Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.22 KB, 26 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”

Tên sáng kiến kinh nghiệm:
“Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho
học sinh lớp Một”
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch là tích cực, mà ở đó
học sinh chủ động, tự lực khai thác tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Có thể nói “Không có giáo viên nào hay bài học nào là hoàn hảo”. Thật
vậy! Giáo viên có hoàn hảo hay không? Bài học đã hoàn hảo chưa? Điều đó phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng yếu tố quyết định chất lượng của việc dạy và học
chính là khả năng dẫn dắt, truyền đạt kiến thức của mỗi giáo viên. Để có được
điều đó ngoài năng khiếu sư phạm mỗi giáo viên cần phải có những kinh nghiệm
qua cả một quá trình giảng dạy. Nhưng làm thế nào để rút ra được những kinh
nghiệm lại là cả một vấn đề. Giáo viên có thể tham khảo tài liệu, học hỏi đồng
nghiệp, nhưng cái chính là phải tự thân vận động của mỗi cá nhân, có như thế
mới xử lý linh hoạt các tình huống sư phạm, không rập khuôn, lý thuyết.
Đối với bộ môn Mĩ thuật, việc dạy trong nhà trường phổ thông nói chung
và ở bậc Tiểu học nói riêng không nhằm mục đích đào tạo học sinh thành những
hoạ sĩ hay những nhà nghiên cứu nghệ thuật chuyên nghiệp mà là để giáo dục
cho các em thị hiếu thẩm mĩ cần thiết cho việc hình thành và phát triển một nhân
cách toàn diện, hài hoà: đó là khả năng biết cảm nhận và biết tạo ra cái đẹp, phát
triển ngôn ngữ nói và nói mạnh dạn giữa đám đông- trước hết là cho chính các
em sau là cho gia đình và xã hội.
Cũng như các đơn vị trường Tiểu học khác trên địa bàn huyện, phương
pháp dạy học Mĩ thuật mới được áp dụng vào giảng dạy ở trường Tiểu học Hải
Khê từ đầu năm học 2017- 2018. Mục tiêu của phương pháp dạy học Mĩ thuật
mới này hướng nhiều đến khả năng sáng tạo, tư duy của học sinh, đáng kể nhất
là rèn được nhiều kỹ năng quan trọng cho học sinh như: kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng sống, kỹ năng hợp tác… Việc dạy học Mĩ thuật theo phương pháp của Đan


Mạch giúp giáo viên nói chung và giáo viên dạy Mĩ thuật nói riêng nhận thức
được: Dạy học Mĩ thuật trong nhà trường thông qua các hoạt động tạo hình để
khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em
trước cái đẹp tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của riêng mình trong cuộc
sống hằng ngày. Việc dạy học Mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạch nhằm
truyền cảm hứng cho giáo viên dạy Mĩ thuật, khuyến khích giáo viên kết hợp
các kỹ năng mỹ thuật với các phương pháp dạy học lấy người học làm trung
tâm, khuyến khích sự tương tác, kích thích tư duy sáng tạo, kích thích phát triển
nhận thức thông qua hoạt động thực tế. Trên cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng
dạy Mĩ thuật, giáo viên sẽ tổ chức dạy cho các em học Mĩ thuật qua các hoạt
động Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu đạt, tạo hình 3D từ các vật tìm được,
Xây dựng cốt truyện... Thông qua các hoạt động tạo hình sẽ khơi gợi và phát
huy được năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái
đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của học sinh trong cuộc sống. Đây là
một chương trình giáo dục Mĩ thuật Tiểu học năng động, phát huy, rèn luyện
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa
Trang

1


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”

được nhiều kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng sống, một sự thay đổi lớn
cả về phương pháp lẫn mục tiêu giáo dục của bộ môn Mĩ thuật ở Tiểu học.
Ngoài việc thay đổi nội dung phân phối chương trình, sự thay đổi hình thức tổ
chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm thì vấn đề để học sinh
tiếp thu được kiến thức, phát triển tư duy, sáng tạo ra những sản phẩm mĩ thuật
là một trong những vấn đề trọng tâm khiến giáo viên không khỏi tránh được
những khó khăn, vướng mắc. Vì theo phương pháp mới, mỗi chủ đề sẽ thực hiện

