Tải bản đầy đủ (.ppt) (58 trang)

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.4 MB, 58 trang )

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG`

Tiến sĩ: Nguyễn Thị Ngọc Mai
Trường: Đại học Nội vụ Hà Nội


KẾT CẤU
1.Dịch vụ công
- Khái niệm
- Đặc trưng
- Phân loại
2.Dịch vụ hành chính công
3. Đổi mới quản lý và tổ chức công ứng dịch
vụ công
- Khái quát thực trạng
- Xã hội hóa dịch vụ công
- Quan điểm và phương hướng




-Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ
các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của người
dân
- Vì lợi ích chung của toàn xã hội, do nhà
nước chịu trách nhiệm trước xã hội ( trực
tiếp đảm nhận hay ủy quyền cho khu vực
tư nhân thực hiện)
- Nhằm đảm bảo ổn định và công bằng xã
hội.




Các đặc trưng của dịch vụ công
- Là các hoạt động có tính chất phục vụ trực
tiếp;
- Đáp ứng các lợi ích chung, thiết yếu của
cộng đồng
- Do nhà nước chịu trách nhiệm trước xã
hội
- Do Nhà nước hoặc các cơ quan công
quyền được NN ủy quyền thực hiện.
- Đảm bảo tính công bằng và hiệu quả
- Không vì mục tiêu lợi nhuận


Phạm vi dịch vụ công
Theo nghĩa rộng: tất cả những hoạt động nhằm
thực hiện chức năng vốn có của chính phủ, bao
gồm các hoạt động ban hành chính sách, pháp
luật, an ninh quốc phòng, cho đến những hoạt
động y tế, giáo dục, giao thông công cộng.



Loại hình dịch vụ công
Chia thành 3 loại:
- Dịch vụ hành chính công
- Dịch vụ sự nghiệp công
- Dịch vụ công ích





Những vấn đề tồn tại trong DVC
- Một chuyến xe tải nếu đi 1 chiều Hà
Nội – Hải Phòng khi vềề̀ lỗ 400.000
đồng/chuyến.
- Mỗi đầu xe mỗi tháng mất 40 triệu
đồng để trả BOT cao tốc Hà Nội – Hải
Phòng; xe giường nằm xuất phát từ
bến Nước Ngầm đi Hà Tĩnh mất 20
triệu đồng/tháng.(Ông Khúc Hữu Thanh
Hải, Giám đốc công ty CPVT Đất Cảng) 


Những vấn đề tồn tại trong DVC
- Chi phí cho 1km đường cao tốc 4 làn tại
25 bang ở Mỹ là 7 triệu USD, Trung Quốc
năm 2006 là 4 triệu USD nay điều chỉnh là
7 triệu USD.
- Tại Ả Rập Thống Nhất con đường cao tốc
đẹp như mơ 12 làn xe, không hạn chế tốc
độ, chi phí xây dựng chỉ 4 triệu USD/km,
còn ở Việt Nam chi phí trung bình 20 triệu
USD/km. (Ông Nguyễn Văn Khai, Đại sứ
Việt Nam tại Ả Rập Thống Nhất )


Những vấn đề tồn tại trong DVC
1.Những tổ chức cung ứng DVC chủ yếu

(giáo dục, y tế) đang được quản lý giống
như cơ quan hành chính công quyền
2. Phí dịch vụ khống chế ở mức thấp
3. Các tổ chức cung ứng DVC không được
giao quyền tự chủ về tài chính, nhân sự
4.Nhân viên hoạt động trong các tổ chức
cung ứng DVC làm việc theo chế độ biên
chế suốt đời.


- Giáo dục
- Chăm sóc sức khỏe
- Hoạt động văn hóa, thông tin
- Khoa học công nghệ
- Thể dục thể thao


Xã hội hóa giáo dục
-Chức năng đào tạo, dạy học từ chỗ là việc độc
quyền của nhà nước sang việc nhà nước tạo cho
xã hội có thể, có quyền và cơ hội được tổ chức
thực hiện.
-Tinh gọn được bộ máy
-nhà nước sẽ “giảm tải” nhiều công việc có tính sự
vụ để tập trung vào nhiệm vụ hoạch định chính
sách, thanh tra, kiểm tra các hoạt động của xã hội
trên hầu hết các lĩnh vực thuộc đối tượng quản lý
của nhà nước
-quá trình xã hội hoá sẽ giảm nguồn tài chính công
chi cho giáo dục công lập do nhà nước đảm

nhiệm.


Xã hội hóa giáo dục
-Xã hội hóa là tiến trình năng động và cạnh
tranh lành mạnh
-Xã hội hóa và cạnh tranh sẽ dẫn đến đầu tư
vật chất cho giáo dục:
-Như vậy, xã hội hoá giáo dục chính là sự hỗ
trợ tích cực và hữu hiệu không những giúp
tinh giản biến chế trong khu vực hành chính
dịch vụ công mà còn là cuộc cải cách tổng thể
mang tính cách mạng. Bằng việc xuất hiện
hàng loạt các trường ngoài công lập, nguồn
lực không mất đi, không giảm đi mà chỉ
chuyển đổi chủ thể quản lý.


