Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT QUẬN 12 TỶ LỆ 1:25000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS THÀNH LẬP BẢN
ĐỒ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
QUẬN 12 TỶ LỆ 1:25000

: NGUYỄN YẾN VI
SVTH
: 05151038
MSSV
: : DH05DC
LỚP
: 2005 – 2009
KHÓA
NGÀNH : Công nghệ Đòa chính

- TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2009 -


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

NGUYỄN YẾN VI


ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS THÀNH LẬP BẢN
ĐỒ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
QUẬN 12 TỶ LỆ 1:25000

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Thy
(Đòa chỉ cơ quan: Trường Đại học Nông lâm Tp.HCM)

Ký tên

- Tháng 07 năm 2009 -


Ngành Cơng Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Yến Vi

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, em xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu, Quý Thầy Cô Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã tận tình truyền
đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp em đạt được những thành công như
ngày hôm nay.
Đặc biệt em chân thành biết ơn Ban chủ nhiệm Khoa, Quý Thầy Cô Khoa Quản
Lý Đất đai & Bất động sản Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM; đặc biệt nhất là Cô
Nguyễn Ngọc Thy, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn này
với cả tinh thần, trách nhiệm và lòng nhiệt thành.
Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chò, cán bộ công nhân viên Phòng Tài
nguyên và Môi trường Quận 12 đã giúp đỡ, hổ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong việc thu thập tài liệu, dữ liệu có liên quan cũng như kinh nghiệm thực tế.
Và trên tất cả, con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình. Cảm ơn ba má
và gia đình đã luôn bênh cạnh hổ trợ và động viên con, cho con niềm tin và kinh nghiệm

trong cuộc sống.
Sau cùng, xin cảm ơn các anh chò khóa trước và cảm ơn tất cả bạn bè và tập
thể lớp DH05DC đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập cũng như trong
khi thực hiện luận văn này.
Đại học Nông lâm TP.HCM, ngày 25 tháng 7 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Yến Vi
Trang 1


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Yến Vi

TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Yến Vi, Bộ môn Công Nghệ Địa Chính, Khoa Quản lý
Đất đai & Bất động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: ỨNG DỤNG GIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT QUẬN 12 TỶ LỆ 1:25000
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Ngọc Thy, Bộ môn Công Nghệ Địa Chính,
Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Nội dung báo cáo tóm tắt:
Hiện nay, việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam nói chung và Quận 12 nói
riêng đang đặt ra nhiều thách thức. Việc áp dụng các chính sách quản lý muốn đạt được
hiệu quả cần có các công cụ hỗ trợ, xuất phát từ yêu cầu thực tế đó chúng tôi quyết định
thực hiện đề tài “Ứng dụng GIS thành lập bản đồ quản lý chất thải rắn sinh hoạt Quận 12
tỷ lệ 1:25000”
GIS đang trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực trong quản lý tài nguyên và môi
trường, do đó, ứng dụng GIS thành lập bản đồ quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm tìm ra
những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh

hoạt tại Quận 12, góp phần cải thiện tình hình quản lý đối tượng này trên địa bàn Thành
phố nói chung, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực mà chúng
gây nên.
Trên cơ sở thu thập thống kê các tài liệu về hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn Quận 12 và vận dụng phần mềm MapInfo để xây dựng, thành lập bản đồ gồm cả dữ
liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Từ đó, tiến hành xử lý, tích hợp phân tích, mô hình
hoá, biên tập, xuất bản,… ra hệ thống dữ liệu theo mục đích đề ra.
Đề tài nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng môi trường trên địa bàn, tìm ra các
nguồn ô nhiễm và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường; đánh giá hiện trạng chất thải rắn
sinh hoạt của Quận 12 bao gồm các nguồn phát sinh, thành phần và khối lượng chất thải
rắn sinh hoạt; đánh giá hiện trạng dữ liệu bản đồ và dữ liệu chất thải rắn sinh hoạt phục vụ
cho công tác thành lập bản đồ; xây dựng thành công bản đồ Quản lý chất thải rắn sinh
hoạt Quận 12 tỷ lệ 1:25000 và đánh giá khả năng ứng dụng của bản đồ trong thực tế.
Dựa trên những kết quả đạt được, đề tài đã trở thành nguồn dữ liệu phục vụ hiệu quả
cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt Quận 12, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại
trong lĩnh vực này và đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn
sinh hoạt.

Trang 2


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Yến Vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng I.1: Một số yếu tố khí hậu của Quận 12
Bảng I.2: Phân loại và thống kê diện tích các đơn vị đất
Bảng I.3: Dân số phân theo đơn vị hành chính năm 2006
Bảng I.4: Tình hình thu gom CTRSH trên toàn thế giới năm 2007

Bảng I.5: Loại hình thu gom và xử lý CTRSH theo thu nhập mỗi nước
Bảng I.6: Thu hồi nguyên liệu từ chất thải đô thị ở Châu Âu và Hoa Kỳ
Bảng I.7: Lượng chất thải phát sinh ở Việt Nam năm 2007
Bảng I.8: Phân loại chất thải sinh hoạt
Bảng II.1: Các nguồn phát sinh CTRSH tại Quận 12(tính theo % khối lượng thu gom)
Bảng II.2: Thành phần CTRSH tại Quận 12
Bảng II.3: Tỷ lệ % thành phần các loại CTRSH (trong 100kg rác được phân tích)
Bảng II.4 : Khối lượng CTRSH được thu gom và xử lý trong giai đoạn từ 2001-2008
Bảng II.5: Thông tin trạm trung chuyển
Bảng II.6: Thông tin điểm hẹn thu gom CTRSH

Trang 3


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Yến Vi

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình I.1: Các thiết bị của GIS
Hình I.2: Biểu tượng của phần mềm MapInfo
Hình II.1: Bản đồ Quận 12
Hình II.2: Lớp ranh giới hành chính Quận 12
Hình II.3: Lớp thuỷ văn Quận 12
Hình II.4: Lớp giao thông Quận 12
Hình II.5: Sản phẩm bản đồ nền
Hình II.6: Hộp thoại Creat Thematic Map (Ranges)
Hình II.7: Nền chất lượng theo khối lượng CTRSH bình quân mỗi ngày
Hình II.8: Hộp thoại Creat Thematic Map (Graduated)
Hình II.9: Bãi rác trung chuyển