bằng nhiều quy trình mĩ thuật khác nhau, giáo viên hoàn toàn không hướng dẫn
học sinh thực hành mà chủ yếu do học sinh tự tìm hiểu vấn đề, đề ra cách giải
quyết nên câu hỏi đặt ra là: Học sinh lớp Một có khả năng tư duy và sáng tạo ra
câu chuyện được kể bằng ngôn ngữ mĩ thuật? Hầu hết các giáo viên dạy Mĩ
thuật Tiểu học đều cho rằng minh họa hướng dẫn từng bước để học sinh vẽ còn
chưa hiệu quả huống gì là để tự các em vẽ theo cảm nhận và sự hiểu biết của bản
thân.
Các phương pháp dạy học mới được triển khai trong dự án đã kích thích
sự say mê, hứng thú trong học tập, bồi dưỡng phát triển năng lực cảm thụ thẩm
mĩ, năng lực tư duy và trí tưởng tượng của học sinh. Tuy nhiên vấn đề đồ dùng
phục vụ môn học giải quyết như thế nào để đáp ứng nhu cầu học tập của học
sinh hay hình thức tổ chức lớp học ra sao, cách thực hiện các quy trình sáng tạo
vẫn là những băn khoăn lớn của mỗi giáo viên chuyên trách khi giảng dạy.
Chính từ những trăn trở này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề
tài: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch
cho học sinh lớp Một” nhằm tìm ra giải pháp:
- Giúp học sinh lớp Một thêm yêu thích môn học thông qua các hoạt động
học tập
- Giúp học sinh phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo, khả năng tư duy,
rèn luyện cho các em có khả năng biểu đạt, phân tích và tăng cường kỹ năng
giao tiếp.
- Rèn cho học sinh có thói quen học tập chủ động, thoải mái, nhẹ nhàng
nhưng vẫn đảm bảo kỷ luật lớp học.
Mặt khác, qua việc đúc kết những kinh nghiệm cũng chính là một trong
những cách để ghi nhận và xem xét lại quá trình thực hành giảng - dạy, để hoàn
thiện kỹ năng sư phạm của bản thân, để chọn lọc ra những gì đã làm tốt, cái gì
cần phải làm tốt hơn và nghĩ cách khắc phục những gì chưa tốt. Việc tự phân
tích thiết yếu này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nghề nghiệp của
mỗi giáo viên, đồng thời giúp cho mỗi giáo viên có cơ hội để trao đổi, học hỏi
kinh nghiệm lẫn nhau nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục đạt kết quả cao hơn.

2. Mục đích nghiên cứu:
- Chủ thể: Giúp giáo viên nắm được các quy trình bài dạy và một số biện
pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp Đan Mạch.
- Khách thể: Học sinh khối 1 trường Tiểu học Hải Khê.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, đề tài đã xác định các nhiệm vụ
sau:
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa
Trang

2


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”

- Tìm hiểu quá trình dạy và học bộ môn Mĩ thuật ở lớp Một.
- Tìm hiểu những vấn đề cơ bản thường gặp, những tình huống, ưu điểm, hạn
chế qua quá trình dạy và học bộ môn Mĩ thuật ở khối 1, trường Tiểu học Hải
Khê.
4. Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu:
Các phương pháp cơ bản được sử dụng vào nghiên cứu đề tài bao gồm:
a. Sưu tầm tài liệu có liên quan: Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề
tài, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công tác tham khảo tài liệu. Tài
liệu có từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, tạp chí, kinh nghiệm từ đồng
nghiệp…Đặc biệt là sử dụng Internet: đây là một công cụ thuận tiện để tiếp cận
nhanh và dễ dàng đến một lượng thông tin khổng lồ và phong phú. Nhưng khi
tham khảo cần phải có kiến thức và kinh nghiệm để sàng lọc những thông tin (vì
không phải thông tin nào cũng là đúng) thì mới tìm được nguồn thông tin phù
hợp, chính xác với nhu cầu một cách nhanh chóng, hiệu quả.
b. Phương pháp vấn đáp: Là phương pháp mà giáo viên sẽ dùng một hệ

thống câu hỏi để học sinh trả lời bằng miệng nhằm thu được những thông tin
nói lên nhận thức hoặc thái độ của cá nhân đối với vấn đề học bộ môn Mĩ thuật
1 theo phương pháp mới (phương pháp Đan Mạch).
c. Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp thu thập thông tin về
quá trình giáo dục trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động dạy – học cho ta
những tài liệu về thực tiễn để có thể nắm bắt một cách hiệu quả và chính xác.
Thông qua quá trình quan sát, giáo viên ghi nhận lại tình hình học tập của học
sinh, những vấn đề nảy sinh trong quá trình giảng dạy nhằm tìm ra biện pháp
giải quyết thích hợp nhất.
d. Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên chủ động tác động vào học sinh
và quá trình dạy – học để hướng theo mục tiêu dự kiến của mình.
e. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích nguyên nhân dẫn đến
thực trạng và tổng hợp các kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu nhằm
đánh giá hiệu quả của giải pháp.
5. Đèi tượng, phạm vi nghiên cứu:
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Häc sinh khèi 1 Trường Tiểu học Hải
Khê.
5.2. Phạm vi nghiên cứu: Phân môn mĩ thuật theo phương pháp Đan
Mạch khối 1 ở cấp tiểu học trong năm học 2017 -2018.
II. PHẦN NỘI DUNG:
Chương 1. Cơ sở lý luận, thực tiễn và thực trạng việc dạy học phân
môn mĩ thuật
1. Cơ sở lý luận:
a. Những định hướng và mục tiêu giáo dục Mĩ thuật bậc Tiểu học:
Luật Giáo dục điều 24.2 đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh". Đồng thời còn nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục Tiểu
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa

Trang

3


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”

học nhằm giúp cho học sinh những cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng cho sự
hình thành và phát triển nhân cách một con người, chuẩn bị tốt cho các em về
các mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và lao động để học sinh tiếp tục học
lên trung học hoặc đi vào cuộc sống tùy theo nhu cầu và nguyện vọng bằng
những hình thức thích hợp”. Điều này khẳng định giáo dục thẩm mĩ trong
trường Tiểu học là một nội dung có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các mặt giáo
dục khác, tạo nên sự hoàn thiện trong việc phát triển nhân cách của học sinh.
Chính vì vậy việc giáo dục và bồi dưỡng cho học sinh có trình độ văn hoá thẩm
mĩ phổ thông là hết sức cần thiết.
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo được sự hỗ trợ của
Chính phủ Đan Mạch, đã triển khai Dự án Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật cấp tiểu học
(SAEPS) thử nghiệm tại các trường tiểu học ở một số tỉnh, thành phố đại diện
cho các vùng miền trên cả nước.
Năm học 2014 - 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai phương
pháp dạy - học Mĩ thuật mới sử dụng những quy trình dạy - học Mĩ thuật của
SAEPS ở tất cả trường tiểu học trên toàn quốc. Theo đó, năm học 2015 – 2016
Bộ Giáo dục & đào tạo tiếp tục chỉ đạo các trường: Tiếp tục triển khai thử
nghiệm dạy học mĩ thuật theo phương pháp mới tại các trường Tiểu học (Công
văn số 4323/BGD&ĐT-GDTH).
b. Đặc điểm tâm lý học sinh lớp Một:

Ở độ 6 tuổi là khởi đầu của giai đoạn phát triển mới của tư duy. Theo các
nhà tâm lí học, ở lứa tuổi này sự tri giác của các em còn mang tính đại thể, ít đi
sâu vào chi tiết. Lứa tuổi này là lứa tuổi giàu tưởng tượng, tuy nhiên tưởng
tượng của các em còn tản mạn, ít có tổ chức. Hình ảnh của tưởng tượng còn đơn
giản, hay thay đổi do năng lực tư duy hạn chế. Mặt khác, năng lực chú ý và trí
nhớ ở lứa tuổi này cũng còn kém bền vững, chưa thể tập trung lâu trong thời
gian dài. Nói chung là các em luôn hiếu động ham chơi, thích cái mới lạ nhưng
lại chóng chán do môi trường của các em có sự thay đổi, từ hoạt động vui chơi
là chính chuyển qua hoạt động chủ đạo là học tập. Các em có thể nhớ rất nhanh
và thích làm những gì mình thích, nhưng lại mau quên, khó tập trung vào việc
học. Tâm lý của các em là thích được khen hơn chê, cho nên khi các em được
thầy cô khen, bạn bè quý mến các em rất thích. Mặt khác khi chuyển từ giai
đoạn từ chơi là chính sang hoạt động học là chính, các em còn bỡ ngỡ rất nhiều.
Thậm chí có em còn sợ đi học vì ít nhiều đều cảm thấy không thoải mái, bị bó
buộc trong khuôn khổ nhất định. Đây là giai đoạn khó khăn đối với các em. Việc
tìm hiểu những đặc điểm tâm lí nói trên rất có lợi cho việc dạy Mĩ thuật cho trẻ
lớp Một. Giúp cho giáo viên có thể sử dụng những phương pháp, phương tiện
thích hợp trong việc giảng dạy.
c. Một số vấn đề về phương pháp dạy học Mĩ thuật theo phương pháp
mới (thuộc dự án do Đan Mạch hỗ trợ).
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa
Trang

4


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”

Giáo dục Mĩ thuật Tiểu học là một phần quan trọng trong nỗ lực của Đại
sứ quán Đan Mạch nhằm hỗ trợ quá trình dân chủ và đa nguyên tại Việt Nam.

