Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa vụ chiêm xuân của xã quảng thạch huyện quảng xương tỉnh thanh hóa năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.75 KB, 44 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
------*------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA VỤ CHIÊM XUÂN
NĂM 2016 CỦA XÃ QUẢNG THẠCH,
HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA

VŨ THỊ HIÊN

Khóa học: 2012 - 2016
1


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
------*------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA VỤ CHIÊM XUÂN
NĂM 2016 CỦA XÃ QUẢNG THẠCH,
HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA

Sinh viên thực hiện:
Vũ Thị Hiên
Lớp: K46C KTNN
Niên khóa: 2012 - 2016


Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Hà Diệu Thương

Huế, tháng 10 năm 2016

2


3


Để hoàn thành khóa học và bài chuyên đề này,
em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy, Cô trong
khoa Kinh tế phát triển-Trường Đại Học Kinh Tế
Huế. Em xin gửi lời cảm chân thành và sâu sắc
nhất tới thầy giáo Trần Hữu Tuấn, người đã trực tiếp
giảng dạy và chỉ dẫn giúp đỡ em trong suốt qua
trình thực hiện chuyên đề này.
Sự tạo điều kiện giúp đỡ của các bộ công tác tại
UBND xã Quảng Thạch cũng như nhiệt tình của
người dân trong việc cung cấp tài liệu trong suốt
những ngày em thực hiện chuyên đề cũng là
nguồn động lực lớn lao cho em vượt qua mọi khó
khăn. Qua đây, em cũng mong được gửi lời cảm ơn
đặc biệt tới tất cả tình cảm quý báu đó của mọi
người.
Cuối cùng, do thời gian nghiên cứu quá ngắn
và cũng là lần đầu tiên em tiếp xúc thực tế về vấn
đề thu nhập và việc làm nên dù bản thân rất cố
gắng nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những

sai sót. Em kính mong nhận được sự nhiều ý kiến
đóng góp của Quý Thầy Cô để em có thể hoàn
thiện tốt hơn chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, tháng 10 năm
2016
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Hiên

.
4


5


DANH MỤC BẢNG

6


MỤC LỤC

7


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
“Dân giàu” thì “nước mạnh”. Trong những năm qua, mục tiêu này đã trở
thành kim chỉ nam cho mọi phương hướng và hành động trong phát triển kinh tế

của nước nhà trên tất cả các lĩnh vực, địa phương và vùng kinh tế, đặc biệt là trong
phát triển kinh tế nông nghiệp. Dựa trên những định hướng và nền tảng nông
nghiệp vững chắc, tại mỗi thời kì phát triển, nước ta luôn đặc biệt chú trọng đến
những vấn đề “an ninh lương thực” cũng như ổn định kinh tế-xã hội vùng nông
nghiệp nông thôn.
Nước ta vốn được biết đến là nước có nông nghiệp lâu đời, lạc hậu, dù chiếm
tới 75% dân số lao động trong lĩnh vực này, nhưng thu nhập đạt được vẫn là quá ít
so với các ngành nghề khác như công nghiệp và dịch vụ. Chính vì vậy, phát triển
nông nghiệp bền vững được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển quốc gia.
Cây lúa nước vốn là loài cây có lịch sử tồn tại song song cùng lịch sử nông
nghiệp, đến nay vẫn là cây lương thực chính, đóng vai trò quan trọng trong đời sống
xã hội cũng như phát triển kinh tế. Cùng với các quốc gia khác tại Châu Á như Ấn
Độ, Thái Lan, mỗi năm nước ta đã sản xuất và cung ứng ra thị trường thế giới hàng
triệu tấn gạo, đem lại
nguồn lợi nhuận không nhỏ cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên đồng thời,
chất lượng lúa gạo của nước ta vẫn là một bài toán khi luôn được đem ra so sánh
với các nước khác, ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành và sản lượng tiêu thụ trên thị
trường. Bên cạnh đó, trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa, diện
tích đất nông nghiệp càng giảm và dần nhường chỗ cho hệ thống công trình xây
dựng khác, đặt ra vấn đề khó khăn hơn nữa cho người nông dân trong việc ổn định
an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững. Do đó, cùng với sự nỗ lực
của người nông dân, luôn cần sự quan tâm, sát sao của các cấp chính quyền địa
phương, trong việc chung tay thực hiện mục tiêu chung của đất nước.
Mặc dù hiện nay, kinh tế nông hộ không phải là loại hình kinh tế duy nhất đem
lại nguồn thu nhập trong phát triển nông nghiệp, nhưng vẫn là loại hình kinh tế nền
tảng và tồn tại lâu dài ở hầu hết các tỉnh nông nghiệp tại nước ta. Đem lại nguồn thu
nhập và ổn định cuộc sống cho người dân nông thôn, đặc biệt là những vùng kinh tế
khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Được sự hỗ trợ của kinh tế Nhà nước, kinh tế nông hộ
8