Hình II.10: Hộp thoại Creat Thematic Map (Graduated)
Hình II.11: Mạng lưới điểm hẹn thu gom CTRSH
Hình II.12: Hộp thoại Creat Thematic Map (Bar Chart)
Hình II.13: Biểu đồ các nguồn phát sinh CTRSH
Hình II.14: Hộp thoại Creat Graph Pie
Hình II.15: Hộp thoại Creat Graph Histogram
Hình II.16: Hộp thoại Creat Graph Column
Hình II.17: Bảng chú giải
Hình II.18: Hộp thoại tạo khung bản đồ
Hình II.19: Khung bản đồ tỷ lệ 1:25000

Trang 4


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Yến Vi

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1: Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Sơ đồ 3: Hệ thống quản lý chất thải ở một số đô thị Việt Nam
Sơ đồ 4:Quy trình thành lập bản đồ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Biểu đồ 1: Biểu đồ thành phần các loại rác thải
Biểu đồ 2: Biểu đồ khối lượng CTRSH được thu gom giai đoạn 2001 - 2008
Biểu đồ 3: Biểu đồ số nhân công, phương tiện và khối lượng thu gom CTRSH

Trang 5



Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Yến Vi

MỤC LỤC
Trang
LỜI CÁM ƠN............................................................................................................... i
TÓM TẮT..................................................................................................................... ii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ................................................................. v
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
PHẦN I TỔNG QUAN ............................................................................................3
I.1. Cở sở lý luận của vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt............................3
I.1.1. Cơ sở khoa học ................................................................................3
I.1.2. Cơ sở pháp lý ...................................................................................9
I.1.3. Cơ sơ thực tiễn ...............................................................................10
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu ...................................................................10
I.2.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................10
I.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................................14
I.3. Tổng quan về hiện trạng chất thải rắn.......................................................16
I.3.1. Tình hình chung trên thế giới ........................................................16
I.3.2. Hiện trạng chất thải rắn ở Việt Nam..............................................20
I.4. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và quy trình thưc hiện .....................25
I.4.1. Nội dung nghiên cứu......................................................................25
I.4.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................25
I.4.3. Phương tiện nghiên cứu .................................................................26
I.4.4. Quy trình thành lập bản đồ Quản lý CTRSH.................................27
PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................28
II.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nghiên cứu ..........................................28

II.1.1. Thực trạng môi trường Quận 12 ....................................................28
II.1.2. Ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm đối với môi trường................28
II.1.3. Nguyên nhân ô nhiễm ....................................................................28
II.2. Đánh giá hiện trạng chất thải rắn ở Quận 12 .........................................29
II.2.1. Các nguồn phát sinh CTRSH.........................................................29
II.2.2. Thành phần của CTRSH ................................................................30
II.2.3. Khối lượng CTRSH được thu gom................................................32
II.3. Đánh giá hiện trạng dữ liệu....................................................................33
II.3.1. Dữ liệu bản đồ................................................................................33
II.3.2. Dữ liệu thuộc tính ..........................................................................33
II.4. Xây dựng bản đồ Quản lý CTRSH Quận 12..........................................35
II.4.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ nền ...............................................35
Trang 6


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Yến Vi

II.4.2. Các lớp nội dung trên bản đồ ........................................................43
II.4.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu CTRSH....................................................43
II.4.4. Nội dung trình bày trên bản đồ .....................................................45
II.5. Phân tích ứng dụng GIS trên bản đồ Quản lý CTRSH ..........................55
II.6. Đánh giá khả năng ứng dụng của bản đồ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong
thực tế
56
II.7. Đánh giá khả năng ứng dụng của phần mềm MapInfo trong thành lập bản
đồ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt Quận 12 .........................................................…57
PHẦN III KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ .....................................................................58
III.1. Kết luận………………………………………………………………..58

III.2. Kiến nghị………………………………………………………………58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trang 7


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Yến Vi

ĐẶT VẤN ĐỀ
™ Đặt vấn đề
Trong thời gian gần đây, hệ thống thể chế, chính sách ở nước ta từng bước được xây
dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng có hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường. Nhận
thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường cũng được các cấp, các ngành, các tầng lớp
nhân dân ngày càng quan tâm; mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã
từng bước được hạn chế.
Tuy nhiên, môi trường nước ta vẫn bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến lúc báo
động; đất đai bị xói mòn, thoái hóa; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh. Ở nhiều
đô thị, khu dân cư, không khí bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại
của chất thải ngày càng tăng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch không
bảo đảm. Tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá, gia tăng dân số... đã gây áp lực lớn cho
công tác bảo vệ môi trường, nhất là ở các đô thị. Công tác quản lý chất thải rắn tại các đô
thị và khu công nghiệp vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém. Lượng chất thải rắn thu gom
chỉ mới đạt khoảng 70% và chủ yếu tập trung ở nội thị; công nghệ xử lý chất thải rắn
chưa được chú trọng nghiên cứu và chưa hoàn thiện, còn phân tán, khép kín theo địa giới
hành chính; việc đầu tư, quản lý còn kém hiệu quả...
Là một quận vùng ven của Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập từ năm 1997, trên
địa bàn Quận 12 hiện nay có một số dự án về công nghiệp, đô thị đã và đang hình thành

sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội của Quận. Tuy vậy, chính tốc độ
phát triển nhanh và sự gia tăng của các cơ sở sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp,
trung tâm thương mại – dịch vụ… làm cho lượng rác thải đặc biệt là chất thải rắn ngày
càng tăng lên đáng kể. Chất thải rắn nếu không được quản lý và giải quyết tốt sẽ dẫn đến
hàng loạt hậu quả tiêu cực đối với môi trường sống.
Hiện nay, GIS là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong quản lý tài nguyên và môi trường.
Do đó, việc ứng dụng công nghệ GIS thành lập bản đồ quản lý chất thải rắn sinh hoạt là
một yêu cầu cấp thiết nhằm quản lý dữ liệu trên máy tính, cập nhật nhanh chóng các dữ
liệu, số liệu về chất thải rắn từ nguồn phát sinh, quá trình thu gom vận chuyển đến nơi xử
lý giúp cho các nhà quản lý đánh giá chính xác hoạt động quản lý chất thải rắn trên địa
bàn Quận hiện nay đồng thời đưa ra các giải pháp tốt nhất để quản lý có hiệu quả các loại
chất thải rắn sinh hoạt nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường.
Trước thực tiễn này, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài Ứng dụng công nghệ GIS
thành lập bản đồ quản lý chất thải rắn sinh hoạt Quận 12 tỷ lệ 1:25000.

