Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

BÁO cáo THU HOẠCH THỰC tập sư PHẠM năm THỨ 3 sư PHẠM TOÁN THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.3 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HÀ GIANG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

BÁO CÁO THU HOẠCH

Họ và tên giáo sinh: Nguyễn Đức Tâm
Ngành đào tạo: Sư phạm Toán học
Thời gian thực tập từ ngày: 03/032014 – 12/04/2014
Nơi thực tập: Trường THCS Yên Biên
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Đỗ Thị Xuyên

1


PHÒNG GD TP HÀ GIANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS YÊN BIÊN

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP SƯ PHẠM NĂM THỨ 3

Họ và tên giáo sinh: NGUYỄN ĐỨC TÂM
Chủ nhiệm lớp: 8A2
Ngành đào tạo: Sư phạm Toán học ; Khoa: THCS
Thực tập tại trường: THCS Yên Biên ; Phòng GD&ĐT; Tp.Hà Giang

I – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Vài nét khái quát về trường THCS Yên Biên


a. Vài nét về lịch sử của nhà trường.
- Trường THCS Yên Biên nằm ở phường Trần Phú, thành phố Hà Giang.
Phường Trần Phú là địa bàn đông dân cư với 2116 hộ,17 tổ nhân dân. Tình hình
an ninh khá phức tạp, tuy vậy với sự lãnh đạo của UBND TP, tình hình kinh tế,
văn hoá, giáo dục, xã hội, an ninh luôn ổn định và bền vững. Cơ sở hạ tầng
được xây dựng và mở rộng, làm đường bê tông, xây được rãnh thoát nước, lát
gạch vỉa hè và được công nhận hai tuyến phố văn minh. Văn hoá nghệ thuật phát
triển mạnh mẽ, an ninh quốc phòng được đảm bảo.
2


- Với điều kiện thuận lợi như vậy, là động lực thúc đẩy sự phát triển giáo
dục ở trường THCS Yên Biên.
- Trường THCS Yên Biên có bề dày về lịch sử và truyền thống. Trường
được thành lập năm 1989
+ Tháng 10 năm 2000, trường THCS Yên Biên vinh dự đón nhận huân
chương lao động hạng ba.
+ Năm 2006, đón nhận huân chương lao động hạng nhì
+ Năm 2010 trường THCS Yên Biên được công nhận là trường đạt chuẩn
cấp độ 3.
+ Năm 2012, đón nhận huân chương lao động hạng nhất
b. Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường THCS Yên Biên.
- Chi bộ Nhà trường bao gồm 34 đảng viên
- Công đoàn gồm 43 thành viên.
- Các phòng ban: 16 phòng học chia làm hai khối, 14 phòng học bộ môn
3 phòng BCTH, 01 phòng thư viện, 01 phòng kế toán, 01 phòng họp
chung.
- Tổ chuyên môn:
+ Tổ tự nhiên (20 thành viên)
+ Tổ xã hội (15 thành viên)

+ Tổ hành chính (8 thành viên)
2. Số lượng giáo viên
- Ban giám hiệu:
+ Cô: Tạ Bích Thảo: Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng
+ Cô: Mai Bích Hà: Phó bí thư - Phó hiệu trưởng
+ Cô: Lê Việt Thanh: Uỷ viên - Phó hiệu trưởng
3


- Số lượng giáo viên trong toàn trường.
+ Tổng số cán bộ giáo viên: 43
Trong đó:

Nam: 5

Nữ: 38

Dân tộc: 5

Giáo viên: 33
Phục vụ: 6
Chuyên trách Đoàn, Đội: 1
Trình độ:

Đại học: 24
Cao đẳng: 19
Trung cấp: 3

Cơ cấu tổ chức:


Chi bộ đảng: 34 đảng viên
Công đoàn: 43 đồng chí
Chi đoàn: 12 chi đoàn

Liên đội Thiếu niên tiền phong HCM: 456 học sinh
+ Học sinh: 456 học sinh
Tổng số lớp học: 16 lớp ( từ 6 - 9)
Lớp 6 ( 6A - 6D): 124 học sinh
Lớp 7 ( 7A1 – 7A5):
Lớp 8 ( 8A1 – 8B2):