đang dần có những hướng đi đúng, trong tương lai không xa, loại hình kinh tế này sẽ
được cải thiện và nâng cao hiệu quả hơn nữa, giữ lại được những nét truyền thống tích
cực và thêm vào những hoạt động mới theo xu hướng thị trường.
Quảng Thạch là một xã thuần nông của tỉnh Thanh Hóa, hoạt động nông nghiệp
chủ yếu là trồng lúa nước và theo hình thức kinh tế nông hộ. Hội tụ đầy đủ yếu tố của
tự nhiên để phát triển cây lúa như đất đai địa hình bằng phẳng, hệ thống kênh ngòi,
sông suối linh hoạt cho việc cung ứng và thoát nước. Trong mấy năm trở lại đây, xã đã
tích cực đầu tư kĩ thuật, thử nghiệm nhiều loại giống lúa mới nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất. Bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập
trong phát triển nông nghiệp ở xã như mất mùa, giống sản xuất ra không thuần chủng,
năng suất đạt chưa được như dự kiến, khiến cho đời sống người dân trở nên khó khăn
hơn, nhiều hộ nông nản lòng và có ý định bỏ ruộng lúa sang trồng loại cây khác như
thuốc lào,... Để giải quyết tình trạng trên cần thiết và đồng thời nghiên cứu kĩ những
vấn đề trong quy trình sản xuất lúa, làm thế nào để tạo ra năng suất đảm bảo cả về chất
lượng và số lượng, làm thế nào để tiêu diệt sâu bọ tránh những đợt mất mùa, thất
thoát,...nâng cao giá trị mang lại trên một diện tích đất trồng lúa.
Có thể thấy rằng, trong kinh tế nông hộ, phát triển lúa nước đóng vai trò vô
cùng quan trọng, cung cấp lương thực thực phẩm cho người dân, mang lại nguồn
thu nhập cho đời sống kinh tế xã hội. Nhận thức được vị thế của cây lúa nước và
những khó khăn tồn đọng trong phát triển lúa nước tại địa phương , em chọn đề tài:
“Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa vụ chiêm xuân của xã Quảng Thạch huyện
Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa năm 2016” làm chuyên đề nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
_ Hệ thống hóa cơ sở lí luận về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh
tế sản xuất lúa nói riêng.
_ Đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa chiêm xuân
năm 2016 trên địa bàn xã Quảng Thạch.
_ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa vụ chiêm
xuân trên địa bàn xã Quảng Thạch trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến hiệu quả sản xuất lúa tại
xã Quảng Thạch huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa
9


Phạm vi nghiên cứu:
_Không gian: địa bàn xã Quảng Thạch
_Thời gian:
+ Số liệu thứ cấp: số liệu về hoạt động sản xuất lúa năm 2015
+ Số liệu thứ cấp: Vụ chiêm xuân năm 2016
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu :
_ Thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu thứ cấp có liên quan được thu thập từ
huyện, chính quyền xã .
_ Thu thập số liệu sơ cấp: số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp
điều tra khảo sát hộ nông dân có sự tham gia.
Phương pháp phân tích, xử lí số liệu:
Phương pháp thống kê thông qua phần mềm excel.
Phương pháp phân tích tài liệu và thống kê :trên cơ sở các số liệu được tổng
hợp ,vận dụng các phương pháp phân tích các chỉ số trong thống kê nông nghiệp so
sánh để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phù hợp mục tiêu đề ra.Vận
dụng các chỉ tiêu tương đối ,tuyệt đối ,bình quân ,các chỉ tiêu đánh giá mức độ biến
động của tiêu thức nhằm biểu hiện quy mô, số lượng của hiện tượng , biểu hiện biến
động của chỉ tiêu qua thời gian.
Phương pháp phân tổ và phân tích thống kê: sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết
quả phỏng vấn điều tra các hộ sản xuất nhằm phản ánh các đặc điểm cơ bản của các
hộ nông dân trồng lúa .Tiêu thức được sử dụng để phân tổ trong bảng hỏi điều tra
bao gồm: số khẩu, số lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông
nghiệp, diện tích gieo trồng, diện tích canh tác 1 vụ, năng suất sản lượng, giá trị sản

xuất, chi phí đầu vào bao gồm công lao động và vật tư.
Phương pháp so sánh: So sánh biến động các năm để tìm ra lí do ảnh hưởng
tới hiệu quả năng suất của hợp tác xã. So sánh tỉ trọng cơ cấu cây trồng. Biến động
diện tích, sản lượng và năng suất
Phương pháp toán kinh tế: tính thu nhập hỗn hợp, giá trị gia tăng, chi phí
đầu vào, lợi nhuận...

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.Cơ sở lí luận
1.1 Lí luận về hiệu quả kinh tế
Trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế luôn là phạm trù được nhà đầu
tư đặc biệt coi trọng, nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường, đây là khía cạnh nổi
10


cho chúng ta nhìn rõ hơn về kết quả của quá trình đầu tư và kinh doanh, giúp chúng
ta đánh giá rõ hơn về tính cạnh tranh và khả thi của từng dự án.
Tuy nhiên, với mỗi cách nhìn khác nhau thì có rất nhiều quan điểm khác
nhau về hiệu quả kinh tế.
Có quan điểm cho rằng: Hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong hoạt động
kinh tế.
Có quản điểm lại cho rằng: Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so
sánh giữa phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra với phần chi phí các yếu tố
nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó được xét cả về so sánh tương đối và tuyệt
đối, cũng như xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
Một quan điểm khác thì cho rằng : Hiệu quả kinh tế là thước đo sự hữu ích
của sản phẩm.
Có thể thấy, cả ba quan điểm trên đều chỉ nhìn trên khía cạnh và chưa toàn
diện về hiệu quả kinh tế. Vì vậy, cần thiết đưa ra khái niệm chính xác và hoàn thiện

hơn về hiệu quả kinh tế đó là:
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động
kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức và chức năng quản lý kinh doanh của các doanh
nghiệp. Chính vì vậy trong điều kiện hiện nay các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển thì yêu cầu đặt ra là phải kinh doanh có hiệu quả, thì doanh nghiệp mới đứng
vững trên thị trường. Với một lượng đầu vào hay tài nguyên nhất định, để tạo ra một
khối lượng sản phẩm lớn nhất có thể được là mục tiêu chung của các nhà sản xuất và
các nhà quản lý. Tuy nhiên trong thực tế nghiên cứu ta thu được kết quả rất đa dạng và
phong phú, kết quả có thể trên phương diện kinh tế - tài chính mà cũng có thể trên
phương diện KT-XH. Từ đó mà hình thành nên khái niệm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã
hội và hiệu quả kinh tế xã hội. Như vậy, hiệu quả kinh tế là sự tương quan so sánh giữa
lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra, nó thể hiện bằng các chỉ tiêu như sau: Giá trị
tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận ... tính trên lượng chi phí bỏ ra. Hiệu quả xã hội là
tương quan so sánh giữa chi phí xã hội bỏ ra và kết quả mà xã hội đạt được như: tăng
thêm việc làm, cải tạo môi trường sinh thái, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo ...
Hiệu quả kinh tế - xã hội là sự tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết
quả đạt được cả về kinh tế và xã hội. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là
phát triển xã hội. Do đó khi nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta nói trên quan điểm
kinh tế xã hội. Tùy theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà xác định kết quả
11