Trang 8


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Yến Vi

™ Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát hiện trạng hoạt động quản lý, thu gom, trung chuyển và vận
chuyển CTRSH của công ty Dịch vụ và phát triển đô thị Quận 12 và dựa trên những tài
liệu sẵn có về hiện trạng quản lý CTRSH tại Tp.HCM, đề tài tập trung vào những mục
tiêu sau:
- Đánh giá hiện trạng môi trường đặc biệt là thực tế về chất thải rắn trên địa bàn.
- Ứng dụng công nghệ GIS thành lập bản đồ quản lý chất thải rắn sinh hoạt Quận 12
tỷ lệ 1:25000.

™ Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào các đối tượng:
- Các vấn đề về tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến môi trường.
- Cơ sở dữ liệu về chất thải rắn.
- Các quy trình, quy phạm thành lập bản đồ chuyên đề.
- Phần mềm MapInfo 7.5.
™ Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi thời gian: Số liệu phục vụ cho đề tài được thống kê năm 2008 do Công ty
Dịch vụ và phát triển đô thị Quận 12 và Phòng TN-MT Quận 12 cung cấp.
- Thời gian thực hiện: từ ngày 01/03 đến ngày 15/07/2009.

Trang 9


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Yến Vi

PHẦN I
TỔNG QUAN
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
I.1.1 Cơ sở khoa học.
1. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt
™ Chất thải rắn sinh hoạt: là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ
gia đình, nơi công cộng.
™ Thu gom chất thải rắn: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ
tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chấp thuận.
™ Lưu giữ chất thải rắn: là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất

định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến nơi xử lý.
Nguyên vật liệu

Chất thải
Chất thải

Chế biến
Thu hồi và tái chế

Chế biến lần 2

Tiêu thụ

Thải bỏ
Sơ đồ 1 Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt
Ghi chú
Nguyên vật liệu, sản phẩm, các thành phần thu hồi và tái sử dụng.
Chất thải
™ Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý,
đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ,
vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những
tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.

Trang 10


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Yến Vi


™ Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên
trách về CTR đô thị có vai trò kiểm soát các vấn đề có liên quan đến CTR liên quan đến
vấn đề về quản lý hành chính, tài chính, luật lệ, quy hoạch và kỹ thuật.
Nguồn phát sinh chất thải

Gom nhặt, tách và lưu giữ
tại nguồn

Thu
Trung chuyển
và vận chuyển

Tách, xử lý và
tái chế

Tiêu huỷ
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt
2. Khái niệm về bản đồ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
™ Bản đồ: là hình ảnh mặt đất được thu gọn lên mặt phẳng tuân theo một qui luật
toán học xác định, chỉ rõ sự phân bố trạng thái, mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh
tế, xã hội mà đã được chọn lọc, đặc trưng theo yêu cầu của mỗi bản đồ cụ thể.
™ Bản đồ chuyên đề: là thể loại bản đồ thể hiện rất tỉ mỉ chi tiết đầy đủ và phong
phú nội dung của một vài yếu tố bản đồ địa lý chung, còn các yếu tố khác còn lại biểu thị
với mức độ kém tỉ mỉ chi tiết thậm chí không biểu thị.
™ Bản đồ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là loại bản đồ thuộc nhóm bản đồ môi
trường, nó thể hiện tình hình phân bố, khối lượng và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn nghiên cứu.
™ Cơ sở dữ liệu: bao gồm dữ liệu không gian và phi không gian (dữ liệu thuộc
tính) được thu thập lưu trữ theo một cấu trúc chuẩn.


Trang 11


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Yến Vi

- Dữ liệu đồ hoạ (còn gọi là dữ liệu hình học) bao gồm thông tin về vị trí và cấu
trúc quan hệ được phân thành các lớp khác nhau như: lớp hành chính, đường sá,…, vị trí
các trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
- Dữ liệu thuộc tính (còn gọi là dữ liệu chuyên đề) là tập hợp các giá trị thuộc tính
yCơ sở dữ liệu về chất thải rắn.
yNguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.
yCơ sở phân loại.
yKhối lượng.
yVị trí các điểm hẹn thu gom và trạm trung chuyển.
3. Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
a) Khái niệm
- Theo Carter (1989): GIS là một thực thể cơ quan, phản ánh một cấu trúc tổ chức
được tổng hợp của kỹ thuật với một cơ sở dữ liệu, chuyên gia và sự không ngừng cung
cấp tài chính.
- Theo Goodchild: GIS là một hệ thống sử dụng cơ sở dữ liệu trả lời các câu hỏi về
bản chất địa lý của các thực thể địa lý.
- Theo Anorff định nghĩa (1989);GIS là một chuỗi các hoạt động dựa trên cơ sở
máy tính hoặc bằng tay được sử dụng để lưu trữ và thao tác các dữ liệu địa lý.
- Hệ thống thông tin địa lý – GIS là một hệ thống quản lý thông tin không gian
được phát triển dựa trên cở sở công nghệ máy tính với mục đích lưu trữ, cập nhật, quản
lý, hợp nhất, mô hình hoá, phân tích và miêu tả được nhiều loại dữ liệu.
Tóm lại, hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System – GIS) được định
nghĩa như là một thu thập có tổ chức của phần cứng, phần mềm, dữ liệu địa lý và cong

người được thiết kế nhằm nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, sử dụng, phân tích và hiển thị các
thông tin liên quan đến địa lý. Mục đích đầu tiên của GIS là xử lý không gian hay các
thông tin liên quan đến địa lý.