121 học sinh
103 học sinh

Lớp 9 ( 9A - 9D): 104 học sinh
3. Thời gian thực tập
- Thực tập lần 2, thời gian thực tập 6 tuần ( từ ngày 03/03/2014 12/04/2014)
II. NỘI DUNG
1. Tình hình chung về công tác dạy học môn Toán ở trường THCS Yên Biên
4


- Phân phối chương trình giảng dạy phù hợp với phân phối chương trình của Bộ
giáo dục và đào tạo thực hiện đúng, nghiêm túc
- Tài liệu sách giáo khoa.
+ Học sinh: có đầy đủ sách giáo khoa, đáp ứng yêu cầu của giáo viên và
bài học.
+ Giáo viên: trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách hướng
dẫn giảng dạy.
+ Về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học: Nhà trường rất quan tâm và

trú trọng tới việc trang bị thiết bị, phương tiện dạy học, cơ sở vật chất cho bộ
môn, có phòng thiết bị, phòng học đa năng.
- Các hình thức tổ chức:
+ Hình thức bài - lớp ( phổ biến)
+ Hình thức học nhóm tại lớp.
+ Hình thức thảo luận
+ Hình thức tự học ở nhà.
+ Hình thức luyện tập – thực hành
2. Nhận thức về hoạt động học tập của học sinh ở trường THCS Yên Biên
- Những thành tích cụ thể: Học sinh hiểu bài và nắm bắt được những nội
dung mà giáo viên truyền tải
- Tinh thần, thái độ ý thức đối với môn Toán của học sinh
+ Đại đa số các em có ý thức học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp
đầy đủ.
+ Các em có thái độ nghiêm túc, giữ trật tự trong giờ học, tích cực thảo
luận nhóm.
+ Có tinh thần học tập thoải mái, tích cực, sáng tạo trong lớp học hăng hái
phát biểu ý kiến xây dựng bài.
5


- Thu hoạch và tác dụng của công tác này: Qua nhận thức và hoạt động
môn Toán em có thu hoạch và rút ra được một số kinh nghiệm sau:
+ Giáo viên nên phối hợp các phương pháp trong giờ dạy linh hoạt, hợp lý
nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh
+ Sử dụng máy tính, máy chiếu và những câu hỏi mở rộng , đặc biệt là sử
dụng phiếu học tập giúp gây hứng thú và phát huy tinh thần học nhóm do đó đạt
hiệu quả rất cao.
Từ kết quả trên em học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, từ chính bản
thân, từ các bạn thực tập, từ giáo viên trong trường THCS Yên Biên. Đó là

những kinh nghiệm quý báu để em hoàn thiện hơn trình độ chuyên môn nghiệp
vụ của mình.
3. Nhận thức về hoạt động chuyên môn của giáo viên trường THCS Yên
Biên
- Các phương pháp dạy học đã sử dụng và những nội dung đổi mới:
+ Các phương pháp dạy học đã sử dụng: Hầu hết giáo viên trong trường
đều sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, phát huy tính năng động sáng tạo
của học sinh, ứng dụng tốt công nghệ thong tin trong dạy học môn toán, có sự
phối hợp linh động giữa các phương pháp dạy học.
Phương pháp thuyết trình
Phương pháp vấn đáp
Phương pháp thảo luận nhóm.
- Những nội dung đổi mới: Theo sự chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo về
đổi mới nội dung.
* Nội dung bài dạy:
+ Đầy đủ, chính xác, hệ thống trọng tâm.
+ Logic, đảm bảo tính giáo dục, cập nhật phù hợp với đối tượng.
+ Nội dung phải tuân theo phân phối chương trình sách giáo khoa.
6