sao cho phù hợp. Đối với nông hộ, kết quả cần được quan tâm là thu nhập. Chi phí
bỏ ra trong quá trình kinh doanh là những chi phí cho các yếu tố đầu vào như: đất
đai, lao động, nguyên nhiên liệu. Sau khi đã xác định được kết quả thu được và chi
phí bỏ ra chúng ta có thể tính được hiệu quả kinh tế bằng các phương pháp sau:
Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra.
Công thức được xác định như sau: H = Q/C
Trong đó: H: hiệu quả kinh tế
Q: kết quả thu được

C: chi phí bỏ ra
Phương pháp này phản ánh rỏ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét
được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Điều này giúp ta
so sánh hiệu quả ở các qui mô khác nhau.
*Hệ thống chỉ tiêu sử dụng nghiên cứu:
*. Các chỉ tiêu đáng giá kết quả sản xuất:
Giá trị gia tăng (VA): là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan
trọng phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của các ngành thành
phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ nhất định. Đó là
nguồn gốc của mọi khoản thu nhập, sự giàu có và phồn vinh xã hội. Nó không chỉ
biểu hiện hiệu quả của sản xuất theo chiều rộng mà còn là một trong những cơ sở
quan trọng để tính các chỉ tiêu kinh tế khác.
Được xác đinh bởi công thức sau: VA = GO - IC
Giá trị sản xuất (GO): là chỉ tiêu cho biết trong một năm hoặc một vụ thì đơn
vị sản xuất tạo ra được khối lượng sản phẩm có giá trị là bao nhiêu, chỉ tiêu này
phản ánh qui mô về giá trị sản xuất mà ngành nông nghiệp tạo ra cho xã hội. Có
công thức xác định như sau: GO = Q * P
Trong đó : Q: khối lượng sản phẩm
P: giá cả của sản phẩm
Chi phí sản xuất: Bao gồm chi phí trung gian và chi phí về lao động gia đình
Chi phí trung gian (IC): là bộ phận cấu thành giá trị sản xuất bao gồm những chi
phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất (không kể khấu hao), như phân bón, thuốc các loại,
thuê thu hoạch, các khâu dịch vụ như thuỷ lợi, làm đất, vận chuyển, tuốt lúa.
Chi phí vật chất trong sản xuất lúa là các yếu tố đầu vào: giống, phân bón,
thuốc các loại…
Chi phí dịch vụ trong sản xuất lúa:
. Công lao động thuê ngoài
. Các chi phí dịch vụ khác
*. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa:
12



Năng suất lúa (N): Chỉ tiêu này nói lên sản lượng thu được trên một đơn vị
diện tích.
Được xác định bằng công thức sau: N=Q/S
Trong đó: Q: sản lượng lúa
S: diện tích gieo lúa
Các chỉ tiêu phản ánh quy mô lợi nhuận của đơn vị sản xuất có được trong
sản xuất.
VA/IC: Giá trị tăng thêm trên chi phí trung gian, chỉ tiêu này phản ánh một đồng
chi phí trung gian có thể tạo ra bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm trong kỳ.
GO/IC: Giá trị sản xuất trên chi phi trung gian, chỉ tiêu này phản ánh một đồng
chi phí trung gian có thể tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong kỳ.
VA/lao động gia đình (LĐGĐ): Chỉ tiêu này phản ánh một công lao động gia
đình tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng trong kỳ sản xuất.
1.2 Vị trí và tầm quan trọng của cây lúa
Lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu bao gồm lúa mì, ngô và lúa gạo.
Trong lúa gạo có đầy đủ các chất dinh dưỡng như các cây lương thực khác, ngoài ra
còn có các Vitamin nhóm B và một số thành phần khác.
Về tinh bột: Là nguồn cung cấp chủ yếu Calo. Giá trị nhiệt lượng của lúa là
3594 Calo/g, trong đó hàm lượng amyloza trong hạt quyết định đến độ dẻo có
giống lên tới 54%.
Prôtêin: Chiếm 6 - 8% thấp hơn so với lúa mỳ và các loại cây khác. Giống
lúa có hàm lượng prôtêin cao nhất là 12,84% và thấp nhất là 5,25%. Phần lớn các
giống Việt nam nằm vào khoảng 7 -8%.
Lipít: Ở lúa lipít thuộc loại trung bình, phân bố chủ yếu ở lớp vỏ gạo.
Vitamin: Trong lúa gạo còn có một số vitamin nhóm B như B1, B2, B6…
Vitamin B1 là 0,45 mg/100hạt. Từ những đặc điểm của cây lúa và giá trị của nó, lúa
gạo được coi là nguồn thực phẩm, dược phẩm có giá trị và được tổ chức dinh dưỡng
quốc tế gọi là "Hạt gạo là hạt của sự sống". Với giá trị dinh dưỡng của hạt kết hợp

với việc chọn tạo giống có năng suất cao, phẩm chất tốt thì lúa gạo ngoài việc sử
dụng hàm lượng lương thực là chủ yếu thì các sản phẩm phụ của lúa còn sử dụng rất
nhiều trong các lĩnh vực khác nhau.
1.3 Một số đặc điểm của cây lúa
1.3.1 Đặc điểm sinh học
Sinh trưởng và phát triển của cây lúa phụ thuộc rất nhiều yếu tố, từ điều kiện
tự nhiên, tình hình canh tác, phân bón đất đai, mùa vụ gieo trồng, giống và thời gian
13