Hình I.1:Các thiết bị của GIS

Trang 12


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Yến Vi

Một hệ thống thông tin địa lý gồm 5 thành phần cơ bản với những chức năng rõ ràng.
Đó là phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, con người và quy trình.Nó hỗ trợ việc ra quyết
định cho việc quy hoạc và quản lý sử dụng đất, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giao
thông và những việc lưu trữ dữ liệu hành chính.
b) Cấu trúc cơ sở dữ liệu trong GIS
Một cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý có thể chia ra làm 2 loại cơ bản: số liệu
không gian và phi không gian. Mỗi loại có những đặc trưng riêng và chúng khác nhau về
yêu cầu và lưu giữ số liệu, hiệu quả, xử lý và hiển thị.
Số liệu không gian là những mô tả của hình ảnh bản đồ số, chúng bao gồm toạ độ, quy
luật, các ký hiệu dùng để xác định một hình ảnh bản đồ cụ thể trên từng bản đồ. Hệ thống
thông tin địa lý dùng các số liệu không gian để tạo ra một bản đồ hay hình ảnh bản đồ trên
giấy thông qua thiết bị ngoại vi…
Số liệu phi không gian là những diễn tả đặc tính, số lượng, mối quan hệ của các hình
ảnh bản đồ với vị trí địa lý của chúng. Các số liệu phi không gian được gọi là dữ liệu
thuộc tính, chúng liên quan đến vị trí địa lý hoặc các đối tượng không gian và liên kết
chặt chẽ với chúng trong hệ thống thông tin địa lý thông qua một cơ chế thống nhất
chung.

- Mô hình thông tin không gian.
+ Mô hình Vector: thực thể không gian được biểu diễn thông qua các phần
tử cơ bản là điểm, đường, vùng. Vị trí không gian của thực thể được xác định bởi
toạ độ trong một hệ thống toạ độ thống nhất toàn cầu ( hệ toạ độ địa lý).
+ Mô hình Raster: phản ánh toàn bộ vùng nghiên cứu dưới dạng một lưới
các ô vuông hay điểm ảnh (pixel).
- Mô hình thông tin thuộc tính: Số liệu phi không gian hay còn gọi là thuộc tính là
những mô tả về đặc tính, đặc điểm về các hiện tượng xảy ra tại các vị trí địa lý xác định.
Một trong các chức năng đặc biệt của công nghệ GIS là khả năng của nó trong việc liên
kết và xử lý đồng thời giữa dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính.
c) Ứng dụng GIS trong lĩnh vực Quản lý và Quy hoạch môi trường
- Nghiên cứu và Quản lý Hệ sinh thái: Với một hệ GIS, bạn có thể phân tích toàn bộ
hệ sinh thái. GIS được sử dụng để mô phỏng hệ sinh thái như một đơn vị hoàn chỉnh; hiển
thị hình ảnh của các vùng nhạy cảm.
Ví dụ: Cục Quản lý Ðất đai Mỹ sử dụng GIS để quản lý các hệ sinh thái vùng châu thổ
sông Columbia: đánh giá tác động môi trường, phát triển quy hoạch chiến lược, xây dựng
bản đồ mô tả toàn bộ hệ thống.
- Xây dựng dữ liệu môi trường: phân tích và tinh lọc dữ liệu liên quan đến môi trường
phục vụ công việc quan trắc, đánh giá các đối tượng môi trường và nghiên cứu tính khả
thi.
Ví dụ: tổ chức và đánh giá dữ liệu ảnh trắc địa, ảnh thuỷ học, ảnh không gian.

Trang 13


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Yến Vi

- Quản lý dữ liệu môi trường: Dự án Lưu vực sông Santa Ana ở California đã sử dụng

GIS làm công cụ quản lý và giám sát mực nước, chất lượng nước, và các nguồn lợi từ
vùng lưu vực nhờ công cụ quản lý cơ sở dữ liệu và tạo bản đồ của GIS.
- Quy hoạc các nhân tố môi trường: sử dụng khả năng phân tích của GIS có thể quản
lý được mối quan hệ giữa các nhân tố môi trường tự nhiên cũng như xã hội. Từ những
phân tích này, các chiến lược quy hoạch cho từng đối tượng và cho tổng thể chung được
xây dựng.
Ví dụ: GIS được sử dụng để xây dựng mô hình kiểm soát động vật hoang dã
California trong cơ cấu kế hoạch chung của thành phố.
- Quản lý chất thải: GIS cho phép các nhà quản lý chất thải đánh giá hiện trạng chất
thải hiện nay và dự đoán trong tương lai. Ngoài ra, các nhà quản lý có thể chia sẻ thông
tin giữa các tổ chức và kết hợp với các cơ quan điều chỉnh để cải thiện vấn đề kiểm soát,
vận chuyển và chôn lấp rác thải.
Ví dụ: Sở Ðo đạc Ðịa chất bang Georgia (GGS) đã dùng GIS để quản lý cơ sở dữ liệu
về 118 bãi chôn lấp chất thải rắn cho phép. Các thông tin trong cơ sở dữ liệu bao gồm tên
bãi chôn lấp, vị trí, kinh độ, vĩ độ, đường vào bãi chôn lấp, dung tích bãi, vùng châu thổ
sông chính và mã đơn vị thuỷ văn của vùng châu thổ này.
- Hỗ trợ quản lý các sự cố môi trường: đánh giá chiến lược đối phó và nỗ lực chống
chịu trước các sự cố môi trường.
Ví dụ: khi xảy ra ô nhiễm do rò rỉ khí độc, bạn có thể xác định các vùng liền kề chịu
ảnh hưởng, các vùng chịu ảnh hưởng do phát tán, và các vị trí bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
d) GIS trong thành lập bản đồ
- GIS trong thành lập bản đồ có 2 ứng dụng:
+ Tự động hoá quá trình xây dựng bản đồ.
+ Sản xuất những bản đồ mới qua phân tích, xử lý dữ liệu.
- Ưu điểm của GIS trong thành lập bản đồ.
+ Ưu điểm chính trong tự động hoá là sửa chửa dễ dàng.
+ Các đối tượng có thể thay đổi trong bản đồ số mà không cần vẽ lại.
+ Tỷ lệ và phép chiếu thay đổi dễ dàng.
- Sự khác biệt giữa tự động hoá và GIS.
+ Tạo bản đồ cần: hiểu biết về vị trí của đối tượng, giới hạn thuộc tính.

