Đất phù sa
957,50
15,93
2
Đất xám
314,00
5,23
3
Đất nâu vàng
4.587,04
76,32
4
Đất xói mòn trơ sỏi đá
77,00
1,28
5
Sông suối
74,50
1,24
Tổng Cộng
6.010,04
100
(Nguồn: Phân viện Qui hoạch & TKNN)
74,5
77
957,5
314
Đất phù sa
Đất xám
Đất nâu vàng
Đất xói mòn trơ sỏi đá
Sông suối
4.587,04
Biểu 2.1: Tài nguyên đất huyện Dĩ An
- Đất nâu vàng: có diện tích 4.587,04 ha là loại đất có quy mô lớn nhất trong
các loại đất của huyện. Loại đất này được phân bố ở hầu hết ở các xã trong huyện. Đây
là loại đất có giá trị sử dụng cao thích hợp với trồng cây lâu năm như cao su, tiêu, cây
ăn quả,…
- Đất phù sa: phân bố tập trung ở các xã Tân Bình, Bình An, Bình Thắng. Hầu
hết diện tích đã được khai thác sử dụng cho đất nông nghiệp. Đây là loại đất thủy
thành tốt nhất cần ưu tiên cho các loại hình sử dụng có hiệu quả kinh tế cao.
- Đất xám: là loại đất có diện tích lớn thứ 3 trong huyện, phân bố tập trung ở xã
Bình An, Đông Hòa và Thị trấn Dĩ An. Đất xám có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo
dưỡng chất, có phản ứng chua, giữ nước kém.
- Đất xói mòn trơ sỏi đá: được phân bố chủ yếu ở xã Bình An trên núi Châu
Thới.
Nhìn chung :tài nguyên đất của huyện Dĩ An không thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp do phần lớn diện tích thuộc nhóm đất bạc màu và bị khô hạn. Toàn huyện
Trang 21
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
chỉ có khoảng 957,5ha ( 15,93%) thuộc nhóm đất phù sa phân bố ở địa hình thấp, điều
kiện tưới tiêu thuận lợi là phù hợp cho canh tác nông nghiệp.
Tuy vậy phần lớn diện tích huyện có địa hình tương đối bằng phẳng ( độ dốc từ
2-5%), có độ cao từ 25-35m so với mực nước biển, với nền móng ổn định có khả năng
chịu lún tốt rất thuận lợi cho lĩnh vực xây dựng, giao thông, sẽ giảm nhẹ rất nhiều chi
phí khi xử lý gia cố nền móng các công trình xây dựng.
II.1.2.2 Các loại tài nguyên khác.
1. Tài nguyên nước.
a. Nước mặt.
Nguồn cung cấp nước mặt chính là sông Đồng Nai và một số sông rạch như:
rạch Ông Tích, rạch Bà Lô…Tổng lưu lượng dòng chảy của hệ thống này đảm bảo
cung cấp đủ nước cho các công ty nước và hệ thống sông ngòi trong huyện phục vụ
cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Đồng thời đảm bảo cho việc tới tiêu
hoa màu và xử lý chất thải ở các khu công nghiệp và trong sinh hoạt của nhân dân, góp
phần bảo vệ môi trường sinh thái.
b. Nước ngầm.
Nước ngầm sâu: liên quan đến nguồn nước ngầm có áp lực từ Bến Cát, qua Thị
Xã Thủ Dầu Một và huyện Thuận An. Độ sâu chứa nước từ 30-39m, chiều dày tầng
chứa nước từ 20-30m, chất lượng nước tốt không bị nhiễm mặn.
Nước ngầm mạch nông: phân bố gần mặt đất, không có áp lực và phụ thuộc vào
lượng mưa.
Nhìn chung: nguồn nước mặt và nước ngầm của huyện khá dồi dào. Tuy nhiên
việc khai thác nguồn nước còn khá tùy tiện và không theo quy hoạch nên cần có những
biện pháp hướng dẫn khai thác nguồn nước một cách hiệu quả nhất đồng thời giáo dục,
nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường để tránh tình trạng ô
nhiễm nguồn nước ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng.
2.Tài nguyên rừng.
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2008, huyện Dĩ An có diện tích đất lâm
nghiệp có rừng là 3,07 ha, chiếm 0,05% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện giảm
138,27 ha so với năm 2000 là do chuyển một phần sang đất có di tích lịch sử văn hóa
( khu di tích Hố Lang xã Tân Bình) và một số loại đất khác.
3.Tài nguyên khoáng sản.
Nguồn khoáng sản trong huyện ít chủ yếu là khoáng sản phi kim loại có trữ
lượng như sau:
- Sét gạch ngói:tập trung ở các khu vực xã Bình An, Đông Hòa. Tổng trữ lượng
khoảng 250 triệu m3. Có loại sét chịu lửa rất có giá trị đối với công nghiệp luyện kim.