sinh trưởng của từng giống lúa.Quá trình sinh trưởng của cây lúa có thể chia ra làm
hai thời kỳ: Sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.
Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng: Ở thời kỳ này cây lúa chủ yếu hình thành
và phát triển các cơ quan dinh dưỡng như ra lá, phát triển rễ, đẻ nhánh…
Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Là thời kỳ phân hoá, hình thành cơ quan sinh
sản bắt đầu từ khi làm đòng đến khi thu hoạch. Bao gồm các quá trình làm đòng, trổ
bông, hình thành hạt. Quá trình làm đốt tuy là sinh trưởng dinh dưỡng nhưng lại tiến
hành song song với quá trình phân hoá đòng nên nó cũng nằm trong quá trình sinh
thực. Thời kỳ này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành số bông, tỷ lệ hạt chắc
và trọng lượng hạt lúa.
Quá trình nẩy mầm: Hạt hút nước, độ ẩm trong hạt tăng, hoạt động các men
hô hấp và phân giải rõ rệt, một loạt các phản ứng sinh hoá xảy ra, phôi được cung
cấp glucoza, axitamin, các tế bào phân chia, lớn lên trục phôi phình to, đẩy mầm khi
nẩy mầm, đầu tiên xuất hiện lá bao hình vảy, không có diệp lục. Đồng thời trong
quá trình nẩy mầm, từ phôi xuất hiện rễ phôi. Rễ này dài, sau này phát triển thành
các lông tơ giúp hạt hút nước trong thời kỳ đầu.
Quá trình phát triển của bộ rễ: Sau khi nẩy mầm rễ lúa phát triển từ phôi là rễ
mộng, rễ này chủ yếu có một cái. Rễ mộng xuất hiện rồi dài ra, có thể hình thành
lông rễ, rễ mộng hoạt động trong một thời gian ngắn rồi chết đi và được thay thế
bằng các lớp rễ phụ được hình thành từ mặt các đốt gốc của cây. Những mắc đầu chỉ

ra được trên dưới năm rễ, nhưng mắc sau có thể đạt tới 3-20 rễ. Tập hợp các lớp sẽ
tạo thành rễ chùm.
Quá trình phát triển lá: Lá được hình thành từ các mầm lá ở mắc thân, khi hạt
nẩy mầm, hình thành các lá đầu tiên là lá bao mầm, lá không hoàn toàn rồi đến lá
thật 1,2,3… Các lá phát triển liên tục từ ba lá đầu này, cây lúa đã tự nuôi dưỡng
hoàn toàn sống độc lập, lá quang hợp, rễ hút dinh dưỡng. Thông thường trên cây lúa
có khoảng 5-6 lá cùng hoạt động, lá già tàn rụi dần để các lá non mới lại tiếp tục.
Quá trình đẻ nhánh: Lúa sau khi bén rễ hồi xanh thì làm đốt, làm đòng.
Nhánh lúa hình thành từ các mầm nách ở gốc thân. Quá trình hình thành một nhánh
qua bốn giai đoạn: phân hoá nhánh, hình thành nhánh, nhánh dài trong bọc lá và
nhánh xuất hiện. Trong quá trình hình thành nhánh đầu tiên xuất hiện một lá bao
hình ống dẹt, rồi xuất hiện các lá của nhánh, nhánh phát triễn 3-4 lá có thể tách ra
khỏi cây mẹ và sống tự lập.
14


Quá trình làm đòng: Ở thời kỳ này thân lúa chính thức mới được hình thành,
số lóng kéo dài và chiều dài các lóng quyết định chiều cao của cây. Quá trình làm
đòng là quá trình phân hoá và hình thành các cơ quan sinh sản, có ảnh hưởng trực
tiếp đến quá trình hình thành năng suất lúa.
Quá trình trổ bông, nở hoa, thụ phấn: Sau khi hoàn thành quá trình làm đòng
thì cây lúa trổ ra ngoài do sự phát triển nhanh của lóng trên cùng. Khi cây lúa thoát
ra khỏi bẹ lá là quá trình trổ xong. Cùng với quá trình trổ bao phấn trên một bông
các hoa ở đầu bông và đầu gié nở trước, các hoa ở gốc bông, các hoa ở gốc bông nở
cuối cùng. Khi hoa nở phơi màu, váy cá hút nước trương to lên, đồng thời với áp
lực của vòi nhị làm cho vỏ trấu nở ra, hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ, đó là quá trình thụ
phấn. Sau quá trình thụ phấn là quá trình thụ tinh và hình thành hạt. Trong điều kiện
bình thường hạt phấn rơi xuống đầu nhuỵ, sau 15 phút ống phấn bắt đầu dài ra, các
chất trong hạt bắt đầu dồn về ống phấn. Sau thụ tinh là quá trình phát triển phôi và
phôi nhũ.

Quá trình chín hạt: Chúng ta có thể chia quá trình chín hạt ra làm ba thời kỳ:
chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn. ( Chín sữa: Sau phơi màu 6-7 ngày các chất dự
trữ trong hạt ở dạng lỏng, trắng như sữa, hình dạng hạt hoàn thành có màu xanh,
trọng lượng hạt tăng nhanh ở thời kỳ này. ( Chín sáp: Ở thời kỳ này chất dịch trong
hạt dần dần đặc lại, hạt cứng và màu xanh dần chuyển sang màu vàng. ( Chín hoàn
toàn: Thời kỳ này hạt chắc cứng, màu vàng nhạt và trọng lượng hạt đạt tối đa. Quá
trình lúa chín kéo dài 30-40 ngày tuỳ theo giống, thời vụ. Đây là quá trình quyết
định năng suất.
1.3.2. Đặc điểm sinh thái
Ngoài sự tác động của con người thì khí hậu thời tiết là yếu tố quan trọng
nhất của điều kiện sinh thái, nó có ảnh hưởng lớn nhất và thường xuyên đến quá
trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Về nhiệt độ: Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa phụ thuộc rất
nhiều về nhiệt độ trong vụ gieo trồng. Nếu thời tiết thuận lợi, nhiệt độ trung bình
cao cây lúa đạt được tổng nhiệt cần thiết sẽ ra hoa và chín sớm hơn tức là rút ngắn
thời gian sinh trưởng và ngược lại. Để cho cây lúa phát triển tốt thì cần nhiệt độ
khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng. ( Thời kỳ nẩy mầm: Nhiệt độ thích hợp cho
cây lúa nẩy mầm là 30-35 độ C. Nhiệt độ giới hạn thấp nhất là 10-12 độ C và quá
15