Tỉ lệ khu vực tư trong hệ thống GD


Kinh nghiệm xã hội hóa giáo dục
Đài Loan có Luật trường Tư thục, trong đó quy định cụ thể thủ tục
thành lập, điều kiện để giữ chức vụ trong hội đồng quản trị (HĐQT),
chi tiết đến mức nêu rõ “những người kết hôn với nhau hoặc có họ
trong vòng 3 đời nội ngoại tộc không được vượt quá tỉ lệ 1/3 trong
HĐQT trường.” (Điều 18). Luật cũng quy định trong trường hợp nào
thì thành viên HĐQT bị bãi miễn, trong điều kiện nào thì cuộc họp
HĐQT được xem là hợp lệ, trong trường hợp nào hiệu trưởng được
phép/không được phép tham gia họp HĐQT. Lưu ý là Luật quy định

HĐQT không được kiêm nhiệm chức vụ hiệu trưởng hoặc các chức
vụ hành chính khác trong trường, không được hưởng lương mà chỉ
có bồi dưỡng họp và công tác phí.
Luật Tư thục của Đài Loan có quy định mọi khoản thu của trường
được sử dụng cho các chi phí trong kế hoạch, nếu còn dư thì bổ
sung vào quỹ (Điều 62). Mức thu cũng nằm trong một phạm vi
được cơ quan thẩm quyền quy định. Luật bắt buộc các trường
đăng ký thành lập Quỹ (Điều 35 đến 40). Trong trường hợp vi phạm
có thể bị buộc giải thể.


Khu vực tư sẽ phát triển tốt nhất trong bối cảnh có sự
phân chia hợp lý giữa hai khu vực công tư. Do nguồn lực
công hạn hẹp, các trường công cần được sử dụng cho
mục tiêu phục vụ lợi ích công, tức những lĩnh vực cần đầu
tư nguồn lực mạnh và thị trường không thể đáp ứng, như
nghiên cứu cơ bản hay các chuyên ngành có ít người
học, nhưng cần thiết cho xã hội; còn những lĩnh vực khác
thì để khu vực tư tự lo liệu. “Khu vực tư, chủ yếu là phân
khúc hấp thụ nhu cầu, là nơi người học chịu chi phí với
quan điểm coi GDĐH như một sự đầu tư cá nhân có tỉ lệ
hoàn vốn tương xứng” (James 1987, dẫn theo D. Levy,
2015, tr. 55). Khu vực công, do được bao cấp từ nguồn
vốn ngân sách, phải là nơi đáp ứng nhu cầu công bằng về
cơ hội giáo dục, là điều mà khu vực tư chỉ có thể đáp ứng
được một phần.


Luật Đài Loan quy định trong một số trường hợp cần thiết,
nhà nước cũng sẽ cấp ngân sách cho trường tư, mức cấp

phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của trường. Tài sản cho
tặng nhà trường được miễn thuế.
Thái Lan quy định Nhà nước hỗ trợ trường tư thành lập các
Quỹ Đầu tư Phát triển, miễn thuế cho hàng hóa trang thiết bị
dùng trong giảng dạy và nghiên cứu, hỗ trợ trong việc chia sẻ
nguồn lực (thư viện, phòng thí nghiệm) giữa các trường công
và tư.
Trung Quốc quy định chính phủ cấp quận/hạt (county) có thể
thành lập các quỹ để bao cấp cho việc phát triển trường tư, ở
cấp cao hơn có thể bao cấp trực tiếp cho các trường, cấp
hoặc cho trường thuê các tài sản công đang bị bỏ không,
hoặc cấp đất. Các trường tư cũng được ưu đãi về thuế, được
nhận tài sản quyên tặng của cá nhân, tổ chức, và doanh
nghiệp theo các quy định của luật pháp. Hơn thế nữa, chính
phủ còn khuyến khích các tổ chức tiền tệ cho trường tư vay
để phát triển.


- Giao thông công cộng
- Cung cấp điện
- Cung cấp nước sạch
- Vệ sinh môi trường
- Khuyến nông- lâm-ngư nghiệp
- Thủy lợi


Theo đánh giá độc lập của Diễn đàn kinh tế thế giới, năm 2009 Việt
Nam xếp hạng 111 trong số các quốc gia trên thế giới về chất lượng
kết cấu hạ tầng, đứng sau hầu hết các nước trong khu vực.
Hệ thống hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam còn nghèo nàn,

tiêu chuẩn kỹ thuật ở mức thấp và lạc hậu, thiếu đồng bộ, thiếu liên
kết... Hệ thống đường bộ xuyên quốc gia đã quá tải và xuống cấp so
với nhu cầu phát triển, nhưng việc đầu tư mở rộng và nâng cấp đang
gặp nhiều khó khăn vì thiếu vốn. Tuyến đường sắt Bắc - Nam đang ở
vào thế độc tuyến, chưa tạo được các liên kết dạng mạng, còn thiếu
những tuyến đường sắt dẫn đến các khu kinh tế, khu công nghiệp,
cảng biển... Chất lượng đường sắt hiện nay đang được đánh giá là
quá kém, khổ hẹp không thể chạy tàu với tốc độ cao.
Quy hoạch đất dành cho giao thông quá thấp và bất hợp lý. Chỉ 13%
đất dành cho giao thông, trong đó nội thành Hà Nội có diện tích 83
km2 nhưng diện tích đường giao thông chỉ có 5,2 km2 (đạt 6,18%). Tại
Thành phố Hồ Chí Minh, diện tích đường cũng chỉ có 7,8%.
Đất cho giao thông tĩnh chưa được 1%, trong khi đó, theo tiêu chuẩn
chung trên thế giới đất cho giao thông tĩnh phải từ 3% - 3,5%.



Mục tiêu can thiệp của Nhà nước vào thị
trường
-Hướng đến hai mục tiêu:
1. Đảm bảo hiệu quả kinh tế: giải quyết các
vấn đề về:
+ Tác động ngoại ứng
+ Độc quyền thị trường
+ Thông tin không đầy đủ
2. Bảo đảm công bằng xã hội ( trong các dịch
vụ về y tế, giáo dục, điện, nước sinh hoạt)



×