+ GIS cần: hiểu biết về vị trí của đối tượng và quan hệ giữa đối tượng và thuộc
tính.
4. Giới thiệu phần mềm MapInfo
MapInfo là một trong những phần mềm đồ họa thuộc họ GIS, được ứng dụng rất hiệu
quả trong việc biên tập và kết xuất bản đồ. Ngoài ra, MapInfo còn cung cấp những công
cụ hiệu quả trong việc phân tích không gian như định vị một địa chỉ trên bản đồ
(Geocoding), chồng xếp các lớp dữ liệu (Overlay), phân tích thống kê dữ liệu theo
một tiêu chí nhất định (Staticstis),… Đặc biệt MapInfo rất hiệu quả trong việc tạo ra
Trang 14


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Yến Vi

những bản đồ chuyên đề (Map Themetic) từ các lớp dữ liệu (Layers) đã có. Ngoài ra,
MapInfo còn có chức năng số hóa (Digitize) để tạo dữ liệu Vector từ ảnh Raster. Nếu xét
toàn bộ quy trình số hóa và biên tập bản đồ từ bản đồ giấy hoặc từ số liệu trị đo, thì
MapInfo hữu hiệu trong giai đoạn biên tập và kết xuất.

Hình I.2: Biểu tượng của
phần mềm MapInfo

Tổ chức thông tin bản đồ MapInfo:
- Tổ chức thông tin theo tập tin:
+ Các thông tin trong MapInfo được tổ chức theo từng bảng (Table), mỗi
bảng là một tập hợp các tập tin (File) về thông tin đồ họa hoặc phi đồ họa chứa các
bảng ghi dữ liệu mà hệ thống tạo ra. Chỉ có thể truy cập vào chức năng của phần
mềm MapInfo khi đã mở ít nhất một bảng, toàn bộ các MapInfo table mà trong đó
chứa các đối tượng địa lý được tổ chức theo các tập tin.

+ Cơ cấu tổ chức thông tin của các đối tượng địa lý được tổ chức theo các
tập tin có phần mở rộng (extension) như sau:
tab: Tập tin mô tả khuôn dạng CSDL đính kèm với bản đồ.
dat: Tập tin chứa thông tin phi không gian.
map : Tập tin chứa thông tin, mô tả các đối tượng bản đồ.
id: Tập tin chỉ số đối tượng.
wor: Tập tin quản lý chung.
- Tổ chức thông tin theo đối tượng:
+ Các thông tin bản đồ trong phần mềm GIS thường được tổ chức theo từng
lớp bản đồ. Một lớp bản đồ máy tính là sự chồng xếp của các lớp thông tin lên
nhau. Mỗi lớp thông tin thể hiện một khía cạnh của mảnh bản đồ tổng thể. Lớp
thông tin là một tập hợp các đối tượng bản đồ thống nhất. Thể hiện và quản lý các
đối tượng địa lý không gian theo một chủ đề cụ thể, phục vụ một mục đích nhất
định trong hệ thống.
+ Trong MapInfo thì mỗi một lớp bản đồ là một lớp các đối tượng hình học
cơ bản (điểm, đường, vùng).
Trang 15


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Yến Vi

Với cách tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng giúp cho việc xây dựng thành các
khối thông tin độc lập cho các lớp bản đồ máy tính, dễ dàng thêm vào mảnh bản đồ các
lớp thông tin mới hoặc xóa đi các lớp đối tượng không cần thiết.
- Các đối tượng bản đồ chính mà MapInfo sẽ quản lý:
+ Đối tượng vùng (Region) - Thể hiện các đối tượng khép kín hình
học và bao phủ một vùng diện tích nhất định. Chúng có thể là các polygons,
ellipse, hình chữ nhật,…Ví dụ: vùng lãnh thổ địa giới một xã,…

+ Đối tượng điểm (Point) - Thể hiện vị trí cụ thể của các đối tượng
địa lý. Ví dụ: điểm trụ sở UBND xã,…
+ Đối tượng đường (Line) - Thể hiện các đối tượng không khép kín
hình học. Chúng có thể là đường thẳng, các đường gấp khúc, các cung. Ví dụ:
đường phố, sông, suối,…
+ Đối tượng chữ (Text) - Thể hiện các đối tượng không phải là địa lý
của bản đồ. Ví dụ: Tên trụ sở UBND xã,…
I.1.2 Cơ sở pháp lý
Hệ thống quy định pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:
™ Các văn bản của Quốc hội
- Luật bảo vệ môi trường của Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số
52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003.
™ Các văn bản của Chính phủ
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 4 năm 2006 về việc quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều Luật Bảo vệ môi trường (BVMT).
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 về quản lý chất thải rắn.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật Đất
Đai.
- Chiến lược Quản lý chất thải rắn đô thị và Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 3
tháng 4 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác
quản lý chất thải rắn ở các đô thị và các khu công nghiệp.
- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về
đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và các khu công nghiệp.
™ Các văn bản của Bộ và Liên bộ
- Thông tư Liên tịch số 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD ban hành ngày 17 tháng
10 năm 1997 - Hướng dẫn thi hành Chỉ thị số 199/TTg ban hành ngày 3 tháng 4 năm
1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải
rắn ở các đô thị và khu công nghiệp.
- Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng

Bộ KHCN&MT về việc công bố danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc
áp dụng gồm 12 tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí, 2 tiêu chuẩn liên quan
Trang 16