cao là trên 40 độ C không có lợi cho quá trình nẩy mầm của lúa. ( Thời kỳ đẻ
nhánh, làm đòng: Ở thời kỳ này cây lúa đã bén rễ, hồi xanh. Nhiệt độ thích hợp là
25-32 độ C. Nhiệt độ dưới 16 độ C quá trình bén rễ, đẻ nhánh, làm đòng không
thuận lợi. ( Thời kỳ trổ bông làm hạt: Thời kỳ này cây lúa rất nhạy cảm trước sự
thay đổi của nhiệt độ. Trong quá trình nở hoa, phơi màu, thụ tinh đòi hỏi nhiệt độ
phải ổn định. Nếu gặp nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều không có lợi.
Nước: Là thành phần chủ yếu trong cơ thể lúa, là điều kiện để thực hiện quá
trình sinh lý trong cây và là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu của cây lúa. Theo
Goutchin, để tạo ra một đơn vị thân lá, cây lúa cần 400-450 đơn vị nước, để tạo ra

một đơn vị hạt, cây lúa cần 300-350 đơn vị nước. Nhu cầu nước của cây lúa qua các
thời kỳ sinh trưởng là khác nhau. Thời kỳ nẩy mầm: Hạt giống được bảo quản dưới
độ ẩm 13%, khi ngâm hạt, hạt hút nước đạt 22% thì có thể hoạt động và nẩy mầm
tốt khi độ ẩm của hạt đạt 25-28%. Thời kỳ cây con: Trong điều kiện gieo thẳng cây
lúa ở giai đoạn cây con không cần nước nhiều, ta chủ động giữ đủ ẩm và cho nước
vào ruộng từ từ khi cây được 2-4 lá.
Thời kỳ đẻ nhánh: Ở giai đoạn này chủ động tháo nước sát gốc lúa. Để tạo
điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh, sau khi cây đẻ nhánh hữu hiệu làm đòng trổ bông ta
cần cho nước vào đầy đủ tránh bị khô nước làm ảnh hưởng đến quá trình sinh
trưởng của cây lúa. Để lúa sinh trưởng thuận lợi, đạt năng suất cao cần cung cấp
nước đầy đủ.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo Việt Nam năm 2015
Bảng 1: Biến động diện tích, sản lượng và năng suất của Việt Nam qua các năm

1.Diện tích cây lúa(triệu ha)
Đông Xuân
Hè Thu
Vụ mùa
2. Sản lượng lúa(triệu tấn)
Đông Xuân
Hè Thu
Vụ mùa
3. Năng suất lúa(tạ/ha)
Đông Xuân
16

Năm 2015
7,8
3,1

2,8
19
42,5
20,7
15
9,5
57,7
66,5

Năm 2014
7,7813
3,1041
2,749
1,9282
42,2591
20,8588
14,4875
9,6127
57.5
66,9

Cơ cấu
(+-)
2015/2014
- 0,0187
- 0,0041
+ 0,051
- 0,0282
+0,2409
- 0,1588

+ 0,5125
- 0,1127
+ 0,2
- 0,4


Hè Thu
Vụ mùa

17

53,8
49,2

53
49,1

+ 0,8
+ 0,1


Tình hình sản xuất của Việt Nam thời gian qua có nhiều biến chuyển tích
cực nhưng không đáng kể. Sản lượng lúa cả năm 2015 ước tính đạt 45,2 triệu tấn,
tăng 240,9 nghìn tấn so với năm 2014; diện tích gieo trồng đạt 7,8 triệu ha, tăng
18,7 nghìn ha; năng suất đạt 57,7 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha. Cụ thể như sau:
- Sản lượng lúa đông xuân đạt 20,7 triệu tấn, giảm 158,8 nghìn tấn; diện tích
gieo trồng đạt 3,1 triệu ha, giảm 4,1 nghìn ha; năng suất đạt 66,5 tạ/ha, giảm 0,4
tạ/ha.
Do vào mùa mưa lũ, điều kiện khí hậu không thuận lợi trong vấn đề gieo
trồng. Diện tích gieo trồng giảm do thủy triều dân, xâm nhập mặn vào những vựa lúa

lớn của cả nước do biến đổi khí hậu, sự nóng lên của toàn cầu, băng tan.... mà tác
nhân trực tiếp chính là con người, chính ta đang hủy hoại cuộc sống sự sinh tồn của
bản nhân mình và nhân loại .
- Sản lượng lúa hè thu đạt 15 triệu tấn, tăng 512,5 nghìn tấn; diện tích gieo trồng
đạt gần 2,8 triệu ha, tăng 51 nghìn ha; năng suất đạt 53,8 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha. Thời
điểm mùa vụ này là mùa đạt năng suất và sản lượng cao nhất trong cả năm, bởi yếu tố
thời tiết thuận lợi, giống lúa được sử dụng ngắn ngày nên rút ngắn thời gian gặp rủi ro
do tác nhân bên ngoài, song khoa học kĩ thuật cũng được áp dụng thuận tiện hơn, phân
bón được sử dụng hợp lí và tối ưu so với vụ Đông Xuân và vụ Mùa.
Sản lượng lúa mùa ước tính đạt 9,5 triệu tấn, giảm 112,7 nghìn tấn; diện tích
đạt trên 1,9 triệu ha, giảm 28,2 nghìn; năng suất đạt 49,2 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha.
Về số lượng, Việt Nam là một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Điều này rất đáng tự hào vì Việt Nam vốn là một nước đói trong một thời, nay đã
trở thành một cường quốc xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, niềm tự hào đó không tồn tại
mãi khi thực tế người nông dân đang bán sức lao động của mình một cách rất rẻ.
Nhìn các quốc gia xuất khẩu gạo khác, giá trị thu về trên một hạt gạo cao gấp Việt
Nam nhiều lần.
Bên cạnh việc nước ta chưa áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật trong trồng trọt,
điều được quan tâm chính là giống lúa. Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một
bộ giống lúa quốc gia. Trong khi Ấn Độ, Thái Lan và Campuchia đã xây dựng thành
công trên toàn thế giới, mang lại giá trị thương mại lớn cho những quốc gia này.
2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo của tỉnh Thanh Hóa và Xã Quảng
Thạch năm 2015
2.2.1 Tỉnh Thanh Hóa
18