- Đá xây dựng: tập trung ở núi Châu Thới xã Bình An và xã Đông Hòa. Tổng
trữ lượng khoảng 150 triệu m3.
Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của huyện Dĩ An có trữ lượng không lớn
nhưng đủ cung cấp phục vụ cho xây dựng trong huyện.
Trang 22
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
4.Tài nguyên nhân văn.
Văn hóa Bình Dương nói chung và Dĩ An nói riêng đã có một lịch sử phát triển
lâu đời. Vào thế kỷ XVI-XVII một bộ phận dân cư người Việt từ Ngũ Quảng đã đến
vùng đất này để khai dựng lập làng. Trong suốt chiều dài lịch sử 300 năm ấy, lưu dân
người Việt và các cộng đồng dân cư bản địa đã khai dựng cuộc sống cùng với giao lưu
văn hóa nhiều miền đã kết tinh thành bản sắc văn hóa đặc trưng của người dân Dĩ An.
Nét đẹp văn hóa , trình độ cảm thụ mỹ thuật đã thể hiện trên các họa tiết điêu khắc gỗ,
gốm sứ, các kiến trúc cổ đền chùa….
II.1.3 Thực trạng môi trường.
Huyện Dĩ An là nơi tập trung khá đông dân cư với rất nhiều nhà máy, xí nghiệp,
chuồng trại chăn nuôi và các cơ sở du lịch. Vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường đang là
vấn đề sống còn để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái chung của
huyện là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay.
Đối với các cơ sở sản xuất và các xí nghiệp hiện có, còn phân tán trong địa bàn
dân cư, đã gây ô nhiễm môi trường cho khu vực xung quanh cần phải được chuyển đến
vị trị thích hợp và cần đầu tư hệ thống xử lý nước thải để không gây ô nhiễm.
Đối với các cơ sở mới cần phải được xây dựng tập trung trong các khu, cụm
công nghiệp và phải có hệ thống xử lý nước thải, cây xanh trong khu công nhgiệp.
Hạn chế và chấm dứt tình trạng khai thác đá ở khu vực xã Đông Hòa, các lò
gạch ở khu vực xã Bình An,cần hạn chế khai thác đất nông nghiệp.
Các khu vực chăn nuôi cần có hàng rào, cây xanh ngăn cách và xử lý phân rác
để không gây ra ô nhiễm.
Ngoài ra huyện Dĩ An còn có con đường Quốc lộ 1A,1K, đường sắt Bắc Nam
và đường Tỉnh lộ ĐT743 đi qua,… Điều này có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển kinh tế
– xã hội nhưng cũng một phần tác động xấu đến môi trường thiên nhiên vì khói bụi,
tiếng ồn của phương tiện giao thông….
Trong sản xuất nông nghiệp việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ không
đúng quy định là một trong những nghuyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường và thoái
hóa đất. Ngoài ra còn có rác thải trong sinh hoạt và sản xuất cũng là nguyên nhân gây
ra ô nhiễm.
Nhìn chung công nghiệp phát triển càng mạnh thì vấn đề ô nhiễm môi trường
ở huyện ngày càng trầm trọng. Vì vậy các nhà đầu tư và các cấp lãnh đạo chính quyền
cần có các biện pháp cụ thể bảo vệ môi trường.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan
môi trường huyện Dĩ An.
Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên nhiên nhiên cho thấy
huyện Dĩ An có những thuận lợi và khó khăn như sau:
a.Thuận lợi.
- Huyện Dĩ An có vị trí địa lý rất thuận lợi: nằm kề sát thành phố Hồ Chí Minh,
một trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ, khoa hoc công nghệ, đầu mối giao
thông và giao lưu thương mại lớn nhất cả nước. Do đó huyện Dĩ An được sự quan tâm
Trang 23
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
đầu tư của Đảng rất lớn, ưu tiên phát triển kinh tế- xã hội, củng cố an ninh- quốc
phòng.
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và được coi là một trong những
vùng năng động nhất của tỉnh, Dĩ An đã và đang có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư
trong và ngoài nước.
- Huyện còn có những điều kiện thuận lợi về đất đai và nguồn nước. Đất có khả
năng xây dựng công nghiệp và đô thị tương đối nhiều, thuận lợi cho phát triển các
ngành công nghiệp. Nguồn nước được cung ứng bởi sông Đồng Nai và nguồn nước
ngầm có thể đáp ứng nhu cầu nước cho công nghiệp, các ngành kinh tế và nhu cầu
sinh hoạt của nhân dân.
- Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, tạo điều kiện cho thảm thực vật ở đây phát triển
phong phú, đa dạng.
b.Khó khăn.
- Sông Đồng Nai chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ bán nhật triều, nhiễm mặn,
phèn vào mùa khô và giai đoạn chuyển tiếp mùa mưa- khô nên ảnh hưởng rất lớn đến
sản xuất nông nghiệp.
- Hiện tượng rửa trôi- xói mòn làm bạc màu đất luôn xảy ra với đất nông nghiệp.