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Yến Vi

đến tiếng ồn, 12 tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước, 1 tiêu chuẩn liên quan đến
chất lượng đất và 1 tiêu chuẩn liên quan đến rung động.
- Quyết định số 33/2004/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng Bộ KHCN về việc ban hành tiêu
chuẩn Việt Nam, trong đó có một số tiêu chuẩn về “Nhãn môi trường và công bố môi
trường” (TCVN ISO 14021:2003, TCVN ISO 14025:2003, TCVN 5945-2005).
I.1.3 Cơ sở thực tiễn
Nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống Quản lý chất thải rắn tại TP.HCM, Sở TN-MT
TP.HCM đã và đang thực hiện một số mục tiêu:
- Bổ sung và hoàn thiện chính sách, quy chế, quy định và các quy trình quản lý.
- Nâng cao ý thức cộng đồng bằng cách thực hiện các chương trình tuyên truyền, cổ
động dưới mọi hình thức như phát tờ bướm, băng rôn, biểu ngữ…với nội dung nhằm nâng
cao ý thức của người dân thành phố trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị, toàn dân
tham gia công tác quản lý chất thải rắn, xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp.
- Quy hoạch các bô, trạm trung chuyển, giúp cho thành phố lựa chọn và xây dựng các
bô, trạm trung chuyển rác với địa điểm, quy mô và số lượng hợp lý hơn so với hiện tại.
- Quy hoạch vị trí các bãi chôn lấp (khu liên hợp xử lý chất thải rắn). Xây dựng hệ
thống quản lý (nhân sự, chính sách, quy định…) và hệ thống giám sát chặt chẽ mọi hoạt
động trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn.
- Phòng Quản lý chất thải rắn (Sở TN-MT Tp.HCM) đang triển khai điều tra khảo sát
thu thập số liệu về chất thải rắn tại 24 quận, huyện. Các số liệu thu thập được sẽ là cơ sở
để xác định chính xác khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt thải ra hàng ngày,

đồng thời ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc thành lập bản đồ quản
lý chất thải rắn trên toàn thành phố. G óp ph àn gi ải quy ết c ác v ấn đ ề t ồn đ ọng trong
thu th ập, lưu trữ và xử lý số liệu, thông tin phục vụ công tác quản lý chất thải rắn giữa
các cấp quản lý và địa phương.
I.2 Khát quát về địa bàn nghiên cứu.
I.2.1 Điều kiện tự nhiên.
1. Vị trí địa lý.
Quận 12 nằm ở phía Tây Bắc Thành phố có diện tích tự nhiên 5.274,9045 ha. Ranh
giới hành chính được giới hạn bởi:
- Phía Đông giáp Huyện Thuận An - Tỉnh Bình Dương và Quận Thủ Đức (phần
giáp sông Sài Gòn).
- Phía Tây giáp Huyện Hóc Môn và Quận Bình Tân.
- Phía Nam giáp Quận Bình Thạnh, Quận Gò Vấp, Quận Tân Bình, Quận Tân
Phú, và Quận Bình Tân.
- Phía Bắc giáp Huyện Hóc Môn.

Trang 17


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Yến Vi

Hình II. 1: Bản đồ Quận 12
2. Địa chất - Địa hình
Toàn Quận được chia làm 2 vùng địa hình - địa chất chính, do có những đặc trưng
cơ bản khác biệt nhau:
- Vùng đất phía Tây Rạch Bến Cát gồm các phường Tân Thới Nhất, Trung Mỹ
Tây, Đông Hưng Thuận, Tân Hưng Thuận, Tân Chánh Hiệp, Hiệp Thành, Tân Thới Hiệp
và một phần của phường Thới An): Địa hình dạng gò triều, gãy khúc, hướng đổ dốc phức

tạp. Nền đất chịu lực rất tốt và có nhiều thuận lợi cho việc san nền.
- Vùng đất phía Đông Rạch Bến Cát và dọc theo Kênh Tham Lương gồm các
Phường Thạnh Xuân, Thạnh Lộc, An Phú Đông và một phần phường Thới An): Địa hình
thấp, bị chia cắt bởi nhiều sông rạch, hướng đổ dốc không rõ rệt.
3. Khí hậu
Quận 12 nằm trong khu vực khí hậu thành phố Hồ Chí Minh là khí hậu nhiệt đới
gió mùa cận xích đạo, mang tính chất chung là nóng, ẩm với nhiệt độ cao và mưa nhiều.
Trong năm có 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Trang 18


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Yến Vi

Hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Tây Nam
Bảng I.1: Một số yếu tố khí hậu của Quận 12
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

1

Nhiệt độ trung bình năm


o

C

27

2

Nhiệt độ trung bình tối cao

o

C

35 - 36

3

Nhiệt độ trung bình tối thấp

o

C

24 - 25

4

Số giờ chiếu sáng trong ngày


H

6 – 6,5

5

Lượng mưa trung bình năm

Mm

1.983

6

Lượng bốc hơi bình quân năm

Mm

1.339

7

Độ ẩm không khí trung bình năm

%

77

8


Độ ẩm cao nhất

%

98 - 100

9

Độ ẩm thấp nhất

%

20 - 23

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Tân Sơn Nhất)
Với đặc điểm khí hậu nêu trên là một lợi thế của Quận tạo điều kiện thuận lợi phát
triển sản xuất kinh doanh, đời sống kinh tế và văn hóa và xã hội của nguời dân.
4. Thuỷ văn
Chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ bán nhật triều không đều trên sông Sài Gòn. Sông Sài
Gòn đi qua địa bàn có chiều rộng trung bình khoảng 150m, sâu bình quân từ 10 - 15m,
lưu lượng kiệt nhất là tháng 4 (8m3/s) và cao nhất là tháng 10 (180m3/s).
Sông Sài Gòn, sông Vàm Thuật, rạch Bến Cát, kênh Tham Lương, kênh Trần Quang
Cơ và một số kênh rạch khác trên địa bàn Quận tạo tiền đề cho việc hình thành một mạng
lưới giao thông thủy quan trọng, thuận lợi lưu thông nối kết liên hoàn xuyên suốt với các
nơi, đồng thời đảm nhiệm tiêu thoát nước cho cả địa bàn.
5. Các nguồn Tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Theo kết quả của các chương trình điều tra thổ nhưỡng gần đây thì Quận 12 có 06
loại đất chính trong đó đất xám chi tiết chiếm tỷ trọng cao nhất.