+ Đổi mới nội dung, phù hợp theo phương pháp dạy học tích cực.
- Sử dụng phương tiện dạy học: Do trường THCS Yên Biên là trường đạt
chuẩn quốc gia, do vậy BGH nhà trường, giáo viên và các phụ huynh rất quan
tâm tới việc trang bị cơ sở vật chất và phương tiện dạy học. Hiện nay trường đã
có phòng thiết bị, phòng đa năng và phòng học máy tính, tất cả các lớp học đều
được trang bị máy tính, máy chiếu, loa...Giáo viên đã sử dụng và kết hợp các
phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu ...hợp lý và có hiệu quả.
- Cách thức tổ chức lớp học: Giáo viên thực hiện linh hoạt các khâu lên
lớp, phân phối thời gian hợp lý cho các hoạt động. Tổ chức và điều khiển học

sinh học tập tích cực, chủ động. Xử lý các tình huống sư phạm hợp lý và nghiêm
minh.
- Thu hoạch và tác dụng của công tác này qua nhận thức về hoạt động này
em đã học hỏi được rất nhiều điều và rút ra được một số kinh nghiệm cho bản
thân là:
+ Việc sử dụng phương tiện dạy học, máy chiếu giảng bài trên máy tính,...
+ Biết được cách tức tổ chức lớp học hợp lý và có hiệu quả.
+ Sử dụng hợp lý các phương pháp giảng dạy.
4. Nhận thức về hoạt động ngoại khoá ở trường THCS Yên Biên.
- Công tác chuẩn bị: Đây là bước quan trọng nhất trong mỗi hoạt động
ngoại khoá. Vì vậy, để có một buổi ngoai khoá thành công thì chúng ta nên
chuẩn bị một cách chu đáo. Tại trường THCS Yên Biên giáo viên và học sinh
đều có sự chuẩn bị cho mỗi hoạt động ngoại khoá chu đáo và hợp lý, theo đúng
quy định.
- Hoạt động tổ chức, điều khiển chương trình: Các hoạt động được tổ
chức đều mang tính giáo dục cho học sinh. Có nhiều hình thức tổ chức, điều
khiển chương trình: tổ chức theo nhóm, theo lớp, theo khối.
- Thu hoạch và tác dụng của công tác hoạt động ngoại khoá: Bản thân em
thực tập tại trường THCS Yên Biên 6 tuần (3/3 - 12/04/2014) nhưng em đã được
7


tham gia vào rất nhiều hoạt động ngoại khoá. Em thấy rằng các hoạt động ngoại
khoá mang tính giáo giục cao và rất bổ ích đối với học sinh. Qua các hoạt động
này rèn luyện tính tích cực sáng tạo của học sinh, đặc biệt là phát triển năng lực
của bản thân: các hoạt động ngoại khoá, văn nghệ, TDTT,các trò chơi hoạt động,
các cuộc thi kiến thức, nói chuyện với diễn giả...
5. Nhận thức về công tác chủ nhiệm hoạt động của đoàn, đội tại trường
THCS Yên Biên.
a. Nhận thức về công tác chủ nhiệm.

- Trong thời gian thực tập tại trường THCS Yên Biên, do sự phân công
của nhà trường em được chủ nhiệm lớp 8A2
Giáo viên chỉ đạo cô: Đỗ Thị Xuyên (Chủ nhiệm lớp 8A2)
+ Tổng số 35 học sinh.
+ Nam: 26 học sinh. Nữ 9 học sinh.
+ Đội ngũ cán bộ lớp:
Lớp trưởng:Đẳng Anh Dũng.
Lớp phó học tập: Nguyễn Nguyệt Tú.
Chi đội trưởng: Nguyễn Nguyệt Tú.
Lớp phó lao động: Bùi Tùng Dương.
- Qua 6 tuần thực tập và làm công tác chủ nhiệm em thấy:
+ Công tác chủ nhiệm là một nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên
và không dễ dàng đối với sinh viên thực tập và ít kinh nghiệm như em.
+ Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lý, điều hành các công việc
của một lớp. Do vậy phải nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, điều kiện, hoàn
cảnh của học sinh để đưa ra và thực hiện các biện pháp giáo dục phù hợp.
+ Muốn trở thành một người giáo viên chủ nhiệm tốt, giáo dục được học
sinh theo yêu cầu, nội quy của nhà trường thì người giáo viên phải là người
8