Bảng 2: Biến động diện tích, sản lượng và năng suất vụ chiêm xuân
của tỉnh Thanh Hóa qua các năm
Năm 2015 (ha)


Năm 2014 (ha)

Cơ cấu
(+/-%)
2015/2014

Diện tích cây hằng năm

220.580

219.034

+0.7%

Diện tích cây lúa(ha)

124.032

122.489

+1,3%

Sản lượng lúa(tấn)
Năng suất lúa(tạ/ha)

806.200
64.5

759.906

62

+0.6%
+0.4%

Chỉ tiêu

Vụ Chiêm Xuân năm 2015, thắng lợi toàn diện cả về diện tích, năng suất, sản
lượng và giá trị, điển hình như:
Tổng diện tích gieo trồng 220.580 ha, đạt 102,6% so KH và tăng 0,7% so
CK, trong đó:
+ Cây lúa: 124.032 ha, đạt 103,6 % KH và tăng 1,3% so CK, năng suất 64,5
tạ/ha (cau nhất từ trước đến nay), tăng 2,5 tạ/ha so CK, sản lượng 806,2 nghìn tấn,
đạt 106% KH và tăng 45.000 tấn so CK.
Đánh giá cụ thể như sau:
Tỷ lệ gieo cấy trà Xuân muộn cao hơn so cùng kì. Tỷ lệ gieo cấy giống lúa
lai vụ Xuân đạt 64% tổng diện tích gieo cấy, tăng 1.187 ha so với cùng kì, bộ giống
lúa lai đưa vào gieo cấy đều là các giống có năng suất cao và chất lượng gạo khá
như ZZD001, BTE-1, Nhị ưu 986, PHB 71; Thái Xuyên 111, Xuyên hương 178,
GS9, 27P31, ... Tỷ lệ gieo cấy lúa chất lượng tiếp tục được mở rộng diện tích, vụ
Xuân đạt 21.297 ha, bên cạnh đó giá bán cao (bằng 1,3-1,5 lần lúa thường), thị
trường rộng và nhu cầu lớn đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong sản xuất lúa.
Công tác cơ giới hoá trong sản xuất tiếp tục đẩy mạnh: Hầu hết diện tích đất lúa đã
được làm bằng máy, diện tích cấy bằng máy đạt tỷ lệ trên 10% tổng diện tích gieo
cấy, diện tích thu hoạch bằng máy đạt trên 30% nhờ đó đã giúp nông dân tiết kiệm
giống, thời gian lao động, chủ động về thời vụ, giảm giá thành sản xuất, nâng cao lợi
nhuận cho người trồng lúa. Cơ giới hoá đồng bộ trên lúa tiếp tục được mở rộng, diện
tích lúa áp dụng cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 4.000 ha, gấp 4 lần so với cùng kì.
Hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất tiếp tục được cải thiện: giống cây trồng,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo chất lượng được cung ứng kịp thời, đáp

ứng yêu cầu sản xuất. Sự đóng góp của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
19


giống, phân bón, thương mại sản phẩm đã hình thành các điểm thu mua, chế biến
lúa gạo tập trung; các doanh nghiệp đã từng bước đầu tư vào sản xuất và thu mua
sản phẩm tạo thành chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân. Đặc
biệt, Công ty cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông đã phối hợp với các cấp Hội
Nông dân đầu tư chậm trả các loại phân bón cho nông dân trên 100 tỷ, góp phần
tăng năng suất, sản lượng các loại cây trồng.
- Dịch vụ tưới, tiêu đã được các Công ty thủy nông phối hợp với các địa
phương và các hợp tác xã triển khai thực hiện tương đối chủ động, đảm bảo nước
cho gieo cấy, chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
- Các HTX dịch vụ nông nghiệp thể hiện rõ nét hơn trong việc cung ứng các
dịch vụ về vật tư, giống, phân bón, khoa học kỹ thuật và tham gia chỉ đạo sản xuất,
tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp như
sản xuất lúa giống.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong triển khai kế hoạch, phương án sản xuất được
được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo sát sao và có tính hệ thống: bắt đầu từ xây
dựng cơ cấu thời vụ, giống vụ Xuân; các biện pháp kỹ thuật thâm canh đồng bộ được
chỉ đạo bài bản, được nông dân hưởng ứng và áp dụng mang lại hiệu quả cao.
Mặc dù, đầu vụ có rét đậm nhưng nhờ sự đồng tình của cán bộ và người dân
đã nhanh chóng đề ra phương án ứng phó từ trước, đa phần diện tích lúa gieo trồng
đều không bị ảnh hưởng.
2.2.2 Huyện Quảng Xương
Theo số liệu của Cục Thống kê và Sở Tài nguyên - Môi trường Thanh Hóa,
Quảng Xương là huyện có diện tích trồng lúa lớn thứ 3 toàn tỉnh (10.138 ha), bình
quân đất trồng lúa trên đầu người đứng thứ 10 toàn tỉnh (395m 2) và sản lượng lúa
bình quân/người/năm, đứng thứ 9 toàn tỉnh (435 kg). Vì vậy, để trồng lúa thực sự
thành nghề sản xuất hàng hoá có hiệu quả cao, vừa có lúa gạo hàng hoá lớn bán ra

thị trường, vừa đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn thì hướng bố trí cơ cấu
giống lúa của huyện Quảng Xương là: Ưu tiên gieo cấy các giống lúa thuần chất
lượng để hình thành vùng lúa gạo hàng hoá chất lượng tập trung lớn.
Chân ruộng trồng lúa của huyện Quảng Xương chủ yếu là chân ruộng vàn
và vàn thấp, vì vậy phải bố trí các giống lúa cho phù hợp với từng chân đất; chú ý
ưu tiên lúa thuần chất lượng cao cả vụ xuân và vụ mùa để hình thành vùng lúa gạo