Nguyên nhân là do thiếu đầu tư, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu…
- Vì là huyện có nhiều khu công nghiệp , nhà máy ,khu dân cư tập trung nên
nhiệm vụ bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ bản sắc văn hóa ngày càng trở nên bức
thiết và khó khăn. Điều này cần sự quan tâm sát sao của các ngành, các cấp lãnh đạo
và nhân dân trong huyện.
- Nguồn lao động trong huyện dồi dào, nhưng trình độ của người lao động chưa
cao, chưa đáp ứng được cho nhu cầu Công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
II.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI.
II.2.1 Tình hình phát triển kinh tế.
Huyện Dĩ An có một vị trí đặc biệt nằm trong vùng tam giác chiến lược: thành
phố Hồ Chí Minh - thành phố Biên Hòa- Thị Xã Thủ Dầu Một,đây là những đô thị
hàng đầu cả nước, có trình độ chuyên môn hóa cao.
Do đó Dĩ An là huyện có nền kinh tế công nghiệp- dịch vụ và du lịch tương đối
phát triển hơn so với các huyện khác trong Tỉnh, là một trung tâm công nghiệp lớn của
Tỉnh Bình Dương. Song để thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển cần có quyết tâm cao
của toàn Đảng, toàn dân trong huyện.
Là huyện mới được tái lập và gặp không ít khó khăn nhưng với sự nổ lực của
toàn Đảng, toàn dân,huyện đã đạt những kết quả to lớn trong phát triển kinh tế xã hội.
1.Tăng trưởng kinh tế.
Phát huy những tiềm năng thế mạnh của địa phương, Đảng bộ huyện đã lãnh
đạo đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế đúng định hướng. Huyện đã đạt được những
thành tựu quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài và mức tăng trưởng kinh tế. Tốc
độ phát triển kinh tế trung bình 16-18%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008
tăng 21,4% so với năm 2007,tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng
Trang 24
Ngành Quản Lý Đất Đai
SVTH: Bùi Thị Hồng Nhung
39,14% so với năm 2007, tổng giá trị thanh toán vốn cơ bản đạt 109,74% kế hoạch
được tỉnh giao. Trong đó ngành công nghiệp tăng khoảng 26-27%/năm, dịch vụ tăng
khoảng 40%/năm và nông nghiệp tăng 1-2%/năm.
Thu nhập bình quân đạt 37,4 triệu đồng/người/năm.
2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Ngay từ nhiệm kỳ VIII nhiệm kỳ đầu tiên của huyện sau tái lập- Nghị quyết đại
hội đã xác định cơ cấu kinh tế của huyện là là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
thương mại- dịch vụ và nông nghiệp. Từ đó đến nay kinh tế của huyện cũng tập trung
phát triển theo cơ cấu đã định, đến nay đầu 2008 huyện đã đạt theo cơ cấu: công
nghiệp- tiểu thủ công nghiệp: 82,48%, thương mại- dịch vụ: 17,1%, nông nghiệp:
0,42%.
Bảng 2.4: Cơ cấu kinh tế huyện Dĩ An năm 2008.
STT
Ngành
Tỷ trọng (%)
1
Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp
82,48
2
Thương mại- Dịch vụ
17,1
3
Nông nghiệp
0,42
(Nguồn: Phòng thống kê Huyện Dĩ An)
II.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
1.Khu vực kinh tế nông nghiệp.
Nông nghiệp không phải là ngành quan trọng của huyện.
Giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm tăng từ 2-3% so với chỉ tiêu Nghị Quyết
Đảng bộ huyện đề ra.
Về cơ cấu ngành, cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch như: chăn nuôi chiếm tỷ
trọng ngày càng lớn, diện tích cây lương thực,cây công nghiệp ngắn ngày giảm, diện
tích rau màu thực phẩm tăng. Toàn huyện có 412 ha đất trồng trọt- giảm 560 ha so với
năm 2000.
Trong nông nghiệp ngành chăn nuôi vẫn là thế chủ lực với nhiệm vụ trọng tâm
là tăng tổng đàn gia súc, gia cầm hàng năm, đặc biệt rất quan tâm phòng trừ dịch bệnh
nên không xảy ra dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Đàn heo phát triển được 11.630
con, đàn trâu bò có 2.322 con, gia cầm 48.430 con. Hiện có 03 cơ sở chăn nuôi heo, gà
công nghiệp trên địa bàn huyện.
Ngoài ra còn tập trung phát triển mạnh nghề nuôi cá giống.
Triển khai xây dựng 4 dự án kiên cố kênh mương và hàng năm gia cố bờ bao,
khai thông kênh mương, đảm bảo tới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Huyện đã
hướng dẫn cho nông dân áp dụng khoa học kỹ huật vào trồng trọt và chăn nuôi, hình
thành các trang trại tập trung, các vùng chuyên canh rau sạch mang lại hiệu quả kinh tế
cao.
Trang 25