Trang 19


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Yến Vi

Bảng I.2: Phân loại và thống kê diện tích các đơn vị đất
Đơn vị tính: ha
Hệ thống phân loại đất
Số
Việt Nam
thứ
tự Ký Tên đất
hiệu
Đất vàng nâu feralit trên phù
1
F
sa cổ
Đất phù sa trên nền phèn
2
Pp
tiềm tàng

Hệ thống phân loại đất theo
FAO/UNESCO

Tên đất
hiệu


Diện tích
(ha)

FRx

Xanthic Ferralsols

355,36

FLt

Thionic Fluvisols

12,79

3

SiP

Đất phèn tiềm tàng, phèn ít

GLtp

728,50

4

Sp


Đất phèn tiềm tàng, phèn GLtp
trung bình

Protothionic
Gleysols
Protothionic
Gleysols

5

X

Đất xám điển hình

Ach

Haplic Acrisols

752,22

6

Xf

Đất xám có tầng loang lổ

ACp

Plinthic Acrisols


999,35

7

Sông, rạch

2.069,16

357,53

Tổng cộng

5.274,91
(Nguồn: Phòng Thống kê Quận 12)

b) Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt trên địa bàn Quận 12 khá phong phú do hệ thống sông rạch
cung cấp, bao gồm các sông, kênh rạch chính là: sông Sài Gòn, sông Vàm Thuật, các rạch
Bến Cát, Bến Thượng, Trần Quang Cơ. Ngoài ra còn nhiều kênh rạch phân bố chủ yếu ở
khu vực phía Đông rạch Bến Cát. Tài nguyên nước mặt khá thuận lợi cho phát triển sản
xuất nông nghiệp và du lịch sinh thái.
- Nguồn nước Quận 12 có nguồn nước ngầm khá phong phú đặc biệt tại các
phường thuộc khu vực phía Tây rạch Bến Cát có độ sâu phổ biến 20-50m ở một số khu
vực có độ sâu 30 – 100m. Nước ngầm đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn nước
sinh hoạt và sản xuất cho một bộ phận lớn dân cư và các họat động kinh tế xã hội trên địa
bàn. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc khai thác nước ngầm còn tùy tiện, thiếu quy
hoạch, và quản lý chưa chặt chẽ.
c) Tài nguyên sinh vật
Hiện nay, tuy chưa có số liệu thống kê chính thức về nguồn tài nguyên sinh vật của
Quận 12, do nằm trong khu vực có hệ thống kênh rạch chằng chịt và các hoạt động sống

của người dân trước đây dựa chính vào nông nghiệp, vì vậy Quận có một nguồn gen động
thực vật phong phú.

Trang 20


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Yến Vi

d) Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của Quận 12 rất nghèo nàn. Toàn Quận chỉ có 0,2018 ha
đất để khai thác nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và gốm sứ.
6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
™ Các lợi thế
- Quận có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, là cửa ngõ phía Bắc của Thành phố,
cầu nối giao thông từ Campuchia về khu vực nội thành và các tỉnh lân cận. Quận có hệ
thống giao thông đường bộ cấp quốc gia và khu vực đi qua như đường Xuyên Á, Quốc lộ
1A. Về giao thông thủy, quận có mặt phía Đông tiếp giáp sông Sài Gòn trải dài hơn 4km
từ phía Bắc xuống Nam, thuận lợi trong việc phát triển du lịch sinh thái, khu nhà vườn.
- Quận có 2 khu vực với địa hình khác biệt rõ rệt, thuận lợi cho việc nghiên cứu
quy hoạch để tạo những nét đặc trưng riêng của đô thị mới. Khu vực phía Tây của Quận
có địa hình gò triền, nền đất tốt, thuận lợi phát triển xây dựng các công trình công nghiệp,
thương mại, nhà ở kiên cố cao tầng. Khu vực phía Đông của Quận có địa hình thấp, có
nhiều sông rạch đan cắt nhau, nền đất yếu thích hợp xây dựng các công trình thấp tầng,
mật độ xây dựng thưa thoáng, thuận lợi phát triển đô thị xanh phục vụ du lịch giải trí nghỉ
ngơi.
- Quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn quận chiếm tỷ lệ khá lớn, đây là một trong
những lợi thế lớn trong việc thu hút đầu tư để phát triển đô thị.
™ Các hạn chế

- Hệ thống cơ sở hạ tầng không đồng bộ, đặc biệt là hệ thống thoát nước, ngập úng.
Điều này có tác động lớn đến các hoạt động kinh tế - xã hội của Quận.
- Khu vực phía Đông của Quận địa hình thấp, có nhiều sông rạch đan cắt nhau, nền
đất yếu nên gây khó khăn và tốn kém rất lớn trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
I.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Quận 12 sau 10 năm hình thành với quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh, mạnh đang
phấn đấu vươn lên bắt nhịp cùng sự phát triển chung của Thành phố. Cơ cấu kinh tế từ
“Công nghiệp - Nông nghiệp - Thương mại - Dịch vụ” chuyển dịch sang “Công nghiệp Thương mại - Dịch vụ - Nông nghiệp” và đang định hình phát triển theo hướng “Thương
mại - Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp”.
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận 12 đang chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng
quy hoạch. Ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp giữ tỷ trọng ổn định; ngành
thương mại dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao; tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp
ngày càng giảm.
1. Tăng trưởng kinh tế
Bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã tác động sâu sắc đến tình hình
phát triển kinh tế trên địa bàn Quận 12, đã tạo ra những thuận lợi nhưng cũng không ít
thách thức khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của Quận nhà. Cơ chế
chính sách đã có những bước chuyển biến tích cực, đặc biệt là việc giao quyền sử dụng
Trang 21