20


chất lượng hàng hoá tập trung lớn, cùng với việc gieo cấy lúa lai trong vụ xuân; cụ
thể cơ cấu giống lúa cho từng chân đất ở từng mùa vụ như sau:
Bảng 3 . Cơ cấu giống lúa thích hợp trên từng loại đất, huyện Quảng Xương
Vụ xuân
Mùa
Vụ
Lúa lai

Chân

Lúa
thuần

Vụ mùa

Ghi chú

Lúa lai

Bố trí


TH3-3,

các

Đại

giống

Dương

lúa ở trà

8, C.ưu

xuân

đa hệ

muộn

số1

Lúa
thuần

Ghi chú

ruộng


Vàn,Vàn
cao

Nghi

Bắc Thơm

hương

số 7, HT số

2309

1, LT2

Bố trí
BT7,LT2,

các

HT1,

giống lúa

RVT

ở trà
mùa sớm

Thái xuyên

111, C.ưu đa

Bố trí

hệ số 1,
ZZD001,
Vàn thấp

BTE1, Syn
6, Đại
Dương 8,
N.ưu 69,

các
LT2, BT7,

giống lúa

HT1

ở trà

N.u 69,

BT7,LT2,

NhÞu 838

HT1,Xi


xuân

23

Bố trí các
giống lúa
ở trà mùa
sớm

muộn

BiO 404

2.2.3 Tình hình sản xuất lúa vụ chiêm xuân của Xã Quảng Thạch năm 2015
Theo định hướng từ tỉnh cũng như căn cứ vào hướng dẫn thâm canh cây
trồng của phòng nông nghiệp huyện Quảng Xương, Xã Quảng Thạch đã tiến hành
đổi mới và áp dụng giống lúa mới vào trong sản xuất vụ chiêm xuân năm 2015.
Cùng với công văn dồn điền đổi thửa, tác động không nhỏ đến việc thay đổi giống
lúa và kĩ thuật canh tác của người dân trong hai năm trở lại đây.
Do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi khắc nghiệt đã làm ảnh hưởng
đến sản xuất nông nghiệp; tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác thủy lợi, tưới tiêu nên đã
21


giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, diện tích sản xuất thiếu nước bị bỏ hoang
giảm đáng kể; sản xuất nông nghiệp năm 2015 tiếp tục được mùa. Diện tích lúa
chiếm tỉ trọng trong cơ cấu cây trồng của xã như sau:
Bảng 4: Cơ cấu cây trồng vụ chiêm xuân xã Quảng Thạch

STT


Cây trồng

1
2
3
4
5

Lúa
Ngô
Thuốc lào
Lạc
Rau
Cộng

Qua bảng số liệu cho thấy, lúa chiếm tỉ trọng nhỏ hơn các cây trồng khác
trong vụ chiêm xuân, nguyên nhân là do vào mùa vụ này, thời tiết không được thuận
lợi do rét đậm kéo dài khiến cây lúa sinh trưởng không tốt. Bên cạnh đó do nhận
thấy thu nhập cao hơn từ cây thuốc lào nên người dân đua nhau chuyển đổi giống
cây trồng từ lúa sang trồng thuốc lào trên diện rộng.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN
XUẤT LÚA VỤ CHIÊM XUÂN NĂM 2016 TẠI XÃ QUẢNG THẠCH
2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Quảng Thạch là xã ven biển của huyện Quảng Xương cách trung tâm huyện
lỵ khoảng 12 km về phía Đông Nam. Có vị trí địa lý tiếp giáp với:
- Phía Bắc giáp xã Quảng Lợi và Quảng Lĩnh.
- Phía Nam giáp xã Quảng Nham và huyện Tĩnh Gia.

- Phía Đông giáp biển Đông.
- Phía Tây giáp xã Quảng Chính và Quảng Lĩnh.
22


Vị trí địa lý của xã tương đối thuận lợi cho việc phát triển khai thác thuỷ hải
sản. Hệ thống đường bộ, đường thuỷ rất thuận tiện cho việc giao lưu trao đổi kinh
tế, xã hội với các xã và huyện lân cận.

- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ cả năm từ 8.300 0C - 8.4000C, biên độ nhiệt độ giao
động trong năm từ 12 - 13 0C, biên độ nhiệt độ giao động trong ngày từ 5,5- 6 0C.
Nhiệt độ không khí trung bình trong năm là 23,5 0C. Các tháng 5, 6, 7, 8, 9 nhiệt độ
trung bình lớn hơn 250C, khi cao nhất lên tới 39,2 0C (trong tháng 6 và tháng 7). Có
3 tháng: tháng 12 năm trước và tháng 1, tháng 2 năm sau có nhiệt độ trung bình
dưới 200C, vào những ngày có sương muối, gió mùa đông Bắc, nhiệt độ xuống tới
8-100C (tháng 12).
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.600mm - 1.800mm, có
năm lượng mưa nhiều nhất lên tới 2.700mm, năm có lượng mưa ít nhất là 1.300mm,
lượng mưa phân bố không đều trong năm, thường tập trung vào các tháng 7, 8, 9 và
tháng 10, chiếm tới 80% tổng lượng mưa trong năm.
23