“Các em học sinh khi tới trường giống như những cây non có rễ cứng cáp và đầy
tiềm năng. Giáo viên chỉ đóng vai trò là những người thúc đẩy, biết cần phải
thêm chất xúc tác gì vào nước tưới để giúp những cây non đó phát triển”, đó là
thông điệp bà Kirsren Fugl, chuyên gia tư vấn Đan Mạch đã nêu tại các buổi tập
huấn cho giáo viên khi thực hiện phương pháp mới của dự án. Dự án này nhằm
truyền cảm hứng cho giáo viên dạy Mĩ thuật để hỗ trợ học sinh phát triển khả
năng tiếp thu thẩm mĩ và sáng tạo, bằng cách khuyến khích các em trải nghiệm,
sáng tạo, bày tỏ, hợp tác và giao tiếp với nhau qua các hoạt động mĩ thuật thực
tế. Thông qua hoạt động thực tế, học sinh tự mình làm giàu cách biểu đạt, phân
tích, đánh giá, lựa chọn và nhận thức để hình thành, phát triển những năng lực ở
cá nhân. Cùng lúc với việc phát triển những năng lực này, học sinh cũng có thể
phát triển các giác quan, các kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải quyết
vấn đề, các năng lực hợp tác, khả năng tự học và tự đánh giá.
* Về mục tiêu: Mục tiêu chính của phương pháp này nhằm giúp học sinh
hình thành và phát triển các năng lực:
+ Năng lực trải nghiệm: Cho các em được làm việc với những chủ đề liên
quan đến kinh nghiệm đã có của bản thân.
+ Năng lực kỹ năng và kỹ thuật thông qua các hoạt động : Vẽ cùng nhau,
chân dung biểu đạt, vẽ theo nhạc, tạo hình từ vật tìm được, nặn hoặc uốn tạo
dáng, xây dựng cốt truyện (xây dựng bối cảnh câu chuyện).
+ Năng lực biểu đạt: Có nghĩa là học sinh ứng dụng ngôn ngữ mĩ thuật để
diễn đạt sự trải nghiệm và thái độ của bản thân.
+ Năng lực phân tích và trình bày: Thông qua các hoạt động trình bày về
tác phẩm của mình, tham gia giải thích, phân tích, nhận xét về nghệ thuật, kỹ
thuật thể hiện tác phẩm.
+ Năng lực giao tiếp và đánh giá: Học sinh tham gia giao tiếp, thảo luận
và đánh giá tất cả các hoạt động trong tiết Mĩ thuật, đánh giá những gì đã làm
được, có như mong muốn hay không?...
* Nội dung chương trình: Điểm nổi bật của phương pháp dạy học này là
giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ thuật

trong một bài dạy. Nội dung chương trình giáo dục Mĩ thuật theo phương pháp
mới không theo trình tự các bài như chương trình hiện hành, mà giáo viên căn
cứ vào đó để xây dựng các chủ đề cho phù hợp. Mỗi chủ đề tạo thành một quy
trình mỹ thuật tương tác và tích hợp giữa 5 nội dung: Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí,
Vẽ tranh, Tập nặn tạo dáng, Thường thức Mỹ thuật. Mỗi chủ đề sẽ lồng ghép
giáo dục nhiều mục tiêu và được thực hiện ít nhất là 2 tiết, nhiều nhất là 5 tiết
hoặc cũng có thể hơn.
* Các quy trình mĩ thuật: Trên cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy Mĩ
thuật, giáo viên sẽ tổ chức dạy cho các em học Mĩ thuật qua các hoạt động Vẽ
cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu đạt, tạo hình 3D từ các vật tìm được, Xây
dựng cốt truyện... Thông qua các hoạt động tạo hình sẽ khơi gợi và phát huy
được năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp,
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa
Trang

5


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”

tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của học sinh trong cuộc sống. Hoạt động
giáo dục Mĩ thuật còn góp phần đem lại nhận thức mới, niềm vui, hứng thú và
sáng tạo học tập cho trẻ. Việc sử dụng nền nhạc trong các hoạt động Mĩ thuật
cũng tạo cho học sinh hứng thú, không khí lớp học vui vẻ, thân thiện.
SKKN đầy đủ ở file: SKKN Full

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa
Trang

6



Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa
Trang

7


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa
Trang

8


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa
Trang

9


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa
Trang


10


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa
Trang

11


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa
Trang

12


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa
Trang

13


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”


Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa
Trang

14


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa
Trang

15


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa
Trang

16


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa
Trang

17



Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa
Trang

18


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa
Trang

19


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa
Trang

20


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa
Trang

21



Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa
Trang

22


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa
Trang

23


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa
Trang

24


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho học sinh lớp Một”

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Hòa
Trang


25


×