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Yến Vi

đất lâu dài, hợp thức hóa nhà xưởng, ưu đãi đầu tư, đã tạo ra động lực mới, phát huy nội
lực mở rộng quy mô sản xuất cho các thành phần kinh tế.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành theo hướng tích cực, như sự gia tăng đáng
kể về tổng mức luân chuyển hàng hóa và dịch vụ hàng năm, là giá trị sản lượng ngành

công nghiệp, giá trị sản lượng của ngành nông nghiệp giảm dần tỷ trọng so với cơ cấu
chung, nhưng nhìn chung vẫn đảm bảo được giá trị sản lượng theo kế hoạch.
- Cơ cấu kinh tế của Quận trong tương lai được xác định theo hướng Thương mại Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp - Kinh tế vườn - Văn hóa - Du lịch, với chiều
hướng chuyển dịch này, Quận 12 sẽ thu hút các nhà đầu tư trong các lĩnh vực thương mại
và sản xuất công nghiệp kéo theo nguồn dân nhập cư đổ về làm lao động phục vụ cho các
ngành này. Đây sẽ là yếu tố quan trọng làm cho khối lượng chất thải rắn Quận 12 tăng lên
đáng kể.
3. Dân số
- Dân số trung bình trên địa bàn Quận 12 đến tháng 2006 là 307.449 người, với tổng
số hộ là 70.383 hộ, mật độ dân số trung bình là 5.641 người/km2. Do ảnh hưởng quá trình
đô thị hóa, tình trạng phân bố dân cư không đều ở các phường, tại phường Đông Hưng
Thuận có mật độ dân cư cao nhất là 12.320 người/km2; phường Thạnh Xuân, An Phú
Đông có mật độ thấp nhất là 1.926 người/km2 và 1.963 người/km2.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của quận 12 năm 2006 là 1,2 %.
- Số lao động trung bình trong độ tuổi lao động trên địa bàn Quận năm 2006 là
156.107 người, chiếm 52,46 % tổng dân số. Trong đó, số lao động làm việc trong nền
kinh tế quốc dân là 121.132 người, chiếm 77,6 % trong tổng số lao động.
Bảng I.3: Dân số phân theo đơn vị hành chính năm 2006
STT

Đơn vị hành chính

Tổng số Giới tính (người) Số hộ
khẩu
Nữ
(hộ)
(người) Nam

1


P. An Phú Đông

17.317

8.050

9.267

4.352

1.963

2

P. Đông Hưng Thuận

53.749

26.347

27.402

12.442

12.320

3

P. Hiệp Thành


39.559

18.363

21.196

9.526

7.294

4

P. Tân Chánh Hiệp

32.945

15.914

17.031

7.545

7.818

5

P. Tân Thới Hiệp

27.977


13.708

14.269

6.452

10.679

6

P. Tân Thới Nhất

36.906

17.245

19.661

8.490

9.464

7

P.Tân Hưng Thuận

24.829

11.573


13.256

5.749

13.717

8

P. Thạnh Lộc

21.676

10.828

10.848

5.293

3.716

9

P. Thạnh Xuân

18.656

9.299

9.357


4.485

1.926

Trang 22

Mật độ
dân số
(ng/km2)


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Yến Vi

10

P. Thới An

18.294

9.110

9.184

4.412

3.529

11


P. Trung Mỹ Tây

30.484

14.629

15.855

7.386

11.264

297.563

143.493 154.070 70.383

Toàn quận

5.641

(Nguồn:Phòng Thống kê Quận 12)

- Tỷ lệ gia tăng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là do tỷ lệ gia tăng cơ học
liên quan đến gia tăng dân số, do đó, với tỷ lệ tăng dân số của Quận 12 hiện nay đang ở
mức cao cùng với dân cư từ nơi khác chuyển đến không ngừng sẽ làm tỷ lệ gia tăng khối
lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận ngày càng cao.
4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.
™ Thuận lợi
- Địa bàn Quận 12 có nhiều thế mạnh và tiềm năng cho việc phát triển đô thị, thu

hút dân cư.
- Kinh tế và Công nghiệp hiện trên đà phát triển ngày càng nhanh, nhiều cơ sở sản
xuất công nghiệp đã đi vào hoạt động và những dự án công nghiệp lớn và nhỏ đang triển
khai xây dựng. Đặc biệt khu công nghiệp tập trung Tân Thới Hiệp là một trong số những
khu công nghiệp tập trung của Thành phố, đã có quy hoạch được duyệt, là nơi có khả
năng thu hút nhiều lao động.
- Quận có bề dày truyền thống lịch sử cách mạng, có di tích cách mạng nổi tiếng
như chiến khu An Phú Đông - Thạnh Lộc – Thạnh Xuân, có thể kết hợp với cảnh quan
thiên nhiên phong phú trên sông Sài Gòn và vùng đất trù phú ven sông để khai thác du
lịch, nghỉ dưỡng v.v....
™ Hạn chế
- Đội ngũ lao động đông đảo là vốn quý, là nhân tố tích cực để phát triển sản xuất.
Song trong giai đoạn trước mắt nguồn lao động nông nghiệp trên địa bàn quận dôi thừa
(do việc thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp) đã gây ra những rào cản nhất định
cho quá trình phát triển của Quận. Chính vì thế việc đào tạo nghề cho lực lượng lao động
này là hết sức bức thiết.
- Hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, chưa đảm bảo khả năng
phục vụ và đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị của quận.
I.3 Tổng quan về hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt.
I.3.1 Tình hình chung trên thế giới
Ước tính hàng năm lượng chất thải được thu gom trên thế giới từ 2,5 đến 4 tỷ tấn
(ngoại trừ các lĩnh vực xây dựng và tháo dỡ, khai thác mỏ và nông nghiệp). Năm 2004,
tổng lượng chất thải đô thị được thu gom trên toàn thế giới ước tính là 1,2 tỷ tấn. Con số
này thực tế chỉ gồm các nước OECD và các khu đô thị mới nổi và các nước đang phát
triển.

Trang 23



×