- Gió: Quảng Thạch có 2 hướng gió chính, ảnh hưởng tới chế độ nhiệt và có
sự phân bố rõ theo mùa, cụ thể:
+ Gió mùa Đông Bắc: Về mùa đông do vùng ôn đới lạnh tạo nên các áp lực
cao lục địa, các áp lực cao lạnh này di chuyển xuống phía Nam hoặc Đông Nam lục địa
Trung Quốc, rìa phía Nam của nó lấn xuống miền Bắc nước ta gây nên gió mùa Đông
Bắc. Gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến vùng khu Bốn cũ
nói chung và xã Quảng Thạch nói riêng, gió mùa đông bắc từ tháng 10 năm trước

đến tháng 3 năm sau. Gió mùa Đông Bắc đến đột ngột làm giảm nhiệt độ từ 4 – 6 0c
so với bình quân nên thường gây hậu quả xấu đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là
mạ và lúa đông xuân.
+ Gió Tây Nam khô nóng: Xuất phát từ áp thấp khô nóng Ấn Độ – Miến
Điện hoặc từ vịnh Bangan trước khi đi vào đều phải qua dải núi cao phía Tây, tại
đây xảy ra hiện tượng “phơn” nghĩa là phần nhiều hơi nước được giữ lại ở phía Tây.
Khi xuống phía Đông thì trở nên khô và nóng, nhưng chỉ xuất hiện từng đợt. Bình
quân số ngày có gió Tây Nam ở Quảng Thạch là 30 – 40 ngày/năm thường bắt đầu
từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9, cao điểm là tháng 6 và tháng 7. Gió Tây Nam
khô nóng gây hậu quả xấu như: tốc độ gió lớn (20m/s) gây hạn, cây cối khô héo,
giảm năng năng suất cây trồng, bốc mặn phèn, tích luỹ sắt nhôm gây thoái hoá đất.
- Chế độ bão: Quảng Thạch là xã ven biển nên chịu ảnh hưởng của các cơn bão đổ
bộ vào Thanh Hóa, là một trong những khu vực có nhiều cơn bão đi qua. Trung bình
hàng năm có 1 - 2 cơn bão trực tiếp ảnh hưởng đến Quảng Thạch, có những năm
phải chịu ảnh hưởng tới 3 cơn, nhưng có những thời kỳ kéo dài 2 - 3 năm không bị
ảnh hưởng bão. Tốc độ gió trong bão lên tới 10m/s, bão thường kèm theo mưa to
gây úng lụt cho các vùng trũng. Bão thường xuyên xuất hiện từ tháng 7 đến tháng
10, gây nhiều hậu quả đến sản xuất và đời sống nhân dân.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí hàng năm khá cao (82 – 84%), ngay trong những
tháng khô hạn nhất của mùa hè (mùa có gió Tây Nam) độ ẩm trung bình tháng vẫn
thường xuyên trên 70% (riêng những ngày có gió Tây Nam độ ẩm tương đối thấp).
Thời kỳ có độ ẩm cao nhất thường xảy ra vào những tháng cuối mùa đông, khi khối
không khí cực đới lục địa tràn về qua đường biển và khối không khí nhiệt đới biển

24


Đông luân phiên hoạt động gây ra mưa phùn nên độ ẩm không khí rất lớn, thường
trên 85%. Độ ẩm trung bình trong năm là 80%.
d. Thuỷ văn

Thuộc vùng thủy văn chịu ảnh hưởng của thủy triều, thuộc chế độ bán nhật
triều, bình quân thủy triều lên xuống mỗi ngày một lần, thời gian triều lên trung
bình hàng ngày là 9 giờ sáng và triều xuống là 15 giờ chiều. Càng đi sâu vào đất
liền, mức độ ảnh hưởng của thủy triều càng giảm. Vào mùa mưa lũ, sự xâm nhập
của thủy triều vào đất liền càng giảm xuống; vào mùa khô, thủy triều xâm nhập sâu
vào đất liền, gây nhiễm mặn cho vùng đất thấp ven sông, ven biển. Vào mùa mưa,
mưa lớn kết hợp triều cường làm cho một số vùng đất thấp bị ngập, mặc dù thời
gian ngập ngắn hơn so với các vùng thủy văn khác nhưng cũng gây thiệt hại cho sản
xuất và đời sống của nhân dân.
Quảng Thạch có Sông Lý chảy theo hướng Tây Nam và sông Yên chảy theo
ranh giới với huyện Tĩnh Gia là nguồn cung cấp nước dồi dào cho đời sống và sản
xuất của nhân dân và cũng là nơi tiêu úng trong vùng. Tuy nhiên đây cũng là đoạn
cuối của các con sông nên về mùa mưa thường gây ngập lụt, ảnh hưởng không nhỏ
đến đời sống và sản xuất nông nghiệp.
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
a. Công sở xã
Công sở của xã được xây dựng tại vị trung tâm của xã rất thuận lợi cho việc
giao dịch của nhân dân,thuộc thôn thôn Sơn Lâm, diện tích đất hiện trạng là 2.965 m2
b. Cơ sở vật chất văn hóa
- Khu trung tâm văn hóa - thể thao của xã
Xã có 2 sân thể thao với tổng diện tích là 19.500m 2, (sân thể thao thuộc thôn
Thạch Ngọc diện tích là 15.000m2 và sân thể thao thôn Thạch Đông là 4.500 m 2),
chất lượng mặt sân chưa đạt so với yêu cầu của tiêu chí nông thôn mới và chưa có
nhà văn hóa đa năng theo quy định.
- Trung tâm văn hoá thôn
Xã Quảng Thạch có 8 thôn đều đã có nhà văn hoá thôn, trong đó có 4 thôn cơ
bản đã đủ diện tích còn lại 4 thôn không đảm bảo đủ diện tích theo yêu cầu của tiêu
25



×