gương mẫu, tiên phong dẫn dắt học sinh, nhiệt tình trong mọi hoạt động: học
tập, văn nghệ, TDTT....và các phương pháp để uốn nắn, động viên, giáo dục học
sinh, khen - chê, nêu gương - trách phạt, cảnh cáo...kết hợp giữa giáo dục gia
đình và nhà trường, nhà trường và xã hội.
Qua đợt thực tập này, dù thời gian ngắn ( 6 tuần) nhưng bản thân em đã
rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu mà em đã học và tiếp thu, lĩnh
hội được, đặc biệt là trong công tác chủ nhiệm lớp.
b. Hoạt động của Đoàn, Đội ở trường THCS Yên Biên
* Hoạt động Đoàn:

- Đặc điểm: Chi Đoàn thuộc Đoàn trường Trần Phú
- Tổng số chi đoàn: 12
- Bí thư chi đoàn: Cô Đặng Thị Thùy Linh.
- Thuận lợi:
+ Chi đoàn đươc sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường.
+ Sự giúp đỡ nhiệt tình chỉ Chị tổng phụ trách đội
+ Sự nhiệt tình của các đồng chí đoàn viên
- Khó khăn:
+ Số lượng đoàn viên ít
- Thành tích:
+Chi đoàn luôn đạt được nhiều thành tích cao trong các hoạt động: học
tập, văn nghệ, TDTT
* Kinh nghiệm bản thân:
+ Người cán bộ đoàn là người gương mẫu, nhiệt tình trong công việc
+ Xây dựng được kinh nghiệm, kế hoạch năm, kế hoạch chủ điểm.
+ Lập và thực hiện kế hoạch tình nguyện và quyên góp.
9


* Hoạt động đội:
+ Tổng số chi đội: 16 chi đội
+ Tổng số đội viên: 456 đội viên
+ Tổng phụ trách đội: Cô
- Thuận lợi:
+ Được sự chỉ đạo tận tình, sát sao của Ban giám hiệu nhà trường
+ Sự nhiệt tình của các em đội viên
+ Có 456 đội viên với 16 chi đội, số lượng đội viên đông và mạnh.
- Khó khăn:
+ Một số ít đội viên không nhiệt tình.
Công tác đội của Nhà trường đã thực hiện một số chương trình sau:

- Chào mừng đại hội Đảng các cấp, chào mừng đại hội khuyến học Tỉnh,
tham gia giao lưu văn nghệ các trường trung học trên địa bàn thành phố Hà
Giang
- Tổ chức hoạt động đền ơn đáp nghĩa ( tặng 5 xuất quà = 1,000.000đ cho
các gia đình chính sách nhân ngày 22.12 ), Tham gia hoạt động từ thiện: Ủng
hộ quần áo ấm cho học sinh 3 trường: Hữu nghị; Phương Độ; Phương Thiện
và học sinh các trường khó khăn ( được 535 bộ quần áo + 511 quyển vở +
264 bộ đồ dùng học tập ); ủng hộ các bạn vùng bão lũ ( số tiền 2.616.000đ) +
Ủng hộ chất độc màu da cam số tiền: 1.000.000đ.
- Tham gia các cuộc thi do Thành đoàn, tỉnh đoàn phát động: Vẽ tranh với
chủ đề “ Cuộc sống xung quanh em”: 451 bức; Viết thư quốc tế UPU được
120 bài
- Hình thức thi đua được đổi mới: Ngoài thi đua phát động theo tháng. Thi
đua được trải đều các tháng, nội dung đề cập trên các mặt ( học tập, nề nếp,
các hoạt động ngoại khoá ). Cuối tháng đánh giá kết quả, động viên khen
thưởng kịp thời
10



Thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 với chủ đề: Tiếp tục đổi mới

quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục , tiếp tục thực hiện các cuộc vận động


hai không, mỗi thầy, cô là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo’’ ; Xây

dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực .
Căn cứ nhiệm vụ năm học, và thực tế. Trường THCS Yên Biên xây dựng
phương hướng và nhiệm vụ sau:

+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” ; cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “ Xây dựng trường
học thân thiện- học sinh tích cực”. Đưa hoạt động này trở thành hoạt động
thường xuyên trong nhà trường
+ Tập chung chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục
- Tiếp tục đổi mới PP dạy học ( Triển khai đại trà phương pháp dạy học sâu, kỹ
thuật dạy học theo dự án Việt Bỉ: Sử dụng sơ đồ tư duy, dạy theo góc, theo hợp
đồng và kỹ thuật dạy học những mảnh ghép và khăn trải bàn ). Đổi mới kiểm
tra đánh giá bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng
- Thực hiện tốt chủ trương “ Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể đổi mới phương
pháp dạy học, mỗi giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện một đổi mới trong
phương pháp dạy học và quản lý”
- Tiếp tục tăng cường, kỷ cương, nề nếp trong dạy và học Đổi mới hình thức
giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp: ( HĐNGLL theo chủ điểm, sinh
hoạt lớp, sinh hoạt câu lạc bộ, tiết học tại thư viện trường học thân thiện; giáo
dục và rèn kỹ năng sống cho học sinh)

11


+ Triển khai đánh giá cán bộ quản lý trường học theo chuẩn hiệu trưởng;
đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp để cán bộ quản lý và giáo viên phấn
đấu đạt mức độ cao
+ Tổng kết kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường giai đoạn 2005-2010.
Triển khai kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2010-2015
6. Suy nghĩ của bản thân thông qua giờ thực tập giảng dạy và phương pháp
phấn đấu sau đợt thực tập.
- Trong đợt thực tập lần này, dù thời gian ngắn nhưng bản thân em đã trực
tiếp lên lớp và tiếp xúc với học sinh, với những tình huống sư phạm thực tế mà

em đã gặp phải và được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên dạy mẫu, trong giờ
thực tập giảng dạy đầu tiên của em, em nhận thấy:
* Ưu điểm:
+ Soạn giáo án đúng quy định, chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo.
+ Nội dung bài đầy đủ, chính xác, chú ý trọng tâm, đảm bảo tính giáo dục.
+ Phối hợp các phương pháp trong giờ dạy linh hoạt, sử dụng và kết hợp
các phương tiện dạy học hợp lý, phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
+ Tổ chức và điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ động, biết sử lý
các tình huống sư phạm
* Nhược điểm:
+ Trình bày bảng khoa học hơn
+Tăng cường hoạt động nhóm nhiều hơn
* Thuận lợi:
+ Có sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, các bạn sinh viên.
+ Có đầy đủ phương tiện giảng dạy
+ Học sinh ngoan, giỏi.
* Khó khăn:
12


+ Kinh nghiệm dạy học trên lớp và nghiệp vụ sư phạm còn ít, còn hạn
chế.
Qua đợt thực tập lần I dưới sự giúp đỡ của toàn thể các thầy cô giáo, em
đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Sau đợt thực tập em đã biết được
ưu và nhược điểm của bản thân, có cơ hội phát huy năng lực của bản thân, đồng
thời sửa chữa những hạn chế, sai lầm đã mắc phải nhằm tự hoàn thiện mình hơn
và vững vàng hơn trong đợt thực tập lần II. Đó sẽ là hành trang cho em bước vào
nghề trong tương lai. Góp phần vào việc giáo dục học sinh ở trường THCS Yên
Biên nói riêng và nền giáo dục Việt Nam nói chung.


Ngày 25 tháng 03 năm 2014
KÝ TÊN

Nguyễn Đức Tâm.

13


PHỤ LỤC

THCS

: Trung học cơ sở

CĐSP

: Cao đẳng sư phạm

UBND

: Uỷ ban nhân dân

TP

: Thành phố

HCM

: Hồ Chí Minh


TDTT

: Thể dục thể thao

HĐNGLL

: Hoạt động ngoài giờ lên lớp

14


NHẬN XÉT CỦA GV
……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………
………….
15



……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………

………….
16


……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………
………….
……………………………………………………………………………………
………….

17



×